Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thị trấn bảo lạc huyện bảo lạc tỉnh cao bằng...

Tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thị trấn bảo lạc huyện bảo lạc tỉnh cao bằng

.PDF
96
5
60

Mô tả:

.. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐOÀN TRỌNG KẾT XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH THỊ TRẤN BẢO LẠC, HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THÁI NGUYÊN - 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐOÀN TRỌNG KẾT XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH THỊ TRẤN BẢO LẠC, HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG Ngành: Quản lý đất đai Mã ngành: 60 85 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Chí Hiểu THÁI NGUYÊN - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng Tác giả luận văn Đoàn Trọng Kết năm 2017 ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bản luận văn này. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Chí Hiểu, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, công chức, viên chức đang công tác tại UBND thị trấn Bảo Lạc, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Cao Bằng, Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Bảo Lạc và Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Cao Bằng tham gia phỏng vấn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tại địa phương. Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn ! Tác giả luận văn Đoàn Trọng Kết iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ......................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................2 Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3 1.1. Tổng quan về hồ sơ địa chính, CSDL đất đai và CSDL địa chính. .....................3 1.1.1. Tổng quan về hồ sơ địa chính ...........................................................................3 1.1.2. Tổng quan về CSDL đất đai ..............................................................................6 1.1.3. Tổng quan về CSDL địa chính ..........................................................................7 1.2. Tổng quan về quy định kỹ thuật chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam ...................8 1.2.1. Nội dung CSDL địa chính .................................................................................8 1.2.2. Sơ đồ liên kết giữa các nhóm dữ liệu thành phần .............................................9 1.2.3. Hệ quy chiếu không gian và thời gian áp dụng cho dữ liệu địa chính ............10 1.2.4. Siêu dữ liệu địa chính (metadata): ..................................................................10 1.2.5. Chất lượng dữ liệu địa chính được đánh giá sau khi xây dựng.......................12 1.2.6. Trình bày và hiển thị dữ liệu địa chính ...........................................................12 1.2.7. Quy tắc hiển thị ...............................................................................................12 1.3. Tổng quan về phần mềm VILIS 2.0 ...................................................................13 1.3.1. Nền tảng công nghệ VILIS 2.0 .......................................................................14 1.3.2. Phiên bản VILIS 2.0 Enterprise ......................................................................15 1.4. Các phần mềm phục vụ xây dựng bản đồ địa chính và CSDL địa chính tại địa phương .................................................................................................................19 1.4.1. Phần mềm MicroStation SE ............................................................................19 iv 1.4.2. Giới thiệu phần mềm Famis ............................................................................19 1.4.3. Phần mềm LandData2.0 ..................................................................................20 1.4.4. Phần mềm Microsoft SQL Server 2005 ..........................................................20 1.4.5. Phần mềm chuyển đổi dữ liệu đồ họa từ Famis sang ViLIS2.0 (GIS2ViLIS) ......20 1.4.6. Một số phần mềm khác ...................................................................................20 1.5. Quy trình công nghệ xây dựng CSDL địa chính ................................................21 1.6. Phân loại địa bàn và quy trình xây dựng CSDL địa chính .................................21 1.6.1. Địa bàn chưa có CSDL địa chính ....................................................................22 1.6.2. Địa bàn đã có CSDL địa chính: ......................................................................28 1.7. Tổng quan một số kinh nghiệm về hệ thống thông tin đất đai và CSDL đất đai trên thế giới, tại Việt Nam và tỉnh Cao Bằng ......................................................29 1.7.1. Thế giới ...........................................................................................................29 1.7.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................32 1.7.3. Tại tỉnh Cao Bằng (Số liệu đến hết tháng 12 năm 2016) ................................33 1.8. Tổng quan một số định hướng CSDL đất đai đa mục tiêu.................................34 1.9. Các nghiên cứu về xây dựng CSDL địa chính tại một số địa phương trong nước ..... 36 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................... 38 2.1. Đối tượng, thời gian, phạm vi và địa điểm nghiên cứu .....................................38 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................38 2.1.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................38 2.1.3. Phạm vi và địa điểm nghiên cứu .....................................................................38 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................38 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................................................38 2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất, tình hình xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính tại thị trấn Bảo Lạc ....................................................................................................38 2.2.3. Xây dựng CSDL địa chính thị trấn Bảo Lạc ...................................................38 2.2.5. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng CSDL địa chính thị trấn Bảo Lạc ...............................................................................................39 2.2.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác xây dựng CSDL địa chính tại thị trấn Bảo Lạc ....................................................................................39 v 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................39 2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp..................................................39 2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ................................................39 2.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu....................................................40 2.3.4. Phương pháp xây dựng CSDL địa chính bằng phần mềm ViLIS2.0 ..............40 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 44 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ....................................................................44 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................44 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................45 3.2. Hiện trạng sử dụng đất, tình hình xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính tại thị trấn Bảo Lạc .........................................................................................................46 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 ...................................................................46 3.2.2. Hiện trạng xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính tại thị trấn Bảo Lạc.............47 3.3. Các bước xây dựng CSDL địa chính và phân loại địa bàn xây dựng CSDL địa chính thị trấn Bảo Lạc .........................................................................................48 3.3.1. Các bước xây dựng CSDL địa chính ..............................................................48 3.3.2. Phân loại địa bàn .............................................................................................50 3.4. Xây dựng CSDL địa chính thị trấn Bảo Lạc bằng phần mềm ViLIS2.0 và kết quả thực hiện. ......................................................................................................52 3.4.1. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính ..........................................................52 3.4.2. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính ............................................................57 3.4.3. Xây dựng kho lưu hồ sơ quét từ phần mềm LandData Version2.0 ................62 3.4.4. Xây dựng dữ liệu đặc tả (metadata) ................................................................64 3.4.5. Sao lưu, phục hồi CSDL địa chính..................................................................65 3.4.6. Lập hồ sơ địa chính và cập nhật biến động đất đai từ CSDL địa chính bằng phần mềm ViLIS2.0 .........................................................................................65 3.4.7. Đánh giá khả năng khai thác CSDL địa chính phục vụ công tác cập nhật và quản lý biến động đất đai tại địa phương .............................................................72 3.4.8. Kiểm tra, đánh giá chất lượng CSDL địa chính ..............................................72 3.4.9. Đóng gói, giao nộp sản phẩm CSDL địa chính...............................................74 vi 3.5. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng CSDL địa chính và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác xây dựng CSDL địa chính tại thị trấn Bảo Lạc .........................................................................74 3.5.1. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng CSDL địa chính ....................................................................................................................75 3.5.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác xây dựng CSDL địa chính tại thị trấn Bảo Lạc ....................................................................................76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 77 1. Kết luận .................................................................................................................77 2. Kiến nghị ...............................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 79 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CSDL: Cơ sở dữ liệu GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất DGN: Định dạng file của hệ thống MicroStation GIS: Hệ thống thông tin địa lý METADATA: Là các thông tin mô tả về dữ liệu Tab: Thẻ chức năng QSDĐ: Quyền sử dụng đất TT-BTNMT: Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường Là ngôn ngữ định dạng mở rộng có khả năng mô tả nhiều loại XML: dữ liệu khác nhau bằng một ngôn ngữ thống nhất và được sử dụng để chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin (viết tắt từ tiếng Anh "eXtensible Markup Language"). Là một dạng mã hóa của ngôn ngữ XML để thể hiện nội dung GML: các thông tin địa lý (viết tắt từ tiếng Anh "Geography Markup Language") viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu sử dụng các loại đất năm 2015 ..................................... 46 Bảng 3.2: Thống kê tình hình lập hồ sơ địa chính .................................................... 47 Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả xây dựng CSDL không gian địa chính ........................ 56 Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả xây dựng CSDL thuộc tính địa chính .......................... 62 Bảng 3.5: Hạng mục kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm CSDL địa chính ......... 73 Bảng 3.6: Danh mục tài liệu giao nộp ....................................................................... 74 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Các nhóm dữ liệu cấu thành CSDL địa chính............................................. 9 Hình 1.2: Sơ đồ liên kết các nhóm dữ liệu thành phần ............................................. 10 Hình 1.3: Sơ đồ mô tả các nhóm dữ liệu siêu dữ liệu địa chính ............................... 11 Hình 1.4: Kết nối và mô hình hệ thống quản trị CSDL địa chính ............................ 16 Hình 1.5: Mô hình thiết lập quản trị và phân quyền sử dụng CSDL địa chính ........ 17 Hình 1.6: Mô hình tổ chức dữ liệu trong CSDL kho hồ sơ quét............................... 18 Hình 1.7: Đăng nhập kho hồ sơ quét qua phần mềm FileZilla Server ..................... 19 Hình 1.8: Quy trình tổng quan xây dựng CSDL địa chính ....................................... 21 Hình 1.9: Quy trình tổng quan xây dựng CSDL địa chính với địa bàn chưa có CSDL địa chính (trường hợp 1) ............................................................... 25 Hình 1.10: Quy trình tổng quan xây dựng CSDL địa chính với địa bàn chưa có CSDL địa chính (trường hợp 2) ............................................................... 27 Hình 1.11: Quy trình xây dựng CSDL địa chính với địa bàn đã có CSDL địa chính ........................................................................................................ 28 Hình 1.12: Mô hình quản lý WALIS ........................................................................ 32 Hình 1.13: Mô tả phân tích nhu cầu của các đối tượng liên quan đến việc sử dụng và xây dựng CSDL ......................................................................... 34 Hình 1.14: Định hướng mô hình kiến trúc tổng thể CSDL đất đai đa mục tiêu ở Việt Nam............................................................................................... 35 Hình 1.15: Định hướng mô hình khai thác thông tin trong CSDL đất đai đa mục tiêu ở Việt Nam ................................................................................ 35 Hình 1.16: Định hướng mô hình xây dựng CSDL đất đai ở Việt Nam .................... 36 Hình 3.1: Quy trình tổng quát xây dựng CSDL địa chính thị trấn Bảo Lạc ............. 51 Hình 3.2: Kết quả xây dựng dữ liệu không gian địa chính được chuẩn hóa trên phần mềm MicroStation .......................................................................... 53 Hình 3.3: Tạo dữ liệu không gian địa chính trên phần mềm MicroStation và Famis........................................................................................................ 54 Hình 3.5: Mô hình thiết lập CSDL không gian địa chính vào phần mềm ViLIS2.0 .................................................................................................. 55 x Hình 3.6: Cấu trúc nhập dữ liệu bản đồ địa chính vào ViLIS2.0.............................. 55 Hình 3.7: Bảng cấu trúc dữ liệu không gian địa chính tại phần mềm ViLIS2.0....... 56 Hình 3.8: Nhập dữ liệu thuộc tính bản đồ địa chính vào phần mềm LandData........ 58 Hình 3.9: Nhập thông tin chủ sử dụng đất ................................................................ 59 Hình 3.10: Nhập các thông tin thửa đất .................................................................... 59 Hình 3.11: Dữ liệu thuộc tính địa chính dạng Excel ................................................. 60 Hình 3.12: Chuyển dữ liệu thuộc tính địa chính sang ViLIS2.0 ............................... 60 Hình 3.13. Đồng bộ dữ liệu từ hồ sơ địa chính vào bản đồ trong phần mềm ViLIS2.0 .................................................................................................. 61 Hình 3.14: Bảng cấu trúc dữ liệu thuộc tính địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính trong hệ quản trị CSDL Microsoft SQL Server 2005 .................... 62 Hình 3.15: Đơn đề nghị cấp GCNQSDĐ .................................................................. 63 Hình 3.16: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất....................................................... 63 Hình 3.17: Kết quả xây dựng kho hồ sơ quét .......................................................... 64 Hình 3.18: Kết quả xây dựng dữ liệu đặc tả (metadata) .......................................... 64 Hình 3.19: Kết quả thực hiện Sao lưu CSDL địa chính ............................................ 65 Hình 3.20: Kết quả tra cứu thông tin chủ, GCN trong kho hồ sơ quét ..................... 66 Hình 3.21: Lập và in 04 loại sổ ................................................................................. 66 Hình 3.22: In sổ địa chính ......................................................................................... 67 Hình 3.23: In sổ mục kê ............................................................................................ 67 Hình 3.24: In sổ cấp giấy chứng nhận....................................................................... 67 Hình 3.25: Kết quả tạo biểu Thống kê, kiểm kê đất đai ........................................... 68 Hình 3.26. Khởi tạo CSDL biến động bản đồ ........................................................... 69 Hình 3.30: Tham số lựa chọn thông tin cấp đổi, cấp lại GCN .................................. 71 Hình 3.31: Tham số lựa chọn và in cấp đổi GCN ..................................................... 71 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên đất là một vấn đề hết sức quan trọng của mỗi quốc gia, vì vậy trong thời gian qua Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có chủ trương hiện đại hóa công tác quản lý đất đai, dựa trên ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin [16]. Công nghệ thông tin đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong mọi lĩnh vực quản lý và sản xuất kinh doanh. Các hệ thống thông tin có thể hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh, quy trình quản lý, quá trình ban hành quyết định quản lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trong nội bộ mỗi cấp quản lý [15]. CSDL địa chính là một trong bốn thành phần cơ bản của CSDL đất đai, làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các CSDL thành phần khác, CSDL địa chính có vai trò quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai và là một loại dữ liệu được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực khác như: Quy hoạch, xây dựng, giao thông, nông nghiệp… Do đó, việc xây dựng và quản lý tốt CSDL địa chính sẽ giúp quản lý nhà nước về đất đai một cách hiệu quả, mặt khác hỗ trợ cho các ngành có nhu cầu sử dụng dữ liệu địa chính phục vụ các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh một cách nhanh chóng, an toàn với chi phí thấp nhất và tiết kiệm thời gian cho mọi đối tượng sử dụng thông tin đất đai [15]. Trước đòi hỏi của thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai, nên việc xây dựng CSDL địa chính dựa trên công nghệ thông tin là vấn đề cấp bách và thực tế. Để đáp ứng các yêu cầu thực tế về quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian qua nhiều tổ chức, đơn vị đã đầu tư xây dựng nhiều hệ thống phần mềm khác nhau như: ViLIS, ELIS, TMV.LIS, VietLIS phục vụ công tác xây dựng, quản lý và cập nhật dữ liệu địa chính, tin học hóa các quy trình nghiệp vụ về quản lý nhà nước về đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 Quy định về chuẩn dữ liệu địa chính và Thông tư số 04/2013/TT- 2 BTNMT ngày 24/4/2013 Quy định về xây dựng CSDL đất đai. Đây là hai văn bản quy định kỹ thuật được xây dựng để áp dụng thống nhất trong cả nước, là văn bản pháp lý, chỉ đạo toàn ngành thực hiện về xây dựng và quản lý, khai thác CSDL địa chính trong thời gian tới [15]. Nghiên cứu xây dựng CSDL địa chính theo Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính và xây dựng CSDL địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai có ý nghĩa khoa học, thực tiễn và có tính thời sự cao [15]. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được sự giúp đỡ của TS. Nguyễn Chí Hiểu, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng". 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Xây dựng CSDL địa chính tại thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xây dựng CSDL địa chính tại thị trấn Bảo Lạc. - Kiểm nghiệm thực tế khả năng khai thác, chỉnh lý cập nhật biến động đất đai trên CSDL địa chính theo phần mềm ViLIS2.0, phục vụ công tác quản lý biến động đất đai tại địa phương. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng CSDL địa chính tại thị trấn Bảo Lạc và đề xuất giải pháp khắc phục. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Trên cơ sở nội dung nghiên cứu của đề tài, đánh giá các ưu nhược điểm của CSDL địa chính vận hành trên phần mềm ViLIS2.0 và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng CSDL địa chính, ... nhằm xây dựng CSDL địa chính của một đơn vị hành chính theo quy định về chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được xem xét đưa vào thực tiễn sản xuất, phục vụ công tác xây dựng và quản lý CSDL địa chính theo quy định về chuẩn dữ liệu địa chính, góp phần hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống CSDL địa chính của tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về hồ sơ địa chính, CSDL đất đai và CSDL địa chính. 1.1.1. Tổng quan về hồ sơ địa chính Căn cứ theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính. Bao gồm: 1.1.1.1. Hồ sơ địa chính Là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan. 1.1.1.2. Thành phần hồ sơ địa chính Địa phương xây dựng, vận hành CSDL địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong CSDL đất đai, gồm có các tài liệu sau đây: - Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai; - Sổ địa chính; - Bản lưu Giấy chứng nhận. Địa phương chưa xây dựng CSDL địa chính, hồ sơ địa chính gồm có: - Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai và Bản lưu Giấy chứng nhận lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có); - Sổ địa chính được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số; - Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy. 1.1.1.3. Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính - Hồ sơ địa chính được lập theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. - Việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính phải theo đúng trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đất đai. - Nội dung thông tin trong hồ sơ địa chính phải bảo đảm thống nhất với Giấy chứng nhận được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất. 4 1.1.1.4. Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính - Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai. - Hồ sơ địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau. - Trường hợp có sự không thống nhất thông tin giữa các tài liệu của hồ sơ địa chính thì phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký để xác định thông tin có giá trị pháp lý làm cơ sở chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính. - Trường hợp thành lập bản đồ địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để đăng ký trước đây thì xác định giá trị pháp lý của thông tin như sau: - Trường hợp đã cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định giá trị pháp lý thông tin theo kết quả cấp đổi Giấy chứng nhận; - Trường hợp chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới. 1.1.1.5. Nội dung hồ sơ địa chính Gồm 07 nhóm dữ liệu về thửa đất: - Nhóm dữ liệu về thửa đất: - Nhóm dữ liệu về đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất - Nhóm dữ liệu về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người quản lý đất - Nhóm dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất - Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất - Nhóm dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất - Nhóm dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất 1.1.1.6. Lập hồ sơ địa chính a) Lập bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai - Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính; thể hiện vị trí, ranh giới, diện tích các thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; được lập 5 để đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và các nội dung khác của quản lý nhà nước về đất đai. - Sổ mục kê đất đai là sản phẩm của việc điều tra, đo đạc địa chính, để tổng hợp các thông tin thuộc tính của thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất gồm: Số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử dụng đất và người được giao quản lý đất để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai. - Bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số và được lưu giữ trong CSDL địa chính để sử dụng cho quản lý đất đai ở các cấp; được in ra giấy để sử dụng ở những nơi chưa hoàn thành việc xây dựng CSDL địa chính hoặc chưa có điều kiện để khai thác sử dụng bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai dạng số. - Việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được thực hiện theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường. b) Lập Sổ địa chính - Sổ địa chính được lập để ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai. - Nội dung sổ địa chính bao gồm các dữ liệu sau: + Dữ liệu về số hiệu, địa chỉ, diện tích của thửa đất hoặc đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; + Dữ liệu về người sử dụng đất, người được Nhà nước giao quản lý đất; + Dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất; + Dữ liệu về tài sản gắn liền với đất (gồm cả dữ liệu về chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất); + Dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, quyền quản lý đất; + Dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất. - Sổ địa chính được lập ở dạng số, được Thủ trưởng cơ quan đăng ký đất đai ký duyệt bằng chữ ký điện tử theo quy định và được lưu giữ trong CSDL địa chính theo Mẫu số 01/ĐK ban hành kèm theo Thông tư này. 6 - Địa phương chưa xây dựng CSDL địa chính và chưa có điều kiện lập sổ địa chính dạng số theo quy định tại Thông tư này thì tiếp tục cập nhật vào sổ địa chính dạng giấy đang sử dụng theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. c) Bản lưu Giấy chứng nhận - Bản lưu Giấy chứng nhận dạng số được quét từ bản gốc Giấy chứng nhận trước khi trao cho người sử dụng đất để lưu trong CSDL địa chính. - Địa phương chưa xây dựng CSDL địa chính thì lập hệ thống bản lưu Giấy chứng nhận ở dạng giấy. - Khi xây dựng CSDL địa chính mà chưa quét bản gốc Giấy chứng nhận thì quét bản lưu Giấy chứng nhận; khi thực hiện đăng ký biến động thì quét bản gốc Giấy chứng nhận để thay thế [7]. 1.1.2. Tổng quan về CSDL đất đai Theo Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/4/2013 Quy định về xây dựng CSDL đất đai. Quy định như sau: 1.1.2.1. Nguyên tắc xây dựng CSDL đất đai - CSDL đất đai được xây dựng tập trung thống nhất từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện). - Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là đơn vị cơ bản để thành lập CSDL đất đai. + CSDL đất đai của cấp huyện là tập hợp dữ liệu đất đai của các xã thuộc huyện; đối với các huyện không có đơn vị hành chính xã trực thuộc thì cấp huyện là đơn vị cơ bản để thành lập CSDL đất đai. + CSDL đất đai cấp tỉnh được tập hợp từ CSDL đất đai của tất cả các huyện thuộc tỉnh. + CSDL đất đai cấp Trung ương được tổng hợp từ CSDL đất đai của tất cả các tỉnh trên phạm vi cả nước. - Việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật sử dụng dữ liệu đất đai phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời và thực hiện theo quy 7 định hiện hành về thành lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận). 1.1.2.2. Nội dung, cấu trúc CSDL đất đai CSDL đất đai bao gồm 04 CSDL thành phần sau: CSDL địa chính, CSDL quy hoạch sử dụng đất, CSDL giá đất, CSDL thống kê, kiểm kê đất đai. 1.1.2.3. Giá trị pháp lý của CSDL đất đai - Thông tin trong CSDL đất đai đã được kiểm tra, nghiệm thu theo quy định thì có giá trị pháp lý như trong hồ sơ đất đai dạng giấy. - Trường hợp thông tin không thống nhất giữa CSDL đất đai với hồ sơ đất đai (hồ sơ địa chính, hồ sơ quy hoạch, hồ sơ giá đất, hồ sơ thống kê, kiểm kê) thì xác định theo tài liệu của hồ sơ đất đai đã được cơ quan có thẩm quyền ký duyệt cuối cùng. - Đối với trường hợp đo đạc địa chính thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để đăng ký trước đây mà chưa cấp đổi Giấy chứng nhận thì thông tin về mã thửa đất, ranh giới thửa và diện tích thửa đất được xác định theo CSDL địa chính phù hợp với tài liệu đo đạc mới đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu xác nhận. 1.1.3. Tổng quan về CSDL địa chính CSDL địa chính là thành phần cơ bản của CSDL đất đai, làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các CSDL thành phần khác. CSDL địa chính bao gồm: - Dữ liệu thuộc tính địa chính: Là dữ liệu về người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu thuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 8 - Dữ liệu không gian địa chính: Là dữ liệu không gian về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệ thống đường giao thông; điểm khống chế; biên giới, địa giới; địa danh và ghi chú khác; đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình. - Kho hồ sơ địa chính dạng số: Là tập hợp có cấu trúc các tập tin về hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số (định dạng PDF); được quản lý tập trung, phân quyền và sử dụng thống nhất ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã [4]. 1.2. Tổng quan về quy định kỹ thuật chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam Được thực hiện theo quy định tại Điều 4, 5, 6 của Thông tư số 17/2010/TTBTNMT ngày 04/10/2010 Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính. Quy định như sau: 1.2.1. Nội dung CSDL địa chính Bao gồm 10 nhóm dữ liệu sau đây: - Nhóm dữ liệu về người: gồm dữ liệu người quản lý đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Nhóm dữ liệu về thửa đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của thửa đất; - Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Nhóm dữ liệu về quyền: gồm dữ liệu thuộc tính về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hạn chế quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Nhóm dữ liệu về thủy hệ: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống thủy văn và hệ thống thủy lợi; - Nhóm dữ liệu về giao thông: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống đường giao thông;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan