Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng chính sách tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất muối đổi mới công...

Tài liệu Xây dựng chính sách tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất muối đổi mới công nghệ nhằm thúc đẩy nghề muối ở bạc liêu phát triển

.PDF
116
86
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TĂNG HỒNG TRƢỜNG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT MUỐI ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ NHẰM THÚC ĐẨY NGHỀ MUỐI Ở BẠC LIÊU PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội, 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TĂNG HỒNG TRƢỜNG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT MUỐI ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ NHẰM THÚC ĐẨY NGHỀ MUỐI Ở BẠC LIÊU PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60 34 04 12 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Đặng Duy Thịnh Hà Nội, 2014 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 6 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................... 7 PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 8 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 8 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 9 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 11 4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 11 5. Mẫu khảo sát ............................................................................................ 11 6. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 11 7. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 11 8. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 11 9. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 11 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ ................................... 13 1.1. Các khái niệm........................................................................................ 13 1.1.1. Công nghệ ....................................................................................... 13 1.1.2. Đổi mới công nghệ (ĐMCN) .......................................................... 17 1.1.3. Chính sách ...................................................................................... 18 1.1.4. Chính sách tài chính ....................................................................... 19 1.1.5. Doanh nghiệp .................................................................................. 20 1.2. Vai trò của công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội ........................ 21 1.3. Vai trò của công nghệ trong chiến lược phát triển bền vững ............... 22 1.4. Nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp .............................. 23 1.5. Lý luận, vai trò và sự cần thiết của chính sách tài chính đối với việc hỗ trợ cho doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ) đổi mới công nghệ .............................................................................................. 27 1.5.1. Vai trò của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ ........................................................................................... 27 3 1.5.2. Mục tiêu chính sách và chính sách tài chính nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN ......................................................................... 32 1.5.3. Các chính sách và chính sách tài chính nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN ................................................................................ 33 1.6. Kinh nghiệm xây dựng một số chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ (trong và ngoài nước) .................................................... 40 * Kết luận Chương 1 .................................................................................... 45 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT MUỐI ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU ............................................................ 47 2.1. Đôi nét về tỉnh Bạc Liêu và thực trạng nghề muối ở Bạc Liêu ............ 47 2.2. Thực trạng công nghệ sản xuất muối của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ................................................................................................ 56 2.3. Thực trạng chính sách tài chính hỗ trợ đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến muối của Việt Nam và của tỉnh Bạc Liêu ............................................ 67 2.4. Chủ trương, định hướng và mục tiêu phát triển nghề muối ở Bạc Liêu75 2.5. Một số vấn đề liên quan đến chính sách tài chính hỗ trợ đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến muối ở Bạc Liêu .................................................... 76 2.5.1. Đánh giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất muối đổi mới công nghệ theo các nhóm tiêu chí .............................. 76 2.5.2. Đánh giá ưu, nhược điểm của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất muối đổi mới công nghệ ...................................... 78 * Kết luận Chương 2 .................................................................................... 81 CHƢƠNG 3. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỂ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT MUỐI ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ ............................................................................................................. 83 3.1. Một số định hướng phát huy vai trò của nhà nước để thúc đẩy ĐMCN của doanh nghiệp ......................................................................................... 83 3.2. Quan điểm của Nhà nước nhằm hoàn thiện chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ ............................................................................ 85 3.3. Các nhóm giải pháp............................................................................... 87 3.3.1. Nhóm giải pháp để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quá trình thực hiện chính sách tài chính hỗ trợ đổi mới công nghệ ........................ 87 4 3.3.2. Nhóm giải pháp về chính sách tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất muối ở Bạc Liêu đổi mới công nghệ ................................................. 91 3.3.3. Nhóm giải pháp đầu tư và hỗ trợ cho công tác đào tạo, thông tin, tuyên truyền ............................................................................................... 97 3.3.4. Đề xuất chính sách cụ thể hỗ trợ đối với các doanh nghiệp sản xuất muối ở tỉnh Bạc Liêu ................................................................................. 99 ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 101 1. Một số đề xuất chung đối với các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp của tỉnh Bạc Liêu ........................................................................... 101 2. Một số khuyến nghị đối với các cơ quan chức năng của tỉnh Bạc Liêu 102 KẾT LUẬN .................................................................................................. 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 106 PHIẾU KHẢO SÁT .................................................................................... 109 5 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi của giáo viên hướng dẫn, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Xin chân thành cảm ơn TS Đặng Duy Thịnh về sự hướng dẫn tận tình và đầy tâm huyết trong suốt quá trình làm luận văn. Xin gởi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Khoa học quản lý – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã trang bị những kiến thức cơ bản, giúp tôi có điều kiện nghiên cứu thực hiện luận văn. Xin gởi lời cảm ơn tới các thầy, cô, cán bộ phụ trách bộ phận đào tạo sau đại học, Trung tâm nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, hướng dẫn quy trình thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu. Xin gởi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Bạc Liêu đã liên kết với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn mở lớp Cao học Quản lý Khoa học và Công nghệ tại tỉnh Bạc Liêu, giúp cho tôi có điều kiện tham gia học tập. Xin được cảm ơn tác giả của những công trình nghiên cứu khoa học liên quan tới luận văn, các doanh nghiệp đã giúp tôi có những thông tin cần thiết để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và hoàn thiện luận văn. 6 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các hoạt động đổi mới công nghệ Bảng 1.2: Cấp phân chia doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ Bảng 1.3: Sơ đồ các bước điển hình đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp Bảng 1.3: Nội dung chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ Bảng 2.1: Diện tích sản xuất muối toàn quốc (giai đoạn 2008 – 2012) Bảng 2.2: Sản lượng muối toàn quốc (giai đoạn 2008 – 2012) Bảng 2.3: Kế hoạch kinh doanh của Công ty từ năm 2012 – 2020 Bản đồ 2.4: Khu vực chỉ dẫn địa lý của muối Bạc Liêu ở tỉnh Bạc Liêu 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tỉnh Bạc Liêu có chiều dài bờ biển 56 km, có truyền thống sản xuất muối từ lâu đời và muối Bạc Liêu rất nổi tiếng về chất lượng. Bạc Liêu với 2.774 ha diện tích sản xuất muối, lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long (chiếm hơn 40% diện tích muối cả khu vực), sản lượng luôn đạt trên 80.000 tấn/năm, chất lượng sản phẩm muối Bạc Liêu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bình chọn đạt giải “Bông lúa vàng Việt Nam - Thương hiệu vàng chất lượng” năm 2008. Muối được sản xuất ở Bạc Liêu có hương vị đậm đà, dịu ngọt rất độc đáo vì trong muối có hàm lượng Nacl rất cao, Magiê, Canxi, Sunfat… rất thấp do không có các vùng đá vôi ven biển, không gây vị đắng khó chịu. Theo đánh giá của các chuyên gia chất lượng muối nơi đây tốt hơn hẳn muối của các vùng miền khác trong cả nước. Bên cạnh đó, vùng đất nơi đây có độ bay hơi nước biển rất cao, độ hấp thụ nhiệt của đất rất mạnh, các nguyên tố vi lượng của nước biển… đã góp phần làm cho muối Bạc Liêu có hương vị rất đặc trưng. Chính vì vậy, người tiêu dùng đánh giá rất cao. Mặc dù muối Bạc Liêu có nhiều tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên của vùng ven biển, các chế độ nắng, gió, độ ẩm, không khí và lượng mưa đều đáp ứng tốt cho việc sản xuất muối và nhiều bài học kinh nghiệm trong sản xuất nhưng nghề muối ở Bạc Liêu vẫn chưa phát huy hết. Một trong những nguyên nhân làm cho nghề muối Bạc Liêu kém phát triển, sản phẩm chưa có tính cạnh tranh trên thị trường là do các doanh nghiệp còn chưa có khả năng để đổi mới công nghệ sản xuất muối, dẫn đến năng suất, chất lượng thấp, khó có khả năng cạnh tranh. Nhận thấy được những yếu kém của nghề muối Bạc Liêu, em quyết định chọn đề tài “XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT MUỐI ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ NHẰM THÚC ĐẨY NGHỀ MUỐI Ở BẠC LIÊU PHÁT TRIỂN” Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần cho việc khẳng định mối liên hệ giữa việc đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến muối đối với sự phát triển của 8 nghề muối, đồng thời giúp cho tỉnh Bạc Liêu xây dựng chính sách về tài chính sao cho hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đổi mới được công nghệ sản xuất, chế biến muối từ đó thúc đẩy nghề muối ở Bạc Liêu phát triển. Hiện nay, để giữ gìn, phát huy nghề làm muối tỉnh Bạc Liêu cả về hai giá trị: kinh tế và văn hoá đang trở thành yêu cầu hết sức bức xúc. Các sở, ban ngành tỉnh đã quan tâm và thực hiện: Xây dựng nhiều dự án để phát triển nghề muối Bạc Liêu thích ứng với nền kinh tế thị trường như đổi mới quy trình công nghệ, cải tạo hệ thống kênh mương; xây dựng chỉ dẫn địa lý muối Bạc Liêu, hướng tới xây dựng thương hiệu, sản phẩm độc quyền; xây dựng kịch bản văn học về lịch sử hình thành, phát triển và giải pháp bảo tồn một số nghề truyền thống tiêu biểu trong đó có muối Bạc Liêu; công nhận Làng nghề sản xuất muối; tổ chức cho Ban đại diện làng nghề tham quan học tập kinh nghiệm các tỉnh Miền Bắc, giới thiệu quảng bá, tìm đầu ra cho sản phẩm và dự kiến ban hành một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn1. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề chính sách tài chính cho khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới công nghệ, muối Bạc Liêu đã được giới nghiên cứu ở Việt Nam quan tâm, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đã được công bố trên các tạp chí, ấn phẩm. Chúng ta có thể điểm các công trình sau đây: - Nguyễn Thị Minh Thùy (2012), Luận văn “Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội”, luận văn này đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội; - Văn Công Nhiều (2011), Đề tài “Thực trạng sản xuất và tiêu thụ muối Bạc Liêu” , đề tài chủ yếu tập trung phân tích thực trạng việc sản xuất và tiêu 1 Xin tham khảo thêm Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu (2013), Báo cáo số 199 về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, tr14-14. 9 thụ muối trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, đồng thời đưa ra một số giải pháp để đẩy mạnh quá trình sản xuất và tiêu thụ muối Bạc Liêu trong thời gian sắp tới; - Bùi Trọng Tín (2010), Đề tài “Thúc đẩy đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”, đề tài tập trung phân tích tìm ra các nguyên nhân thúc đẩy hoặc kìm hảm việc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, qua đó đề xuất các giải pháp để thúc đẩy đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh; - Nguyễn Đình Bình (2006), Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất muối sạch trong sản xuất muối tại Bình Định”, đề tại tập trung nghiên cứu, đánh giá giữa công nghệ sản xuất muối theo truyền thống và công nghệ sản xuất muối sạch để nâng cao giá thành sản phẩm. - Vũ Xuân Thành (2004), Đề tài “Biện pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DNVVN ở Việt Nam”, đề tài đã nghiên cứu thực tiễn về đổi mới công nghệ sản xuất đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở Việt Nam; thực trạng chính sách và tổ chức thúc đẩy đổi mới công nghệ; đề xuất một số chính sách và tổ chức hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DNVVN ở Việt Nam; Có thể nói, các đề tài, luận văn nêu trên đã giải quyết được câu hỏi xung quanh vấn đề đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, nhưng chưa có đề tài, luận văn nào có đánh giá về thực trạng công nghệ sản xuất và tiêu thụ muối, các giải pháp còn chung chung, chưa xây dựng được cụ thể chính sách tài chính để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến muối đổi mới công nghệ từ đó thúc đẩy nghề muối phát triển. Do vậy, em quyết định chọn đề tài này để đi sâu nghiên cứu tại sao các doanh nghiệp không đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến muối và Nhà nước cần xây dựng những chính sách tài chính nào để doanh nghiệp đổi mới công nghệ, từ đó thúc đẩy nghề muối ở Bạc Liêu phát triển. 10 3. Mục tiêu nghiên cứu Tìm ra các giải pháp về tài chính hỗ trợ cho các doanh nghiệp (trong đó bao gồm: các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở và hộ sản xuất, chế biến muối – Sau đây gọi tắc là doanh nghiệp sản xuất muối) đổi mới công nghệ để thúc đẩy nghề muối ở Bạc Liêu phát triển. 4. Phạm vi nghiên cứu Đi sâu nghiên cứu thực trạng các doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ sản xuất, chế biến muối; đánh giá những chính sách về tài chính đối với các doanh nghiệp này như thế nào trong giai đoạn 2006 – 2013 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 5. Mẫu khảo sát Tại các doanh nghiệp, các hợp tác xã sản xuất muối trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 6. Câu hỏi nghiên cứu Cần xây dựng chính sách tài chính nào để doanh nghiệp đổi mới được công nghệ nhằm thúc đẩy nghề muối ở Bạc Liêu phát triển? 7. Giả thuyết nghiên cứu Cần có chính sách cho vay ưu đãi, bảo lãnh vay vốn, giảm thuế để hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất muối đổi mới công nghệ thì nghề muối ở Bạc Liêu mới phát triển. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước trong lĩnh vực đổi mới công nghệ của các DNVVN; chính sách tài chính hỗ trợ đổi mới công nghệ. - Khảo sát trực tiếp tại các doanh nghiệp. - Nghiên cứu và tìm hiểu dựa trên các thông tin, tài liệu chính thức cũng như các báo cáo tương tự đã thực hiện tại địa bàn. 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3 chương: 11 - Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ; - Chương 2: Thực trạng chính sách tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất muối đổi mới công nghệ ở Bạc Liêu; - Chương 3: Các nhóm giải pháp về chính sách tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất muối đổi mới công nghệ. 12 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Công nghệ Thuật ngữ công nghệ có xuất xứ từ hai từ trong tiếng Hy Lạp cổ: “techno” – có nghĩa là tài năng, nghệ thuật, kỹ thuật, sự khéo léo và “logy” – có nghĩa là lời lẽ, ngôn từ, cách diễn đạt, học thuyết. Theo đó, công nghệ được hiểu theo 2 nghĩa: Công nghệ là “khoa học làm”, khoa học ứng dụng, nhằm vận dụng các qui luật tự nhiên, các nguyên lý khoa học để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người; Công nghệ là các phương tiện kỹ thuật, là sự thể hiện vật chất hóa các tri thức khoa học ứng dụng vào thực tiễn. Công nghệ được nhìn nhận theo quan điểm của các cá nhân và tổ chức khác nhau cũng có sự diễn giải khác nhau tùy thuộc vào góc nhìn: Theo Tổ chức OECD, gồm các nước phát triển châu Âu, Nhật Bản, Mỹ và Canada có một định nghĩa chung nhất đã tập trung vào các hành động và quy tắc như sau: “Công nghệ được hiểu là một tập hợp các kỹ thuật, mà bản thân chúng được định nghĩa là một tập hợp các hành động và qui tắc lựa chọn chỉ dẫn việc ứng dụng có trình tự các kỹ thuật đó mà theo hiểu biết của con người thì sẽ đạt được một kết quả định trước (và đôi khi được kỳ vọng) trong hoàn cảnh cụ thể nhất định”. Theo ESCAP lại cho "Công nghệ là kiến thức có hệ thống về qui trình kỹ thuật đề chế biến vật liệu và thông tin; công nghệ bao gồm kỹ năng, kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ”. Quan niệm này phù hợp với các nước đang phát triển; hơn nữa quan niệm này đề cập tới bản chất của công nghệ. Ở đây, công nghệ không chỉ liên quan tới sản xuất vật chất đơn thuần mà chúng ta có thể nhìn thấy được, mà nó dùng để chỉ mọi hoạt động trong tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội như dịch vụ có sử dụng kiến thức công nghệ nhờ đó mà công việc có hiệu quả hơn. Như vậy, theo ESCAP thì bất kỳ công nghệ nào cũng hàm 13 chứa trong bốn thành phần, các thành phần có mối quan hệ tương hỗ với nhau để thực hiện quá trình biến đổi trong sản xuất và dịch vụ theo ý muốn. Đó là: phần kỹ thuật, phần con người, phần thông tin và phần tổ chức. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995) đã tập hợp và đưa ra sáu khái niệm được coi là tiêu biểu về công nghệ: (i) công nghệ là môn khoa học ứng dụng, nhằm vận dụng các qui luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học, đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người; (ii) công nghệ là các phương tiện kỹ thuật, là sự thể hiện vật chất hóa các tri thức ứng dụng khoa học; (iii) công nghệ là tập hợp các cách thức, các phương pháp dựa trên cơ sở khoa học và được ứng dụng vào sản xuất trong các ngành sản xuất khác nhau để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ; (iv) công nghệ gồm nhiều yếu tố hợp thành như phương tiện, máy móc, thiết bị, các quá trình vận hành, các phương pháp tổ chức, quản lý đảm bảo cho quá trình sản xuất và dịch vụ xã hội; (v) về mặt kinh tế học, trong mối quan hệ với sản xuất, công nghệ được coi là phương tiện để thực hiện quá trình sản xuất, biến đổi các đầu vào để các đầu ra cho các sản phẩm và dịch vụ mong muốn; (vi) công nghệ là việc áp dụng các thành tựu vào sản xuất và đời sống bằng cách sử dụng các phương tiện kỹ thuật, các phương pháp sản xuất và quản lý với tư cách là những kết quả của các hoạt động nghiên cứu, phát triển của quá trình xử lý một cách hệ thống và có phương pháp toàn bộ những tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng và kỹ xảo được con người tích lũy và tạo ra trong toàn bộ quá trình phát triển của mình. Luật chuyển giao công nghệ năm 2006 đã có định nghĩa về công nghệ và các đối tượng công nghệ. Theo đó, công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm; đối tượng công nghệ gồm: (a) Đối tượng công nghệ được chuyển giao là một phần hoặc toàn bộ công nghệ sau đây: (i) Bí quyết kỹ thuật; (ii) Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu; (iii) Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ. (b) Đối 14 tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp. Đây là khái niệm được đưa vào áp dụng trong thực tiễn ở tầm luật để quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, khác với những khái niệm trên mang tính học thuật nhiều hơn tính thực tiễn. Các chính sách về công nghệ của Việt Nam hiện nay cũng dựa vào các khái niệm, thuật ngữ này. Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) của Việt Nam, năm 2013 cũng đưa ra thuật ngữ về công nghệ tương tự như đã quy định tại Luật Chuyển giao công nghệ 2006: “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”. Như vậy, công nghệ dù dưới dạng học huật hay thực tiễn quản lý cũng có thể quy về các thành phần cơ bản tác động qua lại lẫn nhau để tạo ra sự biến đổi mong muốn. Các thành phần cơ bản này bao gồm: - Phần kỹ thuật: công nghệ hàm chứa trong các dạng vật thể như máy móc, thiết bị, phương tiện và cấu trúc hạ tầng. Trong công nghệ sản xuất, các vật thể này thường làm thành dây chuyền để thực hiện quá trình biến đổi (dây chuyền công nghệ) ứng với một quy trình công nghệ nhất định đảm bảo tính liên tục của quá trình công nghệ. Phần kỹ thuật được xem là phần cứng của công nghệ. - Phần con người: công nghệ hàm chứa trong các kỹ năng công nghệ của con người làm việc trong công nghệ, nó bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học hỏi và tích lũy được trong quá trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con người như tính sáng tạo, khả năng phối hợp, đạo đức lao động… - Phần thông tin: công nghệ hàm chứa trong các dạng dữ liệu đã được tư liệu hóa để sử dụng trong các hoạt động của công nghệ, bao gồm các dữ liệu về phần kỹ thuật, về phần con người và phần tổ chức như: các thông số về đặc tính của thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị để duy trì và bảo dưỡng dữ liệu để nâng cao hoặc thiết kế các bộ phận của kỹ thuật. 15 - Phần tổ chức: công nghệ hàm chứa trong khung thể chế để xây dựng lên cấu trúc tổ chức như những qui định về quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ, sự phối hợp của các cá nhân trong hoạt động công nghệ bao gồm cả những quy trình đào tạo công nhân, bố trí sắp xếp thiết bị nhằm sử dụng tốt nhất phần kỹ thuật và phần con người. Phần con người, phần thông tin và phần tổ chức được xem là phần mềm của công nghệ. Qua phân tích trên có thể hiểu một định nghĩa về công nghệ được coi là đầy đủ khi bao gồm 4 nội dung sau: + Công nghệ là một máy móc, thiết bị. + Công nghệ là một công cụ, phương tiện. + Công nghệ là kiến thức, tri thức. + Công nghệ là sự hiện thân trong các vật thể. Khía cạnh thứ nhất: Đề cập đến khả năng làm ra sản phẩm, đồng thời công nghệ phải đáp ứng mục tiêu khi sử dụng và thỏa mãn yêu cầu về mặt kinh tế nếu có muốn được áp dụng trên thực tế. Khía cạnh thứ hai: Nhấn mạnh công nghệ là một sản phẩm của con người do đó con người có thể làm chủ được nó. Vì là một công cụ nên công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ đối với con người và cơ cấu tổ chức. Khía cạnh thứ ba: Đề cập đến cốt lõi của mọi hoạt động công nghệ. Đặc trưng kiến thức khẳng định vai trò dẫn đường của khoa học đối với công nghệ, đồng thời nhấn mạnh rằng không phải có các công nghệ giống nhau sẽ đạt được kết quả như nhau. Việc sử dụng một công nghệ đòi hỏi con người cần phải được đào tạo về kỹ năng, trang bị kiến thức và phải luôn cập nhật những kiến thức đó. Khía cạnh thứ tư: Đề cập đến vấn đề công nghệ nằm trong các dạng như của cải, vật chất, thông tin trong các sức lao động của con người. Do đó, nó được coi như một hàng hóa, dịch vụ có mua bán đươc. Một luận điểm chung quan trọng được rút ra từ những quan điểm hiện tại về công nghệ là: khoa học và kỹ thuật là yếu tố nền tảng của công nghệ, 16 còn quản lý/chính sách là yếu tố gắn kết các yếu tố công nghệ thành một hệ thống và có ý nghĩa quyết định đến sự triển khai và thành bại của công nghệ. 1.1.2. Đổi mới công nghệ (ĐMCN) Đó chính là cấp cao nhất của thay đổi công nghệ và là quá trình quan trọng nhất của sự phát triển đối với tất cả các hệ thống công nghệ. Có nhiều quan điểm khác nhau về đổi mới công nghệ, theo OECD được ghi trong cẩm nang Oslo (1996) thì đổi mới công nghệ (bao gồm đổi mới quy trình sản xuất ĐMCN (bao gồm đổi mới qui trình sản xuất và sản phẩm) là việc tạo ra sản phẩm hoặc qui trình sản xuất mới hoặc có những cải tiến công nghệ đáng kể về sản phẩm hoặc qui trình sản xuất, ĐMCN diễn ra khi đưa ra thị trường sản phẩm mới (đổi mới sản phẩm) hoặc công nghệ mới được sử dụng trong quá trình sản xuất (đổi mới trong qui trình). ĐMCN gồm nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức, tài chính và thương mại, qua đó một doanh nghiệp được coi là ĐMCN nếu doanh nghiệp đó sản xuất ra sản phẩm mới hoặc có qui trình sản xuất mới hoặc có những cải tiến đáng kể về sản phẩm hay qui trình sản xuất trong thời kỳ xem xét. Như vậy, nội hàm ĐMCN của OECD rất rộng, việc doanh nghiệp tiếp nhận công nghệ thông qua chuyển giao mà không có những cải tiến đáng kể hoặc không tạo ra sản phẩm/qui trình mới thì cũng được coi là ĐMCN. Theo tác giả Nguyễn Xuân Bá và một số tác giả (2008) cho rằng trong điều kiện của Việt Nam hiện nay thì ĐMCN là hoạt động thay đổi toàn bộ hay cải tiến công nghệ đã có của doanh nghiệp, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Theo Giáo trình Quản lý công nghệ đưa ra khái niệm đổi mới công nghệ sau2: Đổi mới công nghệ là việc thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn. 2 Tham khảo Giáo trình Quản lý Công nghệ, Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2010), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội [14; tr. 141] 17 Đổi mới công nghệ có thể chỉ nhằm giải quyết các bài toán tối ưu các thông số sản xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả.v.v… (đổi mới công nghệ quá trình) hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường (đổi mới công nghệ sản phẩm). Đổi mới công nghệ có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới (ví dụ: sáng chế công nghệ mới) chưa có trên thị trường công nghệ hoặc là mới ở nơi sử dụng nó lần đầu và trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới (ví dụ: đổi mới công nghệ nhờ chuyển giao công nghệ theo chiều ngang). Qua các quan điểm trên, tác giả sử dụng quan điểm: Đổi mới công nghệ là hoạt động thay đổi toàn bộ công nghệ hay thay đổi phần quan trọng của công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể, ĐMCN sẽ bao gồm: (i) thay đổi toàn bộ máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ; (ii) thay đổi phần quan trọng của công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn; (iii) đổi mới qui trình/sản phẩm để đưa sản phẩm ra thị trường bằng hoạt động R&D. Thay đổi toàn bộ máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ Đổi mới công Thay đổi phần quan trọng của công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn nghệ Đổi mới quy trình/sản phẩm để đưa sản phẩm ra thị trường Bảng 1.1: Các hoạt động đổi mới công nghệ 1.1.3. Chính sách Theo Từ điển tiếng Việt thì “chính sách” là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”. Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì “chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, 18 trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”3. Theo tác giả thì khái niệm “hệ thống xã hội” được hiểu theo một ý nghĩa khái quát. Đó có thể là một quốc gia, một khu vực hành chính, một doanh nghiệp, một nhà trường. Cũng có một định nghĩa khác, “chính sách là chuỗi những hoạt động mà chính quyền chọn làm hay không làm với tính toán và chủ đích rõ ràng, có tác động đến người dân”. Như vậy, phân tích khái niệm “chính sách” thì thấy: - Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra; - Chính sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế; - Chính sách được ban hành bao giờ cũng nhắm đến một mục đích nhất định; nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó; chính sách được ban hành đều có sự tính toán và chủ đích rõ ràng. 1.1.4. Chính sách tài chính Chính sách tài chính là một khái niệm rất rộng, được hợp thành bởi nhiều chính sách khác nhằm điều tiết, kiểm soát, định hướng sự phát triển của nền kinh tế. Nội dung của chính sách tài chính bao gồm: chính sách về vốn, chính sách thuế, các chính sách về tín dụng, tiền tệ... có tác động quyết định đến việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở hệ thống pháp luật tài chính, sự hỗ trợ tài chính từ phía nhà nước đối với các doanh nghiệp được thực hiện thông qua các chính sách vĩ mô và qua thị trường tài chính, ngoài ra còn có một số chính sách khác. Sự hỗ trợ này giúp cho các doanh nghiệp giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động, nâng cao hiệu quả khả năng cạnh tranh và đứng vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 3 Tham khảo Vũ Cao Đàm (2009), Lý luận về Khoa học và Công nghệ, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội 19 1.1.5. Doanh nghiệp Theo Luật doanh nghiệp 2005: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)4, cụ thể như sau: Doanh Quy mô nghiệp Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa siêu nhỏ Khu vực Số lao Tổng Số lao Tổng nguồn Số lao động nguồn vốn động vốn động Nông, lâm 10 người 20 tỷ đồng Từ trên 10 Từ trên 20 tỷ Từ nghiệp và trở xuống trở xuống thủy sản người đến đồng 200 người trên đến 200 người 100 tỷ đồng đến 300 người Công 10 người 20 tỷ đồng Từ trên 10 Từ trên 20 tỷ Từ nghiệp và trở xuống trở xuống xây dựng người đến đồng 200 người trên đến 200 người 100 tỷ đồng đến 300 người Thương mại 10 người 10 tỷ đồng Từ trên 10 Từ trên 10 tỷ Từ trên 50 và trở xuống trở xuống dịch vụ 4 người đến đồng đến 50 người đến 50 người Tham khảo Luật Doanh nghiệp 2005 [6; Điều 3] 20 tỷ đồng 100 người
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan