Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn cao chiết từ hạt cần tây...

Tài liệu Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn cao chiết từ hạt cần tây

.PDF
56
176
129

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI ---------- HOÀNG PHƢƠNG THẢO XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN DƢỢC LIỆU HẠT CẦN TÂY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ HÀ NỘI - 2014 BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI HOÀNG PHƢƠNG THẢO XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN DƢỢC LIỆU HẠT CẦN TÂY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn: 1. TS. Nguyễn Thu Hằng 2. DS. Phạm Thùy Linh Nơi thực hiện: Bộ môn Dược liệu HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới TS. NGUYỄN THU HẰNG (Bộ môn Dược liệu - Trường đại học Dược Hà Nội), người thầy đã luôn giành thời gian, tâm huyết để tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên và khích lệ tôi trong suốt quãng thời gian tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn DS. Phạm Thùy Linh và DS. Nguyễn Thanh Tùng, những người đã luôn ở bên hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi để tôi có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên của bộ môn Dược liệu trường Đại Học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận. Xin gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Xuân Kỳ cùng các thầy cô của bộ môn Vật lý Hóa lý đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới những người thân yêu trong gia đình tôi, các anh chị, các bạn và các em sinh viên làm đề tài tại bộ môn Dược liệu đã luôn ủng hộ, cổ vũ và khích lệ tôi trong trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Hoàng Phương Thảo MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN .........................................................................................2 1.1. Đặc điểm thực vật loài Apium graveolens L. ...................................................2 1.2. Phân bố .............................................................................................................2 1.3. Thành phần hóa học ..........................................................................................2 1.4. Tác dụng sinh học ...........................................................................................12 1.5. Công dụng .......................................................................................................14 1.6. Độc tính...........................................................................................................14 1.7. Tổng quan về các tiêu chuẩn trong chuyên luận dược liệu ............................14 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................16 2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị..................................................................................16 2.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................17 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................17 2.3.1. Cảm quan ..................................................................................................17 2.3.2. Kiểm nghiệm bằng phương pháp hiển vi .................................................17 2.3.3. Kiểm nghiệm bằng phương pháp hoá học................................................18 2.3.4. Độ ẩm .......................................................................................................18 2.3.5. Tro toàn phần............................................................................................18 2.3.6. Chất chiết được trong dược liệu ...............................................................18 2.3.7. Tạp chất ....................................................................................................18 2.3.8. Tỷ lệ vụn nát .............................................................................................19 2.3.9. Định lượng ................................................................................................19 2.3.10. Xử lý kết quả thực nghiệm .....................................................................19 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ........................................................20 3.1. Khảo sát và xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu hạt cần tây ....20 3.1.1. Mô tả.........................................................................................................20 3.1.2. Bột ............................................................................................................20 3.1.3. Vi phẫu .....................................................................................................21 3.1.4. Định tính ...................................................................................................22 3.1.5. Độ ẩm .......................................................................................................26 3.1.6. Tro toàn phần............................................................................................26 3.1.7. Chất chiết được trong dược liệu ...............................................................27 3.1.8. Tạp chất ....................................................................................................29 3.1.9. Tỷ lệ vụn nát của dược liệu ......................................................................30 3.1.10. Định lượng flavonoid toàn phần.............................................................30 3.2. Dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu hạt cần tây .................................36 BÀN LUẬN ..............................................................................................................38 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................................................40 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADP Adenin diphosphat Dd dung dịch DĐVN IV Dược điển Việt Nam IV NXB Nhà xuất bản R2 Hệ số xác định Rf Hệ số lưu RSD Độ lệch tương đối SD Độ lệch chuẩn SKLM Sắc ký lớp mỏng STT Số thứ tự TLTK Tài liệu tham khảo TT Thuốc thử UV Ultra violet XO Xanthin oxidase DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Các hợp chất flavonoid có trong hạt cần tây 3 1.2 Các hợp chất phthalid có trong tinh dầu hạt cần tây 5 1.3 Các hợp chất monoterpenoid có trong tinh dầu hạt cần tây 6 1.4 Các hợp chất sesquiterpenoid có trong tinh dầu hạt cần tây 7 1.5 Các hợp chất khác có trong tinh dầu hạt cần tây 8 1.6 Các hợp chất furanocoumarin có trong hạt cần tây 9 1.7 Các hợp chất furanocoumarin glycosid có trong hạt cần tây 10 1.8 Các hợp chất coumarin đơn giản có trong hạt cần tây 11 1.9 Các hợp chất glycosid khác có trong hạt cần tây 11 3.1 Kết quả xác định độ ẩm của dược liệu hạt cần tây 26 3.2 Tỷ lệ phần trăm tro toàn phần của hạt cần tây 27 3.3 Phần trăm chất chiết được bằng ethanol trong hạt cần tây 28 3.4 Phần trăm tạp chất lẫn trong hạt cần tây 29 3.5 Tỷ lệ vụn nát của hạt cần tây 30 3.6 Sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ apigenin chuẩn 32 3.7 Kết quả định lượng flavonoid toàn phần trong hạt cần tây 34 3.8 Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp 35 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình Tên hình Trang 1.1 Khung cấu trúc của các hợp chất flavonoid có trong hạt cần tây 3 1.2 Khung cấu trúc các hợp chất furanocoumarin có trong hạt cần tây 9 1.3 Cấu trúc hóa học của seselin (60) 11 3.1 Ảnh chụp hạt cần tây quan sát bằng mắt thường và dưới kính lúp Leica EZ4 20 3.2 Ảnh chụp các đặc điểm bột hạt cần tây dưới k nh hiển vi 21 3.3 Ảnh chụp vi phẫu hạt cần tây dưới kính hiển vi 22 3.4 Ảnh chụp sắc ký đồ dịch chiết EtOH hạt cần tây với hệ dung môi I 25 3.5 Ảnh chụp sắc ký đồ dịch chiết EtOH hạt cần tây với hệ dung môi II 25 3.6 Hình ảnh phổ apigenin chuẩn có tạo phức với triethylamin 31 3.7 Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ apigenin 32 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cây cần tây có tên khoa học là Apium graveolens L., thuộc họ Cần (Apiaceae), có nguồn gốc từ châu Âu và được di thực vào Việt Nam. Ngoài công dụng làm rau ăn, cần tây cũng được biết như một thảo dược được sử dụng ở nhiều quốc gia để chữa bệnh. Đặc biệt, hạt cần tây được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh gút và các bệnh về khớp cho hiệu quả tốt [22], [28]. Gần đây, hạt cần tây được quan tâm với một số tác dụng sinh học đã được chứng minh bằng thực nghiệm như hạ huyết áp [67], chống ung thư [63], ức chế sự ngưng tập tiểu cầu [21], [65], ức chế quá trình đông máu [21], bảo vệ gan [58] và đáng chú ý là các tác dụng liên quan tới bệnh gút như hạ acid uric huyết thanh [51], tác dụng ức chế hoạt t nh enzym xanthin oxidase là enzym chìa khóa trong bệnh gút [10], chống viêm [59] và giảm đau [61]. Do đó, hạt cần tây là một dược liệu tiềm năng có thể sử dụng để phòng và điều trị nhiều loại bệnh đặc biệt là bệnh gút và các bệnh về khớp. Để nâng cao giá trị sử dụng và quản lý chất lượng hạt cần tây có hiệu quả, việc xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu là cần thiết. Vì vậy, đề tài “Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn dược liệu hạt cần tây” được thực hiện với mục tiêu khảo sát và xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm hạt cần tây để đánh giá và quản lý chất lượng dược liệu này. 2 Chƣơng 1. TỔNG QUAN Cây cần tây có tên khoa học là Apium graveolens L., thuộc họ Cần (Apiaceae) [12]. Theo hệ thống phân loại Takhtajan (1987) [16], chi Apium L. thuộc họ Apiaceae, bộ Apiales, phân lớp Rosidae, lớp Magnoliopsida, ngành Magnoliophyta, giới Plantae. 1.1. Đặc điểm thực vật loài Apium graveolens L. Cây thảo, cao 15-150 cm, toàn thân có mùi thơm, sống 1-2 năm. Thân mọc thẳng đứng, nhẵn, có nhiều rãnh dọc, phân nhánh nhiều [14], [22], [48]. Lá hình thuôn hoặc hình trứng ngược, dài 7,0-18,0 cm, rộng 3,5-8,0 cm, chia làm 3 thùy hoặc xẻ 3, thùy cuối có hình thoi, k ch thước 1,2-2,5 × 0,8-2,5 cm, có răng cưa hoặc có khía tai bèo. Lá phía trên có cuống ngắn, phiến lá hình tam giác rộng, xẻ sâu 3 thùy, thùy cuối có hình trứng [49]. Lá ở gốc có cuống, bẹ to rộng, có nhiều sóng, hình tam giác - thuôn hoặc dạng 5 cạnh có gốc cụt, xẻ 3-5 thùy hình tam giác, đầu tù, mép kh a răng to, không lông. Cụm hoa dạng tán, rộng 1,5-4,0 cm, mọc đối diện với lá, gồm nhiều tán dài, ngắn không đều, các tán ở đầu có cuống dài hơn các tán bên trong và có k ch thước 4,0-15,0 mm [22], [48], tán kép mang 8-12 tán đơn [12], [22], mỗi tán hoa có 7-25 hoa, k ch thước 6,0-9,0 mm theo chiều ngang. Hoa phía ngoài có 3-8 (-16) cánh hoa mảnh, k ch thước 0,5-2,5 cm [48]. Hoa nhỏ màu trắng hoặc lục nhạt, tràng có cánh khum, bầu nhỏ [22]. Quả đôi dạng trứng, hơi dẹt, nhẵn, có cánh lồi chạy dọc thân [22], có 5 cạnh, k ch thước 1,3-1,5 x 1,0-2,0 mm. Cuống quả dài 1,0-1,5 mm [48]. Số nhiễm sắc thể 2n = 22 [14]. Mùa ra hoa và ra quả từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm [48]. 1.2. Phân bố Loài Apium graveolens L. có nguồn gốc ở bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, được trồng lâu đời ở các nước phương Tây [3], thích hợp và phân bố nhiều ở vùng khí hậu ôn đới. Cây mới di nhập vào Việt Nam và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi để làm rau ăn. 1.3. Thành phần hóa học Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, có 90 chất đã được phát hiện có trong hạt 3 cần tây (Apium graveolens L.). Các hợp chất được phân nhóm dựa theo cấu trúc hóa học như sau: - Flavonoid: 10 chất được ký hiệu từ (1) đến (10). - Tinh dầu: 28 chất được ký hiệu từ (11) đến (38). - Coumarin: 22 chất được ký hiệu từ (39) đến (60). - Glycosid khác: 17 chất được ký hiệu từ (61) đến (77). - Các nhóm hợp chất khác: 13 chất. 1.3.1. Flavonoid Các flavonoid có trong hạt cần tây gồm 10 chất có khung cấu trúc được trình bày ở hình 1.1 và được tổng kết ở bảng 1.1. Hình 1.1. Khung cấu trúc của các hợp chất flavonoid có trong hạt cần tây Bảng 1.1. Các hợp chất flavonoid có trong hạt cần tây Ký hiệu Tên chất R1 R2 -H R3 -H TLTK [34], [42], [65], (1) Apigenin -H (2) Apigenin-7-O-[2′′-O(5′′′-O-feruloyl)-β-Dapiofuranosyl]-β-Dglucopyranosid -H -H [73] (3) Apiin -H -H [45], [47] 4 (4) Chrysoerinol-7-Oapiosyl glucosid -OCH3 -H [45] (5) Chrysoerinol -7-Oglucosid -OCH3 -H [45] (6) Chrysoeriol -7-O-[2′′O-(5′′′-O-feruloyl)-βD-apiofuranosyl]-βD-glucopyranosid -OCH3 -H [73] (7) Luteolin -OH -H [22], [47], [70] (8) Luteolin-3methylether-7-apiosyl glycosid -OH -OCH3 [22] (9) Luteolin-7-O-apiosyl glucosid -OH -H [45] (10) Luteolin-7-Oglucosid -OH -H [11], [45] -H Nhận xét: Các flavonoid có trong cây cần tây chủ yếu có khung flavon, là dẫn xuất của apigenin hoặc luteolin. Apigenin (1) và dẫn chất có tác dụng chống viêm [43], [47], chống ngưng tập tiểu cầu [43], chống ung thư [63]. Luteolin (7) có tác dụng sinh học như chống oxy hóa [27], chống viêm [35], chống dị ứng [40], chống ung thư [37], phòng bệnh thận do đái tháo đường [33]. 1.3.2.Tinh dầu Hạt cần tây chứa 2-3 % tinh dầu [22]. Bằng phương pháp sắc ký kh kết hợp 5 khối phổ (GC/MS) đã phát hiện ra được 28 thành phần trong tinh dầu hạt cần tây, trong đó: - Các hợp chất phthalid chiếm khoảng 37,4 - 42,3 % [60], gồm 7 chất, được ký hiệu từ (11) đến (17) và được tổng kết ở bảng 1.2. - Các hợp chất monoterpenoid gồm 11 chất, được ký hiệu từ (18) đến (28) và được tổng kết ở bảng 1.3. - Các hợp chất sesquiterpenoid gồm 6 chất, được k hiệu từ (29) đến (34) và được tổng kết ở bảng 1.4. - Các hợp chất khác gồm 4 chất, được ký hiệu từ (35) đến (38) và được tổng kết ở bảng 1.5. Bảng 1.2. Các hợp chất phthalid có trong tinh dầu hạt cần tây Ký hiệu Tên chất Cấu trúc hóa học Hàm lƣợng (%) (nếu có) TLTK (11) 3-n-buthyl phthalid (3nB) 6,9 [53] (12) Sedanolid 18,0 [62] (13) Sedanenolid 17,0 [18], [46], [52] (14) Anhydrid sedanonic [22], [62] (15) Ligustilid [46] (16) Senkiunolid-N [52], [53] 6 (17) Senkiunolid-J [52], [53] Bảng 1.3. Các hợp chất monoterpenoid có trong tinh dầu hạt cần tây Hàm lƣợng (%) (nếu có) TLTK Linalol 0,2 [5] (19) Limonen 60,0 [41], [60] (20) Cis-limonenoxid 1,1 [60] (21) β-Myrcen 1,3 [60] (22) γ-Terpinen 0,1 [5] (23) α-Pinen 0,1 [5] Ký hiệu Tên chất (18) Cấu trúc hóa học 7 (24) β-Pinen (25) p-mentha-2,8-dien1-ol (26) D-Carvon 1,9 [60] (27) L-Carvon 0,3 [5] (28) Piperiton 2,3 [5] [72] [62] Bảng 1.4. Các hợp chất sesquiterpenoid có trong tinh dầu hạt cần tây Hàm lƣợng (%) (nếu có) TLTK α-Selinen 1,6 [60] (30) β-Selinen 19,5 [60] (31) γ-Selinen 0,2 [5] Ký hiệu Tên chất (29) Cấu trúc hóa học 8 (32) TransCaryophyllen 0,5 [5], [18] (33) Nerolidol 2,3 [60] (34) α-Santalol [22] Bảng 1.5. Các hợp chất khác có trong tinh dầu hạt cần tây Ký hiệu Tên chất (35) Eugenol (36) n-pentylbenzen (37) (38) Terpinolen-3-caren Kessan Cấu trúc hóa học Hàm lƣợng (%) (nếu có) TLTK [62] 1,6 [60] 2,2 - 7,6 [62] [55] Nhận xét: Thành phần ch nh của tinh dầu hạt cần tây là limonen (19) và β selinen (30), sedanolid (12), sedanenolid (13), 3nB (11). Limonen (19) có tác dụng chống oxy hóa [38], chống viêm [71], chống ung thư, làm tan sỏi mật [29], [64] và an thần [44]. 3nB (11) có tác dụng hạ huyết áp [67], chống viêm [39], bảo vệ gan, chống ung thư [72] và làm giảm độc t nh của acrylamid [58]. Sedanolid (12) có tác dụng giải độc ở gan [72], chống loét dạ dày [52], chống oxy hóa [36]. 1.3.3. Coumarin Các coumarin có trong hạt cần tây gồm 11 hợp chất furanocoumarin, 6 hợp chất furanocoumarin glycosid, ngoài ra còn có 4 hợp chất coumarin đơn giản và 1 hợp chất pyranocoumarin. 9 1.3.3.1. Furanocoumarin Furanocoumarin có khung cấu trúc được trình bày ở hình 1.2 và được tổng kết ở bảng 1.6 và bảng 1.7. Hình 1.2. Khung cấu trúc các hợp chất furanocoumarin có trong hạt cần tây Bảng 1.6. Các hợp chất furanocoumarin có trong hạt cần tây Ký hiệu Tên chất R1 R2 R3 R4 TLTK (39) (40) (41) Psoralen Bergapten Xanthotoxin -H -OCH3 -H -H -H -OCH3 -H -H -H -H -H -H [22] [22] [22] (42) Isopimpinellin -OCH3 -OCH3 -H -H [22], [28] (43) Isoimperatorin -OCH2CH= C(CH3)2 -H -H -H [28], [31] (44) 4,5,8-trimethyl psoralen -CH3 -CH3 -H -CH3 [22] (45) Bergapten -OCH3 -H -H -H [6], [22] (46) 8-hydroxy-5methoxy psoralen -OCH3 -OH -H -H [28], [32] (47) Apiumetin -H -OH -C(CH3)= CH2 -H [28], [30] 10 (48) Celereoin -OH (49) Rutaretin -H -H -OH -C(CH3)2 OH -H [22] -C(CH3)2OH -H [28], [30] Bảng 1.7. Các hợp chất furanocoumarin glycosid có trong hạt cần tây Ký hiệu Tên chất R1 R2 (50) Apiumosid -H (51) Nodakenin (52) Celereosid (53) (54) (55) (+)-2, 3-dihydro-9hydroxy-2[1-(6smapmoyl) β-Dglucosyloxy-1methylethyl]-7Hfuro[3,2g] [l]benzopyran-7-on (-)-2, 3-dihydro-9O-β-Dglucosyloxy2-isopropenyl-7Hfuro[3,2g] [1]benzopyran-7-on 5-methoxy-8-O-βD-glucosyloxy psoralen R4 TL TK -OH -H [22], [28] -H -H -H [22] -OH -H -H [22], [28] -H -OH -H [23] -H -O-βDGlcpyr -C(CH3)=CH2 -H -OCH3 -O-βDGlcpyr -H -H R3 [23] [23] 11 1.3.3.2. Coumarin đơn giản Bảng 1.8. Các hợp chất coumarin đơn giản có trong hạt cần tây Ký hiệu Tên chất (56) Umbelliferon [28], [32] (57) Osthenol [28], [31] (58) Apigravin [28], [31] (59) Celerin [28] Cấu trúc hóa học TLTK Ngoài ra, trong hạt cần tây còn có 1 hợp chất pyranocoumarin là seselin (60) [28], [31] có cấu trúc trình bày ở hình 1.3. Hình 1.3. Cấu trúc hóa học của seselin (60) 1.3.4. Glycosid khác Các hợp chất glycosid khác có trong hạt cần tây được tổng kết ở bảng 1.9. Bảng 1.9. Các hợp chất glycosid khác có trong hạt cần tây Ký hiệu (61) (62) (63) (64) Tên chất Celeriosid A ((1R,4S,5R,7R,10S)-1, 11-dihydroxyEudesman-14, 4-olid-11-O-β-D-glucopyranosid) Celeriosid B (1b, 11-dihydroxy-eudesman-4, 14-oxid11-O-β-D-glucopyranosid) Celeriosid C (eudesman-4(15)-en-1β, 11, 14-triol-11-Oβ-D-glucopyranosid) Celeriosid D (eudesman-4(15)-en-1β, 2α, 11-triol-11-Oβ-D-glucopyranosid) TLTK [41] [41] [41] [41] 12 (65) Celerosid E (eudesman-1β, 4α, 11-triol-11-O-β-Dglucopyranosid) [41] (66) Citrosid A [41] (67) [41] (73) Citrosid B Celephthalid A ((30S)-30-hydroxy-3-butyl phthalid βD-glucopyranosid) Celephthalid B ((30S)-30-hydroxy-3-butyl phthalid βD-apiofuranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosid) Celephthalid C ((3S)-30 - hydroxysedanolid β-Dglucopyranosid) Leonurisid A 4-hydroxy-3,5-dimethoxybenzyl alcohol 4-O-β-Dglucopyranosid Icarisid F2 (74) Icarisid D1 [41] (75) Syringin [41] (76) Junipediol A 4-O-β-D-glucopyranosid [41] (77) (7S,8R,80R)-(+)-lariciresinol 9-O-β-D-glucopyranosid [41] (68) (69) (70) (71) (72) [41] [41] [41] [41] [41] [41] 1.3.5. Một số chất khác Ngoài các nhóm hợp chất chính là flavonoid, tinh dầu và coumarin, trong hạt cần tây còn có 13 hợp chất thuộc các nhóm lignan [9], phospholipid [55], acid hữu cơ [32], sterol [55] và triglycerid [53]. 1.4. Tác dụng sinh học 1.4.1. Tác dụng ức chế enzym xanthin oxidase (XO) Xanthin oxidase là enzym xúc tác phản ứng oxy hóa hypoxanthin thành xanthin và phản ứng oxy hóa xanthin thành acid uric. Đây là hai phản ứng trong giai đoạn cuối cùng của quá trình chuyển hóa các base purin trong cơ thể. Do đó, XO đóng vai trò enzym chìa khóa trong bệnh gút và các chất ức chế enzym XO làm giảm sinh tổng hợp acid uric từ các base purin là một trong những nhóm thuốc quan trọng được sử dụng để phòng và điều trị các bệnh liên quan tới tăng acid uric máu trong đó có bệnh gút [54]. Phân đoạn chloroform và phân đoạn ethyl acetat từ hạt cần tây có tác dụng ức chế XO in vitro rõ rệt ở 3 nồng độ 10 µg/ml, 50 µg/ml và 100 µg/ml (p < 0,01) [10].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan