Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên tỉnh quảng bình trong quá trì...

Tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên tỉnh quảng bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

.PDF
147
4
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------oOo--------- NGUYỄN THỊ HỒNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA THANH NIÊN TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA LUẬN VĂN THẠC SỸ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TP. Hồ Chí Minh – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------oOo--------- NGUYỄN THỊ HỒNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA THANH NIÊN TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Chuyên ngành : Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 602285 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. LÊ QUANG QUÝ TP. Hồ Chí Minh – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả NGUYỄN THỊ HỒNG 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 3 Chƣơng 1. LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC ............................................ 11 1.1. KHÁI NIỆM ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN ................................. 11 1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa tinh thần .................................................. 11 1.1.2. Khái niệm đời sống văn hóa tinh thần ..................................................... 29 1.2. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỒI VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM ..................................................................... 31 1.2.1. Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam hiện nay .................. 31 1.2.2. Đặc điểm và vai trò của thanh niên Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc...................................................................... 38 1.2.3. Yêu cầu của việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần thanh niên Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc .............................. 52 1.3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC ...................... 60 1.3.1. Qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ................................................. 60 1.3.2. Kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ...................................... 62 1.3.3. Qúa trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa ............................................. 64 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA THANH NIÊN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ............................................................................................... 66 2 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA THANH NIÊN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH ................................................................................................... 66 2.1.1. Khái quát về tỉnh Quảng Bình và thanh niên ở tỉnh Quảng Bình ............ 66 2.1.2. Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Bình .................. 75 2.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA THANH NIÊN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NHỮNG NĂM QUA VÀ NGUYÊN NHÂN .............................................................................................. 78 2.2.1. Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên ở tỉnh Quảng Bình ........................................................................................................ 78 2.2.2. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên ở tỉnh Quảng Bình trong những năm qua ... 107 2.3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA THANH NIÊN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY ................................................................................................................. 111 2.3.1. Phƣơng hƣớng xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên ở tỉnh Quảng Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ..................... 111 2.3.2. Giải pháp xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên ở tỉnh Quảng Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.............. 116 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 137 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng và Nhà nƣớc ta đã sớm xác định rõ vị trí, vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội. Cốt lõi là: văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều này cho thấy, văn hóa vừa là yếu tố quyết định trong sự phát triển toàn diện nhân cách con ngƣời, vừa là yếu tố cho sự phát triển bền vững. Bởi văn hóa đƣợc kết tinh ở con ngƣời, làm nền tảng, định hƣớng cho con ngƣời trong mọi hoạt động và quan hệ xã hội. Cùng với chủ trƣơng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ngày càng tốt đẹp trong cộng đồng ngƣời Việt Nam cũng nhƣ của từng dân tộc, từng tổ chức, tầng lớp nhân dân. Nhằm hƣớng tới những giá trị nhân văn phù hợp với bản chất ƣu việt của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng xây dựng, bồi dƣỡng những con ngƣời mới, trong đó có thanh niên. Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên là để bồi dƣỡng và phát triển thanh niên – lực lƣợng xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, thực tiễn của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đã và đang đặt ra những yêu cầu mới, trƣớc hết là chất lƣợng nguồn nhân lực trẻ - lực lƣợng thanh niên trong xã hội. Bởi thanh niên là lực lƣợng xung kích, một trong những nhân tố quan trọng trong sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nguyên Tổng Bí thƣ Đỗ Mƣời từng nói: “Sự nghiệp đổi mới có thể thành công hay không, đất nƣớc bƣớc vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bƣớc theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lƣợng thanh niên”. Trong nghị quyết 25-NQ/TW, Hội 4 nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ƣơng khóa X, về “Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” cũng đã khẳng định: “thanh niên là rƣờng cột của nƣớc nhà, là chủ nhân của đất nƣớc, tƣơng lai của dân tộc, lực lƣợng xung kích trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Vì thế, thanh niên là đối tƣợng trung tâm cần đƣợc quan tâm nhất. Đây lại là lớp ngƣời nhạy cảm, năng động, dễ tiếp thu cái mới nhất, họ cũng là lực lƣợng chịu ảnh hƣởng lớn nhất những điều kiện kinh tế, xã hội mới, của cơ chế thị trƣờng, của việc mở rộng giao lƣu quốc tế. Sống trong môi trƣờng đầy biến động và phức tạp hiện nay, đang hàng ngày hàng giờ tác động đến đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên cả theo chiều hƣớng tích cực lẫn tiêu cực. Thanh niên đƣợc học hỏi, giao lƣu, mở mang trí tuệ, có ý thức tự chủ, tích cực, chủ động vƣơn lên trong học tập cũng nhƣ trong lao động sản xuất…Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, coi trọng đồng tiền, vi phạm pháp luật, sa vào các tệ nạn xã hội, sống thờ ơ, lạnh cảm, thiếu quan tâm đến những vấn đề chính trị - xã hội… Quảng Bình là một tỉnh thuộc khu vực miền trung, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội vốn đã thấp kém, không đồng bộ lại bị chiến tranh và thiên tai tàn phá nặng nề, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn nhiều thiếu thốn, khó khăn. Do đó, Quảng Bình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa với điểm xuất phát thấp về kinh tế kỹ thuật. Trong điều kiện nhƣ vậy, tố chất văn hóa của ngƣời dân, đặc biệt của thanh niên là một trong những yếu tố quyết định nhất bảo đảm cho tỉnh Quảng Bình hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tiến độ chung của cả nƣớc. 5 Tuy nhiên, cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác trên đất nƣớc ta, đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên ở tỉnh Quảng Bình, bên cạnh xu hƣớng tích cực, tiến bộ cũng đang có những diễn biến theo chiều hƣớng tiêu cực, thoái hóa mà nếu không đƣợc ngăn chặn, đẩy lùi sẽ dẫn đến những tổn thất, mất mát trong đời sống văn hóa tinh thần của lớp ngƣời quan trọng này. Và khi đó, Quảng Bình khó có thể hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa; càng khó có thể có sự phát triển hài hòa, bền vững hƣớng tới tiến bộ xã hội. Nhƣ vậy, vấn đề đặt ra ở tỉnh Quảng Bình hiện nay là làm thế nào để xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên phù hợp với hoàn cảnh và trình độ phát triển của địa phƣơng, vừa để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần phong phú và không ngừng tăng lên của thanh niên, vừa thúc đẩy tiến trình, tốc độ và kết quả của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Bình. Do vậy, việc nghiên cứu lý luận về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên, phân tích thực trạng xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Bình trong những năm qua, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, xác định phƣơng hƣớng và giải pháp tiếp tục xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên Quảng Bình trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay có ý nghĩa vừa cơ bản, vừa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Đời sống văn hóa tinh thần là vấn đề lớn, phong phú, đa dạng và phức tạp. Vì vậy, vấn đề này thu hút sự quam tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học. Ở nƣớc ta, lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần đã đƣợc nghiên cứu từ lâu. Đặc biệt, từ khi Đảng và Nhà nƣớc ta tiến hành đổi mới, chủ trƣơng xây 6 dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vấn đề này càng đƣợc đi sâu nghiên cứu, triển khai mạnh mẽ với nhiều cấp độ và phạm vi khác nhau thể hiện qua các công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: Trần Khắc Việt với “Đời sống văn hóa tinh thần của xã hội Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, luận án tiến sĩ năm 1992. “Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” luận án tiến sĩ của Trần Chí Mỹ năm 2002. Bùi Thị Ngọc Trang “Những biến đổi trong đời sống văn hóa tinh thần của công đồng người Việt ở quận Bình Thạnh – Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa (1986-2006), luận án tiến sĩ năm 2009. Huỳnh Thị Hồng Nƣơng “Đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Khmer ở Tiền Giang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, luận văn thạc sỹ năm 2011. Nguyễn Khoa Điềm (2003) “Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên”, Tạp chí văn hóa các dân tộc, số 10. Trƣơng Minh Dục (2003) “Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng”, Tạp chí lịch sử Đảng, số 02. Đề tài khoa học do TS.Phạm Đình Nghiệm làm chủ nhiệm “Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh”. Phạm Thị Minh Nguyệt “Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân các khu công nghiệp Đồng Nai hiện nay”, luận văn thạc sỹ năm 2010. Ngô Tuấn Phƣơng với “Đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sỹ năm 2007. Trần Thu Hƣơng “Đời sống văn hóa tinh thần của người Chăm ở Ninh Thuận trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay”, luận văn thạc sỹ năm 2011. Trần Khải Định (2003) “Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Đak Lak hiện nay”, Tạp chí lý luận chính trị, số 09. 7 Những công trình trên là kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế của các tác giả về đời sống văn hóa tinh thần trên nhiều khía cạnh, đối tƣợng khác nhau: về giữ gìn bản sắc dân tộc trong đời sống tinh thần, về đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời Chăm ở Ninh Thuận, của cộng đồng Khmer ở Tiền Giang, của công nhân ở Đồng Nai, công nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh, của các dân tộc ở Tây Nguyên, của cộng đồng ngƣời Việt ở quận Bình Thạnh…Nhƣng nhìn chung các công trình trên đều có nội dung cơ bản: trình bày lý luận chung về đời sống văn hóa tinh thần (khái niệm, quan niệm về đời sống văn hóa tinh thần,quy luật xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, vai trò của việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần; phân tích, khảo sát thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của từng đối tƣợng, vùng, miền trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị và biện pháp nhằm xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của đối tƣợng nghiên cứu góp phần vào sự phát triển đất nƣớc. Liên quan đến vấn đề đời sống văn hóa của thanh niên có thể kể đến một số công trình nhƣ: Lƣu Khƣơng Hoa (1997), “Văn hóa lối sống trong thanh niên thời mở cửa”, luận văn thạc sỹ văn hóa học. “Thực trạng giáo dục đạo đức, tư tưởng, chính trị lối sống cho thanh niên trong chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Trần Kiều, Vũ Ngọc Rỹ, Hà Nhật Thăng, Lƣu Thu thủy, 2001. Đinh Xuân Dũng (2002), Văn hóa với thanh niên, thanh niên với văn hóa: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. Vũ Việt Hùng (2003), “Một số vấn đề về đời sống văn hóa công nhân thanh niên”, Tạp chí tƣ tƣởng văn hóa, số 03. “Công tác văn hóa thanh niên phải là mối quan tâm hàng đầu”, Tạp chí tƣ tƣởng văn hóa, 2002, số 12. Đỗ Ngọc Hà (2004), “Đoàn thanh niên với việc xây dựng lối sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay”, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. Diệp Minh Giang “Vấn đề đạo đức của thanh niên Việt 8 Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay”, luận án tiến sĩ năm 2005. Trần Xuân Vinh (1993), “Những đặc trưng về tâm lý, tư tưởng của thanh niên hiện nay dưới tác động của cơ chế thị trường”,Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đinh Thị Vân Chi (2001), “Một số nhận xét về sự biến đổi nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội hiện nay”, xã hội học – số 74. Những công trình trên nhìn chung đã có khái quát một số nội dung về đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên. Đây là những nguồn tài liệu đáng tin cậy hỗ trợ tác giả hoàn thành luận văn của mình. Nhƣ vậy, cho đến nay, chƣa có một công trình khoa học độc lập nào nghiên cứu chuyên biệt, trực tiếp và có hệ thống về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên ở tỉnh Quảng Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xuất phát từ thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở nƣớc ta trong những năm qua; căn cứ vào những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mục tiêu, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa tinh thần thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đối chiếu với tình hình nghiên cứu nêu trên, tôi chọn vấn đề “Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên ở tỉnh Quảng Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn * Mục đích nghiên cứu của luận văn Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên ở tỉnh Quảng Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên cơ sở đó đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên ở tỉnh Quảng Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 9 * Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất, phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Thứ hai, phân tích thực trạng xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Bình. Thứ ba, đề xuất xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên ở tỉnh Quảng Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Bình. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ trên đây, luận văn dựa trên cơ sở thế giới quan, phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan niệm của Đảng Cộng Sản Việt Nam và tỉnh Đảng bộ Quảng Bình về vấn đề xây dựng đời sống văn hóa tinh thần. Đồng thời, luận văn cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về các đề tài liên quan để phục vụ cho quá trình thực hiện luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các phƣơng pháp cơ bản sau đây: phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp logic, phƣơng pháp thống kê… 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Đời sống văn hóa tinh thần của tầng lớp thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. 10 Phạm vi nghiên cứu: Đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên Quảng Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phƣơng mà chủ yếu từ năm 2005 đến nay. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn lý luận về đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên ở tỉnh Quảng Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở đó luận văn giúp cho chúng ta nhận thức rõ và có hệ thống về đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên ở tỉnh Quảng Bình. Chỉ ra sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên, từ đó đề xuất những biện pháp cơ bản nhằm xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên ở tỉnh Quảng Bình góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn lực thanh niên Quảng Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh. Luận văn cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập các chuyên đề xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong chƣơng trình chủ nghĩa xã hội khoa học. Đồng thời có thể làm tƣ liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng, trong đó đặc biệt là chính quyền tỉnh Quảng Bình trong việc hoạch định các chủ trƣơng, chính sách xây dựng và phát triển văn hóa nói chung, đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên ở tỉnh nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm: 2 chƣơng, 6 tiết. 11 Chƣơng 1 LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC 1.1. KHÁI NIỆM ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN 1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa tinh thần Khái niệm văn hóa Văn hóa là một hiện tƣợng xã hội, xuyên thấu trong mọi mặt đời sống, hoạt động và quan hệ con ngƣời. Sự năng động và linh hoạt của đời sống xã hội tất yếu kéo theo sự năng động và linh hoạt của khái niệm văn hóa. Trong nhận thức lý luận, văn hóa đƣợc chọn làm đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, nó trở thành một khái niệm đa nghĩa. Và cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa cho khái niệm văn hóa đã đƣợc đề xuất. Đặc điểm chung của các định nghĩa văn hóa là các tác giả thƣờng nhấn mạnh vào một khía cạnh đặc sắc nào đó của văn hóa tùy theo góc độ nghiên cứu của từng ngành, lĩnh vực khác nhau. Nhà xã hội học ngƣời Pháp, Mercier đã ví thuật ngữ văn hóa nhƣ một tòa nhà đa diện, mỗi nhà nghiên cứu ngồi tại phòng riêng của mình mà nhận xét, định nghĩa, điều đó đã làm cho khái niệm văn hóa trở nên rất phức tạp về sắc thái ý nghĩa. Tác giả không thể thống kê hết tất cả các định nghĩa hoặc phần lớn các định nghĩa về văn hóa của các nhà nghiên cứu. Dƣới đây tác giả chỉ lƣợc kê một số quan niệm và định nghĩa về khái niệm văn hóa, vừa có tính tiêu biểu, phổ biến, vừa phù hợp với góc độ nghiên cứu của đề tài luận văn này. Từ “văn hóa” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Cultus” mà nghĩa gốc là “trồng trọt” và đƣợc dùng theo hai nghĩa: Cultus agri là “trồng trọt ngoài đồng”, tức hoạt động lao động cải biến tự nhiên và Cultus animi là “trồng trọt tinh thần”, tức sự giáo dục, vun đắp, bồi dƣỡng nhân cách con ngƣời [56, 12 7-8]. Trong câu nói của Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích mƣời năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng ngƣời” chính là theo cái nghĩa gốc ấy. Trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, văn hóa gắn với hoạt động lao động của con ngƣời, đƣợc các ông xem xét trong mối quan hệ hiện thực, chặt chẽ giữa hoạt động lao động cải biến tự nhiên và sự phát triển những “năng lực bản chất ngƣời” của con ngƣời. Hai ông viết: “Căn cứ vào mức độ tự nhiên đƣợc con ngƣời khai thác, cải tạo thì có thể xét đƣợc trình độ văn hóa chung của con ngƣời” [34, 28]. Nhƣ vậy, trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, bản chất của văn hóa là những năng lực bản chất của con ngƣời, là sự phát huy, phát triển những năng lực bản chất đó trong mọi hoạt động và quan hệ thực tiễn của con ngƣời. V.I.Lênin, sau Cách mạng tháng Mƣời, đã nhiều lần nói đến văn hóa và nhiệm vụ cách mạng văn hóa, coi cách mạng văn hóa là một trong những điều kiện cơ bản đảm bảo thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc Nga xôviết. Nội dung nhiệm vụ của cuộc cách mạng văn hóa mà V.I.Lênin đề ra trong thời kỳ đó chủ yếu là xóa nạn mù chữ, phát triển giáo dục, nâng cao trình độ học vấn của nhân dân và sự nghiệp khoa học của đất nƣớc. Trong sinh hoạt học thuật của các nƣớc thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trƣớc đây, thuật ngữ văn hóa đƣợc hiểu phổ biến hơn cả đó là: “Toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội – lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt đƣợc trong lịch sử phát triển xã hội” [66, 656]. Trong văn hóa học tƣ sản cũng có nhiều định nghĩa văn hóa. Trong đó đƣợc xem là định nghĩa đầu tiên, có tính kinh điển về văn hóa là định nghĩa của Edward Burnet Tylor trong cuốn “Văn hóa nguyên thủy” xuất bản ở London năm 1871. Định nghĩa này nêu: “Văn hóa, hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó, là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngƣỡng, nghệ thuật, đạo 13 đức, luật pháp, phong tục và những khả năng, tập quán khác mà con ngƣời đạt đƣợc với tƣ cách là một thành viên của xã hội” [30, 52]. Uỷ Ban Giáo dục khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) cũng đã đƣa ra một số định nghĩa cho khái niệm văn hóa, trong đó có hai định nghĩa tiêu biểu: Thứ nhất, định nghĩa trong Tuyên bố chung của Hội nghị thế giới về chính sách văn hóa do UNESCO tổ chức tại Mêxicô năm 1982 nêu rằng, văn hóa là “tổng thể những nét đặc sắc về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc tiêu biểu cho một xã hội hay một tập đoàn xã hội, và bao gồm nghệ thuật và văn học, những lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, các hệ thống giá trị, các truyền thống và các tính ngƣỡng” [10, 10-13]. Thứ hai, định nghĩa do Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor đƣa ra tại lễ phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1988-1997), rằng: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng nhƣ đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình” [70, 23]. Nhƣ vậy, có thể thấy trong quan niệm của UNESCO yếu tố cốt lõi của văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình làm nên lịch sử của mình, và dựa vào hệ thống giá trị đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình. Ở Việt Nam, cũng có nhiều quan niệm và định nghĩa về văn hóa đã đƣợc đề xuất. Trƣớc hết và tiêu biểu hơn cả là định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh. Trong phần cuối cuốn sổ ghi chép những bài thơ Nhật ký trong tù (1942), Hồ Chí Minh viết: “Ý nghĩa của văn hóa: Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn họa, nghệ thuật, những 14 công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [50, 431]. Nhƣ vậy, trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, hạt nhân trọng tâm của khái niệm văn hóa là hoạt động sáng tạo, hoạt động hƣớng đích khẳng định nhân tính con ngƣời. Theo đó, văn hóa đƣợc hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao quát cả lĩnh vực sáng tạo vật chất và sáng tạo tinh thần, và tất cả đều do con ngƣời và vì con ngƣời, từ những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở…đến ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn giáo… Về sau, qua nhiều lần bàn thảo sôi nổi về khái niệm văn hóa và văn hóa xã hội chủ nghĩa, các nhà khoa học Việt Nam đã đƣa ra một loạt các quan niệm và định nghĩa về khái niệm văn hóa. Trong số đó, định nghĩa khái niệm văn hóa của tập thể tác giả cuốn “Văn hóa xã hội chủ nghĩa”, đã nêu bật đƣợc một cách khá đầy đủ những đặc điểm cốt lõi nhất của khái niệm văn hóa. Định nghĩa này nêu rằng, văn hóa “Đó là hoạt động nhằm phát huy những năng lực bẩm sinh và bản chất của con ngƣời, vƣơn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ. Là hoạt động nhằm tạo ra những giá trị, những chuẩn mực xã hội…, cái nôi nuôi dƣỡng sự hình thành nhân cách của con ngƣời” [40, 3132]. Trong định nghĩa văn hóa vừa dẫn, văn hóa đƣợc hiểu là hoạt động sáng tạo của con ngƣời mà bản thân hoạt động đó cùng những sản phẩm của nó thể hiện và thúc đẩy sự phát triển những năng lực bản chất ngƣời của con ngƣời, hoàn thiện xã hội theo hƣớng chân, thiện, mỹ. Con ngƣời làm ra văn hóa, đồng thời văn hóa nuôi dƣỡng, vun trồng, nâng cao con ngƣời, làm cho con ngƣời trở thành ngƣời hơn. Nhƣ vậy, văn hóa là vấn đề đã đƣợc nghiên cứu từ lâu ở cả trên thế giới và Việt Nam. Về mặt lý luận, cho đến nay các nhà nghiên cứu văn hóa vẫn 15 tiếp tục phát biểu về khái niệm văn hóa. Cách đây hai thập kỷ, trong cuốn “Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới”, GS.Phan Ngọc đã đƣa ra con số “ngót 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa” [56, 113]. Với số lƣợng dồi dào của các định nghĩa, ta thấy thuật ngữ văn hóa rất dao động về sắc thái ý nghĩa. Tuy nhiên, căn cứ vào một số định nghĩa về khái niệm văn hóa đƣợc lƣu hành rộng rãi trong nƣớc và trên thế giới, có thể rút ra một số yếu tố căn cốt nhất hợp thành nội dung của khái niệm văn hóa đƣợc nhiều tác giả đề cập đến nhƣ sau: Thứ nhất, văn hóa là cái đặc hữu của con ngƣời, do con ngƣời và vì con ngƣời, là phẩm chất chỉ thấy ở con ngƣời, là dấu hiệu phân biệt con ngƣời và con vật. Con ngƣời làm ra văn hóa và văn hóa làm cho con ngƣời trở thành ngƣời hơn. Con ngƣời sáng tạo ra giá trị văn hóa đồng thời con ngƣời lớn lên cùng với những giá trị văn hóa quý báu của mình. Văn hóa thể hiện trình độ đƣợc vun trồng của con ngƣời. Lịch sử văn hóa – do đó, là lịch sử của con ngƣời. Thứ hai, văn hóa phải là cái mang giá trị. Giá trị nói ở đây là căn cứ vào “ý nghĩa con ngƣời, ý nghĩa xã hội và văn hóa” của những sự vật, hiện tƣợng nhất định trong hiện thực, là mức độ hữu ích của chúng đối với việc đáp ứng nhu cầu phát triển nhất của con ngƣời và xã hội trong thời gian và không gian cụ thể, xác định. GS.Vũ Khiêu viết: “Chúng ta quan niệm giá trị là thành tựu của con ngƣời góp phần vào sự đi lên của lịch sử xã hội, phục vụ lợi ích và hạnh phúc của con ngƣời” [37, 11]. Văn hóa bắt nguồn từ hoạt động sáng tạo của con ngƣời. Song không phải bất kỳ sản phẩm nào do con ngƣời sáng tạo ra cũng đều đƣợc coi là giá trị, là văn hóa. Sáng tạo là tìm thấy, làm nên cái mới nhƣng phải “theo quy luật của cái đẹp” (C.Mác). Cái đẹp chân chính bao gồm cả cái đúng, cái tốt. Do đó, không thể nói văn hóa là tất cả, văn hóa chỉ bao gồm các giá trị, các 16 vẻ đẹp. Cũng do đó mà văn hóa chỉ có bổ dƣỡng đối với con ngƣời, giúp cho con ngƣời đƣợc sống xứng đáng hơn với danh hiệu và vị thế của con ngƣời. Cái độc hại đối với con ngƣời, cái hạ thấp con ngƣời, gây thiệt hại cho lợi ích và hạnh phúc con ngƣời thì không phải là giá trị, là văn hóa mà là phản giá trị, phản văn hóa. Trong tƣ tƣởng của C.Mác, chỉ những hoạt động và sản phẩm hoạt động nào là tích cực, hƣớng tới sự nảy nở và phát triển, có ích cho cuộc sống của con ngƣời, nâng cao phẩm giá và trí tuệ con ngƣời thì hoạt động và sản phẩm hoạt động đó mới đƣợc xem là văn hóa, là đáng đƣợc mong muốn. Có thể nói, cách tiếp cận giá trị học “là cách tiếp cận đƣợc hình thành sớm nhất trong việc nhận thức văn hóa” [41, 21] và vẫn đang là một trong “những cách tiếp cận chính với văn hóa trong triết học mácxít hiện nay” [41, 13]. Thứ ba, điểm mấu chốt của văn hóa là nó phải đƣợc kết tinh nơi con ngƣời, trong tâm thức, trong cốt cách của con ngƣời và đƣợc thể hiện ra trong hoạt động và quan hệ con ngƣời. Cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thể thao, giao tiếp…là văn hóa. Cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ vợ chồng, thầy trò, cộng đồng này và cộng đồng khác…là văn hóa. Thứ tư, văn hóa theo nghĩa rộng nhất, là một hệ thống hữu cơ bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Bằng và thông qua hoạt động lao động của mình, con ngƣời không chỉ sản xuất ra của cải vật chất mà còn sản xuất ra của cải tinh thần cho mình và ở một mức độ lớn hơn, sản xuất ra những phẩm chất tinh thần của chính mình. C.Mác cho rằng, về mặt ngữ nghĩa, thì câu nói “lao động là nguồn của mọi của cải và mọi văn hóa” hiển nhiên là đúng [11, 26]. Về vấn đề này trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” Ph.Ăngghen chỉ rõ thêm rằng, “…lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Lao động đúng là nhƣ vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cái cung cấp những 17 vật liệu cho lao động biến thành của cải. Nhƣng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa. Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài ngƣời, và nhƣ thế, đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con ngƣời” [12, 641]. Căn cứ vào những ý nghĩa cơ bản, xuyên suốt qua các định nghĩa về khái niệm văn hóa đƣợc sử dụng phổ biến trong và ngoài nƣớc, đồng thời xuất phát từ góc độ tiếp cận của chủ nghĩa xã hội khoa học, tôi tán thành định nghĩa khái niệm văn hóa của GS.Nguyễn Đức Bình trong bài “Mấy vấn đề lớn trong Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 5 về văn hóa” đăng trên Tạp chí cộng sản số 16 - 1998, rằng: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử bằng lao động của mình trên cả hai lĩnh vực sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần” [9, 3-9]. Khái niệm văn hóa tinh thần Cho đến nay, đã có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về văn hóa tinh thần. Từ điển triết học giải thích văn hóa tinh thần là văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp, là “toàn bộ những hình thức của đời sống tinh thần” [67, 973]. Từ điển chủ nghĩa cộng sản khoa học, tại mục từ “Văn hóa cộng sản chủ nghĩa” có giải thích về khái niệm văn hóa tinh thần, đó là “lĩnh vực sản xuất tinh thần (nhận thức, đạo đức, giáo dục và khai hóa…)” [68, 386]. Từ hai định nghĩa vừa dẫn, nhận thấy phạm vi bao quát của khái niệm văn hóa tinh thần là toàn bộ đời sống tinh thần, là lĩnh vực sản xuất tinh thần. Trong tập bài giảng “Văn hóa xã hội chủ nghĩa”, văn hóa tinh thần đƣợc các tác giả quan niệm là “hoạt động tinh thần hƣớng tới việc sản xuất những giá trị tinh thần, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển về các mặt chân, thiện, mỹ của đời sống con ngƣời và xã hội, bao gồm hoạt động giáo dục, văn hóa nghệ thuật, khoa học, đạo đức, lối sống…” [40, 10-11]. Trong quan niệm này có thể thấy, văn hóa tinh thần bao gồm những giá trị tinh thần do con ngƣời
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan