Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng đội ngũ chính trị viên cơ quan quân sự huyện trên địa bàn quân khu 9 hi...

Tài liệu Xây dựng đội ngũ chính trị viên cơ quan quân sự huyện trên địa bàn quân khu 9 hiện nay

.DOC
100
216
92

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của đề tài Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lónh đạo, rèn luyện. Xác lập và giữ vững sự lónh đạo của Đảng đối với quân đội là một nguyên tắc căn bản, một quy luật xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản, là cội nguồn cơ bản, chủ yếu quyết định mọi thắng lợi và trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của quân đội ta. Để tổ chức thực hiện sự lónh đạo của Đảng đối với quân đội, Đảng cộng sản Việt Nam định ra mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc, cơ chế lónh đạo quân đội, trong đó thiết lập và thực hiện chế độ CU, CTV để tổ chức thực hiện sự lónh đạo của Đảng đối với quân đội là nét đặc trưng trong suốt quá trỡnh xõy dựng quõn đội ta. Trong quân đội, đội ngũ CU,CTV là người chủ trỡ về chớnh trị là người có trách nhiệm chính trong việc giữ vững định hướng về chính trị cho đơn vị trong tất cả các nhiệm vụ, các mặt công tác, các lĩnh vực hoạt động, trong xây dựng tổ chức, xây dựng con người; bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ và các hoạt động của đơn vị đúng đường lối, quan điểm của Đảng. V.I. Lênin đó khẳng định: “ở đâu mà công tác chính trị trong quân đội, công tác của các chính uỷ làm được chu đáo nhất, thỡ ở đó khụng hề cú tỡnh trạng lỏng lẻo trong quõn đội, quân đội giữ gỡn được trật tự tốt hơn và tinh thần của họ cũng cao hơn, ở đó thu được nhiều thắng lợi hơn” [22, tr.66] Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trước yêu cầu mới về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trên cơ sở vững mạnh về chính trị đó và đang đặt ra những yêu cầu rất cao, phải củng cố và tăng cường vai trũ lónh đạo của Đảng đối với quân đội. Đồng thời là đũi hỏi rất bức thiết về nõng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ cán bộ chính trị, nhất là đội ngũ CU, CTV theo nghị quyết 51/NQ-TW của Bộ chính trị (khoá IX). Đội ngũ CTV cơ quan quân sự huyện (gọi tắt là chính trị viên huyện) trên địa bàn Quân khu 9 là bộ phận cán bộ chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam, là người chủ trỡ về chớnh trị, hướng dẫn các hoạt động CTĐ, CTCT trong công tác QS, QPĐP, làm lực lượng chủ chốt trực tiếp góp phần giữ vững, tăng cường sự lónh đạo của Đảng đối với công tác QS,QPĐP, bảo đảm cho công tác QS, QPĐP phát triển đúng hướng, đạt hiệu quả cao; LLVT địa phương tuyệt đối trung thành với Đảng với nhân dân, luôn luôn vững mạnh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, bên cạnh những kết quả bước đầu đó đạt được, việc xây dựng đội ngũ CTV huyện trên địa bàn Quân khu 9 vẫn cũn tồn tại những thiếu sút, khuyết điểm như: Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, nội dung và những nguyờn tắc cơ bản của thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với chế độ CU, CTV; không ít CTV cũn thiếu tự tin trong giải quyết mối quan hệ với người chỉ huy; trỡnh độ, năng lực và phương pháp, tác phong công tác cũn hạn chế. Nhiều đồng chí chưa tích cực, tự giác học tập, rèn luyện...Ở một số đơn vị vẫn có tỡnh trạng người chỉ huy thiếu tôn trọng chính trị viên. Hiện nay, yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN nói chung và nhiệm vụ QS,QPĐP của Quân khu 9 có bước phát triển mới hết sức nặng nề, đó và đang đặt ra yêu cầu rất cao đối với đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ CTV cơ quan quân sự huyện. Đũi hỏi phải có số lượng đủ, chất lượng cao, cơ cấu hợp lý; có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, phương pháp, tác phong công tác để thật sự là người chủ trỡ về chớnh trị ở mỗi đơn vị, là lực lượng chính trị tin cậy đặc biệt của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân. Với những lý do trờn, tỏc giả chọn đề tài: “Xây dựng đội ngũ chính trị viên cơ quan quân sự huyện trên địa bàn Quân khu 9 hiện nay” làm Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
1 BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt An ninh chính trị - trật tự xã hội ANCT-TTXH Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ, CTCT Chính trị viên Chính uỷ, chính trị viên CTV CU, CTV DÂN QUÂN TỰ VỆ DQTV DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN DBDV Lực lượng vũ trang LLVT Quân sự, quốc phòng địa phương QS, QPĐP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM QĐNDVN Quốc phũng - an ninh QP-AN Trong sạch vững mạnh TSVM Vững mạnh toàn diện VMTD Xã hội chủ nghĩa XHCN 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chương 1: 3 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ Lí LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CHÍNH TRỊ VIÊN CƠ QUAN QUÂN SỰ HUYỆN TRÊN ĐỊA 1.1. BÀN QUÂN KHU 9 Đội ngũ chính trị viên cơ quan quân sự huyện và những 10 vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ chính trị viên cơ quan 1.2. quân sự huyện trên địa bàn Quân khu 9 Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm xây dựng 10 đội ngũ chính trị viên cơ quan quân sự huyện trên địa bàn Chương 2: Quân khu 9 PHƯƠNG HƯỚNG, YÊU CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI 33 PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CHÍNH TRỊ VIÊN CƠ QUAN QUÂN SỰ HUYỆN TRÊN ĐỊA 2.1. BÀN QUÂN KHU 9 HIỆN NAY Sự phỏt triển của tỡnh hỡnh nhiệm vụ và phương hướng, 49 yêu cầu xây dựng đội ngũ chính trị viên cơ quan quân sự 2.2. huyện trên địa bàn Quân khu 9 hiện nay Những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ chính trị viên cơ 49 quan quân sự huyện trên địa bàn Quân khu 9 hiện nay 55 81 83 87 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lónh đạo, rèn luyện. Xác lập và giữ vững sự lónh đạo của Đảng đối với quân đội là một nguyên tắc căn bản, một quy luật xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản, là cội nguồn cơ bản, chủ yếu quyết định mọi thắng lợi và trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của quân đội ta. Để tổ chức thực hiện sự lónh đạo của Đảng đối với quân đội, Đảng cộng sản Việt Nam định ra mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc, cơ chế lónh đạo quân đội, trong đó thiết lập và thực hiện chế độ CU, CTV để tổ chức thực hiện sự lónh đạo của Đảng đối với quân đội là nét đặc trưng trong suốt quá trỡnh xõy dựng quõn đội ta. Trong quân đội, đội ngũ CU,CTV là người chủ trỡ về chớnh trị là người có trách nhiệm chính trong việc giữ vững định hướng về chính trị cho đơn vị trong tất cả các nhiệm vụ, các mặt công tác, các lĩnh vực hoạt động, trong xây dựng tổ chức, xây dựng con người; bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ và các hoạt động của đơn vị đúng đường lối, quan điểm của Đảng. V.I. Lênin đó khẳng định: “ở đâu mà công tác chính trị trong quân đội, công tác của các chính uỷ làm được chu đáo nhất, thỡ ở đó khụng hề cú tỡnh trạng lỏng lẻo trong quõn đội, quân đội giữ gỡn được trật tự tốt hơn và tinh thần của họ cũng cao hơn, ở đó thu được nhiều thắng lợi hơn” [22, tr.66] Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trước yêu cầu mới về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trên cơ sở vững mạnh về chính trị đó và đang đặt ra những yêu cầu rất cao, phải củng cố và tăng cường vai trũ lónh đạo của Đảng đối với quân đội. Đồng thời là đũi hỏi rất bức thiết về nõng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ cán bộ chính trị, nhất là đội ngũ CU, CTV theo nghị quyết 51/NQ-TW của Bộ chính trị (khoá IX). Đội ngũ CTV cơ quan quân sự huyện (gọi tắt là chính trị viên huyện) trên địa bàn Quân khu 9 là bộ phận cán bộ chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam, là người chủ trỡ về chớnh trị, hướng dẫn các hoạt động CTĐ, CTCT trong công tác QS, QPĐP, làm lực lượng chủ chốt trực tiếp góp phần giữ vững, tăng cường sự lónh đạo của Đảng đối với công tác QS,QPĐP, bảo đảm cho công tác QS, QPĐP phát triển đúng hướng, đạt hiệu quả cao; LLVT địa phương tuyệt đối trung thành với Đảng với nhân dân, luôn luôn vững mạnh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 4 Trong những năm qua, bên cạnh những kết quả bước đầu đó đạt được, việc xây dựng đội ngũ CTV huyện trên địa bàn Quân khu 9 vẫn cũn tồn tại những thiếu sút, khuyết điểm như: Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, nội dung và những nguyờn tắc cơ bản của thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với chế độ CU, CTV; không ít CTV cũn thiếu tự tin trong giải quyết mối quan hệ với người chỉ huy; trỡnh độ, năng lực và phương pháp, tác phong công tác cũn hạn chế. Nhiều đồng chí chưa tích cực, tự giác học tập, rèn luyện...Ở một số đơn vị vẫn có tỡnh trạng người chỉ huy thiếu tôn trọng chính trị viên. Hiện nay, yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN nói chung và nhiệm vụ QS,QPĐP của Quân khu 9 có bước phát triển mới hết sức nặng nề, đó và đang đặt ra yêu cầu rất cao đối với đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ CTV cơ quan quân sự huyện. Đũi hỏi phải có số lượng đủ, chất lượng cao, cơ cấu hợp lý; có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, phương pháp, tác phong công tác để thật sự là người chủ trỡ về chớnh trị ở mỗi đơn vị, là lực lượng chính trị tin cậy đặc biệt của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân. Với những lý do trờn, tỏc giả chọn đề tài: “Xây dựng đội ngũ chính trị viên cơ quan quân sự huyện trên địa bàn Quân khu 9 hiện nay” làm Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Tỡnh hỡnh nghiờn cứu cú liờn quan đến đề tài Cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ luôn là nội dung trọng yếu trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng quân đội, nên vấn đề này đó được Đảng, Nhà nước, quân đội, các học viện, nhà trường và nhiều nhà khoa học quan tõm nghiờn cứu. Cỏc cụng trỡnh, đề tài nghiên cứu, các bài viết đăng trên các tạp chí, thông tin khoa học trong nước đó tiếp cận xõy dựng đội ngũ cán bộ nói chung và xây dựng đội CU, CTV theo một chỉnh thể thống nhất từ cơ sở đến toàn quân với nhiều góc độ, cấp độ, phạm vi đa dạng, phong phú. * Sách tham khảo về công tác cán bộ tiêu biểu như: Cuốn sách; “ Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị Quân đội nhân Việt Nam trong thời kỳ mới”, do trung tướng Trần Xuân Trường chủ biên, Nxb, QĐND, năm 2002; Giỏo trỡnh “ Xây dựng Đảng” dùng cho hệ cử nhân chính trị, Nxb 5 chính trị quốc gia, ấn hành năm 2003; Tổng cục Chính trị (2006), Đào tạo bồi dưỡng năng lực tiến hành công tác đảng, công tác chính trị cho học viên sĩ quan chỉ huy cấp phân đội trong tỡnh hỡnh hiện nay, Nxb QĐND, Hà nội; “ Chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, do Đại tá, tiến sỹ Tô Xuân Sinh chủ biên, Nxb QĐND, năm 2007; “Xây dựng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, do Đại tá Nguyễn Quang Phát chủ biên Nxb QĐND, Hà nội, năm 2006; “ Bồi dưỡng nhân cách chính trị viên cho đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay”, do Đại tá, tiến sĩ Hoàng Văn Thanh chủ biên, Nxb QĐND, Hà Nội, năm 2009; “Kinh nghiệm công tác đảng, công tác chính trị” (tái bản), do Trung tướng Phạm Hồng Cư làm chủ biên, Nxb QĐND, năm 2010; “Phẩm chất đạo đức của chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” do Đại tá, PGS,TS Phạm Văn Nhuận làm chủ biên, Nxb QĐND, năm 2011; “ Uy tín của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam” do Đại tá, PSG,TS Đỗ Mạnh Tôn là chủ biên, Nxb QĐND năm 2011. Giỏo trỡnh “Công tác đảng, công tác chính trị” tập 2, dùng cho các lớp đào tạo dài hạn cán bộ cao cấp trong quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb, QĐND năm 2008. Những cụng trỡnh nờu trờn được vận dụng vào giảng dạy và tài liệu tham khảo trong các Học viện, Nhà trường trong và ngoài Quân đội là cơ sở để tác giả tham khảo, tiếp cận về mục đích, nội dung, phương pháp, hướng phân tích, luận giải vấn đề phục vụ cho đề tài. * Các đề tài, luận văn, luận án có liên quan. Thời gian qua, trong và ngoài Học viện đó cú nhiều cụng trỡnh nghiờn cứu về xõy dựng đội ngũ cán bộ trong quân đội nói chung và xây dựng đội ngũ CU, CTV núi riờng. Trong phạm vi nghiờn cứu, tỏc giả nờu lờn những cụng trỡnh tiờu biểu cú liờn quan đến đề tài như: Phạm Văn Thắng chủ nhiệm đề tài (2003), “Nâng cao hiệu lực công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới” đề tài cấp Bộ, mó số KXB 01 - 03 - 33, Hà nội; Phạm Đỡnh Nhịn chủ nhiệm (2004), “Nâng cao năng lực thực hành công tác đảng, công tác chính trị của học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp chiến thuật, chiến dịch ở Học viện Chính trị 6 quân sự hiện nay”, đề tài khoa học cấp học viện, Học viện Chính trị quân sự, Hà nội; Nguyễn Tiến Quốc (2006), Một số vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ trỡ cơ quan quân sự địa phương; Phạm Gia Cư chủ nhiệm (2007), “Xây dựng đội ngũ chính trị viên ban chỉ huy quân sự cấp huyện trong giai đoạn hiên nay” đề tài khoa học cấp học viện, Học viện Chính trị quân sự, Hà nội; Hồ Viết Thanh (2005), “Bồi dưỡng năng lực tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong diễn tập chiến thuật của cán bộ chính trị cấp phân đội ở Binh chủng Tăng - thiết giáp giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị quân sự, Hà nội; Nguyễn Thanh Hùng (2005), “Bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị của đội ngũ sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở các Binh đoàn chủ lực trong giai đoạn hiện nay” , Luận án tiến sĩ Khoa học Chính trị, Học viện chính trị quân sự, Hà nội; Lê Đức Lự (2006), Bồi dưỡng năng lực tiến hành công tác đảng, công tác chính trị của đội ngũ trung đội trưởng là quân nhân chuyên nghiệp ở các đơn vị sẵn sàng chiến đấu Binh đoàn Cửu Long hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị quân sự, Hà nội; Nguyễn Chớnh Lý (2006), Bồi dưỡng năng lực thực hành công tác đảng, công tác chính trị của học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị quân sự, Hà nội; Bùi Hữu Nghị (2007), Bồi dưỡng năng lực tiến hành công tác đảng, công tác chính trị cho học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội thông qua hoạt động ngoại khoá ở trường sĩ quan Lục quân 2 hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị quân sự, Hà nội; Trần Thanh Tùng (2008), Bồi dưỡng năng lực tiến hành công tác đảng, công tác chính trị của đội ngũ sĩ quan tuyển dụng từ nguồn cử nhân ở Quân khu 9 hiện nay, Luận văn hạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị quân sự, Hà nội; Nguyễn Quốc Minh (2008), Bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị của đội ngũ chính trị viên ở Binh đoàn Tây Nguyên hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị quân sự, Hà nội; Phạm Văn Bé Tư (2008), Xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị cơ quan quân sự huyện ở Quân khu 9 trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học Chính trị, Học viện Chính trị quân sự. Hà Nội, Lê Hoàng Vũ (2010), Bồi dưỡng năng lực tiến hành công tác đảng, công tác chính trị của đội ngũ chính trị viên cơ quan quân sự cấp huyện trên địa bàn Quân khu 9 hiện nay, Luận văn, thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị. Hà Nội. 7 Qua nghiên cứu, cỏc cụng trỡnh trờn đó làm rừ vị trớ, đặc điểm của đội ngũ cán bộ chính trị. Đưa ra khái niệm, cấu trúc, con đường hỡnh thành, tiờu chớ đánh giá năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ CTV; Chỉ rừ cấu trỳc năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ cán bộ chính trị gồm: tri thức, kỹ xảo, kỹ năng, tư chất, năng khiếu CTĐ, CTCT; đưa ra tiêu chí đánh giá năng lực gồm: trỡnh độ giỏc ngộ chớnh trị, mục tiờu lý tưởng chiến đấu; tri thức chớnh trị - xó hội; tri thức lý luận Mỏc - Lờnin, tư tưởng Hồ Chí Minh và kiến thức chuyên ngành CTĐ, CTCT. Cỏc cụng trỡnh cũn nờu lờn sự cần thiết phải tăng cường bồi dưỡng tại chức, tự rèn luyện, tự tu dưỡng nâng cao năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ cán bộ chính trị; tổng kết thực tiễn, rút ra kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực CTĐ, CTCT …Đây là những tư liệu mà tác giả nghiên cứu, kế thừa và phát triển những nội dung có liên quan đến đề tài. * Các bài báo khoa học có liên quan. Để tăng cường sự lónh đạo của đảng đối với công tác cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, tác giả Nguyễn Đỡnh Hương (2009) nguyên phó ban tổ chức trung ương có bài “ Vấn đề đánh giá và sử dụng cán bộ” đăng trên tạp chí xây dựng đảng. Tiếp cận với góc độ thực trạng của công tác tổ chức cán bộ, tác giả Hoàng Quốc Long (2007) có bài viết về “ Đổi mới nâng cao chất lượng đánh giá, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ ở cơ quan quân sự địa phương”, đăng trên tạp chí Giáo dục lý luận chớnh trị quõn sự. Nguyễn Xuân Sắc (2006), “Huấn luyện bồi dưỡng, phẩm chất năng lực quân sự trong đào tạo chính uỷ, chính trị viên ở Học viện chính trị quân sự”, Tạp chớ Giỏo dục lý luận chớnh trị quân sự, Học viện chính trị quân sự, 99 (5), tr. 45 - 47; Vũ Đỡnh Tấn (2009), “Nâng cao hiệu lực công tác đảng, công tác chính trị ở cơ quan, đơn vị quân đội hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận chớnh trị quõn sự, Học viện chớnh trị, 117 (5), tr. 32 - 34; Nguyễn Tiến Quốc (2010), “Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ chính uỷ, chính trị viên đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội về chính trị hiện nay”, Tạp chớ Giỏo dục lý luận chớnh trị quõn sự, Học viện chính trị, 120 (2), tr. 18 – 21; Nguyễn Văn Thắng (2011) “ Người chính uỷ, chính trị viên – lịch sử và hiện 8 thực”, Tạp chí Giáo dục lý luận chớnh trị quõn sự, Học viện chớnh trị, 128 (4), tr. 5255. Từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, các bài báo khoa học đó nghiờn cứu làm rừ đưa ra cơ sở lý luận, thực tiễn, chỉ rừ thực trạng, nguyờn nhõn và bài học kinh nghiệm tiến hành CTĐ, CTCT. Qua đó xác định các nhân tố tác động, chỉ rừ phương hướng, yêu cầu, nguyên tắc và những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Đó là những cứ liệu quan trọng mà tác giả cú thể kế thừa và phỏt triển trong quỏ trỡnh thực hiện đề tài này. Như vậy, với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau từ tài liêu, tư liệu công trỡnh nghiờn cứu của một số tỏc giả trong và ngoài Quõn đội, đó tập trung nghiờn cứu khỏ hệ thống công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ trong quân đội nói chung và xây dựng đội ngũ CTV nói riêng. Tuy vậy, vẫn chưa cú cụng trỡnh nào nghiờn cứu đầy đủ, hệ thống, trực tiếp, toàn diện đi sâu nghiên cứu làm rừ cơ sở lý luận, thực tiễn, nội dung, giải pháp xây dựng đội ngũ CTV huyện trên địa bàn Quân khu 9. Vỡ vậy tỏc giả cố gắng nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học và đề xuất những giải pháp cơ bản đối với công tác “Xây dựng đội ngũ chính trị viên cơ quan quân sự huyện trên địa bàn Quân khu 9 hiện nay” 3.Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Mục đích Trên cơ sở luận giải, làm rừ những vấn đề về lý luận và thực tiễn, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ CTV huyện trên địa bàn Quân khu 9 hiện nay. * Nhiệm vụ Làm rừ những vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ CTV huyện trên địa bàn Quân khu 9 . Đánh giá thực trạng, chỉ rừ nguyờn nhõn và rút ra một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ CTV huyện trên địa bàn Quân khu 9 thời gian qua. Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ CTV huyện trên địa bàn Quân khu 9 hiện nay. * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là xây dựng đội ngũ CTV huyện trên địa bàn Quân khu 9 9 hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng đội ngũ CTV huyện trên địa bàn Quân khu 9. Số liệu, tư liệu thực tiễn của luận văn giới hạn từ năm 2007 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của đề tài là hệ thống quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mỏc - Lờnin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, về giáo dục - đào tạo; nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy trung ương, Bộ Quốc phũng, Tổng cục Chớnh trị về xõy dựng đội ngũ cán bộ chính trị và hoạt động CTĐ, CTCT trong giai đoạn mới. * Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của đề tài là toàn bộ những hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, nhất là xây dựng đội ngũ CTV huyện những năm qua. Quỏ trỡnh thực hiện tỏc giả cũn tiếp thu, kế thừa cú chọn lọc kết quả nghiờn cứu của cỏc cụng trỡnh khoa học cú liờn quan, nghiờn cứu, sử dụng tư liệu, số liệu trong các báo cáo sơ kết, tổng kết về CTĐ, CTCT của các cơ quan chức năng và kết quả lónh đạo, chỉ đạo, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan quân sự huyện trên địa bàn Quân khu 9. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa chuyên ngành và liên ngành, đặc biệt coi trọng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh; kết hợp lôgíc và lịch sử, phương pháp trao đổi toạ đàm, điều tra xó hội học, phương pháp chuyên gia và tổng kết thực tiễn. 5. Ý nghĩa luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm luận cứ khoa học giúp cho lónh đạo, chỉ huy các cấp có chủ trương, biện pháp đúng đắn xây dựng đội ngũ CTV huyện thật sự là người chủ trỡ về chớnh trị, đảm nhiệm CTĐ,CTCT trong LLVT địa phương và nâng cao chất lượng làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lónh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ QS,QPĐP trên địa bàn Quân khu 10 9 thời gian tới. Luận văn cũn cú thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy môn CTĐ, CTCT ở các trường sĩ quan trong quân đội và vận dụng vào trong lónh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. 6. Kết cấu của luận văn. Luận văn gồm: phần mở đầu, hai chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 11 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ Lí LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CHÍNH TRỊ VIÊN CƠ QUAN QUÂN SỰ HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 9 1.1. Đội ngũ chính trị viên cơ quan quân sự huyện và những vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ chính trị viên cơ quan quân sự huyện trên địa bàn Quân khu 9 1.1.1. Cơ quan quân sự huyện và đội ngũ chính trị viên cơ quan quân sự huyện trên địa bàn Quân khu 9 * Khái quát về địa bàn Quân khu 9: Quân khu 9 được thành lập ngày 10-121945 bao gồm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có 12 tỉnh, thành phố, 116 huyện, quận, thị xó và thành phố thuộc tỉnh, cú 12 huyện, thị xó giỏp biờn giới, dõn số cú 15.884.241 người, sống rải rác, phân tán, nhất là các tỉnh biên giới, vùng biển, hải đảo, diện tích tự nhiên 35.233 km2, có biên giới trên đất liền giáp với Campuchia dài hơn 202,6 km, với 3 tỉnh (Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang) bờ biển dài gần 750km, có hơn 100 hũn đảo lớn nhỏ và có cả vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam với Campuchia khá phức tạp về địa lý, lịch sử. Đây là điều kiện để các thế lực thù địch vượt biên, cài cấm, móc nối với bọn phản động trên địa bàn Quân khu 9 và gây mất ổn định trên tuyến biến gới. Trên địa bàn Quân khu 9 có hơn một triệu đồng bào dân tộc Khơme, tập trung nhiều nhất ở hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng; gần một triệu tín đồ phật giáo Hoà Hảo tập trung đông nhất là ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Đây cũng là vấn đề rất nhạy cảm, các thế lực phản động đang lợi dụng đồng bào dân tộc và một số ít chức sắc, tín đồ của các tôn giáo trỡnh độ dân trí thấp lôi kéo, kích động, khơi dậy lũng hận thự dõn tộc, đũi ly khai tự trị, thành lập Nhà nước Khơmer Crôm, làm cho tỡnh hỡnh ANCT-TTXH trên địa bàn Quân khu 9 đôi lúc mất ổn định. Quân khu 9 là địa bàn có địa hỡnh trũng, rất thấp so với mặt nước biển, thời tiết đồng bằng sông Cửu Long chia làm hai mựa rừ rệt: mựa nắng kộo dài từ tháng 12 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa mưa cũng là mùa nước nổi, mực nước cao trung bỡnh ngập từ 2m - 3m. Do đó thông tin liên lạc dễ bị chia cắt, huy động lực lượng gặp nhiều khó khăn, các công trỡnh quốc phũng sẽ ít phát huy tác dụng khi cú tỡnh huống và các hoạt động thường xuyên của LLVT Quân khu 9 cũng bị hạn chế. 12 Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long rất nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: gạch ngói, gốm sứ, chầm nón, thêu đan, dệt chiếu, hoa kiểng... có nguồn lao động dồi dào, thời tiết khí hậu ôn hoà, đất đai phỡ nhiờu tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp, dịch vụ, xây dựng tiềm lực QP-AN. Tuy nhiên đời sống của nhõn dõn cũn gặp khụng ớt khú khăn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Những năm gần đây chịu nhiều thiệt hại do dịch bệnh, thiờn tai, bóo lũ, sạt lở đất, xâm nhập mặn, giá cả hàng nông sản không ổn định, làm cho sản xuất và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tác động không nhỏ đến nhiệm vụ xây dựng củng cố QP-AN của Quân khu 9. Quân khu 9 được xác định là một trong ba địa bàn trọng điểm về QP-AN (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ) là địa bàn chiến lược bảo vệ tiền đồn phía Tây Nam của Tổ quốc, trên đất liền có nhiều địa phương tiếp giáp biên giới; trên biển có ba mặt tiếp giáp biển Đông và biển Tây vừa dồi dào tài nguyên thuỷ, hải sản, vừa tiềm ẩn những thách thức tranh giành lợi ích kinh tế giữa các nước có liên quan trong chiến lược phát triển kinh tế biển. Bên cạnh đó, địa bàn có hệ thống kênh, rạch chằng chịt, giao thông đi lại gặp không ít khó khăn; dân cư phân bố không đồng đều, nhất là ở địa bàn vành đai biên giới, biển đảo; nhân dân sống rải rác, phân tán gây không ít khó khăn cho việc xây dựng thế trận QP-AN. Hiện nay các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng vấn đề dân tộc, tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền và những hạn chế, yếu kộm trong lónh đạo, chỉ đạo và quản lý, điều hành của địa phương để kích động người dõn khiếu kiện, biểu tỡnh, chống đối tính chất rất phức tạp; đồng thời ra sức mua chuộc, cài cắm, móc nối, gây dựng lực lượng để chống phỏ cỏch mạng. Tỡnh trạng buụn lậu, vượt biên trái phép diễn ra thường xuyên ở khu vực biên giới càng làm cho tỡnh hỡnh biờn giới trờn đất liền, trên biển diễn biến khó lường. * Cơ quan quân sự huyện trên địa bàn Quân khu 9 Cơ quan quân sự huyện trên địa bàn Quân khu 9 là tổ chức quân sự được thành lập ở các huyện, quận, thị xó, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc đơn vị hành chính ở địa phương, một bộ phận của cơ quan quân sự địa phương, là cấp dưới của cơ quan quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, là cơ quan quân sự cấp trên của Ban chỉ huy quân sự xó, phường, thị trấn. 13 Về biên chế, tổ chức của cơ quan quân sự huyện trên địa Quân khu 9. Hiện nay Quân khu 9 có 116 cơ quan quân sự cấp huyện bao gồm: 91 Ban chỉ huy quân sự huyện, 5 Ban chỉ huy quân sự quận, 14 Ban chỉ huy quõn sự thị xó và 6 Ban chỉ huy quân sự thành phố trực thuộc tỉnh; cú 12 huyện, thị xó biờn giới. Trong đó có 35 cơ quan quân sự cấp huyện loại một; có 81 cơ quan quân sự cấp huyện loại hai. Biên chế của cơ quan quân sự huyện loại 1 là 32 đồng chí, các huyện loại 2 quân số: 29 đồng chí. Đội ngũ cán bộ ở cơ quan quân sự huyện có cán bộ chỉ huy, cán bộ chính trị, cán bộ hậu cần, cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ. Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ của cơ quan quân sự huyện trên địa bàn Quân khu 9 Theo Nghị định 19/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quân sự địa phương, đó là :"…cơ quan quân sự ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các huyện, quận, thị xó, thành phố thuộc tỉnh, chủ trỡ phối hợp với cỏc ngành, cỏc đoàn thể, làm tham mưu giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp mỡnh chỉ đạo thực hiện công tác quốc phũng, trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy LLVT địa phương...” [4, tr.29] theo đó chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ của cơ quan quân sự huyện được xác định là: * Chức năng, nhiệm vụ Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương lónh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện toàn diện nhiệm vụ QS,QPĐP; xõy dựng khu vực phũng thủ gắn với xây dựng cơ sở VMTD, thực hiện nhiệm vụ quản lý, tuyển quõn, DQTV, DBDV, giỏo dục quốc phũng và phối hợp các lực lượng giữ vững ổn định chính trị ở địa phương. Trực tiếp chỉ đạo xây dựng và chỉ huy LLVT địa phương; quan hệ hiệp đồng chặt chẽ với các ngành ở địa phương và các đơn vị bộ đội chủ lực đóng quân trên địa bàn cùng thực hiện tốt các nhiệm vụ xây dựng và tác chiến trong khu vực phũng thủ, xõy dựng thế trận quốc phũng toàn dõn; kết hợp kinh tế với quốc phũng, quốc phũng với an ninh, kinh tế; triển khai thực hiện công tác QS,QPĐP theo sự lónh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, uỷ ban nhõn dõn cấp mỡnh và chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên Tổ chức xây dựng các kế hoạch về QS,QPĐP, xây dựng và hoạt động chiến đấu, phũng chống thiờn tai địch hoạ và công tác vận động quần chúng của các lực lượng thuộc quyền. Đăng ký, quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng công dân trong độ tuổi dân quân, nam công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quõn 14 sự, tuyển chọn cụng dõn nhập ngũ, quản lý huy động lực lượng DBĐV và phương tiện kỹ thuật để sẵn sàng động viên thời chiến theo pháp luật; tổ chức xây dựng và giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự cho các lực lượng thuộc quyền; lập kế hoạch huy động lực lượng DQTV và DBĐV làm nhiệm vụ theo thẩm quyền. Đăng ký, quản lý chặt chẽ, bảo quản và sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật. Xây dựng kế hoạch bảo đảm tài chính, hậu cần, kỹ thuật tại chỗ để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tỡnh huống Tổ chức phối hợp hiệp đồng với công an và các lực lượng khác giữ vững ANCT- TTXH, bảo vệ Đảng, chế độ XHCN, chính quyền, tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, của các tổ chức ở cơ sở, tính mạng và tài sản của cá nhân nguời nước ngoài, mục tiêu và các cụng trỡnh quốc phũng trên địa bàn. Cùng với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền giáo dục quốc phũng cho LLVT và nhân dân, tổ chức cho Bộ đội thường trực, DQTV, DBDV tham gia xây dựng cơ sở VMTD, thực hiện công tác hậu phương quân đội. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về thực hiện nhiệm vụ QSQPĐP. *Mối quan hệ Quan hệ với cấp uỷ, chính quyền xó, phường, thị trấn: là quan hệ phối hợp công tác, lónh đạo, chỉ đạo cơ quan quân sự xó, phuờng thị trấn, thực hiện nhiệm vụ QS,QPĐP và chính sách hậu phương quân đội. Quan hệ với cấp uỷ, chính quyền cùng cấp: Cơ quan quân sự huyện là cơ quan chịu sự lónh, chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền cùng cấp, là cơ quan chủ trỡ chịu trỏch nhiệm trước cấp uỷ và uỷ ban nhân dân cấp huyện về triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ QS, QPĐP Quan hệ với các ban ngành đoàn thể cùng cấp: Là mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ QS, QPĐP. Cơ quan quân sự huyện là cơ quan chủ trỡ đề xuất nội dung, xây dựng kế hoạch là cơ quan trung tâm phối hợp, hiệp đồng với các ban, ngành đoàn thể thực hiện nhiệm vụ QS, QPĐP. Quan hệ với cơ quan quân sự cấp trên: Là mối quan hệ chỉ huy, chỉ đạo giữa cơ quan cấp trên và cấp dưới. Cơ quan quân sự huyện phải phục tùng sự chỉ đạo, chỉ huy về công tác QS, QPĐP của cơ quan quân sự cấp trên. Nghiên cứu nắm vững các chỉ thị, 15 mệnh lệnh, hướng dẫn của Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, để tham mưu đề xuất với cấp uỷ, uỷ ban nhân dân huyện, đề ra các chủ trương biện pháp triển khai tổ chức thực hiện. Ngoài ra cũn cú cỏc mối quan hệ với bộ đội Biên phũng, cỏc đơn vị đứng chân trên địa bàn huyện, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh. * Đội ngũ chính trị viên huyện trên địa bàn Quân khu 9. Quan niệm về đội ngũ chính trị viên huyện Từ cơ chế lónh đạo của Đảng đối với Quân đội và sự nghiệp quốc phũng, nhất là nghị quyết 51/NQ-TW của Bộ Chớnh trị (IX); từ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quân sự, Đảng uỷ quân sự cấp huyện; từ những đặc trưng chung của CU, CTV trong quân đội, có thể quan niệm: Đội ngũ CTV huyện trên địa bàn Quân khu 9 là một bộ phận cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam; là sĩ quan của quân đội nhân dân Việt Nam, là người chủ trỡ về chớnh trị, đảm nhiệm CTĐ,CTCT; chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị bảo đảm đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cùng chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp huyện chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, cấp uỷ, uỷ ban nhân dân cấp huyện và đảng uỷ quân sự huyện về toàn bộ các hoạt động của cơ quan, đơn vị thuộc quyền theo phạm vi chức trách, nhiệm vụ; hoạt động dưới sự hướng dẫn của phũng chớnh trị Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và các ban đảng của cấp uỷ địa phương cùng cấp về tiến hành công tác xây dựng Đảng. * Chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ của chính trị viên huyện Theo tinh thần quyết định số: 1723/QĐ – CT ngày 01 tháng 12 năm 2007 của Tổng cục chính trị. Có thể xác định chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ của CTV huyện trên địa bàn Quân khu 9 như sau: Về chức trách Chính trị viên là người chủ trỡ về chớnh trị, chịu trách nhiệm trước đảng ủy, chính ủy, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy quân sự tỉnh và đảng ủy quân sự huyện về toàn bộ hoạt động CTĐ, CTCT trong LLVT địa phương; phối hợp với bí thư đảng ủy xó, phường, thị trấn (gọi chung là xó) trên địa bàn huyện chỉ đạo CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ QS, QPĐP. Trực tiếp tiến hành và chỉ đạo CTĐ,CTCT trong LLVT địa phương. Cùng với chỉ huy trưởng đề xuất chủ trương, biện pháp lónh đạo để đảng ủy quân sự huyện quyết định; xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các mặt công tác và cùng chịu trách nhiệm trước cấp trên, cấp ủy cấp mỡnh về toàn bộ hoạt động của LLVT địa phương, xây dựng LLVT địa phương VMTD, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. 16 Về nhiệm vụ Nghiên cứu, đề xuất để đảng ủy quân sự huyện quyết định chủ trương, biện pháp lónh đạo mọi hoạt động, các mặt công tác của LLVT địa phương và nhiệm vụ QS,QPĐP đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; đề xuất với chính ủy bộ chỉ huy quân sự tỉnh nội dung, biện pháp tiến hành CTĐ, CTCT. Trực tiếp tiến hành và chỉ đạo các mặt CTĐ, CTCT, nhất là trong các nhiệm vụ trọng tâm; xây dựng LLVT địa phương vững mạnh, đủ biên chế, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc Việt Nam XHCN, với nhân dân, có bản lĩnh chính trị vững vàng, cú ý chớ chiến đấu cao, kỷ luật tự giác nghiêm minh, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Xây dựng đảng bộ quân sự huyện TSVM, đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự tiền phong gương mẫu, có năng lực lónh đạo toàn diện và sức chiến đấu cao, đoàn kết, thống nhất, giữ nghiêm kỷ luật Đảng, lónh đạo LLVT địa phương thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trong mọi tỡnh huống. Xây dựng cơ quan, đơn vị VMTD, xây dựng đơn vị an toàn gắn với địa bàn an toàn; chỉ đạo công tác quần chúng, Hội đồng quân nhân và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị tiến hành công tác dân vận và tuyên truyền đặc biệt, tham gia các cuộc vận động chính trị cách mạng, củng cố vững chắc mối quan hệ đoàn kết máu thịt quân đội với nhân dân. Nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện đúng, đủ các chế độ chính sách. Tham gia nghiờn cứu khoa học xó hội nhõn văn quân sự, khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học kỹ thuật công nghệ quân sự; phê duyệt các kế hoạch CTĐ, CTCT; tham gia chỉ đạo, kiểm tra cơ quan, đơn vị sử dụng các nguồn kinh phí, tài chính bảo đảm đúng quy chế, đúng pháp luật. Phối hợp với bí thư đảng ủy xó trờn địa bàn huyện và chỉ đạo ban chính trị phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của các xó trờn địa bàn huyện để tiến hành CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ QSQPĐP. Về mối quan hệ công tác Quan hệ với đảng uỷ, chính uỷ, chỉ huy trưởng và chủ nhiệm chính trị bộ chỉ huy quõn sự tỉnh là quan hệ giữa lónh đạo, chỉ đạo hướng dẫn và phục tùng. CTV huyện chấp hành nghiêm nghị quyết, chỉ thị, quy định của đảng uỷ, các chỉ thị, kế hoạch CTĐ, CTCT của chính uỷ, các chỉ thị, mệnh lệnh về nhiệm vụ QS, QPĐP của 17 chỉ huy trưởng và hướng dẫn, kiểm tra của chủ nhiệm chính trị bộ chỉ huy quân sự tỉnh về CTĐ, CTCT. Quan hệ với đảng uỷ quân sự huyện là quan hệ giữa lónh đạo và phục tùng. CTV huyện chấp hành sự lónh đạo về mọi mặt của đảng uỷ quân sự huyện theo chức trách, nhiệm vụ. Quan hệ với chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự huyện là quan hệ phối hợp công tác trên tinh thần đoàn kết, tin cậy, tôn trọng, giúp đỡ nhau trong thực hiện nhiệm vụ. Quan hệ với chính trị viên phó và các phó chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự huyện là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới. CTV huyện chỉ đạo CTV phó và các phó chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự huyện về các hoạt động CTĐ,CTCT. Quan hệ với các ban Đảng của huyện uỷ. CTV huyện chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của các ban Đảng của huyện uỷ về công tác xây dựng Đảng. Quan hệ với người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các xó và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn huyện là quan hệ phối hợp công tác. CTV huyện chủ động phối hợp chặt chẽ với người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các xó để chỉ đạo CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ QS, QPĐP và người đứng đầu cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn huyện để thực hiện nhiệm vụ chính trị của LLVT địa phương [40, tr 24- 29] * Đặc điểm đội ngũ chính trị viên huyện trên địa bàn Quân khu 9. Đội ngũ CTV huyện là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ ở cơ quan quân sự địa phương, cùng với những đặc điểm chung, đội ngũ CTV huyện trên địa bàn Quân khu 9 có những đặc điểm riêng cụ thể như sau: Một là, đội ngũ chính trị viên huyện trên địa bàn Quân khu 9 đa số xuất thân từ nông dân, nông thôn ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Đội ngũ CTV huyện trên địa bàn Quân khu 9 đa số sống ở nông thôn, thành phần xuất thân từ nông dân là chủ yếu, cần cự chịu khú trong cụng tỏc, cú ý thức chớnh trị tốt, cú tỡnh yờu quờ hương, đất nước sâu đậm, mang phong cách của miền quê sông nước. Đội ngũ CTV huyện trên địa bàn Quân khu 9 tuy đó được rèn luyện thử thách trong các nhà trường quân đội và môi trường hoạt động quân sự, nhưng mọi quan hệ xó hội cũn chịu ảnh hưởng không nhỏ của phong tục tập quán, tâm lý sống của người nông dân sản xuất nhỏ như: tâm lý muốn làm việc 18 gần nhà, tư tưởng bảo thủ, tự ty, cục bộ địa phương và làm việc cũn nặng theo tỡnh cảm. Đặc điểm này chi phối, tác động không nhỏ đến phương pháp, tác phong công tác; trong giải quyết các mối quan hệ; chất luợng, hiệu quả CTĐ,CTCT. Hai là, đội ngũ chính trị viên huyện trên địa bàn Quân khu 9 được tuyển chọn nhiều nguồn khác nhau, trỡnh độ, năng lực không đồng đều. Do yêu cầu nhiệm vụ và tính chất hoạt động của công tác QS, QPĐP, nên nguồn tuyển chọn đội ngũ CTV huyện trên địa bàn Quân khu 9 cũng đa dạng, phong phú. Đội ngũ CTV huyện phần lớn là cán bộ chỉ huy binh chủng hợp thành và một số binh chủng khác đưa đi đào tạo, bồi dưỡng, hoàn thiện, chuyển loại sĩ quan chính trị ở các trường trong và ngoài quân đội; trỡnh độ chuyên môn cũng có sự chênh lệch lớn. Hiện nay đội ngũ CTV huyện trên địa bàn Quân khu 9 có 0,86 % sau đại học, 74,14% đại học, 25% trỡnh độ cao đẳng [phụ lục 3] nên chất luợng hoạt động CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ QS, QPĐP không đồng đều, nhiều đồng chí chưa có được chiều sâu trong chuyên môn, trong hoạt động chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, chưa nắm chắc được bản chất, phương pháp, tư duy chính trị, nguyên tắc tiến hành CTĐ, CTCT nên gặp không ít khó khăn, lúng túng trong xử lý tỡnh huống chớnh trị nảy sinh, đôi lúc chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đây là đặc điểm cơ bản, chi phối đến công tác xây dựng đội ngũ CTV huyện như công tác đào tạo, sử dụng cán bộ tại chức cũng nhưng nguồn kế cận, thay thế trong thời gian tới. Ba là, Đội ngũ chính trị viên huyện trên địa bàn quân khu 9 phần lớn là chưa qua chiến đấu và phục vụ chiến đấu, tuổi quân, tuổi đời không đồng đều. Hiện nay, đội ngũ CTV huyện trên địa bàn Quân khu 9 đều sinh ra và lớn lên trong điều kiện đất nước đó hoà bỡnh, chỉ có 24,12% qua chiến đấu và phục vụ chiến đấu chiến tranh biên giới Tây Nam; hầu hết chưa được trải nghiệm trong môi truờng khó khăn, gian khổ, hy sinh. Do đó thường thiếu kinh nghiệm trong xử lý cỏc tỡnh huống khú khăn, phức tạp. Ngoài ra đội ngũ CTV huyện trên địa bàn Quân khu 9 cũn chờnh lệch về tuổi quân, tuổi đời rất lớn. Tuổi quân thấp nhất là 20 năm, cao nhất là 32 năm; tuổi đời thấp nhất là 36 tuổi, tuổi cao nhất 52 tuổi. Bốn là, Đội ngũ chính trị viên huyện phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, nhiều chức năng, hoạt động trên địa bàn rộng, phức tạp (biên giới, biển đảo). 19 Với tư cách là người chủ trỡ về chính trị, đảm nhiệm CTĐ, CTCT trong nhiệm QS, QPĐP và LLVT địa phương, là ủy viên ban chấp hành Đảng bộ huyện, đồng thời là phó bí thư Đảng ủy quân sự huyện, là người chịu trách nhiệm trước cấp ủy địa phương và cấp mỡnh, về mọi hoạt động của cơ quan và đơn vị thuộc quyền. Cú vai trũ tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương lónh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ QS, QPĐP; có quan hệ rộng và thực hiện nhiều nhiệm vụ do cấp ủy, ủy ban phân công, kiêm nhiệm nhiều chức danh trong các lĩnh vực hoạt động của địa phương. Đội ngũ CTV huyện trên địa bàn Quân khu 9, hoạt động trong điều kiện khó khăn, phức tạp như: hoạt động trên địa bàn sông nước (6 tháng mùa khô, 6 tháng mùa nước nổi). Quõn khu 9 cũn cú 12 huyện, thị xó tiếp giáp với nước bạn Camphuchia và có bờ biển dài 750 km. Trên địa bàn có nhiều dân tộc, tôn giáo. Đội ngũ CTV huyện thường xuyên phải tham gia giải quyết những vấn đề nhạy cảm. Đây là vấn đề khó khăn trong xây dựng đội ngũ CTV huyện trên địa bàn Quân khu 9. Đũi hỏi đội ngũ CTV huyện phải nắm chắc đường lối, quan điểm đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, nhất là đối với Vương Quốc Campuchia; am hiểu về các phong tục tập quán để làm tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong hoạt động đối ngoại cũng như trong phối hợp công tác giữa hai địa phương trên lĩnh vực quân sự, quốc phũng đúng luật pháp quốc tế và phù hợp với phong tục tập quán. Đồng thời nắm chắc đường lối chủ trương và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. * Vai trũ của đội ngũ chính trị viên cơ quan quân sự huyện Thứ nhất, đội ngũ chính trị huyện cú vai trũ rất quan trọng trong xây dựng đảng bộ quân sự huyện trong sạch vững mạnh, xây dựng cơ quan quân sự huyện vững mạnh toàn diện. Chính trị viên là người chủ trỡ về chớnh trị; CTĐ, CTCT trong cơ quan quân sự huyện, người CTV huyện cũn được bầu phó bí thư đảng uỷ quân sự huyện, cho nên CTV huyện cú vai trũ rất quan trọng trong xõy dựng Đảng bộ quân sự huyện, là người trực tiếp đề xuất những nội dung xây dựng LLVT địa phương, giữ vững phương hướng chính trị của Đảng đảm bảo cho đường lối chính trị, quân sự của Đảng được quán triệt đúng đắn và thực hiện một cách có hiệu quả. Xác định những chủ trương, biện pháp xây dựng tổ chức cơ sở đảng, xây dựng đội ngũ đảng viên và công tác kiểm tra, giám sát. Duy trỡ cỏc chế độ, nguyên tắc tổ chức, nề nếp sinh 20 hoạt của đảng uỷ quân sự huyện, giải quyết những việc hàng ngày của đảng uỷ; xây dựng chi bộ, đảng bộ TSVM. Trên cơ sở quán triệt sâu sắc các chỉ tiêu về xây dựng đơn vị, người CTV huyện cùng với chỉ huy trưởng xác định những nội dung biện pháp cụ thể, thiết thực để xây dựng cơ quan quân sự huyện VMTD, xây dựng các tổ chức, các bộ phận trong cơ quan, đơn vị có trỡnh độ chuyên môn ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ QS,QPĐP và chịu trách nhiệm trước đảng uỷ cùng cấp, cấp trên và cấp uỷ địa phương về tỡnh hỡnh và mọi hoạt động của cơ quan quân sự và LLVT địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Hai là, đội ngũ chính trị viên huyện là người trực tiếp chỉ đạo và tiến hành các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quân sự, quốc phũng địa phương. Tiến hành CTĐ,CTCT trong công tác QS, QPĐP là vấn đề có tính nguyên tắc, là trách nhiệm của các tổ chức và mọi cán bộ đảng viên trong LLVT và hệ thống chính trị trên địa bàn huyện. Trong đó CTV huyện là người trực chỉ đạo, hướng dẫn việc tiến hành CTĐ, CTCT trong công tác QS, QPĐP. Do vậy, chất lượng, hiệu quả CTĐ, CTCT trong công tác QS, QPĐP phụ thuộc rất lớn vào trỡnh độ, khả năng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của CTV huyện. Chính trị viên huyện là người trực tiếp chỉ đạo cơ quan chính trị phối hợp với các ban ngành tiến hành hoạt động CTĐ, CTCT theo nhiệm vụ QS, QPĐP và lực lượng thuộc quyền theo kế hoạch đó được xác định, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỡnh và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các cơ quan, đơn vị thuộc quyền; là nhân tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ QS, QPĐP. Thứ ba, đội ngũ chính trị viên huyện có vai trũ quan trọng trong xõy dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đội ngũ CTV huyện là những người tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, năng lực, tác phong công tác, luôn tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, chấp hành nghiêm chỉnh mọi đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; điều lệnh, điều lệ của quân đội, là trung tâm đoàn kết, có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, tư tưởng, tỡnh cảm, ý chớ quyết tõm chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền, đến kết quả các mặt công tác của đơn vị, đến kết quả xây
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan