Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng hệ thống giao dịch trực tuyến trên mạng internet tại ngân hàng đầu tư v...

Tài liệu Xây dựng hệ thống giao dịch trực tuyến trên mạng internet tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

.PDF
122
13
120

Mô tả:

DƯƠNG BÁ HỒNG THUẬN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO DỊCH TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG INTERNET TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM DƯƠNG BÁ HỒNG THUẬN 2003 - 2005 Hà Nội 2005 Hà Nội, 2005 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO DỊCH TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG INTERNET TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM NGÀNH: ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG MÃ SỐ: DƯƠNG BÁ HỒNG THUẬN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Việt Hương Khoa Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Hà Nội, 2005 -i- MỞ ĐẦU Trong những năm vừa qua, việc ứng dụng tin học phục vụ công tác điều hành sản xuất kinh doanh trong các ngành kinh tế nói chung và trong ngành ngân hàng nói riêng đã đem lại những hiệu quả rất to lớn. Để thành công, các doanh nghiệp phải không ngừng hiện đại hóa công tác quản lý điều hành cũng như phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách áp dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý và sản xuất kinh doanh. Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong những năm qua BIDV đã liên tục đầu tư, đổi mới công nghệ nhằm tạo ra một hệ thống thông tin hiên đại phục vụ công tác quản trị điều hành và sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng,.. càng đòi hỏi các ngân hàng cung cấp dịch vụ tốt nhất, thuận tiện, nhanh chóng, an toàn và chính xác nhất cho khách hàng. Thương mại điện tử với lợi thế thuận tiện, nhanh chóng,… đã được áp dụng từ lâu trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam thương mại điện tử vẫn chưa chứng tỏ được lợi thế của mình. Các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức giới thiệu về mình chứ chưa thực sự áp dụng TMĐT hoàn toàn vào quá trình sản xuất kinh doanh trên mạng. Trước bối cảnh đó, các ngân hàng cũng cần phải gia tăng dịch vụ ngân hàng nhằm cung cấp cho khách hàng những dịch vụ an toàn, tiện lợi, nhanh chóng, và đặc biệt là bất kể giờ giấc, thời tiết, ngày nghỉ,… Luận văn tốt nghiệp này tập trung nghiên cứu nhằm xây dựng một hệ thống giao dịch ngân hàng trực tuyến (trên Internet) triển khai tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (gọi là BIDV Internet banking System) nhằm cung cấp cho khách hàng một kênh dịch vụ mới tiện lợi, nhanh chóng, an toàn,… Luận văn được chia thành 07 chương với nội dung cụ thể như sau: Dương Bá Thuận – CHĐTVT2003 BIDV-Internet Banking - ii - Chương 1-Tổng quan. Chương này sẽ giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, giới hạn phạm vi nghiên cứu và lựa chọn phương pháp xây dựng hệ thống. Chương 2-Hệ thống hiện tại của NHĐT&PT VN Chương này sẽ giới thiệu về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện tại của BIDV, kiến trúc ứng dụng, công nghệ đang được áp dụng để từ đó lựa chọn công nghệ xây dựng hệ thống BIDV Internet Banking. Chương 3-Giải pháp công nghệ Chương này sẽ phân tích một số công nghệ có thể sử dụng để phát triển hệ thống BIDV Internet Banking và đưa ra phương án lựa chọn công nghệ phù hợp. Chương 4-Phân tích thiết kế hệ thống Chương này tập trung tìm hiểu yêu cầu của hệ thống, các dịch vụ được cung cấp bởi hệ thống,… và phân tích thiết kế cụ thể để xây dựng hệ thống. Chương 5-Bảo mật hệ thống Vì hệ thống được triển khai trên môi trường mạng thông tin toàn cầu nên rủi ro là rất lớn. Chương này tập trung nghiên cứu giải pháp bảo mật hệ thống nhằm cung cấp một dịch vụ an toàn, tin cậy cho khách hàng và cho ngân hàng. Chương 6-Giới thiệu hệ thống. Chương này sẽ giới thiệu một số giao diện điển hình của hệ thống BIDV Internet Banking,…các chức năng yêu cầu được thực hiện bởi người dùng thông qua những giao diện gì. Chương 7-Kết luận và kiến nghị Chương này đưa ra đánh giá chủ quan về thống, đồng thời đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm nhanh chóng triển khai hệ thống BIDV Internet Banking. Dương Bá Thuận – CHĐTVT2003 BIDV-Internet Banking - iii Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS.Nguyễn Việt Hương - giáo viên hướng dẫn trực tiếp về kiến thức cơ bản cũng như phương pháp luận và Giám đốc TTCNTT Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam TS.Đặng Mạnh Phổ - lãnh đạo cơ quan nơi tôi làm việc đã tận tình hướng dẫn tôi về mặt kỹ thuật cũng như qui trình nghiệp vụ trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Trung Tâm CNTT Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã có những đóng góp quí báu và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Hà nội, ngày 10 tháng 11 năm 2005 Học viên Dương Bá Hồng Thuận Dương Bá Thuận – CHĐTVT2003 BIDV-Internet Banking - iv - DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt STT Diễn giải I. Tiếng Việt 1 CCDV Cung cấp dịch vụ 2 CCTG Chứng chỉ tiền gửi 3 CĐTK Cân đối tài khoản 4 CNTT Công nghệ thông tin 5 CSDL Cơ sở dữ liệu 6 GDV Giao dịch viên 7 GTCG Giấy tờ có giá 8 KST Kiểm soát viên 9 NHĐT&PT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 10 NHNN Ngân hàng Nhà nước 11 NHTM Ngân hàng thương mại 12 TCKT Tổ chức kinh tế 13 TCTD Tổ chức tín dụng 14 TMĐT Thương mại điện tử 15 TTCNTT Trung tâm Công nghệ Thông tin 16 TTHĐ Thanh toán hoá đơn 17 TTTT Trung tâm thanh toán 18 VNĐ Việt Nam Đồng II. Tiếng Anh 19 ACL Access Control List - Danh sách kiểm soát truy cập. 20 API Application Programming Interface – Giao diện lập trình ứng dụng 21 ATM Automatic Teller Machine – Máy rút tiền tự động 22 BDS Branch Delivery System Hệ thống phân phối dịch vụ tại chi nhánh 23 BIDV Bank for Investment and Development of Vietnam – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Dương Bá Thuận – CHĐTVT2003 BIDV-Internet Banking -v- 24 CA Current Account – Tài khoản tiền gửi thanh toán 25 CA Certificate Authority 26 CD Certificate Deposit Chứng chỉ tiền gửi 27 CERT Computer Emergency Response Team – Nhóm phản ứng khẩn cấp các sự cố máy tính. 28 CGI Common Gateway Interface – Giao diện cửa chung. 29 CIF Customer Information File – Phân hệ thông tin khách hàng 30 DBMS Database Management System - Hệ quản trị CSDL 31 DES Data Encryption Standard - Chuẩn mã hoá dữ liệu cơ bản 32 DNS Domain Name Server 33 DSA Digital Signature Algorithm - Thuật toán chữ ký số 34 DSP Delivery Services Processor – Chương trình xử lý phân phối dịch vụ 35 DSS Digital Signature Standard - Chuẩn chữ ký số 36 EFT Electronic Fund Transfer - Chuyển tiền điện tử 37 EIS Enterprise Information system - Hệ thống thông tin doanh nghiệp 38 EJB Enterprise Java Bean 39 FD Fixed Deposit – Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 40 GL General ledge sổ cái kế toán tổng hợp 41 HTTP Hyper Text Transfer Protocol – Giao thức truyền nhận siêu văn bản 42 HTTPS Secured Hyper Text Transfer Protocol 43 IBPS Interbank Payment System - Hệ thống thanh toán liên ngân hàng 44 IIS Internet Information Service 45 IL Intermediate Language – Ngôn ngữ trung gian 46 J2ME Java Standard for Mobile Edition 47 J2SE Java Standard Second Edition 48 JMS Java Messaging Service - Dịch vụ truyền nhận thông điệp của java. 49 JVM Java Virtual Machine – Máy ảo java 50 KDC Key Distribution Center – Trung tâm phân phối khoá. Dương Bá Thuận – CHĐTVT2003 BIDV-Internet Banking - vi - 51 LC Letter of Credit – Thư tín dụng 52 LDAP Lightweight Directory Access Protocol – Giao thức truy cập thư mục 53 MBS Message Base system - Hệ thống hoạt động theo cơ chế truyền nhận thông điệp 54 MIS Management Information system hệ thống thông tin quản lý 55 NF Normal Form - Dạng chuẩn 56 OOAD Object Oriented Analysis and Design – Phân tích thiết kế hướng đối tượng 57 OOP Object Oriented Programming - Lập trình hướng đối tượng 58 PDA personal Digital asisstance – Máy trợ giúp cá nhân kỹ thuật số 59 PIN Personal Identification Number - Số nhận dạng cá nhân 60 PKI Public-key infrastructure – Cơ sở hạ tầng khoá công khai 61 PL Procedural Language – Ngôn ngữ thủ tục 62 POS Point of Sales - Điểm bán lẻ 63 RSA Ron Rivest, Adi Shamir and Len Adleman 64 SA Saving Account – Tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 65 SET Secure Electronic Transaction – Giao dịch điện tử an toàn 66 SHA Secure Hash algorithm - Thuật toán băm an toàn 67 SIBS Silverlake Integrated Banking system hệ thống ngân hàng tích hợp của Silverlake 68 SOAP Simple Object Access Protocol – Giao thức truy cập đối tượng đơn giản 69 SQL Structure Query Language – Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc 70 SSL Secure Socket Layer 71 SSL/TLS Secure Socket Layer/Transport Layer Security 72 SWIFT Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication Tổ chức chuyển tiền quốc tế 73 TCP/IP Transmission Control Protocol / Internet Protocol 74 TF Trade Finance – Tài trợ thương mại Dương Bá Thuận – CHĐTVT2003 BIDV-Internet Banking - vii - DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Các module nghiệp vụ Hình 2.2 Hình 2.3 Hình 2.4 Hình 2.5 Hình 2.6 Hình 2.7 Mối quan hệ giữa các modules Kết nối vật lý hệ thống hiện đại hoá của BIDV Phương thức xử lý thông tin của hệ thống HĐH Cấu trúc điện MBS Cấu trúc điện ABCS Cấu trúc điện MBase Hình 3.1 Hình 3.2 Hình 3.3 Hình 3.4 Hình 3.5 Hình 3.6 Hình 3.7 Hình 3.8 Hình 4.19 Hình 4.20 Hình 4.21 Hình 4.22 Hình 4.23 Hình 4.24 Hình 4.25 Hình 4.26 Hình 4.27 Hình 4.28 Hình 4.29 Hình 4.30 Hình 4.31 Hình 4.32 Hình 4.33 Hình 4.34 Kiến trúc nhiều lớp Cấu trúc ứng dụng chạy trên Java platform Sơ đồ kiến trúc J2EE Cấu trúc ứng dụng chạy trên Java platform Các ngôn ngữ lập trình trên môi trường .NET Cấu trúc ứng dụng chạy trên .NET platform Cấu trúc ứng dụng phân tán (nhiều lớp) trên .NET Kiến trúc CSDL Oracle Sơ đồ qui trình đăng ký sử dụng dịch vụ Lưu đồ thuật toán xử lý đăng nhập của khách hàng Lưu đồ thuật toán xử lý đăng nhập lần đầu của khách hàng Lưu đồ thuật toán xử lý phiên giao dịch Lưu đồ thuật toán xử lý giao dịch thanh toán Lưu đồ thuật toán xử lý giao dịch phi tiền tệ Lưu đồ thuật toán xử lý thanh toán hoá đơn Lưu đồ thuật toán xử lý yêu cầu phát hành sổ sec Kiến trúc công nghệ xây dựng hệ thống Kết nối vật lý hệ thống BIDV Internet Banking Sơ đồ phân cấp chức năng hệ thống BIDV Internet Banking Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 cho chức năng quản lý khách hàng Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 xử lý giao dịch Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 xử lý yêu cầu của khách hàng Dương Bá Thuận – CHĐTVT2003 BIDV-Internet Banking - viii - Hình 4.35 Sơ đồ luồng dữ liệu xử lý chức năng quản trị Hình 4.36 Sơ đồ quan hệ giữa các thực thể Hình 5.1 Sơ đồ kết nối vật lý các thành phần của hệ thống BIDV Internet Hình 6.1 Hình 6.2 Hình 6.3 Hình 6.4 Hình 6.5 Hình 6.6 Hình 6.7 Hình 6.8 Hình 6.9 Hình 6.10 Hình 6.11 Hình 6.12 Hình 6.13 Hình 6.14 Banking Giao diện đầu tiên phía khách hàng Màn hình đăng nhập Màn hình đầu tiên sau khi đăng nhập thành công Màn hình liệt kê danh sách tài khoản Màn hình thực hiện vấn tin tài khoản Màn hình vấn tin giao dịch (sao kê) Màn hình yêu cầu chuyển khoản Màn hình khẳng định giao dịch chuyển khoản Màn hình yêu cầu thanh toán hoá đơn Màn hình đăng ký khách hàng mới Màn hình phê duyệt khách hàng đăng ký mới Tạm dừng khách hàng sử dụng dịch vụ Màn hình phê duyệt giao dịch chuyển khoản Màn hình phê duyệt giao dịch chuyển tiền Dương Bá Thuận – CHĐTVT2003 BIDV-Internet Banking - ix - DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1 Bảng 4.2 Bảng 4.3 Bảng 4.4 Bảng 4.5 Bảng 4.6 Bảng 4.7 Bảng 4.8 Bảng 4.9 Bảng 4.10 Bảng 4.11 Bảng 4.12 Bảng 4.13 Bảng 4.14 Bảng 4.15 Bảng 4.16 Bảng 4.17 Bảng 4.18 Bảng 4.19 Bảng 4.20 Bảng 4.21 Bảng 4.22 Danh sách các dịch vụ cần cung cấp để xây dựng hệ thống BIDV Internet Banking. Danh sách thuộc tính được dùng trong hệ thống BIDV Internet Banking. Danh sách thuộc tính ở dạng chuẩn 1NF của quan hệ khách hàng Danh sách thuộc tính ở dạng chuẩn 1NF của quan hệ hoá đơn Danh sách thuộc tính ở dạng chuẩn 1NF của quan hệ sổ sec Danh sách thuộc tính ở dạng chuẩn 1NF của quan hệ sổ phụ Danh sách thuộc tính ở dạng chuẩn 1NF của quan hệ nhật ký Danh sách thuộc tính ở dạng chuẩn 2NF của quan hệ khách hàng Danh sách thuộc tính ở dạng chuẩn 2NF của quan hệ tài khoản Danh sách thuộc tính ở dạng chuẩn 2NF của quan hệ hoá đơn Danh sách thuộc tính ở dạng chuẩn 2NF của quan hệ sổ sec Danh sách thuộc tính ở dạng chuẩn 2NF của quan hệ sổ phụ Danh sách thuộc tính ở dạng chuẩn 2NF của quan hệ nhật ký Danh sách thuộc tính ở dạng chuẩn 3NF của quan hệ khách hàng Danh sách thuộc tính ở dạng chuẩn 3NF của quan hệ tài khoản Danh sách thuộc tính ở dạng chuẩn 3NF của quan hệ giao dịch Danh sách thuộc tính ở dạng chuẩn 3NF của quan hệ nhà cung Danh sách thuộc tính ở dạng chuẩn 3NF của quan hệ hoá đơn Danh sách thuộc tính ở dạng chuẩn 3NF của quan hệ sổ sec Danh sách thuộc tính ở dạng chuẩn 3NF của quan hệ sổ phụ Danh sách thuộc tính ở dạng chuẩn 3NF của quan hệ cán bộ Danh sách thuộc tính ở dạng chuẩn 3NF của quan hệ nhật ký Dương Bá Thuận – CHĐTVT2003 BIDV-Internet Banking -xMỞ ĐẦU ............................................................................................................................. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH VẼ.................................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... ix Dương Bá Thuận – CHĐTVT2003 BIDV-Internet Banking -Trang 1 - Chương I - Tổng quan 1.1 Giới thiệu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam. Tên gọi tắt: BIDV. Địa chỉ: Tháp A, toà nhà VINCOM, 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nộ1. Điện thoại: Fax: Website: Email: 042200422, 042200484. 04 2200399 www.bidv.com.vn [email protected] Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình hoạt động và trưởng thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước: • Ngân hàng Kiến thiết Việt nam từ ngày 26/4/1957 • Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt nam từ ngày 24/6/1981 • Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam từ ngày 14/11/1990 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất ở Việt nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Tính đến 31/12/2004, tổng tài sản của BIDV đạt gần 104.000 tỷ VND, vốn điều lệ được bổ sung tăng lên đạt 3.860 tỷ VND. Hệ thống tổ chức được hình thành và hoàn thiện dần theo mô hình của một tập đoàn trong tương la1. Hiện nay, mô hình tổ chức của BIDV gồm 05 khối lớn: Khối ngân hàng thương mại quốc doanh (bao gồm 3 sở giao dịch và các chi nhánh trên toàn quốc); Khối Công ty; Khối các đơn vị sự nghiệp; Khối liên doanh; Khối đầu tư. Tổng số cán bộ công Dương Bá Thuận – CHĐTVT2003 BIDV-Internet Banking -Trang 2 - nhân viên của toàn hệ thống đạt trên 8.000 người vừa có kinh nghiệm, vừa am hiểu công nghệ ngân hàng hiện đại. Bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, BIDV luôn khẳng định là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, huy động vốn cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các thành phần kinh tế; là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam luôn làm tròn nhiệm vụ được Đảng, nhà nước và nhân dân giao cho. Cùng với hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, BIDV luôn là công cụ sắc bén, là lực lượng chủ lực trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Trong hoạt động, BIDV luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đẩy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn. Giai đoạn hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam xác định mục tiêu hoạt động là: Hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Trong quan hệ với khách hàng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam luôn nêu cao phương châm hành động “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV”, quan hệ giữa BIDV và bạn hàng là mối quan hệ “hợp tác cùng phát triển”, cùng chia xẻ kinh nghiệm, khó khăn, cơ hội kinh doanh với bạn hàng. Chính vì lẽ đó, BIDV luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ khách hàng để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, luôn tìm hiểu để thoả mãn những nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng. Với cam kết “cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích tốt nhất cho khách hàng”, trong hơn 3 năm trở lại đây, BIDV luôn được tổ chức BVQI và Quacert chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000. Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, tiền tệ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam luôn duy Dương Bá Thuận – CHĐTVT2003 BIDV-Internet Banking -Trang 3 - trì sự phối hợp, chia xẻ kiến thức, kinh nghiệm với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng bè bạn trong nước và quốc tế theo tinh thần hợp tác phát triển cùng có lợ1. Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam thực hiện phương châm “mỗi cán bộ BIDV phải là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Vì vậy, BIDV luôn đảm bảo những quyền lợi hợp pháp của người lao động. Từ đó, BIDV cũng đã đang và không ngừng chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động để mọi người đều thấy rằng “BIDV chính là ngôi nhà chung” của mình. 1.2 Nhu cầu triển khai hệ thống giao dịch trực tuyến trên Internet tại BIDV Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam hiện đã triển khai thành công dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán do World Bank tài trợ. Dự án hiện đại hoá là một trong những vấn đề then chốt trong công cuộc hiện đại hoá hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm phù hợp với chuẩn quốc tế và đảm bảo cung cấp các dịch vụ ngân hàng chất lượng cao. Với hệ thống này thì toàn bộ hệ thống giao dịch của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam được xử lý trực tuyến, nhanh chóng, chính xác, an toàn,… Cơ sở dữ liệu tập trung. Tuy nhiên, hiện tại mới chỉ có 2 kênh phân phối dịch vụ đó là BDS (Branch Delivery System) và ATM (Automatic Teller Machine). Mọi khách hàng muốn thực hiện giao dịch với ngân hàng đều phải đến quầy giao dịch tại chi nhánh hoặc đi đến các điểm đặt máy. Hạn chế của hệ thống phân phối hiện tại là chỉ hoạt động trong giờ hành chính đối với BDS và hoạt động theo giờ phục vụ của các nơi đặt máy ATM (có thể là 24hx7 tuỳ thuộc vào từng điểm đặt máy cụ thể). Giao dịch trực tuyến (Internet Banking) là một kênh dịch vụ của ngân hàng cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng như vấn tin tài khoản, chuyển tiền, thanh toán háo đơn,… trên mạng thông tin toàn cầu Internet thông qua một website được bảo mật. Kênh dịch vụ này rất có ý nghĩa, đặc biệt là có khả năng cung cấp dịch vụ ngân hàng ngoài giờ làm việc tại bất cứ đâu trên thế giới miễn là có thể truy cập Internet bằng một trình duyệt web thông thường như Internet Dương Bá Thuận – CHĐTVT2003 BIDV-Internet Banking -Trang 4 - Explorer hay Netscape Navigator mà không cần phải có một phần mềm hay phần cứng đặc biệt. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự canh tranh giữa các ngân hàng rất gay gắt. Các ngân hàng đang ra sức đầu tư công nghệ không chỉ để nhằm có một hệ thống thông tin và giao dịch tốt, phục vụ hoạt động của ngân hàng cũng như phục vụ công tác quản trị điều hành mà còn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, đặc biệt là gia tăng dịch vụ để đem lại lợi ích cho khách hàng khi thực hiện các giao dịch ngân hàng một cách thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và an toàn… Trước tình hình đó, việc mở rộng thêm một kênh cung cấp dịch vụ nhằm tạo cho khách hàng thêm lựa chọn loại hình dịch vụ ngân hàng, tạo thế cạnh tranh với các ngân hàng khác thì việc triển khai một hệ thống giao dịch trực tuyến là tất yếu. Thông qua đó ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam có thể mở rộng đối tượng khách hàng, phát triển thị phần, giảm chi phí, thu hút nguồn vốn huy động từ tiền gửi thanh toán của khách hàng… Bên cạnh đó, ngân hàng Đầu tư cũng luôn phải tự đổi mới, hoà nhập và phát triển nhằm hướng tới các thị trường rộng lớn hơn, các thị trường quốc tế. 1.3 Phạm vi của đồ án 1.3.1) Các giả thiết và ràng buộc Cơ sở hạ tầng phục vụ ứng dụng Internet Banking đã được chuẩn bị sẵn sàng bởi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Mọi dịch vụ được cung cấp chỉ khi hệ thống ngân hàng cốt lõi của BIDV có thể chấp nhận giao dịch tương ứng. Mọi tham số cần thiết đều được thiết lập sẵn bởi người có thẩm quyền quản trị hệ thống. Việc kết nối giữa ngân hàng và công ty viễn thông nhằm triển khai dịch vụ Internet Banking cũng như kết nối với các công ty cung cấp dịch vụ để thực hiện giao dịch thanh toán hoá đơn phải được Ngân hàng chuẩn bị trước. Dương Bá Thuận – CHĐTVT2003 BIDV-Internet Banking -Trang 5 - 1.3.2) Phạm vi của đồ án Đồ án chỉ tập trung vào xây dựng hệ thống giao dịch trực tuyến, cung cấp một giao diện thân thiện đảm bảo khách hàng thực hiện các giao dịch với ngân hàng thông qua mạng thông tin toàn cầu một cách thuận tiện và dễ dàng. Chỉ tập trung xử lý các giao dịch trên các tài khoản VNĐ để phù hợp với hệ thống ATM. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong giao diện giao tiếp với khách hàng của hệ thống. Không xử lý quá trình đăng ký dịch vụ trực tuyến, mọi nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet banking phải được khách hàng ký xác nhận bằng văn bản và đăng ký tại chi nhánh. Chấp nhận tối đa 8 tài khoản (tiết kiện không kỳ hạn hoặc tài khoản tiền gửi thanh toán) được đăng ký để sử dụng dịch vụ Internet Banking. Trong đó, tài khoản đầu tiên phải được mở tại chi nhánh khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong quá trình phân tích thiết kế hệ thống Giao dịch trực tuyến trên Internet của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là phương pháp phân tích thiết kế hệ thống có cấu trúc. Đây là phương pháp phân tích thiết kế hệ thống phổ biến trong qui trình phát triển phần mềm hiện nay. Dương Bá Thuận – CHĐTVT2003 BIDV-Internet Banking -Trang 6 - Chương 2. Hệ thống hiện tại 2.1 Giới thiệu chung Hiện tại ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã triển khai thành công dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thống thanh toán. Dự án Hiện đại hóa BIDV là một tiểu dự án thuộc Dự án Hiện đại hóa Ngân hàng và Hệ thống Thanh toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ cho ngành Ngân hàng Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo các tiêu chuẩn tiên tiến, phù hợp với các thông lệ quốc tế và từng bước hội nhập với các Ngân hàng trong khu vực và trên thế giớ1. Dự án này có một ý nghĩa rất to lớn đối với BIDV trong quá trình cơ cấu lại Ngân hàng. Hệ thống bao gồm các module nghiệp vụ sau:  Thông tin khách hàng (Customer Information File - CIF)  Tiền gửi (Deposit)  Khoản vay (Loan)  Tài trợ thương mại (Trade Finance)  Chuyển tiền (Remittance)  Ngân quỹ (Treasury)  Sổ cái tổng hợp (General Ledger - GL) Kênh phân phối chi nhánh Kênh phân phối khác (ATM,POS,…) Tiền gửi: Hệ thống thanh toán khác (T5, IBPS, SWIFT) Tiền vay: - Thanh toán - Tiết kiệm + Có kỳ hạn + Không kỳ hạn Tài trợ thương mại - Quay vßng - Thuª mua - Kú h¹n - Mua l¹i nî - Hîp vèn - ChiÕt khÊu - Hç trî nhµ ë - Kho¶n vay b¾c cÇu Ngân quỹ Thanh toán Sổ cái tổng hợp Kho d÷ liÖu Ng©n hµng Hệ thống hỗ trợ khác (Quản lý mẫu dấu chữ ký, quản lý nội bộ, hệ thống báo cáo, …) Hình 2.1. Các module nghiệp vụ Dương Bá Thuận – CHĐTVT2003 BIDV-Internet Banking -Trang 7 - Dữ liệu của toàn bộ hệ thống được lưu trữ tập trung về kho dữ liệu tại HSC. Giao dịch tại các chi nhánh sẽ được xử lý trực tuyến và lưu trữ tập trung tại trung ương. Dữ liệu của từng chi nhánh được phân biệt bởi mã của chi nhánh đó. Hệ thống có tính năng mềm dẻo cao cho phép xây dựng các sản phẩm đa dạng trên cơ sở tham số hoá hệ thống (Các sản phẩm sẽ do người sử dụng xác định bằng cách quy định tham số thích hợp). Hệ thống cũng có khả năng tương tác với các hệ thống giao dịch của Chi nhánh (BDS) và các hệ thống thanh toán khác như SWIFT/TELEX, IPBS, T5, ATM, POS, HomeBanking, Internet Banking… Đồng thời hệ thống còn có khả năng tích hợp với các hệ thống thông tin quản lý khác như: Quản lý mẫu dấu chữ ký, Trái phiếu, CIC, Quản lý TSCĐ, Quản lý phải thu/phải trả… Kênh phân phối dịch vụ chính là BDS (Branch Delivery System). Mọi giao dịch ngân hàng với khách hàng đều được xử lý thông qua kênh phân phối BDS. Ngoài ra hệ thống còn cung cấp một kênh cung cấp dịch vụ khác là ATM (Automatic Teller Machine). Kênh ATM cung cấp một số giao dịch ngân hàng truyền thống như vấn tin số dư tài khoản, rút tiền, chuyển tiền, thanh toán hoá đơn, phát hành sổ phụ, in sao kê,… Lợi ích của kênh ATM là hoạt động bất kể thời gian, 24h x 7 ngày đáp ứng chủ yếu các nhu cầu giao dịch tiền tệ phục vụ tiêu dùng. Kênh này có ý nghĩa khi ngoài giờ hành chính hoặc trong các ngày nghỉ, ngày lễ, các điểm giao dịch tại ngân hàng nghỉ giao dịch. Hay ngay cả trong giờ hành chính, kênh này rất tiện lợi đối với khách hàng vì không phải đi đến quầy giao dịch (có thể ở xa) và xếp hàng chờ đợi để được phục vụ. Trong tương lai, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng đưa vào áp dụng thêm nhiều kênh phân phối dịch vụ khác như Internet Banking, Phone Banking, Mobile Banking,… Trong đó Internet Banking hiện đang được nghiên cứu xây dựng triển khai mà đồ án này là một phần của quá trình đó. Dương Bá Thuận – CHĐTVT2003 BIDV-Internet Banking -Trang 8 - 2.2 Kiến trúc hệ thống 2.2.1 Kiến trúc logic hệ thống Delivery Applications BDS, ATM, Internet, Call Center, Corp. PC, Etc. Other Host Systems Bank-wide CIF Sổ cái tổng hợp Giao diện Thẻ Chuyển tiền Tài trợ thương mại Khoản vay Tiền gửi Delivery Services Processor Hệ thống tổng hợp CBR MIS/EIS Kho dữ liệu AS/400 - Universal DB2/400 Hình 2.2: Mối quan hệ giữa các modules Hệ thống SIBS được xây dựng trên nền tảng là Máy chủ AS/400 của IBM, sử dụng hệ điều hành OS/400 và cơ sở dữ liệu DB2 được tích hợp sẵn bên trong hệ điều hành OS/400 nên khả năng xử lý rất cao, đặc biệt là xử lý các nghiệp vụ phát sinh đồng thời nhiều giao dịch. Ngoài các phân hệ nghiệp vụ xử lý trực tuyến các nghiệp vụ ngân hàng phát sinh tại bất kỳ thời điểm nào, hệ thống SIBS phải kể đến 2 phân hệ đặc biệt sau: Phân hệ thông tin khách hàng lưu trữ toàn bộ thông tin về khách hàng của bất kỳ khách hàng nào có quan hệ với BIDV. Từ đây toàn bộ thông tin khách hàng được cung cấp cho tất cả các phân hệ khác để khai thác và xử lý, cũng như cung cấp cho toàn bộ các chi nhánh của hệ thống. Mỗi khách hàng trong hệ thống được nhận diện duy nhất bằng một số nguyên dương gọi là số CIF. Bên cạnh phân hệ thông tin khách hàng, hệ thống còn có một phân hệ dùng chung khác là phân hệ sổ cái tổng hợp. Đây là phân hệ sổ cái kế toán được dùng để theo dõi toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hàng ngày, các Dương Bá Thuận – CHĐTVT2003 BIDV-Internet Banking
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan