Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xây dựng kế hoạch bán hàng cho trà bí đao wonderfarm...

Tài liệu Xây dựng kế hoạch bán hàng cho trà bí đao wonderfarm

.PDF
61
251
105

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÁN HÀNG CHO TRÀ BÍ ĐAO WONDERFARM Giáo viên hướng dẫn: Ths Đinh Thị Kiều Chinh Môn: Quản trị bán hàng - thứ 2 tiết 4,5 Sinh viên thực hiện: Nhóm 5 1. Nguyễn Thị Kim Châu 3117330028 2. Nguyễn Thị Bích Chi 3117330033 3. Hồ Phương Diễm 3117330039 4. Nguyễn Thị Châu Đoan 3117330072 5. Thái Nhật Hạ 3117330080 6. Lê Vũ Mỹ Hảo 3117330090 7. Nguyễn Thị Hộp 3117330120 8. Đào Thu Huyền 3117330127 9. Trần Thị Ngọc Huyền 3117330131 10. Tiêu Hồng Phương Linh 3117330168 11. Bùi Ngọc Phương Uyên 3117330441 12. Nguyễn thị Phương Xuân 3117330478 STT HỌ VÀ TÊN MSSV % HOÀN THÀNH 1 Nguyễn Thị Kim Châu 3117330028 100% 2 Nguyễn Thị Bích Chi 3117330033 100% 3 Hồ Phương Diễm 3117330039 100% 4 Nguyễn Thị Châu Đoan 3117330072 100% 5 Thái Nhật Hạ 3117330080 100% 6 Lê Vũ Mỹ Hảo 3117330090 100% 7 Nguyễn Thị Hộp 3117330120 100% 8 Đào Thu Huyền 3117330127 100% 9 Trần Thị Ngọc Huyền 3117330131 100% 10 Tiêu Hồng Phương Linh 3117330168 100% 11 Bùi Ngọc Phương Uyên 3117330441 100% 12 Nguyễn thị Phương Xuân 3117330478 100% MỤC LỤC CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ............................................................................................................................. 1 I. THÔNG TIN CHUNG.....................................................................................................1 1. Thông tin khái quát.....................................................................................................1 1.1. Giới thiệu về công ty........................................................................................ 1 2. Các dòng sản phẩm.....................................................................................................3 CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRÀ BÍ ĐAO WONDERFARM.............................................................................. 4 I. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG..........................................................................................4 1. Tổng quan thị trường.................................................................................................. 4 2. Xu hướng thị trường................................................................................................... 5 3. Phân tích môi trương kinh doanh............................................................................... 5 3.1. Môi trường vĩ mô..............................................................................................5 3.1.1. Nhân khẩu học............................................................................................5 3.1.2. Kinh tế........................................................................................................ 5 3.1.3. Văn hóa – Xã hội........................................................................................7 3.1.4. Công nghệ...................................................................................................7 3.1.5. Chính trị - pháp luật................................................................................... 7 3.1.6. Môi trường tự nhiên................................................................................... 8 3.2. Môi trường vi mô..............................................................................................8 3.2.1. Nội bộ công ty............................................................................................ 8 3.2.2. Khách hàng.................................................................................................9 3.2.3. Đối thủ cạnh tranh...................................................................................... 9 a/ Đối thủ cạnh tranh trực tiếp.......................................................................... 9 b/ Đối thủ cạnh tranh gián tiếp....................................................................... 10 c/ Sản phẩm thay thế....................................................................................... 10 3.2.4. Nhà cung cấp............................................................................................ 11 II. ĐỊNH VỊ........................................................................................................................ 11 1. Xây dựng mô hình SWOT........................................................................................11 2. Lợi thế cạnh tranh của IFS....................................................................................... 16 3. Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu............................................ 16 a/ Phân khúc thị trường...................................................................................16 b/ Lựa chọn thị trường mục tiêu..................................................................... 17 4. Khách hàng mục tiêu................................................................................................ 17 5. Phát biểu định vị....................................................................................................... 18 6. Định vị sản phẩm...................................................................................................... 18 III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA TRÀ BÍ ĐAO WONDERFARM...............................................................................................................19 IV. CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA TRÀ BÍ ĐAO WONDERFARM...............................................................................................................19 1. Chiến lược sản phẩm................................................................................................ 19 2. Chiến lược giá...........................................................................................................21 3. Chiến lược phân phối................................................................................................22 4. Chiến lược truyền thông........................................................................................... 22 4.1. Quảng cáo....................................................................................................... 23 4.2. Event............................................................................................................... 23 4.3. Bán hàng khuyến mãi..................................................................................... 24 4.4. PR....................................................................................................................24 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO TRÀ BÍ ĐAO WONDERFARM.....................................................................................................25 I. SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA IFS............................................... 25 II. XÂY DỰNG MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG...................................................................26 1. Mục tiêu tổng quát của IFS...................................................................................... 27 2. Mục tiêu cụ thể của Trà bí đao WONDERFARM...................................................28 3. Giá trị sản phẩm của Trà bí đao WONDERFARM trong tương lai........................28 III. DỰ BÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH............................................. 28 1. Năng lực thị trường...................................................................................................29 2. Kế hoạch dài hạn của IFS......................................................................................... 30 3. Mục tiêu doanh thu và doanh số 2020..................................................................... 31 3.1. Dự báo tổng doanh thu của IFS 2020.............................................................31 3.2. Xây dựng mục tiêu doanh thu của Trà bí đao WONDERFARM 2020.........32 IV. Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao WONDERFARM.................. 32 1. Năng lực bán hàng hiện tại của Trà bí đao WONDERFARM................................ 32 2. Mục tiêu triển khai bán hàng Trà bí đao WONDERFARM ...................................33 2.1 Năng lực của 6 tháng cuối năm 2019.............................................................33 2.2 Đặt mục tiêu triển khai cho 6 tháng cuối năm 2020.......................................34 3. Dự trù chi phí báng hàng cho Trà bí đao WONDERFARM................................... 35 4. Xây dựng lực lượng bán hàngcho Trà bí đao WONDERFARM............................ 35 4.1. Quy mô lực lượng bán hàng........................................................................... 35 4.2. Tuyển chọn lực lượng bán hàng..................................................................... 36 4.3. Quy trình tuyển dụng đề xuất......................................................................... 36 4.4. Thông báo tuyển dụng.................................................................................... 37 4.5. Đào tạo nhân viên bán hàng........................................................................... 37 4.6. Đãi ngộ nhân viên bán hàng........................................................................... 37 4.7. Dự trù chi phí nhân sự 6 tháng cuối năm:...................................................... 37 5. Các chiến lược bổ trợ để thực hiện các mục tiêu triển khai cho 6 tháng cuối năm 2020 của Trà bí đao WONDERFARM đã đề ra................................................................. 38 5.1 Customer insight.............................................................................................. 38 a/ Mức độ nhận thức sản phẩm/ thương hiệu................................................. 39 b/Mức độ nhận thức về giá............................................................................. 40 c/ Hành vi mua................................................................................................ 40 5.2. Đề xuất chiến lược sản phẩm..........................................................................43 a/ Chiến lược ngắn hạn................................................................................... 43 b/ Chiến lược dài hạn...................................................................................... 43 c/ Các dịch vụ chăm sóc khách hàng.............................................................44 5.3 Đề xuất chiến lược giá..................................................................................... 44 5.4 Để xuất chiến lược phân phối..........................................................................44 a/ Cách thiết kế kênh.......................................................................................45 b/ Quản lý kênh............................................................................................... 45 5.5 Marketing mix..................................................................................................46 a. Quảng cáo....................................................................................................46 b. Khuyến mãi................................................................................................. 47 c. Bán hàng cá nhân........................................................................................ 48 5.6 Xây dựng chiến lược xúc tiến để thu hút khách hàng mới............................ 50 a. Xây dựng chiến lược tiếp thị thường niên.................................................. 50 b. Chiến lược “ bình cũ rượu mới”................................................................. 51 c. Bắt tay người nổi tiếng................................................................................51 6. Dự trù kinh phí marketing 2020............................................................................... 52 V. TỔNG HỢP CHI PHÍ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2020................................................53 VI. KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT.........................................................................................53 1. Đối với NPP..............................................................................................................53 2. Đối với nhân viên bán hàng......................................................................................54 3. Đối với các chương trình chiêu thị...........................................................................55 CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ I. THÔNG TIN CHUNG 1. Thông tin khái quát Tên công ty : Công ty Cổ phần Thực phẩm Quốc tế (INTERFOOD SHAREHOLDING COMPANY) Tên giao dịch : Interfood ( IFS ) Trụ sở công ty : - Địa chỉ: Lô 13, KCN Tam Phước, Xã Tam Phước, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai - Số điện thoại: (0251) 511 138 - Fax: (0251) 512 498 - Website: www.wonderfarmonline.com Chứng nhận đầu tư : Công ty là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật hiện hành của Việt Nam, theo Giấy chứng nhận đầu tư số: 6535867086, đăng ký lần đầu ngày 16/11/1991, điều chỉnh lần thứ nhất ngày 28/11/2007, điều chỉnh lần thứ mười ngày 06/04/2018 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 3600245631, đăng ký lần đầu ngày 16/11/1991, điều chỉnh lần thứ tư ngày 19/03/2018. Vốn điều lệ: Vốn điều lệ của Công ty là 871.409.920.000 VND (Bằng chữ: tám trăm bảy mươi mốt tỉ bốn trăm lẻ chín triệu chín trăm hai mươi ngàn VND chẵn). Tổng số vốn điều lệ của Công ty được chia thành (tương đương 87.140.920 CP) cổ phần với mệnh giá là 15.900 đồng/ cổ phần. Vốn đầu tư : Tổng vốn đầu tư đăng ký của Công ty là 1.444.500.000.000 VNĐ (tương đương 90.000.000 đô la Mỹ). 2013. Thành tích : Được bình chọn Danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao năm 1.1. Giới thiệu về công ty Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Quốc Tế tiền thân là Công ty tư nhân Trade Ocean Exporters được thành lập tại Malaysia năm 1977. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu nhắm vào thị trường xuất khẩu. Khi lợi nhuận và doanh số ngày càng tăng, Trade Ocean thành 1 công trong việc xây dựng nhà máy đầu tiên năm 1980 đáp ứng việc sản xuất một lượng lớn đơn đặt hàng xuất khẩu của công ty. Đến năm 1991, công ty quyết định dời sang nhà máy mới để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng tăng cao. Khi kinh doanh thương mại phát triển mạnh đạt trên 300%, công ty nhận thấy cần phải tái cấu trúc cơ cấu nên quyết định thành lập công ty Trade Ocean Holdings là công ty cổ phần với hai công ty con, đó là Trade Ocean Exporters chủ yếu nhắm vào các hoạt động thương mại, và Công ty WONDERFARM Biscuits & Confectionery là bộ phận chuyên sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Đồng thời, để tìm kiếm cơ hội mới công ty đã thành lập thêm nhà máy để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. Sau khi khảo sát nghiên cứu thị trường, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có sự thay đổi tích cực, khách hàng tiềm năng dồi dào, nguồn nhân lực có năng lực tốt và là nơi rất giàu các sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, tập đoàn quyết định thành lập ra Công ty TNHH Công Nghiệp Chế Biến Thực Phẩm Interfood vào năm 1991. Sau nhiều năm thành lập, công ty phát triển sang Việt Nam trong ngành sản xuất và kinh doanh quốc tế. Đây là bước tiến hết sức thông minh và chiến lược, có khả năng giúp tập đoàn và công ty thống nhất lại sức mạnh, chiến lược cũng như tiềm năng cạnh tranh quốc tế mà không phá vỡ giá trị, bản sắc cũng như triết lý kinh doanh công ty. Triển vọng sản xuất kinh doanh thực sự tốt đẹp vì sự phát triển của nền Kinh tế Việt Nam bùng nổ hơn cả những dự đoán trước đó. Tuy là một công ty còn non trẻ trong kinh nghiệm quản lý nhân lực quốc tế nhưng nhanh chóng trở thành nhà sản xuất hiện đại nhất Việt Nam và là một trong những công ty chi phối quản lý chất lượng tập trung vào các sản phẩm bánh, nước giải khát tại Việt Nam. Điều này được minh chứng bằng việc Wonderfarm nhận được giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao danh giá, đây là giải thưởng được trao cho đơn vị có năng lực quản lý chất lượng sản phẩm thống nhất. Từ năm 2011, tập đoàn KIRIN, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực nước uống và thực phẩm tại khu vực Châu Á, đã trở thành cổ đông chiến lược và bắt đầu tham gia vào công tác quản lý kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Quốc Tế (Interfood). Tháng 3/2012, IFS và KIRIN chính thức hợp tác trong việc sản xuất kinh doanh sản phẩm nước giải khát. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường nước giải khát Việt Nam, công ty đã phân bổ sản xuất cho hai nhà máy chính, đó là: Nhà máy IFS tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai chuyên phụ trách việc sản xuất các sản phẩm đóng lon với thương hiệu WONDERFARM, và nhà máy KIRIN tại tỉnh Bình Dương chuyên sản xuất các sản phẩm đóng chai tiện dụng với thương hiệu KIRIN. Từ ngày 16/11/2016, cổ phiếu IFS đã chính thức giao dịch trên hệ thống UPCoM. Căn cứ theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông của Công ty năm 2016, Công ty đã tiến hành việc chấm dứt kinh doanh sản phẩm bánh của IFS và công ty AVA để tập trung nguồn lực phát triển ngành kinh doanh chủ lực là Nước giải khát. 2 2. Các dòng sản phẩm WONDERFARM là thương hiệu thức uống lâu đời trong mỗi gia đình người Việt. Ngày nay, với sự chăm chút của tập đoàn KIRIN Nhật Bản từ khâu tuyển chọn nguyên liệu cho đến khâu chế biến thủ công, sản phẩm WONDERFARM thật sự đậm đà hương vị truyền thống Việt Nam. Sản phẩm WONDERFARM được chế biến từ các loại trái cây tự nhiên chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Với công nghệ hiện đại và quy trình sản xuất được quản lý chặt chẽ đã tạo ra các sản phẩm nước giải khát mang đậm hương vị thiên nhiên, với lượng đường vừa đủ giúp người tiêu dùng dễ dàng, tiện lợi trong việc thưởng thức sản phẩm nước trái cây bổ dưỡng mỗi ngày. Gồm các thương hiệu nước giải khát mang thương hiệu Wonderfarm như: Trà bí đao Nước Yến Ngân Nhĩ và Nước Yến Cao Cấp Nước cốt dừa Trà xanh hương chanh Nước sâm KIRIN Là thương hiệu Nhật Bản trên 100 năm, KIRIN tự hào mang niềm vui và sức khỏe đến người tiêu dùng thông qua những sản phẩm chất lượng cao, được chế biến theo kỹ thuật công nghệ tiên tiến đúc kết bởi kinh nghiệm của tập đoàn hơn 100 năm qua tại Nhật Bản.      Gồm các thương hiệu nước giải khát mang thương hiệu KIRIN như:  Ice Plus ( Ice+) + Ice+ Nho xanh. + Ice+ Đào. + Ice+ Chanh + Ice + Sơ ri Beauti  LATTE + Latte Đào. + Latte Trà. + Latte Mãng cầu. + Latte Hỗn hợp dâu + Latte cà phê & sữa  TEA BREAK trà sữa  Trà xanh Nhật  Kirin Imuse sữa chua vị chanh 3 CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRÀ BÍ ĐAO WONDERFARM I. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 1. Tổng quan thị trường Hiện nay theo ước tính của hiệp hội bia rượu – nước giải khát Việt Nam, thì có khoảng 1800 cơ sở sản xuất nước giải khát. Mức tăng trưởng hàng năm tăng đều ở mức 6-7%, trong khi ở những thị trường khác như Pháp, Nhật Bản chỉ kỳ vọng đạt 2%/ năm. Trong ngành nước giải khát không cồn ở Việt Nam + Nước ngọt có ga chiếm tới 23,74%, Trà chiếm đến 36,97%, nước tăng lực chiếm 18,28%, nước ép hoa quả là 10,91% và nước khoáng là 5,45%. + Tổng doanh thu ngành năm 2015: 85 000 tỉ VND + Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2014: 13,48% + Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2015-2019: 8,44% + Mục tiêu sản lượng: năm 2020: 6,8 tỉ lít ; năm 2025: 9,5 tỉ lít Thị trường nước giải khát Việt Nam luôn là “miếng bánh” béo bở đối với các nhà đầu tư. Bình quân mỗi năm, một người Việt tiêu thụ trên 23 lít nước giải khát và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới (theo thống kê của Hiệp hội Bia rượu – Nước giải khát Việt Nam). Để tồn tại trong thị trường đầy khốc liệt này, các nhà sản xuất phải nắm bắt được xu hướng để cho ra sản phẩm hợp “gu” người dùng Các doanh nghiệp dẫn đầu trong thị trường nước giải khát không cồn + Công ty NGK Quốc tế Pepsico( IBC) + Công ty TNHH TM&DV Tân Hiệp Phát + Công ty TNHH NGK Coca Cola + Công ty CP thực phẩm quốc tế + Công ty CP NGK Tribeco Bình Dương + Công ty TNHH Red Bull Việt Nam + Công ty LD Lavie + Công ty CP NGK Chương Dương + Công ty CP nước khoáng Vĩnh Hảo - Doanh nghiệp có thị phần lớn nhất: + Nước ngọt có ga: Pepsico và Coca Cola 4 + Nước ngọt không ga: Tân Hiệp Phát 2. Xu hướng thị trường Nhịp sống nhanh, bận rộn với guồng quay công việc đã khiến cho nhiều người không còn đủ thời gian để thong thả tận hưởng cuộc sống. Họ dần ưa chuộng các sản phẩm sẵn có, dùng được ngay mà không phải tốn quá nhiều thời gian pha chế. Vì vậy, các dạng sản phẩm nước giải khát đóng chai được nhiều người chọn mua với các hương vị đa dạng Người dùng hiện nay đang ngày càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe trong việc chọn lựa thực phẩm và đồ uống. Họ tránh những loại đồ uống làm từ hóa chất, chứa chất bảo quản, chất tạo màu, nhiều đường; đặt ưu tiên hàng đầu lên các loại nước có nguyên liệu tự nhiên, ít đường, tốt cho sức khỏe. Vì vậy, thay vì nước ngọt có ga, người tiêu dùng ưu ái chọn lựa nước giải khát không đường, có nguồn gốc thiên nhiên tuy giá thành cao hơn khoảng 20%. Một số sản phẩm tiêu biểu có thể kể đến sữa trái cây hương cam (Orange Flavor), hương dâu, hương xoài…; trà xanh, trà thảo mộc; sữa đậu nành, sữa óc chó, sữa mè đen… 3. Phân tích môi trương kinh doanh 3.1. Môi trường vĩ mô 3.1.1. Nhân khẩu học Theo kết quả đánh giá sơ bộ tính đến 1/4/2019, Việt Nam hiện có hơn 96,2 triệu dân (với hơn 47,8 triệu nam giới và 48,3 triệu nữ giới). Với số dân này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á Cơ cấu dân số Việt Nam thuộc nhóm “ cơ cấu dân số trẻ”. Tỷ trọng dân số từ 1564 vẫn chiếm đa số, khoảng 68% tổng dân số, tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở chiếm 7,7% Trong 10 năm qua, tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh và rộng khắp tại các địa phương đã tác động làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị. Dân số khu vực thành thị năm 2019 ở Việt Nam là 33.059.735 người, chiếm 34,4%; ở khu vực nông thôn là 63.149.249 người, chiếm 65,6%. Việt Nam đang trong giai đoạn “ cơ cấu dân số vàng” - Dân số ở trong độ tuổi lao động vẫn đang gấp đôi số người ở trong độ tuổi phụ thuộc. Gánh nặng được giảm đi từ đó thúc đẩy tiêu dùng Từ đó cho thấy thị trường Việt Nam là một thị trường rộng lớn, tràn đầy tiềm năng phát triển 3.1.2. Kinh tế Tổng cục Thống kê cho biết năm 2019, GDP Việt Nam tăng 7,02%. Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7%. 5 Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại Việt Nam trong năm 2019 tiếp tục tăng trưởng khả quan nhờ vào sự đi lên của nền kinh tế. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 đánh dấu một mốc mới, đạt 4.940,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,8% so năm 2018, mức tăng cao nhất giai đoạn 2016-2019. Tính riêng ngành bán lẻ hàng hóa có doanh thu đạt 3.751,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,9% tổng mức và tăng 12,7%. Trong đó, lương thực, thực phẩm tăng 13,2%.. Sự tăng trưởng của thị trường bán lẻ Việt Nam từ đầu năm đến nay thể hiện cầu tiêu dùng tăng. Theo thống kê của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cả nước hiện có khoảng 8.660 chợ, 800 siêu thị, 168 trung tâm thương mại các loại và hơn 1 triệu cửa hàng quy mô hộ gia đình, hơn 1.000 cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini... Việc mở rộng liên tục các cửa hàng bán lẻ sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc phát triển phân phối sản phẩm là 1 nhân tố khuyến khích người dân mua hàng và làm tăng giá trị tiêu thụ Mức chi tiêu hộ gia đình ngày một tăng cùng nhiều hiệp định thương mại tự do hoàn tất quá trình đàm phán và được ký kết như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA)… thị trường bán lẻ Việt Nam đang trở thành một trong 6 ngành nghề thu hút dòng vốn đầu tư lớn nhất hiện nay Năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát thấp nhất trong 3 năm qua. Công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ thị trường đóng vai trò động lực phát triển kinh tế đất nước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam bao gồm vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và vốn góp mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đã đạt 38 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018. Đây cũng là con số cao nhất trong vòng 10 năm gần đây + Kinh tế tăng trưởng, lạm phát được kiềm chế, đầu tư nước ngoài tăng dẫn đến chi tiêu của khách hàng nhiều hơn, giá cả các mặt hàng ổn định giúp cho các công ty mở rộng kinh doanh, thu được lợi nhuận cao Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 1/2020 đạt 3,82%, thấp nhất trong 11 năm trở lại đây. Song nếu so với thế giới, tăng trưởng của Việt Nam vẫn đang ở mức tích cực nhờ các chính sách phản ứng với dịch Covid-19 kịp thời và phù hợp Tuy nhiên các chính sách giãn cách xã hội, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao do nhiều doanh nghiệp đóng cửa vì chịu tác động của dịch Covid-19 đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng hàng hóa 6 Do tác động kép bởi dịch COVID-19 và ảnh hưởng của một số quy định đối với ngành có hiệu lực từ 1-2-2020, ngành xuất đồ uống gặp rất nhiều khó khăn. Doanh thu của ngành giảm hơn 60% 3.1.3. Văn hóa – Xã hội Đi cùng với sự phát triển kinh kế, hội nhập với các nền văn hóa lớn trên thế giới, văn hóa của người dân Việt Nam, đặc biệt là văn hóa tiêu dùng có sự thay đổi rõ rệt trong những năm gần đây. Mức sống người dân ngày càng nâng cao, dẫn đến nhu cầu thay đổi theo hướng tích cực hơn. Thực phẩm được lựa chọn không những theo tiêu chí ngon, mà còn phải tốt cho sức khỏe, hoàn toàn thiên nhiên và sạch. Cuộc sống hiện đại, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh khiến con người rất cần các loại thực phẩm thức uống có nguồn góc từ thiên nhiên để bồi bổ cơ thể, giải độc, làm chậm quá trình lão hóa, xua tan căng thẳng mệt mỏi giúp tinh thần luôn thoải mái Do đó, việc lựa chọn các sản phẩm nước giải khát có nguồn gốc từ thiên nhiên, tốt cho sức khỏe cũng được người tiêu dùng chú ý hơn. Bên cạnh đó, xu hướng lựa chọn thương hiệu chất lượng trong nước ngày càng tăng. Đây là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước tìm thấy hướng đi riêng của mình. 3.1.4. Công nghệ Công nghệ là một trong những nền tảng quan trọng quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến không những giúp nâng cao năng lực sản xuất mà còn giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Hiện nay khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển nhanh, đặc biệt là những tiến bộ trong công nghệ sản xuất nước giải khát. Các công ty với nguồn vốn mạnh có thể đầu tư những thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến để nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, thiết kế mẫu mã đẹp mang lại lợi thế cạnh tranh Cùng với công nghệ sản xuất tiên tiến, công nghệ thông tin ảnh hưởng khá nhiều đến sự hiệu quả của một doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp, quản lý khách hàng giúp việc vận hành trơn tru hơn, hiệu quả hơn mà tốn ít công sức hơn. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin còn là kênh giao tiếp trực tiếp với người tiêu dùng, hỗ trợ các chương trình truyền thông của doanh nghiệp hiệu quả hơn, cũng như nhận các ý kiến phản hồi từ người tiêu dùng nhanh hơn và chính xác hơn. Song song với việc phát triển công nghệ sản xuất mới, việc đảm bảo môi trường, sản xuất “xanh – sạch” ngày càng được chú trọng. Bài học trước mắt khi người tiêu dùng tẩy chay một sản phẩm vì nhà máy xả nước thải trực tiếp ra sông vẫn còn đó, việc phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường cần được chú trọng một cách kỹ lưỡng 3.1.5. Chính trị - pháp luật Việt Nam có một nền chính trị và một bộ máy chính phủ khá ổn định là tiền đề cho các doanh nghiệp nước ngoài mong muốn đầu tư vào Việt Nam lâu dài. Chính sách 7 quan tâm, thu hút vốn đầu tư nước ngoài được chính phủ, chính quyền địa phương chú trọng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và phát triển Cùng với đó là bộ máy pháp luật đang dần hoàn thiện, tạo sự vững tin ở các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường xuyên cập nhật các thông tin, các văn bản sửa đổi pháp luật khá thường xuyên, tránh các vấn đề liên quan đến pháp lý, ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp. Một số luật các doanh nghiệp cần chú ý như: Luật kinh doanh, luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, luật lao động, luật bảo vệ môi trường cần được chú trọng một cách kĩ lưỡng 3.1.6. Môi trường tự nhiên Đối với những doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào luôn là một yếu tố các doanh nghiệp xem xét có nên đầu tư nhà máy sản xuất tại một quốc gia nào đó. Tại Việt Nam, môi trường tự nhiên rất phong phú và đa dạng, Việc nằm trong đới khi hậu nhiệt đới, khí hậu thuận lợi, nguyên vật liệu đầu vào khá rẻ so với khu vực, việc xây dựng các nhà máy tại Việt Nam có thể xem là lợi thế. Cùng với việc khai thác các nguyên liệu thô, các nhà sản xuất cần có chính sách phát triển và bảo tồn các nguồn vật liệu đó như trồng rừng, bảo vệ thủy hải sản… để có thể phát triển việc sản xuất lâu dài 3.2. Môi trường vi mô 3.2.1. Nội bộ công ty Là một trong những công ty nước giải khát đầu tiên của Việt Nam, việc xây dựng hình ảnh trong lòng người tiêu dùng đã khá vững chắc, điển hình như nhắc đến Trà Bí Đao là nhắc đến Wonderfarm. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh tế, cũng như sức ép từ các “người khổng lồ” trong ngành nước giải khát ngày càng mạnh như: Coca Cola, Suntory Pepsi, Tân Hiệp Phát với các thương hiệu đa dạng như: Coca Cola, Pepsi, 7Up, Trà xanh 0o, Trà Thảo Mộc Dr.Thanh… thương hiệu Trà Bí Đao Wonderfarm ngày càng chìm vào quên lãng Sự hồi sinh của Interfood gắn liền với bàn tay của Tập đoàn Kirin Nhật Bản. Năm 2011, Interfood được tập đoàn Kirin tham gia tái cấu trúc, với tỷ lệ sở hữu 57% vốn. Kirin sau đó đã liên tục tăng tỷ lệ sở hữu tại Interfood và đến nay sở hữu gần 96% Interfood.Dưới sự hỗ trợ của Kirin, Interfood vẫn chịu lỗ tiếp 4 năm, phải hủy niêm yết cổ phiếu vào năm 2013 và đến cuối năm 2015 lỗ lũy kế 852 tỷ đồng. Từ năm 2016, Interfood đã chấm dứt kinh doanh sản phẩm bánh để tập trung nguồn lực phát triển ngành kinh doanh chủ lực là nước giải khát. Với hơn 20 năm tại thị trường Việt Nam, IFS đã xây dựng một hệ thống phân phối bao phủ toàn quốc, trở thành ưu thế lớn của IFS trong việc tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng, linh hoạt trong các chính sách bán hàng để tạo ra dòng tiền ổn định. Điểm mấu chốt 8 cuối cùng giúp IFS thành công đó chính là các chính sách truyền thông và chiêu thị. Với kinh nghiệm toàn cầu của KIRIN trong việc xây dựng chính sách chiêu thị. Wonderfarm một lần nữa lại xuất hiện mạnh mẽ trở lại, trở thành một trong những thế lực đáng gờm trong thị trường nước giải khát hiện nay. Cụ thể , Công ty cổ phần thực phẩm quốc tế (Interfood) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2019 với kết quả tiếp tục tăng trưởng so với các năm trước. Doanh thu thuần Interfood đạt 1.635 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 290 tỷ đồng, tăng 4% và 39% so với năm trước. Đây cũng là kết quả cao nhất từ trước tới nay của Interfood và là năm tăng trưởng doanh thu thứ 7 liên tiếp. 3.2.2. Khách hàng IFS chia khách hàng của mình thành 2 dạng: B2B và người dùng cuối. Người dùng cuối của IFS có độ tuổi khá đa dạng, từ 25-45,hầu hết những người trong độ tuổi này đều đã đi làm hoặc có gia đình nên có nhu cầu sử dụng nước giải khát, nhưng muốn một loại nước giải khát không có gaz, có nguồn gốc từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe . Người tiêu dùng Việt là những người có ý thức về sức khỏe cao nhất Đông Nam Á. Họ đang ngày càng quan tâm hơn đến các vấn đề về sức khỏe, vệ sinh, an toàn thực phẩm. Do đó họ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn vào các sản phẩm đảm bảo độ an toàn, thân thiện với môi trường, đặc biệt là nhóm sản phẩm hữu cơ (organic).Những khách hàng này thường mua sản phẩm tại các kênh on (nhà hàng, quán ăn, quán nước…) và các kênh off (siêu thị, tạp hóa,siêu thị tiện lợi …). Thường hứng thú với các chương trình khuyến mãi, tặng kèm sản phẩm, bốc thăm trúng thưởng… Khách hàng B2B của IFS gồm các nhà phân phối sỉ và lẻ, có thể là các siêu thị, tạp hóa, quán ăn, quán café… Khách hàng B2B của IFS thường chú ý đến chính sách ưu đãi, lợi nhuận, chiết khấu, hoa hồng… Cùng với đó khách hàng B2B cũng là một đối tượng hỗ trợ truyền thông đắc lực cho IFS. Việc IFS chia khách hàng mình thành 2 dạng rõ ràng giúp công ty có các chính sách riêng biệt, chăm sóc cho từng khách hàng của mình tốt hơn. 3.2.3. Đối thủ cạnh tranh a. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp Công ty Tribeco Công ty Tribeco kinh doanh chủ yếu trong ngành nước giải khát, giải nhiệt và bổ dưỡng. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc phát triển và cho ra đời các sản phẩm bổ dưỡng cao cấp có nguồn gốc từ thiên nhiên như Sữa Đậu Nành, Nước Yến Ngân Nhĩ, nước Yến Đông Trùng Hạ Thảo, Trà Bí Đao, Trà Xanh… Một thời gian dài gắn liền với một sự kiện thể thao mang tầm vóc khu vực ( Cúp Truyền Hình ), thương hiệu Tribeco có độ phủ khá rộng, tên tuổi được người tiêu dùng cả nước biết đến. Một số sản phẩm của Tribeco không chỉ bán chạy mà còn được ưa thích 9 như: TriO, Somilk, Tribeco trà bí đao.Trong 11 năm liền, Tribeco lọt vào danh sách Hàng Việt Nam chất lượng cao. Thậm chí, sản phẩm sữa đậu nành và nước ngọt có gas của Tribeco còn được đề xuất chọn làm sản phẩm công nghiệp chủ lực của TP.HCM. Mặc dù thất bại trong chiến lược nhân sự, chiến lược kinh doanh cũng như marketing sai trong năm 2008 đã dẫn đến việc Tribeco buộc phải nhường lại toàn bộ thị trường cho Tribeco Bình Dương của Uni-President, sản phẩm trà bí đao Tribeco vẫn tồn tại, cạnh tranh với dòng nước trà bí đao chủ lực của Wonderfarm với hương vị tương đồng và mức giá thấp hơn Wonderfarm Công ty TNHH SX & TM Tân Quang Minh. Sản phẩm: các loại nước giải khát mang thương hiệu Bidrico cùng các nhãn hiệu Anuta, Yobi, Tam Thanh, Red Tiger, Huy Hoàng. Đối với thị trường Trà bí đao nói chung, Bidrico là một đối thủ đáng để Wonderfarm lưu tâm bởi so với những đối thủ khác hầu như không tiếp tục phát triển đầu tư vào phân khúc bí đao này, thì Bidrico vẫn hàng ngày đẩy mạnh đưa sản phẩm của mình vào phân khúc địa lý mà Wonderfarm chưa tới được. Bidrico có những chiến thuật riêng và luôn theo đuổi trong suốt quá trình hoạt động. Nếu Wonderfarm chỉ mới định hướng chiến lược là tạo ra sản phẩm hợp khẩu vị người Việt và tập trung vào đối tượng khách hàng là người Việt Nam thì Bidrico ngoài tích cực đem sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng nông thôn còn vươn ra thị trường nước ngoài. . Hiện, Bidrico đã bán được sản phẩm sang nhiều nước Đông Nam Á, Trung Á, Trung Đông, Bắc Phi, châu Âu… b. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp Tập đoàn Tân Hiệp Phát Sản phẩm : nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe như Trà Thanh nhiệt Dr Thanh, Trà xanh Không độ, Nước tăng lực Number 1, Trà sữa Macchiato Không Độ và sắp tới là những sản phẩm mới như Sữa Dừa, Nước Dừa tươi,… Thời điểm những năm đầu thế kỷ 21, thị trường nước giải khát phần lớn nằm trong tay các công ty sản xuất nước có gas, nước khoáng, trong khi dòng sản phẩm nước uống có lợi cho sức khoẻ lại không thu hút nhiều anh tài. Tân Hiệp Phát – một kẻ mới chập chững bước vào ngành sản xuất đồ uống giải khát lại bất ngờ chọn lối đi ngách đầy chông gai: dựng thương hiệu bằng nước tăng lực, trở thành ông lớn bằng trà xanh. Tân Hiệp Phát đã chọn phân khúc nước giải khát không gaz và lật đổ sự thống trị của Wonderfarm. Về thị trường trà xanh, bên cạnh trà xanh không độ , còn có sản phẩm Trà xanh từ các thương hiệu nổi tiếng như Lipton, Nestlé, URC… Có thể thấy rằng, việc sản phẩm Trà xanh phát triển mạnh mẽ sẽ lấn át “sân chơi” của các sản phẩm khác, vì vậy các sản phẩm nước giải khát không gaz cần tìm cho mình một đặc trưng riêng để có thể cạnh tranh lại dòng sản phẩm này. 10 c. Sản phẩm thay thế Sản phẩm thay thế của Trà bí đao Wonderfarm là những loại nước giải khát có gaz, nước tăng lực, nước khoáng, nước suối và bia. Một số thương hiệu nổi tiếng như Coca Cola, Pepsi, Redbull… Giới chuyên gia đánh giá tiêu thụ nước giải khát, trong đó có nước trái cây năm 2020 ở thị trường Việt Nam có triển vọng đạt 109 tỷ lít. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường nước trái cây được cho là ở mức hai con số so với tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường thức uống được dự báo là 6% đến năm 2020. Tất cả các thương hiệu đang chuẩn bị để bước vào “Trận chiến” của năm nay, đây sẽ là thời điểm các chiến lược truyền thông được sẵn sàng nổ ra để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Ngành đồ uống ở Việt Nam nói chung được cho là đang có rất nhiều biến động. Do đó, việc cập nhật tình hình và các xu hướng liên quan đến sự phát triển của ngành hàng này là rất quan trọng đối với các DN và chính người tiêu dùng. 3.2.4. Nhà cung cấp Ngoài hệ thống máy móc cũng như dây chuyền sản xuất của Interfood được đầu tư tối đa và thuộc hàng hiện đại bậc nhất trên thế giới, khâu chuẩn bị nguyên liệu được tuyển chọn kỹ lưỡng. Vì đầu vào của IFS là Trái cây tươi, lá trà tươi và một số nguyên vật liệu, hương liệu nên IFS cần có một hệ thống cung cấp nguyên vật liệu tươi, sạch, đảm bảo chất lượng và số lượng. Với mục tiêu “Tiêu chuẩn quốc tế được thực hiện theo phương cách Việt Nam”, các sản phẩm của Công ty TNHH Nước Giải Khát KIRIN Việt Nam được chăm chút từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến khi thành phẩm. Các nguyên liệu được lựa chọn từ các nguồn cung cấp uy tín trong và ngoài nước, với chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và được quản lý chặt chẽ. Ưu điểm các nguyên vật liệu nhập khẩu là: chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh, số lượng dồi dào và đảm bảo. Nhược điểm là giá thành cao, chi phí vận chuyển đắt đỏ. Đối với nguyên liệu trong nước tuy giá thành rẻ, số lượng nhiều nhưng chất lượng lại chưa đảm bảo. Để dung hòa ưu nhược của 2 nguồn nguyên liệu trên, hiện nay IFS đã ký hợp đồng một số nông trại, vườn ký hợp đồng độc quyền cung cấp sản phẩm cho IFS. IFS sẽ cung cấp giống, cách thức trồng cũng như đề ra các chỉ tiêu chất lượng. II. ĐỊNH VỊ 1. Xây dựng mô hình SWOT Điểm mạnh:  Nguồn nguyên liệu bí đao tươi ngon dồi dào tại Việt Nam vừa giúp đảm bảo được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, giá cả rẻ lại vừa đảm bảo hương vị mang tính truyền thống, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Việt. 11  Với hơn 20 năm tại thị trường Việt Nam IFS đã xây dựng được hệ thống phân phối trên toàn quốc, giúp công ty tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng, linh hoạt trong chính sách tạo ra dòng tiền ổn định.  Đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp , nhiệt huyết và vững kiến thức chuyên môn. → Đội ngũ bán hàng của Công ty luôn bám sát mục tiêu doanh số bán hàng theo từng tuần, từng tháng trên cơ sở triệt để tuân thủ các quy tắc bán hàng cơ bản, tận dụng tốt các cơ hội bán hàng, mở mới điểm bán…để phát huy doanh số. Ban Điều hành Bán hàng luôn theo sát từng hoạt động bán hàng để kịp thời điều chuyển cơ cấu lực lượng, phân vùng bán hàng để tối ưu hóa năng lực của đội ngũ bán hàng và đưa ra các chính sách bán hàng phù hợp, chính sách khuyến mãi kịp thời.  Dày dặn kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách chiêu thị ( đưa Wonderfarm thoát khỏi khủng hoảng và dần tăng trưởng sau 8 năm thua lỗ kéo dài)  Các thiết bị, máy móc cùng hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại → Các thiết bị, máy móc cùng hệ thống dây chuyền sản xuất của công ty đều ứng dụng công nghệ hiện đại của Nhật Bản và Châu Âu , giúp sản phẩm sau khi sản xuất vẫn giữ được chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, Interfood còn trang bị cho mình hệ thống dây chuyền chiết rót Aseptic vô trùng tiên tiến cho phép sản xuất các sản phẩm đồ uống pha sữa chất lượng tốt với chi phí sản xuất thấp. Đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm.  Sản phẩm chất lượng : → Không dùng chất bảo quản và màu nhân tạo, nguyên liệu từ thiên nhiên, lượng đường vừa đủ tạo cho sản phẩm có vị ngọt thanh nhưng không gắt.  Thương hiệu trà bí đao quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. → Năm 2005 trà bí đao Wonderfarm đã ra đời. IFS trở thành một trong số những doanh nghiệp nắm thị phần cao đối với sản phẩm nước trái cây không gas và đồ uống độ cồn nhẹ tại khu vực phía Nam. Theo ước tính của Công ty, thương hiệu đồ uống của họ chiếm tới khoảng 50-60% thị phần nước trái cây không gas, và cạnh tranh trực tiếp với Nước giải khát Chương Dương, Tribeco hay Tân Hiệp Phát thời kỳ đó. Năm 2006 đến 2015 công ty rơi vào khủng hoảng , mặc dù không được quảng bá rầm rộ như lúc trước nhưng doanh thu bán sản phẩm trà bí đao Wonderfarm vẫn tăng cho thấy sản phẩm đã đứng một vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.  Danh mục sản phẩm đa dạng 12 Điểm yếu Quy trình tạo ra sp wonderfarm  Tốn nhiều công sức và quy trình tạo ra sản phẩm  Chương trình marketing quảng bá sản phẩm chưa mạnh mẽ  Chưa khai thác hết công suất của máy móc thiết bị Cơ hội  Nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Kirin.  Khách hàng tiềm năng và nhu cầu tiêu dùng tại thị trường quốc tế rất lớn.  Xu hướng sử dụng những sản phẩm có ích cho sức khỏe → Trong tình hình dịch bệnh, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các vấn đề sức khỏe và muốn sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên , có lợi cho sức khỏe. Người tiêu dùng Việt là những người có ý thức về sức khỏe cao nhất Đông Nam Á( năm 2019, theo số liệu thống kê được thực hiện bởi The Conference Board Global Consumer Confidence với sự hợp tác cùng Nielsen người tiêu dùng Việt Nam xếp hạng Sức khỏe (44%) và Sự ổn định của công việc (42%) là hai mối quan tâm hàng đầu của họ). Vì vậy họ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn vào các sản phẩm đảm bảo độ an toàn, thân thiện với môi trường, đặc biệt là nhóm sản phẩm hữu cơ (organic).  Việt Nam đã chính thức bước qua nhóm quốc gia có thu nhập trung bình đồng nghĩa, sức mua, lượng tiêu thụ của những người đang trong độ tuổi lao động đã được cải thiện và ngày càng tăng lên.  Việt Nam đang trong thời điểm “Dân số vàng” , dân số trong tuổi lao động nên đây là thị trường rộng lớn , đầy tiềm năng. Thách thức  Sức ép từ các đối thủ cạnh tranh nặng kí trong ngành nước giải khát ngày càng mạnh mẽ như: Coca Cola, Suntory Pepsi, Tân Hiệp Phát với các thương hiệu đa dạng như: Coca Cola, Pepsi, 7Up, trà thảo mộc Dr Thanh,..Thương hiệu Wonderfarm ngày càng chìm vào quên lãng.  Trà bí đao Tribeco và trà bí đao Anuta cạnh tranh với dòng trà bí đao chủ lực của Wonderfarm với hương vị tương đồng và mức giá thấp hơn  Vì ảnh hưởng của dịch bệnh nên tăng trưởng kinh tế giảm, tỉ lệ thất nghiệp tăng. Do đó người dân giảm nhu cầu tiêu dùng hàng hóa. 13 → Theo đó, hai tháng đầu năm 2020, sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp trong ngành bia, rượu, nước giải khát đều sụt giảm mặc dù vào đúng dịp Tết và mùa lễ hội, mùa có sản lượng tiêu thụ lớn nhất trong các năm trước đây.Nhiều doanh nghiệp giảm sản lượng tiêu thụ đến 40-50% trong hai tháng vừa qua. → Ở năm 2019 kinh tế tăng trưởng, lạm phát được kiềm chế, đầu tư nước ngoài tăng dẫn đến chi tiêu của khách hàng nhiều hơn, giá cả các mặt hàng ổn định giúp cho các công ty mở rộng kinh doanh, thu được lợi nhuận cao kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Đối với thị trường nước giải khát, sự phát triển và cường độ cạnh tranh giữa các hãng, cơ sở sản xuất ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát Việt Nam, cả nước hiện có hơn 1.800 cơ sở sản xuất nước giải khát, hàng năm mức tăng trưởng đạt 6-7%, trong đó nước giải khát có ga (nước ngọt) chiếm 23,74% thị phần, nước giải khát dưới dạng trà chiếm 36,97%; nước tăng lực chiếm 18,28%, nước ép hoa quả 10,91%, nước khoáng là 5,45%.Theo giới kinh doanh, thị trường nước giải khát của Việt Nam có xu hướng phát triển mạnh các dòng sản phẩm vừa giải khát vừa có yếu tố bồi bổ sức khỏe như nước tăng lực, sản phẩm nước uống chứa vitamin, nước uống chiết xuất từ hoa quả, ngũ cốc, trà, sâm…Từ nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều dòng sản phẩm mới nước giải khát mới đã ra đời và cạnh tranh nhau rất quyết liệt 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan