Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xây dựng hệ thống lí thuyết, bài tập phần hóa hữu cơ dùng trong bồi dưỡng học si...

Tài liệu Xây dựng hệ thống lí thuyết, bài tập phần hóa hữu cơ dùng trong bồi dưỡng học sinh giỏi hóa trung học phổ thông không chuyên

.PDF
25
663
61

Mô tả:

Xây dựng hệ thống lí thuyết, bài tập phần hóa hữu cơ dùng trong bồi dưỡng học sinh giỏi hóa Trung học phổ thông không chuyên Phạm Thị Ngọc Hà Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Lý luận và PP giảng dạy; Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: GS.TSKH. Nguyễn Đình Triệu Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Nghiên cứu tổng quan các vấn đề lí luận về việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Nghiên cứu nội dung kiến thức hóa học hữu cơ trong chương trình Trung học phổ thông nâng cao, các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố, quốc gia - đi sâu nghiên cứu một số chuyên đề trọng tâm của hóa học hữu cơ trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập hóa học theo từng chuyên đề của hóa học hữu cơ. Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả của hệ thống lý thuyết và bài tập hóa học và xử lí các kết quả thu được. Keywords: Hóa học; Hóa hữu cơ; Bài tập; Phương pháp giảng dạy Content MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong một thế giới diễn ra sự bùng nổ về khoa học và công nghệ do đó sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta đóng vai trò, chức năng quan trọng trong việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập với quốc tế, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới. Từ thực tế đó đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo không những có nhiệm vụ “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân” mà còn phải có nhiệm vụ phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu, có tư duy sáng tạo nhằm đào tạo các em trở thành những nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân giỏi và trở thành cán bộ lãnh đạo các cấp của Đảng, Nhà nước. Vì vậy, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học ở trường phổ thông có một vị trí quan trọng đặc biệt. Đào tạo họ trở thành những nhà khoa học mũi nhọn trong từng lĩnh vực. Lĩnh vực hóa học, trong tương lai không xa nền công nghiệp hóa chất, dầu khí của nước ta phát triển vượt bậc, nhanh chóng, nhu cầu về đội ngũ cán bộ, kĩ sư có trình độ kĩ thuật cao trong các lĩnh vực của công nghệ hóa học không thể thiếu. Để đáp ứng nhu cầu trên cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi về hóa học ở trường phổ thông. Đây cũng là nhiệm vụ tất yếu trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Thực trạng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học đang gặp một số khó khăn như: giáo viên chưa chuẩn bị tốt hệ thống lý thuyết và chưa xây dựng được hệ thống bài tập trong quá trình giảng dạy; học sinh không có nhiều tài liệu tham khảo… nhất là những trường THPT không chuyên việc bồi dưỡng học sinh giỏi càng gặp nhiều khó khăn hơn, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT, BÀI TẬP PHẦN HÓA HỮU CƠ DÙNG TRONG BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA THPT KHÔNG CHUYÊN” với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT không chuyên. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng hệ thống lý thuyết – bài tập cơ bản, nâng cao phần hữu cơ để bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT không chuyên. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan các vấn đề lí luận về việc bồi dưỡng học sinh giỏi. - Nghiên cứu nội dung kiến thức hóa học hữu cơ trong chương trình THPT nâng cao, các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố, quốc gia. Đi sâu nghiên cứu một số chuyên đề trọng tâm của hóa học hữu cơ trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. - Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập hóa học theo từng chuyên đề của hóa học hữu cơ. - Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả của hệ thống lý thuyết và bài tập hóa học và xử lí các kết quả thu được. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở các trường THPT không chuyên Việt Nam. - Đối tượng nghiên cứu: hệ thống lý thuyết, bài tập hóa học và biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần hóa học hữu cơ THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: các chuyên đề trọng tâm của phần hóa học hữu cơ dùng bồi dưỡng học sinh giỏi. - Đối tượng: học sinh không chuyên hóa. - Địa bàn nghiên cứu và thực nghiệm: trường THPT Trực Ninh B, trường THPT Trực Ninh A, trường THPT A Hải Hậu tỉnh Nam Định. 6. Giả thuyết nghiên cứu Nếu xây dựng được hệ thống kiến thức lý thuyết và bài tập (trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan) đa dạng, phong phú, có chất lượng thì sẽ giúp học sinh nâng cao kiến thức, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiện cứu, chủ động và sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT không chuyên. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu các văn bản và chỉ thị của Đảng, nhà nước và Bộ giáo dục – Đào tạo có liên quan đến đề tài. - Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài. - Tổng hợp các kiến thức hóa học hữu cơ cần thiết cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học. - Sưu tầm, phân tích các đề thi học sinh giỏi hóa học các cấp. 7.2. Nghiên cứu thực tiễn - Tìm hiểu thực tế giảng dạy, bồi dưỡng HSG các lớp, trường không chuyên hiện nay ở nước ta. - Trao đổi kinh nghiệm với giáo viên hóa học dạy bồi dưỡng học sinh giỏi của một số trường THPT không chuyên. - Xây dựng hệ thống lý thuyết, bài tập hóa học và các phương pháp sử dụng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. - Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá sự phù hợp của hệ thống lý thuyết, bài tập hóa học đã xây dựng và các biện pháp đã đề xuất. 8. Đóng góp của đề tài - Về mặt lí luận: xây dựng được hệ thống kiến thức lý thuyết – bài tập (trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan) phần hóa học hữu cơ dùng cho bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học. - Về mặt thực tiễn: xây dựng được hệ thống lý thuyết và bài tập hóa học cơ bản, nâng cao dùng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học và cung cấp cho giáo viên, học sinh yêu thích môn hóa học một tài liệu tham khảo bổ ích. Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Khái quát về bồi dƣỡng học sinh giỏi trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Vấn đề bồi dưỡng nhân trí ở các nước phát triển 1.1.1.1. Quan niệm của thế giới về giáo dục học sinh giỏi 1.1.1.2. Khái niệm học sinh giỏi 1.1.1.3. Mục tiêu dạy học sinh giỏi 1.1.1.4. Phương pháp và các hình thức giáo dục học sinh giỏi 1.1.1.5. Đánh giá học sinh giỏi 1.1.2. Bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc THPT của Việt Nam 1.1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.2. Học sinh giỏi hóa học 1.2.1. Khái niệm học sinh giỏi hóa học 1.2.2. Những phẩm chất và năng lực quan trọng nhất của một học sinh giỏi hóa học cần bồi dưỡng và phát triển 1.2.2.1. Năng lực tiếp thu kiến thức 1.2.2.2. Năng lực suy luận logic 1.2.2.3. Năng lực đặc biệt 1.2.2.4. Năng lực lao động sáng tạo 1.2.2.5. Năng lực kiểm chứng 1.2.2.6. Năng lực thực hành 1.2.2.7. Năng lực vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn 1.2.3. Những kĩ năng cần thiết của giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học 1.2.4. Thực trạng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT hiện nay 1.2.5. Phát hiện học sinh có thể trở thành học sinh giỏi hóa học TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Trong chương này chúng tôi đã trình bày: - Tổng quan về vấn đề bồi dưỡng HSG ở Việt Nam gồm các phần: quan niệm của thế giới về giáo dục HSG; khái niệm HSG; mục tiêu dạy HSG; PP và các hình thức giáo dục, đánh giá HSG; tổng quan về vấn đề nghiên cứu. - Giới thiệu khái quát về công tác tổ chức thi, thời gian thi trong các kì thi HSG quốc gia thời gian gần đây. Giới thiệu về đối tượng tham gia, số lượng thí sinh dự; một số ưu tiên dành cho HSG quốc gia, những thay đổi trong kì thi HSG quốc gia từ năm 2007 đến nay. - Nêu được các vấn đề liên quan đến HSGHH như: khái niệm HSGHH; những phẩm chất và năng lực quan trọng nhất của một HSGHH cần bồi dưỡng và phát triển; những kĩ năng cần thiết của GV khi bồi dưỡng HSGHH; thực trạng của công tác bồi dưỡng HSGHH ở trường THPT hiện nay; nội dung và một số biện pháp phát hiện HS có thể trở thành HSGHH. Chƣơng 2. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ SỬ DỤNG TRONG VIỆC BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI 2.1. Các chuyên đề hóa học hữu cơ 2.1.1. Chuyên đề 1. Đại cưong hoá học hữu cơ 2.1.1.1. Hệ thống lý thuyết cơ bản 2.1.1.2. Bài tập vận dụng A. Trắc nghiệm tự luận Bài 1. a) Những hợp chất nào cho dưới đây có đồng phân hình học. Viết công thức cấu tạo và gọi tên chúng theo danh pháp cis, trans. 1. CHCl=CHBr 5. (C2H5)2C=CH-CH3 2. CH2=CH-CH3 6. CHCl=CHCl 3. CH3-CH=CH-CH3 7. CH3-CH=CH-CH=CH-CH3 4. C2H5(CH3)C=C(C2H5)CH2CH2CH3 8. C6H5-CH=CH-CH=CH-COOH b) Biểu diễn đồng phân hình học của chất: CH3-CH=CH-CH=CH-CH=CH2 Bài 2. a) So sánh tính bazơ của các chất: CH3–NH2; CH3–NH–CH3; (CH3)3N b) So sánh tính bazơ của các chất: NH 2 NH3 CH 3 NH 2 c) So sánh tính axit của các chất: CH 3 CH 2 OH Bài 3. (1) OH CH 3 CH 2 COOH (2) (3) a) Dựa vào các loại hiệu ứng hóa học, hãy cho biết sự định hướng trong các phản ứng thế của phenol với tác nhân thế. b) Giải thích sự định hướng tác nhân thế vào nhân benzen khi cho toluen tác dụng với HNO3, xúc tác anhiđrit axetic. c) Khi cho nitro benzen tác dụng với HNO3 có H2SO4 đặc làm xúc tác, đun nóng. Hãy cho biết có những sản phẩm nào tạo thành? Sản phẩm nào là sản phẩm chính? Bài 4. Dựa vào bản chất của liên kết hiđro giữa các phân tử, hãy cho biết và giải thích: a) Chất nào có nhiết độ sôi cao nhất: CH3COOH; CH3COCH3 ; C6H5OH b) Chất nào dễ hoá lỏng nhất: CH4; F2 ; C2H2; NH3 c) Chất nào dễ tan trong nước nhất: C2H2; C2H5Cl; C6H6; NH3 d) o-nitrophenol có t0s và độ tan thấp hơn đồng phân meta và para của nó e) Trong hỗn hợp etanol và phenol có mấy loại liên kết hiđro? Loại nào bền nhất? g) Vì sao khi cho etanol vào nước thì thể tích dung dịch thu được lại giảm so với tổng thể tích hai chất ban đầu? Bài 5. a) Licopen (chất màu đỏ trong quả cà chua) C40H56 chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử. Khi hiđro hoá hoàn toàn licopen cho hiđrocacbon no C40H82. Tính số nối đôi trong phân tử licopen. b) Caroten (chất màu vàng trong củ cà rốt) là đông phân của licopen. Khi hiđro hoá hoàn toàn caroten cho hiđrocacbon no C40H78. Tính số nối đôi trong phân tử caroten. B. Trắc nghiệm khách quan 2.1.2. Chuyên đề 2. Hiđrocacbon 2.1.2.1. Hệ thống lý thuyết cơ bản 2.1.2.2. Bài tập vận dụng A. Trắc nghiệm tự luận Bài 1. Cho hỗn hợp gồm CH4, C2H4, C2H2. Bằng phương pháp hóa học hãy: a) Hãy phân biệt các chất trên khi chúng ở các lọ riêng biệt. b) Tách riêng các chất trong hỗn hợp trên. Bài 2. Đốt cháy một hiđrocacbon A với lượng vừa đủ oxi. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua bình CaCl2 khan dư thì thể tích giảm đi hơn một nửa. a) Xác định CTCT của A. Biết trong A cacbon chiếm 80% về khối lượng. b) Một đồng đẳng B của A mà hàm lượng cacbon trong phân tử nhỏ hơn hàm lượng cacbon trong A là 5%. Cho B tác dụng với rất ít clo ngoài ánh sáng, trong số các sản phẩm thu được có A. Giải thích. c) Hai xicloankan M và N đều có tỉ khối hơi so với metan bằng 5,25. Khi monoclo hóa (có chiếu sáng) thì M cho 4 hợp chất, N chỉ cho một hợp chất duy nhất. Hãy xác định CTCT của M và N. Bài 3. A, B, C, D, E, F là sáu hiđrocacbon ĐP. Đốt cháy hoàn toàn A với O2 dư, sau khi ngưng tụ nước và đưa về điều kiện ban đầu thì thể tích hỗn hợp khí còn lại giảm 30% so với hỗn hợp ban đầu, tiếp tục cho qua dung dịch KOH dư thì thể tích hỗn hợp giảm 4/7 số còn lại. a) Xác định CTPT của A. b) Xác định CTPT của các hiđrocacbon trên biết khi tác dụng với Br2 trong CCl4 thì A, B, C, D làm mất màu nhanh, E làm mất màu chậm, còn F hầu như không phản ứng. Các sản phẩm thu được từ B và C với Br2 là những đồng phân hình học của nhau, B có t 0s cao hơn C. Khi tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thì A, B, C đều cho cùng một sản phẩm G. Bài 4. a) (HSG Cà Mau 2004-2005) A, B là 2 anken đồng phân biết: A hay B → 1 axit D duy nhất RCOOH Trong R chỉ có 1 loại nguyên tử hidro; khối lượng riêng của D là 5,36 g/l (đktc). Tìm công thức cấu tạo D, A, B biết A có nhiệt độ sôi cao hơn B. b) (HSG Nam Định 2007 – 2008) Hỗn hợp khí X gồm một hiđrocacbon no mạch hở A và oxi. Sau khi đốt cháy hoàn toàn A trong hỗn hợp trên, rồi làm ngưng tụ hơi nước còn lại hỗn hợp khí Y. Xác định công thức phân tử của A. (Biết 1 lít khí X nặng 1,488 gam; 1 lít khí Y nặng 1,696 gam, các thể tích khí đo ở đktc). c) Khi oxi hóa một hỗn hợp 2 hiđrocacbon đồng phân bằng dung dịch KMnO4 (môi trường axit) thu được 11,2 lít CO2 (đktc); 24,4 gam axit benzoic; 16,6 gam axit terephtaic. Xác định CTCT của hai hiđrocacbon. Bài 5. (HSG Đà Nẵng 2007-2008, lớp 11) X, Y, Z lần lượt là ankan, ankađien liên hợp và ankin, điều kiện thường tồn tại ở thể khí. Đốt cháy 2,45 lít hỗn hợp ba chất này cần 14,7 lít khí O2, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Các thể tích khí đều đo ở 250C và 1 atm. a) Xác định công thức phân tử của X, Y và Z. b) Y cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ba sản phẩm đồng phân. Dùng cơ chế phản ứng giải thích sự hình thành các sản phẩm này. Bài 6. a) Muốn điều chế PVC (-CH2-CHCl-)n ta có thể cho Cl2 tác dụng với PE (-CH2-CH2-)n được không? Tại sao? Tương tự muốn điều chế teflon (-CF2-CF2-)n dùng làm chất chống dính xoong chảo có thể cho F2 tác dụng với PE được không? Tại sao? b) Từ metan và các chất vô cơ cần thiết khác viết sơ đồ PƯ điều chế 1. Axetilen 2. Axit ađipic 3. Cao su clopren 4. Phenol 5. Caosu Buna 6. Cao su isopren 7. Alinin 8. Caosu Buna-S 9. Polietilen (PE) 10. Vinyl axetat 11. Caosu Buna-N 12. Thuốc nổ: trinitrotoluen (TNT) 13. Benzen 14. Polistiren (PS) 15. Thuốc diệt cỏ: axit 2,4-điclo phenoxiaxetic 16. Thuốc trừ sâu: 4,4-điclođiphenyl triclometyl metan (DDT) B. Trắc nghiệm khách quan 2.1.3. Chuyên đề 3. Dẫn xuất haloden, ancol, phenol, ete 2.1.3.1. Hệ thống lý thuyết cơ bản 2.1.3.2. Bài tập vận dụng A. Trắc nghiệm tự luận Bài 1. Cho các chất sau: - A có công thức C3H8Ox, chỉ có một loại nhóm chức tác dụng được với Na - B có công thức phân tử C8H10O, tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác dụng được với NaOH - C có công thức C4H10Oy có thể hoà tan Cu(OH)2 - D có công thức phân tử C4H8O, mạch hở, khi bị hiđro hoá được ancol butylic - E có công thức phân tử C3H5Br3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được chất hữu cơ X có khả năng phản ứng với Cu(OH)2. Xác định công thức cấu tạo có thể có của A, B, C, D, E. Bài 2. a) Hãy sắp xếp các dãy chất dưới đây theo chiều tăng dần tính axit: Axit picric, phenol, pnitro phenol, p-crezol. b) Hãy xác định ký hiệu A, B, C, D cho mỗi chất và giải thích biết chúng là 4 hợp chất thơm: C6H5NH2; C6H5OH; C6H5Cl và C6H6; với các nhiệt độ sôi: Chất thơm A B C D Nhiệt độ sôi (0C) 80 132,1 184,4 181,2 Bài 3. a) (HSG Bạc Liêu 2004-2005) Viết phương trình của những phản ứng tương ứng với sơ đồ sau: X Taùch Y Coäng Z Khöû Propanol - 2 b) Từ etanol viết phương trình PƯ điều chế các hợp chất sau: metanol, propan-1-ol, propan-2-ol, phenol, ancol benzylic, glixerol, etylen glicol. Bài 4. (HSG Hưng Yên 2008-2009) Có một rượu no mạch hở X, để đốt cháy hoàn toàn 1 mol rượu đó cần ít nhất 3,5 mol O2. a) Xác định công thức cấu tạo của X. b) Từ n-butan và các chất vô cơ cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế X. Bài 5. (HSG Quảng Bình 2010-2011) A là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O2. A phản ứng hết với Na dư sinh ra H2 có số mol bằng số mol của A. A tác dụng được với Na2CO3, nhưng không phản ứng với NaHCO3. Khi tác dụng với HCl tạo hợp chất có công thức C7H7OCl, còn tác dụng với Br2 tạo được dẫn xuất tribrom. a) Lập luận xác định cấu tạo A và gọi tên. b) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. B. Trắc nghiệm khách quan 2.1.4. Chuyên đề 4. Anđehit, xeton 2.1.4.1. Hệ thống lý thuyết cơ bản A. Trắc nghiệm tự luận Bài 1. a) Một anđehit A có công thức đơn giản nhất là C2H3O. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên của A. b) Bằng phương pháp hoá học để phân bệt 4 chất lỏng CH3OH, C2H5OH; HCHO; CH3CHO Bài 2. A, B, C, D là những chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C3H6O. a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên A, B, C, D. b) Bằng phương pháp hoá học để phân bệt A, B, C, D. c) Viết phương trình phản ứng điều chế A, B, C, D từ CH4 và các chất vô cơ. Bài 3. a) So sánh t0s của propan–2–ol, propanon, 2–metylpropen. b) Giải thích tại sao fomanđehit (M = 30) có t 0s (–210C) cao hơn metan (M = 30) (–890C); của đecan–2–ol (M = 156) (2100C), còn unđecan (M = 155) (1960C). c) So sánh tính tan của hợp chất cacbonyl với ankan và ancol trong nước. Bài 4. 1. Viết các phương trình hoá học biểu diễn sơ đồ chuyển hoá: a) (HSG Nam Định 2007 – 2008) C3H6  C3H6Br2  C3H8O2  C3H4O2  C3H4O4  C4H6O4  C6H10O4 b) (HSG Nam Định 2009 – 2010) X1 + O2 0 t , xt X2 + Y1 0 t , xt X3(C6H10O4) + Y2 0 t , xt X4(C9H16O4) + H2O t0, xt X2 + Y1 + Y2 2. Viết cơ chế PƯ của axetanđehit với HCN và nêu đặc tính của phản ứng. Bài 5. (HSG Bắc Giang 2009-2010) Đốt cháy hoàn toàn 20,16 lit hỗn hợp khí gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở X và Y thu được 33,6 lit khí CO2. Nếu lấy cùng lợng hỗn hợp trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì thu đợc 216 gam kim loại Ag. Biết thể tích các khí đều đo ở 136,50C và 1atm. Xác định công thức cấu tạo và tên X, Y. B. Trắc nghiệm khách quan 2.1.5. Chuyên đề 5. Axit cacboxylic, este 2.1.5.1. Hệ thống lý thuyết cơ bản 2.1.5.2. Bài tập vận dụng A. Trắc nghiệm tự luận Bài 1. a) Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi: CH3COOH, HCOOCH3, CH3CH2COOH, CH3COOCH3, CH3CH2CH2OH b) Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong nhóm OH: CH3COOH; CH3CH2OH; C6H5OH; C2H4(OH)2; H2O; HCOOH. c) (HSG Hải Phòng 2003-2004) So sánh tính axit của các cặp chất sau: HOOC-CH2-COOH (C) và HOOC-COOH (D) C6H5-CH2 -COOH (E) và HC  C-CH2-COOH (F) Bài 2. (HSG Đà Nẵng 2006-2007) Trình bày phương pháp hóa học phân biệt năm lọ hóa chất lỏng mất nhãn gồm axit fomic, axit acrylic, anđehit propionic, ancol etylic. Bài 3. (HSG Hưng Yên 2008-2009) Cho hỗn hợp X gồm 2 este A và B có cùng công thức phân tử là C5H8O2. Khi đun nóng hỗn hợp X với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp 2 muối natri của 2 axit có công thức phân tử là C3H6O2 (A1) và C3H4O2 (B1). a) Xác định công thức cấu tạo của A, B, A1, B1 và viết các phương trình phản ứng để minh hoạ. b) Viết phương trình phản ứng chuyển hoá từ A1 thành B1 và ngược lại từ B1 thành A1 (có thể chuyển hoá trực tiếp hoặc qua một số giai đoạn). Bài 4. a) X có công thức đơn giản nhất là CH2O. X tác dụng với Na và NaHCO3 thấy n H  n CO  n A đã tham gia phản ứng. Tìm chất có khối lượng phân tử nhỏ nhất thoả mãn điều 2 2 kiện của X và viết các phương trình phản ứng. b) Các chất hữu cơ A, B, C, D, E, F có cùng công thức phân tử là C4H8O2 biết A, B có phản ứng với Na và với NaOH. Các chất còn lại đều tác dụng với NaOH, riêng hai chất E, F còn tham gia phản ứng tráng gương. Biện luận để viết công thức cấu tạo của chúng. Viết phương trình các phản ứng nói trên. c) Từ một loại động vật ở Việt Nam, người ta tách được hợp chất A có công thức phân tử C8H14O2. Thuỷ phân A thu được B (C6H12O) và C (C2H4O). B là hợp chất mạch hở không phân nhánh, tồn tại ở dạng trans, có thể tác dụng với dung dịch KMnO4 loãng nguội sinh ra hexan1,2,3-triol. Tìm CTCT của A, B, C d) Xác định CTCT của X, Y, Z có CTPT C4H6Cl2 O2 nếu 1. X + NaOH dư  A + C2H4(OH)2 + NaCl 2. Y + KOH dư  B + C2H5OH + KCl + H2O 3. Z + NaOH dư  Muối của 1 axit hữu cơ + NaCl + H2O e) Công thức đơn giản nhất của chất M là C3H4O3 và chất N là C2H3O3. Hãy tìm CTPT của M, N biết M là một axit no, đa chức, N là một axit no chứa đồng thời nhóm chức –OH; M và N đều mạch hở. Viết CTCT của N và M. Bài 5. Khi cho 1 mol axit axetic tác dụng với 1 mol etanol, người ta nhận thấy hỗn hợp khi đạt tới trạng thái cân bằng có chứa 2/3 mol H2O. a) Tính tỉ lệ axit axetic phải dùng để 90% etanol được biến đổi thành etyl axetat. b) Khi cho 1 mol axit axetic tác dụng với 1 mol etanol và 1 mol metanol, người ta được hỗn hợp cân bằng có chứa 0,86 mol H2O. Xác định thành phần của hỗn hợp. c) Người ta cho 1 mol axit axetic tác dụng với 1 mol metanol. Tính thành phần của hỗn hợp có trong trường hợp này. Bài 6. (HSG Tiền Giang 2004-2005) Khi xà phòng hóa bằng dung dịch NaOH chất hữu cơ (A) có công thức phân tử C6H12O3 tạo thành chất hữu cơ (B) và (E). Có thể oxi hóa (B) theo hai giai đoạn thu được chất (C), phản ứng giữa (C) và Br2 tạo thành sản phẩm thế (D). (D) phản ứng dung dịch kiềm tạo thành (E). Khi xử lý chất (E) bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được chất (F). Có thể thu được chất (F) từ trong một giai đoạn thổi từ chất (Q) có chứa nitơ bằng axit nitrơ. Viết đầy đủ các phản ứng dưới dạng công thức cấu tạo và xác định CTCT của (A), (B), (C), (D), (E), (F), (Q). B. Trắc nghiệm khách quan 2.1.6. Chuyên đề 6. Amin, amino axit, peptit, protein 2.1.6.1. Hệ thống lý thuyết cơ bản 2.1.6.2. Bài tập vận dụng A. Trắc nghiệm tự luận Bài 1. Hãy sắp xếp các hợp chất sau theo thứ tự tăng dần lực bazơ của chúng: a) C6H5NH2, C2H5NH2, (C6H5)2NH, (C2H5)2NH, NaOH, NH3 b) (HSG Bạc Liêu 2004-2005) CO(NH2)2, CH3CH2CH2NH2, CH2=CH-CH2NH2, p-CH3C6H4NH2, anilin, p-nitro anilin Bài 2. Khi pha glyxin vào nước cất được dung dịch có pH < 7. a) Hãy giải thích và viết phương trình phản ứng. b) Thêm HCl vào dung dịch glyxin cho đến pH = 1. Viết phương trình phản ứng, khi đó glyxin chủ yếu tồn tại ở dạng nào? c) Thêm NaOH vào dung dịch glyxin cho đến khi pH = 11. Viết phương trình phản ứng, khi đó glyxin chủ yếu tồn tại ở dạng nào? Bài 3. Viết phương trình phản ứng hóa học của alanin với: a) a) H2SO4 (tỉ lệ 1:1) d) d) HNO2 (điều kiện thường) b) b) H2SO4 (tỉ lệ 1:2) e) e) CH3OH (HCl bão hòa) c) c) NaOH f) g) Propan-2-ol (HCl bão hòa) Bài 4. (HSG Hưng Yên 2008-2009) Hãy xác định công thức cấu tạo của hợp chất A có công thức phân tử là C3H7O2N. Biết rằng: A có tính chất lưỡng tính, phản ứng với axit nitrơ giải phóng nitơ; A phản ứng với ancol etylic có axit làm xúc tác tạo thành hợp chất có công thức C5H11O2N; khi đun nóng A chuyển thành hợp chất vòng có công thức C6H10N2O2. Viết các phương trình phản ứng để minh hoạ. Bài 5. a) Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức viết tắt là Arg–Pro–Pro–Gly–Phe–Ser–Pro–Phe–Arg. Khi thủy phân peptit này có thể thu được những tripeptit nào có chứa phenylalanin. b) (HSG Thái Bình 2008-2009) Thuỷ phân hoàn toàn 1,0 mol pentapeptit thì thu được 3,0 mol alanin; 1,0 mol valin và 1,0 mol glyxin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Gly-Ala; Ala-Gly và tripeptit Ala-Ala-Val. Viết CTCT của các aminoaxit và pentapeptit A. c) Khi thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit thì thu đợc 2 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin, 1 mol tyrosin. Khi thủy phân không hoàn toàn X thấy trong hỗn hợp sản phẩm có các đipeptit Gly – Ala, Ala – Gly và tripeptit Tyr – Val - Gly. Cho X tác dụng với HNO2 không thấy giải phóng N2. Xác định trình tự các amino axit trong phân tử X. Bài 6. a) Để thủy phân hoàn toàn 9,60 g đipeptit cần dùng 0,90 g nước. Xác định cấu tạo của đipeptit, biết rằng khi thủy phân chỉ tạo nên một amin oaxit. b) Khi thủy phân hoàn toàn 29,2 gam đipeptit thiên nhiên bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối, trong đó có 19,4 gam muối X. Trong phân tử X có chứa 23,71% khối lợng natri. Xác định công thức cấu tạo có thể có của đipeptit ban đầu. Bài 7. Khi thuỷ phân bằng enzim một tripeptit thấy tạo thành 22,5 gam glyxin, 43,8 gam lysin và hai đipeptit có tổng số mol là 0,6. Hỗn hợp sản phẩm nhận được ở trên cho phản ứng với NaOH đun nóng tạo ra 87,3 gam muối natri của glyxin, 84 gam muối natri của lysin và hai muối natri của hai đipeptit trên. a) Cho biết tên thu gọn của tripeptit. b) Tính số mol từng muối natri của hai đipeptit trên. Cho biết công thức cấu tạo của glyxin là H2N- CH2- COOH; của lysin là H2N - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH(NH2) – COOH. B. Trắc nghệm khách quan 2.2. Các dạng bài tập bồi dƣỡng học sinh giỏi hóa học 2.2.1. Bài tập rèn luyện năng lực nhận thức Bài 1. Các hợp chất hữu cơ mạch hở A, B, C, D đều chứa C, H, O và đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. Các chất B, C, D tác dụng được với Na giải phóng H2. Khi oxi hoá B có xúc tác thu được sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Chất C tác dụng được với dung dịch NaOH. Chất D có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Chất A không tác dụng với Na, không tác dụng với dung dịch NaOH và không tham gia phản ứng tráng gương. Xác định CTPT, CTCT của các chất trên và viết các phương trình phản ứng. Bài 2. (HSG Đà Nẵng 2009-2010) Đốt cháy hoàn toàn 4,3 gam một chất hữu cơ X thu được 5,28 gam CO2, 1,08 gam H2O, 1,46 gam HCl. 1. Tìm công thức phân tử của X, biết MX < 230 gam/mol. 2. A, B, D là các đồng phân của X thoả mãn điều kiện sau: a) 43 gam A + NaOH dư  12,4 gam C2H4(OH)2 + 0,4 mol muối A1 + NaCl. b)B + NaOH dư  Muối B1 + CH3CHO + NaCl + H2O. c) D + NaOH dư  Muối D1 + CH3COONa + NaCl + H2O. Lập luận tìm CTCT của A, B, D và viết phương trình hóa học xảy ra, biết B là phân tử có cấu tạo đối xứng, dung dịch D làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Bài 3. (HSG Đà Nẵng 2008-2009) A là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O2. A phản ứng hết với Na dư sinh ra H2 có số mol bằng số mol của A. A tác dụng được với Na2CO3, nhưng không phản ứng với NaHCO3. Khi tác dụng với HCl tạo hợp chất có công thức C7H7OCl, còn tác dụng với Br2 tạo được dẫn xuất tribrom. a) Lập luận xác định cấu tạo A và gọi tên. b) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Bài 4. (HSG Bạc Liêu 2004-2005) Để thủy phân hoàn toàn 9,60 g đipeptit cần dùng 0,90 g nước. Xác định cấu tạo của đipeptit biết rằng khi thủy phân chỉ tạo nên một aminoaxit. Bài 5. (HSG Đà Nẵng 2004-2005, lớp 11) Chia 3,584 lít (đktc) hỗn hợp gồm một ankan (A), một anken (B) và một ankin (C) thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho qua dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thấy thể tích hỗn hợp giảm 12,5% và thu được 1,47g kết tủa. Phần 2 cho qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 2,22g và có 13,6g brom đã tham gia phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn khí ra khỏi bình brom rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 2,955g kết tủa. 1. Xác định công thức cấu tạo A, B và C. 2. Từ A viết dãy chuyển hóa (ghi rõ điều kiện phản ứng) điều chế 1,1-đibrompropan và 2,2-đibrompropan. 3. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho C tác dụng với dung dịch KMnO4 trong môi trường trung tính ở nhiệt độ phòng và môi trường axit (H2SO4) có đun nóng. 2.2.2. Bài tập rèn luyện năng lực tư duy, trí thông minh Bài 1. (HSG Hà Nội 2008-2009) Khi đốt cháy 0,01 mol chất hữu cơ X (có phân tử khối nằm trong khoảng từ 140 đến 160) cần 1,456 lít oxi (đktc) tạo thành CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng tương ứng là 2,93:1. X tác dụng được với dung dịch NaOH, không tác dụng với Na kim loại. a) Tìm công thức phân tử và viết các công thức cấu tạo có thể có của X. b) Đun nóng chất X với nước trong điều kiện thích hợp (có H+ xúc tác) thu được chất B và D, biết rằng phân tử mỗi chất chỉ chứa một chức hóa học và phân tử khối của B gấp 1,364 phân tử khối của D. Xác định công thức cấu tạo của X, B, D. Bài 2. Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện t0 và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Xác định CTPT của X. Bài 3. Crackinh V lít butan được 45 lít hỗn hợp khí X gồm H2, CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, C4H10. Dẫn hỗn hợp X này vào bình đựng dung dịch Br2 dư thì còn lại 25 lít hỗn hợp khí (các thể tích khí đều đo ở cùng t0, áp suất). Xác định hiệu suất của quá trình crackinh. Bài 4. Hỗn hợp X gồm 0,12 mol C2H2 và 0,18 mol H2. Nung nóng X với bột Ni thu được hỗn hợp khí Y, dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình đựng Br2 tăng lên m gam và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 0,12 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Xác định giá trị của m. Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol amin đơn chức X cần 46,2 lít O2, thu được 55 gam CO2 và 2,8 lít N2 (các khí đo điều kiện tiêu chuẩn). Xác định CTPT của X. Bài 6. G là hỗn hợp gồm ba ancol đồng đẳng liên tiếp. Đun hoàn toàn 54 gam G với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 47,25 gam hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau. a) Xác định số mol của mỗi ete. b) Xác định CTPT của các ancol trong G. Bài 7. X là ancol no, đa chức, mạch hở. Khi đốt cháy hết 1 mol X cần 3,5 mol O2. Xác định CTPT của X. Bài 8. Xà phòng hóa hoàn toàn 13,6 gam một este đơn chức X cần vừa đủ 50 ml dung dịch NaOH 4M. Xác định CTCT của X. 2.2.3. Bài tập rèn luyện năng lực quan sát, thực hành, vận dụng kiến thức Bài 1 Có 5 lọ mất nhãn được đánh số ngẫu nhiên 1, 2, 3, 4, 5 đựng các dung dịch sau etanol, glixerol, anđehit axetic, glucozơ, saccarozơ. Xác định các chất đựng trong các lọ biết: + Lọ 1, 3, 5 có phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam thẫm. + Lọ 2, 5 có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch. + Lọ 1 sau khi được đun nóng với vài giọt H2SO4 loãng rồi trung hoà bằng NaOH cũng cho kết tủa đỏ gạch khi phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm đun nóng. Bài 2 Có 5 lọ đựng riêng biệt các chất: cumen (A), ancol benzylic (B), metyl phenyl ete (C), benzanđehit (D) và axit benzoic(E). Biết (A),(B),(C),(D) là các chất lỏng. a) Hãy sắp xếp thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi, giải thích. b) Trong quá trình bảo quản các chất trên, có một lọ đựng chất lỏng thấy xuất hiện tinh thể. Hãy giải thích hiện tượng đó bằng phương trình phản ứng hoá học. Bài 3. (HSG Đà Nẵng 2006-2007, lớp 11) Dùng hình vẽ, mô tả thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm để xác định sự có mặt của các nguyên tố C và H có trong glucozơ. Bài 4. Cho các chất gồm glucozơ, glixerol, anđehit oxalic, axeton. Chỉ dùng một thuốc thử hãy phân biệt các chất trên. Bài 5. Cho biết hiện tượng xảy ra và giải thích các thí nghiệm sau: a) Thí nghiệm 1: nhỏ 8 giọt dung dịch saccarzơ 1% vào ống nghiệm 1 chứa một ít Cu(OH)2 lắc nhẹ, sau đó đun nóng. b) Thí nghiệm 2: nhỏ 3 ml dung dịch H2SO4 10% vào ống nghiệm 2 chứa 10 giọt dung dịch saccarzơ trên, đun nóng 2, 3 phút và để nguội, sau đó thêm một thìa nhỏ tinh thể NaHCO3 vào và khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Cho Cu(OH)2 ở trên vào ống nghiệm 2, đun nóng. 2.2.4. Bài tập rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn Bài 1 a) Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết? b) Etilen được dùng để kích thích trái cây mau chín. Nó đồng thời cũng là một trong các sản phẩm sinh ra khi trái cây chín. Trong thực tế người ta có thể kích thích trái cây chín bằng cách để vào chỗ trái cây một ít đất đèn. Có thể rút ra kết luận gì? Điều gì xảy ra khi để những trái cây chín bên cạnh những trái cây xanh? c) Một trong những ứng dụng của axetilen là làm nguyên liệu trong đèn xì để hàn và cắt kim loại. Hãy giải thích tại sao người ta không dùng etan thay cho axetilen, mặc dù nhiệt đốt cháy ở cùng điều kiện của etan (1562kJ/mol) cao hơn axetilen (1302kJ/mol)? Bài 2. a) Benzen có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, nó là một hóa chất quan trọng trong hóa học, tuy nhiên benzen cũng là một chất rất độc. Khi benzen đi vào trong cơ thể, nhân thơm có thể bị oxi hóa theo những cơ chế phức tạp và có thể gây ung thư. Trước đây trong các phòng thí nghiệm hữu cơ vẫn hay dùng benzen làm dung môi, nay hạn chế tính độc do dung môi người ta thay benzen bằng toluen. Vì sao toluen lại ít độc hơn? b) Có người rất thích hít chất tẩy móng tay nhuộm màu, đó là chất gì và có độc hai không? c) Cà rốt là loại củ có chứa đường và có hàm lượng vitamin A rất cao. Nhiều người thích ăn cà rốt sống và làm nộm cà rốt vì cho rằng sẽ hấp thụ hết lượng vitamin A trong đó. Quan điểm đó có đúng không? Tại sao? Bài 3 a) Chúng ta đều biết metanol là chất độc, chỉ cần một lượng nhỏ vào cơ thể cũng có thể gây mù loà, lượng lớn có thể gây tử vong. Hãy giải thích tại sao? b) Vì sao rượu để càng lâu càng ngon? c) Để rượu nho có chất lượng tốt, người ta thường chứa rượu trong các thùng gỗ và chôn sâu dưới lòng đất, càng sâu càng tốt. Hãy giải thích tại sao? Bài 4 a) Ở nông thôn nước ta nhiều gia đình vẫn dùng rơm, rạ, củi để đun bếp. Khi mua rổ, rá, nong, nia…(được đan bởi tre, nứa, giang) họ thường đem gác lên gác bếp trước khi sử dụng để độ bền của chúng được lâu hơn. Giải thích tại sao? b) Tại sao dùng fomon để ngâm xác động vật? Bài 5 a) Chất béo nào dễ ôi hơn: dầu thực vật hay mỡ lợn? Vì sao? b) Tại sao không nên tái sử dụng dầu mỡ đã qua rán ở nhiệt độ cao hoặc khi mỡ dầu không còn trong, đã sử dụng nhiều lần, có màu đen, mùi khét? c) Dầu mỡ động thực vật để lâu ngày thường có mùi khó chịu, ta gọi đó là hiện tượng ôi mỡ, cho biết nguyên nhân gây nên hiện tượng ôi mỡ và biện pháp ngăn ngừa quá trình ôi mỡ? d) Dân gian có câu nói về ngày tết cổ truyền: “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh trưng xanh ” Vì sao thịt mỡ và dưa hành thường đựơc ăn với nhau? Bài 6 a) Để bảo quản mật ong phải đổ đầy mật ong vào các chai sạch, khô, đậy nút thật chặt và để ở nơi khô ráo, như vậy mật ong mới không bị biến chất. Vì sao phải làm như vậy? b) Dân gian có câu: “Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”. Vì sao nhai kĩ no lâu? c) Tại sao người đau dạ dày, khi ăn bánh mì thay cơm thì thấy dễ chịu hơn? d) Tại sao với cùng một lượng gạo như nhau nhưng khi nấu cơm nếp lại cần ít nước hơn so với khi nấu cơm tẻ? Bài 7 a) Tại sao nấu canh cá thường cho thêm quả chua như khế chua, sấu, me…? b) Khi lắc anilin với nước thì thu được hỗn hợp đục như sữa, nếu thêm axit sunfuric vào thì hỗn hợp tạo thành dung dịch trong suốt, sau đó nếu thêm NaOH thì dung dịch lại bị vẫn đục. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Trong chương này chúng tôi đã thực hiện một số công việc như sau: - Xây dựng HTLT và BTHH bồi dưỡng HSG ứng với 6 chuyên đề. Các chuyên đề được lựa chọn và tổng hợp từ các đề thi HSG tỉnh, quốc gia. Mỗi chuyên đề bao gồm hai phần chính: HTLT cơ bản và BTHH vận dụng. - Về HTLT, chúng tôi đã xây dựng được HTLT với gần như đầy đủ các vấn đề trọng tâm trong các đề thi HSG tỉnh, quốc gia. Trong phần này chúng tôi đặc biệt chú trọng đến các nội dung khó và quan trọng trong đề thi, các nội dung này đều có bài tập vận dụng lồng ghép với việc học lý thuyết nên HS nắm vấn đề được tốt hơn. - Về hệ thống BTHH, trong chương này chúng tôi đã xây dựng được các bài tập (trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan) với đầy đủ các dạng trong đề thi. Ứng với mỗi chuyên đề, hệ thống BTHH được đưa vào theo trình tự các bài từ đơn giản đến phức tạp. Trong đó có những bài tập chuyên sâu giúp HS nắm vững chắc từng nội dung để các em có đủ kiến thức tham gia các kì thi quan trọng. Riêng phần nhận xét, hướng dẫn giải một số bài tập được đưa ở phần phục lục của luận văn. - Xây dựng các dạng bài tập bồi dưỡng HSG hóa học với bốn dạng năng lực khác nhau: bài tập rèn luyện năng lực nhận thức; bài tập rèn luyện năng lực tư duy, trí thông minh; bài tập rèn luyện năng lực quan sát, thực hành, vận dụng kiến thức; bài tập rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn. Trong phần này chúng tôi đã xây dựng được các bài tập ứng với từng dạng năng lực cần rèn luyện cho HS. CHƢƠNG 3.THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm 3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm 3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm 3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm 3.3.2. Các chuyên đề dạy thực nghiệm - Chuyên đề 1: Đại cương hoá học hữu cơ - Chuyên đề 2: Hiđrocacbon - Chuyên đề 3: Dẫn xuất halogen, ancol, phenol, ete 3.3.3. Kiểm tra thực nghiệm 3.3.3. Tổ chức thực nghiệm 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 3.4.1. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm 3.4.2. Kết quả thực nghiệm 3.4.2.1. Bảng phân phối tần số, tần suất Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng Đề x ±m S V (%) t số ĐC TN ĐC TN ĐC TN 1 5,78 ± 0,22 6,82 ± 0,21 26,27 20,57 26,27 20,57 4,75 2 5,80 ± 0,23 6,87 ± 0,23 27,09 22,73 27,09 22,73 4,57 3 6,11 ± 0,23 7,22 ± 0,24 25,45 22,46 25,45 22,46 4,69 Đối chiếu với bảng phân bố Student với  = 0,05 thì p = 0, 95; t (p, k) = 1,96. Ta thấy giá trị t của 3 bài kiểm tra đều lớn hơn t (p, k). Như vậy sự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa với độ tin cậy 95%. 3.4.2.2. Biểu diễn kết quả bằng đồ thị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan