Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng mô hình nuôi cá rô phi oreochromis niloticus thâm canh tại vĩnh phúc ...

Tài liệu Xây dựng mô hình nuôi cá rô phi oreochromis niloticus thâm canh tại vĩnh phúc

.PDF
65
4
54

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHAN THỊ LUYẾN XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI CÁ RÔ PHI Oreochromis niloticus THÂM CANH TẠI VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã số: 60.62.03.02 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Tuấn NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Phan Thị Luyến i năm 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ này trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến thầy hướng dẫn TS. Kim Văn Vạn, Khoa Thuỷ sản - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô hiện công tác tại khoa Thuỷ sản - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong hai năm qua. Tôi xin cảm ơn lãnh đạo, cán bộ Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc, cán bộ Phòng Nông nghiệp& PTNT, bà con nông dân huyện Tam Dương, Vĩnh Tường và Yên Lạc đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của Hội đồng khoa học, thầy, cô và các bạn. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Phan Thị Luyến ii năm 2017 MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................ vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục hình ............................................................................................................... viii Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix Extract the doctrine .......................................................................................................... xi Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 3 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4 2.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm sinh học của cá rô phi.................................. 4 2.1.1. Nguồn gốc........................................................................................................... 4 2.1.2. Phân loại ............................................................................................................. 4 2.1.3. Đặc điểm hình thái .............................................................................................. 5 2.1.4. Tập tính sống của cá rô phi vằn .......................................................................... 5 2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng ......................................................................................... 6 2.1.6. Đặc điểm sinh trưởng ......................................................................................... 6 2.1.7. Đặc điểm sinh sản ............................................................................................... 6 2.2. Đặc điểm sinh học của cá chép và cá mè ........................................................... 6 2.2.1. Cá Chép (Cyprinus carprio Linnaeu) ................................................................. 6 2.2.2. Cá mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix) ...................................................... 7 2.3. Một số nghiên cứu về môi trường nuôi cá rô phi ............................................... 8 2.3.1. Nhiệt độ .............................................................................................................. 8 2.3.2. pH ....................................................................................................................... 8 2.3.3. Hàm lượng ôxy hòa tan ...................................................................................... 8 iii 2.3.4. Hàm lượng Hydrosulfide (H2S) .......................................................................... 9 2.3.5. Ammoni (NH4+/NH3).......................................................................................... 9 2.4. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới và trong nước .......................................... 9 2.4.1. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới ................................................................. 9 2.4.2. Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam ................................................................ 11 2.5. Hiện trạng, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh vĩnh phúc ......................... 15 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 18 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 18 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 18 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 18 3.1.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 18 3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 18 3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 18 3.3.1. Phương pháp điều tra chọn hộ và xây dựng mô hình ....................................... 18 3.3.2. Theo dõi biến động các yếu tố môi trường ao nuôi .......................................... 19 3.3.3. Thu thập số liệu ................................................................................................ 22 3.3.4. Các công thức sử dụng và phương pháp xử lý số liệu ...................................... 22 Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 24 4.1. Khảo sát chọn hộ mô hình ................................................................................ 24 4.2. Kết quả mô hình ............................................................................................... 25 4.2.1. Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường ...................................................... 25 4.2.2. Kết quả theo dõi sinh trưởng của cá ................................................................. 32 4.2.3. Tăng trưởng về chiều dài cá ............................................................................. 34 4.2.4. Tỷ lệ sống của cá .............................................................................................. 36 4.2.5. Kết quả theo dõi thức ăn và hệ số tiêu tốn thức ăn ........................................... 37 4.2.6. Năng suất, sản lượng cá nuôi ............................................................................ 38 4.2.7. Kết quả theo dõi tình hình dịch bệnh của cá..................................................... 39 4.2.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế ................................................................................. 40 4.2.9. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nuôi cá rô phi tại Vĩnh Phúc ...................... 43 Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 46 iv 5.1. Kết luận............................................................................................................. 46 5.2. Đề nghị ............................................................................................................. 46 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 47 Phụ lục .......................................................................................................................... 49 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BOD Tiêu hao ôxy sinh học BTC Bán thâm canh COD Tiêu hao ôxy hóa học DO Ôxy hòa tan FCR Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng H2S Khí Hydro sulfua HTX Hợp tác xã KL Khối lượng NH3 NH4 Khí amoniac + Ion amoni NO2 Khí đioxit nitơ NTTS Nuôi trồng thủy sản QCVN Quy chuẩn Việt Nam TC Thâm canh TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân VietGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê sơ bộ diện tích, sản lượng, số lượng và thể tích lồng, bè nuôi cá rô phi theo 7 vùng sinh thái (2014) ......................................................... 11 Bảng 2.3. Kết quả điều tra phương thức nuôi trồng thủy sản....................................... 16 Bảng 4.1. Danh sách các hộ được lựa chọn mô hình nuôi cá rô phi ............................ 24 Bảng 4.2. Các yếu tố môi trường ở ao nuôi cá rô phi................................................... 25 Bảng 4.3. Nhiệt độ ao nuôi qua các tháng .................................................................... 26 Bảng 4.4. Giá trị pH ở các ao nuôi ............................................................................... 28 Bảng 4.5. Hàm lượng ôxy hòa tan ở các ao.................................................................. 29 Bảng 4.6. Tăng trưởng khối lượng cá rô phi qua các tháng (n=30) ............................. 32 Bảng 4.7. Tăng trưởng chiều dài cá rô phi qua các tháng (n= 30) ............................... 35 Bảng 4.8. Tỷ lệ sống cá nuôi ........................................................................................ 36 Bảng 4.9. Kết quả theo dõi thức ăn ở các ao nuôi cá rô phi ......................................... 38 Bảng 4.10. Năng suất, sản lượng cá nuôi ....................................................................... 38 Bảng 4.11. Chi phí mô hình nuôi cá rô phi .................................................................... 41 Bảng 4.12. Hiệu quả nuôi cá rô phi ................................................................................ 42 vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Ảnh cá rô phi .................................................................................................. 5 Hình 2.2. Sản lượng cá rô phi toàn cầu ........................................................................ 10 Hình 2.3. Diện tích nuôi cá rô phi và diện tích nuôi trồng thủy sản trong cả nước qua các năm 2005, 2010, 2014..................................................................... 12 Hình 2.4. Diện tích nuôi cá rô phi ở một số địa phương.............................................. 12 Hình 2.5. Biến động sản lượng cá rô phi qua các năm ................................................ 13 Hình 2.6. Năng suất nuôi cá rô phi qua các năm 2005, 2010, 2014 ............................ 13 Hình 4.1. Ao nuôi cá rô phi tại huyện Tam Dương ..................................................... 25 Hình 4.2. Biến động của nhiệt độ qua các tháng nuôi ................................................. 27 Hình 4.3. Biến động oxy hòa tan buổi sáng qua các tháng nuôi .................................. 29 Hình 4.4. Biến động oxy hòa tan buổi chiều qua các tháng nuôi ................................ 30 Hình 4.5. Biến động NH4 trong ao nuôi qua các tháng ............................................... 30 Hình 4.6. Biến động NH3 trong ao nuôi qua các tháng ............................................... 31 Hình 4.7. Biến động H2S trong ao nuôi....................................................................... 31 Hình 4.8. Tăng trưởng KL/ngày của cá rô phi ở các ao............................................... 33 Hình 4.9. Tăng trưởng KL/ngày của cá rô phi theo tháng ........................................... 34 Hình 4.10. Tốc độ tăng trưởng chiều dài/ngày của cá rô phi theo tháng ....................... 35 Hình 4.11. Tốc độ tăng trưởng chiều dài/ngày của cá rô phi ở các ao nuôi .................. 35 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Luận văn này thực hiện xây dựng mô hình nuôi cá rô phi Oreochromis niloticus tại Vĩnh Phúc. Cá rô phi nuôi ghép với cá chép và cá mè. Mật độ nuôi 2 con/m2; trong đó cá rô phi chiếm tỷ lệ 95%, cá chép và cá mè mỗi loại 2,5%. Mô hình thực hiện tại 9 hộ/3 huyện (Vĩnh Tường, Yên Lạc và Tam Dương). Diện tích từ 7.000-10.000m2. Sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp 28-40% protein. Sau 6 tháng nuôi từ 16/6/2016 đến 15/12/2016, cá có khối lượng đạt từ 730±0,96 - 850±0,86g/con; trung bình đạt 788±0,92 g/con. Chiều dài cá đạt 29±0,2 – 31,6± 0,18 cm/con, trung bình 30,1± 0,16 cm/con. Tỷ lệ sống của cá rô phi dao động từ 78-85%, trung bình đạt 80%. Hệ số thức ăn của cá nuôi dao động từ 1,35-1,45; trung bình là 1,40. Sản lượng đạt 11,7-14,3 tấn/ha, bình quân đạt 12,9 tấn/ha. Các hộ nuôi cá được hướng dẫn và áp dụng thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, sử dụng máy sục khí do đó môi trường ao nuôi được quản lý tốt, các chỉ số môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép và phù hợp cho nuôi cá. Do vậy cá phát triển tốt, không phát hiện bệnh trong suốt quá trình nuôi. Tổng chi phí sản xuất của các hộ dao động từ 218 – 330 triệu đồng/hộ; trung bình 286 triệu đồng/hộ. Trong đó, hộ có chi phí cao nhất là 330 triệu đồng/ha, thấp nhất là 311 triệu đồng/ha. Chi phí thức ăn chiếm 77-80% trong tổng chi phí sản xuất. Với giá thành sản xuất nuôi cá rô phi tại các hộ dao động từ 24.300-26.800đ/kg, trung bình là 25.500đ/kg. Với giá bán cá rô phi tính bình quân 28.000 đồng/kg, cá chép 37.000 đồng/kg, cá mè 9.000 đồng/kg. Tổng doanh thu của hộ nuôi cá dao động từ 238 – 395 triệu đồng/hộ, trung bình là 324 triệu đồng/hộ. Lợi nhuận của các hộ dao động từ 26 – 60 triệu đồng/ha, trung bình là 40,5 triệu đồng/ha. Tóm lại: Đề tài đã xây dựng mô hình nuôi cá rô phi thâm canh tại Vĩnh Phúc. Các yếu tố môi trường được khống chế, dịch bệnh không xảy ra. Nuôi cá rô phi ghép với cá chép và cá mè với mật độ 2 con/m2, thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein từ 28-40% sau 6 tháng cá đạt khối lượng trung bình 730-850 g/con, cho năng suất trung bình từ 11,7-14,3 tấn/ha, đạt lợi nhuận từ 21-60 triệu đồng/ha, trung bình 40 triệu đồng/ha. Cá rô phi là đối tượng phù hợp phát triển nuôi theo hướng thâm canh nâng cao năng suất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. ix Tuy nhiên khó khăn khi nuôi cá rô phi đó là: Vốn đầu tư lớn, giá cả bấp bênh, thị trường chưa ổn định,…. Do đó cần khuyến khích phát triển nuôi theo VietGAP, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến tạo sản phẩm có chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Tổ chức tốt sản xuất, xây dựng mô hình liên kết trong nuôi thương phẩm (tổ, nhóm, HTX,...) nhằm thực hiện tốt cung ứng dịch vụ đầu vào, phân phối tốt sản phẩm đầu ra tránh bị thương lái ép giá nhằm giảm giá thành sản xuất, nâng cao lợi nhuận nhất là khi giá thị trường xuống thấp. x EXTRACT THE DOCTRINE This thesis builds on model of tilapia culture of Oreochromis niloticus in Vinh Phuc province. Tilapia is fused with carp and silver carp. Density of raising 2 cats / m2; Of which tilapia accounted for 95%, carp and silverfish each 2.5%. The model was implemented in 9 households / 3 districts (Vinh Tuong, Yen Lac and Tam Duong). Area of 7.000-10.000m2. Used entirely in industrial feeds of 28-40% protein. After 6 months of culture from 16/6/2016 to 15/12/2016, the weight of the fish was 730 ± 0.96 - 850 ± 0.86 g / fish; The mean was 788 ± 0.92 g / head. Fish length reached 29 ± 0.2 - 31.6 ± 0.18 cm / fish, average 30.1 ± 0.16 cm / head. The survival rate of tilapia ranges from 78-85%, average 80%. The feed ratio of farmed fish ranged from 1.35 to 1.45; The average is 1.40. Output is 11.7-14.3 tons / ha, average 12.9 tons / ha. Fish farmers are instructed and applied well to prevent disease, using aeration, so the pond environment is well managed, the environmental indicators are within the allowable and appropriate limits. hatchery. Therefore, the fish grow well and do not detect the disease throughout the breeding process. The total cost of production varies from VND 218 - 330 million per household; Average 286 million VND per household. In particular, the household has the highest cost is 330 million VND / ha, the lowest is 311 million VND / ha. Feed costs account for 77-80% of total production costs. With production costs of tilapia farming at households ranging from 24,300-26,800 VND / kg, the average is 25,500 VND / kg. With tilapia selling price is 28,000 VND / kg, carp 37,000 VND / kg, sesame carp 9,000 VND / kg. The total income of fish farmers ranges from VND 238 - 395 million / household, on average VND 324 million / household. The profitability of the households ranges from 26 to 60 million VND / ha, on average 40.5 million VND / ha. In short: The project has developed intensive tilapia culture model in Vinh Phuc. Environmental factors are controlled, disease does not occur. The tilapia was grafted with carp and carp with density of 2 individuals / m2, industrial feed had protein content of 28-40% after 6 months of fish with average weight of 730-850 g / fish, Average yield ranged from 11.7 to 14.3 tonnes / ha, yielding a profit of 21-60 million VND / ha, averaging 40 million VND / ha. Tilapia is suitable for growing in the direction of intensification of productivity in Vinh Phuc province. xi However, it is difficult to cultivate tilapia: big investment, unstable price, unstable market, .... Therefore, it is necessary to encourage the development of aquaculture according to VietGAP, apply advanced science and technology to produce quality products and ensure food safety. Organize good production, build linkage model in commercial growers (groups, groups, co-operatives, ...) in order to well supply input services, distribute good products to avoid the pressure of traders. The price is to reduce the cost of production, the most profitable is when the market price drops. xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, ngành thủy sản Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước. Một số ngành hàng thủy sản mặc dù có sản lượng lớn nhưng hiệu quả kinh tế không cao do giá bán thấp, rủi do dịch bệnh gia tăng… Để tăng tính cạnh tranh và hiệu quả việc đa dạng hóa đối tượng nuôi mà Việt Nam có lợi thế, góp phần chuyển đổi cơ cấu, tăng giá trị và hiệu quả sản xuất là phù hợp với định hướng chiến lược phát triển và mục tiêu của ngành đến năm 2020. Cá rô phi với ưu thế: ít dịch bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao, cá có thịt màu trắng có khả năng thay thế cho một số loại cá biển, cá dễ chế biến theo nhiều loại sản phẩm khác nhau nên được đa số người tiêu dùng chấp nhận. Thịt cá ngọt, bùi, giàu khoáng chất, ít mỡ, lượng đạm vừa phải, có tác dụng bồi bổ cơ thể. Ngoài mục đích cải thiện dinh dưỡng cho người dân nghèo, nuôi cá rô phi còn tạo ra sản phẩm hàng hóa ngày càng có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Hiện nay diện tích nuôi và sản lượng cá rô phi ở nước ta cũng đang phát triển mạnh; năm 2013 sản xuất 95.000 tấn cá rô phi và tăng nhanh lên trên 182.000 tấn vào năm 2014 (Tổng cục Thủy sản, 2015). Những năm vừa qua có nhiều công trình nghiên cứu thành công cho ra công nghệ sản xuất giống cá rô phi toàn đực thông qua sử dụng hormon, lai xa, tạo con siêu đực. Với những kết quả từ các chương trình chọn giống là điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi thương phẩm cá rô phi ở nước ta. Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với tổng diện tích tự nhiên 1.231,76 km2. Với vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc nội và quốc tế, nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, cũng là vùng chuyển tiếp giữa trung du, miền núi và đồng bằng sông Hồng tạo nên những thế mạnh quan trọng cho phát triển kinh tế của tỉnh trong đó có thủy sản. Tuy không có điều kiện phát triển nuôi thủy sản nước lợ và mặn nhưng Vĩnh Phúc là tỉnh có tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt với hệ thống ao, hồ, sông suối phong phú. Diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh trên 7 nghìn ha, trong đó trên 4.000 ha vùng trũng có thể chuyển đổi sang sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ cá; hơn 900 ha hồ chứa lớn nhỏ và gần 2.500 ha diện tích mặt nước ao đầm 1 tự nhiên, ao hồ nhỏ nằm rải rác trong dân. Thời gian vừa qua, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã đầu tư nuôi cá rô phi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh, giúp thay đổi tư duy sản xuất từ thả cá sang nuôi cá, sử dụng thức ăn công nghiệp, chú trọng trong công tác phòng bệnh, đã có nhiều hộ nuôi thành công và làm giàu từ nuôi cá rô phi. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, nuôi cá rô phi còn nhiều tồn tại, hạn chế như diện tích sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, chưa hình thành các khu vực nuôi cá rô phi tập trung để tạo sản phẩm với số lượng lớn có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Các mô hình liên kết sản xuất còn ít, chưa thực sự mang lại hiệu quả. Chưa thu hút được tham gia của doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất. Tổ chức sản xuất cá rô phi thương phẩm còn manh mún, chủ yếu dựa trên kinh tế hộ và kinh tế trang trại nên chưa sản xuất được sản phẩm cá rô phi có kích cỡ đồng đều, chất lượng tốt với số lượng lớn. Áp dụng kỹ thuật và quản lý ao nuôi chưa tốt nên bệnh trên cá rô phi vẫn xảy ra gây thiệt hại lớn cho người dân... Để phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có, tận dụng tốt về điều kiện đất đai, con người và khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật. Đồng thời nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại và đề xuất các giải pháp kỹ thuật nuôi cá rô phi có hiệu quả, đảm bảo an toàn thực phẩm, bền vững trong thời gian tới. Thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình nuôi cá Rô phi Oreochromis niloticus thâm canh tại Vĩnh Phúc” là cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xây dựng mô hình nuôi cá rô phi thâm canh tạo sản phẩm hàng hóa, nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản. - Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá rô phi. - Đề xuất giải pháp nuôi cá rô phi bảm bảo tính bền vững, hiệu quả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Cá rô phi đơn tính, cá có kích thước 4-6cm, mật độ thả 2 con/m2. - Thời gian: Từ tháng 4/2016 đến tháng 12/2016. - Địa điểm: Trên địa bàn 3 huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. 2 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN - Đề tài triển khai giúp lựa chọn được mô hình nuôi cá rô phi đạt hiệu quả trong điều kiện thực tế tại Vĩnh Phúc. - Đề xuất giải pháp giúp nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản của tỉnh nói chung và cá rô phi nói riêng. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ RÔ PHI 2.1.1. Nguồn gốc Hiện nay có khoảng hơn 80 loài cá rô phi. Lớn nhất là loài O.niloticus ở hồ Rudolf, loài này có thể nặng tới 7kg và dài khoảng 67cm. Trong số 80 loài rô phi đã biết chỉ có khoảng 10 loài có giá trị kinh tế trong nghề nuôi thủy sản. Cá rô phi được đưa vào nước ta từ giữa thế kỷ 20, loài đầu tiên được nhập vào nước ta là rô phi đen có tên khoa học là Tilapia mossambica (ngày nay gọi là Oreochromis mossambicus). Loài rô phi này có đặc tính mắn đẻ, cỡ cá nhỏ. Cá rô phi vằn Oreochromis noloticus được nhập vào miền Nam nước ta nuôi thử và kết quả cho thấy đây là loài cá lớn nhanh, kích cỡ lớn và đẻ ít. Từ năm 1994 đến nay dòng cá rô phi vằn thuần chủng O.niloticus liên tiếp được di nhập vào nước ta từ Đài Loan, Ai Cập, Thái Lan, Philipin và đặc biệt loài cá rô phi xanh O.aureus từ Cuba. Mặc dù cá rô phi nhập vào nước ta từ nhiều nơi khác nhau, nhưng nguồn gốc chính của chúng là châu Phi (Nguyễn Văn Kiễm, 2002). 2.1.2. Phân loại Cá rô phi thuộc: Lớp Osteichthyes Lớp phụ Actinopterygii Trên bộ Perciforms Bộ Perciformes Bộ phụ Percoidei Họ Cichlidae Giống Oreochromis Loài Oreochromis niloticus 4 Hình 2.1. Ảnh cá rô phi Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Sản lượng và diện tích nuôi đối tượng này tăng lên rất nhanh trong những năm gần đây nhất là tại các tỉnh phía Bắc. Cá rô phi có nguồn gốc từ sông Nile và Bắc Phi, nhưng ngày nay được nuôi rộng rãi khắp châu Á và trở thành thực phẩm "toàn cầu". 2.1.3. Đặc điểm hình thái Thân cao, hình hơi bầu dục, dẹp bên, đầu ngắn, miệng rộng, hai hàm dài bằng nhau, môi trên dày. Lỗ mũi gần mắt hơn mõm. Vây ngực nhọn, dài, mềm. Vây bụng to cứng, chưa tới lỗ hậu môn. Toàn thân phủ vẩy, vẩy ở phần lưng có màu sáng vàng nhạt hoặc xám nhạt, phần bụng có màu trắng ngà hoặc màu vàng nhạt. Trên thân có từ 6-8 vạch sắc tố chạy từ lưng tới bụng. Các vạch sắc tố ở các vây như vây đuôi, vây lưng rõ ràng (Nguyễn Văn Kiễm, 2002). 2.1.4. Tập tính sống của cá rô phi vằn Cá rô phi vằn sinh trưởng và phát triển trong nước ngọt, nước lợ và có thể phát triển ở nước biển có độ mặn tới 32 ‰. Phát triển tối ưu ở độ mặn dưới 5‰. Cá sống ở tần nước dưới và đáy, có thể chịu được được nước có hàm lượng ôxy hòa tan thấp 1mg/l, ngưỡng gây chết cho cá khoảng 0,3-0,1mg/l. Giới hạn pH từ 5-10 nhưng thích hợp nhất là 6,5-8,5. Khả năng chịu đựng NH3 tới 2,4mg/l. Cá rô 5 phi là loài ưa nhiệt, chúng chịu đựng được nhiệt độ nước ở mức từ 11-420C nhưng phù hợp nhất cho sinh trưởng ở mức từ 25-320C. Nhiệt độ nước dưới 180C cá giảm ăn, ức chế khả năng tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh. Nhiệt độ nước dưới 110C kéo dài trong vài ngày cá bị chết rét, do vậy cần có biện pháp phòng chống rét cho các lưu qua đông ở miền Bắc nước ta (Vũ Đình Liệu, 2004). 2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng Cá rô phi là loài ăn tạp nghiêng về thực vật, thức ăn của chúng là tảo, thực vật bậc cao và mùn bã hữu cơ. Giai đoạn từ cá bột lên cá hương, thức ăn chủ yếu là tảo và động vật phù du. Giai đoạn từ cá hương lên cá trưởng thành ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ và thực vật phù du. Khi cá trưởng thành, ăn mùn bã hữu cơ lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thủy sinh. Trong tự nhiên cá thường ăn từ tầng đáy có độ sâu 1 đến 2m. Ngoài ra cá rô phi còn có khả năng tiêu hóa tốt thức ăn chế biến từ cá tạp, cua ghẹ, ốc, bột cá khô, cám gạo, bột ngô, bột sắn, khô dầu lạc, đỗ tương. Cá rô phi có nhu cầu về thành phần tinh bột dưới 40%, canxi từ 1,5-2%, phốt pho từ 1-1,5%, protein từ 20-35% (Vũ Đình Liệu, 2004). 2.1.6. Đặc điểm sinh trưởng Cá rô phi cái sẽ lớn chậm hơn sau khi tham gia sinh sản trong khi đó cá đực vẫn lớn bình thường. Vì vậy trong đàn cá rô phi thì cá đực bao giờ cũng có kích thước lớn hơn cá cái. Sau khoảng 5-6 tháng nuôi, cá rô phi vằn đực có thể đạt 400-600g/con, rô phi dòng GIFT có thể đạt từ 600-800g/con (Nguyễn Văn Kiễm, 2002). 2.1.7. Đặc điểm sinh sản Cá rô phi vằn O.niloticus tham gia đẻ trứng sau khoảng 4-5 tháng nuôi. Cá có tập tính làm tổ đẻ ở đáy ao (do con đực làm tổ đẻ). Cá thường chọn những nơi có mực nước từ 0,3-0,6cm, đáy ao có ít bùn để làm tổ. Sau khi đẻ xong, con cái sẽ ngậm trứng ấp trong miệng (cá con được giữ trong miệng cho đến khi hết noãn hoàng). Sau khi hết noãn hoàng cá con vẫn còn phản xạ đi theo mẹ, gặp nguy hiểm sẽ trốn vào miệng mẹ, phản xạ này mất hẳn khi cá sống tự lập. Trong thời gian ngậm trứng cá cái không bắt mồi nên cá không lớn, cá chỉ bắt mồi trở lại khi đã giải phóng hết con trong miệng (Nguyễn Văn Kiễm, 2002). 2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ CHÉP VÀ CÁ MÈ 2.2.1. Cá Chép (Cyprinus carprio Linnaeu) Cá chép còn gọi là cá gáy, tên khoa học là Cyprinus carprio Linnaeu, 6 thuộc họ cá chép Cyprinidae, bộ cá chép Cypriniformes. Phân bố rộng rãi ở Châu Âu, châu Á và Châu Mỹ. Đầu thập kỷ 70 (thế kỷ 20) Việt Nam nhập nội một số loại hình cá chép châu Âu như cá chép kính và cá chép vảy Hungary, cá chép kính Liên Xô, cuối thập kỷ 70 nhập thêm cá chép Nhật Bản, cá chép Inđônêsia. Những năm gần đây xu thế mới là ưa thích phát triển nuôi cá chép V1. Cá chép V1 là một giống cá chép lai 3 máu, là sản phẩm của chương trình chọn giống cá chép và lưu giữ nguồn gen thủy sản của Viện Nghiên cứu NTTS I. Cá chép V1 đã tập hợp được những đặc điểm di truyền quý của cá chép Việt Nam như chất lượng thịt thơm ngon, khả năng chống chịu bệnh tốt; cá chép Hungary như thân ngắn, cao, tốc độ sinh trưởng nhanh và cá chép vàng Inđônêsia như đẻ sớm, trứng ít dính,... (Thái Bá Hồ, 2007). 2.2.2. Cá mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix) Cá mè trắng thuộc họ cá mè, họ cá chép. Tên khoa học là Hypophthalmichthys molitrix. Cá mè trắng là loài cá nước ngọt cỡ lớn có các ưu điểm như lớn nhanh, khả năng chống bệnh tật và có sức thích nghi với điều kiện môi trường thiếu ôxi cao, giá thành thấp, dễ nuôi. Tuy nhiên cá mè trắng có nhược điểm như mùi tanh, nhiều xương dăm, lên khỏi mặt nước chóng chết, mau ươn nên giá tiêu thụ trên thị trường thấp, nhất là cỡ cá dưới 0,5kg/con. * Hình thái Thân dẹt ngang, bụng mỏng, từ chân vây ngực tới hậu môn sắc như lưỡi dao gọi lườn bụng. Chiều dài đầu bằng 1/4 thân. Cá màu trắng bạc, phần lưng hơi xanh xám. Vẩy nhỏ, miệng to, rộng. Lược mang nhỏ và dày, hai lược mang cùng bên liền nhau nối với nhau bằng màng xốp có lợi cho lọc thức ăn cỡ nhỏ. Chiều dài ruột cá bằng 6-10 lần chiều dài thân. * Tập tính sống Cá mè ưa sống ở các khu vực nước giàu dinh dưỡng, có nhiều sinh vật phù du, thường sống ở tầng trên, rất nhanh. Khi kéo lưới cá hay nhảy ra ngoài, khi gặp nước chảy cá hay bơi ngược dòng đi mất. * Tính ăn Khi còn nhỏ cỡ dưới 1,5cm, cá mè ăn luân trùng, khuê tảo, râu ngành là chính. Khi lớn trên 1,5cm cá ăn thực vật phù du là chính. Giai đoạn trưởng thành cá ăn lọc thực vật phù du là chính, động vật phù du là phụ, ăn lọc mảnh vụn hữu cơ, vi khuẩn và chất hữu cơ hòa tan, thức ăn thương phẩm như bã đậu, cám các loại,... 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất