Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng hệ thống văn phòng điện tử...

Tài liệu Xây dựng hệ thống văn phòng điện tử

.PDF
35
67
112

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU ----W X---- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: VĂN PHÒNG ĐIỆN TỬ Chủ nhiệm đề tài Thực hiện : KS. Huỳnh Cao Tuấn : Lương Quốc Sơn Nguyễn Bình Trọng Biên Hòa, tháng 06 năm 2011 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................1 1.1. eOffice là gì? .......................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu đề tài ........................................................................................................ 1 1.3. Phạm vi ứng dụng ................................................................................................. 1 1.4. Nội dung thực hiện đề tài: .................................................................................... 2 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HỆ VĂN PHÒNG ĐIỆN TỬ VÀ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH......................................................................................3 2.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................... 3 2.2 Khảo sát hệ thống: ...................................................................................................... 4 2.3. Qui trình thực hiện ..................................................................................................... 6 2.4 Kỹ thuật sử dụng:........................................................................................................ 6 2.4.1. Kỹ thuật sử dụng: ................................................................................................................. 6 2.4.2. Xây dựng mô hình quan hệ cơ sở dữ liệu: .......................................................................... 8 3.1. Công nghệ AJAX: ..................................................................................................... 11 3.2. So sánh với các ứng dụng web truyền thống: ...................................................... 11 3.3. Ưu nhược điểm: ....................................................................................................... 14 3.3.1. Ưu điểm: ............................................................................................................................. 14 3.3.2. Nhược điểm:...................................................................................................................... 14 3.4. Cơ sở lý thuyết về mạng GSM: ............................................................................... 16 3.4.1. Đặc tả chung về mạng GSM .............................................................................................. 16 3.4.2. Kiến trúc mạng GSM .......................................................................................................... 16 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ NHỮNG MODULE ĐÃ HOÀN THÀNH.........18 4.1. 4.1.1 4.1.2 4.1.3 4.1.4 4.1.5 4.1.6 4.1.7 4.2. 4.2.1 4.2.2 4.2.3 4.2.4 4.2.5 Hệ thống gửi nhận, chia sẻ file: ......................................................................... 20 Đăng nhập ....................................................................................................................... 20 Đổi mật khẩu.................................................................................................................... 20 Hiển thị thư chung và cá nhân:........................................................................................ 21 Hiển thị theo thư mục: ..................................................................................................... 22 Hiển thị nội dung email: ................................................................................................... 22 Quản lý nhóm: ................................................................................................................. 23 Gửi thư và tài liệu đính kèm: ........................................................................................... 23 PHẦN QUẢN LÝ CÔNG VĂN: .............................................................................. 24 Quản lý công văn:............................................................................................................ 24 Tạo mới, luân chuyển một công văn: .............................................................................. 25 Luân chuyển tiếp công văn:............................................................................................. 26 Tìm kiếm công văn đã được lưu trữ:............................................................................... 27 Quyền của người dùng đối với công văn: ....................................................................... 28 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN..........................................................................29 5.1. Kết luận:................................................................................................................ 29 5.2. Hiệu quả đầu tư: .................................................................................................. 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................32 DANH MỤC CÁC HÌNH ĐÃ SỬ DỤNG Hình 2.1: Mô tả tổng quan của hệ thống eOffice ...................................................................... 6 Hình 2.2: Mô hình cơ sở dữ liệu của hệ thống eOffice ............................................................. 8 Hình 2.3: Mô hình cơ sở dữ liệu của phần quản lý công văn.................................................... 9 Hình 2.4: Mô hình cơ sở dữ liệu của hệ thống nhắn tin tự động .............................................. 10 Hình 3.1: So sánh ứng dụng web truyền thống (trái) với AJAX Adaptive Path ..................... 13 Hình 4.1: Giao diện phần đăng nhập ....................................................................................... 20 Hình 4.2: Giao diện phần đổi mật khẩu................................................................................... 20 Hình 4.3: Giao diện chính của hệ thống eOffice ..................................................................... 21 Hình 4.4: Giao diện Hiển thị mail theo thư mục ..................................................................... 22 Hình 4.5: Giao diện phần hiển thị nội dung mail .................................................................... 22 Hình 4.6: Giao diện phần quản lý nhóm.................................................................................. 23 Hình 4.7: Giao diện phần gửi thư và tài liệu đính kèm ........................................................... 23 Hình 4.8: Giao diện chính của chương trình quản lý công văn............................................... 24 Hình 4.9: Giao diện phần nhập mới và luân chuyển công văn................................................ 25 Hình 4.10: Giao diện phần Quản lý công văn và xử lý ........................................................... 26 Hình 4.11: Giao diện phần luân chuyển công văn................................................................... 26 Hình 4.12: Giao diện phần tìm kiếm công văn........................................................................ 27 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. eOffice là gì? eOffice – Văn phòng điện tử là hệ thống phần mềm trao đổi thông tin, điều hành tác nghiệp và quản lý trình duyệt công văn, văn bản, hồ sơ công việc trên mạng máy tính. Tiêu chí của eOffice là đưa đến cho người sử dụng phần lớn những tiện ích của mạng máy tính, của Internet nhưng với một cách tiếp cận tự nhiên nhất, giúp họ dần có một tác phong làm việc hiện đại, hiệu quả, dễ dàng tiếp cận với các ứng dụng công nghệ thông tin hơn. Tính năng của eOffice rất đa dạng, đáp ứng tối đa nhu cầu của người sử dụng máy tính văn phòng như gửi nhận email, gửi thông báo trong cơ quan tới từng cá nhân, hay tới nhóm, phòng ban. Đặc biệt, cũng trên hệ thống này, bạn cũng có thể xử lý, tạo, duyệt các công văn, giấy tờ theo những chu trình (luồng công việc) tự định nghĩa một cách rất mềm dẻo và tiện lợi. eOffice giúp bạn nắm bắt thông tin một cách nhanh nhất. 1.2. Mục tiêu đề tài Mục tiêu của đề tài là nhằm đưa ra những giải pháp cho phép việc trao đổi thông tin một cách tối ưu nhất, tiện dụng nhất cho các doanh nghiệp tư nhân, cũng như các tổ chức giáo dục và cụ thể là áp dụng được cho công việc của Trường Đại Học Lạc Hồng với chi phí rẻ nhưng vẫn đáp ứng được sự chính xác thông tin và thời gian xử lý nhanh. 1.3. Phạm vi ứng dụng Chương trình “VĂN PHÒNG ĐIỆN TỬ” có thể được ứng dụng trong các trường học, các trung tâm giáo dục hướng nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và nhất là các trường đại học sẽ tạo ra nhiều thuận lợi trong việc trao đổi thông tin. Giúp những thành viên trong tổ chức có được sự thuận tiện nhất trong tất cả những vấn đề về trao đổi thông tin với nhau. 2 1.4. Nội dung thực hiện đề tài: Các bước thực hiện chính bao gồm: ¾ Tìm hiểu, khảo sát nhu cầu trao đổi thông tin cá nhân của người dùng. ¾ Tìm hiểu về AJAX trong việc lập trình Web Form. ¾ Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin trao đổi của người dùng. ¾ Tìm hiểu kỹ thuật lập trình trên GSM Modem ¾ Xây dựng chương trình. ¾ Tích hợp phần mềm quản lý công văn vào eOffice. ¾ Kết hợp hệ thống eOffice với hệ thống nhắn tin tự động. ¾ Kiểm thử. ¾ Đưa vào sử dụng. Các chức năng chính: ¾ Gởi và nhận mail cá nhân (gởi theo nhóm, trả lời và chuyển tiếp) ¾ Quản lý các thông báo chung ¾ Lịch làm việc ¾ Quản lý công văn ¾ Luân chuyển công văn ¾ Nhắc việc ¾ Nhắn tin tự động 3 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HỆ VĂN PHÒNG ĐIỆN TỬ VÀ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH 2.1. Đặt vấn đề Việc trao đổi thông tin, luân chuyển công văn qua lại giữa nhân viên với nhân viên, và các phòng ban với nhau là không thể thiếu trong môi trường làm việc tại trường Đại học Lạc Hồng. Trong nhiều năm qua, việc trao đổi thông tin, công văn, nhắc việc, lịch làm việc, công việc trong các các phòng ban vẫn còn áp dụng các thủ tục hành chính trên giấy tờ thủ công. Việc luân chuyển hồ sơ công văn, công việc vẫn phải đi đến tận nơi để bàn giao và giải quyết. Bên cạnh đó việc lưu trữ và luân chuyển các tài liệu, công văn, quyết định,... trên giấy tờ có nhiều nguy cơ rủi ro như: thất lạc, không còn nguyên vẹn, tìm kiếm khó khăn, trễ nải trong việc luân chuyển, ... Từ những thực trạng trên, hệ thống eOffice – Văn phòng điện tử của trường Đại học Lạc Hồng ra đời nhằm khắc phục những vấn đề trên. Tính năng của eOffice rất đa dạng, đáp ứng tối đa nhu cầu của người sử dụng máy tính văn phòng như gửi nhận email, gửi thông báo trong cơ quan tới từng cá nhân, hay tới nhóm, phòng ban. Bạn có thể hội thoại, nhắn tin, gửi file, gửi tin nhắn ra điện thoại di động, nhắc việc (tự nhắc mình, nhắc người khác qua mạng), thông báo chung, lưu sổ địa chỉ... Đặc biệt, cũng trên hệ thống này, bạn cũng có thể xử lý, tạo, duyệt các công văn, giấy tờ theo những chu trình (luồng công việc) tự định nghĩa một cách rất mềm dẻo và tiện lợi. Hệ thống eOffice thay đổi cách phân phối công văn và cách giao việc truyền thống bằng một giải pháp hiện đại: Từ máy tính của mình, văn thư cập nhật và phân phối công văn đến các bộ phận. Tìm kiếm tổng hợp công văn một cách nhanh chóng theo loại, nhóm, dự án, cơ quan ban hành… 4 2.2 Khảo sát hệ thống: Những sản phẩm trên thị trường hiện nay về eOffice hiện tại: Trong nước: • eOffice của BKIS • Giải pháp văn phòng điện tử của công ty phần mềm HOÀNG HÀ • CS Eoffice của công ty TNHH INGA • Văn phòng điện tử .NET của công ty giải pháp CNTT & truyền thông DAGINET Ngoài nước: • London Virtual Office tại website http://www.eoffice.net. • E-OFFICE system ECM LLC Những sản phẩm trên đều đi đến một số chức năng nhất định như: ¾ Quản lý lịch làm việc, nhắc việc, giao việc qua mạng. ¾ Quản lý các thông báo chung. ¾ Quản lý gửi nhận email, chia sẻ file. ¾ Video conference, chatting. ¾ Trưng cầu ý kiến. ¾ Quản lý tin nhắn di động. ¾ Hệ thống notify. ¾ Hệ thống phân quyền. ¾ Quản lý công văn ¾ Quản lý hồ sơ công việc Sau khi khảo sát nhu cầu thực tế của người dùng và các hệ thống eOffice khác, chúng tôi đi đến thống nhất chung một qui trình quản lý sau: ¾ Gởi và nhận mail cá nhân (gởi theo nhóm, trả lời và chuyển tiếp): Tích hợp các tiện ích phổ biến nhất của mạng máy tính như gửi nhận email, gửi tài liệu 5 trực tiếp tránh bị lây nhiễm virus khi chia sẻ tài liệu bằng share ổ đĩa. Ngoài ra người dùng có thể quản lý email cá nhân theo thư mục, quản lý người dùng trong cơ quan theo nhóm để tiện cho việc gởi và nhận email. ¾ Quản lý các thông báo chung: Thông báo chung này chỉ có những người có chức năng mới có thể gởi thông báo chung này. Gửi thông báo đến nhân viên thông qua các hòm thư đã tạo lập, giúp những thông tin này đến được nhân viên một cách nhanh chóng, chính xác. ¾ Lịch làm việc: Hệ thống giúp ghi nhận và thông báo lịch làm việc của lãnh đạo nhà trường. ¾ Quản lý công văn: giải quyết chính soạn thảo dự thảo công văn đi, gắn kèm các file tài liệu liên quan. ¾ Luân chuyển công văn: Luân chuyển dự thảo công văn đi: chuyên viên soạn thảo công văn gửi công văn xin ý kiến lãnh đạo đơn vị, các bộ phận liên quan, lãnh đạo phê duyệt hoặc cho ý kiến chỉnh sửa, các công văn được phê duyệt được chuyển cho văn thư để vào sổ, phát hành công văn đi, các công văn cần chỉnh sửa được chuyển ngược trở lại người trước để sửa lại theo ý kiến lãnh đạo. ¾ Nhắc việc: thông báo cho người dùng biết có thư mới nếu người dùng có ngồi ở trên máy tính. ¾ Hệ thống nhắn tin: nhắn tin vào điện thoại di động của người dùng nếu có thư mới. Để người dùng kịp thời nắm bắt được thông tin. 6 2.3. Qui trình thực hiện Hình 2.1: Mô tả tổng quan của hệ thống eOffice ¾ Tìm hiểu, khảo sát nhu cầu trao đổi thông tin cá nhân của người dùng. ¾ Tìm hiểu về AJAX trong việc lập trình Web Form. ¾ Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin trao đổi của người dùng. ¾ Tìm hiểu kỹ thuật lập trình trên GSM Modem ¾ Xây dựng chương trình. ¾ Tích hợp phần mềm quản lý công văn vào eOffice. ¾ Kết hợp hệ thống eOffice với hệ thống nhắn tin tự động. ¾ Kiểm thử. ¾ Đưa vào sử dụng. 2.4 Kỹ thuật sử dụng: 2.4.1. Kỹ thuật sử dụng: ¾ Mô hình ứng dụng: ứng dụng Web Form với các lớp ứng dụng như sau: o Lớp giao diện người dùng (User Interface Layer): gồm các form trình bày nội dung và tương tác với người dùng. Ngôn ngữ lập trình và kỹ thuật được sử dụng là ASP.Net. o Lớp nghiệp vụ (Business Logic Layer): gồm các thành phần (Components) thực hiện các chức năng như kiểm tra dữ liệu, tính toán, 7 mã hóa, bảo mật và tương tác với các thành phần khác của hệ thống…. Ngôn ngữ lập trình và công nghệ / công cụ được sử dụng chủ yếu ở lớp này là ASP.Net. o Lớp truy cập dữ liệu (Data Access Layer): đảm nhiệm chức năng tương tác (truy cập / cập nhật) dữ liệu giữa chương trình ứng dụng và các các hệ CSDL như MS SQL Server, các tập tin hệ thống (Files System). Ngôn ngữ lập trình và công nghệ sử dụng chủ yếu ở lớp này là ASP.Net. ¾ Ngôn ngữ giao diện người dùng và lưu trữ dữ liệu: tiếng Việt theo chuẩn Unicode ¾ Hoạt động trên mạng cục bộ (LAN) với mô hình khai thác hệ thống như sau: o Máy chủ Server: sử dụng HĐH MS Windows Server 2008, net Framework 4.0. o Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Microsoft SQL Server 2008. o Người dùng cuối: sử dụng trình duyệt web để chạy chương trình. ¾ Sử dụng kỹ thuật lập trình trên GSM Modem: 8 2.4.2. Xây dựng mô hình quan hệ cơ sở dữ liệu: • Phần quản lý nhận và gởi email, chia sẻ file: Dựa trên những thông tin khảo sát và quá trình thực nghiệm chúng tôi đã xây dựng nên hệ cơ sở dữ liệu sau: Hình 2.2: Mô hình cơ sở dữ liệu của hệ thống eOffice 9 • Phần quản lý công văn: Hình 2.3: Mô hình cơ sở dữ liệu của phần quản lý công văn 10 • Hệ thống nhắn tin tự động: Hình 2.4: Mô hình cơ sở dữ liệu của hệ thống nhắn tin tự động 11 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1. Công nghệ AJAX: AJAX (Asynchronous JavaScript and XML - nghĩa là JavaScript và XML không đồng bộ) là một nhóm các công nghệ phát triển web được sử dụng để tạo các ứng dụng web động hay các ứng dụng giàu tính Internet (rich Internet application). Từ Ajax được ông Jesse James Garrett đưa ra và dùng lần đầu tiên vào tháng 2 nãm 2005 để chỉ kỹ thuật này, mặc dù các hỗ trợ cho Ajax đã có trên các chương trình duyệt từ 10 nãm trước. Ajax là một kỹ thuật phát triển web có tính tương tác cao bằng cách kết hợp các ngôn ngữ: • HTML (hoặc XHTML) với CSS trong việc hiển thị thông tin • Mô hình DOM (Document Object Model), được thực hiện thông qua JavaScript, nhằm hiển thị thông tin động và tương tác với những thông tin được hiển thị • Đối tượng XMLHttpRequest để trao đổi dữ liệu một cách không đồng bộ với máy chủ web. (Mặc dù, việc trao đổi này có thể được thực hiện với nhiều định dạng như HTML, văn bản thường, JSON và thậm chí EBML, nhưng XML là ngôn ngữ thường được sử dụng). • XML thường là định dạng cho dữ liệu truyền, mặc dầu bất cứ định dạng nào cũng có thể dùng, bao gồm HTML định dạng trước, văn bản thuần (plain text), JSON và ngay cả EBML. Giống như DHTML, LAMP hay SPA, Ajax tự nó không phải là một công nghệ mà là một thuật ngữ mô tả việc sử dụng kết hợp một nhóm nhiều công nghệ với nhau. Trong thực tế, các công nghệ dẫn xuất hoặc kết hợp dựa trên Ajax như AFLAX cũng đã xuất hiện. 3.2. So sánh với các ứng dụng web truyền thống: 12 Hiểu nôm na: Điểm khác biệt cơ bản nhất của công nghệ này là việc xử lý thông tin được thực hiện trên máy yêu cầu dịch vụ thay vì trên máy xử lý yêu cầu dịch vụ như cách truyền thống. Máy xử lí yêu cầu dịch vụ chỉ làm một việc đơn giản là nhận thông tin từ máy khách và trả các dữ liệu về cho máy khách. Máy yêu cầu dịch vụ xử lý sơ bộ thông tin của người dùng nhập vào, sau đó chuyển về máy xử lí yêu cầu dịch vụ rồi nhận dữ liệu từ máy xử lí yêu cầu dịch vụ và xử lý để hiển thị cho người dùng. Các ứng dụng Ajax phần lớn trông giống như thể chúng được đặt trên máy của người sử dụng hơn là được đặt trên một máy phục vụ thông qua Internet. Lý do: các trang được cập nhật nhưng không nạp lại (refresh) toàn bộ. "Mọi thao tác của người sử dụng sẽ gửi mẫu của một lời gọi JavaScript tới bộ xử lý (engine) Ajax thay vì tạo ra một yêu cầu HTTP (HTTP request)", Jesse James Garrett đã ghi như vậy trong bài luận đầu tiên định nghĩa về thuật ngữ này. "Mọi đáp ứng cho thao tác của người sử dụng sẽ không cần truy vấn tới máy phục vụ – ví dụ như việc kiểm tra một cách đơn giản sự hợp lệ của dữ liệu, sửa đổi dữ liệu trong bộ nhớ và thậm chí một vài thao tác duyệt trang – bộ xử lý Ajax tự nó đảm nhận trách nhiệm này. Nếu bộ xử lý cần gì từ máy phục vụ để đáp ứng – như khi nó gửi dữ liệu để xử lý, tải về bổ sung các mã giao diện hay nhận về dữ liệu mới – nó sẽ thực hiện các yêu cầu tới máy phục vụ một cách không đồng bộ, thông thường sử dụng XML, mà không làm gián đoạn sự tương tác của người sử dụng với ứng dụng web". 13 Hình 3.1: So sánh ứng dụng web truyền thống (trái) với AJAX Adaptive Path Các ứng dụng truyền thống về bản chất là gửi dữ liệu từ các form, được nhập bởi người sử dụng, tới một máy phục vụ web. Máy phục vụ web sẽ trả lời bằng việc gửi về một trang web mới. Do máy phục vụ phải tạo ra một trang web mới mỗi lần như vậy nên các ứng dụng chạy chậm và "lúng túng" hơn. Mặt khác, các ứng dụng Ajax có thể gửi các yêu cầu tới máy phục vụ web để nhận về chỉ những dữ liệu cần thiết, thông qua việc dùng SOAP hoặc một vài dịch vụ web dựa trên nền tảng XML cục bộ khác. Trên máy thân chủ (client), JavaScript sẽ xử lý các đáp ứng của máy chủ. Kết quả là trang web được hiển thị nhanh hơn vì lượng dữ liệu trao đổi giữa máy chủ và trình duyệt web giảm đi rất nhiều. Thời gian xử lý của máy chủ web cũng vì thế mà được giảm theo vì phần lớn thời gian xử lý được thực hiện trên máy khách của người dùng. Có thể xem xét một website nhiếp ảnh cho phép người sử dụng nhập các tiêu đề như một ví dụ về cách làm việc của Ajax. Với một ứng dụng web truyền thống, toàn bộ trang web bao gồm cả các ảnh cần được nạp lại. Với các công nghệ Ajax, 14 DHTML có thể thay thế chỉ những đoạn tiêu đề và kết quả là người dùng có những giao dịch "mượt mà" đáng quan tâm. 3.3. Ưu nhược điểm: 3.3.1. Ưu điểm: • Trong nhiều trường hợp, các trang web chứa rất nhiều nội dung thông thường trong trang. Nếu sử dụng các phương pháp truyền thống, những nội dụng đó sẽ phải nạp lại toàn bộ với từng yêu cầu. Tuy nhiên, nếu sử dụng Ajax, một ứng dụng web có thể chỉ yêu cầu cho các nội dung cần thiết phải cập nhật, do đó giảm lượng lớn băng thông và thời gian nạp trang. • Việc dùng các yêu cầu không đồng bộ (asynchronous request) cho phép giao diện người dùng của ứng dụng hiển thị trên trình duyệt giúp người dùng trải nghiệm sự tương tác cao, với nhiều phần riêng lẻ. • Việc sử dụng Ajax có thể làm giảm các kết nối đến server, do các mã kịch bản (script) và các style sheet chỉ phải yêu cầu một lần. 3.3.2. Nhược điểm: • Các trang web được tạo động không được ghi vào bộ lưu lịch sử lướt web của trình duyệt, do đó nút "back" (quay lui) của trình duyệt sẽ mất tác dụng quay lại trang thái trước đó của trang sử dụng Ajax, thay vào đó sẽ quay lại trang web trước đó mà người dùng ghé thăm. Để khắc phục có thể dùng các IFrame không hiển thị để gây ra sự thay đổi trong lịch sử trình duyệt và thay đổi phần neo của URL (bằng mã a #) khi chạy Ajax và theo dõi những sự thay đổi của nó. • Việc cập nhật các trang web động cũng gây khó khăn cho người dùng trong việc bookmark (đánh dấu địa chỉ yêu thích) một trạng thái nào đó của ứng dụng. Cũng có những các khắc phục cho vấn đề này, một số trong đó sử dụng mã xác định đoạn (fragment identifier) URL (phần URL ở sau dấu '#') 15 để lưu vết, và cho phép người dùng đánh dấu và quay lại một trạng thái nào đó của ứng dụng. • Do hầu hết các web crawler không thực thi mã JavaScript, các ứng dụng web sẽ cung cấp một phương thức thay thế để truy cập nội dung thông thường được truy cập bằng Ajax, để cho phép các máy tìm kiếm lập chỉ mục chúng. • Bất kỳ người dùng nào có trình duyệt không hỗ trợ Ajax hay JavaScript, hoặc đơn giản là đã bị vô hiệu hóa JavaScript, sẽ đương nhiên không thể sử dụng Ajax. Tương tự, các thiết bị như điện thoại di động, PDA, và thiết bị đọc màn hình (screen reader) có thể không hỗ trợ JavaScript hay đối tượng XMLHttp được yêu cầu. Ngoài ra, các thiết bị đọc màn hình nếu có thể sử dụng Ajax đi nữa cũng vẫn có thể không đọc chính xác các nội dung động. • Chế độ same origin policy (chế độ gốc đơn điệu) có thể không cho phép sử dụng Ajax thông qua các tên miền, mặc dù W3C đã có một đồ án sơ thảo để cho phép điều này. • Việc thiếu các chuẩn cơ bản của Ajax đồng nghĩa với việc không có nhiều sự chọn lựa thực tiễn tốt nhất để kiểm tra các ứng dụng Ajax. Các công cụ kiểm thử cho Ajax thương không hiểu các mô hình sự kiện, mô hình dữ liệu và giao thức của Ajax. • Mở ra một các thức khác cho việc tấn công của các đoạn mã độc mà những nhà phát triển web có thể không kiểm thử hết được. 16 3.4. Cơ sở lý thuyết về mạng GSM: 3.4.1. Đặc tả chung về mạng GSM GSM được thiết kế độc lập với hệ thống nên hoàn toàn không phụ thuộc vào phần cứng, mà chỉ tập trung vào chức năng và ngôn ngữ giao tiếp của hệ thống. Điều này tạo điều kiện cho người thiết kế phần cứng sáng tạo thêm tính năng và cho phép tổ chức vận hành mạng mua thiết bị từ nhiều hãng khác nhau. 3.4.2. Kiến trúc mạng GSM a. Thành phần: Mạng GSM được chia thành 2 hệ thống: hệ thống chuyển mạch (switching system) và hệ thống trạm phát (base station system). Mỗi hệ thống được xây dựng trên nhiều thiết bị chuyên dụng khác nhau. Ngoài ra, giống như các mạng liên lạc khác, GSM cũng được vận hành, bảo trì và quản lý bởi các trung tâm máy tính. Hệ thống chuyển mạch chuyên xử lý cuộc gọi và các công việc liên quan đến thuê bao. BSS xử lý công việc liên quan đến truyền phát sóng radio. OMC thực hiện nhiệm vụ vận hành và bảo trì mạng, như theo dõi lưu lượng cảnh báo khi cần thiết. OMC có quyền truy xuất đến cả SS và BSS. b. Kiến thức dạng địa lý: Với mọi mạng điện thoại, kiến trúc là nền tảng quan trọng để xây dựng qui trình kết nối cuộc thoại đến đúng đích. Với mạng di động thì điều này lại càng quan trọng: do người dùng luôn di chuyển nên kiến trúc phải có khả năng theo dõi được vị trí của thuê bao. c. Vùng định vị (LA-Location Area): Nhiều ô được ghép nhóm và gọi là một LA. Trong mạng, vị trí của thuê bao do LA khu vực của thuê bao nắm giữ. Số định danh cho LA được lưu thành thông số LAI (Location Area Identity) ứng với từng thiết bị di động (điện thoại di động) trong VLR. Khi thiết bị di chuyển sang ô của LA khác thì bắt buộc phải đăng ký lại vị trí với mạng, nếu dịch chuyển giữa các ô trong cùng một LA thì không phải thực 17 hiện qui trình trên. Khi có cuộc gọi đến thiết bị, thông điệp được phát ra (broadcast) toàn bộ các ô của LA đang quản lý thiết bị. d. Băng tần: Hiện tại mạng GSM đang hoạt động trên 3 băng tần: 900, 1800, 1900MHz. Chuẩn GSM ban đầu sử dụng băng tần 900MHz, gọi là phiên bản P-GSM (Primary GSM). Để tăng dung lượng, băng tần dần mở sang 1800 và 1900MHz, gọi là phiên bản mở rộng (E-GSM). Chính vì thế, thị trường đã xuất hiện nhiều loại điện thoại hỗ trợ nhiều băng tần nhằm tạo thuận lợi cho người dùng thường xuyêng đi nước ngoài và tận dụng được hết ưu thế chuyển vùng quốc tế của mạng GSM hiện nay. Ví dụ trong vùng chuyển vùng quốc tế, thuê bao đăng ký tại Việt Nam thực hiện cuộc gọi tại Singapore cho một thiết bị di động tại Singapore. Thông thường tuyến kết nối sẽ đi ngược về Việt Nam; nếu ứng dụng tính năng dropback, tuyến kết nối sẽ được tối ưu trong vùng của Singapore.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan