Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng mô hình địa chất và đánh giá trữ lượng dầu tại chỗ tập 190, i115 tầng m...

Tài liệu Xây dựng mô hình địa chất và đánh giá trữ lượng dầu tại chỗ tập 190, i115 tầng miocen, mỏ sđa, bồn trũng malay thổ chu

.PDF
125
4
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ----------------------------------------- BÙI THIỆN THUẬT XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊA CHẤT VÀ ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG DẦU TẠI CHỖ TẬP I90, I115 TẦNG MIOCEN, MỎ SĐA, BỒN TRŨNG MALAY – THỔ CHU Chuyên ngành: Kỹ Thuật Dầu Khí Mã số: 60 52 06 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. Hồ Chí Minh, Tháng 01 năm 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS TRẦN VĂN XUÂN (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 1: ................................................................................... (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 2: ................................................................................... (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . . Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ) 1. ............................................................ 2. ............................................................ 3. ............................................................ 4. ............................................................ 5. ............................................................ Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có). CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT & DẦU KHÍ ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Bùi Thiện Thuật MSHV: 1670271 Ngày, tháng, năm sinh: 06/02/1990 Nơi sinh: Tp.HCM Chuyên ngành: Kỹ thuật Dầu khí Mã số: 60520604 I.TÊN ĐỀ TÀI: “Xây dựng mô hình địa chất và đánh giá trữ lượng dầu tại chỗ tập I90, I115 tầng Miocen, mỏ SĐA, bồn trũng Malay – Thổ Chu” II.NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:  Làm sáng tỏ đặc điểm địa chất và tiến hóa kiến tạo của các đới kiến tạo khu vực.  Minh giải địa vật lý giếng khoan, giải đoán tướng và môi trường trầm tích, xác định các thông số vỉa và tài liệu địa chấn.  Cập nhật dữ liệu đến hiện tại để xây dựng mô hình địa chất 3D & đề xuất phương án phát triển mỏ. III.NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 10/07/2017 IV.NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 03/12/2017 V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Trần Văn Xuân Tp. HCM, ngày 01 tháng 12 năm 2018. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Họ tên và chữ ký) CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO (Họ tên và chữ ký) TRƯỞNG KHOA ĐỊA CHẤT VÀ DẦU KHÍ (Họ tên và chữ ký) i Lời cảm ơn Để hoàn thành được bản luận văn tốt nghiệp này tác giả xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc, Lãnh đạo công tác tại Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật PVEP đã tận tình giúp đỡ, ủng hộ không những về số liệu, thời gian mà cả về mặt tinh thần để tác giả có thể hoàn thiện bản luận văn tốt nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo khoa Kỹ thuật địa chất dầu khí cùng tập thể cán bộ giảng viên bộ môn Địa Chất Dầu Khí trường Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh đã luôn tận tình giúp đỡ, nhiệt huyết giảng dạy cũng như tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình học tập của khóa học. Tác giả cũng xin cảm ơn tất cả các bạn bè cùng học lớp cao học ngành Địa chất dầu khí K-2016 đã cùng chia sẻ giúp đỡ nhau những lúc khó khăn trong quá trình học tập tại trường cũng như chia sẻ những thông tin, tài liệu thực tế để tăng sự hiểu biết về chuyên môn và hoàn thành chương trình học, bản luận văn tốt nghiệp đạt kết quả tốt. Lời sau cùng Tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cán bộ hướng dẫn PGS. TS Trần Văn Xuân đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và cho tác giả những định hướng đúng đắn ngay từ khi tiếp nhận hướng dẫn để bản luận văn tốt nghiệp được hoàn thành có chất lượng chuyên môn cũng như đúng thời hạn quy định của nhà trường. Do hạn chế về tài liệu cũng như kinh nghiệm trong xây dựng mô hình nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và những hạn chế nhất định về chuyên môn. Tác giả kính mong các thầy cô, cán bộ có chuyên môn và bạn bè đóng góp ý kiến để bản luận văn tốt nghiệp của tác giả được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện Bùi Thiện Thuật HVTH: Bùi Thiện Thuật Luận văn thạc sĩ ii Tóm tắt luận văn Luận văn gồm ba phần chính, chương đầu tiên trình bày đặc điểm địa chất mỏ SĐA lô 46/02, chương 2 trình bày cơ sở tài liệu và lý thuyết cơ bản về xây dựng mô hình địa chất ba chiều, chương cuối tiến hành xây dựng mô hình địa chất ba chiều và đánh giá quy mô trữ lượng cho tập I90, I115 tầng Miocen, mỏ SĐA, bồn trũng MaLay – Thổ Chu từ đó đề xuất phương án phát triển mỏ SĐA. Mỏ SĐA bao gồm các tích tụ chứa dầu nhỏ nằm trong Lô 46/02 bồn trũng Ma Lay-Thổ Chu, tầng chứa sản phẩm chính của mỏ là I90, I155 thuộc môi trường trầm tích sông gồm các vỉa cát dày xen kẹp với các tập sét mỏng, với các đặc tính như: Bề dày vỉa cát (13.4-18.9m), độ rỗng (23-28%), độ bão hòa nước (25-40%), điều này thể hiện vỉa cát rất sạch và đồng nhất, rất tốt cho việc chứa dầu khí. Tính toán trữ lượng dầu tại chỗ tập I90, I155 bằng phương pháp thể tích. Theo quy chế phân cấp trữ lượng của Việt Nam, tầng chứa I90, I115 có tiến hành thử vỉa DST cho dòng dầu khá tốt (hơn 2.000 thùng/ngày đêm/giếng) và có phát hiện ranh giới dầu nước tại giếng khoan, do đó trữ lượng dầu khí chỉ phân cấp P1 tại ranh giới dầu nước (không có P2 và P3). Trữ lượng tầng chứa I90 và I115 được tính toán bằng phương pháp thể tích kết hợp với phương pháp xác suất ngẫu nhiên Monte Carlo và phần mềm mô phỏng Crystall Ball. Trữ lượng dầu tại chỗ ở P50 theo ranh giới cấp 2P tính từ phương pháp thể tích cho vỉa I90 là 13.58 (triệu thùng) cho vỉa I115 là 11.16 (triệu thùng). Đánh giá trữ lượng dựa trên mô hình địa chất 3D: Xây dựng mô hình địa chất 3D cho vỉa I90, I155 gồm xây dựng hoàn chỉnh mô hình cấu trúc, mô hình tướng và mô hình thông số. Cuối cùng trên cơ sở dầu ứng với hệ số thu hồi 20% và tính đến cuối đời mỏ (năm 2018, giai đoạn cut-off kinh tế của mỏ) thì có thể thu hồi 3,341 triệu thùng dầu ứng với hệ số thu hồi dầu là 25%. Đối với vỉa chứa I115, đã khai thác tổng cộng 1.93 triệu thùng dầu (tính đến tháng 1 năm 2014) với hệ số thu hồi 17% và có thể thu hồi đến cuối đời mỏ (năm 2018) là 2,95 triệu thùng dầu với hệ số thu hồi là 26%. HVTH: Bùi Thiện Thuật Luận văn thạc sĩ iii Tầng chứa I90 đề xuất với giếng khoan bổ sung SĐA-5P sẽ thu hồi thêm 0,522 triệu thùng tăng hệ số thu hồi thêm 3%. Tầng chứa I115 đề xuất với giếng khoan bổ sung SĐA-6P sẽ thu hồi thêm 0,42 triệu thùng gia tăng hệ số thu hồi thêm 4%. HVTH: Bùi Thiện Thuật Luận văn thạc sĩ iv Abstract The present thesis is diveded into three main parts. The first chapter presents an overview of the geological characteristics of SĐA oil field in the block 46/02. In the second chapter presents basic documents and theories to build of thethreedimensional geological model. The final chapter build a three-dimensional geological model and estimate hydrocarbons initially in place for I90, I115 formation of Miocen reservoir, SĐA oil field, MaLay - Tho Chu Basin to proposal development field plan. The block 46/02 in Ma Lay-Tho Chu basin exists SĐA field with many thin of formation but the main formation is I90, I155 belongs to the fluvial channel belt with point-bars and stacked channel sands which consisting of thick sandstone interbeded with thin claystones with characteristics such as: net pay (13.4-18.9m), porosity (23-28%), water saturation (25-40%). It has proven that the sandstone is very clean and well sorted grains, which is good for hydrocarbons storage. The I90, I155 formation are estimated hydrocarbons initially in place by volumetric method, according to issuing regulation on classification of natural resources, hydrocarbon reserves and reporting hydrocarbon reserves assessment of VietNam, the I90 and I115 formation conducted the test of DST for the oil well (more than 2,000 barrels /day), confirmed the oil-water contact, so hydrocarbon reserves only classify P1 (without P2 and P3). Reserves containing I90 and I115 are combined by the Monte Carlo random probability and Crystall Ball simulation software. The oil reserves of P50 at grade 2P from the volume method for the I90 are 13.58 (million barrels) for the I115 reservoir at 11.16 (million barrels). Hydrocarbons initially in place estimation for I90, I155 formation based on 3D geological model: Building of 3D geological model for I90, I155 formation including complete construction of structural model, facies model and petrophysical model. Finally, based on the results of the model, re-estimated the hydrocarbons initially in place for I90, I115 formation in order to serve the hydrodynamic model. In the other hand, the oil reserves of P50 at grade 2P from the geological model are HVTH: Bùi Thiện Thuật Luận văn thạc sĩ v 25.19 million barrels, the different volume of oil in place between two methods is acceptable. As of January 2014, I90 has exploited 2.756 million barrels with recovery factor of 20% and the end of field life has 3,341 million barrels with recovery factor of 25%. For the I115 reservoir, has exploited 1.93 million barrels with recovery factor 17% and the end of the field life has 2.95 million barrels with recovery factor of 26%. In this thesis, the proposed I90 reservoir with additive SĐA-5P infill will recover an additional 0.522 million barrels, increasing the recovery factor by 3%. The proposed I115 reservoir with additional SĐA-6P infill will recover an additional 0.42 million barrels, increasing the recovery factor by 4%. HVTH: Bùi Thiện Thuật Luận văn thạc sĩ vi Lời cam đoan của tác giả luận văn Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phương pháp khoa học cụ thể trên số liệu thực tế, không sao chép các đồ án khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của Khoa và Trường đề ra. Học viên thực hiện Bùi Thiện Thuật HVTH: Bùi Thiện Thuật Luận văn thạc sĩ xiii Mục lục Lời cảm ơn…………………………..……………………..……………….…………..i Tóm tắt luận văn……………….……………………………………………………ii Lời cam đoan của tác giả luận văn………………...………….…..……………..……..vi Lời mở đầu………………………………………………………………......………..vii Mục lục………………………………………………………………………...…….xiii Danh sách hình vẽ…………………………...………………………………………..xv Danh sách bảng biểu……………………………………………...…………………..xix CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU........................... 1 1.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu…………………………………………………….1 1.2. Lịch sử tìm kiếm thăm dò………………………………………………………...2 1.3. Đặc điểm địa chất…………………………………………………………...........3 1.3.4. Đặc điểm địa tầng .......................................................................................... 3 1.3.2 Đặc điểm cấu trúc kiến tạo ............................................................................ 10 1.3.3. Lịch sử phát triển địa chất ............................................................................ 12 1.4. Hệ thống dầu khí ................................................................................................. 14 1.4.1. Đá sinh ........................................................................................................ 14 1.4.3. Đá chắn........................................................................................................ 16 1.4.4. Bẫy chứa ...................................................................................................... 17 1.4.5. Dịch chuyển................................................................................................. 17 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 18 2.1. Cơ sở tài liệu ....................................................................................................... 18 2.1.1. Tài liệu địa chấn .......................................................................................... 18 HVTH: Bùi Thiện Thuật Luận văn thạc sĩ xiv 2.1.2. Tài liệu địa chất-địa vật lý giếng khoan........................................................ 19 2.1.3. Các tài liệu khác .......................................................................................... 20 2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 21 2.2.1. Phân cấp trữ lượng ........................................................................................... 21 2.2.2. Phương pháp luận xây dựng mô hình địa chất .............................................. 34 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN TẬP I TẦNG MIOCEN MỎ SĐA BỒN TRŨNG MALAY - THỔ CHU TRÊN CƠ SỞ MÔ HÌNH ĐỊA CHẤT VÀ QUY MÔ TRỮ LƯỢNG ............................................................................. 50 3.1. Tổng quan tầng chứa Miocen mỏ SDA ...................................................................... 50 3.2. Phân cấp và tính toán trữ lượng tại chỗ ............................................................... 52 3.2.1. Phân cấp trữ lượng cho vỉa I90 và I115 ........................................................ 52 3.2.2. Biện luận các tham số .................................................................................. 57 3.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊA CHẤT 3D VỈA I90, I115 ..................................... 59 3.3.1. Xây dựng mô hình cấu trúc ........................................................................... 59 3.3.2. Xây dựng mô hình tướng và thông số .......................................................... 65 3.4. Đánh giá độ tin cậy & Đề xuất phương án phát triển mỏ ..................................... 84 3.4.1. Đánh giá độ tin cậy ....................................................................................... 84 3.4.2. Đề xuất phương án phát triển mỏ ................................................................... 86 Kết luận & Kiến nghị....................................................................................................... 100 Tài liệu tham khảo............................................................................................................. 102 HVTH: Bùi Thiện Thuật Luận văn thạc sĩ xv Danh sách hình vẽ Hình i: Các bước xây dựng mô hình địa chất............................................................vi Hình 1.1: Vị trí Lô 46/02 ......................................................................................... 1 Hình 1.2: Cột địa tầng tổng hợp bể Malay – Thổ Chu .............................................. 4 Hình 1.3: Đăc điểm cấu trúc khu vực nghiên cứu .................................................. 11 Hình 1.4: Hệ thống đứt gãy mỏ SĐA ..................................................................... 12 Hình 1.5: Biểu đồ phân bố tiềm năng sinh HC tầng Oligocen ................................ 15 Hình 1.6: Biểu đồ phân bố tiềm năng sinh HC tầng Miocen dưới .......................... 15 Hình 2.1: Diện tích đo địa chấn 3D và các giếng khoan thăm dò……….................18 Hình 2.2: Phân bố các giếng khoan của mỏ SĐA ................................................... 19 Hình 2.3: Kết quả phân tích tài liệu địa vật lý giếng khoan .................................... 20 Hình 2.4: Phân cấp tài nguyên và trữ lượng dầu khí Việt Nam ............................... 24 Hình 2.5: Phân loại cấp trữ lượng dầu khí theo nguyên lý chia đôi khoảng cách. ... 28 Hình 2.6: Các bước xây dựng mô hình 3 chiều ........................................................ 34 Hình 2.7: Các phương pháp mô phỏng mô hình tướng đá ...................................... 38 Hình 2.8: Minh họa việc mô phỏng theo phương pháp SIS .................................... 41 Hình 2.9: Trung bình hóa trong ô mạng 3D .......................................................... 42 Hình 2.10: Khảo sát biến thể Variogram ................................................................ 44 Hình 2.11: Mô hình tham số Variogram theo không gian ........................................ 44 Hình 2.12: Các phương pháp mô phỏng mô hình tham số ...................................... 45 Hình 2.13: Mô hình chuyển đổi dữ liệu thực sang dạng phân bố chuẩn .................... 46 Hình 3.1: Kết quả phân tích đvl giếng khoan giếng SĐA-1X……………………..53 Hình 3.2: Biểu đồ phân tích áp suất vỉa chứa I90 ................................................... 53 HVTH: Bùi Thiện Thuật Luận văn thạc sĩ xvi Hình 3.3: Kết quả phân tích thuộc tính địa chấn tầng chứa I90 .............................. 54 Hình 3.4: Diện phân bố cấp trữ lượng của vỉa chứa I90 ......................................... 54 Hình 3.5: Kết quả phân tích đvl giếng khoan giếng SĐA-1X ................................. 55 Hình 3.6: Biểu đồ phân tích áp suất vỉa chứa I115 ................................................. 56 Hình 3.7: Diện phân bố cấp trữ lượng của vỉa chứa I115 ....................................... 56 Hình 3.8: Xác định thể tích đá chứa của vỉa ........................................................... 57 Hình 3.9: Quy trình tính toán trữ lượng dầu tại chỗ bằng phương pháp thể tích ..... 58 Hình 3.10: Các bước xây dựng mô hình cấu trúc ..................................................... 60 Hình 3.11: Mô hình đứt gãy hoàn chỉnh vỉa chứa I90, I115 ................................... 61 Hình 3.12: Mô hình mạng lưới cho vỉa chứa I90, I115........................................... 62 Hình 3.13: Make horizon cho I90, I115.................................................................. 63 Hình 3.14: Sơ đồ liên kết các giếng mỏ SĐA ......................................................... 64 Hình 3.15: So sánh các tham số (thạch, PhiE) trước và sau scale-up well log ........ 67 Hình 3.16: Biểu đồ phân bố tướng và độ rỗng I90 ................................................. 67 Hình 3.17: Biểu đồ phân bố tướng và độ rỗng I155 ............................................... 68 Hình 3.18: Tài liệu địa chấn attributes tìm ra major/minor và hướng trầm tích ...... 69 Hình 3.19: Major/minor và hướng trầm tích được xác định dựa trên tài liệu đầu vào ....................................................................................................................... 69 Hình 3.20: Mối liên hệ theo chiều thẳng đứng của độ rỗng I90 .............................. 69 Hình 3.21: Kết quả môi trường trầm tích I90, I115 ................................................ 71 Hình 3.22: Tỷ phần cát, sét vỉa I115 ....................................................................... 71 Hình 3.23: Mô hình tướng đá 2 chiều phù hợp tài liệu địa chấn I90 ....................... 72 Hình 3.24: Kết quả mô hình tướng đá 3 chiều ở vỉa I115 ....................................... 73 HVTH: Bùi Thiện Thuật Luận văn thạc sĩ xvii Hình 3.25: Chuyển đổi dữ liệu độ rỗng về dạng hàm phân bố chuẩn (Normal Score) vỉa I115 ........................................................................................................... 75 Hình 3.26: Phân bố độ rỗng theo mặt cắt ngang vỉa chứa I90 ................................ 75 Hình 3.27: Mô hình độ rỗng phù hợp với đường log .............................................. 76 Hình 3.28: Phân bố độ rỗng và so sánh với biểu đồ vỉa chứa I90 ........................... 76 Hình 3.29: Phân bố độ rỗng và so sánh với biểu đồ vỉa chứa I115 ......................... 77 Hình 3.30: Công thức xác định độ thấm được gắn trong phần mềm ....................... 78 Hình 3.31: Biểu đồ quan hệ rỗng - thấm ................................................................. 79 Hình 3.32: Phân bố độ thấm và so sánh với biểu đồ vỉa I90 ................................... 79 Hình 3.33: Phân bố độ thấm và so sánh với biểu đồ vỉa chứa I115......................... 80 Hình 3.34: Độ bão hòa nước tính từ hàm J phù hợp với Sw từ minh giải logs ........ 81 Hình 3.35: Phân bố độ bão hòa nước và so sánh với biểu đồ vỉa I90 ...................... 82 Hình 3.36: Phân bố độ bão hòa nước và so sánh với biểu đồ vỉa I90 ...................... 82 Hình 3.37: Kết quá trữ lượng từ mô hình địa chất khi chạy 100 lần realization ...... 83 Hình 3.38: Biểu đồ khai thác và dự báo cho vỉa chứa I90 ...................................... 87 Hình 3.39: Biểu đồ khai thác và dự báo cho vỉa chứa I115 .................................... 88 Hình 3.40: Lắp đặt nút ngăn nước.......................................................................... 90 Hình 3.41: Bản đồ phân bố vùng chứa dầu của tầng chứa I90 ................................ 92 Hình 3.42: Bản đồ phân bố vùng chứa dầu có khả năng bị giữ lại của tầng chứa I90 ....................................................................................................................... 93 Hình 3.43: Vị trí tiềm năng có thể đặt giếng khoan bổ sung của tầng chứa I90 ...... 93 Hình 3.44: Đặc trưng vỉa chứa tại giếng khoan SĐA-5P theo dự báo của mô hình địa chất cho vỉa I90 ......................................................................................... 94 HVTH: Bùi Thiện Thuật Luận văn thạc sĩ xviii Hình 3.45: Biểu đồ sản lượng khai thác dự báo vỉa I90 khi có SĐA-5P ................. 95 Hình 3.46: Bản đồ phân bố vùng chứa dầu của tầng chứa I115 .............................. 96 Hình 3.47: Đề xuất một số giếng khai thác ............................................................ 97 Hình 3.48: Vị trí SĐA-6P trên bản đồ .................................................................... 97 Hình 3.49: Đặc trưng vỉa chứa tại giếng khoan SĐA-6P theo dự báo của mô hình địa chất cho vỉa chứa I115............................................................................... 98 Hình 3.50: Sản lượng khai thác vỉa I115 khi có giếng SĐA-6P .............................. 99 HVTH: Bùi Thiện Thuật Luận văn thạc sĩ xix Danh sách bảng biểu Bảng 2.1: Số liệu khảo sát địa chấn trong lô 46/02................................................. 18 Bảng 2.2: Kết quả phân tích PVT vỉa I90............................................................... 20 Bảng 2.3: Kết quả phân tích PVT vỉa I115............................................................. 21 Bảng 3.1: Đặc trưng vỉa chứa theo tài liệu minh giải ĐVLGK của giếng khoan SĐA1X………………………………………………………………………………….51 Bảng 3.2: Tóm tắt thông số vỉa chứa I90 ............................................................... 52 Bảng 3.3: Tóm tắt thông số vỉa chứa I115 ............................................................. 55 Bảng 3. 4: Giá trị tới hạn mỏ SĐA ......................................................................... 58 Bảng 3. 5: Hệ số thể tích dầu tại SĐA.................................................................... 58 Bảng 3.6: Kết quả trữ lượng vỉa I90....................................................................... 59 Bảng 3. 7: Kết quả trữ lượng vỉa I115.................................................................... 59 Bảng 3.8: Tóm tắt thông số về mô hình cấu trúc...................................................... 65 Bảng 3.9: Khoảng cách các dị hướng trong mô hình tướng .................................... 70 Bảng 3.10: Tóm tắt trữ lượng tại chỗ từ PPTT và mô hình vỉa I90, I115 ................ 84 Bảng 3.11: Phân chia các giếng khai thác cho từng vỉa .......................................... 86 Bảng 3.12: Trữ lượng khai thác và dự báo vỉa chứa I90 ......................................... 86 Bảng 3.13: Trữ lượng khai thác thực tế và dự báo tầng chứa I115 ......................... 87 Bảng 3.14: Trữ lượng khai thác vỉa I90 khi có SĐA-5P ......................................... 95 Bảng 3.15: Trữ lượng khai thác vỉa I90 khi có giếng SĐA-6P ............................... 99 HVTH: Bùi Thiện Thuật Luận văn thạc sĩ vii Lời mở đầu Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ không thể không nhắc đến những đóng góp to lớn và quan trọng của ngành công nghiệp dầu khí. Ngành dầu khí Việt Nam từ khi bắt đầu khai thác những tấn dầu đầu tiên đã nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là chỗ dựa vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Ngành công nghiệp này đã và đang đóng góp cho ngân sách nhà nước một nguồn ngoại tệ lớn, giữ vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế nước nhà. Thềm lục địa Việt Nam bao gồm các cấu trúc địa chất phức tạp, chủ yếu là các bể trầm tích Đệ Tam với hệ thống dầu khí hấp dẫn và đa dạng. Mỗi trường địa chất cũng như đặc trưng của mỗi vỉa chứa luôn mang tính bất đồng nhất, vì thế hiểu biết và làm các yếu tố rủi ro địa chất của vỉa sản phẩm là vấn đề quan trọng trong công tác quản lý vỉa. Cùng với sự phát triển của công nghệ, công tác quản lý vỉa dầu khí ngày càng có những bước tiến quan trọng, trong đó phải kể đến phương pháp xây dựng mô hình địa chất ba chiều (3D). Thuộc lô 46/02 bồn trũng MayLay – Thổ Chu, mỏ SĐA là một trong những dạng mỏ có tính phức tạp, vì vậy công tác xây dựng mô hình địa chất chi tiết đối với các vỉa chứa mỏ nhằm làm rõ hơn cấu trúc địa chất mỏ và sự phân bố tướng, môi trường trầm tích các thuộc tính rỗng thấm để đưa ra phương án phát triển mỏ đang trở thành một vấn đề mang tính cấp thiết. Chính vì vậy, đề tài “Xây dựng mô hình địa chất và đánh giá trữ lượng dầu tại chỗ tập I90, I115 tầng Miocen, mỏ SĐA, bồn trũng Malay – Thổ Chu” được chọn nghiên cứu phục vụ hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Ý nghĩa khoa học & thực tiễn Đề tài nghiên cứu này với mục tiêu làm sáng tỏ đặc điểm địa chất vỉa chứa I90, I115 tầng chứa Miocene mỏ SĐA, Bồn Trũng MaLay - Thổ Chu thông qua HVTH: Bùi Thiện Thuật Luận văn thạc sĩ viii việc xây dựng mô hình hóa địa chất mỏ và các phương pháp luận nghiên cứu môi trường trầm tích. Trọng tâm của nghiên cứu là xây dựng mô hình địa chất 3D có độ tin cậy giúp cho việc tính toán đánh giá và phân cấp trữ lượng mỏ một cách tin cậy nhất phục vụ cho công tác phát triển mỏ hiệu quả. Mục tiêu của luận văn Xây dựng mô hình địa chất vỉa I90, I115 dựa trên các thông số vỉa: Độ rỗng, độ thấm, độ bão hòa nước, tỷ lệ cát sét, đánh giá trữ lượng tại chỗ từ đó đề xuất phương án phát triển tập I tầng Miocen, mỏ SĐA. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục tiêu nêu trên cần giải quyết các nhiệm vụ sau:  Làm sáng tỏ đặc điểm địa chất và tiến hóa kiến tạo của các đới kiến tạo khu vực.  Minh giải địa vật lý giếng khoan, giải đoán tướng và môi trường trầm tích, xác định các thông số vỉa và tài liệu địa chấn.  Cập nhật dữ liệu hiện tại để xây dựng mô hình địa chất 3D & đề xuất phương án phát triển mỏ. Đối tượng và giới hạn vùng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tập I90 và I115 tầng Miocen dưới, mỏ SĐA, lô 46/02, bồn trũng MaLay - Thổ Chu. Cơ sở tài liệu của luận văn Luận văn thực hiện trên cơ sở các tài liệu được phép công bố và thu thập tại Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí (PVEP):  Các báo cáo địa chất khu vực.  Dữ liệu các giếng khoan trong mỏ SĐA và các báo cáo đánh giá liên quan.  Tài liệu địa chấn, đặc điểm địa chất và giếng khoan của các lô kế cận. HVTH: Bùi Thiện Thuật Luận văn thạc sĩ ix  Các báo cáo khoa học liên quan đã được công bố trên các tạp chí, các hội nghị trong nước và quốc tế. Phương pháp nghiên cứu và chu trình xây dựng mô hình địa chất  Phân tích, tổng hợp đặc điểm địa chất của mỏ SĐA thông qua các tài liệu địa chất, địa chấn, địa vật lý giếng khoan, kết quả phân tích mẫu lõi...  Phương pháp mô hình hóa: Hiệu chỉnh phù hợp với các tham số: độ rỗng, độ thấm, bề dày hiệu dụng và độ bão hòa nước, sử dụng các phương pháp mô phỏng, phần mềm thích hợp để xây dựng mô hình địa chất để phục vụ đánh giá trữ lượng dầu khí.  Mô hình địa chất được xây dựng với các bước cơ bản (Hình i) - Nhập dữ liệu đầu vào (dữ liệu địa chấn, địa chấn và địa vật lý giếng khoan) - Xây dựng mô hình cấu trúc (xây dựng mô hình đứt gãy, xây dựng mạng ba chiều, xây dựng tầng và chia lớp) - Xây dựng mô hình tướng - Xây dựng mô hình thông số (độ rỗng, độ thấm, độ bão hòa nước) - Ứng dụng mô hình đánh giá trữ lượng dầu tại chỗ HVTH: Bùi Thiện Thuật Luận văn thạc sĩ x Hình i: Các bước xây dựng mô hình địa chất Tổng quan tình hình nghiên cứu Trên thế giới Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng mô hình địa chất trong nhiều khía cạnh như ứng dung mô hình cấu trúc và kiến tạo vào việc giải quyết các vấn đề địa chất dầu khí như: R.M.Larsen, H.Brekkle, với đề tài “Structural and Tectonic Modelling and its Application to Petroleum Geology” (1992): Nghiên cứu sự ứng dụng mô hình cấu trúc và kiến tạo vào việc giải quyết các vấn đề về địa chất dầu khí. Nghiên cứu chú trọng vào vùng thềm lục địa biển Bắc và những khu vực lân cận. Những vấn đề nghiên cứu tiếp cận bao gồm nhiều khía cạnh và mức độ từ sự phát triển của bề trầm tích, đến hệ thống khe nứt đứt gãy và sự sinh dầu khí. Bin Jia,với đề tài “Linking Geostatistics with Basin and Petroleum System Modeling: Assessment of Spatial Unsertainties” (2010): Nghiên cứu ứng dụng địa thống kê đa điểm vào giải quyết sự bất định trong việc xây dựng mô hình cấu trúc (sự bất định trong quá trình chuyển đổi time-depth) và trong việc xây dựng tướng địa chất (sự phân bố tướng, thạch học). Kết quả của nghiên cứu bổ sung vào hệ phương pháp HVTH: Bùi Thiện Thuật Luận văn thạc sĩ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan