Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm qua mạng lan....

Tài liệu Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm qua mạng lan.

.PDF
63
143
68

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong khoa Công nghệ Thông tin cũng như các thầy cô đã giảng dạy em trong suốt thời gian học tập tại trường. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.S Lưu Thị Bích Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, ủng hộ em để em có thể hoàn thành tốt nhất đề tài của mình. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý và tận tình chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các bạn để đề tài của em ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Hùng LỜI CAM ĐOAN Tên em là: NGUYỄN VĂN HÙNG Sinh viên lớp: K35 – Tin học, khoa Công nghệ Thông tin, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2. Em xin cam đoan: 1. Đề tài: “Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm qua mạng LAN” là sự nghiên cứu của riêng em, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Lưu Thị Bích Hương. 2. Khóa luận hoàn toàn không sao chép của tác giả nào khác. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 05 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Hùng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................... 5 1.1. Ngôn ngữ C# .................................................................................................. 5 1.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server .......................................................... 8 1.2.1. Giới thiệu hệ quản trị SQL Server ..................................................... 8 1.2.2. Các phiên bản của SQL Server 2005 ................................................. 8 1.2.3. Các câu lệnh SQL cơ bản ................................................................ 10 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ............................................................ 13 2.1. Khảo sát hệ thống .......................................................................................... 13 2.1.1. Khảo sát hiện trạng hệ thống cũ ....................................................... 13 2.1.2. Nhận xét về hệ thống hiện tại .......................................................... 16 2.1.3. Yêu cầu đối với hệ thống mới .......................................................... 17 2.2. Phân tích hệ thống ......................................................................................... 24 2.2.1. Sơ đồ phân cấp chức năng ................................................................. 24 2.2.2. Sơ đồ luồng dữ liệu ........................................................................... 25 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG ............................................................... 31 3.1. Mô hình thực thể liên kết .............................................................................. 31 3.1.1. Các thực thể và thuộc tính ............................................................... 31 3.1.2. Sơ đồ logic ...................................................................................... 32 3.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu .................................................................................... 32 3.3. Thiết kế giao diện .......................................................................................... 36 3.3.1. Form đăng nhập ................................................................................ 36 3.3.2. Form chính ....................................................................................... 36 3.3.3. Form thêm câu hỏi mới ..................................................................... 37 3.3.4. Form sửa câu hỏi .............................................................................. 37 3.3.5. Form tạo đề thi.................................................................................. 38 3.3.6. Form trộn đề thi ................................................................................ 38 3.3.7. Form làm bài thi ............................................................................... 39 3.3.8. Form phục hồi sự cố ......................................................................... 39 KẾT LUẬN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ........................................ 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 42 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. MONHOC ............................................................................................. 32 Bảng 3.2. CHUDE ................................................................................................. 33 Bảng 3.3. THANHVIEN ....................................................................................... 33 Bảng 3.4. THISINH............................................................................................... 34 Bảng 3.5. CAUHOI ............................................................................................... 34 Bảng 3.6. DETHI .................................................................................................. 35 Bảng 3.7. BAILAM ............................................................................................... 35 Bảng 3.8. BANGDIEM ......................................................................................... 35 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Sơ đồ mô tả chức năng của hệ thống cũ ........................................ 14 Hình 2.2. Sơ đồ mô tả chức năng của hệ thống mới...................................... 18 Hình 2.3. Sơ đồ phân cấp chức năng hệ thống thi trắc nghiệm qua mạng ......... 24 Hình 2.4. Sơ đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh hệ thống thi trắc nghiệm qua mạng ............................................................................................................ 25 Hình 2.5. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh hệ thống thi trắc nghiệm qua mạng .... 27 Hình 2.6. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Quản lý môn thi ... 28 Hình 2.7. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Quản lý thí sinh .... 28 Hình 2.8. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Tổ chức thi ........... 29 Hình 2.9. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Quản lý kết quả thi ... 29 Hình 2.10. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Quản lý thành viên . 30 Hình 3.1. Sơ đồ logic ..................................................................................... 32 Hình 3.2. Form đăng nhập ............................................................................. 36 Hình 3.3. Form chính của chương trình ......................................................... 36 Hình 3.4. Form thêm câu hỏi mới .................................................................. 37 Hình 3.5. Form sửa câu hỏi ........................................................................... 37 Hình 3.6. Form tạo đề thi............................................................................... 38 Hình 3.7. Form trộn đề thi ............................................................................. 38 Hình 3.8. Form làm bài thi ............................................................................ 39 Hình 3.9. Form phục hồi sự cố ...................................................................... 39 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Có rất nhiều hình thức thi khác nhau trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, các trung tâm, chương trình đào tạo từ xa và nhiều lĩnh vực khác … Trong đó thi viết là một hình thức thi phổ biến từ trước đến nay được áp dụng trong ngành giáo dục. Tất cả các học sinh, sinh viên đều làm cùng một đề giống nhau, do đó sẽ dẫn đến việc đánh giá kết quả cụ thể của từng thí sinh không chính xác, không công bằng vì có thể gian lận bài thi của nhau, quay cóp, … trong lúc thi. Còn nếu mỗi học sinh, sinh viên thi mỗi đề khác nhau thì dẫn đến việc ra đề thi gặp khó khăn cho người ra đề và việc đánh giá kết quả cũng phải mất nhiều thời gian, vì lý do đó mà thi trắc nghiệm được áp dụng trong vài năm gần đây. Thi trắc nghiệm là một hình thức thi để kiểm tra trình độ, kiến thức, khả năng nhạy bén của từng học sinh, sinh viên ở tất cả các trường, nơi tuyển sinh của các cơ quan ban ngành (thậm chí cả ở các công ty, xí nghiệp cũng áp dụng hình thức thi trắc nghiệm để tuyển nhân viên) dựa trên nhiều đề khác nhau và việc ra đề cũng gặp ít khó khăn hơn cũng như việc đánh giá kết quả ít tốn thời gian hơn. Do đó mà hình thức thi trắc nghiệm được dùng khá phổ biến trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, … trong vài năm gần đây. Ngày nay với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học máy tính nói chung và mạng máy tính nói riêng, đáng chú ý nhất là mạng toàn cầu Internet. Sự ra đời của mạng Internet đã đưa con người đến với thế giới máy tính, hòa nhập với thế giới. Với mạng Internet chúng ta có thể trao đổi thông tin, gửi Email, truyền dữ liệu, truy xuất dữ liệu … một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Giáo dục ngày nay ngày càng phát triển, do đó có nhiều loại hình đào tạo khác nhau như công lập, dân lập, các trung tâm đào tạo từ xa … của nhiều trường khác nhau. Cho nên một sinh viên có thể học ở một trường 1 Đại học này nhưng đồng thời học ở một trung tâm khác. Do đó sinh viên có nhu cầu học và thi qua mạng nhằm giảm bớt thời gian đến trường; học sinh đang học phổ thông cũng có thể tham dự các kỳ thi do nhà trường hoặc các kỳ thi thử do các trung tâm hay các trường Đại học tổ chức để kiểm tra trình độ của mình. Để giải quyết các vấn đề khó khăn phức tạp trong việc ra đề thi và việc thi của sinh viên và học sinh thông qua mạng máy tính, được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn, cô Lưu Thị Bích Hương, Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, em quyết định chọn đề tài “Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm qua mạng LAN” cho bài khóa luận tốt nghiệp này. Sự ra đời của hệ thống thi trắc nghiệm qua mạng LAN sẽ giúp người sử dụng quản lý một số các vấn đề về thi một cách tự động, nhằm trợ giúp cho người sử dụng ra đề thi trắc nghiệm các môn và thí sinh dự thi một cách dễ dàng, nhanh gọn, an toàn và hiệu quả nhất qua mạng máy tính. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trước những yêu cầu thực tế về sự đa dạng trong soạn thảo câu hỏi và đề thi, sự linh hoạt trong tổ chức thi và địa điểm thi, mục đích nghiên cứu của khóa luận là xây dựng một hệ thống hỗ trợ soạn thảo câu hỏi, có khả năng phát sinh đề thi dựa trên các tiêu chí lựa chọn câu hỏi như độ khó, chủ đề, …, đồng thời hệ thống cũng phải linh hoạt trong tổ chức thi. Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận là làm sao quản lý được thông tin về câu hỏi, đề thi, thí sinh dự thi, kết quả thi, xuất ra các báo cáo khi cần thiết, đồng thời phải xây dựng giao diện thân thiện với người dùng. 3. Phạm vi nghiên cứu Hệ thống thi trắc nghiệm được xây dựng theo hình thức thi trên máy tính cá nhân có nối mạng LAN. Hệ thống được xây dựng để sử dụng trong các kì thi trắc nghiệm ở các trường Đại học – Cao đẳng và Trung học phổ thông. Trong phạm vi đề tài em xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm đối với 3 2 bộ môn thuộc lĩnh vực Công nghệ Thông tin và dạng câu hỏi là dạng câu hỏi có 4 phương án lựa chọn. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình thi trắc nghiệm trên máy tính, từ đó xây dựng chương trình ứng dụng. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu qua việc đọc sách, báo và các tài liệu liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết của khóa luận và các biện pháp cần thiết để giải quyết các vấn đề của khóa luận. Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có thể thiết kế chương trình phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Nội dung xử lý nhanh đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người sử dụng. Phương pháp thực nghiệm Thông qua quan sát thực tế, yêu cầu của cơ sở, những lý luận được nghiên cứu và kết quả đạt được qua những phương pháp trên. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Hệ thống thi trắc nghiệm được xây dựng để ứng dụng trong các kì thi kiểm tra có sử dụng phương pháp thi trắc nghiệm và có thể áp dụng cho tất cả các môn thi trong trường Phổ thông hay Đại học – Cao đẳng – Trung cấp chuyên nghiệp. 7. Giả thiết khoa học Nếu hệ thống thi trắc nghiệm được ứng dụng trên thực tế đối với nhiều cấp học, ngành học thì sẽ đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất mà một kì thi cần có và giảm bớt phần nào khó khăn, phức tạp trong tổ chức thi cử như truyền thống hiện nay. 3 8. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và định hướng phát triển, tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết. Chương 2: Phân tích hệ thống. Chương 3: Thiết kế hệ thống. 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Ngôn ngữ C# C# là một ngôn ngữ khá đơn giản, chỉ khoảng 80 từ khóa và hơn mười mấy kiểu dữ liệu được xây dựng sẵn. Tuy nhiên ngôn ngữ C# có ý nghĩa cao hơn khi nó thực thi những khái niệm lập trình hiện đại. C# bao gồm tất cả những hỗ trợ cho cấu trúc, thành phần component, lập trình hướng đối tượng. Những tính chất đó hiện diện trong một ngôn ngữ lập trình hiện đại. Và ngôn ngữ C# hội đủ những điều kiện như vậy, hơn nữa nó được xây dựng trên nền tảng của hai ngôn ngữ mạnh nhất là C++ và Java. Ngôn ngữ C# là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi đội ngũ kĩ sư của Microsoft, trong đó người dẫn đầu là Anders Hejlsberg và Scott Wiltamuth. Cả hai người này đều là những người nổi tiếng trong đó Anders Hejlsberg được biết đến là tác giả của Turbo Pascal, một ngôn ngữ lập trình phổ biến. Và ông đứng đầu nhóm thiết kế Borland Delphi, một trong những thành công đầu tiên của việc xây dựng một môi trường phát triển tích hợp (IDE) cho lập trình client/server. Phần cốt lõi của bất kì ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng nào là sự hỗ trợ của nó cho việc định nghĩa và làm việc với những lớp. Những lớp thì định nghĩa những kiểu dữ liệu mới, cho phép người phát triển mở rộng ngôn ngữ để tạo mô hình tốt hơn để giải quyết vấn đề. Ngôn ngữ C# chứa những từ khóa cho việc khai báo những kiểu lớp đối tượng mới và những phương thức hay thuộc tính của lớp, và cho việc thực thi đóng gói, kế thừa và tính đa hình, ba thuộc tính cơ bản của bất cứ một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng nào. Trong ngôn ngữ C# mọi thứ liên quan đến khai báo lớp đều được tìm thấy trong phần khai báo của nó. Định nghĩa một lớp trong ngôn ngữ C# không đòi hỏi phải chia ra tập tin header và tập tin nguồn giống như C++. Hơn thế nữa ngôn ngữ C# hỗ trợ kiểu XML, cho phép chèn các tag XML để phát sinh tự động các document trong lớp. 5 C# hỗ trợ giao diện interface, nó được xem như một cam kết với một lớp cho những dịch vụ mà giao diện quy định. Trong ngôn ngữ C#, một lớp chỉ có thể kế thừa từ duy nhất một lớp cha, tức là không cho kế thừa như C++, tuy nhiên một lớp có thể thực thi nhiều giao diện. Trong ngôn ngữ C#, những cấu trúc cũng được hỗ trợ nhưng khái niệm về ngữ nghĩa thay đổi khác với C++. Trong C#, một cấu trúc được giới hạn, là kiểu dữ liệu nhỏ gọn, khi tạo thể hiện thì nó ít yêu cầu hệ điều hành hơn và bộ nhớ so với một lớp. C# cung cấp những đặc trưng lập trình như property, sự kiện và dẫn hướng khai báo. Lập trình hướng component được hỗ trợ bởi CLR thông qua siêu dữ liệu (metadata), ... Ngôn ngữ C# là ngôn ngữ dẫn xuất từ C và C++, nhưng nó được tạo từ nền tảng phát triển hơn. Microsoft bắt đầu với công việc trong C và C++ và thêm vào những đặc tính mới để làm cho ngôn ngữ này dễ sử dụng hơn. Nhiều trong số những đặc tính này khá giống với những đặc tính có trong ngôn ngữ Java. Không dừng lại ở đó, Microsoft đưa ra một số mục đích khi xây dựng ngôn ngữ này như sau: - C# là ngôn ngữ hiện đại. Điều gì làm cho một ngôn ngữ hiện đại? Những đặc tính như là xử lý ngoại lệ, thu gom bộ nhớ tự động, những kiểu dữ liệu mở rộng và bảo mật mã nguồn là những đặc tính được mong đợi trong một ngôn ngữ hiện đại. C# chứa tất cả những đặc tính trên. - C# là ngôn ngữ đơn giản. Ngôn ngữ C# loại bỏ một vài sự phức tạp và rối rắm của những ngôn ngữ như Java và C++, bao gồm việc loại bỏ những macro, những template, đa kế thừa và lớp cơ sở ảo. Chúng là những nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn hay dẫn đến những vấn đề cho các người phát triển C++. Nếu chúng ta là người học ngôn ngữ này đầu tiên thì chắc chắn là ta sẽ không trải qua những thời 6 gian để học nó! Nhưng khi đó ta sẽ không biết được hiệu quả của ngôn ngữ C# khi loại bỏ những vấn đề trên. Ngôn ngữ C# đơn giản vì nó dựa trên nền tảng C và C++. Nếu chúng ta thân thiện với C và C++ hoậc thậm chí là Java chúng ta sẽ thấy C# khá giống về diện mạo, cú pháp, biểu thức toán tử và những chức năng khác được lấy trực tiếp từ ngôn ngữ C và C++ nhưng nó đã được cải tiến để làm cho ngôn ngữ đơn giản hơn. Nếu chúng ta đã sử dụng Java và tin rằng nó đơn giản, thì chúng ta cũng thấy rằng C# đơn giản. - C# là ngôn ngữ hướng đối tượng. Những đặc điểm chính của ngôn ngữ hướng đối tượng là sự đóng gói, sự kế thừa và đa hình. C# hỗ trợ tất cả các điều đó. - C# là ngôn ngữ mạnh và mềm dẻo. Như đã đề cập ở trước, với ngôn ngữ C# chúng ta chỉ bị giới hạn ở chính bởi bản thân hay là trí tưởng tượng của chúng ta. Ngôn ngữ này không đặt những ràng buộc lên những việc có thể làm. C# được sử dụng cho nhiều dự án khác nhau như tạo ra ứng dụng xử lý văn bản, ứng dụng đồ họa, bản tính hay thậm chí là những trình biên dịch cho các ngôn ngữ khác. - C# là ngôn ngữ có ít từ khóa. C# là ngôn ngữ sử dụng giới hạn những từ khóa. Phần lớn các từ khóa được sử dụng để mô tả thông tin. Chúng ta có thể nghĩ rằng một ngôn ngữ có nhiều từ khóa thì sẽ mạnh hơn. Sự thật không phải vậy, chúng ta có thể thấy rằng ngôn ngữ C# có thể được sử dụng để làm bất cứ nhiệm vụ nào. - C# là ngôn ngữ hướng module. Mã nguồn C# có thể được viết trong những phần và được gọi là những lớp, những lớp chứa các phương thức thành viên của nó. Những lớp và phương thức có thể được sử dụng lại trong các ứng dụng hay chương trình khác. Bằng cách truyền các mẫu thông tin đến những lớp hay phương thức chúng ta có thể tạo ra những mã nguồn dùng lại có hiệu quả. 7 1.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 1.2.1. Giới thiệu hệ quản trị SQL Server Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một hệ thống các chương trình hỗ trợ các tác vụ quản lý, khai thác dữ liệu theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ. SQL Server là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) hay còn được gọi là Relation Database Management System. Cơ sở dữ liệu quan hệ là cơ sở dữ liệu (CSDL) mà dữ liệu bên trong nó được tổ chức thành các bảng. Các bảng được tổ chức bằng cách nhóm dữ liệu theo cùng chủ đề và có chứa các cột và các hàng thông tin. Sau đó các bảng này lại liên hệ với nhau bởi Database Engine khi có yêu cầu. RDBMS là một trong những mô hình cơ sở dữ liệu thông dụng nhất hiện nay. Người dùng truy cập dữ liệu trên Server thông qua ứng dụng. Người quản trị CSDL truy cập Server trực tiếp để thực hiện các chức năng cấu hình, quản trị và thực hiện các thao tác bảo trì CSDL. Ngoài ra, SQL Server là một CSDL có khả năng mở rộng, nghĩa là chúng có thể lưu một lượng lớn dữ liệu và hỗ trợ tính năng cho phép nhiều người dùng truy cập dữ liệu đồng thời. Các phiên bản của SQL Server phổ biến hiện nay trên thị trường là SQL Server 7.0, SQL Server 2000, SQL Server 2005, SQL Server 2008. 1.2.2. Các phiên bản của SQL Server 2005 SQL Server 2005 nâng cao hiệu năng, độ tin cậy, khả năng lập trình đơn giản và giao diện dễ sử dụng hơn so với SQL Server 2000. SQL Server 2005 tập trung vào khả năng xử lý giao dịch trực tuyến (online transaction processing - OLTP), ứng dụng thương mại điện tử (e- ecommerce) và kho dữ liệu (data warehousing). Ngoài ra những cải tiến quan trọng trong SQL Server 2005 là thêm các dịch vụ mới như: dịch vụ báo cáo (reporting service), service broker và sự thay đổi đáng kể trong cỗ máy cơ sở dữ liệu. SQL Server 2005 được sử dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng khác nhau 8 nên Microsoft cung cấp nhiều phiên bản khác nhau cho phù hợp với các yêu cầu về chi phí, thời gian thực hiện, của các tổ chức, cá nhân. Năm phiên bản của SQL Server 2005 là: + Microsoft SQL Server 2005 Enterprise Edition + Microsoft SQL Server 2005 Standard Edition + Microsoft SQL Server 2005 Workgroup Edition + Microsoft SQL Server 2005 Developer Edition + Microsoft SQL Server 2005 Express Edition Hầu hết các tổ chức đều chọn trong ba phiên bản SQL Server 2005 Enterprise Edition, SQL Server 2005 Standard Edition, SQL Server 2005 Workgroup Edition. Các tổ chức chọn một trong ba phiên bản này với lý do là chỉ có các phiên bản Enterprise, Standard và Workgroup được cài đặt và sử dụng trong môi trường server phục vụ cho hoạt động thực tế. + SQL Server 2005 Enterprise Edition (32-bit và 64-bit) Enterprise Edition được sử dụng trong các doanh nghiệp, tổ chức có các mức yêu cầu xử lý giao dịch trực tuyến trên diện rộng (online transaction processing - OLTP), khả năng phân tích dữ liệu phức tạp cao, hệ thống kho dữ liệu (data warehousing systems) và web sites. Enterprise Edition phù hợp cho các tổ chức lớn và các yêu cầu phức tạp. + SQL Server 2005 Standard Edition (32-bit và 64-bit) Standard Edition là phiên bản phục vụ cho việc quản trị và phân tích dữ liệu phù hợp cho các doanh nghiệp, tổ chức vừa và nhỏ. Nó bao gồm các giải pháp cần thiết cho thương mại điện tử, kho dữ liệu (data warehousing) và dòng doanh nghiệp (line-of-business). + SQL Server 2005 Workgroup Edition (32-bit only) Workgroup Edition là giải pháp quản trị dữ liệu phù hợp cho các doanh nghiệp, tổ chức nhỏ chỉ cần một cơ sở dữ liệu không giới hạn kích thước hoặc số 9 người sử dụng. Workgroup Edition là lý tưởng cho các mức cơ sở dữ liệu tin cậy, mạnh mẽ và dễ quản trị. + SQL Server 2005 Developer Edition (32-bit và 64-bit) Developer Edition có tất cả các tính năng của phiên bản SQL Server 2005 Enterprise Edition, nhưng nó chỉ là phiên bản sử dụng cho phát triển và kiểm tra ứng dụng. Phiên bản này phù hợp cho các cá nhân, tổ chức xây dựng và kiểm tra ứng dụng. + SQL Server 2005 Express Edition (32-bit only) SQL Server Express dễ sử dụng và quản trị cơ sở dữ liệu đơn giản. Được tích hợp với Microsoft Visual Studio 2005, SQL Server Express trở nên dễ dàng để phát triển các ứng dụng dữ liệu giầu khả năng, an toàn trong luư trữ, và nhanh chóng triển khai. SQL Server Express là phiên bản miễn phí, có thể dùng như một cơ sở dữ liệu máy khách hoặc cơ sở dữ liệu máy chủ đơn giản. SQL Server Express là lựa chọn tốt cho những người dùng chỉ cần một phiên bản SQL Server 2005 nhỏ gọn, dùng trên máy chủ có cấu hình thấp, những nhà phát triển ứng dụng không chuyên hay những người yêu thích xây dựng các ứng dụng nhỏ. 1.2.3. Các câu lệnh SQL cơ bản SQL (Structured Query Language) là ngôn ngữ được sử dụng cho các hệ quản trị CSDL quan hệ. Ngôn ngữ SQL chuẩn được đa ra bởi ANSI (American National Standards Institude ) và ISO (International Standards Organization) với phiên bản mới nhất hiện nay là SQL – 92. Mặc dù có nhiều ngôn ngữ khác nhau được đưa ra cho các hệ quản trị CSDL, SQL là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi hiện nay trong rất nhiều hệ thống CSDL thương mại như Oracle, SQL Server, Microsoft Access, ... Thông qua SQL, người sử dụng có thể dễ dàng định nghĩa được dữ liệu, thao tác với CSDL, ... 10 a. Lệnh SELECT Phát biểu SQL dạng SELECT là một trong những phát biểu yêu cầu SQL truy vấn dữ liệu trên CSDL chỉ định. SELECT dùng để đọc thông tin từ CSDL theo trường trường hợp quy định hay những biểu thức cho trường hợp đó. Mệnh đề FROM chỉ ra tên 1 bảng hay những bảng có quan hệ cần truy vấn thông tin. Mệnh đề WHERE để tạo nên điều kiện cần lọc mẩu tin theo tiêu chuẩn được định nghĩa. Thông thường WHERE dùng cột (trường) để so sánh với giá trị cột khác, hay biểu thức chứa cột (trường) bất kỳ có trong bảng (table). Phát biểu SQL có dạng: SELECT FROM [WHERE<điều kiện>] b. Lệnh INSERT Khi cần thêm mẩu tin vào bảng trong CSDL SQL, bạn có nhiều cách để thực hiện công việc này, nhưng để sử dụng các phát biểu SQL mang tính chuyên nghiệp bạn cần sử dụng phát biểu INSERT. Khi thêm dữ liệu, cần chú ý kiểu dữ liệu giống hoặc tương ứng với kiểu dữ liệu đã khai báo của cột, nếu không phù hợp thì lỗi sẽ phát sinh. Phát biểu SQL có dạng: INSERT INTO ([]) VALUES () c. Lệnh UPDATE Phát biểu SQL dạng UPDATE dùng cập nhật lại dữ liệu đã tồn tại trong bảng. Khi UPDATE dùng cập nhật dữ liệu cho một mẩu tin chỉ định nào đó thường lệnh này sử dụng chung với mệnh đề WHERE. Phát biểu SQL có dạng: UPDATE SET = , [ = ] WHERE [<điều kiện>] 11 d. Lệnh DELETE Phát biểu SQL dạng DELETE dùng xóa dữ liệu tồn tại trong bảng. Khi DELETE dùng xóa một mẩu tin chỉ định nào đó thường lệnh này sử dụng chung với mệnh đề WHERE. Phát biểu SQL có dạng: DELETE FROM [WHERE <điều kiện>] 12 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 2.1. Khảo sát hệ thống 2.1.1. Khảo sát hiện trạng hệ thống cũ a. Cách thức thi Thi là một quá trình đánh giá kết quả học tập thông qua bài thi và điểm thi của thí sinh. Từ xưa đến nay cách thi chủ yếu là thi viết trên giấy và giáo viên chấm điểm vào bài thi của thí sinh. Do còn tồn tại nhiều những nhược điểm của phương pháp thi này nên ngày càng có nhiều những phương pháp thi khác được áp dụng nhằm đánh giá kiến thức của thí sinh một cách công bằng hơn, chính xác hơn, một trong những phương pháp thi đó là thi trắc nghiệm. Trong những năm gần đây, số lượng các môn thi trắc nghiệm trong bậc phổ thông ngày càng nhiều, xu hướng các môn thi đại học thi bằng trắc nghiệm đang được sử dụng. Trong khi đó tài liệu sách trắc nghiệm còn hạn chế mà giá thành lại đắt, các đề thi trong các bộ sách trắc nghiệm còn hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Xét về một khía cạnh nào đó thì hình thức thi trên giấy vẫn mang ý nghĩa tích cực vì học sinh có thể trình bày được tư duy sáng tạo, phương pháp, kĩ năng làm bài của mình mà qua đó giáo viên có thể trên cơ sở đó đánh giá được sâu hơn trình độ của học sinh, nó thích hợp với những môn văn, sử, … Tuy nhiên đối với hầu hết các môn khác thì hình thức thi truyền thống này lại bộc lộ nhiều nhược điểm đó là tình trạng học sinh sử dụng tài liệu để làm bài, hơn nữa để tổ chức thi, coi thi, chấm thi rất khó khăn và phức tạp. Chúng ta có thể khảo sát chi tiết về hệ thống thi viết truyền thống để thấy rõ hơn được những ưu và nhược điểm của nó qua hình 2.1: 13 Giáo viên Nhà trường Nhận lịch và ra Thí sinh Lập kế hoạch và lịch thi Nhận lịch thi đề thi Nhận đề từ giáo viên bộ môn Lập tổ kiểm tra chất lượng đề và chọn đề Sắp xếp đội ngũ coi thi Tổ chức in ấn đề thi và giấy thi Tổ chức thi và thu bài Nhận đề thi và làm bài Nhận bài thi đã dọc phách và Dọc phách và phát bài thi cho giáo viên chấm thi Nộp bài thi và chấm thi đợi kết quả Nhận bài thi đã dọc phách và Thu bài thi đã chấm và ghép phách bài thi chấm thi Đưa ra bảng điểm của thí sinh Nhận kết quả bài thi Hình 2.1. Sơ đồ mô tả chức năng của hệ thống cũ 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan