Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân trong quân đội nhâ...

Tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân trong quân đội nhân dân việt nam giai đoạn hiện nay

.PDF
12
539
55

Mô tả:

Xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân trong Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay
24 1 chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ của quân đội, của các sư đoàn và nhiệm vụ công tác hậu cần theo phương thức bảo đảm mới phục vụ sự nghiệp xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Kinh nghiệm thực tiễn xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân trong thời gian vừa qua là: tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, người chỉ huy, chính ủy sư đoàn và sự hướng dẫn, giúp đỡ của cơ quan chức năng trong xây dựng đội ngũ CBHC; phải xuất phát từ nhiệm vụ của sư đoàn, nhiệm vụ công tác hậu cần, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ và chức trách, nhiệm vụ của CBHC để xây dựng đội ngũ CBHC; thực hiện đồng bộ quy trình, các khâu, các bước trong xây dựng đội ngũ CBHC; xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân phải toàn diện cả số lượng, chất lượng và cơ cấu, trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng người CBHC; coi trọng và làm tốt công tác kiểm tra, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm trong xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân. 4. Hiện nay, cách mạng nước ta chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đã đặt ra những yêu cầu rất cao và toàn diện đối với đội ngũ CBHC và công tác xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân. Đội ngũ CBHC phải có số lượng hợp lý, có cơ cấu đồng bộ đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ quân đội thời kỳ mới, người CBHC có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống trong sạch, lành mạnh, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung thực, thẳng thắn, không cục bộ, không cơ hội, tham nhũng, có trình độ kiến thức và năng lực làm việc một cách chủ động, sáng tạo theo yêu cầu của chức trách, nhiệm vụ. Để xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân hiện nay cần thực hiện đồng bộ những giải pháp chủ yếu: nâng cao nhận thức, phát huy trách nhiệm của cấp ủy, người chỉ huy, các tổ chức, lực lượng tiến hành xây dựng đội ngũ CBHC; thực hiện tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn CBHC; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBHC; đổi mới công tác quản lý, xem xét đánh giá, bố trí sử dụng CBHC; thực hiện tốt công tác chính sách đối với đội ngũ CBHC. Các giải pháp trên có vị trí, vai trò không ngang bằng nhau nhưng có quan hệ khăng khít, tác động lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất cần được vận dụng thực hiện phù hợp điều kiện cụ thể từng đơn vị, từng thời kỳ để mang lại hiệu quả thiết thực, xây dựng đội ngũ CBHC ngang tầm của quân đội, nhiệm vụ của sư đoàn, nhiệm vụ công tác hậu cần thời kỳ mới. Kết quả nghiên cứu đề tài mới chỉ là bước đầu, chưa thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu nghiên cứu, giải quyết triệt để các vấn đề đưa ra. Do đó, “Xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân trong Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay” là đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu, phát triển toàn diện hơn trong thực tiễn xây dựng đội ngũ CBHC trong toàn quân những năm tiếp theo. MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Công tác hậu cần là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong 70 năm qua. Xây dựng đội ngũ CBHC vững mạnh là khâu then chốt để xây dựng ngành hậu cần vững mạnh, là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng công tác hậu cần quân đội. Đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân là một bộ phận đội ngũ cán bộ của Đảng trong quân đội, đảm nhiệm công tác hậu cần ở các sư đoàn, là lực lượng tham gia và trực tiếp góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp cho sư đoàn thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Đề tài “Xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân trong quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay” được luận giải với phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành, dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng Đảng và xây dựng quân đội, về công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ quân đội, tổng quan nghiên cứu các công trình khoa học ở nước ngoài và trong nước có liên quan, khảo cứu hoạt động thực tiễn xây dựng đội ngũ CBHC ở các đơn vị để làm rõ những vấn đề lí luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp tiếp tục xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân hiện nay. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy, Người chỉ rõ xây dựng đội ngũ cán bộ là công việc đặc biệt quan trọng, là công việc gốc của Đảng, thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Người, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ lịch sử. Trong hệ thống tổ chức biên chế của quân đội, sư đoàn bộ binh là đơn vị cấp chiến thuật có vị trí hết sức quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, là lực lượng nòng cốt duy trì thường xuyên sức mạnh chiến đấu, khả năng và trình độ sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của sư đoàn, công tác hậu cần thường xuyên bảo đảm đầy đủ các chế độ, tiêu chuẩn của bộ đội góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh vật chất, nâng cao chất lượng chính trị, tinh thần, xây dựng sức mạnh chiến đấu và khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Đội ngũ CBHC là một bộ phận cán bộ ở sư đoàn đảm nhiệm công tác hậu cần ở sư đoàn, lực lượng có vai trò quan trọng quyết định đến 2 23 chất lượng và hiệu quả công tác hậu cần ở các sư đoàn. Do đó, xây dựng đội ngũ CBHC là vấn đề cơ bản, cấp thiết bảo đảm cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ ở các sư đoàn bộ binh trong thời kỳ mới. Những năm qua, các cấp ủy, tổ chức đảng ở các sư đoàn bộ binh đủ quân đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt quy trình, nội dung, biện pháp xây dựng đội ngũ CBHC góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC, xây dựng cơ quan, phân đội hậu cần vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác hậu cần và nhiệm vụ của các sư đoàn trong tình hình mới. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh vẫn còn bộc lộ những hạn chế bất cập. Một số cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các đơn vị chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của đội ngũ CBHC và tầm quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ CBHC; nội dung, biện pháp tiến hành xây dựng đội ngũ CBHC còn chưa phù hợp với từng đối tượng, từng đơn vị; cá biệt có cấp ủy còn chấp hành chưa nghiêm túc nguyên tắc công tác cán bộ hoặc có khâu trong quy trình xây dựng cán bộ còn bị xem nhẹ. Những hạn chế trên đã dẫn đến việc quy hoạch thiếu chính xác, bị động trong công tác tạo nguồn, công tác quản lí, bố trí sử dụng cán bộ thiếu chặt chẽ đã tác động, ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác xây dựng đội ngũ CBHC, xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Mặt khác, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, yêu cầu xây dựng quân đội, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, yêu cầu phương thức bảo đảm hậu cần của các sư đoàn bộ binh có sự phát triển trong điều kiện mới, đặt ra yêu cầu cao đối với ngành hậu cần quân đội nói chung và yêu cầu phẩm chất, trình độ, năng lực của đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân nói riêng. Vì vậy, phải tiếp tục xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn có số lượng đủ, cơ cấu hợp lý và chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các sư đoàn bộ binh trong tình hình mới, nghiên cứu sinh lựa chọn “Xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân trong Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn về đội ngũ CBHC và xây dựng đội ngũ CBHC. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp tiếp tục KẾT LUẬN 1. Công tác hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân có vị trí, vai trò quan trọng trong xây dựng sức mạnh tổng hợp, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các sư đoàn và các đơn vị trong toàn quân. Đội ngũ CBHC ở các sư đoàn là một bộ phận CBHC của Đảng, của quân đội được bổ nhiệm chức vụ chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hậu cần, trưởng ban hậu cần, trợ lý hậu cần các cấp ở sư đoàn, có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện công tác hậu cần ở sư đoàn. Vị trí, vai trò của đội ngũ CBHC gắn liền đặc điểm, chức trách, nhiệm vụ, yêu cầu của đội ngũ CBHC, gắn với vị trí, vai trò của công tác hậu cần trong duy trì thường xuyên sức mạnh chiến đấu, khả năng và trình độ sẵn sàng chiến đấu của các sư đoàn. 2. Xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân là tổng thể các chủ trương, biện pháp, cách thức tiến hành trong quy hoạch, tạo nguồn, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ hậu cần, do các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng tiến hành, nhằm tạo nên đội ngũ cán bộ hậu cần có số lượng phù hợp, cơ cấu hợp lý, chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ của công tác hậu cần góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của các sư đoàn bộ binh đủ quân. Quá trình đó phải tuân thủ những vấn đề có tính nguyên tắc: Quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo quan điểm, nguyên tắc của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ, bám sát yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ của quân đội, nhiệm vụ của sư đoàn và yêu cầu nhiệm vụ công tác hậu cần của các sư đoàn bộ binh đủ quân; gắn kết chặt chẽ việc xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân với việc xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng ở sư đoàn, cơ quan và phân đội hậu cần; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng với giáo dục, rèn luyện đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân trong thực tiễn công tác hậu cần, thực tiễn thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; Đảng ủy sư đoàn thống nhất lãnh đạo toàn diện công tác cán bộ và trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, cơ quan chức năng và tổ chức quần chúng trong tham gia xây dựng đội ngũ CBHC. 3. Thực trạng xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân hiện nay cho thấy: nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, các tổ chức, các lực lượng xây dựng đội ngũ CBHC cơ bản được đề cao; quy trình, nội dung, biện pháp xây dựng đội ngũ CBHC tương đối đồng bộ; đội ngũ CBHC ở các sư đoàn trong những năm gần đây có sự phát triển đáng kể, chất lượng của CBHC và của cả đội ngũ được nâng lên rõ rệt với số lượng tương đối phù hợp, cơ cấu từng bước hợp lý hơn với thực tế xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội thời bình. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, công tác xây dựng đội ngũ CBHC hiện nay còn không ít những bất cập, 22 3 Thứ năm, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế để thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội đối với đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn. * Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh Công tác kiểm tra, giám sát là trách nhiệm của mọi tổ chức đảng và của những cán bộ, đảng viên được phân công, giao nhiệm vụ. Ở các sư đoàn bộ binh trách nhiệm chính trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát là cấp ủy các cấp với lực lượng then chốt là ủy ban kiểm tra Đảng các cấp. Đảng ủy (Thường vụ đảng ủy) sư đoàn, đảng ủy trung đoàn, đảng ủy tiểu đoàn, cấp ủy cơ quan, phân đôị hậu cần có trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ nói chung, kiểm tra, giám sát công tác xây dựng đội ngũ CBHC nói riêng. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát trong công tác xây dựng đội ngũ CBHC sẽ góp phần quán triệt, thực hiện đúng nghị quyết, đường lối, quan điểm, nguyên tắc công tác cán bộ của Đảng; kịp thời phát hiện những ưu, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác cán bộ, xây dựng được đội ngũ CBHC vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, từ đó giữ vững vai trò, hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy đối với công tác xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn. Kết luận chương 3 Xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân trong giai đoạn hiện nay là kết quả tổng hợp sự tác động tích cực, chủ động và tự giác của cấp uỷ, chỉ huy các cấp, cơ quan chức năng, của nhiều lực lượng vào quy trình, nội dung biện pháp công tác xây dựng đội ngũ CBHC với một hệ thống các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu, yêu cầu xây dựng đội ngũ CBHC, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ khác của các sư đoàn trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, tình hình, đặc điểm, tính chất nhiệm vụ và đối tượng cụ thể ở từng đơn vị không hoàn toàn giống nhau, nên các giải pháp trên cần phải được nghiên cứu, vận dụng phù hợp với từng đơn vị, từng giai đoạn, thời kỳ để mang lại hiệu quả thiết thực nhằm xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân ngang tầm nhiệm vụ của quân đội, nhiệm vụ của các sư đoàn và nhiệm vụ công tác hậu cần trong giai đoạn hiện nay. xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân hiện nay có số lượng phù hợp, cơ cấu hợp lý và chất lượng cao. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận và thức tiễn đội ngũ CBHC và xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân. - Đánh giá thực trạng xây dựng đội ngũ CBHC, nguyên nhân và một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân. - Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp tiếp tục xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân trong Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân trong Quân đội nhân dân Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân (chủ yếu các sư đoàn bộ binh đủ quân làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu thuộc các Quân khu 1, 2, 3, 4; Quân đoàn 1, Quân đoàn 2). Đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bao gồm: CBHC ở Phòng Hậu cần sư đoàn và các đơn vị trực thuộc Phòng Hậu cần sư đoàn, CBHC ở Ban Hậu cần các trung đoàn trực thuộc sư đoàn, CBHC ở các tiểu đoàn với số liệu khảo sát thực tế từ năm 2010 đến 2014. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cở sở lý luận Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về công tác xây dựng Đảng, các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, của Quân ủy Trung ương, chỉ thị của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị về cán bộ và công tác cán bộ. * Cơ sở thực tiễn Nghị quyết của Đảng ủy quân khu, quân đoàn và các sư đoàn bộ binh về cán bộ và công tác cán bộ. Đồng thời tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan, sử dụng các tư liệu, số liệu trong báo cáo tổng kết công tác đảng, công tác chính trị, công tác cán bộ, công tác hậu cần của các đơn vị và cơ quan chức năng. Phân tích xử lý, sử dụng các tài liệu, số liệu thu thập được trong quá trình khảo sát 4 21 thực tế về thực trạng xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân hiện nay. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp tổng kết thực tiễn và phương pháp sử dụng chuyên gia. 6. Những đóng góp mới của luận án - Luận giải quan niệm xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân. - Nghiên cứu rút ra những kinh nghiệm xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân. - Đề xuất một số nội dung, biện pháp pháp tiếp tục xây dựng CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm những luận cứ khoa học giúp cho các cấp ủy đảng trong lãnh đạo và chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy, học tập chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước và bộ môn công tác đảng, công tác chính trị ở các học viện, nhà trường trong quân đội. 8. Kết cấu của luận án Gồm phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài Vấn đề xây dựng lực lượng bảo đảm, phục vụ hậu cần của quân đội đã có một số công trình nghiên cứu: sách, giáo trình; bài hội thảo, bài viết đăng tải trên các tạp chí, thông tin khoa học đề cập dưới những góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình “Một số vấn đề về bảo đảm hậu cần quân đội Nga” của Alexanđer Khramchikhin; “Nghiên cứu công tác quản lý tài sản quân sự” của N.A. Kriucop; “Về cải cách hậu cần quân đội Liên Bang Nga” của Vikton phải toàn diện, phải đánh giá rõ cả ưu điểm, khuyết điểm của đội ngũ cán bộ và công tác xây dựng đội ngũ CBHC. Đối với từng cán bộ, phải xem xét kỹ cả quá khứ, hiện tại và tương lai của CBHC, thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu trên tất cả các yếu tố phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của cán bộ. Trong xem xét đánh giá CBHC phải quán triệt và thực hiện tốt phương hướng đánh giá cán bộ * Đổi mới công tác bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ hậu cần Bố trí sử dụng CBHC là một nội dung quan trọng của công tác cán bộ, công tác này phản ánh quan điểm, lập trường, phương châm, phương hướng, nguyên tắc của Đảng trong công tác cán bộ, đồng thời còn thể hiện tính khoa học và nghệ thuật của các chủ thể tiến hành trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch. Bố trí sử dụng đúng cán bộ không những sẽ phát huy được sở trường, tài năng của cán bộ, tạo ra động lực thúc đẩy cán bộ không ngừng phấn đấu vươn lên mà còn tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong cơ quan, phân đội hậu cần và toàn sư đoàn, làm tăng thêm niềm tin của đội ngũ cán bộ đối với cấp ủy, chỉ huy, khuyến khích được sự nhiệt tình, hăng hái phấn đấu của mọi CBHC, bố trí sử dụng CBHC phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm của cách mạng của Đảng, của quân đội, nhiệm vụ của sư đoàn và nhiệm vụ của công tác hậu cần, nghĩa là phải tùy việc mà bố trí sử dụng cán bộ chứ không phải vì người mà đặt việc. Phải nắm chắc và căn cứ vào tổ chức, biên chế CBHC, quy hoạch CBHC và tiêu chuẩn chức danh cán bộ để bố trí sử dụng 3.2.5. Thực hiện tốt công tác chính sách đối với đội ngũ cán bộ hậu cần và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh Chính sách và công tác chính sách nói chung có vai trò vị trí vô cùng quan trọng. Để thực hiện tốt các yêu cầu của công tác chính sách đối với đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh giai đoạn hiện nay cần làm tốt một số nội dung: Thứ nhất, giáo dục cho cán bộ các cấp, các lực lượng trong đơn vị nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác chính sách để thực hiện đúng Thứ hai, xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách vững mạnh để tham mưu giúp đảng uỷ, chính uỷ, chỉ huy trưởng lãnh đạo và thực hiện tốt chính sách cán bộ trong phạm vi quyền hạn cho phép. Thứ ba, tạo điều kiện thuân lợi để đội ngũ cán bộ hậu cần được học tập, phấn đấu. Thứ tư, thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn. 20 5 Thứ năm, xây dựng đội ngũ giảng viên theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ CBHC cấp trung, sư đoàn. Thứ sáu, từng bước cải tiến, hiện đại hóa các phương tiện dạy học phù hợp với điều kiện của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. * Nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn trong hoạt động thực tiễn ở đơn vị. Bồi dưỡng CBHC ở các sư đoàn trong hoạt động thực tiễn ở đơn vị là sự nối tiếp của quá trình đào tạo tại trường, có ý nghĩa rất quan trọng trong nâng cao chất lượng cán bộ, giúp cho đội ngũ CBHC phát triển toàn diện. Thứ nhất, các sư đoàn cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho từng đối tượng theo đúng chương trình giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan do cấp trên quy định và thực trạng chất lượng CBHC ở sư đoàn sát hợp với từng đối tượng, nội dung bồi dưỡng phải toàn diện cả đức và tài. Thứ hai, thực hiện tốt việc phân cấp trong bồi dưỡng đội ngũ CBHC Thứ ba, kết hợp bồi dưỡng kiến thức, năng lực thực hành, phương pháp công tác với bồi dưỡng lập trường, quan điểm, thái độ, động cơ phấn đấu, xây dựng tình cảm, trách nhiệm đối với chức trách, nhiệm vụ được giao, nâng cao được năng lực công tác của mỗi người. Thứ tư, nâng cao trách nhiệm tự học tập, bồi dưỡng của đội ngũ CBHC 3.2.4. Đổi mới công tác quản lý, đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh * Đổi mới công tác quản lý đội ngũ cán bộ hậu cần Để quản lý tốt đội ngũ CBHC trước hết phát huy vai trò của các cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng trong quản lý đội ngũ CBHC. Hai là, thực hiện tốt công tác quản lý CBHC thông qua hoạt động thực tiễn thực hiện nhiệm vụ công tác hậu cần và sinh hoạt hàng ngày của . Ba là, quản lý đội ngũ CBHC thống qua hệ thống hồ sơ cán bộ Bốn là, kếthợpchặt chẽgiữa quản lýđội ngũ CBHCvới côngtácquảnlýđảngviên * Đổi mới công tác xem xét đánh giá cán bộ hậu cần. Đánh giá cán bộ là khâu đầu tiên, khâu đột phá giữ vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng trong toàn bộ quy trình của công tác cán bộ nói chung và công tác xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân nói riêng. Mọi khâu tiếp theo của công tác cán bộ như quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, quản lý, đề bạt, bổ nhiệm CBHC các cấp có đúng và đạt kết quả tốt hay không đều phụ thuộc quyết định vào việc đánh giá CBHC đúng hay không. Để có sự nhìn nhận đầy đủ, đúng đắn, nội dung xem xét đánh giá Litovkin. “Tầm nhìn tổng thể hậu cần liên quân của quân đội Mỹ” của R.E.Love và Gary. W. Collborne; “Phương pháp huấn luyện quân sự, nhân viên y tế của liên quân Mỹ” của Kranop; “Nhận thức về hậu cần chiến tranh tương lai – Chiến tranh thế hệ thứ 6” của Balucpxki J.N; “Chiến lược hậu cần của Quân đội Đài Loan” của Vương Mê – Hà Ý; “Chuyển đổi hậu cần cấp chiến dịch liên quân” của George L. Topic; “Tuyển tập hậu cần quân đội nước ngoài” Tổng cục Hậu cần, Nxb QĐND, năm 2008. 2. Các công trình khoa học, tài liệu nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, đạo đức, phẩm chất, nhân cách người CBHC quân đội; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC các cấp trong quân đội, trong những năm qua đã có một số công trình, đề tài, giáo trình, luận văn, luận án nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau, có thể kể đến các công trình, đề tài: “Vấn đề đạo đức cách mạng của người cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” Hà Nguyên Cát; “Đặc điểm phát triển đạo đức cách mạng của người cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam” Trần Như Chủ; “Bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho học viên cấp phân đội ở Học viện hậu cần hiện nay” Bùi Nam Hưng; “Một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ hậu cần quân đội trong giai đoạn hiện nay” Ngô Lương Hanh; “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các đơn vị cơ sở thuộc binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” Nguyễn Tiến Huân; “Nâng cao chất lượng đội ngũ chủ nhiệm hậu cần trung đoàn binh chủng hợp thành Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” Nguyễn Hồng Châu; “Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đến nhân cách người cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” Nguyễn Ngọc Ba; “Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam trong hoạt động hậu cần quân đội hiện nay” Nguyễn Văn Kiều; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng hiện nay” Vũ Văn Đức; “Một số vấn đề nâng cao ý thức tự giáo dục của cán bộ, nhân viên hậu Acần trong giai đoạn hiện nay” Nguyễn Hồng Châu; “Đào tạo cán bộ hậu cần đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại trong giai đoạn cách mạng mới” Học viện Hậu cần; “Xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần cơ quan quân sự cấp huyện trên địa bàn Quân khu II giai đoạn hiện nay” Ngô Quốc Việt; “Xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở cơ quan quân sự tỉnh (thành phố) đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” Nguyễn Hồng Châu. 6 19 3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 3.1. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố. Thứ nhất, các công trình nghiên cứu quá trình xây dựng quân đội, xây dựng lực lượng hậu cần quân đội của một số nước trên thế giới cho thấy, mỗi công trình có phương pháp tiếp cận khác nhau về công tác quản lý tài sản quân sự, xây dựng, cải cách, điều chỉnh lực lượng làm công tác bảo đảm, phục vụ trong quân đội và các lực lượng vũ trang, nhưng nhìn chung ở các công trình đều nhất quán và khẳng định: chủ trương chiến lược trong xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng đội ngũ cán bộ bảo đảm, phục vụ các cấp trong quân đội đã được các quốc gia quan tâm, chú trọng. Đồng thời, các tác giả đều cho rằng: tùy thuộc vào thể chế chính trị và điều kiện cụ thể của mỗi nước mà có yêu cầu, nội dung, phương pháp xây dựng lực lượng sĩ quan, binh sĩ làm công tác hậu cần trong quân đội khác nhau, nhưng đều tập trung vào hoàn thiện thể chế quản lý, điều chỉnh tổ chức, biên chế lực lượng theo hướng nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan, binh sĩ làm công tác bảo đảm, phục vụ trong quân đội. Thứ hai, cán bộ hậu cần quân đội là người trực tiếp tổ chức thực hiện công tác hậu cần trong quân đội, hiệu quả hoạt động công tác hậu cần phụ thuộc trực tiếp vào việc phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ CBHC, việc không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trong nhiều năm qua mà ngành hậu cần quân đội đã khắc phục được khó khăn, phục vụ có hiệu quả trong hoạt động xây dựng, huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của bộ đội, sự trưởng thành, chiến thắng của quân đội. Yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của quân đội và các đơn vị càng cao thì nhiệm vụ công tác bảo đảm hậu cần càng đa dạng, phức tạp và đòi hỏi nỗ lực ngày càng lớn đối với đội ngũ CBHC. Thứ ba, dựa trên những kết quả nghiên cứu, cách tiếp cận ở các góc độ khác nhau về đối tượng, phạm vi nghiên cứu CBHC ở các cấp, từng loại hình đơn vị, các tác giả có những quan niệm khác nhau về CBHC và đội ngũ CBHC, song nhìn chung các quan niệm ấy đều khẳng định: CBHC là một bộ phận cán bộ của Đảng, Nhà nước, Quân đội hoạt động trong lĩnh vực hậu cần quân đội. Thứ tư, các công trình đều khẳng định đội ngũ CBHC các cấp trong quân đội có vị trí, vai trò quan trọng trong bảo đảm đời sống vật chất của bộ đội, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng ngành hậu cần quân đội cách Một là, nội dung của quy hoạch đội ngũ CBHC phải xác định rõ mục tiêu, nguồn cán bộ các cấp và con đường hình thành nguồn cán bộ, phải xác định rõ phạm vi và đối tượng qui hoạch. Hai là, xây dựng qui hoạch phải bảo đảm tính khách quan, công tâm, xuất phát từ việc mà bố trí người. Ba là, phát huy vai trò của cơ quan cán bộ trong hướng dẫn, phối hợp với cấp uỷ, tổ chức đảng ở các cơ quan, phân đội hậu cần để xây dựng qui hoạch. Bốn là, xây dựng qui hoạch đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn phải tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, nằm trong tổng thể qui hoạch chung của quân khu, quân đoàn, sư đoàn, kết hợp tốt qui hoạch cán bộ hậu cần với việc luân chuyển cán bộ giữa các cơ quan, đơn vị trong sư đoàn. * Công tác tạo nguồn. Trong các khâu, các bước của công tác cán bộ, tạo nguồn cán bộ là việc chuẩn bị cán bộ, dự kiến bố trí, sắp xếp trong tổng thể đội ngũ cán bộ theo một cơ cấu nhất định với một trình tự hợp lý, trong một thời gian nhất định, làm cơ sở cho các bước tiếp theo của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ. Một là, thống nhất nhận thức về nguồn cán bộ hậu cần. Hai là, xây dựng và thực hiện kế hoạch tạo nguồn cán bộ hậu cần. Ba là, thực hiện tốt công tác bồi dưỡng nguồn 3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh Trong công tác cán bộ nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh riêng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBHC là khâu quan trọng quyết định chất lượng đội ngũ CBHC. Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau: * Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ hậu cần các cấp ở Học viện Hậu cần. Thứ nhất, xác định rõ mô hình nhân cách của người cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, xác định đúng mục tiêu, yêu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ hậu cần các cấp trong quân đội. Thứ ba, phải tiếp tục hoàn thiện, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo cho các đối tượng. Thứ tư, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ hậu cần tại Học viện Hậu cần đòi hỏi phải đổi mới và hoàn thiện phương pháp đào tạo. 18 7 3.2. Giải pháp tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân hiện nay 3.2.1. Nâng cao nhận thức, phát huy trách nhiệm của các cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ, đảng viên đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh * Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ, đảng viên đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần Một là, xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch học tập chính trị, tự phê bình và phê bình. Hai là, đi đôi với việc giáo dục, quán triệt, định hướng nhận thức cần phải tăng cường kiểm tra, uốn nắn, điều chỉnh nhận thức, trong kiểm tra cần phải đánh giá đúng thực trạng, nhất là những hạn chế, bất cập trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trong đơn vị để kịp thời tìm biện pháp điều chỉnh Ba là, thông qua hoạt động thực tiễn ở sư đoàn để bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân và tổ chức đối với công tác xây dựng đội ngũ CBHC. * Phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần - Phát huy vai trò trách nhiệm của đảng uỷ sư đoàn (đảng ủy trung đoàn, đảng ủy tiểu đoàn). - Phát huy vai trò trách nhiệm của cấp ủy cơ quan, phân đội hậu cần. - Phát huy vai trò, trách nhiệm của người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên trong xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh. - Phát huy vai trò trách nhiệm của cơ quan chính trị, đội ngũ làm công tác cán bộ trong xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần. - Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức quần chúng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong xây dựng đội ngũ CBHC. 3.2.2. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh * Công tác quy hoạch Quy hoạch cán bộ là một vấn đề khoa học, đồng thời cũng là một nghệ thuật, tạo nên sự vững mạnh của cả đội ngũ cán bộ, bảo đảm được sự kế thừa, chuyển tiếp liên tục, tránh được sự hụt hẫng hoặc ùn tác trrong đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn. Để công tác quy hoạch cán bộ tốt có chất lượng cần đạt được những yêu cầu: mạng, chính quy tinh nhuệ từng bước hiện đại, góp phần tạo sức mạnh chiến đấu tổng hợp của quân đội. Thứ năm, khi nghiên cứu về đạo đức người CBHC các tác giả đã khái quát được những yêu cầu phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ năng lực, phương pháp tác phong công tác của người CBHC các cấp trong hoạt động công tác hậu cần. Thứ sáu, một số công trình đã đưa ra quan niệm nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC, chỉ rõ mục đích, chủ thể, đối tượng, lực lượng và nội dung biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC; xác lập rõ các tiêu chí đánh giá, những vấn đề có tính nguyên tắc nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC, công tác xây dựng đội ngũ CBHC; khảo sát, đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC và xây dựng đội ngũ CBHC; xác định những yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC và xây dựng đội ngũ CBHC ở các đơn vị cơ sở và cơ quan quân sự cấp huyện, tỉnh (thành phố). 3. 2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết Một là, nghiên cứu luận giải một cách cơ bản, hệ thống những vấn đề lý luận, thực tiễn về xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân, trong đó tập trung làm rõ quan niệm, nội dung nhiệm vụ, phương thức tiến hành công tác hậu cần ở các sư đoàn bộ binh; quan niệm, vị trí vai trò, đặc điểm, chức trách, nhiệm vụ, yêu cầu phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác của CBHC và đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân và những vấn đề về xây dựng đội ngũ CBHC sư đoàn bộ binh đủ quân Hai là, khảo sát thực tiễn, đánh giá thực trạng, đúc rút những kinh nghiệm hoạt động xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân. Ba là, phân tích sự phát triển của tình hình nhiệm vụ, xác định yêu cầu, đề xuất những giải pháp tiếp tục xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân trong Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay. 8 17 Chương 1 XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN Ở CÁC SƯ ĐOÀN BỘ BINH ĐỦ QUÂN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1.Côngtáchậucầnvàđộingũcánbộhậucầnởcácsưđoànbộbinhđủquân 1.1.1.Mộtsốvấnđềcơbảnvềcôngtáchậucầnởcácsưđoànbộbinhđủquân Quan niệm công tác hậu cần ở sư đoàn bộ binh: Công tác hậu cần ở sư đoàn bộ binh đủ quân là một mặt công tác quân sự gồm tổng thể những hoạt động để bảo đảm về vật chất, sinh hoạt, quân y, vận tải (ăn, mặc, ở, sức khỏe, vận tải…) cho các lực lượng trong sư đoàn nhằm bảo đảm cho sư đoàn thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ. Chủ thể lãnh đạo công tác hậu cần ở sư đoàn bộ binh là cấp uỷ các cấp ở sư đoàn (Đảng ủy sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, cấp ủy cơ quan, phân đội hậu cần và các đơn vị). Chủ thể quản lí công tác hậu cần ở sư đoàn là chỉ huy các cấp, quá trình thực hiện công tác hậu cần ở các sư đoàn bộ binh liên quan đến mọi tổ chức, mọi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Chủ thể chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các hoạt động công tác hậu cần ở sư đoàn là cơ quan hậu cần sư đoàn và đội ngũ CBHC các cấp trong sư đoàn. Lực lượng tham gia thực hiện công tác hậu cần ở các sư đoàn bộ binh là mọi cán bộ, chiến sĩ ở sư đoàn. * Nội dung công tác hậu cần ở sư đoàn bộ binh Bảo đảm hậu cần cho các nhiệm vụ theo quy định; Bảo đảm về ăn, mặc cho bộ đội, tổ chức tăng gia sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm... nâng cao đời sống duy trì sức khoẻ, nâng cao sức chiến đấu cho bộ đội; Bảo đảm về quân y; Bảo đảm về vận tải, vận chuyển, tổ chức hiệp đồng vận tải và thực hiện chế độ trách nhiệm trong vận tải; Bảo đảm về xăng dầu; Xây dựng và quản lý nhà đất; Quản lý hậu cần; Thực hiện xây dựng ngành hậu cần đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. * Phương thức tiến hành công tác hậu cần ở các sư đoàn Các phương thức bảo đảm hậu cần hiện nay cơ bản là: bảo đảm hậu cần tại chỗ; bảo đảm hậu cần cơ động (cơ động từ nơi khác đến); kết hợp bảo đảm tại chỗ với bảo đảm hậu cần cơ động để hình thành bảo đảm hậu cần theo khu vực hoàn chỉnh. 1.1.2. Đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân trong Quân đội nhân dân Việt Nam * Quan niệm đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân Đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân là những sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, được đào tạo, bồi dưỡng có trình độ học vấn và chuyên Chương 3 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TIẾP TỤC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN Ở CÁC SƯ ĐOÀN BỘ BINH ĐỦ QUÂN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân hiện nay 3.1.1. Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ tác động đến xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân Một là, những biến động của tình hình thế giới, khu vực đã và đang tác động mạnh mẽ đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân. Hai là, sự phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta, mặt trái của nền kinh tế thị trường, các tệ nạn xã hội tác động mạnh mẽ đến đội ngũ cán bộ hậu cần và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân. Ba là, yêu cầu mới về xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, yêu cầu xây dựng các sư đoàn bộ binh đủ quân trong giai đoạn hiện nay và sự phát triển của nhiệm vụ bảo đảm hậu cần trong thời kỳ mới đặt ra những yêu cầu cao trong xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân. 3.1.2. Yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân Một là, quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp ủy, của chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, cơ quan chức năng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần. Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn phải bám sát nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ công tác hậu cần của sư đoàn. Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh phải giải quyết tốt cả cơ cấu, số lượng, chất lượng và đồng bộ từ khâu quy hoạch đến đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và chính sách cán bộ đảm bảo cho đội ngũ cán bộ hậu cần phát triển vững chắc. Bốn là, gắn xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn với xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, cơ quan, phân đội hậu cần ở các sư đoàn vững mạnh toàn diện, đội ngũ cán bộ ở các sư đoàn bộ binh vững mạnh. 16 9 Thứ năm, cơ chế chính sách đối với đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân còn nhiều vấn đề chưa phù hợp. 2.2.2. Một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy, người chỉ huy, chính ủy (chính trị viên) và sự hướng dẫn của cơ quan chức năng trong xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân. Hai là, phải xuất phát từ nhiệm vụ của sư đoàn, nhiệm vụ công tác hậu cần, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ và chức trách, nhiệm vụ của cán bộ để xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần sư đoàn. Ba là, thực hiện đồng bộ quy trình, các khâu, các bước trong xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh. Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân phải toàn diện cả số lượng, chất lượng và cơ cấu, trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng người cán bộ hậu cần. Năm là, coi trọng và làm tốt công tác kiểm tra, sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm trong xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân. Kết luận chương 2 Thực trạng xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân trong những năm gần đây có sự chuyển biến trên nhiều mặt cả về nhận thức, tổ chức thực hiện các nội dung, quy trình biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ. Những ưu điểm trong xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn là kết quả hoạt động tổng hợp của nhiều yếu tố. Những hạn chế, khuyết điểm trong xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn do nhiều nguyên nhân cả khách quan, chủ quan Vì vậy, để xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn có hiệu quả đòi hỏi các cấp ủy, chính ủy, người chỉ huy, cơ quan chức năng và mọi lực lượng nhận thức đúng đắn, đánh giá đúng thực trạng, xác định đúng nguyên nhân của từng ưu điểm và khuyết điểm, rút ra những kinh nghiệm để đề ra những giải pháp đồng bộ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, vững chắc trong xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới. môn nghiệp vụ hậu cần được bổ nhiệm giữ các chức danh của cán bộ hậu cần các cấp ở sư đoàn; là những người trực tiếp nghiên cứu quán triệt, tham mưu, đề xuất, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, quản lí các mặt công tác hậu cần ở sư đoàn theo phạm vi chức trách, nhiệm vụ, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác hậu cần ở và chịu trách nhiệm trước cấp ủy, người chỉ huy đơn vị về kết quả thực hiện công tác hậu cần. Đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân phân loại theo chức trách, nhiệm vụ có 3 nhóm như sau: Thủ trưởng cơ quan hậu cần các cấp (Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hậu cần phòng hậu cần sư đoàn, ban hậu cần trung đoàn); trưởng ban các ngành nghiệp vụ trong cơ quan hậu cần; trợ lý hậu cần ở cơ quan hậu cần sư đoàn, trung đoàn và ở các tiểu đoàn. * Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh - Chức trách, nhiệm vụ của chủ nhiệm hậu cần sư đoàn (trung đoàn). Chủ nhiệm hậu cần giúp người chỉ huy về mặt công tác bảo đảm hậu cần, là người chỉ huy trực tiếp cơ quan, đơn vị, cơ sở hậu cần cấp mình, là cấp trên của ngành nghiệp vụ cấp dưới thuộc quyền. Có trách nhiệm điều hành cơ quan, đơn vị và cơ sở hậu cần thực hiện công tác hậu cần trong đơn vị. Chủ nhiệm hậu cần được quyền ra chỉ lệnh, chỉ thị cho đơn vị thuộc quyền về mặt công tác hậu cần để thực hiện ý định, quyết tâm và mệnh lệnh của người chỉ huy, đồng thời phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước người chỉ huy cấp mình. - Phó chủ nhiệm hậu cần sư, trung đoàn: Phó chủ nhiệm hậu cần sư đoàn là người giúp chủ nhiệm hậu cần sư đoàn thực hiện nhiệm vụ, chức trách và chịu trách nhiệm trước chủ nhiệm hậu cần về từng mặt công tác được phân công. - Chức trách, nhiệm vụ của trưởng ban (tham mưu hậu cần, quân nhu, doanh trại, vận tải, xăng dầu, quân y) trong cơ quan hậu cần sư đoàn:là người chỉ huy cơ quan nghiệp vụ chuyên ngành, có trách nhiệm làm tham mưu cho chủ nhiệm hậu cần và trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo, duy trì mọi hoạt của cán bộ, nhân viên hậu cần thuộc quyền tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch của ngành đã được chủ nhiệm hậu cần phê duyệt. Thường xuyên nghiên cứu, nắm chắc tình hình các mặt công tác của cơ quan và các mặt công tác có lên quan, kiến nghị với chủ nhiệm hậu cần về biện pháp bảo đảm về hậu cần cho các đơn vị. - Chức trách, nhiệm vụ của trợ lý hậu cần ở các tiểu đoàn. Chức trách: Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với đảng ủy, chỉ huy tiểu đoàn về những vấn đề trong nhiệm vụ công tác hậu cần của đơn vị; tổ chức, hướng dẫn đơn vị triển khai, thực hiện các nhiệm vụ công tác hậu cần theo phân cấp. 10 15 Nhiệm vụ: Nắm vững lực lượng hậu cần, nhu cầu bảo đảm vật chất của từng phân đội, từng nhiệm vụ, lập kế hoạch bảo đảm hậu cần cho tiểu đoàn; Tổ chức thực hiện kế hoạch hậu cần đã được tiểu đoàn phê duyệt, hướng dẫn các phân đội chấp hành, tổ chức tăng gia sản xuất cải thiện đời sống bộ đội; Tổ chức nuôi quân, phòng bệnh, xây dựng tiểu đoàn có nếp sống vệ sinh khoa học, thực hiện công tác quân y theo từng nhiệm vụ của tiểu đoàn; Tổ chức bảo đảm hậu cần cho các nhiệm vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng đơn vị; Nắm vững kinh phí hậu cần của tiểu đoàn, phân phối và hướng dẫn các phân đội sử dụng đúng chế độ quy định; Quản lý chặt chẽ nhà ở, doanh cụ, dầu đèn, điện nước trong tiểu đoàn, bảo đảm đúng chế độ cho cán bộ, chiến sỹ; Đăng ký thống kê, quản lý tài sản, vật chất hậu cần theo chế độ quy định; Thực hiện sơ kết, tổng kết công tác hậu cần từng thời gian, từng nhiệm vụ, báo cáo cơ quan hậu cần cấp trên. * Đặc điểm của đội ngũ cán bộ hậu cần ở sư đoàn bộ binh đủ quân Thứ nhất, đội ngũ cán bộ hậu cần ở sư đoàn bộ binh được điều động, bổ nhiệm từ nhiều nguồn khác nhau, đa dạng về chuyên môn nghiệp vụ, có những ngành nghề không thể thay thế được cho nhau. Thứ hai, đội ngũ cán bộ hậu cần ở sư đoàn bộ binh đa dạng về tuổi đời, tuổi quân, địa bàn cư trú, số cán bộ trẻ năng động, sáng tạo nhưng vốn sống và kinh nghiệm thực tiễn còn ít, bản lĩnh chưa thật vững vàng dễ bị hoàn cảnh tác động. Thứ ba, đội ngũ cán bộ hậu cần hoạt động, làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với vật chất, tài chính, kinh tế và phân tán ở các cấp. * Yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực và phương pháp tác phong công tác của cán bộ hậu cần sư đoàn bộ binh đủ quân - Yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức Phẩm chất chính trị, đạo đức của CBHC ở sư đoàn bộ được thể hiện ở lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và với nhân dân; trung thành và vận dụng sáng tạo những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm cách mạng của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ: “Suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, tận trung với nước, tận hiếu với dân”; “Ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng, hết sức trung thành phục vụ giai cấp công nhân và nhân dân lao động” và “vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi công việc” là làm kiểu mẫu về “cần, kiệm, liêm, chính”, là hết lòng, hết sức phục vụ bộ đội, tận tụy với công việc, nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao - Yêu cầu về trình độ, năng lực Thứ nhất, có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, sự chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị trong xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân; Thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng Quân đội và các quân khu, quân đoàn trong những năm vừa qua là nguyên nhân cơ bản có ý nghĩa quyết định. Thứ hai, sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy, chính ủy, người chỉ huy ở các quân khu, quân đoàn mà sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy, chính ủy, người chỉ huy ở các sư đoàn là nguyên nhân trực tiếp quyết định đến hiệu quả công tác xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân. Thứ ba, quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo trong các nhà trường quân đội là nguyên nhân quan trọng góp phần tạo nên những mặt mạnh trong xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân. Thứ tư, tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu về mọi mặt của đội ngũ cán bộ hậu cần là một trong những nguyên nhân quan trọng tạo nên những ưu điểm của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân. * Nguyên nhân của những khuyết điểm Thứ nhất, những biến động phức tạp của tình hình thế giới và sự chống phá quyết liệt của kẻ thù; sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường là những nguyên nhân khách quan tác động đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn. Thứ hai, nhận thức của cấp ủy, người chỉ huy một số cơ quan, đơn vị ở các sư đoàn bộ binh về vai trò đội ngũ cán bộ hậu cần chưa đầy đủ, việc chăm lo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ đội ngũ cán bộ hậu cần còn hạn chế. Thứ ba, vai trò tham mưu của cơ quan chức năng, trách nhiệm tham gia của các lực lượng trong xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần các cấp ở sư đoàn có mặt còn chưa được phát huy cao. Thứ tư, bản thân một số cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh chưa đề cao ý thức trách nhiệm trong tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 14 11 Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN Ở CÁC SƯ ĐOÀN BỘ BINH ĐỦ QUÂN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 2.1. Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân 2.1.1. Những ưu điểm cơ bản Một là, các cấp ủy đảng, người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, cơ quan chức năng, lực lượng tham gia đã có sự chuyển biến tương đối mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân. Hai là, nội dung, biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân thực hiện theo đúng quy trình và có sự đổi mới trên nhiều mặt: Công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ hậu cần; công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác quản lý, bố trí sử dụng; thực hiện chế độ, chính sách Ba là, số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân có sự chuyển biến, phát triển tương đối toàn diện. Bốn là, kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân ngày càng tốt hơn. 2.1.2. Những hạn chế, khuyết điểm Một là, nhận thức, trách nhiệm và trình độ, năng lực của một số cấp ủy, lực lượng tham gia chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân. Hai là, việc thực hiện những nội dung, biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân còn có điểm chưa phù hợp. Ba là, kết quả xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh vẫn còn những điểm hạn chế, có mặt chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. 2.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân 2.2.1. Nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm trong xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân * Nguyên nhân của những ưu điểm: CBHC ở các sư đoàn là người có năng lực trí tuệ, năng lực tổ chức thực tiễn, kiến thức toàn diện cả về chính trị, quân sự, hậu cần, kỹ thuật, văn hoá, xã hội, khoa học quân sự..., có trình độ đại học hoặc sau đại học về khoa học hậu cần quân sự, có năng lực chỉ huy quản lý, chỉ đạo điều hành cơ quan phân đội hậu cần ở sư đoàn thực hiện tốt công tác bảo đảm hậu cần ở sư đoàn. - Yêu cầu phương pháp, tác phong công tác Phải luôn quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, điều lệnh, quy định của Quân đội nhân dân Việt Nam, điều lệ công tác hậu cần, giải quyết mọi vấn đề liên quan đến công tác hậu cần đều phải dựa trên quan điểm có lý, có tình, giữ đúng nguyên tắc nhưng mềm dẻo về cách thức, biện pháp. 1.2. Những vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân 1.2.1. Quan niệm xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân Xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân là tổng thể các chủ trương, biện pháp, cách thức tiến hành trong quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí sử dụng và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ hậu cần, do các cấp ủy, tổ chức đảng tiến hành, phát huy trách nhiệm của người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên (bí thư), cơ quan chức năng, tổ chức quần chúng và cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trong sư đòan nhằm tạo nên đội ngũ cán bộ hậu cần có số lượng phù hợp, cơ cấu hợp lý, chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ của công tác hậu cần góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của các sư đoàn bộ binh đủ quân. Quan niệm trên chỉ ra một số vấn đề: * Mục đích xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân nhằm tạo nên một đội ngũ CBHC có đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng cao * Chủ thể xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân. chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân là đảng ủy, thường vụ đảng ủy quân khu (quân đoàn) mà trực tiếp là đảng ủy sư đoàn, đảng ủy các trung đoàn trực thuộc sư đoàn, đảng ủy các tiểu đoàn trực thuộc sư đoàn và trung đoàn và đảng ủy phòng hậu cần sư đoàn, chi ủy ban hậu cần trung đoàn. * Đối tượng xây dựng là đội ngũ CBHC bao gồm CBHC ở phòng hậu cần sư đoàn và phân đội trực thuộc, CBHC ở ban hậu cần trung đoàn trực thuộc sư đoàn và CBHC ở các tiểu đoàn trực thuộc sư đoàn. 12 13 * Lực lượng tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân. Chính ủy (chính trị viên), người chỉ huy ở các sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý đội ngũ CBHC theo điều lệnh, quy định của quân đội, của đơn vị. Lực lượng tham gia xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân bao gồm: cơ quan chính trị, tổ chức quần chúng, đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, theo chức trách, nhiệm vụ * Nội dung, quy trình biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân. Xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân là một quy trình bao gồm các khâu, các bước từ xây dựng quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí, sử dụng cho đến thực hiện các chế độ chính sách cán bộ. Trong mỗi khâu, mỗi bước luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng với công tác tổ chức và công tác chính sách. 1.2.2. Những vấn đề có tính nguyên tắc xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân Thứ nhất, quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo quan điểm, nguyên tắc của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ, bám sát yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quân đội, nhiệm vụ của sư đoàn và yêu cầu nhiệm vụ công tác hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân. Thứ hai, gắn kết chặt chẽ việc xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân với việc xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng ở sư đoàn, cơ quan và phân đội hậu cần. Thứ ba, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng với giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân trong thực tiễn công tác hậu cần, thực tiễn thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Thứ tư, đảng ủy sư đoàn thống nhất lãnh đạo toàn diện công tác cán bộ và trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên (bí thư), cơ quan chức năng và tổ chức quần chúng trong tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần. 1.2.3. Tiêu chí đánh giá hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân Thứ nhất, đánh giá nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể và lực lượng tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân. Một là, nhận thức, trách nhiệm của đảng ủy sư đoàn và các cấp ủy trong đảng bộ sư đoàn. Hai là, nhận thức, trách nhiệm của người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên (bí thư) các cơ quan, đơn vị trong xây dựng đội ngũ CBHC. Ba là, nhận thức, trách nhiệm của cơ quan chức năng, lực lượng tham gia xây dựng đội ngũ CBHC. Thứ hai, đánh giá quy trình, nôi dung, biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở sư đoàn bộ binh đủ quân. Một là, công tác quy hoạch, tạo nguồn và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBHC. Hai là, thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ hậu cần. Ba là, nghiên cứu thực hiện và đề xuất việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ hậu cần. Thứba,đánhgiásốlượng,cơcấu,chấtlượngđộingũcánbộởsưđoànbộbinh. Mộtlà,sốlượng,cơcấuvàkhảnăngpháttriểncủađộingũCBHCởcácsưđoàn. Hai là, đánh giá phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác của đội ngũ CBHC ở sư đoàn. Thứ tư, đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ hậu cần của đơn vị và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ hậu cần sư đoàn bộ binh đủ quân. Một là, thực hiện tốt công tác kế hoạch hậu cần, tiến hành có hiệu quả, đi vào nề nếp, quản lý chặt chẽ, không để thất thoát các loại vật chất hậu cần, nâng cao được chất lượng công tác hậu cần ở sư đoàn và các đơn vị. Hai là, chất lượng thực tế đời sống, sinh hoạt sức khoẻ của bộ đội, chất lượng thực hiện các nhiệm vụ chính trị, quân sự, kỹ thuật của sư đoàn bộ binh đủ quân. Ba là, thực hiện chức năng tham mưu đề xuất với cấp uỷ, người chỉ huy, chính ủy về chủ trương, nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp bảo đảm hậu cần ở sư đoàn và các đơn vị; kết quả chỉ huy, chỉ đạo và duy trì cơ quan hậu cần thực hiện tốt công tác hậu cần; kết quả công tác quản lý, giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên hậu cần thuộc quyền. Kết luận chương 1 Trong giai đoạn hiện nay, công tác hậu cần quân đội đang tiếp tục hoàn thiện phương thức bảo đảm mới đặt ra những yêu cầu rất cao đối với đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh. Xây dựng đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân là yêu cầu khách quan, cần phải được tiến hành thường xuyên liên tục, đây là sự vận dụng tổng hợp các chủ trương, biện pháp, cách thức tác động của các cấp ủy, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đoàn, quá trình tổ chức, thực hiện tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc đã được xác định nhằm xây dựng đội ngũ CBHC có phẩm chất, năng lực đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của các sư đoàn trong tình hình mới.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất