Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng chương trình quản lý nguyên vật liệu cho công ty cổ phần đầu tư và thươ...

Tài liệu Xây dựng chương trình quản lý nguyên vật liệu cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại tng – chi nhánh sông công, thái nguyên

.PDF
91
244
72

Mô tả:

MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC HÌNH ẢNH iii DANH MỤC BẢNG BIỂUiv LỜI CAM ĐOAN v LỜI CẢM ƠN vi DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU vii viii Chương 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU 1.1. Khái quát về nguyên vật liệu 1.1.1. Khái niệm nguyên vật liệu 1 1 1 1.1.2. Đặc điểm của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất 1 1.1.3. Các phương pháp phân loại nguyên vật liệu 1 1.1.4. Vai trò của nguyên vật liệu và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu 1.1.5 Các phương pháp tính giá xuất kho (giá vốn) 1.1.6. Nhiệm vụ của quản lý nguyên vật liệu 1.2. Công cụ lập trình 3 4 7 8 1.2.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL8 1.2.2. Ngôn ngữ lập trình C# 11 Chương 2. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU 22 2.1. Thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG chi nhánh Sông Công 22 2.1.1. Giới thiệu công ty cổ phần thương mại và đầu tư TNG chi nhánh Sông Công Thái Nguyên 22 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất 25 2.1.3. Đặc điểm quy trình sản xuất công nghệ Sản xuất sản phẩm 26 2.1.4. Quy trình quản lý nguyên vật liệu tại công ty TNG chi nhánh Sông 1 Công 27 2.2.4. Một số biểu mẫu quản lý nguyên vật liệu tại công ty 30 2.2. Phân tích thiết kế hệ thống 32 2.2.1. Biểu đồ phân cấp chức năng 32 2.2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh 33 2.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 34 2.2.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng cập nhật 35 2.2.5. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng tìm kiếm 36 2.2.6. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lý nhập- xuất- tồn 36 2.2.7. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng thống kê 37 2.2.8. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng báo cáo 38 2.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu 38 Chương 3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU 42 3.1. Mô tả bài toán 42 3.2. Một số giao diện của chương trình 43 3.2.1. Giao diện đăng nhập chương trình 43 3.2.2. Giao diện chính của chương trình 44 3.2.3. Một số giao diện chính của chương trình KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 2 45 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG- Thái Nguyên 24 Hình 2.2: Sơ đồ quy trình quản lý nguyên vật liệu 27 Hình 2.3: Phiếu nhập kho 30 Hình 2.4: Phiếu xuất kho 31 Hình 2.5: Biểu đồ phân cấp chức năng 32 Hình 2.6: Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh 33 Hình 2.7: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 34 Hình 2.8: Biều đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng cập nhật 35 Hình 2.9: Biều đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng tìm kiếm 36 Hình 2.10: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lý nhập- xuất – tồn 36 Hình 2.11: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng thống kê 37 Hình 2.12: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng báo cáo 38 Hình 2.13: Lược đồ quan hệ dữ liệu Hình 3.1: Giao diện đăng nhập 41 43 Hình 3.2: Giao diện chính của chương trình 44 Hình 3.3: Giao diện danh mục nguyên vật liệu 45 Hình 3.4: Giao diện danh mục nhân viên 46 Hình 3.5: Giao diện danh mục nhà cung cấp Hình 3.6: Giao diện chi tiết phiếu xuất 48 Hình 3.7: Giao diện chi tiết phiếu nhập 49 Hình 3.8: Giao diện phiếu xuất 50 Hình 3.9: Giao diện phiếu nhập 51 47 Hình 3.10: Giao diện tìm kiếm nguyên vật liệu 52 Hình 3.12: Giao diện thống kê nhập 53 3 Hình 3.13: Giao diện thống kê xuất 54 Hình 3.14: Giao diện báo cáo nhập kho 55 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Bảng trình bày các thuộc tính (Properties) giống nhau 16 Bảng 1.2: Bảng trình bày các phương thức (Method) xử lý trên chuỗi 18 Bảng 1.3: Bảng trình bày các sự kiện (Events) của control Bảng 1.4: Bảng mô tả các thuộc tính của label 19 Bảng 1.5: Bảng mô tả thuộc tính của TextBox 20 Bảng 1.6: Bảng mô tả thuộc tính của Button 20 18 Bảng 1.7: Bảng mô tả thuộc tính của CheckBox 21 Bảng 2.1: Bảng giải thích quy trình quản lý nguyên vật liệu Bảng 2.2: Bảng nhân viên 38 Bảng 2.3: Bảng nhà cung cấp 39 Bảng 2.4: Bảng khách hàng39 Bảng 2.5: Bảng hàng hóa 39 Bảng 2.6: Bảng chi tiết phiếu xuất 39 Bảng 2.7: Phiếu nhập 40 Bảng 2.8: Phiếu xuất 40 Bảng 2.9: Đơn đặt hàng 40 Bảng 2.10: Bảng tồn kho đầu kỳ 41 Bảng 2.11: Bảng tồn kho 41 Bảng 2.12: Bảng kho hàng 41 5 28 DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Ý nghĩa 1 NVL Nguyên vật liệu 2 NCC Nhà cung cấp 3 TT Thông tin 4 TTPH Thông tin phản hồi 5 NV Nhân viên 6 CN Cập nhật 7 TK Tìm kiếm 8 y/c Yêu cầu 9 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước ta dần đổi mới và bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vừa xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật vừa phát triển nền kinh tế đất nước. Ngành công nghệ thông tin không thể thiếu và có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Xã hội đã bước sang một giai đoạn mới, các phương pháp tính toán hỗ trợ truyền thống không còn đáp ứng được các nhu cầu thực tiễn,vì vậy mà ngành công nghệ thông tin đã cho ra đời những phần mềm quản lý trên máy tính. Đầu tiên là các phần mềm quản lý trên hệ điều hành MS-Dos như Foxpro,tiếp sau đó là các phần mềm chạy trên nền Windows như visual basic, SQL, access…Với Visual Studio 2008 là sự lựa chọn thích hợp nhất , Dùng C# là cách nhanh và tốt nhất để lập trình cho Microsoft Windows. C# sẽ cung cấp một bộ công cụ hoàn chỉnh để đơn giản hóa việc triển khai lập trình ứng dụng cho MSWindows. Đối với các công ty sản xuất kinh doanh thì việc quản lý nguyên vật liệu chính là một khâu rất quan trọng bởi có quản lý tốt nguyên vật liệu mới có thể đảm bảo được các khâu tiếp theo của quá trình sản xuất Xuất phát từ những lý do trên nên đã chọn đề tài: Xây dựng chương trình quản lý Nguyên vật liệu cho công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG – chi nhánh Sông Công, Thái Nguyên làm đề tài khóa luận của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trong phần báo cáo này, em xin trình bày nội dung về thực trạng quản lý nguyên vật liệu của công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG chi nhánh Sông Công và những kiến thức cơ bản về công cụ hỗ trợ ngôn ngữ lập trình C# 10 và hệ quản trị cơ sở dữ liệu sql sever 2008. Phân tích, đánh giá được những ưu, nhược điểm và những ứng dụng của ngôn ngữ lập trình C# vào lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học – kĩ thuật, giáo dục. Qua đó, xây dựng được một chương trình quản lý nguyên vật liệu cho công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG chi nhánh Sông Công 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiêm cứu: Quản lý Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý Nguyên vật liệu. Về phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về quy trình quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp, tiến hành khảo sát và mô tả bài toán, tiến hành phân tích và thiết kế hệ thống chương trình quản lý nguyên vật liệu cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG – chi nhánh Sông Công, Thái Nguyên, tiến hành triển khai thử nghiệm cho một số module. 4. Phương pháp nghiên cứu - Khảo sát hiện trạng. - Tìm hiểu trực tiếp và trao đổi với lãnh đạo, cán bộ quản lý của công ty. - Khái quát và đi đến phân tích chi tiết bài toán. - Xây dựng, cài đặt và chạy thử nghiệm chương trình. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài có tính ứng dụng cao, phù hợp với thực tế. Đánh giá được thực trạng quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị chi phí tại công ty. 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đối với một đề tài nghiên cứu trong phạm vi nhỏ thì nó có ý nghĩa như một kiến thức trong kế toán nguyên vật liệu. Nó là một ví dụ thực tế về quản lý nguyên vật liệu trong lĩnh vực thương mại điện tử hiện nay. 11 7. Bố cục đề tài Đề tài ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về đề tài quản lý nguyên vật liệu. Chương 2: Khảo sát và phân tích thiết kế hệ thống cho chương trình quản lý nguyên vật liệu. Chương 3: Xây dựng chương trình quản lý nguyên vật liệu. Chương 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU 1.1. Khái quát về nguyên vật liệu 1.1.1. Khái niệm nguyên vật liệu Quản lý (thuật ngữ tiếng Anh là Management tiếng lat. manum agere điều khiển bằng tay) đặc trưng cho quá trình điều khiển và dẫn hướng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thường là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, vật tư, trí thực và giá trị vô hình). Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến cần thiết trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp và được tể hiện dướ dạng vật hóa: sợi trong doanh nghiệp dệt, da trong doanh nghiệp đóng giầy, vải trong doanh nghiệp may mặc...Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị được chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động đã được thay đổi do lao động có ích tác động vào nó. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động nhưng không phải bất cứ một đối tượng lao động nào cũng là nguyên vật liệu mà chỉ trong điều kiện đối tượng lao động mà do lao động làm ra thì mới hình thành nguyên vật 12 liệu. 1.1.2. Đặc điểm của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất * Đặc điểm của nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay dổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. Về mặt giá trị, do chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nên giá trị của vật liệu sẽ được tính hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Do đặc điểm này mà nguyên vật liệu được xếp vào loại tài sản lưu động trong doanh nghiệp. 1.1.3. Các phương pháp phân loại nguyên vật liệu Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu gồm nhiều loại, rất phong phú, đa dạng có tính năng lý, hóa khác nhau, có công dụng và mục đích sủa dụng khác nhau, đồng thời chúng cũng được sử dụng ở các bộ phận khác nhau, đồng thời chúng cũng được bảo quản ở nhiều kho bãi và được sử dụng ở các bộ phận khác nhau. Do vậy, yêu cầu đặt ra với người quản lý là phải bắm bắt được tình hình biến động từng loại nguyên vật liệu trong đơn vị. Muốn vậy người quản lý phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu. Trong thực tế công tác quản lý và hạch toán ở các doanh nghiệp, tiêu thức dùng để phân loại nguyên vật liệu thông dụng nhất là theo vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo tiêu thức này, nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp được phân loại như sau: * Nguyên liệu, vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu của Công ty và là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm như: xi măng, sắt thép trong xây dựng cơ bản, vải trong may mặc.... NVL chính dùng vào sản xuất sản phẩm hình thành nên chi phí NVL trực tiếp. 13 * Vật liệu phụ: cũng là đối tượng lao động, chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất được dùng với vật liệu chính làm tăng chất lượng sản phẩm, như hình dáng màu sắc hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất. Vật liệu phụ bao gồm: thuốc nhuộm, thuốc tẩy, sơn các loại, phụ gia bêtông, dầu mỡ bôi trơn, xăng chạy máy, và các loại khác. * Bán thành phẩm mua ngoài: là những chi tiết, bộ phận sản phẩm do đơn vị khác sản xuất ra doanh nghiệp mua về để lắp ráp hoặc gia công tạo ra sản phẩm. * Nhiên liệu: là những vật liệu được sử dụng để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, kinh doanh như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất. Nhiên liệu bao gồm các loại như: xăng dầu chạy máy, than củi, khí ga... * Phụ tùng thay thế: là các chi tiết phụ tùng, sử dụng để thay thế sửa chữa các loại máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải. * Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các loại vật liệu và thiết bị, phương tiện lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản của Doanh nghiệp xây lắp. * Phế liệu: là những loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất, thanh lý tài sản có thể sử dụng hay bán ra ngoài.( phôi bào, vải vụn…). Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết của từng Doanh nghiệp mà trong từng loại vật liệu nêu trên lại được chia thành từng nhóm, từng quy cách từng loại một cách chi tiết hơn. * Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu như vật liệu đặc chủng, các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, vật liệu thu nhặt được, phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định. 1.1.4. Vai trò của nguyên vật liệu và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu  Vai trò 14 Trong các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho nên việ quản lý quá trình thu mua, vận chuyển bảo quản dự trữ và sủa dụng nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản pẩm sản xuất. Các doanh nghiệp thường xuyên theo dõi tìn hìn biến động của nguyên vật liệu để từ đó có kế hoạch bổ sung, dự trữ kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tọa sản phẩm cũng như các nhu cầu khác của doan nghiệp. Nguồn nguyên liệu dự trữ cho quá trình sản xuất đòi hỏi phải đảm bảo đủ về số lượng, đúng về chất lượng, quy cách, chủng lợi, đáp ứng kịp thời cho quá trìn sản xuất được liên tục và ngăn ngừa các hiện tượng hao hụt, mất mát, lãng phí vật liệu ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Qua đó, giảm được mức tiêu hao vật liệu, giảm chi phí cho nguyên vật liệu thì sản phẩm sản xuất ra không những có chất lượng cao mà còn làm giảm giá thành sản phâm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chi phí về các loại vật liệu thường chiếm một tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp sản xuất. Do đó vật liệu không chỉ quyết định đến mặt số lượng của sản phẩm, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm tạo ra. NVL có đảm bảo đúng quy cách, chủng loại, sự đa dạng thì sản phẩm sản xuất mới đạt được yêu cầu và phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Như ta đã biết, trong quá trình sản xuất vật liệu bị tiêu hao toàn bộ không giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó chuyển một lần toàn bộ vào giá trị sản phẩm mới tạo ra. Do đó, tăng cường quản lý công tác kế toán NVL đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho Doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Việc quản lý vật liệu phải bao gồm các mặt như: số lượng cung cấp, chất lượng chủng loại và giá trị. Bởi vậy, công tác kế toán NVL 15 là điều kiện không thể thiếu được trong toàn bộ công tác quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước nhằm cung cấp kịp thời đầy đủ và đồng bộ những vật liệu cần thiết cho sản xuất, kiểm tra được các định mức dự trữ, tiết kiệm vật liệu trong sản xuất, ngăn ngừa và hạn chế mất mát, hư hỏng, lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Đặc biệt là cung cấp thông tin cho các bộ phận kế toán nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ kế toán quản trị.  Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh có lãi là mục tiêu mà các doanh nghiệp đều hướng tới. Nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị vật liệu thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất. Vì vậy, quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ thường xuyên biến động. Do vậy các doanh nghiệp phải giám sát chặt chẽ quá trình thu mua, dự trữ và sử dụng nguên vật liệu một cách hiệu quả, ở khâu thu mua đồi hỏi phải quản lý về khối lượng, chất lượng quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí thu mua cũng như việc thực hiện kế hoạch thu mua theo đúng tiến độ thời gian phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tổ chức kho tàng, bến bãi, trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo, thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại vật liệu, tránh hư hỏng mất mát, hao hụt, đảm bảo an toàn là một trong các yếu tố quản lý nguyên vật liệu. Trong khâu sử dụng, đòi hỏi phải thực hiện sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở các định mức, dự toán chi phí nhằm hạ thấp chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm. Ở khâu dự trữ, doanh nghiệp phải xác định được định mức dự trữu tối đa, tối thiểu cho từng loại vật liệu để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường không ngưng trệ, gián đoạn do việc 16 cung ứng nguyên vật liệu gây ra hoặc gây tình trạng ứ đọng nguyên vật liệu quá nhiều. Để thuận tiện cho công tác quản lý nguyên vật liệu thì trước hết các doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống đánh điểm và đánh mã số cho nguyên vật liệu. Hệ thống này phải rõ ràng, chính xác tương ứng với quy cách, chủng loại của nguyên vật liệu. 1.1.5 Các phương pháp tính giá xuất kho (giá vốn) Hàng tồn kho trong các doanh nghiệp tăng từ nhiều nguồn khác nhau với các đơn giá khác nhau, vì vậy doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp tính giá thực tế hàng xuất kho. Việc lựa chọn phương pháp nào còn tuỳ thuộc vào đặc điểm của hàng tồn kho, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Song doanh nghiệp áp dụng phương pháp nào đòi hỏi phải nhất quán trong suốt niên độ kế toán. Nếu có sự thay đổi phải giải trình và thuyết minh, nêu rõ những tác động của sự thay đổi tới các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Để tính giá hàng tồn kho xuất, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp sau đây:  Phương pháp giá thực tế đích danh Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có 17 nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.  Phương pháp giá bình quân Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. * Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng) Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân: Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm = (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ) Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ. Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. * Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm) Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau: Đơn giá xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)/(Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i) 18 Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của phương pháp trên nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Do đặc điểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít.  Phương pháp FIFO (nhập trước xuất trước) Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đến khi chúng được xuất ra hết. Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.  Phương pháp LIFO (nhập sau xuất trước) Ngược lại với phương pháp FIFO. Phương pháp này hầu như không được dùng trong thực tế. 1.1.6. Nhiệm vụ của quản lý nguyên vật liệu * Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu Vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất kinh doanh thuộc tài sản lưu động, thường xuyên biến động. Để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình 19 thường, các Doanh nghiệp sản xuất phải thường xuyên mua NVL và xuất dùng cho sản xuất. Mỗi loại sản phẩm sản xuất được sử dụng từ nhiều thứ, nhiều loại vật liệu khác nhau, được nhập về từ nhiều nguồn và giá cả của vật liệu thường xuyên biến động trên thị trường. Bởi vậy để tăng cường công tác quản lý, vật liệu phải được theo dõi chặt chẽ tất cả các khâu từ khâu thu mua bảo quản, sử dụng tới khâu dự trữ. Trong quá trình này nếu quản lý không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị sản phẩm sản xuất ra. Do đó yêu cầu quản lý công tác NVL được thể hiện ở một số điểm sau: Trong khâu thu mua: Đòi hỏi phải quản lý về khối lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí thu mua cũng như kế hoạch mua theo đúng tiến độ, thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Trong khâu bảo quản: Để tránh mất mát, hư hỏng, hao hụt, đảm bảo an toàn vật liệu, thì việc tổ chức tốt kho tàng, bến bãi, thực hiện đúng chế độ quản lý đối với từng loại nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất và kết quả sản xuất kinh doanh. Trong khâu sử dụng: Đòi hỏi phải thực hiện sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cở sở các định mức, dự toán chi phí nhằm hạ thấp mức tiêu hao vật liệu trong giá thành sản phẩm, tăng thu nhập, tích luỹ cho Doanh nghiệp. Vì vậy, trong khâu này cần tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng vật liệu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khâu dự trữ: Doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại vật liệu để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường, không bị ngưng trệ, gián đoạn do việc cung ứng không kịp thời hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều. Tóm lại, nguyên vật liệu là yếu tố đầu tiên trong quá trình tạo ra sản phẩm và cũng là yếu tố chủ yếu tạo nên sản phẩm. Vì vậy muốn sản phẩm đạt 20 tiêu chuẩn, chất lượng cao và đạt được uy tín trên thị trường nhất thiết phải tổ chức việc quản lý vật liệu. Đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nguyên vật liệu ở Doanh nghiệp . 1.2. Công cụ lập trình 1.2.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL SQL, viết tắt của Structured Query Language (ngôn ngữ hỏi có cấu trúc), là công cụ sử dụng để tổ chức, quản lý và truy xuất dữ liệu đuợc lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu. SQL là một hệ thống ngôn ngữ bao gồm tập các câu lệnh sử dụng để tương tác với cơ sở dữ liệu quan hệ. Khả năng của SQL vượt xa so với một công cụ truy xuất dữ liệu, mặc dù đây là mục đích ban đầu khi SQL được xây dựng nên và truy xuất dữ liệu vẫn còn là một trong những chức năng quan trọng của nó. SQL được sử dụng để điều khiển tất cả các chức năng mà một hệ quản trị cơ sở dữ liệu cung cấp cho người dùng bao gồm: + Định nghĩa dữ liệu: SQL cung cấp khả năng định nghĩa các cơ sở dữ liệu, các cấu trúc lưu trữ và tổ chức dữ liệu cũng như mối quan hệ giữa các thành phần dữ liệu. + Truy xuất và thao tác dữ liệu: Với SQL, người dùng có thể dễ dàng thực hiện các thao tác truy xuất, bổ sung, cập nhật và loại bỏ dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu. + Điều khiển truy cập: SQL có thể được sử dụng để cấp phát và kiểm soát các thao tác của người sử dụng trên dữ liệu, đảm bảo sự an toàn cho cơ sở dữ liệu. + Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu: SQL định nghĩa các ràng buộc toàn vẹn trong cơ sở dữ liệu nhờ đó đảm bảo tính hợp lệ và chính xác của dữ liệu trước các thao tác cập nhật cũng như các lỗi của hệ thống. Bản thân SQL không phải là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, nó không thể 21 tồn tại độc lập. SQL thực sự là một phần của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, nó xuất hiện trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu với vai trò ngôn ngữ và là công cụ giao tiếp giữa người sử dụng và hệ quản trị cơ sở dữ liệu. SQL là ngôn ngữ hỏi có tính tương tác: Người sử dụng có thể dễ dàng thông qua các trình tiện ích để gởi các yêu cầu dưới dạng các câu lệnh SQL đến cơ sở dữ liệu và nhận kết quả trả về từ cơ sở dữ liệu. SQL là ngôn ngữ lập trình cơ sở dữ liệu: Các lập trình viên có thể nhúng các câu lệnh SQL vào trong các ngôn ngữ lập trình để xây dựng nên các chương trình ứng dụng giao tiếp với cơ sở dữ liệu. SQL là ngôn ngữ quản trị cơ sở dữ liệu: Thông qua SQL, người quản trị cơ sở dữ liệu có thể quản lý được cơ sở dữ liệu, định nghĩa các cấu trúc lưu trữ dữ liệu, điều khiển truy cập cơ sở dữ liệu,... SQL là ngôn ngữ cho các hệ thống khách/chủ (client/server) : Trong các hệ thống cơ sở dữ liệu khách/chủ, SQL được sử dụng như là công cụ để giao tiếp giữa các trình ứng dụng phía máy khách với máy chủ cơ sở dữ liệu. SQL là ngôn ngữ truy cập dữ liệu trên Internet: Cho đến nay, hầu hết các máy chủ Web cũng như các máy chủ trên Internet sử dụng SQL với vai trò là ngôn ngữ để tương tác với dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu. SQL là ngôn ngữ cơ sở dữ liệu phân tán: Đối với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán,mỗi một hệ thống sử dụng SQL để giao tiếp với các hệ thống khác trên mạng, gởi và nhận các yêu cầu truy xuất dữ liệu với nhau. SQL là ngôn ngữ sử dụng cho các cổng giao tiếp cơ sở dữ liệu: Trong một hệ thống mạng máy tính với nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau, SQL th ường được sử dụng như là một chuẩn ngôn ngữ để giao tiếp giữa các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. SQL Server 2005: là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Relational Database Management System (RDBMS)) sử dụng Transact-SQL để trao đổi 22 dữ liệu giữa Client computer và SQL Server computer. Một RDBMS bao gồm databases, database engine và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS. SQL Server 2005 được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn (Very Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng lúc cho hàng ngàn user. SQL Server 2005 có thể kết hợp “ăn ý” với các server khác như Microsoft InternetInformation Server (IIS), E-Commerce Server, Proxy Server... Các phiên bản của SQL Server 2005: + Enterprise: Hỗ trợ không giới hạn số l ượng CPU và kích thước Database. Hỗ trợ không giới hạn RAM (nhưng tùy thuộc vào kích thước RAM tối đa mà HĐH hỗ trợ) và các hệ thống 64bit. + Standard: Tương tự như bản Enterprise nhưng chỉ hỗ trợ 4 CPU. Ngoài ra phiên bản này cũng không được trang bị một số tính năng cao cấp khác. + Workgroup: Tương tự bản Standard nhưng chỉ hỗ + RAM và kích thước Database giới hạn trong 4GB. Các đối tượng của SQL ServerTable * Bảng Là thành phần chính trong cơ sở dữ liệu. Bảng là đối tượng lưu trữ dữ liệu thực, khi cần giao tiếpvới cơ sở dữ liệu khác, bảng là đối tượng căn bản nhất trong bất kỳ loại cơ sở dữ liệu nào, chúngđược coi là một miền dữ liệu. Mỗi bảng được định nghı̃a nhiều trường, mỗi trường (field còn gọi là column name) ứng với mộtloại kiểu dữ liệu. Dữ liệu nhập vào có thể chấp nhận hoặc từ chối tuỳ thuộc vào nguyên tắc ràng buộc dữ liệu tương thích do hệ thống hay người dùng định nghĩa * Datagram – Lược đồ quan hệ Khi xây dựng cơ sở dữ liệu ứng dụng hay thương mại điện tử, đều phải dựa trên trình phân tích thiết kế hệ thống. Sau những bước phân tích và thiết 23
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan