Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh bạc liêu hiện nay...

Tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh bạc liêu hiện nay

.DOC
105
57
59

Mô tả:

BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ LÊ TẤN CẬN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH THUẾ TỈNH BẠC LIÊU HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2014 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ LÊ TẤN CẬN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH THUẾ TỈNH BẠC LIÊU HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC MÃ SỐ: 60 31 02 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI QUANG CƯỜNG HÀ NỘI - 2014 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Cán bộ, đảng viên CB,ĐV Chủ nghĩa xã hội CNXH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH,HĐH Diễn biến hoà bình DBHB Đảng Cộng sản Việt Nam ĐCSVN Tổ chức cơ sở đảng TCCSĐ Trong sạch vững mạnh TSVM Tự phê bình, phê bình TPB,PB Vững mạnh toàn diện VMTD Xã hội chủ nghĩa XHCN MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1 Trang 3 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, 11 THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH THUẾ TỈNH 1.1. 1.2. Chương 2 BẠC LIÊU Đội ngũ cán bộ, công chức và xây dựng đội ngũ cán 11 bộ, công chức ngành thuế của tỉnh Bạc Liêu Thực trạng và kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán 36 bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY 51 DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 2.1. 2.2. NGÀNH THUẾ TỈNH BẠC LIÊU HIỆN NAY Tình hình, nhiệm vụ và yêu câu xây dựng đội ngũ cán 51 bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu hiện nay Giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ, công 63 chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu hiện nay KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 86 88 92 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cán bộ và công tác cán bộ là những vấn đề hết sức hệ trọng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [5, tr. 269]. Vì thế, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt coi trọng đến cán bộ và công tác cán bộ. Hội nghị lân thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chỉ rõ: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Tỉnh Bạc Liêu có đặc thù là một tỉnh không lớn, mật độ dân số trung bình là 338 người/Km2, địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích chia làm hai vùng rõ rệt, vùng Bắc quốc lộ 1A thích nghi cho trồng lúa, màu và cây nông nghiệp khác; vùng Nam quốc lộ 1A là vùng đất mặn ven biển, thích nghi, phù hợp cho nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và phát triển rừng ngập mặn. Những năm qua tình hình chính trị, an ninh trật tự xã hội tương đối ổn định, kinh tế có sự phát triển, song nhìn chung tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Bạc Liêu còn nhiều khó khăn, chậm phát triển so với các tỉnh trong khu vực. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về cán bộ và công tác cán bộ. Đối với ngành thuế của tỉnh, đội ngũ cán bộ công chức có vai trò đặc biệt quan trọng, là lực lượng nòng cốt, trực tiếp, giữ vai trò quyết định đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành thuế; góp phân phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh; là lực lượng trực tiếp góp phân xây dựng Cục thuế và Chi cục thuế của tỉnh vững mạnh toàn diện. Nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế, quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ mới, các cấp uỷ, chính quyền, cơ quan chức các cấp và ngành thuế tỉnh đã có nhiều chủ trương, biện pháp, chương trình kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, 4 công chức ngành thuế của tỉnh có đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý và chất lượng ngày càng cao đáp ứng yêu câu nhiệm vụ của ngành. Tuy nhiên, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế của tỉnh vẫn còn không ít những hạn chế bất cập, một số cấp uỷ, cán bộ chủ trì các cấp và các cơ quan chức năng nhận thức chưa đây đủ về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngành thuế và vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế, trong lãnh đạo, chủ đạo, thực hiện nội dung quy trình công tác cán bộ có nội dung còn hạn chế, dẫn đến đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế chưa ngang tâm với yêu câu, nhiệm vụ được giao. Hiện nay, trước sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ cách mạng, nhất là trước yêu câu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nhất là yêu câu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; trước sự tác động mặt trái của kinh tế thị trường và tệ nạn tiêu cực của xã hội đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến nhận thức, tình cảm, lối sống của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, ngành thuế nói riêng; đặt ra yêu câu ngày càng cao đối với xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu giai đoạn hiện nay” là vấn đề cơ bản, cấp thiết, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài * Những công trình nghiên cứu về cán bộ và công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước, quân đội có liên quan đến đề tài Bùi Đình Phong, Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, Nxb Lao động, Hà Nội, 2006; Thang văn Phúc, Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 1998; Lê Hữu Nghĩa, Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc nâng cao đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay, Tạp chí Cộng sản, Số 2/2006; Mạch Quang Thắng, Rèn luyện nhân cách người cán bộ, quản lý theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Số 4/2007; Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương, Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 2007. 5 Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, công tác cán bộ, tập trung làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ, khẳng định công tác cán bộ là công việc gốc của Đảng. Các tác giả đã đi sâu làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ. Đặc biệt các tác giả đã giành một phân rất cơ bản đề cập tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên, các công trình đều khẳng định vị trí tâm quan trọng giá trị đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên. Các công trình đã khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, công tác cán bộ đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay. Đánh giá thực trạng, chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ, nhất là trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xác định phương hướng yêu câu, đề xuất một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Nguyễn Phú Trọng và Trân Xuân Sâm (Chủ biên), 2001, Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb CTQG - Sự thật, Hà Nội, 2001. Cuốn sách đã làm rõ những vấn đề lý luận và phương pháp luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở đó đưa ra những quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu câu sự nghiệp cách mạng cả hiện tại và tương lai; luận giải những yêu câu về chất lượng đội ngũ cán bộ trong điều kiện hoàn cảnh mới của đất nước và thời đại. về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, tác giả chỉ rõ, phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, chất lượng, hiệu quả công việc thực tế, có tính đến môi trường và điều kiện công tác, mức độ tín nhiệm của quân chúng nơi công tác và nhân dân nơi cán bộ sinh sống; trách nhiệm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là cấp uỷ, tổ chức đảng. Cân có một quy hoạch khoa học về xây dựng đội ngũ cán bộ trong điều kiện thời bình, đất nước diễn ra quá trình đổi mới biến động và phát triển mạnh 6 mẽ. Nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tiếp tục đổi mới vấn đề sử dụng cán bộ. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách đối với cán bộ và gia đình cán bộ, công chức. Vũ Văn Hiền, Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005. Nguyễn Quốc Tuấn, Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết Đảng đối với cán bộ chủ chốt cấp huyện ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2004. Nguyễn Duy Hùng, Luận cứ khoa học và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ phường hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội, 2007. Trong các cuốn sách, các tác giả đã luận giải làm rõ lý luận xây dựng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, xác định mục tiêu, phương hướng và đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng cán bộ nói chung, cấp xã, huyện nói riêng hiện nay. Trân Danh Bích, Xây dựng cơ cấu hợp lý đội ngũ cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học quân sự, Hà Nội, 1996; Tô Xuân Sinh, Dự báo chất lượng đội ngũ cán bộ ở các đơn vị cơ sở thuộc các binh đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2010, đề tài cấp cơ sở, Hà Nội, năm 2000; Phạm Ngọc Thuỵ, Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì cơ quan ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội, 2004; Nguyễn Quang Phát, Quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về đức tài trong xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội, Nxb QĐND, Hà Nội 2006. Trong các công trình này, các tác giả đã dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ. các đề tài nêu trên đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý, nhận xét, đánh giá cán bộ. Các công trình đã đánh giá thực trạng công tác cán bộ của một số cơ quan, đơn vị, làm rõ vai trò của công tác cán bộ, khẳng định những yêu câu khách quan của công tác cán bộ. Làm rõ những tác động ảnh hưởng, qua đó khẳng định những vấn đề có 7 tính nguyên tắc, xác định rõ yêu câu, giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác cán bộ trong tình hiện nay. * Các công trình nghiên cứu về ngành thuế và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế Bộ Tài chính, Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tổng cục thuế, chi cục thuế, Hà Nội, 2010; Lịch sử ngành thuế từ 1945 đến nay, Hà Nội, 2011; Cục thuế tỉnh Bạc Liêu, chức năng, nhiệm vụ của cục thuế, chi cục thuế tỉnh Bạc Liêu; Biên niên sự kiện cục thuế tỉnh Bạc Liêu, Bạc Liêu, 2007. Ngoài ra còn có một số bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành của cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành thuế và các nhà khoa học đề cập đến xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế. Các công trình trên đã phân tích, luận giải khá sâu sắc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế; cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý ngành thuế Việt Nam nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Các tác giả đã luận giải làm rõ vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, yêu câu phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức ngành thuế; đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm; đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế giai đoạn hiện nay. Nhìn tổng quát, trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn đã được công bố, các công trình đã dựa vào lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ để luận giải những vấn đề cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Có công trình chỉ đi sâu vào một nội dung, một mặt như: tiêu chuẩn hoá chức danh cán bộ để làm căn cứ đánh giá cán bộ, công chức; thực hiện dân chủ trong đánh giá nhận xét cán bộ, công chức; công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; các vấn đề bố trí, sử dụng, luân chuyển và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức đáp ứng yêu câu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay. Các công trình trên với hướng tiếp cận, đối tượng nghiên cứu cụ thể đã đưa ra những quan điểm, ý tưởng, nội dung phong phú về cán bộ và công tác cán bộ. Đây là những tài liệu có giá trị tham 8 khảo tốt để tác giả nghiên cứu, kế thừa trong thực hiện nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu đề tài luận văn. Tuy nhiên, do đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phạm vi nghiên cứu của mỗi công trình khác nhau, đến nay chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống dưới góc độ xây dựng Đảng về: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu giai đoạn hiện nay”. Vì vậy, đề tài mà học viên lựa chọn không trùng lặp với các công trình, đề tài nghiên cứu đã nghiệm thu, công bố và các luận văn, luận án đã bảo vệ. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài * Mục đích nghiên cứu: Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế của tỉnh Bạc Liêu hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế của tỉnh Bạc Liêu. - Đánh giá đúng thực trạng và rút ra kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế của tỉnh Bạc Liêu trong những năm qua. - Đề xuất yêu câu và những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế của tỉnh Bạc Liêu hiện nay và hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế 9 của tỉnh Bạc Liêu. Các báo cáo sơ kết, tổng kết và các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát phục vụ nghiên cứu chủ yếu từ 2010 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm và các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế của Đảng về cán bộ, công chức và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. * Cơ sở thực tiễn Thực tiễn hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu; thực tế tình hình đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Bạc Liêu và hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế của tỉnh Bạc Liêu; các báo cáo sơ kết, tổng kết về công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh uỷ Bạc Liêu, của cấp uỷ, tổ chức đảng trong ngành thuế và các huyện uỷ, thành ủy thuộc đảng bộ tỉnh Bạc Liêu. Các kết quả nghiên cứu, điều tra khảo sát thực tiễn của tác giả về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế ở tỉnh Bạc Liêu. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành Xây dựng Đảng, chính quyền Nhà nước; trong đó chú trọng các phương pháp phân tích, tổng hợp, lôgic - lịch sử, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phân làm rõ thêm cơ sở lý luận, thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu; cung cấp cơ sở khoa học tỉnh uỷ, huyện ủy, uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện; cấp uỷ, 10 tổ chức đảng ngành thuế xác định các chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế của tỉnh Bạc Liêu hiện nay. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy môn xây dựng Đảng ở các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn gồm: Mở đâu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 11 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH THUẾ TỈNH BẠC LIÊU 1.1. Đội ngũ cán bộ, công chức và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế của tỉnh Bạc Liêu 1.1.1. Ngành thuế tỉnh Bạc Liêu và đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu * Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành thuế tỉnh Bạc Liêu. Cơ cấu tổ chức: Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu hiện tại có Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Hành chính quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ; Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ; Phòng Thanh tra thuế; Phòng Kiểm tra thuế; Phòng Kiểm tra nội bộ; Phòng Kê khai và kế toán thuế; Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Phòng Tin học; Phòng Tổng hợp Nghiệp vụ - Dự toán. Chi cục thuế các huyện Vĩnh Lợi, Hoà Bình, Giá Rai, Đông Hải, Phước Long, Hồng Dân và thành phố Bạc Liêu. Chức năng của Cục thuế tỉnh: Theo Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế. Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 12 Nhiệm vụ của Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu: Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố. Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đây đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế; trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế, Chi cục thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Quyền hạn của Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu: Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế. Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật về thuế đối với người nộp thuế, tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế... Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, 13 công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế. Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế. Kiến nghị với Bộ Tài chính - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cân sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật. Được yêu câu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cân thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách Nhà nước. Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu câu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục Thuế. 14 Quản lý bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Thuế. Chức năng: Chi cục Thuế ở các huyện, thành phố trực thuộc Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan. Nhiệm vụ, quyền hạn của chi cục thuế: Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn; Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao; Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật. Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cân sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế : đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế,thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ 15 của ngành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đây đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn; Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế; Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật; Được quyền yêu câu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cân thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước; Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế; Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế. Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật. Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu câu của cơ 16 quan nhà nước có thẩm quyền. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế. Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế. Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế. Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao. Cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế gồm các Đội: Đội Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế; Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; Đội Kiểm tra Thuế; Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ và Dự toán; Đội Hành chính quản trị - Nhân sự - Tài vụ và Ấn chỉ; Đội Quản lý Lệ phí Trước bạ thu khác -Thuế Thu nhập cá nhân; Một số Đội Thuế liên xã, phường. Ngoài ra còn có các Đội Kiểm tra, Đội Thuế liên xã, phường hoặc ghép các bộ phận công tác đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý thuế được giao. Cơ chế lãnh đạo, quản lý và hoạt động của ngành thuế của tỉnh Bạc Liêu: Hoạt động dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ, quản lý của chính quyền địa phương và sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan thuế cấp trên. * Quan niệm đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu Luật cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, định nghĩa cán bộ, công chức như sau: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bâu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 17 Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Cán bộ ngành thuế tỉnh Bạc Liêu là công dân Việt Nam, được bổ nhiệm chức vụ cục trưởng, chi cục trưởng, trưởng phòng, phó phòng, đội trưởng, đội phó về chuyên môn, nghiệp vụ. Công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ, trợ lý hoặc nhân viên chuyên môn thuộc ngành thuế tỉnh Bạc Liêu. Từ điển tiếng Việt giải thích thuật ngữ đội ngũ có các nghĩa: 1. Khối đông người được tập hợp và tổ chức thành lực lượng chiến đấu. Các đơn vị đã chỉnh tề đội ngũ. 2. Tập hợp số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp thành một lực lượng. Đội ngũ những người viết văn trẻ. Đội ngũ nhà giáo [51, tr. 328]. Như vậy đội ngũ không phải là một người mà bao gồm nhiều người được tập hợp lại và tổ chức lại thành một lực lượng để hoạt động theo những mục đích, nhiệm vụ nhất định. Những thành viên của đội ngũ phải là những người có cùng chức năng, nghề nghiệp hoạt động. Nếu thiếu một trong hai dấu hiệu đó thì không được gọi là đội ngũ. Để đáp ứng nhu câu hoạt động ở các lĩnh vực nào đó của đời sống xã hội phải có lực lượng bao gồm những con người có nghề nghiệp, hoặc thực hiện một chức năng nhất định nào đó trong một tổ chức, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động nhất định. Muốn một hoạt động của một tổ chức, tập thể, ngành nghề nào đó có chất lượng phải có sự tổ chức, tập hợp những cá nhân lại thành một lực lượng, có nghĩa là phải có một đội ngũ 18 đồng bộ về các mặt. Chính vì vậy trong đời sống xã hội thuật ngữ đội ngũ dùng để chỉ những người có cùng nghề nghiệp, được tổ chức tập hợp thành một lực lượng để hoạt động như: đội ngũ trí thức, đội ngũ giáo viên, đội ngũ công nhân viên chức, đội ngũ những người lao động. Trong tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội đội ngũ bao gồm những các cá nhân hợp thành để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của tổ chức ấy như: đội ngũ đảng viên, đội ngũ công chức Nhà nước, đội ngũ cán bộ quân đội, đội ngũ đoàn viên thanh niên…. Trong mỗi tổ chức, cá nhân được đặt ở một vị trí nhất định nhằm thực hiện một hoặc một số chức năng, nhiệm vụ nào đó của tổ chức. Hoạt động của họ là một trong những yếu tố tạo nên hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức. Mỗi người thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là điều kiện để người khác trong tổ chức thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của họ. Như vậy, muốn một tổ chức nào đó hoạt động tốt phải có một đội ngũ đồng bộ. Từ những nghiên cứu trên có thể quan niệm đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu: Là những cán bộ, công chức được tuyển dụng qua thi tuyển được sắp xếp, bố trí theo tổ chức biên chế của ngành thuế với số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng ngày càng cao, có chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định, nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành thuế theo quy định của pháp luật.Quan niệm trên đã chỉ ra những yếu tố tạo thành đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu. Để tạo thành đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu trước hết phải có một số lượng cán bộ, công chức nhất định.Việc xác định số lượng cán bộ, công chức cân thiết không thể tuỳ tiện mà phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của ngành thuế và các quy định của cấp trên về tổ chức biên chế đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu được thể hiện trước hết ở phẩm chất, năng lực của từng người. Đó phẩm chất chính trị của người cán bộ, công chức thể hiện ở niềm tin, lý tưởng chính trị, nghề nghiệp; phẩm chất đạo đức cách mạng, nghề nghiệp thể hiện ở chí hướng và lòng mong muốn, thái độ tích cực đối với hoạt động của ngành thuế. Năng lực của cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu thể hiện ở việc làm chủ kiến
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan