Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật binh chủng công binh hiện nay...

Tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật binh chủng công binh hiện nay

.DOC
102
296
142

Mô tả:

1. Lý do chọn đề tài Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ tri thức cao, phẩm chất, năng lực tốt đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội lâu dài là vấn đề đ¬ược Đảng, Nhà n¬ước ta đặc biệt quan tâm. Văn kiện Hội nghị BCHTW Đảng lần chín khoá X (2009) khẳng định: “cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” [29, tr. 271]. Quá trình xây dựng chiến đấu và tr¬ưởng thành của quân đội ta 65 năm qua đã khẳng định, trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ, sĩ quan là một trong những nhân tố cơ bản tạo lên sức mạnh chiến đấu tổng hợp của quân đội, bảo đảm cho quân đội luôn vững vàng tr¬ước mọi khó khăn thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ đ¬ược giao. Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ KHKT trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội và của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển. Nghị quyết Hội nghị lần bảy BCHTW Đảng khoá X (2008) nêu rõ: “Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức”[28, tr.81]. Hoàn cảnh mới đặt ra cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT phải coi trọng và nâng cao chất l¬ượng toàn diện, nhất là năng lực nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại vào thực tiễn, thì vấn đề trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ KHKT lại càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Binh chủng Công binh là một Binh chủng kỹ thuật, được trang bị nhiều VKTBKT đặc chủng, tiên tiến, giữ vai trò quan trọng trong bảo đảm tác chiến hiện đại và chiến tranh công nghệ cao. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Công binh như cán mác, bộ binh như mũi mác, không có cán mác thì mũi mác không đâm được giặc. Do đó, đòi hỏi tất yếu phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ KHKT có kiến thức tổng hợp không những về chuyên ngành mà còn phải có năng lực tổ chức chỉ huy kỹ thuật giỏi trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, cũng như¬ khi làm nhiệm vụ độc lập. Vì vậy, quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT cùng với việc được trang bị hệ thống kiến thức chuyên ngành công binh, phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng và nâng cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào xây dựng BCCB chính qui, tinh nhuệ, hiện đại. Ở Binh chủng Công binh việc xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT luôn đ¬ược lãnh đạo, chỉ huy, các cơ quan chức năng quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện tích cực. Bên cạnh những kết quả đã đạt đ¬ược, quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT cũng còn những mặt hạn chế cần đ¬ược khắc phục. Do đó, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để đ¬ề ra những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT của Binh chủng Công binh là vấn đề tất yếu và cấp thiết.
1 BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. Ban Chấp hành Trung ương BCHTW 2. Binh Chủng Công binh BCCB 3. Cán bộ khoa học kỹ thuật Cán bộ KHKT 4. Đảng uỷ quân sự Trung ương ĐUQSTW 5. Vũ khí, trang bị kỹ thuật VKTBKT 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1 Trang 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT BINH CHỦNG CÔNG BINH HIỆN NAY 1.1. 10 Một số vấn đề lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật Binh chủng Công binh hiện nay 1.2. 10 Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật Binh chủng Công binh hiện nay và nguyên nhân của thực trạng đó Chương 2 31 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT BINH CHỦNG CÔNG BINH HIỆN NAY 48 2.1. Phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ 2.2. thuật Binh chủng Công binh hiện nay 48 Một số giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật Binh chủng Công binh hiện nay 55 KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC 89 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 3 Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ tri thức cao, phẩm chất, năng lực tốt đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội lâu dài là vấn đề được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Văn kiện Hội nghị BCHTW Đảng lần chín khoá X (2009) khẳng định: “cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” [29, tr. 271]. Quá trình xây dựng chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta 65 năm qua đã khẳng định, trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ, sĩ quan là một trong những nhân tố cơ bản tạo lên sức mạnh chiến đấu tổng hợp của quân đội, bảo đảm cho quân đội luôn vững vàng trước mọi khó khăn thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ KHKT trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội và của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển. Nghị quyết Hội nghị lần bảy BCHTW Đảng khoá X (2008) nêu rõ: “Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức”[28, tr.81]. Hoàn cảnh mới đặt ra cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT phải coi trọng và nâng cao chất lượng toàn diện, nhất là năng lực nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại vào thực tiễn, thì vấn đề trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ KHKT lại càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Binh chủng Công binh là một Binh chủng kỹ thuật, được trang bị nhiều VKTBKT đặc chủng, tiên tiến, giữ vai trò quan trọng trong bảo đảm tác chiến hiện đại và chiến tranh công nghệ cao. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Công binh như cán mác, bộ binh như mũi mác, không có cán mác thì mũi mác không đâm được giặc. Do đó, đòi hỏi tất yếu phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ KHKT có kiến 4 thức tổng hợp không những về chuyên ngành mà còn phải có năng lực tổ chức chỉ huy kỹ thuật giỏi trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, cũng như khi làm nhiệm vụ độc lập. Vì vậy, quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT cùng với việc được trang bị hệ thống kiến thức chuyên ngành công binh, phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng và nâng cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào xây dựng BCCB chính qui, tinh nhuệ, hiện đại. Ở Binh chủng Công binh việc xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT luôn được lãnh đạo, chỉ huy, các cơ quan chức năng quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện tích cực. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT cũng còn những mặt hạn chế cần được khắc phục. Do đó, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để đề ra những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT của Binh chủng Công binh là vấn đề tất yếu và cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ luôn là nội dung then chốt của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Quân đội, nên vấn đề này đã được các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu như: Nhóm các tác giả ngoài quân đội: Trước hết phải nói đến tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ. Đặc biệt khi bàn về công tác cán bộ, Người khẳng định: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “mọi thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”[49, tr.269-273], “có cán bộ tốt, việc gì cũng xong”[49, tr.240]. Chính vì vậy, trải qua các thời kỳ của cách mạng, Đảng ta luôn thường xuyên quan tâm chăm lo đến cán bộ và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, coi công tác cán bộ là cốt lõi của công tác xây dựng các tổ chức, là vấn đề có tầm quan trọng chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng. Quán triệt sâu sắc các quan điểm trên, tháng 6 -1997, Hội nghị lần thứ ba BCHTW Đảng (khóa VIII) đã ra nghị quyết về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xác định phương hướng cơ bản, các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ 5 và giải pháp lớn xây dựng đội ngũ cán bộ đến năm 2020. Theo đó, ngày 2512- 2008 BCHTW Đảng (khóa X), đã tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết Trung ương ba (khóa VIII) và đưa ra những kết luận quan trọng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020. Tuy chưa đề cập nhiều đến đội ngũ cán bộ KHKT nhưng đây là những công trình nghiên cứu lớn, toàn diện về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay, là cơ sở khoa học định hướng nghiên cứu cho các đối tượng cụ thể. Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm, luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb CTQG xuất bản năm 2001. Đây là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những kết quả của các công trình đi trước, các tác giả đã tập trung vào luận cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Giải quyết được những vấn đề lý luận và phương pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng và phân tích khái niệm cán bộ, phân loại cán bộ và một số khái niệm khác. Trong đó đáng chú ý là các tác giả đã luận giải rõ vị trí của cán bộ và công tác cán bộ; tiêu chuẩn cán bộ; phát hiện, lựa chọn; đánh giá, sử dụng và cất nhắc cán bộ; huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; công tác kiểm tra, quản lý và chính sách cán bộ trên lập trường giai cấp công nhân. Ngoài ra các tác giả còn nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng lực lượng cán bộ qua các triều đại phong kiến ở nước ta; kinh nghiệm đào tạo, sử dụng cán bộ công chức ở một số nước trên thế giới như Trung quốc, Nhật bản. Đề tài đã để lại những kinh nghiệm quý cần vận dụng vào lựa chọn nhân tài cho quốc gia. Tuy chưa nghiên cứu nhiều và sâu sắc về đội ngũ cán bộ KHKT nhưng đây là công trình có sự đầu tư nghiên cứu lớn, toàn diện về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ ở nước ta trên phạm vi rộng, là cơ sở khoa học để tiếp tục đi sâu nghiên cứu các đối tượng trong các lĩnh vực khác nhau. 6 TS Nguyễn Mậu Dựng “Đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật với sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta hiện nay” Nxb CTQG, HN, 2002, tr 3-22; Trần Văn Thạch “Thực trạng, cơ cấu, chất lượng và xu hướng biến động đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ở Thừa Thiên Huế” Nxb CTQG, HN, 2002, tr 46-64; Nguyễn Thị Liên Phương “Cơ cấu, chất lượng và xu hướng biến động đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” Nxb CTQG, HN, 2002, tr 64-76; Trần Đình Chín “Thực trạng, cơ cấu, chất lượng và xu hướng biến động đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” Nxb, CTQG, HN, tr 76-96; Võ Tuấn Nhân “Cơ cấu, chất lượng và xu hướng biến động đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” Nxb, CTQG, HN, tr 121-139; TS. Nguyễn Mậu Dựng “Vận hội, thách thức và những định hướng chính sách cơ bản về xây dựng nguồn lực cán bộ khoa học - kỹ thuật ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” Nxb, CTQG, HN, tr157-175; Dương Minh Lịch (2000), Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh. Các tác giả đã bước đầu khảo cứu thực trạng đội ngũ cán bộ KHKT trên từng địa bàn, gắn với những điều kiện kinh tế - xã hội xác định, từ đó phân tích, luận giải chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ này. Trên cơ sở đó các tác giả đã đề xuất những giải pháp mang tính đột phá để xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mới của từng tỉnh, thành. Những nghiên cứu trên là cơ sở, kinh nghiệm quan trọng để vận dụng vào luận giải quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT của BCCB hiện nay. Nhóm tác giả trong quân đội: Đề tài của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, “Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới”(Lưu hành nội bộ), Nxb QĐND, HN - 2000, do Thiếu tướng, PTS Trần Danh Bích làm chủ nhiệm. Đây là một công trình khoa học mang 7 tính bao quát, đề cập những vấn đề chung về cơ sở lý luận và thực tiễn, làm rõ khái niệm về cán bộ, vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ trong quân đội nói riêng; những bài học kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội; thực trạng, yêu cầu và những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong giai đoạn cách mạng mới. Trong đó đáng chú ý là tác giả đã bước đầu đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ quân sự như cán bộ khoa học nghệ thuật quân sự, cán bộ KHKT quân sự... Với cán bộ KHKT quân sự, đã đề cập về cơ cấu, số lượng, chất lượng cán bộ. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của đề tài nên không đề cập cụ thể đến các đối tượng khác nhau trong các loại hình tổ chức. Song do nội dung đã được nghiên cứu làm rõ về cán bộ, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ trong quân đội, những nét khái quát về cán bộ KHKT trong đề tài là cơ sở quan trọng để vận dụng, bổ sung, cụ thể hóa vào xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT của BCCB hiện nay. Nguyễn Minh Thắng “Phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ trong xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội, 2005. Tác giả nêu nên vai trò của nguồn lực cán bộ KHKT trẻ trong xây dựng quân đội hiện nay đó là: góp phần nâng cao tính năng chiến đấu của vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự; nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học kỹ thuật quân sự; đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, bảo vệ chân lý khoa học; phát triển khoa học kỹ thuật dân dụng, dân sinh. Để phát huy tốt nguồn lực khoa học kỹ thuật quân sự trẻ, tác giả đã đề ra nhiều giải pháp quan trọng trong đó có giải pháp: bố trí, sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ đúng người, đúng nghề; đãi ngộ xứng đáng với lao động của họ. Đây là đề tài nghiên cứu toàn diện, công phu và có nhiều chỉ dẫn mới về cán bộ KHKT quân sự, là cơ sở khoa học để tác giả đi sâu nghiên cứu, làm rõ quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT của một Binh chủng kỹ thuật đặc thù. Nguyễn Mạnh Đẩu (2008), “Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật và trang bị, số 78. Bài báo nêu nên vai trò của đội ngũ cán bộ KHKT quân sự trong bảo quản, bảo dưỡng, cải tiến vũ khí, trang bị hiện có; trong sáng chế ra các loại vũ khí mới đáp ứng yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi của quân đội ta; trong đào tạo ra đội ngũ cán bộ KHKT nhằm tăng hàm lượng chất xám trong hoạt động quân sự 8 đáp ứng yêu cầu chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Để xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT quân sự đủ về số lượng và chất lượng, đa dạng về cơ cấu cần có một số giải pháp: một là, nghiên cứu, quy hoạch tổng thể đội ngũ cán bộ KHKT, có kế hoạch bồi dưỡng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; nâng cao chất lượng toàn diện nhất là chất lượng chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ trì, cán bộ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và các chuyên gia đầu ngành; hai là, nghiên cứu quy trình đào tạo, sử dụng trong đó lấy trình độ và chức danh làm cơ sở; xây dựng các nhà trường cơ bản đạt được yêu cầu về số lượng, chất lượng và quy mô đào tạo; ba là, nghiên cứu đề nghị, bổ sung hoàn chỉnh các chế độ, chính sách đối với cán bộ KHKT quân sự như chính sách quản lý sử dụng và luân chuyển cán bộ, chính sách đãi ngộ, nghiên cứu bổ sung hoàn chỉnh hệ thống chức danh và tiêu chuẩn chức danh, phát huy trách nhiệm của các ngành, các cấp trong xây dựng và tham gia quản lý đội ngũ cán bộ KHKT. Nguyễn Duy Kỳ “Xây dựng đội ngũ cán bộ chỉ huy cấp phân đội Binh chủng Tăng thiết giáp hiện nay”, luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị (2004). Phan Văn Dũng “Xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật của các Lữ đoàn xe tăng Binh chủng Tăng thiết giáp hiện nay”, luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị (2006); Nguyễn Hữu Quyền, “Đổi mới chính sách xã hội đối với đội ngũ giảng viên khoa học kỹ thuật ở Học viện kỹ thuật quân sự hiện nay, luận văn thạc sĩ triết học”, (2008), Hà Nội. Từ nhiều góc độ khác nhau, các tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề rất cơ bản, phân tích, luận giải làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số biện pháp cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ ở các loại hình đơn vị trong phạm vi nghiên cứu theo đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, từng đơn vị. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT của Binh chủng Công binh hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Mục đích 9 Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật Binh chủng Công binh vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Binh chủng trong giai đoạn hiện nay. * Nhiệm vụ - Làm rõ quan niệm về xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT BCCB hiện nay. - Phân tích thực trạng quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT BCCB hiện nay. - Xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT BCCB hiện nay. * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật Binh chủng Công binh hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật Binh chủng Công binh, các số liệu, tư liệu giới hạn từ năm 2002 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn là những quan điểm, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng cộng sản Việt Nam về cán bộ và khoa học, công nghệ, các nghị quyết của Đảng ủy quân sự Trung ương về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới. * Cơ sở thực tiễn Tình hình cán bộ và thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT Binh chủng Công binh; các báo cáo tổng kết của các cấp uỷ đảng và cơ quan chức năng; qua khảo sát, thu thập tài liệu ở các đơn vị trong Binh chủng, là cơ sở thực tiễn của luận văn. * Phương pháp nghiên cứu của luận văn Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng các phương pháp: Kết hợp phương pháp lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, phương pháp chuyên gia và thu thập điều tra xã hội học... 5. Ý nghĩa của luận văn 10 Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp những cơ sở khoa học cho cấp uỷ Đảng, cán bộ chủ trì các cấp và cơ quan chức năng trong xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT Binh chủng Công binh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Đồng thời luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong dạy và học ở Trường sĩ quan Công binh và các nhà trường sĩ quan chỉ huy kỹ thuật trong quân đội. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm: Phần mở đầu, hai chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Chương 1 11 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT BINH CHỦNG CÔNG BINH HIỆN NAY 1.1. Một số vấn đề lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật Binh chủng Công binh hiện nay 1.1.1. Quan niệm về đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật Binh chủng Công binh hiện nay * Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ Binh chủng Công binh Binh chủng Công binh là binh chủng kỹ thuật, ra đời do nhu cầu tổ chức lực lượng công binh phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Nhà nước đã động viên nhiều công nhân và trí thức (chủ yếu là ngành giao thông công chánh) có lòng yêu nước vào quân đội để tổ chức, xây dựng các phân đội công binh ở Trung ương và các liên khu. Để đáp ứng kịp thời nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc của dân tộc, ngày 25/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 34/SL, qui định tổ chức Bộ Quốc Phòng, điều 16 trong sắc lệnh quy định: “công chính giao thông cục có nhiệm vụ tổ chức và thi hành việc vận tải, thông tin, vẽ bản đồ và tổ chức công binh dùng vào việc chuyên môn: cầu cống, đường sá, máy móc” [7, tr.7]. Từ đó ngày 25 tháng 3 trở thành ngày truyền thống của bộ đội Công binh Việt Nam. Ngay từ khi mới ra đời, tuy lực lượng ít, trang bị vũ khí, khí tài giản đơn, bộ đội công binh đã nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, mở đường, bắc cầu, phá bom, xây dựng công sự trận địa, làm sở chỉ huy, bảo đảm chiến đấu và chiến đấu trong các chiến dịch: “tham gia 8 chiến dịch; mở mới và sửa chữa đường cũ cho xe cơ giới được 1.295 km; ...” [7, tr.7], góp phần to lớn đưa cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn. Phát huy truyền thống “mở đường thắng lợi”, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bộ đội công binh đã xây dựng và tổ chức lực lượng rộng 12 khắp, làm mạch máu giao thông nối liền hậu phương với tiền tuyến, bảo đảm công binh trên khắp các chiến trường: “tham gia 11 chiến dịch lớn; mở mới và sửa chữa được 20.289 km đường; bắc cầu phao 1.855 lần với tổng chiều dài 121 km; làm mới và sửa chữa 46 sân bay; ...” [7, tr.100], góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Bước vào thời kỳ xây dựng hoà bình, bộ đội công binh lại bắt đầu cuộc “chiến đấu” mới để khắc phục hậu quả chiến tranh phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước. Trong đó đã thực hiện: xây dựng các công trình DKI, công trình phòng thủ, mở luồng trên nền đá san hô, công trình K2000, bảo quản các công trình ATK; tham gia ứng cứu lũ lụt miền Trung năm 1999, bắc cầu phao Khuyến Lương đảm bảo giao thông phục vụ đời sống dân sinh; rà phá xử lý gần 6 nghìn tấn bom đạn cấp 5 và trên 600 tấn bom đạn khác giải phóng hàng vạn hét-ta đất; bảo dưỡng sửa chữa 98.728 lần chiếc xe máy các loại. Chức năng của Binh chủng Công binh hiện nay: “bảo đảm chiến đấu và chiến đấu”. Đó là một loại hình lao động đặc thù thể hiện trong chiến tranh là hoạt động gắn liền với sự căng thẳng về tinh thần, tiêu hao lớn về thể chất và cao nhất là sự hy sinh tính mạng con người. Thời gian hoạt động liên tục căng thẳng, tính chất biến động lớn theo diễn biến tình huống địch ta trên chiến trường, địa bàn hoạt động luôn thay đổi trên diện rộng, mức độ cơ động cao. Trong thời bình tính chất ác liệt có giảm, song sự nguy hiểm vẫn rất nghiêm trọng. Nhiệm vụ của Binh chủng Công binh hiện nay: Một là, huấn luyện nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật binh chủng cho các đơn vị công binh trực thuộc và chỉ đạo huấn luyện đối với các đơn vị công binh trong toàn quân; hai là, nâng cao trình độ sẵn sàng bảo đảm chiến đấu và chiến đấu; ba là, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả sập đổ công trình, phòng chống khủng bố, rà phá bom mìn, khắc phục sự cố giao thông và các nhiệm vụ đột xuất khác khi Bộ giao như sẵn sàng 13 tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp Quốc; bốn là, xây dựng công trình chiến đấu và trực tiếp xây dựng các hạng mục công trình chiến đấu lâu bền cấp chiến lược, quy mô lớn, thiết bị chiến trường (làm đường hầm, xây dựng công sự, đường cơ động, bến vượt....); năm là, xây dựng, quản lý, bảo quản và bảo vệ các công trình căn cứ Trung ương; khảo sát, thiết kế và giúp xây dựng căn cứ Trung ương cho nước bạn Lào; sáu là, thi công Đường tuần tra biên giới; bảy là, quản lý, chỉ đạo, thi công sửa chữa công trình DKI (công trình bảo vệ dầu khí ở thềm lục địa phía Nam); tám là, thẩm định phương án kỹ thuật rà phá bom mìn, vật nổ các dự án kinh tế. Xử lý bom đạn cấp 5 trong toàn quân với khối lượng 1500 - 2000 tấn; chín là, đào tạo cán bộ; mười là, nghiên cứu khoa học quân sự, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội nhân văn, chuyên ngành công binh; mười một là, tổ chức thực hiện công tác bảo đảm kỹ thuật công binh; mười hai là, tổ chức sản xuất, cải tiến, sửa chữa vật tư kỹ thuật, vũ khí, khí tài, xe máy công binh và sản xuất quân cụ cầm tay cho các đơn vị toàn quân. Khảo sát xe máy công binh cho Quân đội Lào, tổ chức giúp bạn sửa chữa xe máy công binh; mười ba là, tiến hành làm kinh tế trọng tâm trên các lĩnh vực xây dựng: cầu đường, sân bay, cảng biển, đường hầm, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện vừa và nhỏ, rà phá bom mìn [10, tr. 2- 4 ]. Về tổ chức biên chế của bộ đội công binh hiện nay Khối cơ quan gồm: Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật, Phòng Công trình quốc phòng, Phòng Tài chính và Văn phòng Bộ Tư lệnh; khối săn sàng chiến đấu gồm: Lữ đoàn công binh công trình Sông đà, Lữ đoàn công binh vượt sông Sông thao, Lữ đoàn công binh vượt sông Sông lô, Lữ đoàn công binh cầu đường Sông mã, Lữ đoàn công binh công trình Sông hồng, Trung đoàn công binh công trình Sông gianh, Tiểu đoàn vật cản 93 và 2 Trung tâm (công nghệ xử lý bom mìn và tư vấn khảo sát thiết kế công trình chiến đấu); khối nhà trường: Trường sỹ quan Công binh và Trường Trung cấp kỹ thuật công binh; khối nhà máy 14 quốc phòng: Nhà máy Z756 và Nhà máy 49; khối doanh nghiệp kinh tế: Công ty xây dựng Lũng Lô, Công ty cổ phần gốm sứ 51 Bát Tràng; khối kho: gồm 8 kho dự trữ chiến lược cho quốc gia, quốc phòng, bố trí trên 3 miền, miền Bắc 6 kho, miền Trung 1 kho, miền Nam 1 kho; trong đó có 2 kho vũ khí công binh, 1 kho xăng dầu dự trữ của binh chủng và các kho về xe máy, vật tư, khí tài công binh. Các đơn vị trong BCCB thường xuyên được trang bị bổ sung nhiều vũ khí, khí tài hiện đại đặc thù quân sự như: Bộ cầu nổi PMP, phà tự hành BTS, máy đào hào BZM, các loại máy móc xây dựng công trình ngầm, công trình biển, thi công đường hầm khẩu độ lớn; máy rà phá bom mìn, vật liệu nổ thế hệ mới và các loại bom đạn, thuỷ lôi đa tính năng có tính sát thương lớn, rất nguy hiểm. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bộ đội công binh thường xuyên phải đối mặt với những hiểm nguy, phạm vi hoạt động rộng, địa hình hiểm trở, xa xôi, ở những khu vực khắc nghiệt về thời tiết khí hậu dễ phát sinh bệnh tật, tính chất nhiệm vụ rất phức tạp và nặng nề, tính mạng của cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ thường xuyên bị đe doạ. Để giải quyết những vấn đề đó, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ KHKT hùng hậu, bản lĩnh chính trị vững vàng, sáng tạo, chuyên môn, nghiệp vụ giỏi. * Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật Binh chủng Công Binh Cán bộ là một hiện tượng lịch sử gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người. Theo "Từ điển Tiếng Việt", Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 141, nêu rõ cán bộ: “Người làm việc trong cơ quan đoàn thể, đảm nhiệm một công tác lãnh đạo hoặc công tác quản lý, công tác nghiệp vụ chuyên môn nhất định”. Cũng theo "Từ điển Tiếng Việt", nhà xuất bản khoa học xã hội, HN, 1994, nêu rõ cán bộ có hai nghĩa: "1- Người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan Nhà nước; 2- Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt người thường không có chức vụ". Các khái niệm trên, đã nêu nên 15 được những vấn đề cơ bản về cán bộ, tuy nhiên cần phải phân tích làm rõ hơn nội hàm của nó trên một số nội dung sau: Thứ nhất: Cán bộ là những người có chức vụ, có vai trò và cương vị nòng cốt trong một tổ chức, có tác động ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý điều hành, góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức. Thứ hai: Cán bộ là người làm công tác chuyên môn trong một cơ quan của Nhà nước và trong các tổ chức của hệ thống chính trị, được đào tạo theo các chuyên ngành và yêu cầu nhiệm vụ; được bầu cử dân chủ hoặc được tổ chức có thẩm quyền điều động, bổ nhiệm. Như vậy, có thể phân loại cán bộ theo ba cách: phân loại cán bộ theo lĩnh vực hoạt động chuyên môn (cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ kinh tế...); phân loại cán bộ theo chức vụ, trình độ tổ chức xã hội và vị trí vai trò của cán bộ (Cán bộ cao cấp, trung cấp, sơ cấp); phân loại cán bộ theo loại hình tổ chức trong hệ thống chính trị (Cán bộ đảng, Nhà nước, Đoàn thể). Phân loại như vậy nhằm mục đích đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, định hướng sử dụng cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Cán bộ KHKT là một bộ phận cán bộ của Đảng - một bộ phận trí thức với nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng, cải tiến khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, thúc đẩy việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Đó là những người trực tiếp "hoạt động phát hiện, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học vào thực tiễn; nghiên cứu và phát triển công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ" [43, tr.8]. Đây là dấu hiệu cơ bản nhất để phân biệt cán bộ KHKT 16 với cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, nhất là, phân biệt với nghệ sĩ, hoạ sĩ, những người trong cùng nhóm trí thức - lao động sáng tạo. Cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự có đầy đủ những đặc trưng cơ bản của cán bộ KHKT. Tuy nhiên, do lịch sử hình thành, phát triển, tính chất, môi trường, điều kiện hoạt động và nhiệm vụ quân sự chi phối nên cán bộ KHKT trong quân đội so với cán bộ KHKT nói chung có những đặc điểm riêng chủ yếu sau đây: Thứ nhất, cán bộ KHKT quân sự là cán bộ, sĩ quan quân đội làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, công nghệ quân sự hoặc thường xuyên tham gia các hoạt động khoa học quân sự. Thứ hai, lao động sáng tạo của cán bộ KHKT quân sự luôn gắn liền và chịu sự chi phối bởi môi trường quân sự và hoạt động quân sự. Thứ ba, nội dung nghiên cứu khoa học của cán bộ KHKT trong quân đội gắn với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng - an ninh; sản phẩm khoa học mang tính đặc thù xã hội. Theo đó, đội ngũ cán bộ KHKT mà đề tài nghiên cứu là sự tiếp cận mang tính lịch sử cụ thể trên cơ sở khái niệm chung về cán bộ và cán bộ KHKT quân sự nhằm vận dụng nghiên cứu một chủ thể xác định là đội ngũ cán bộ KHKT của BCCB. Đó là một lực lượng xã hội cụ thể của một quá trình xã hội xác định để giới hạn phạm vi nghiên cứu, từ đó chỉ ra được những đặc trưng xã hội của đối tượng này. Đó chính là quá trình hạn định khái niệm với phạm vi thu hẹp để khai thác chiều sâu về những đặc trưng con người gắn với một quá trình thực hiện nhiệm vụ đặc thù của BCCB. Hiện nay ở BCCB đội ngũ cán bộ được phân thành các loại: cán bộ chỉ huy, cán bộ chính trị, cán bộ hậu cần, cán bộ KHKT. Trong đó cán bộ KHKT là lực lượng giữ vai trò nòng cốt trong nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào giải quyết các nhiệm vụ của Binh chủng. 17 Trước hết, cần làm rõ khái niệm cán bộ KHKT của BCCB mà đề tài luận văn nghiên cứu là những con người (cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp) công binh đang làm nhiệm vụ trong các đơn vị của BCCB. Họ là chủ thể sáng tạo của một binh chủng kỹ thuật, giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên sức mạnh chiến đấu của Binh chủng và trong bảo đảm công trình chiến đấu của quân đội, đồng thời là lực lượng giữ vai trò quyết định trong việc khắc phục hậu quả, làm sạch môi trường sau chiến tranh, được liên kết với nhau theo nguyên tắc tổ chức của quân đội, Binh chủng phù hợp với đặc điểm nhiệm vụ, hoạt động và tính năng kỹ, chiến thuật VKTBKT công binh. Theo đó: Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật Binh chủng Công binh là một bộ phận cán bộ của Binh chủng Công binh, có trình độ từ cao đẳng đến tiến sĩ; gồm: các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật thuộc các cơ quan, đơn vị của Binh chủng; chịu trách nhiệm mọi mặt về dự báo sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, xây dựng kế hoạch, tổ chức nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật binh chủng vào bảo đảm kỹ thuật của đơn vị và cơ quan theo chức trách nhiệm vụ được giao. Từ khái niệm trên và căn cứ vào hoạt động nghề nghiệp cho thấy đặc điểm đội ngũ cán bộ KHKT của BCCB được thể hiện trên những nội dung sau: Một là, đội ngũ cán khoa học kỹ thuật của BCCB là một bộ phận cán bộ của BCCB hoạt động trong ngành khoa học kỹ thuật quân sự đặc chủng Đội ngũ cán bộ KHKT của BCCB là những người trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy, quản lý bộ đội ở các cấp, trực tiếp quản lý VKTBKT Binh chủng; tiến hành khảo sát, thiết kế, nghiên cứu, ứng dụng, sửa chữa, bảo quản nhằm nâng cao tính năng, tác dụng, hệ số an toàn, hệ số sẵn sàng chiến đấu, độ tin cậy của vũ khí kỹ thuật công binh, bảo đảm kéo dài tuổi thọ, khắc phục sự tác động tiêu cực của thời tiết khí hậu. Đồng thời, họ cũng là lực lượng trực tiếp tiến hành hoạt động nghiên cứu, cải tiến tính năng kỹ, chiến thuật của VKTBKT hiện có của Binh chủng; sản xuất, chế tạo các loại VKTBKT công 18 binh mới bảo đảm phù hợp với điều kiện cách đánh của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi của bộ đội công binh. Trong lực lượng của mình có một bộ phận cán bộ KHKT đang trực tiếp tham nghiên cứu, giảng dạy, truyền thụ kiến thức khoa học kỹ thuật quân sự chuyên ngành công binh cho học viên ở các nhà trường của Binh chủng. Đội ngũ cán bộ KHKT của BCCB đã trưởng thành về tính tổ chức, kỷ luật, sự chịu đựng gian khổ, khó khăn do được rèn luyện trong môi trường quân sự; ý thức tiếp thu có chọn lọc, có định hướng các chuẩn mực và các giá trị xã hội nói chung, các chuẩn mực của các nhóm xã hội nói riêng. Do đó, đội ngũ cán bộ KHKT của BCCB có sự phát triển mạnh về trí tuệ và nhân cách, tiếp thu và tích luỹ được nhiều thông tin, kiến thức, trí tuệ của nhân loại thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau, dễ dàng tiếp thu cái mới, thích ứng nhanh với cơ chế mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Họ thường xuyên có những đánh giá, phân tích, kết luận độc đáo về những vấn đề mới diễn ra theo quan niệm của riêng mình. Trong quá trình công tác họ thường dành phần lớn thời gian và tâm trí cho học tập, nghiên cứu, ứng dụng, cùng nhau tạo nên một sắc thái văn hoá với những giá trị, những chuẩn mực phù hợp với môi trường hoạt động của mình. Họ năng nổ, nhiệt tình, sổi nổi, muốn thể hiện năng lực trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Hai là, đội ngũ cán bộ KHKT của BCCB có kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật binh chủng cơ bản, vững chắc Là sản phẩm của các trung tâm đào tạo có chất lượng cao của quân đội và Nhà nước, đội ngũ cán bộ KHKT của BCCB được trang bị những kiến thức cơ bản, hệ thống vững chắc. So với các thế hệ đi trước, hiện nay do có những điều kiện khách quan chi phối vì vậy, trong hoạt động nghề nghiệp, đội ngũ cán bộ KHKT của BCCB được tiếp cận với những kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, tiếp xúc với nhiều loại hình, nhiều đối tượng của kỹ thuật hiện đại, gồm cả kỹ thuật quân sự và dân sự; là những người trực tiếp được tiếp cận với những thực nghiệm, thí nghiệm khoa học chính xác được chuẩn hoá bằng những giá trị cụ thể, xác định. 19 Trong họ những tiền đề, nguyên lý, qui luật, định lý của khoa học kỹ thuật, công nghệ, những công thức toán học gắn với vũ khí, trang thiết bị, khí tài kỹ thuật công binh đã trở thành thường trực trong tư duy nếp nghĩ của mỗi người. Trong quá trình tiếp cận với những kiến thức khoa học, tiếp xúc với những đối tượng của kỹ thuật chuyên ngành đã lôi cuốn đội ngũ cán bộ KHKT của BCCB tham gia một cách tích cực tự giác vào các hoạt động cụ thể, họ sẽ dồn vốn tri thức kinh nghiệm để chiếm lĩnh các đối tượng và làm chủ nó. Càng đi sâu khám phá KHKT, công nghệ hiện đại, họ càng bị cuốn hút, say mê với công việc. Chính sự bí ẩn của KHKT Binh chủng, công nghệ hiện đại đã kích thích trí tưởng tượng và năng lực sáng tạo của họ. Đến nay đa số cán bộ KHKT của BCCB đã nhận thức được những yêu cầu, nhiệm vụ mà nền khoa học kỹ thuật hiện đại đang đặt ra đối với quá trình xây dựng Binh chủng trong tình hình mới, nên họ đã và đang tích cực học tập, trau dồi kiến thức, trí tuệ của mình để nhanh chóng tiếp cận và thích nghi với tình hình mới. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy một thực tế là chính những điều đó làm cho một số cán bộ KHKT của BCCB dễ rơi vào siêu hình, máy móc, phiến diện trong xem xét đánh giá các hiện tượng xã hội, thường đề cao vai trò của vũ khí, kỹ thuật quân sự, thờ ơ, xem nhẹ hoặc ít quan tâm đến các vấn đề chính trị. Đó là nguyên nhân làm cho một số cán bộ KHKT của BCCB tự phát rơi vào quan điểm “ kỹ trị”, “vũ khí luận”. Ba là, đội ngũ cán bộ KHKT của BCCB có tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, cần kiệm trong xây dựng Binh chủng, yêu quí giữ gìn bảo quản, khai thác tốt vũ khí, trang bị kỹ thuật Là con em của nhân dân lao động, đội ngũ cán bộ KHKT của Binh chủng vốn mang trong mình tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, cần kiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của con người Việt Nam. Mặt khác, tinh thần đó lại được nhân lên bởi sự giác ngộ về tính chất phức tạp, nguy hiểm “đi trước 20 về sau” và không có “rút kinh nghiệm” của bộ đội công binh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ KHKT của BCCB đã nêu cao ý chí tự lực, tự cường chủ động sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn vươn lên hoàn thành tốt các nhiệm vụ bảo đảm công binh phục vụ chiến đấu. Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng hoà bình đội ngũ cán bộ KHKT của BCCB đã làm lên những kỳ tích đưa BCCB đi từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại. Trong những ngày đầu mới thành lập, trong điều kiện vũ khí, khí tài trang bị hầu như không có, thực hiện lời dạy của Bác: “chúng ta phải lấy tinh thần hăng hái của toàn dân để tìm cách giải quyết những yếu kém về vật chất” [50, tr 349]. Đội ngũ cán bộ KHKT của Binh chủng, đã tích cực tìm kiếm thu hồi, cải tiến nhiều loại vũ khí, khí tài công binh địch kịp thời phục vụ cho chiến đấu. Hiện nay BCCB đang thực hiện nhiệm vụ “chiến đấu” trong thời bình, cùng các địa phương thao gỡ hàng chục tấn bom đạn, vật liệu nổ của địch để lại với sự rủi ro lớn, đòi hỏi tính độc lập cao. Cùng với đó, đội ngũ cán bộ KHKT của Binh chủng còn triển khai xây dựng, quản lý nhiều công trình phòng thủ trên khắp đất nước trong những điều kiện hết sức khó khăn, đòi hỏi tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường rất lớn. Bốn là, đội ngũ cán KHKT của BCCB là những người thường xuyên liên tục hoạt động trong môi trường khó khăn, nguy hiểm khó lường so với các đối tượng khác trong Binh chủng và xã hội Đội ngũ cán bộ KHKT của BCCB thường xuyên hoạt động trong môi trường đặc biệt, phức tạp và nguy hiểm. Môi trường đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Đối với đội ngũ cán bộ KHKT của BCCB môi trường hoạt động trên phạm vi rộng lớn cả biển đảo, sông suối, đất liền, rừng núi…; tính chất nhiệm vụ rất nguy hiểm, căng thẳng, tính mạng thường xuyên bị đe doạ, do phải tiếp xúc thường xuyên với các loại hoá chất độc hại, các chất dễ cháy, dễ nổ, các sóng cao tần, các tia cực ngắn, các loại bom mìn vật liệu nổ có tính sát thương, huỷ diệt lớn... do vậy, họ rất dễ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan