Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng kế hoạch xử lý sự cố kỹ thuật khi thi công cọc khoan nhồi trong xây dựn...

Tài liệu Xây dựng kế hoạch xử lý sự cố kỹ thuật khi thi công cọc khoan nhồi trong xây dựng nhà cao tầng ở việt nam (tt)

.PDF
17
276
113

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI PHAN XUÂN THÚY XÂY DỰNG KẾ HOẠCH XỬ LÝ SỰ CỐ KỸ THUẬT KHI THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI TRONG XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN Hà Nội – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI PHAN XUÂN THÚY KHÓA 2015-2017 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH XỬ LÝ SỰ CỐ KỸ THUẬT KHI THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI TRONG XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp Mã số: 60.58.02.08 LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. LÊ VĂN KIỀU Hà Nội – 2017 LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo PGS. Lê Kiều đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn và nâng cao kiến thức cho tác giả. Tác giả xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn và đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện. Tác giả xin chân thành cảm ơn các cán bộ, giảng viên bộ môn, Khoa sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; các đồng nghiệp và Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên giúp đỡ và hợp tác trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tác giả cũng gửi lòng biết ơn đến các tập thể, cá nhân đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu thực tế. Cuối cùng tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, người thân, bạn bè đã động viên khích lệ và chia sẻ những khó khăn với tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Tác giả Phan Xuân Thúy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2017 Tác giả Phan Xuân Thúy MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………………. 1 Lý do chọn đề tài……………………………………………………………... 1 Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………. 1 Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………... 2 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………. 2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài…………………………………… 2 Cấu trúc luận văn……………………………………………………………. 3 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ SỰ CỐ, XỬ LÝ SỰ CỐ KỸ THUẬT KHI THI CÔNG XÂY DỰNG CỌC KHOAN NHỒI CÔNG TRÌNH NHÀ CAO TẦNG Ở VIỆT NAM………………………………………………………. 4 1.1.Dự án đầu tư xây dựng…………………………………………………… 4 1.2.Quản lý dự án……………………………………………………………. 4 1.3.Tổng quan về xử lý sự cố trong quản lý dự án…………………………… 4 1.4.Tình hình nghiên cứu xử lý sự cố kỹ thuật trong xây dựng nhà cao tầng ở trên thế giới và Việt Nam…………………………………………………… 6 1.5.Các sự cố thường gặp khi thi công cọc khoan nhồi……………………. 7 1.5.1.Sự cố không rút được đầu khoan cọc nhồi lên……………………….. 7 1.5.2.Sự cố không rút được ống vách lên trong phương pháp thi công có ống vách………………………………………………………………………….. 8 1.5.3.Sự cố sập vách hố khoan……………………………………………… 10 1.5.4.Sự cố trồi cốt thép khi đổ bê tông……………………………………… 14 1.5.5.Sự cố tụt cốt thép chủ trong công nghệ khoan xoay vách……………… 16 1.5.6.Hư hỏng về bê tông cọc………………………………………………... 16 1.5.7.Sự cố gặp hang Caster khi khoan………………………………………. 20 1.5.8 Sự cố bê tông không xuống ống đổ bê tông (ống tremi)………………. 21 CHƯƠNG 2 - MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỰ CỐ, XỬ LÝ SỰ CỐ VÀ QUY TRÌNH THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI CỦA NHÀ CAO TẦNG Ở VIỆT NAM……………………………………………………… 22 2.1.Phân loại sự cố công trình xây dựng……………………………………. 22 2.2.Phân cấp sự cố công trình xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình…………………………………………………………………….. 23 2.3.Xây dựng kế hoạch xử lý sự cố…………………………………………... 23 2.4.Những nguyên nhân gây ra sự cố………………………………………… 25 2.5.Các biện pháp khắc phục sự cố khi thi công nhà cao tầng……………….. 30 2.5.1.Nhiệm vụ của xử lý sự cố công trình…………………………………... 30 2.5.2.Đặc điểm xử lý sự cố…………………………………………………... 31 2.5.3.Nguyên tắc chung xử lý sự cố………………………………………….. 34 2.5.4.Những điều chú ý………………………………………………………. 34 2.5.5.Những điều chú ý trong xử lý sự cố nền móng………………………… 36 2.5.6.Những điều chú ý trong xử lý sự cố nứt kết cấu BTCT………………... 37 2.5.7.Những điều chú ý trong xử lý sự cố biến dạng công trình……………... 37 2.5.8.Những điều chú ý trong xử lý sự cố cường độ vật liệu………………… 38 2.6.Công nghệ và yêu cầu kỹ thuật khi thi công cọc khoan nhồi…………….. 38 2.6.1.Công tác tạo lỗ cho cọc nhồi ( công tác khoan )……………………….. 38 2.6.2.Công tác cốt thép……………………………………………………….. 46 2.6.3.Công tác đổ bê tông………………………………...………………… 50 CHƯƠNG 3 – XÂY DỰNG KẾ HOẠCH XỬ LÝ SỰ CỐ KỸ THUẬT KHI THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI TRONG XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG Ở VIỆT NAM……………………………………………………………… 56 3.1.Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hành chính………………………. 56 3.2.Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát chất lượng của từng khâu công tác trong quá trình thi công………………………………………………………. 59 3.2.1.Kiểm tra, giám sát công tác định vị hố khoan………………………….. 59 3.2.2.Kiểm tra, giám sát đặc trưng địa chất công trường…………………….. 60 3.2.3.Kiểm tra, giám sát công tác khoan tạo lỗ………………………………. 60 3.2.4.Kiểm tra, giám sát cốt thép…………………………………………….. 62 3.2.5.Kiểm tra, giám sát đáy hố khoan………………………………………. 62 3.2.6.Kiểm tra, giám sát bê tông trước khi đổ………………………………... 63 3.2.7.Kiểm tra, giám sát ống đổ và sàn công tác…………………………… 63 3.2.8.Kiểm tra, giám sát các công tác khác………………………………… 64 3.2.9.Kiểm tra, giám sát công tác ghi chép trong quá trình thi công………… 64 3.3.Xây dựng kế hoạch thực hiện trên công trường,xử lý những tồn tại thường gặp để hạn chế những sự cố………………………………………….. 65 3.3.1.Công tác chuẩn bị…………………………………………………….. 65 3.3.2.Hạ ống vách……………………………………………………………. 65 3.3.3.Khoan tạo lỗ……………………………………………………………. 65 3.3.4.Đo chiều sâu hố khoan…………………………………………………. 66 3.3.5.Hạ lồng thép……………………………………………………………. 66 3.3.6.Thổi rửa………………………………………………………………… 66 3.3.7.Nút hãm………………………………………………………………… 66 3.3.8.Thi công bê tông……………………………………………………….. 67 3.3.9.Rút ống vách…………………………………………………………… 67 3.3.10.Về năng lực đơn vị thi công…………………………………………... 67 3.3.11.Xử lý cọc khoan nhồi khi có khuyết tật………………………………. 67 3.4.Quy trình khắc phục các khuyết tật trong thi công xây dựng……………. 68 3.5.Giải pháp xây dựng kế hoạch xử lý sự cố kỹ thuật khi thi công cọc khoan nhồi nói riêng và xây dựng nhà cao tầng nói chung………...……………. 69 3.5.1. Cải tiến cơ chế quản lý trong xây dựng………………………………. 71 3.5.2. Chú ý tới các điều kiện riêng về khí hậu, địa chất và thủy văn của Việt Nam ………………………………………………………………………….. 71 3.5.3. Đảm bảo sự đúng đắn và tinh thần trách nhiệm trong công việc……. 71 3.5.4. Xây dựng kế hoạch quản lý sự cố về kiểm tra và báo cáo các quá trình………………………………………………………………..…………. 72 3.5.5. Chỉ đạo đối phó với sự cố………………………………………..……. 73 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………... Kết luận………………………………………………………………………. 75 Kiến nghị……………………………………………………………………... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO -1- MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Những sự cố kỹ thuật và giải pháp khắc phục những sự cố kỹ thuật khi thi công cọc khoan nhồi là vấn đề không mới đối với thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên những sự cố kỹ thuật khi thi công cọc khoan nhồi đến nay vẫn chưa được khắc phục triệt để, gây ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ và hiệu quả chung cho dự án đầu tư. Với xu thế hiện nay, giải pháp sử dụng cọc khoan nhồi ngày càng nhiều, đặc biệt trong các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng kế hoạch xử lý sự cố kỹ thuật khi thi công cọc khoan nhồi là vấn đề quan trọng, nhằm làm giảm bớt, hạn chế, cảnh báo và ngăn chặn các sự cố có thể xảy ra trong quá trình xây dựng công trình và từ đó đề ra các phương pháp, kế hoạch để thực hiện dự án đầu tư, để có thể giúp cho các nhà quản lý dự án có một công cụ tốt hơn trong hoạt động quản lý của mình, góp phần vào các thành công của các dự án đầu tư. Vì vậy, tác giả chọn đề tài luận văn là “Xây dựng kế hoạch xử lý sự cố kỹ thuật khi thi công cọc khoan nhồi trong xây dựng nhà cao tầng ở Việt Nam”, tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là góp phần nhỏ nâng cao việc kiểm soát, hạn chế những xử cố khi thi công cọc khoan nhồi, để đưa công trình đạt chất lượng, tiến độ và hiệu quả. Mục đích nghiên cứu: Nhận thức được tầm quan trọng của việc xử lý sự cố kỹ thuật khi thi công cọc khoan nhồi của nhà cao tầng ở Việt Nam, mục đích nghiên cứu của đề tài là muốn chỉ ra những vấn đề cần chú ý, các bước kiểm tra chất lượng, an toàn lao động ngoài hiện trường để những người tham gia dự án xây dựng công trình nhà cao tầng nói chung và xây dựng cọc khoan nhồi của nhà cao -2- tầng nói riêng có thể nhận biết nhằm dự báo, phòng tránh, xử lý, giảm mức độ sự cố, từ đó đưa ra những biện pháp và kế hoạch quản lý sự cố hợp lý, khoa học. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: quy trình kỹ thuật thi công cọc khoan nhồi, những sự cố kỹ thuật, giải pháp khắc phục khi thi công cọc khoan nhồi của nhà cao tầng ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: phân tích về các sự cố kỹ thuật xảy ra trong quá trình thi công xây dựng cọc khoan nhồi của công trình nhà cao tầng ở Việt Nam và các giải pháp xử lý cũng như kiểm soát sự cố, làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến sự cố về mặt kỹ thuật trong xây dựng cọc khoan nhồi của công trình nhà cao tầng. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là tổng hợp, phân tích, và đánh giá: - Dựa trên việc rút kinh nghiệm các sự cố đã xảy ra; - Các vấn đề về kỹ thuật khi thi công xây dựng cọc khoan nhồi của công trình nhà cao tầng; - Các kỹ năng, kinh nghiệm trong kiểm tra giám sát chất lượng; - Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Ý nghĩa khoa học: + Đề xuất, lựa chọn biện pháp hạn chế sự cố trong quá trình thi công cọc khoan nhồi của nhà cao tầng để nâng cao hiệu quả của Dự án đầu tư; -3- + Xây dựng được các phương pháp lập kế hoạch quản lý làm cơ sở để dự báo các mức độ của sự cố. - Ý nghĩa thực tiễn: + Nghiên cứu các yếu tố gây sự cố khi thi công cọc khoan nhồi của nhà cao tầng làm ảnh hưởng đến dự án đầu tư xây dựng, phù hợp với năng lực công nghệ thi công cọc khoan nhồi ở Việt Nam; + Vận dụng để lập, lựa chọn, phê duyệt các kế hoạch xử lý sự cố kỹ thuật khi thi công cọc khoan nhồi của dự án đầu tư. Cấu trúc luận văn: Chương 1: Tổng quan về sự cố, giải pháp xử lý sự cố kỹ thuật khi thi công xây dựng cọc khoan nhồi công trình nhà cao tầng ở Việt Nam. Chương 2: Một số lý luận cơ bản về sự cố và xử lý sự cố. Quy trình thi công cọc khoan nhồi trong xây dựng nhà cao tầng ở Việt Nam. Chương 3: Xây dựng kế hoạch xử lý sự cố kỹ thuật khi thi công cọc khoan nhồi trong xây dựng nhà cao tầng ở Việt Nam. Kết luận và kiến nghị. Tài liệu tham khảo. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN - 75 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Như phần mở đầu của đề tài này, mục đích là phân tích, tổng hợp các sự cố kỹ thuật điển hình khi xây dựng cọc khoan nhồi của nhà cao tầng ở Viêt Nam và đề xuất giải pháp xây dựng kế hoạch xử lý sự cố. Để công tác xây dựng kế hoạch xử ký sự cố đạt hiệu quả cao, thì những nhà quản lý phải thực hiện tốt những vấn đề sau đây: Cải tiến cơ chế quản lý trong xây dựng: một cơ chế quản lý tốt thì sẽ lựa chọn được những tổ chức, cá nhân có năng lực, trình độ, kinh nghiệm có trách nhiệm tham gia vào dự án. và khi yếu tố năng lực, trình độ, kinh nghiệm được đáp ứng thì chúng ta phải có cơ chế để xây dựng kế hoạch xử lý sự cố cho công trình xây dựng một cách chi tiết, nghiêm túc thì có thể tránh được rất nhiều sự cố đáng tiếc. Chú ý tới các điều kiện riêng về khí hậu, địa chất và thuỷ văn của Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy, việc không chú ý tới các điều kiện địa phương khi áp dụng công nghệ mới của nước ngoài đã dẫn tới những sự cố công trình đáng tiếc; đây là một yếu tố hết sức quan trọng mà khi xây dựng kế hoạch quản lý xử lý sử cố chúng ta phải khảo sát, đánh giá một cách nghiêm túc. Đảm bảo sự đúng đắn và tinh thần trách nhiệm trong công việc: Tinh thần trách nhiệm, sự hiểu biết là những yếu tố quan trọng để người tham gia dự án có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Chỉ đạo đối phó với sự cố: Việc chỉ đạo đối phó với sự cố bắt đầu bằng việc thi hành giảm bớt đi bất cứ khả năng sự cố hoặc các hoạt động giảm thiểu ảnh hưởng sự cố. - 76 - Kiến nghị Nâng cao hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của các dự án công trình nhà cao tầng nói chung và cọc khoan nhồi của nhà cao tầng nói riêng là mục tiêu cần đạt được của bất kỳ dự án nào. Để đạt được mục tiêu này bên cạnh việc quản lý chất lượng công trình tốt, chúng ta cần xây dựng kế hoạch xử lý sự cố dự án công trình nói chung và xây dựng kế hoạch xử lý sự cố kỹ thuật khi xây dựng cọc khoan nhồi của nhà cao tầng nói riêng. Do vậy, để nâng cao hiệu quả của các dự án các công trình nhà cao tầng nói chung và cọc khoan nhồi của nhà cao tầng nói riêng, tác giả có kiến nghị như sau: - Về chính sách quản lý xây dựng: Hiện nay hệ thống văn bản, tiểu chuẩn về xây dựng còn chưa đầy đủ và đồng bộ. Đặc biệt quy định về sự cố công trình và xử lý khi xảy ra sự cố công trình là vấn đề chưa được quan tâm đúng mức trong hệ thống văn bản pháp quy. Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu, ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn, các quy định trong quản lý xây dựng một cách chi tiết hơn nữa và đặc biệt chú ý đến công tác xây dựng kế hoạch xử lý sự cố trong dự án xây dựng. Hơn nữa cần có quy định một cách cụ thể cho từng công việc trong xây dựng công trình nhà cao tầng nói chung và cọc khoan nhồi của nhà cao tầng nói riêng. Các quy định cần nêu rõ các bước hành động cũng như hướng giải quyết trong các tình huống có thể xảy ra, trách nhiệm của các bên có liên quan và việc phối hợp giữa các bên như thế nào. Cần có thêm những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề xử lý sự cố kỹ thuật sự cố trong dự án xây dựng các công trình nhà cao tầng nói chung và cọc khoan nhồi của nhà cao tầng nói riêng để liên tục cập nhật những vấn đề mới vào trong các quy định, hướng dẫn mang tính chất pháp lý. - Về đào tạo và nghiên cứu quản lý sự cố kỹ thuật: - 77 - Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lúng túng trong việc phòng ngừa và giải quyết khi xảy ra các sự cố trong xây dựng công trình là do sự thiếu chuyên nghiệp cũng như thiếu kiến thức trong xử lý sự cố kỹ thuật. Không có sự chuyên nghiệp dẫn đến chỉ hành động một cách bột phát, không có sự chuẩn bị trước, không theo đúng các công đoạn của một quá trình quản lý. Đó là tình trạng việc xảy ra đến đâu thì giải quyết đến đấy, không có định lượng, tiên đoán và chuẩn bị trước cho các tình huống. Vấn đề đào tạo và nghiên cứu xây dựng kế hoạch xử lý sự cố kỹ thuật trong các công trình xây dựng dân dụng ở nước ta hiện nay gần như bỏ ngỏ. Hầu hết việc xử lý khi có tình huống xấu xảy ra đều dựa trên kinh nghiệm của một vài cá nhân hoặc làm một cách mò mẫm. Dẫn đến hậu quả cũng như mức độ gây ra sự cố trong công tác quản lý dự án xây dựng rất lớn. Như vậy, chúng ta thấy rằng công tác đào tạo và nghiên cứu là rất quan trọng. Phải đào tạo một cách cơ bản cho những người tham gia thực hiện dự án, cho các nhà chuyên môn, kỹ sư. Cần phải đưa nội dung này lồng ghép vào chương trình đào tạo cho những nhà quản lý, nhà chuyên môn tương lai. Để thấy được rằng xây dựng kế hoạch xử lý sự cố kỹ thuật trong các công trình dân dụng là một phần không tách rời trong quản lý dự án, nó cần được nhận thức một cách đúng đắn. Chúng ta cần có những tổ chức nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu về vấn đề này. Có như vậy thì mới ngày càng nâng cao được trình độ và đưa ra được những chính sách, những quy định phù hợp với thực tiễn. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển tiên tiến hơn, đồng thời cũng phức tạp hơn. Vì vậy cần phải nghiên cứu để bắt kịp sự phát triển, để hạn chế tối đa những sự cố do con người và công nghệ có thể đem đến trong quá trình thực hiện dự án. Việc nghiên cứu và đào tạo có mục đích làm sao đảm bảo an - 78 - toàn đồng thời thúc đẩy sự phát triển của xã hội. - Về ý thức của người thực hiện dự án: Ngoài một số nguyên nhân do thiên nhiên gây ra mà con người không thể khống chế được, hầu hết các nguyên nhân dẫn đến sự cố trong thực hiện dự án xây dựng đều do con người gây ra, hoặc không chủ động ngăn ngừa, hoặc thiếu kiến thức. Như vậy, ý thức về an toàn, ngăn ngừa và xử lý các tình huống xấu của những người thực hiện dự án, đặc biệt là những người quản lý là rất quan trọng. Yếu tố con người có ảnh hưởng quyết định không những đến chất lượng, chi phí công trình, mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn trong suốt quá trình thực hiện dự án. Từ đó có thể thấy, làm sao để những người tham gia dự án có ý thức tốt trong vấn đề an toàn lao động, phòng ngừa và giải quyết sự cố trong các công trình xây dựng là vấn đề cần phải quan tâm. Để đạt được điều đó, chúng ta cần phải có những quy định chặt chẽ, những hướng dẫn cụ thể và đặc biệt là công tác đào tạo, tuyên truyền phải làm tốt như đã nói ở trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 02/12/2010 của Bộ Xây dựng Quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình. Hà Nội. 2. Bộ Xây dựng (2015), Chỉ thị số 01/CT-BXD ngày 02/11/2015 của Bộ Xây dựng về việc bảo đảm an toàn trong thi công xây dựng công trình. Hà Nội. 3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. 4. Lê Anh Dũng (2014), Đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro trong xây dựng. Tạp chí xây dựng 10/2014. 5. Đỗ Thị Mỹ Dung (2016), Nghiên cứu và phân tích các yếu tố rủi ro trong giai đoạn thi công của dự án đầu tư xây dựng. Luận án Tiến sỹ kỹ thuật, Hà Nội. 6. Hội kết cấu và Công nghệ xây dựng Việt Nam (2014), Chỉ dẫn kỹ thuật trong thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Áp dụng thử nghiệm. Đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ xây dựng, Hà Nội. 7. Lê Kiều (1996), Một số công nghệ thi công nhà cao tầng. Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 8. Viện Khoa học công nghệ xây dựng (2003), TCXDVN 297:2003 Phòng thí nghiệm chuyên nghành xây dựng – tiêu chuẩn công nhận. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, Hà Nội. 9. Viện Khoa học công nghệ xây dựng (2012), TCVN 9395:2012 Cọc khoan nhồi – thi công và nghiệm thu, Tiêu chuẩn Quốc gia.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan