Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng chiến lược phát triển mạng xã hội cho doanh nghiệp kinh doanh trực tuyế...

Tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển mạng xã hội cho doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến tại việt nam

.PDF
180
2
104

Mô tả:

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ZáY TRẦN ĐÌNH ĐÔNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN MẠNG XÃ HỘI CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ LUẬN VĂN THẠC SĨ Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2009 i CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH Cán bộ hướng dẫn khoa học :….Tiến sĩ Nguyễn Đức Trí ............................... (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 1 :……..Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình.......................... (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 2 :……..PGS.TS Nguyễn Thống................................. (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM ngày 05 tháng 09 năm 2009. Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ) 1. TS. Võ Văn Huy (Chủ tịch) 2. TS. Nguyễn Quỳnh Mai (Thư ký) 3. TS. Nguyễn Thanh Bình (GVPB 1) 4. PGS.TS. Nguyễn Thống (GVPB 2) 5. TS. Nguyễn Đức Trí (Ủy viên) 6. TS. Võ Thị Ngọc Châu (Ủy viên) Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV Bộ môn quản lý chuyên ngành ii TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tp.HCM, ngày 10 tháng 07 năm 2009 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: ………….Trần Đình Đông...........................Phái: ……..Nam............. Ngày, tháng, năm sinh:…….20/07/1980 ...................................Nơi sinh: …Bình Định... Chuyên ngành: ………Hệ thống thông tin quản lý ................MSHV:… 03207087 .... I- TÊN ĐỀ TÀI: ................................................................................................................ ……….Xây dựng chiến lược phát triển mạng xã hội cho doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam................... ................................................................................. ............................................................................................................................................. II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: - Xác định các vấn đề chính trong xây dựng chiến lược phát triển mạng xã hội trên nền tảng Web 2.0 cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam. - Hình thành nên chiến lược phát triển chung về mạng xã hội cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam là mục tiêu chính và lớn nhất của nghiên cứu này. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ (Ngày bắt đầu thực hiện LV ghi trong QĐ giao đề tài):…..02/02/2009............................. IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:…….10/07/2009 ........................................... V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên): ....................................... ……………………………...Tiến sĩ Nguyễn Đức Trí ..................................................... CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Học hàm, học vị, họ tên và chữ ký) CN BỘ MÔN QL CHUYÊN NGÀNH Tiến sĩ Nguyễn Đức Trí (Ghi chú: Học viên phải đóng tờ nhiệm vụ này vào trang đầu tiên của tập thuyết minh LV) iii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Đức Trí, cán bộ hướng dẫn, người đã nhiệt tình hướng dẫn và có những góp ý sâu sắc cho nghiên cứu của tác giả. Tác giả rất cảm kích và chân thành cảm ơn các ý kiến phản biện, đóng góp của các thầy cô trong hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ (Hội đồng 1 – Ngành HTTTQL) ngày 05/09/2009. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô, cán bộ của khoa Quản Lý Công Nghiệp và Phòng Đào Tạo Sau Đại Học – Trường Đại Học Bách Khoa đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập tại trường và thực hiện luận văn này. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn học cùng khóa và sự hỗ trợ phỏng vấn chuyên gia của bạn bè, đồng nghiệp, đối tác trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, hậu phương vững chắc giúp tác giả tự tin học tập và hoàn thành luận văn này. Tp.HCM, ngày 18 tháng 09 năm 2009 Người thực hiện Trần Đình Đông iv LỜI CAM KẾT “Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Đức Trí. Mọi trích dẫn hay tham khảo đều được ghi chú rõ ràng và đầy đủ”. Người viết Trần Đình Đông v GIỚI THIỆU VÀ TÓM TẮT Tháng 10/2004, khi khái niệm Web 2.0 lần đầu tiên được đưa ra công chúng bởi Dale Dougherty tại hội nghị Web 2.0 lần 1 do OReilly Media và MediaLive International tổ chức, thế giới mới có được một cái tên đơn giản đại diện cho những thay đổi lớn lao đang diễn ra trong ngành công nghiệp máy tính lúc bấy giờ. Khi mới xuất hiện, Web 2.0 được chú trọng yếu tố công nghệ, nhấn mạnh nền tảng ứng dụng. Nhưng một năm sau đó, tại hội nghị Web 2.0 lần 2, Web 2.0 được nhấn mạnh đến tính chất sâu xa hơn – yếu tố cộng đồng. Công nghệ chỉ là “bề nổi” của Web 2.0, chính cộng đồng người dùng mới là yếu tố nền tảng tạo nên một thế hệ Web mới. Người dùng, từ việc chỉ duyệt và xem web, nay đã có thể tham gia tạo Web nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ. Web 2.0 không phải là một phát minh hoàn toàn mới của ai đó mà là sự phát triển từ Web hiện có (gọi là thế hệ Web 1.0). Web 2.0 vẫn là Web như chúng ta dùng từ trước đến nay, nhưng giờ đây, với sự hỗ trợ của công nghệ, chúng ta làm việc với Web theo cách khác. Chúng ta, người dùng, được phép tương tác nhiều hơn đối với nội dung Web. Web 2.0 được định nghĩa trong thời gian mà dịch vụ mạng xã hội (social networking services, từ đây gọi tắt là mạng xã hội, không phải là social networks – mạng xã hội thực tế đời thường) bắt đầu được hình thành. Web 2.0 và mạng xã hội là hai thuật ngữ đi song song với nhau và hỗ trợ cho nhau. Mạng xã hội đang trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời đại Internet. Mạng xã hội chính là các “tổ chức” (ảo) có số lượng thành viên lớn nhất trên thế giới. Doanh thu hàng năm của MySpace and Facebook (hai mạng xã hội lớn nhất thế giới) lên đến hàng trăm triệu đô la. Tại Việt Nam, Yahoo! 360 chính là một dạng dịch vụ mạng xã hội và có số thành viên lớn nhất do sự phổ biến của Yahoo tại Việt Nam thông qua Yahoo!Messenger, nhưng đây mới chỉ là giai đoạn đầu của sự phát triển mạng xã hội tại Việt Nam. Khi Cyvee, Cyworld, Yume, Yobanbe, Tamtay, Guongmat…chính thức trở thành những website mạng xã hội thì cuộc chiến phát triển “mạng xã hội” trong nước đã thật sự nóng lên. Với mục đích hình thành một chiến lược phát triển cho các website mạng xã hội trong nước (đã ra đời và sẽ ra đời), nghiên cứu này tập trung vào việc xây dựng chiến lược phát triển mạng xã hội có dựa trên nền tảng Web 2.0 tại Việt Nam. Trước tiên, Chương I sẽ giới thiệu phần hình thành đề tài nghiên cứu và mục tiêu, phạm vi, cũng như ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu. Chương II sẽ là các phân tích về cơ sở lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu. Giới thiệu về chiến lược, khung thức chiến lược Web 2.0 và các cơ sở lý thuyết chính được sử dụng trong quá trình hoạch định chiến lược Web 2.0: hành vi thông tin của vi người dùng, sự muốn thể hiện của người dùng và sự ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học và tâm lý xã hội lên hành vi của người dùng. Phần cuối của Chương này là phương pháp nghiên cứu, sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích định tính dữ liệu dựa trên cơ sở lý thuyết đã trình bày. Quá trình phân tích dữ liệu bao gồm: Chương III: Phân tích công nghệ và dịch vụ của Web 2.0 và ứng dụng của nó trên các mạng xã hội hàng đầu trên thế giới (Facebook, MySpace, Orkut, Hi5…). Phần tiếp theo trong Chương III là Phân tích nguồn lực vĩ mô để phát triển mạng xã hội tại Việt Nam, bao gồm: cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (đặc biệt tập trung khía cạnh công nghệ của Web 2.0 và mạng xã hội) và nhân lực. Quá trình hoạch định chiến lược sẽ được bắt đầu trong Chương III này: Khởi đầu chiến lược bằng phân tích thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, phân tích SWOT, xác định Tầm nhìn, Sứ mệnh, Năng lực cạnh tranh cốt lõi, Mô hình kinh doanh. Để kết hợp chiến lược Web 2.0 vào chiến lược phát triển mạng xã hội chung cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam, một kế hoạch Phỏng vấn chuyên gia sẽ được tiến hành ở Chương IV. Trong Chương V, Hai nghiên cứu tình huống (case study) để đánh giá chiến lược phát triển đã hình thành ở Chương III sẽ được thực hiện cho hai mạng xã hội tại Việt Nam: Caravat.com được sáng lập tại Việt Nam dành cho giới trí thức cao cấp và mạng xã hội dành cho lứa tuổi teen do SK Communications của Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam: Cyworld.vn. Nội dung quan trọng khác được thực hiện ở Chương VI đó là xác định các nội dung chủ đạo sau khi hình thành chiến lược: Định hình chiến lược, Triển khai chiến lược và Thẩm định chiến lược. Chương VII, phần Kết luận và Kiến nghị, sẽ đúc kết chiến lược phát triển mạng xã hội cho doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam dựa vào kết quả phân tích tình huống ở các chương trước đó, cũng như đánh giá mức độ thành công của đề tài và các hạn chế cũng như kiến nghị hướng phát triển sâu cho nghiên cứu này. Sau cùng là Tài liệu tham khảo và các Phụ lục Bảng câu hỏi, Phân tích dữ liệu và Tiến độ thực hiện đề tài. Từ khóa: Web 2.0, mạng xã hội, chiến lược, doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, Việt Nam, người dùng, lĩnh vực giá trị, chiến lược Web, công nghệ, Caravat.com, Cyworld.vn. vii PREFACE AND ABSTRACT In October 2004, the term “Web 2.0” was first publicly spoken by Dale Dougherty at 1st Web 2.0 Conference held by O’Reily Media and MediaLive International. The term was a simple phrase to represent the huge changes happening around the world at that time. At the beginning time of the term, Web 2.0 was used in terms of technology, especially focusing on application platform. A year after, Web 2.0 stood for its exclusive characteristic: community or sociality. Technology is only the “front-end” of Web 2.0. The user communities are the most important factor making a new Web generation. Users only had the right to browse and see Web before Web 2.0 sites were public. Now, they not only can create Web content but also give some applications to the sites based on an open API and some special technologies. Web 2.0 is not a pure invention of someone rather than a development from exist Web known as Web 1.0. Web 2.0 is still Web we have used so far, but thanks to technological supports; we act with the Web in different ways. We, Web users, are allowed to more interact with Web contents. Web 2.0 was coined when social networking services were being formed. Social networking services and Web 2.0 are the terms which go hand-in-hand and support together. Social networking services are huge trends in the age of Internet. Social networking communities are online organizations which got the biggest number of members. The annual revenues of Facebook and Myspace, the largest social networking services in the world, reach hundred of million dollars. In Vietnam, Yahoo! 360 is a type of social working services and it dedicates to bloggers. Yahoo! 360 became the largest Vietnamese blogger community thanks to the early presence and popularity of Yahoo! Mail and Yahoo! Messenger in Vietnam. The appearances of Cyvee, Cyworld, Yume, Yobanbe, Tamtay, Guongmat, etc warm the social networking service war up. With the aim of setting up a general development strategy of social networking service sites for dot.com companies in Vietnam, my thesis focuses on building a general strategy of developing social networing services a-little-based on Web 2.0 in Vietnam. First of all, Chapter I is going to introduce the formulation of the paper and its objectives, scope and practical significance as well. Next, Chapter II shows the theoretics of the thesis. It introduces what is strategy, Web 2.0 webstrategy framework and the main theories are applied in the thesis, such as, information behavior of users, want-to-show activities of them and the impacts of demographic and social-psychological factors on users’ behaviors. viii Continually, the last part of this chappter is the research methodology. After acquiring the secondary data, the research is started by qualitatively analyzing that data in the boundary of theoretical fundamentals. The progress of data qualitative analysis includes: The next Chapter III is aimed to analyze the technologies and services of the worldleading social networking sites, such as, Facebook, Myspace, Orkut , Hi5, etc,. This chapter also comes with the purpose of giving the perspective on Vietnam macro resources of developing social networking services regarding to information technology infrastructure, Web 2.0 technology and human resources. The strategy planning is going to begin from this chapter which contains Strategy Initiation parts analyzing target market, target customer, SWOT analysis and indentifying Vision, Mission, Core Competence and Business Model. To align the Web 2.0 strategy with the general business strategy of dot.com companies in Vietnam based on the organizational value disciplines, an expertinterviewing plan is implemented in Chapter IV. Based on the strategy initiated in Chapter III, two case studies are done in Chapter V. One is an analysis on Caravat.com, an exclusive site for business leaders and experts in Vietnam. The other is carried out by doing research on Cyworld.vn which was targeted to teen generation and established by Korean SK Communications. A quite important part of thesis is Chapter VI, to indentify other contents of the strategy which follow the Strategy Initiation phase, including Strategy Formulation, Strategy Implementation and Strategy Assessment. The last Chapter VII shows the finally-refined strategy relied on the results of preceding chapters. It’s also aimed to show the parts of conclusion, review of the thesis and the proposal for intensive and expanded researchs derived from the thesis. The reference comes before some appendices which are at the end of the paper. Those are the questionnaire, the data analysis and the schedule of doing thesis. Keywords: Web 2.0, social networking services, strategy, dot.com company, Vietnam, users, value disciplines, Webstrategy, technology, Caravat.com, Cyworld.vn. ix MỤC LỤC NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ............................................................................ii LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................iii LỜI CAM KẾT .......................................................................................................iv GIỚI THIỆU VÀ TÓM TẮT......................................................................................v PREFACE AND ABSTRACT................................................................................vii DANH SÁCH HÌNH VẼ ........................................................................................xiii DANH SÁCH BẢNG BIỂU...................................................................................xiv Chương I GIỚI THIỆU ...........................................................................................1 I.1 Giới thiệu Web 2.0 và mạng xã hội ...................................................................1 I.1.1 Web 2.0..................................................................................................................1 I.1.2 Mạng xã hội........................................................................................................... 4 I.1.3 Sự phát triển mạng xã hội tại Việt Nam ................................................................ 5 I.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu........................................................................6 I.2.1 Mục tiêu................................................................................................................. 6 I.2.2. Phạm vi................................................................................................................. 7 I.3 Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................8 Chương II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................9 II.1 Chiến lược.........................................................................................................9 II.1.1 Khái niệm ............................................................................................................. 9 II.1.2 Chiến lược và Internet.......................................................................................... 9 II.2 Quy trình hoạch định chiến lược ....................................................................14 II.2.1 Quy trình hoạch định chiến lược tổng thể.......................................................... 14 II.2.2 Khung thức hoạch định chiến lược Web 2.0...................................................... 18 II.3 Các cơ sở lý thuyết trọng tâm trong tiến trình hoạch định chiến lược ...........20 II.3.1 Phân tích SWOT ................................................................................................ 21 II.3.2. Mô hình kinh doanh của mạng xã hội dựa trên Web 2.0 .................................. 22 II.3.2.1 Hệ thống tạo giá trị...................................................................................... 22 II.3.2.2 Hệ thống tạo giá trị trong pre-Web ............................................................. 23 II.3.2.3 Hệ thống tạo giá trị trong Web 1.0.............................................................. 23 II.3.2.4 Hệ thống tạo giá trị trong Web 2.0.............................................................. 23 II.3.3 Phân tích người dùng của mạng xã hội .............................................................. 24 II.3.3.1 Hành vi thông tin của người dùng............................................................... 24 II.3.3.2 Sự muốn thể hiện của người dùng Web 2.0 ................................................ 27 II.3.3.3 Sự tác động của yếu tố nhân khẩu học và tâm lý xã hội lên người dùng Web 2.0 ............................................................................................................. 29 II.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................29 II.4.1 Thiết kế nghiên cứu............................................................................................ 29 x II.4.2 Tổng quan phương pháp nghiên cứu.................................................................. 29 IV.2 Các nội dung sẽ thực hiện khi phân tích định tính dữ liệu thứ cấp thu thập được ..............................................................................................................31 Chương III KHỞI ĐẦU CHIẾN LƯỢC .................................................................33 III.1 Tổng quan công nghệ Web 2.0 và ứng dụng trên mạng xã hội.....................33 III.2 Công nghệ phát triển Web của các mạng xã hội tiêu biểu trên thế giới.......35 III.3 Dịch vụ Web 2.0 và ứng dụng trên mạng xã hội...........................................38 III.4 Cấu trúc xã hội của mạng xã hội ...................................................................39 III.5 Hạ tầng Internet .............................................................................................40 III.6 Công nghệ Web 2.0 tại Việt Nam .................................................................43 III.7 Nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam..................................................44 III.8 Phân tích thị trường mục tiêu cho mạng xã hội tại Việt Nam.......................47 III.8.1 Thị trường mục tiêu .......................................................................................... 47 III.8.2 Mạng xã hội di động thế giới............................................................................ 50 III.8.3 Tiềm năng thị trường mạng xã hội di động tại Việt Nam................................. 51 III.9 Khách hàng mục tiêu cho mạng xã hội tại Việt Nam....................................53 III.9.1 Người dùng mạng xã hội .................................................................................. 53 III.9.2 Người sử dụng Internet Việt Nam .................................................................... 55 III.9.3 Khách hàng mục tiêu ........................................................................................ 56 III.10 Năng lực cạnh tranh cốt lõi (Core Competences) .......................................58 III.11 Phân tích SWOT..........................................................................................59 III.12 Mô hình kinh doanh (Business Models)......................................................61 III.12.1 Luận cứ giá trị................................................................................................. 62 III.12.2 Kênh phân phối............................................................................................... 64 III.12.3 Mô hình kinh doanh (phân tích khía cạnh doanh thu) trên Internet ............... 65 III.13 Tổng hợp khởi đầu chiến lược.....................................................................67 Chương IV PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ............................................................71 IV.1 Mục đích........................................................................................................71 IV.2 Đối tượng ......................................................................................................71 IV.3 Nội dung........................................................................................................72 IV.3.1 Chiến lược Web ................................................................................................ 72 IV.3.2 Các nguyên lý của Web 2.0 .............................................................................. 72 IV.3.3 Các nguyên tắc giá trị của tổ chức.................................................................... 74 IV.4 Phương pháp..................................................................................................75 IV.5 Kết quả ..........................................................................................................78 IV.5.1 Kết quả phân tích dữ liệu.................................................................................. 78 IV.5.2 Khung thức phân tích để đúc kết chiến lược web............................................. 84 IV.6 Chiến lược Web được đề xuất.......................................................................87 xi Chương V PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG ................................................................89 V.1 Caravat.com ..................................................................................................89 V.1.1 Tổng quan ....................................................................................................89 V.1.2 Người dùng..................................................................................................89 V.1.3 Phân tích chiến lược hiện tại .......................................................................94 V.1.3.1 Sứ mạng .......................................................................................................... 94 V.1.3.2 Tầm nhìn ......................................................................................................... 95 V.1.3.3 Năng lực cạnh tranh cốt lõi ............................................................................. 95 V.1.3.4 Phân tích SWOT ............................................................................................. 96 V.1.3.4.1 Điểm mạnh............................................................................................... 96 V.1.3.4.2 Điểm yếu.................................................................................................. 97 V.1.3.4.3 Cơ hội....................................................................................................... 97 V.1.3.4.4 Đe dọa ...................................................................................................... 97 V.1.3.5 Mô hình kinh doanh ........................................................................................ 99 V.1.3.5.1 Luận cứ giá trị .......................................................................................... 99 V.1.3.5.2 Mô hình doanh thu ................................................................................. 100 V.1.3.5.3 Khách hàng mục tiêu ............................................................................. 101 V.1.3.5.4 Kênh phân phối ...................................................................................... 101 V.1.4 Bài học kinh nghiệm..................................................................................101 V.2 Cyworld.vn ..................................................................................................102 V.2.1 Tổng quan ..................................................................................................102 V.2.2 Người dùng................................................................................................103 V.2.3 Phân tích chiến lược hiện tại .....................................................................111 V.2.3.1 Sứ mạng ........................................................................................................ 111 V.2.3.2 Tầm nhìn ....................................................................................................... 111 V.2.3.3 Năng lực cạnh tranh cốt lõi ........................................................................... 112 V.2.3.4 Phân tích SWOT ........................................................................................... 113 V.2.3.4.1 Điểm mạnh............................................................................................. 113 V.2.3.4.2 Điểm yếu................................................................................................ 114 V.2.3.4.3 Cơ hội..................................................................................................... 114 V.2.3.4.4 Đe dọa .................................................................................................... 114 V.2.3.5 Mô hình kinh doanh ...................................................................................... 116 V.2.3.5.1 Luận cứ giá trị ........................................................................................ 116 V.2.3.5.2 Mô hình doanh thu ................................................................................. 118 V.2.3.5.3 Khách hàng mục tiêu ............................................................................. 118 V.2.3.5.4 Kênh phân phối ...................................................................................... 118 V.2.4 Bài học kinh nghiệm..................................................................................118 Chương VI ĐỊNH HÌNH, TRIỂN KHAI VÀ THẨM ĐỊNH CHIẾN LƯỢC.............120 VI.1 Định hình chiến lược...................................................................................120 VI.1.1 Công cụ........................................................................................................... 120 xii VI.1.2 Cơ hội kinh doanh .......................................................................................... 123 VI.1.3 Phân tích lợi ích – chi phí ............................................................................... 124 VI.1.4 Quản lý, thẩm định và phân tích rủi ro ........................................................... 124 VI.1.5 Kế hoạch kinh doanh ...................................................................................... 124 VI.2 Triển khai chiến lược ..................................................................................125 VI.2.1 Hoạch định dự án............................................................................................ 125 VI.2.2 Phân phối tài nguyên ...................................................................................... 127 VI.2.3 Quản lý dự án ................................................................................................. 129 VI.3 Thẩm định chiến lược..................................................................................131 VI.3.1 Balanced Scorecard ........................................................................................ 131 VI.3.2 Phân tích web.................................................................................................. 134 VI.3.2.1 Tổng thể................................................................................................... 134 VI.3.2.2 Giới thiệu một số công cụ phân tích Web miễn phí ................................ 137 VI.3.2.3 Giới thiệu các giải pháp phân tích Web giá cả thấp ................................ 140 VI.3.2.4 Giới thiệu các giải pháp phân tích Web mức doanh nghiệp.................... 140 Chương VII KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................142 VII.1 Kết luận......................................................................................................142 VII.2 Kiến nghị....................................................................................................146 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... TL1 Phụ lục 1 BẢNG PHỎNG VẤN Ý KIẾN CHUYÊN GIA TRỰC TUYẾN ............ PL1 Phụ lục 2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ........ PL9 Phụ lục 3 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ........................................................ PL12 xiii DANH SÁCH HÌNH VẼ Hình 1.1 Minh họa các cơ sở của Web 2.0 ............................................................................ 1 Hình 1.2 Đám mây thuật ngữ Web 2.0 .................................................................................. 2 Hình 2.1 Ảnh hưởng của Internet lên cấu trúc ngành.......................................................... 11 Hình 2.2 Ảnh hưởng của Web 2.0 lên cấu trúc ngành......................................................... 12 Hình 2.3 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh trong ngành mạng xã hội ........................................ 13 Hình 2.4 Quy trình hoạch định chiến lược........................................................................... 15 Hình 2.5 Các thành phần của khung thức chiến lược Web 2.0............................................ 19 Hình 2.6 Công cụ phân tích SWOT..................................................................................... 21 Hình 2.0.7 Sơ đồ hệ thống tạo giá trị................................................................................... 22 Hình 2.8 Chuỗi giá trị trong Pre-Web.................................................................................. 23 Hình 2.9 Chuỗi giá trị trong Web 1.0 .................................................................................. 23 Hình 2.10 Hệ thống giá trị phân tán của Web 2.0 ............................................................... 24 Hình 2.11 Hệ thống tạo giá trị của Web 2.0 ........................................................................ 24 Hình 2.12 Mô hình hành vi thông tin................................................................................... 26 Hình 2.13 Tháp 5 mức nhu cầu của Abraham Maslow ....................................................... 27 Hình 2.14 Mô hình thuyết ERG của Clayton Alderfer ........................................................ 28 Hình 3.1 Tỉ lệ phát triển mashup cho các dịch vụ trên Internet theo cập nhật của người dùng trên Programmableweb đến ngày 30/04/2009 ............................................................ 34 Hình 3.2 Cấu trúc tổ chức Database Server theo mô hình Scale-out tham khảo của MySQL ............................................................................................................................................. 36 Hình 3.3 Các ứng dụng trên Facebook ................................................................................ 39 Hình 4.1 Sự tập trung của tổ chức theo các nguyên tắc giá trị ............................................ 74 Hình 4.2 Mức độ quan trọng của các nguyên lý Web 2.0 đối với lĩnh vực giá trị Chăm sóc khách hàng ........................................................................................................................... 78 Hình 4.3 Mức độ quan trọng của các nguyên lý Web 2.0 đối với lĩnh vực giá trị Hiệu quả hoạt động.............................................................................................................................. 80 Hình 4.4 Mức độ quan trọng của các nguyên lý Web 2.0 đối với lĩnh vực giá trị Dẫn đầu sản phẩm .............................................................................................................................. 81 Hình 4.5 Minh họa tổng thể vai trò của các nguyên lý Web 2.0 đối với 3 lĩnh vực giá trị theo phân tích tần suất ......................................................................................................... 82 Hình 4.6 Minh họa tổng thể vai trò của các nguyên lý Web 2.0 đối với giá trị trung bình . 83 Hình 4.7 Khung thức phân tích............................................................................................ 85 Hình 5.1 Thống kê nhân khẩu học của Cyvee.com trên Alexa ........................................... 90 Hình 5.2 Thống kê nhân khẩu học của LinkedIn.com trên Alexa ....................................... 90 Hình 5.3 Tháp 5 mức nhu cầu của A.Maslow ..................................................................... 93 Hình 6.1 Ví dụ về cây quyết định ...................................................................................... 121 Hình 6.2 Ma trận chia sẻ tăng trưởng BCG ....................................................................... 122 Hình 6.3 Chu kỳ tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ.............................................................. 129 Hình 6.4 Balanced Scorecard và bốn khía cạnh của nó..................................................... 132 Hình 6.5 Giao diện Web site của Analog .......................................................................... 137 Hình 6.6 Giao diện Web site của AWStats........................................................................ 138 Hình 6.7 Giao diện Web site của Google Analytics .......................................................... 139 xiv DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các nguyên lý và mô hình của Web 2.0................................................................. 3 Bảng 2.1 Các bước thực hiện nghiên cứu chính .................................................................. 30 Bảng 3.1 Công nghệ phát triển Web của các mạng xã hội hàng đầu thế giới ..................... 37 Bảng 3.2 Danh sách thuê hosting của các mạng xã hội tại Việt Nam ................................. 41 Bảng 3.3 Dịch vụ hosting của các mạng xã hội hàng đầu thế giới ...................................... 43 Bảng 3.4 Công công nghệ phát triển web của các mạng xã hội tại Việt Nam..................... 44 Bảng 3.5 Tình hình tuyển sinh và tốt nghiệp (dự tính) ngành CNTT của Việt Nam .......... 44 Bảng 3.6 Dự báo người dùng Internet và truyền thông xã hội năm 2008 ........................... 47 Bảng 3.7 Các nhóm thị trường truyền thông xã hội tại Châu Á .......................................... 48 Bảng 3.8 Chiến lược đề xuất cho phát triển dịch vụ mạng xã hội cho doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam............................................................................................. 68 Bảng 4.1 Các đặc tính tương ứng với các nguyên tắc giá trị ............................................... 75 Bảng 4.2 Cấu trúc ma trận dùng để thu thập ý kiến chuyên gia .......................................... 76 Bảng 4.3 Vai trò quan trọng của các nguyên lý Web 2.0 đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam trong việc phân phối các giá trị kinh doanh của mình.. 84 Bảng 5.1 So sánh Caravat.com và các đối thủ cạnh tranh ................................................... 98 Bảng 5.2 Phân nhóm người dùng mạng xã hội dựa trên hành vi ...................................... 108 Bảng 5.3 So sánh Cyworld.vn và các đối thủ cạnh tranh ................................................. 115 Bảng 6.1 So sánh lợi ích của 3 loại công cụ phân tích Web.............................................. 136 Bảng 7.1 Tổng hợp chiến lược đề xuất .............................................................................. 142 1 Chương I GIỚI THIỆU Phân tích chi tiết về chiến lược, Web 2.0 và mạng xã hội sẽ được trình bày chi tiết trong Chương II và Chương III. Trong phần này tác giả chỉ giới thiệu sơ lược lịch sử và định nghĩa về Web 2.0 và mạng xã hội. I.1 Giới thiệu Web 2.0 và mạng xã hội I.1.1 Web 2.0 Trong lĩnh vực nghiên cứu và xúc tiến công nghệ Web, cụm từ Web 2.0 có thể nói đến một thế hệ thứ hai được thừa nhận của các dịch vụ và cộng đồng được cung cấp và xây dựng dựa trên Web, chẳng hạn dịch vụ mạng xã hội, wikis… nhằm kích thích sự sáng tạo, hợp tác và chia sẻ giữa các người dùng. [1] Hình 1.1 Minh họa các cơ sở của Web 2.0 (Nguồn http://hinchcliffe.org/img/web20in2006.jpg) Mặc dù thuật ngữ này gợi ý một phiên bản mới của World Wide Web nhưng nó không tham chiếu đến bất cứ một sự cập nhật đặc tả kỹ thuật nào; nó thay đổi cách mà các nhà phát triển phần mềm và người dùng cuối sử dụng web. Tim O’Reilley, chủ tịch của O’Reilley, đã định nghĩa: “Web 2.0 là cuộc cách mạng kinh doanh trong ngành công nghiệp máy tính được tạo ra bởi xu hướng tiến đến Internet về mặt nền tảng và nỗ lực để hiểu được thước đo thành công trên nền tảng mới đó”.[1] [1] Theo Beloging Networks – Bill Ganz & Brad Johnson, trang 26 [39, 40, 41] 2 Có nhiều quan điểm và cách nhìn khác nhau khi định nghĩa Web 2.0, có những định nghĩa không đầy đủ hoặc quá mang tính kỹ thuật. Tuy nhiên, mỗi định nghĩa đều toát lên một vấn đề quan trọng của Web 2.0. Theo tác giả, định nghĩa sau đây của Troy Angrignon (Web 2.0 – Strategies and Lessons for Business Leaders, 2007 [1] ) là phù hợp nhất: “Web 2.0 là một tập hợp các thay đổi mang tính công nghệ, xã hội và kinh tế trong thái độ, công cụ và ứng dụng làm cho Web trở thành một nền tảng mới cho truyền thông, hợp tác, cộng đồng và học hỏi tích lũy”. Theo Troy Angrignon, Web 2.0 đơn giản là làm cho máy tính mang tính xã hội. Hình 1.2 Đám mây thuật ngữ Web 2.0 (Nguồn: http://kosmar.de/wp-content/web20map.png ) Như đã giới thiệu trong phần Mở đầu và Tóm Tắt, thuật ngữ Web 2.0 (bao gồm rất nhiều thuật ngữ liên quan và rất phổ biến, Hình 1.2) lần đầu được giới thiệu tại hội nghị Web 2.0 lần thứ 1(được tổ chức bởi O’Reilly Media và MediaLive International vào tháng 10/2004) bởi Dale Dougherty, phó chủ tịch của Oreilly Media.[2] Tuy nhiên, Dale Dougherty không đưa ra định nghĩa mà chỉ dùng các ví dụ để so sánh phân biệt Web 1.0 và Web 2.0: “DoubleClick là Web 1.0; Google AdSense là Web 2.0. Ofoto là Web 1.0; Flickr là Web 2.0. Britannica Online là Web 1.0; Wikipedia là Web 2.0…”. Sau đó chủ tịch kiêm CEO của O’Reilley Media, Tim [1] [2] Xem [9] Theo PC World, [28] 3 Oreilley (2005), đã đúc kết lại 7 nguyên lý (principles or concepts) và 8 mô hình (patterns) của Web 2.0[1], đó là: Bảng 1.1 Các nguyên lý và mô hình của Web 2.0 Nguyên lý Mô hình 1. Web có vai trò nền tảng (The Web as a platform). 1. Tập hợp trí tuệ cộng đồng (Harnessing Collective Intelligence). 2. Tập hợp trí tuệ cộng đồng (Harnessing collective intelligence). 2. Dữ liệu có vai trò then chốt (Data Is the Next “Intel Inside”). 3. Dữ liệu có vai trò then chốt (Data as the next Intel Inside). 3. Web có vai trò nền tảng, mọi ứng dụng có thể chạy trên nó (Innovation in Assembly). 4. Không có chu kỳ phát hành phần mềm (End of the software release cycle) 5. Mô hình lập trình gọn nhẹ (Lightweight programming models). 6. Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị (Software above the level of a single device). 7. Trải nghiệm người dùng phong phú (Rich user experiences). 4. Trải nghiệm người dùng phong phú (Rich User Experiences). 5. Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị (Software Above the Level of a Single Device). 6. Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ Web và được cập nhật không ngừng (Perpetual Beta). 7. Thúc đẩy hiệu ứng “cái đuôi dài”. (Leveraging the Long Tail). 8. Mô hình phát triển ứng dụng nhanh chóng và hiệu quả (Lightweight Models and Cost-Effective Scalability). Trong giai đoạn đầu, Web 2.0 được chú trọng yếu tố công nghệ, và công nghệ được xem là nền tảng của Web 2.0. Và thực tế, ứng dụng trên web là thành phần rất quan trọng của Web 2.0. Rất nhiều công nghệ được phát triển nhằm làm cho ứng dụng trên Web mạnh hơn, nhanh hơn và dễ sử dụng hơn. Kiến trúc công nghệ của Web 2.0 vẫn đang được phát triển, nhưng cơ bản bao gồm: phần mềm máy chủ, cơ chế cung cấp nội dung, giao thức truyền thông, trình duyệt và ứng dụng. Các vấn đề về công nghệ sử dụng trong Web 2.0 sẽ được trình bày chi tiết trong phần III.1 “Tổng quan công nghệ Web 2.0 và ứng dụng trên mạng xã hội” thuộc nghiên cứu của đề tài luận văn này. Tuy nhiên, công nghệ chỉ là “bề nổi” của “tảng băng chìm” Web 2.0, chính cộng đồng người dùng mới là yếu tố nền tảng và quyết định tạo nên thế hệ Web mới. Nếu [1] Web 2.0 Principles and Best Practices, O'Reilly Radar Report, 11/2006, xem thêm [44] 4 trước đây, với thế hệ Web 1.0, chúng ta (người dùng) chỉ đơn thuần duyệt web và click để xem thông tin được cung cấp bởi chủ trang web, thì giờ đây, với các trang web thế hệ Web 2.0, chúng ta có thể tham gia cung cấp nội dung và tương tác với trang web mạnh hơn. Dĩ nhiên, sự tham gia này cần có sự hỗ trợ của công nghệ. Hiện trạng phổ biến của Web 1.0 đó là chứa đựng phiền toái và làm việc chậm chạp. Sự phiền toái mà bạn có thể thấy điển hình đó là một số site cho phép bạn đọc phần đầu của bài viết rồi yêu cầu bạn phải đăng ký (có phí hoặc không phí) để đọc nốt phần còn lại. Tất nhiên là với một số phần mềm máy chủ miễn phí như Apache thì người dùng có thể đưa thông tin của mình lên web; tuy nhiên điều trở ngại là không phải ai cũng có kỹ năng tạo trang Web, khả năng bảo mật… Về cơ bản, với Web 2.0, người dùng có “quyền” nhiều hơn; các cá thể người dùng có thể liên kết chặt chẽ với nhau thông qua một kết nối “ảo”. Web 2.0 cho phép người dùng có thể đưa lên mạng bất cứ thông tin gì, miễn là phù hợp với quy định của trang web và pháp luật. Với số lượng người tham gia rất lớn (ví dụ như Facebook hay MySpace, số lượng thành viên lên đến hàng trăm triệu), thông tin được đưa lên, đến mức độ sàng lọc nào đó, sẽ trở nên vô cùng giá trị. Web 2.0 không còn là viễn cảnh mà đã hiện hữu xung quanh chúng ta với hàng loạt website thế hệ mới, mà điển hình là các site mạng xã hội. Xu hướng chuyển sang Web 2.0 được mong đợi là xu thế phát triển tất yếu và phát triển mạnh mẽ. I.1.2 Mạng xã hội Mạng xã hội và Web 2.0 là hai thuật ngữ hầu như gắn liền với nhau khi bàn về một trong hai vấn đề này. Dịch vụ mạng xã hội (gọi tắt là mạng xã hội hay mạng xã hội ảo) là dịch vụ tập trung vào việc xây dựng và kiểm tra các mạng xã hội trực tuyến cho các cộng đồng người có chung mục đích chia sẻ sở thích và hoạt động của mình hoặc khám phá sở thích hay hoạt động của người khác.[1] Theo Danah Boyd và Nicole Elllison (2007), mạng xã hội là “các dịch vụ trên nền web cho phép các cá nhân (1) xây dựng một hồ sơ bán công khai (semi-public) hay công khai (public) hoàn toàn (2) Liên kết một nhóm người dùng với những người dùng khác có chung một kết nối” (3) Viếng thăm danh sách kết nối của mình và kết nối được tạo bởi những người dùng khác bên trong hệ thống”[59]. Mạng xã hội cung cấp nhiều tính năng như chat, voice chat, e-mail, phim ảnh, chia sẻ file, blog, xã luận… Với mạng xã hội, cư dân mạng liên kết với nhau theo một cách hoàn toàn mới. Nếu như trước đây, cư dân mạng chỉ có thể liên kết với nhau bằng email, hoặc chat thì giờ đây, mạng xã hội trở thành nơi họ gặp gỡ, trao đổi hàng ngày. Mạng xã hội không đơn thuần chỉ là nơi gặp gỡ giải trí mà còn là nơi cư dân mạng tìm kiếm đối tác, cơ hội kinh doanh, tuyển dụng, cơ hội nghề nghiệp… [1] Theo Bill Ganz, Beloging Networks – Bill Ganz & Brad Johnson [42] 5 Dịch vụ mạng xã hội cung cấp nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác như: dựa theo nhóm (tên trường, thành phố, quốc gia), dựa trên thông tin cá nhân (e-mail, nickname), dựa trên sở thích cá nhân (thể thao, phim ảnh, sách báo, âm nhạc…), nghề nghiệp (nhân sự, công nghệ thông tin…)… Hiện nay, theo Wikipedia, có hàng trăm website cung cấp dịch vụ mạng xã hội chuyên nghiệp (sẽ được trình bày chi tiết trong Chương II “Tổng quan về sự phát triển Web 2.0 và Mạng xã hội”), điển hình có Facebook (đã có phiên bản tiếng Việt tại địa chỉ www.facebook.vn vào đầu năm 2009) và MySpace tại thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu với doanh thu lên đến hàng trăm triệu đô la mỗi năm và số lượng thành viên vượt quá 100 triệu. Ngoài ra có thể kể tên một số mạng xã hội nổi tiếng như Orkut và Hi5 (đã có phiên bản tiếng Việt tại Việt Nam thời gian gần đây) tại Nam Mỹ, Friendster tại khu vực Châu Âu và Thái Bình Dương. Các mạng xã hội thành công tại riêng các quốc gia đó là: Bebo tại Anh, Cyworld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và cũng có thể kể tên Yahoo! 360 tại Việt Nam. I.1.3 Sự phát triển mạng xã hội tại Việt Nam Cách đây ba năm, Yahoo! 3600 đổ bộ vào Việt Nam như một cơn bão và tạo nên làn sóng blog không chỉ trong giới trẻ. Sức sống của nó vẫn còn mạnh mẽ đến ngày hôm nay. Từ một thuật ngữ xa lạ, blog nhanh chóng đã trở thành phổ biến không chỉ trong cộng đồng người dùng Yahoo mà còn ở các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, blog chỉ là một dịch vụ, một loại hình giao tiếp trong mạng xã hội. Có những mạng xã hội dựa trên nền tảng chính là blog, có những mạng xã hội thì không. Dù tính năng vẫn có thô sơ so với một mạng xã hội thật sự, không hề có nhiều tiện ích cho người dùng, giao diện không bắt mắt, ngôn ngữ bằng Tiếng Anh, nhưng Yahoo!360 vẫn được người dùng Việt Nam ưa thích. Điều đơn giản giải thích cho sự thành công trái ngược này chính là sự liên thông tới Yahoo!Messenger, công cụ chat online gần gũi mà hầu hết người dùng Internet tại Việt Nam đều biết. Bên cạnh Yahoo!360, người dùng cũng đang chứng kiến cuộc cạnh tranh và tập tễnh sử dụng các mạng xã hội “thuần Việt” trong thời gian qua. Tổ chức các hoạt động offline khá rầm rộ, cung cấp nhiều tính năng mới (kể cả hỗ trợ “dọn nhà” từ Yahoo!360 sang), kết hợp với các dịch vụ khác là những “chiêu thức” được các mạng xã hội tung ra. Tuy nhiên, đến thời điểm này (12/2008), vẫn chưa có một mạng xã hội nào đạt ngưỡng 1 triệu người dùng. Có thể kể tên một số mạng xã hội “thuần Việt” tại Việt Nam như: - www.vietspace.net.vn: mạng xã hội đạt số 90.000 thành viên vào ngày 10/12/2008 vừa qua, là một trong những mạng xã hội thuần Việt có số lượng thành viên đông nhất hiện nay. - www.cyvee.com: mạng xã hội chuyên nghiệp, dành cho giới trí thức, được quỹ đầu tư mạo hiểm IDG đầu tư, tiền thân là www.vnspoke.com, có số thành viên khoảng hơn 40.000.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan