Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng danh mục đầu tư tối ưu cho nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng kho...

Tài liệu Xây dựng danh mục đầu tư tối ưu cho nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam

.PDF
110
2
92

Mô tả:

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -------------------- LÊ MINH XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ TỐI ƯU CHO NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành : QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Mã ngành: 12.00.00 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2008 Trang 2 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến sĩ Trần Du Lịch (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Ký tên: Cán bộ chấm nhận xét 1 : Tiến sĩ Đỗ Văn Thắng (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Ký tên: Cán bộ chấm nhận xét 2 : Tiến sĩ Vương Đức Hoàng Quân (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Ký tên: Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 10 tháng 8 năm 2008 Luận văn cao học Quản Trị Kinh Doanh – Học viên: Lê Minh – GVHD: TS. Trần Du Lịch Trang 3 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ---------------- CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHIà VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc ---oOo--Tp. HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2008 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên học viên: Lê Minh Giới tính : Nam Ngày, tháng, năm sinh : 05/01/1983 Nơi sinh : Bắc Ninh Chuyên ngành : Quản Trị Doanh Nghiệp MSHV: 01706425 Khoá (Năm trúng tuyển) : 2006 1- TÊN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ TỐI ƯU CHO NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN: − Xây dựng nên qui trình thiết lập danh mục đầu tư yêu thích cho nhà đầu tư cá nhân. − Áp dụng 3 mô hình lý thuyết danh mục đầu tư: CAPM, Markowitz và APT vào việc xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán trên TTCK Việt Nam, đánh giá độ phù hợp của 3 mô hình này. − Ứng dụng qui trình để lập ra một danh mục đầu tư có thể đạt được lợi nhuận tối ưu trong mối tương quan với rủi ro. Danh mục này sẽ gồm 1 danh sách các cổ phiếu cụ thể và tỉ trọng mỗi cổ phiếu trong danh mục. 3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 26/1/2008 4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 30/6/2008 5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TIẾN SĨ TRẦN DU LỊCH Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN (Họ tên và chữ ký) QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) Luận văn cao học Quản Trị Kinh Doanh – Học viên: Lê Minh – GVHD: TS. Trần Du Lịch Trang 4 LỜI CẢM ƠN H•I Sau một thời gian tích cực tìm hiểu và nghiên cứu, Luận văn này đã được hoàn thành. Để có được kết quả như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ và giúp đỡ từ gia đình, người thân, bạn bè, quí thầy cô và các cơ quan, tổ chức. Nhân đây, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình đến thầy giáo, người hướng dẫn khoa học, TS. Trần Du Lịch đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu để có thể hoàn thành Luận văn này. Tiếp theo, tôi xin chân thành cám ơn đến các tổ chức: ¾ Trường Đại học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh, Khoa Đào tạo Sau Đại học và Khoa Quản lý Công Nghiệp. ¾ Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt. ¾ Công ty TNHH Thương mại Công nghệ Việt Bít đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp phương tiện học tập, tài liệu nghiên cứu, kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân tôi trong thời gian vừa qua. Cuối cùng, để được thành quả như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện cũng như động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua. Tôi xin trân trọng cám ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 30/6/2008 Người thực hiện Lê Minh Luận văn cao học Quản Trị Kinh Doanh – Học viên: Lê Minh – GVHD: TS. Trần Du Lịch Trang 5 LỜI CAM ĐOAN H•I Tôi tên là Lê Minh, tác giả của Luận văn Thạc sĩ Quản trị Doanh nghiệp với đề tài “XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ TỐI ƯU CHO NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN TTCK VIỆT NAM”. Tôi xin cam đoan: Nội dung của đề tài hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của cá nhân dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Trần Du Lịch. Tất cả các dữ liệu, tài liệu tham khảo được sử dụng trong Luận văn này đều đã được trích dẫn đầy đủ nguồn tài liệu tại danh mục tài liệu tham khảo. Nếu có điều gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Người cam đoan Lê Minh Luận văn cao học Quản Trị Kinh Doanh – Học viên: Lê Minh – GVHD: TS. Trần Du Lịch Trang 6 TÓM TẮT Danh mục đầu tư và quản lý danh mục đầu tư là khái niệm không mới đối với các nhà đầu tư trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam trong bối cảnh thị trường chứng khoán còn non trẻ, các kênh đầu tư khác còn ít và chưa phổ biến thì danh mục đầu tư vẫn còn tương đối lạ lẫm đối với những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Đề tài này nhằm mục đích giúp nhà đầu tư cá nhân xây dựng một danh mục đầu tư và quản lý danh mục đầu tư này sao cho có hiệu quả nhất để hạn chế được những rủi ro và tối ưu hóa được lợi nhuận khi tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đề tài sử dụng 3 lý thuyết quản lý danh mục đầu tư hiện đại phổ biến nhất hiện nay là: Markowitz, CAPM và APT. 3 lý thuyết này được áp dụng trong quá trình xây dựng danh mục và được xem xét đánh giá tính hiệu quả và mức độ phù hợp đối với môi trường của Việt Nam. Việc ứng dụng 3 lý thuyết danh mục đầu tư còn gặp nhiều hạn chế, như thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đáp ứng được các giả định của mỗi lý thuyết, thời điểm nghiên cứu gặp phải lúc thị trường suy giảm và các yếu tố về “Tài chính học hành vi” (như tâm lý đám đông, bầy đàn) có thể lý giải tốt hơn là các phân tích cơ bản hay kỹ thuật, hạn chế về số lượng mẫu và thời đoạn nghiên cứu… ; tuy nhiên kết quả của đề tài đã có những ý nghĩa nhất định và có thể xem như một kênh tham khảo quan trọng cho các quyết định mua, bán của nhà đầu tư. Luận văn cao học Quản Trị Kinh Doanh – Học viên: Lê Minh – GVHD: TS. Trần Du Lịch Trang 7 ABSTRACT Portfolio management is not a new concept with investors around the world. However, in Vietnam, due to the young Stock Exchange and lack of other investment opportunities, portfolio is still new and strange with individual investors. The purpose of this research is to support individual investors in building a portfolio and control it, in order to reduce risks and have the most optimal return. This research uses 3 modern portfolio management theories: Markowitz, CAPM, APT. These 3 theories are applied in portfolio construction process and considered to evaluate the effective and suitability in Vietnam environment. Although the application of three modern portfolio theories had some limitation, for example, Vietnam Stock Exchange did not fully satisfy each theory’s assumptions, the research time dropped into correction period, “Behavioral Finance” factor had more explanatory than fundamental analysis or technical analysis, lacked of samples…; the result of this research did have significance and can be a considerable reference for any investment decision. Luận văn cao học Quản Trị Kinh Doanh – Học viên: Lê Minh – GVHD: TS. Trần Du Lịch Trang 8 MỤC LỤC NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ.......................................................3 LỜI CẢM ƠN .........................................................................................4 LỜI CAM ĐOAN....................................................................................5 TÓM TẮT ...............................................................................................6 ABSTRACT ............................................................................................7 MỤC LỤC...............................................................................................8 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .................................................................11 1.1 Cơ sở hình thành đề tài...........................................................11 1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ............................................12 1.2.1 Mục tiêu..............................................................................12 1.2.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................12 1.3 Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................13 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................14 2.1 Danh mục đầu tư ....................................................................14 2.2 Phân tích và quản lí danh mục đầu tư.....................................14 2.3 Quy trình quản lý danh mục đầu tư [23]...................................15 2.4 Các khái niệm cơ bản .............................................................19 2.4.1 Lợi nhuận và rủi ro[13] ........................................................19 2.4.2 Rủi ro hệ thống – Rủi ro phi hệ thống................................21 2.4.3 Nguyên lí đa dạng hoá........................................................22 2.4.4 Mức ngại rủi ro và hàm hữu dụng......................................22 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................23 3.1 Mô hình Markowiz .................................................................23 3.1.1 Giới thiệu............................................................................23 3.1.2 Giả định ..............................................................................23 3.1.3 Nội dung.............................................................................24 3.2 Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) [22] ..............................28 Luận văn cao học Quản Trị Kinh Doanh – Học viên: Lê Minh – GVHD: TS. Trần Du Lịch Trang 9 3.2.1 Giới thiệu............................................................................28 3.2.2 Giả định ..............................................................................29 3.2.3 Nội dung.............................................................................29 3.3 Lý thuyết định giá chênh lệch – APT.....................................38 3.3.1 Giới thiệu [22] ......................................................................38 3.3.2 Giả định[15]..........................................................................39 3.3.3 Nội dung[22] ........................................................................39 3.4 Các bước tiến hành xây dựng danh mục của đề tài ................44 3.4.1 Xây dựng mục tiêu đầu tư ..................................................44 3.4.2 Lựa chọn chiến lược đầu tư................................................44 3.4.3 Lựa chọn cổ phiếu để đưa vào danh mục...........................44 3.4.4 Giám sát danh mục bằng chỉ số Index ...............................45 3.4.5 Tối ưu hóa danh mục..........................................................45 3.4.6 Tái cơ cấu danh mục ..........................................................45 CHƯƠNG 4 ÁP DỤNG VÀO XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ CHO NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN.....................................................................46 4.1 Xây dựng thang đo để lựa chọn cổ phiếu ...............................46 4.1.1 Một số thang đo phổ biến hiện nay ....................................46 4.1.2 Xây dựng thang đo cho đề tài ............................................47 4.1.3 Mô hình chọn lựa của các nhà đầu tư lớn trên thế giới......48 4.1.4 Nghiên cứu của các luận văn trước đây .............................49 4.1.5 Xây dựng thang đo .............................................................53 4.2 Áp dụng vào xây dựng danh mục đầu tư................................56 4.2.1 Lựa chọn cổ phiếu vào danh mục ......................................56 4.2.2 Xác định tỉ trọng danh mục bằng mô hình Markowitz ......59 4.2.3 Tính Index ..........................................................................66 4.2.4 Tái cơ cấu danh mục ..........................................................70 4.2.5 Áp dụng CAPM..................................................................70 4.2.6 Áp dụng APT .....................................................................76 Luận văn cao học Quản Trị Kinh Doanh – Học viên: Lê Minh – GVHD: TS. Trần Du Lịch Trang 10 4.3 Kết quả và bàn luận ................................................................85 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................87 5.1 Tóm tắt nghiên cứu.................................................................87 5.2 Kiến nghị ................................................................................88 5.3 Hướng phát triển.....................................................................88 PHỤ LỤC ..............................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................106 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN...................108 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN ...............................................................................................................109 Luận văn cao học Quản Trị Kinh Doanh – Học viên: Lê Minh – GVHD: TS. Trần Du Lịch Trang 11 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Cơ sở hình thành đề tài Sau gần 8 năm hình thành và phát triển (từ 2000-nay), thị trường chứng khoán Việt Nam đã tạo được vị trí nhất định trong nền kinh tế cả về qui mô lẫn chất lượng, thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động và điều hòa vốn hiệu quả, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng GDP của cả nước. Sự bừng tỉnh của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 2 năm trở lại đây đã thu hút một luồng vốn không nhỏ của các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt vào thời điểm cuối năm 2006 và đầu 2007 thị trường đã tăng trưởng ngoạn mục từ mức 741 điểm VN-Index lên đến mức đỉnh 1170 đã khiến không ít nhà đầu tư cá nhân trở thành triệu phú, tỉ phú một cách dễ dàng; làm nhiều người lầm tưởng rằng thị trường chứng khoán là một nơi dễ kiếm tiền, đã đổ vào những khoản lương hưu, những khoản tiền tiết kiệm, tiền đi chợ, nhiều người từ bỏ công việc kinh doanh của mình để lao vào thị trường, biến thị trường gần như thành một sòng bạc. Thực tế khi thị trường điều chỉnh đi xuống (từ tháng 4-2007 đến 122007 VN-Index rơi từ 1170 – 927) khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ thiếu kiến thức đã phải ôm hận. Lúc này các nhà đầu tư một là rời bỏ thị trường và chấp nhận thua lỗ, những người khác còn bám trụ lại thì bắt đầu tìm kiếm và trau dồi thêm các kiến thức về tài chính chứng khoán để giúp cho việc đầu tư được tốt hơn. Tuy vậy, hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam, việc quản lý danh mục đầu tư với phần đông các nhà đầu tư cá nhân - trong đó có một bộ phận không ít những người không có nhiều kiến thức về đầu tư tài chính - vẫn còn mang tính nghiệp dư, theo cảm tính và không có phương pháp cụ thể. Điều này khiến nhà đầu tư bị mất đi những khoản lãi hoặc phải chấp nhận chịu lỗ mà thực ra có thể tránh được. Luận văn cao học Quản Trị Kinh Doanh – Học viên: Lê Minh – GVHD: TS. Trần Du Lịch Trang 12 1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu Đề tài đặt ra những mục tiêu sau: − Xây dựng nên qui trình thiết lập danh mục đầu tư yêu thích cho nhà đầu tư cá nhân. − Áp dụng 3 mô hình lý thuyết danh mục đầu tư: CAPM, Markowitz và APT vào việc xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán trên TTCK Việt Nam, đánh giá độ phù hợp của 3 mô hình này. − Ứng dụng qui trình để lập ra một danh mục đầu tư có thể đạt được lợi nhuận tối ưu trong mối tương quan với rủi ro. Danh mục này sẽ gồm 1 danh sách các cổ phiếu cụ thể và tỉ trọng mỗi cổ phiếu trong danh mục. 1.2.2 Phạm vi nghiên cứu Một danh mục đầu tư đúng nghĩa thường rất rộng và đa dạng, ví dụ như danh mục đầu tư có thể gồm cả vàng, bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ…; tuy nhiên phạm vi đề tài này chỉ dừng ở mức xây dựng danh mục đầu tư cho các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể là các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) cho đến thời điểm tháng 5/2008. Do không đủ thông tin, số liệu hoặc số liệu chưa đáng tin cậy nên tạm thời các công ty niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội (HaSTC), các công ty trên sàn OTC và các công ty chuẩn bị lên sàn sau tháng 5/2008 sẽ không được đưa vào trong các tính toán của đề tài này. Những số liệu mà đề tài sử dụng chủ yếu được cung cấp từ báo cáo tài chính định kỳ sau khi kiểm toán của các công ty niêm yết và từ các số liệu tính toán của phòng phân tích công ty chứng khoán Rồng Việt (trong trường hợp báo cáo tài chính chưa kiểm toán), do không đủ nguồn lực để thẩm định nên xin giả định rằng số liệu trong các báo cáo này là hoàn toàn chính xác. Luận văn cao học Quản Trị Kinh Doanh – Học viên: Lê Minh – GVHD: TS. Trần Du Lịch Trang 13 1.3 Ý nghĩa thực tiễn − Giúp các nhà đầu tư cá nhân có thể xây dựng nên 1 danh mục cổ phiếu theo một phương pháp có hệ thống, khoa học; giúp giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. − Đánh giá được tính thực tiễn của 3 mô hình lý thuyết danh mục đầu tư phổ biến hiện nay. − Hỗ trợ phần nào cho các định chế tài chính chuyên nghiệp có thể đưa ra các danh mục khác nhau cho khách hàng của họ. Luận văn cao học Quản Trị Kinh Doanh – Học viên: Lê Minh – GVHD: TS. Trần Du Lịch Trang 14 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Danh mục đầu tư Danh mục đầu tư là tập hợp một hay một số loại tài sản khác nhau. Đối với hộ gia đình, hay cá nhân, danh mục này có thể gồm ngoại tệ mạnh (Đô-la Mỹ hoặc Euro), vàng và kim cương, một số lượng nhất định cổ phiếu, tiền mặt và trái phiếu, đất và bất động sản, v.v… Đối với các quỹ đầu tư, danh mục thường phân phối giữa các loại tài sản và công cụ tài chính: Cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt, phái sinh.[4] Một danh mục đầu tư được biết đến như là cách làm giảm bớt rủi ro do gắn tài sản của cá nhân hay tổ chức lệ thuộc duy nhất vào một loại tài sản, theo nguyên tắc “không bỏ trứng vào cùng một rổ”. Đối với đầu tư tài chính, danh mục đầu tư càng đặc biệt có ý nghĩa quan trọng, vì hoạt động đầu tư tài chính lớn nhất thường xảy ra ở các quỹ đầu tư, huy động vốn từ các TTCK lớn. [4] Có nhiều cách để thể hiện một danh mục đầu tư nhưng cách thuận lợi nhất là thể hiện dưới dạng tỉ trọng các tài sản đầu tư trong danh mục. Ví dụ có n danh mục P: ( w 1, w 2,..., w n ) với ∑ w i = 1 , i=1 w i là tỉ trọng của tài sản thứ i. 2.2 Phân tích và quản lí danh mục đầu tư Phân tích và quản lí danh mục đầu tư là dựa vào thái độ đối với rủi ro của nhà đầu tư, phân tích biến động chứng khoán, từ đó điều chỉnh vị thế các tài sản trong danh mục. Hai yếu tố quan trọng phải xem xét đó là lợi suất và độ rủi ro của danh mục mà nhà đầu tư chấp nhận. Bởi vì có thể với cùng một tài sản nhưng thái độ với tài sản đó của nhà đầu tư không giống nhau, hay cùng với một danh mục nhưng thái độ với rủi ro của từng nhà đầu tư là khác nhau. Theo định nghĩa về danh mục đầu tư của William: danh mục đầu tư là việc nắm giữ các chứng khoán trong một thời gian định trước, thường từ 12 tháng đến 5 năm. Như vậy danh mục đầu tư là việc nắm giữ chứng khoán Luận văn cao học Quản Trị Kinh Doanh – Học viên: Lê Minh – GVHD: TS. Trần Du Lịch Trang 15 trong một khoảng thời gian dài nhằm kiếm được lợi nhuận cao nhất với mức độ rủi ro thấp nhất. Tuy nhiên môi trường kinh tế là bất định, luôn có sự biến động về lợi suất và rủi ro cũng như các cơ hội kiếm lời, do vậy phải điều chỉnh danh mục để giảm thiểu rủi ro, tăng lợi suất kì vọng, đồng thời tận dụng được cơ hội trên thị trường.[14] Việc phân tích một danh mục đầu tư không chỉ giới hạn trong việc uỷ thác về quản lí danh mục, mà còn có vai trò quan trọng trong việc tư vấn cho các nhà đầu tư lựa chọn và tự điều chỉnh danh mục đầu tư của mình. Theo một cách phát biểu ngắn gọn, việc phân tích và quản lí danh mục là việc thiết lập mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất kì vọng thu được. Để đánh giá một danh mục và nhà quản lý danh mục làm việc tốt ra sao, thường hiệu quả của danh mục được so sánh với kết quả của vài chỉ số cơ bản. Ví dụ tỷ suất sinh lợi danh mục của một nhà quản lý mua cổ phiếu mệnh giá lớn của các công ty Mỹ có thể được so sánh với chỉ số S&P 500. Trong trường hợp này chỉ số S&P 500 được xem là cột mốc so sánh với những hiệu quả đã được tính toán. Tương tự như vậy hiệu quả của một nhà quản lý quốc tế có thể được so sánh với chỉ số của các cổ phiếu quốc tế. Trong việc chọn lựa mốc so sánh thích hợp cần thận trọng xác định cột mốc so sánh chỉ chứa đựng những loại cổ phiếu mà nhà quản lý hướng đến như là đại diện cho phong cách của anh ta và có sẵn để mua. Một nhà quản lý đã được bảo rằng không mua bất kỳ chứng khoán nào có trong chỉ số S&P 500 thì không có lý do gì bị so sánh với chỉ số này. Hơn nữa các nhà quản lý danh mục không chỉ bị so sánh với chỉ số mà còn với những nhóm các nhà quản lý tương đương, ví dụ như hiệu quả của một quỹ đầu tư như đã quảng cáo là một quỹ tăng trưởng có thể được so sánh với hiệu quả của một mẫu lớn các quỹ tương tự. [14] 2.3 Quy trình quản lý danh mục đầu tư [23] Quy trình xây dựng và quản lý danh mục đầu tư thường trải qua các giai đoạn cơ bản sau: Luận văn cao học Quản Trị Kinh Doanh – Học viên: Lê Minh – GVHD: TS. Trần Du Lịch Trang 16 Xây dựng mục tiêu đầu tư Phân bổ tài sản Lựa chọn chiến lược đầu tư Lựa chọn cổ phiếu Giám sát và theo dõi danh mục Thứ nhất, xây dựng mục tiêu đầu tư. Mục tiêu đầu tư thường phải đề cập đến 3 yếu tố cơ bản như: yêu cầu về lợi nhuận, mức độ chấp nhận rủi ro và thời hạn thu hồi vốn. Ngoài ra, mục tiêu đầu tư còn có thể đề cập đến những hạn chế hay những ưu tiên trong hoạt động đầu tư. Mỗi nhà đầu tư dù là tổ chức hay cá nhân tùy theo những đặc thù, điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mình có thể có những mục tiêu đầu tư rất khác nhau. Việc xây dựng mục tiêu đầu tư đóng vai trò rất quan trọng bởi vì: mục tiêu là cơ sở để xây dựng danh mục đầu tư, là cơ sở để điều chỉnh danh mục đầu tư và là căn cứ để đánh giá hiệu quả hoạt động của danh mục đầu tư. Thứ hai, chính sách phân bổ tài sản (Asset Allocation) hợp lý: Là quyết định tỉ lệ phân bổ ngân quỹ đầu tư của nhà đầu tư tổ chức hay cá nhân vào các loại tài sản đầu tư chính như : tiền mặt và các công cụ tương đương tiền mặt, Luận văn cao học Quản Trị Kinh Doanh – Học viên: Lê Minh – GVHD: TS. Trần Du Lịch Trang 17 các công cụ thị trường tiền tệ, trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản… để đạt được các mục tiêu đầu tư đã đặt ra. Quyết định phân bổ tài sản là đặc biệt quan trọng, vì nó chi phối việc thực hiện của hầu hết toàn bộ danh mục đầu tư. Thứ ba, lựa chọn chứng khoán (Security Selection) đầu tư: Đây là công đoạn trong đó nhà quản trị đầu tư phải sử dụng nhiều kỹ thuật, phương pháp và chiến lược khác nhau để lựa chọn các chứng khoán cụ thể vào danh mục đầu tư. Đây là một công việc mang tính chất liên tục, nhà đầu tư không chỉ thực hiện lựa chọn chứng khoán 1 lần duy nhất trong tòan bộ quá trình đầu tư mà còn phải thường xuyên điều chỉnh danh mục đầu tư khi thị trường có những biến động hay đưa ra quyết định mua bán kịp thời khi phát hiện có những chứng khoán bị định giá sai. Thứ tư, lựa chọn chiến lược quản lý danh mục đầu tư hiệu quả. Việc lựa chọn chiến lược đầu tư xuất hiện với tư cách là một công đoạn độc lập trong quy trình xây dựng và quản lý danh mục đầu tư. Có quan điểm cho rằng nó thuộc công đoạn phân bổ tài sản, cũng có quan điểm cho rằng nó thuộc công đoạn lựa chọn chứng khoán. Tuy nhiên, dù là một công đoạn độc lập hay thuộc công đoạn nào thì việc lựa chọn chiến lược đầu tư vẫn là một khâu quan trọng, nó là cầu nối truyền dẫn mục tiêu đầu tư và chính sách phân bổ tài sản đến công đoạn thực hiện cụ thể là lựa chọn chứng khoán. Nó là kim chỉ nam hướng dẫn quan trọng khi tiến hành xây dựng danh mục đầu tư và toàn bộ quá trình điều chỉnh danh mục đầu tư sau đó. Hai chiến lược được nhắc tới phổ biến nhất là chiến lược quản lý danh mục đầu tư chủ động (Active Strategy) và chiến lược quản lý danh mục đầu tư thụ động (Passive Strategy) hay sự phối hợp giữa hai chiến lược này (Mix - Strategy). Chiến lược quản lý danh mục đầu tư chủ động Chiến lược chủ động luôn chú trọng sử dụng các chỉ số kinh tế, tài chính, cùng các công cụ khác nhau để đưa ra các dự báo về thị trường và định giá chứng khoán, từ đó mua bán chứng khoán một cách chủ động để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn so với việc chỉ mua và nắm giữ chứng khoán. Luận văn cao học Quản Trị Kinh Doanh – Học viên: Lê Minh – GVHD: TS. Trần Du Lịch Trang 18 Chiến lược quản lý danh mục đầu tư thụ động Ngược lại với chiến lược chủ động, chiến lược này được hiểu một cách đơn giản nhất là chiến lược mua và nắm giữ (buy - and - hold), nhà đầu tư sẽ mua và nắm giữ chứng khoán trong một thời gian dài, trong suốt thời gian đó, họ hầu như không điều chỉnh hoặc chỉ điều chỉnh một cách tối thiểu danh mục đầu tư. Chiến lược thụ động được cổ vũ bởi lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis), họ cho rằng thị trường là hiệu quả, giá cả thị trường của các cổ phiếu luôn hợp lý, nó phản ánh một cách nhanh chóng tất cả thông tin liên quan đến cổ phiếu đó, thị trường là một cơ chế định giá hiệu quả và do đó không tồn tại các chứng khoán bị định giá sai. Do vậy, không cần phải bỏ công tìm kiếm các chứng khoán bị định giá sai và mua bán chứng khoán một cách chủ động. Các nhà đầu tư theo đuổi chiến lược thụ động thường đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm làm cho danh mục đầu tư của mình khớp với một chỉ số chứng khoán nào đó. Do vậy, chiến lược thụ động thường được gọi là chiến lược khớp chỉ số (Match - Index - Strategy). Chiến lược bị động thuần túy nhất chính là chiến lược khớp chỉ số một cách hoàn toàn. Theo chiến lược này nhà đầu tư sẽ chọn một chỉ số chứng khoán nào đó làm chuẩn (Benchmark) chẳng hạn như chỉ số S&P 500. Họ mua và nắm giữ tất cả các chứng khoán có trong chỉ số với tỷ trọng của mỗi chứng khoán trong danh mục đầu tư giống như tỷ trọng của các chứng khoán đó trong chỉ số. Danh mục đầu tư của họ tăng giảm đúng bằng tốc độ tăng giảm của chỉ số S&P 500, nói cách khác, nó giống như bản photocopy thu nhỏ của chỉ số S&P 500 Thứ năm, giám sát theo dõi những diễn biến giá cả tương đối của chứng khoán trên thị trường, cả mức độ rủi ro và lợi nhuận mong đợi. Điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp với diễn biến của thị trường và mục tiêu của người đầu tư. Luận văn cao học Quản Trị Kinh Doanh – Học viên: Lê Minh – GVHD: TS. Trần Du Lịch Trang 19 2.4 Các khái niệm cơ bản 2.4.1 Lợi nhuận và rủi ro[13] Lợi nhuận Lợi nhuận được định nghĩa là thu nhập có được từ hoạt động đầu tư, bao gồm: − Cổ tức: phần lợi nhuận công ty chia cho nhà đầu tư. − Lợi vốn: phần lợi nhuận nhà đầu tư kiếm được từ chênh lệch giữa giá bán và giá mua cổ phiếu Tỷ suất sinh lợi đầu tư cổ phiếu Tỷ suất sinh lợi (hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận, lợi suất, suất sinh lợi…) là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận kiếm được so với vốn đầu tư, được tính bằng công thức: Trong đó Dt , Pt là cổ tức và giá cổ phiếu ở thời điểm t Pt-1 là giá cổ phiếu ở thời điểm t – 1 Đây là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh mục tiêu của nhà đầu tư. Rủi ro Về định tính, rủi ro (risk) là sự không chắc chắn (uncertainty) một tình trạng có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Về định lượng, rủi ro là sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Tài sản nào khi đầu tư không có sự sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng gọi là tài sản phi rủi ro. Để đo lường rủi ro, người ta dùng các tham số sau: Tham số − Lợi vọng nhuận Công thức và Ý nghĩa kỳ n E ( R ) = ∑ Ri pi i =1 Ri: lợi nhuận ứng với khả năng i Luận văn cao học Quản Trị Kinh Doanh – Học viên: Lê Minh – GVHD: TS. Trần Du Lịch Trang 20 pi: xác suất xảy ra khả năng i n: số khả năng xảy ra Ý nghĩa: Lợi nhuận trung bình có trọng số của các lợi nhuận có thể xảy ra, với trọng số chính là xác suất xảy ra, thường được ký hiệu E(R) hoặc R − Độ lệch chuẩn σ= n ∑ [R i i =1 − E ( Ri )]2 pi Ý nghĩa: Đo lường sự sai biệt giữa lợi nhuận so với lợi nhuận kỳ vọng, do đó, đo lường rủi ro đầu tư. Tài sản phi rủi ro có độ lệch chuẩn bằng 0. − Hiệp phương sai (Covariance) Cov ( Ri R j ) = σ ij = n ∑ p [R k ik − E ( Ri )] [ R jk − E ( R j )] i =1 pk : Xác suất tình huống k. Rik: Tỷ suất chứng khoán i trong tình huống k. Rjk: Tỷ suất chứng khoán j trong tình huống k. n : số khả năng xảy ra Ý nghĩa: Là chỉ số đo lường độ biến thiên của tỷ suất hai loại chứng khoán có chiều hướng biến động song song. Nếu hiệp phương sai dương thì tỷ suất của hai chứng khoán biến động cùng chiều, nếu âm thì tỷ suất của hai chứng khoán biến động ngược chiều. − Hệ số tương quan (Correlation) ρ ij = Cov( Ri R j ) σ iσ j = σ ij σ iσ j Ý nghĩa: Nằm trong khoảng từ -1 đến +1, đo lường mối quan hệ giữa hai thuộc tính để xem chúng biến thiên cùng chiều hay ngược chiều. Giá trị tuyệt đối của chì số này càng gần với 1 thì mối quan hệ càng mạnh và ngược lại. Luận văn cao học Quản Trị Kinh Doanh – Học viên: Lê Minh – GVHD: TS. Trần Du Lịch
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan