Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng chiến lược công nghệ thông tin tại tổng công ty thăm dò khai thác dầu k...

Tài liệu Xây dựng chiến lược công nghệ thông tin tại tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí đến năm 2020

.PDF
90
32
65

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN MẠNH HÙNG XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Hà Nội - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN MẠNH HÙNG XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Quản trị Công nghệ và Phát triển doanh nghiệp Mã số: Chuyên ngành thí điểm LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NHÂM PHONG TUÂN XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi về xây dựng Chiến lược Công nghệ thông tin tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí đến năm 2020. Các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn và có tính kế thừa từ các website, công trình nghiên cứu. Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn của tôi. Hà nội, ngày tháng năm 2018 Học viên Nguyễn Mạnh Hùng LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô tại Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian diễn ra khóa học, đặc biệt là PGS. TS. Hoàng Văn Hải và TS. Nguyễn Đăng Minh đã truyền đạt cho tôi hiểu được những lý thuyết, khái niệm Quản trị Chiến lược, Công nghệ, Quản trị công nghệ và cách áp dụng vào thực tế. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Nhâm Phong Tuân đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này trong suốt thời gian vừa qua. Tôi xin cảm ơn các Anh/Chị đồng nghiệp tại Ban CNTT&HT – Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí, đặc biệt là anh Trần Như Hùng – Trưởng Ban, đã trao đổi, chia sẻ và tận tình góp ý, hỗ trợ tôi trong việc phân tích hiện trạng, hoạch định và xây dựng Chiến lược CNTT tại PVEP đến năm 2020 để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Hà nội, ngày … tháng … năm 2018 Nguyễn Mạnh Hùng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................. iii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ....................................................................... 4 1.1. Tổng quan nghiên cứu về chiến lược công nghệ thông tin .................................. 4 1.1.1. Các chương trình chiến lược, ứng dụng CNTT ................................................ 4 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ................................................................................ 5 1.1.3. Các tài liệu lý thuyết về công nghệ, chiến lược nói chung và CNTT nói riêng.......... 6 1.2. Cơ sở lý luận về chiến lược và xây dựng chiến lược công nghệ thông tin .......... 7 1.2.1. Khái niệm chiến lược, quản trị chiến lược ........................................................ 7 1.2.2. Khái niệm công nghệ và chiến lược công nghệ thông tin ................................. 9 1.2.3. Chiến lược công nghệ của doanh nghiệp ........................................................ 10 1.2.4. Năng lực công nghệ thông tin của doanh nghiệp ............................................ 13 1.2.5. Vai trò của chiến lược công nghệ thông tin trong sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp ............................................................................................................. 14 1.3. Quy trình và Nhiệm vụ quản trị chiến lược công nghệ thông tin ...................... 15 1.4. Các công cụ phân tích, đánh giá và hoạch định chiến lược công nghệ thông tin ...... 16 Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 21 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 22 2.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 22 2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................ 22 2.2.1. Dữ liệu thứ cấp ................................................................................................ 22 2.2.2. Dữ liệu sơ cấp.................................................................................................. 23 2.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 25 Kết luận Chƣơng 2 .................................................................................................. 26 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢCCNTT TẠI PVEP ................................................................................................................ 27 3.1. Giới thiệu khái quát về PVEP ............................................................................ 27 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................................. 27 3.1.2. Lĩnh vực hoạt động ......................................................................................... 29 3.1.3. Cơ cấu tổ chức hiện tại .................................................................................... 30 3.1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của PVEP ........................................................ 30 3.1.5. Kết quả hoạt động SXKD của PVEP những năm gần đây ............................. 30 3.2. Phân tích và đánh giá hiện trạng CNTT của PVEP ........................................... 32 3.2.1. Hiện trạng CNTT của PVEP ........................................................................... 32 3.2.2. Mức độ hiểu biết về CNTT của CBNV tại PVEP........................................... 40 3.3. Đánh giá chung về việc ứng dụng CNTT tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí làm căn cứ xây dựng Chiến lược CNTT ..................................................... 47 3.3.1. Những kết quả chú yếu ................................................................................... 47 3.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân .......................................................... 48 3.4. Phân thích SWOT .............................................................................................. 54 3.4.1. Điểm mạnh (Strengths) ................................................................................... 54 3.4.2. Điểm yếu (weaknesses) ................................................................................... 55 3.4.3. Cơ hội (Opportunities) .................................................................................... 55 3.4.4. Thách thức (Threats) ....................................................................................... 56 Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................... 57 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƢỢC CNTT TẠI PVEP ĐẾN NĂM 2020 VÀ LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC ............. 58 4.1. Lựa chọn Chiến lược Công nghệ thông tin cho PVEP ...................................... 58 4.1.1. Quan điểm đề xuất Chiến lược CNTT ............................................................ 58 4.1.2. Các xu hướng CNTT hiện tại và trong tương lai gần ..................................... 58 4.1.3. Các phương án Chiến lược CNTT có thể lựa chọn ......................................... 60 4.1.4. Các mục tiêu Chiến lược Công nghệ thông tin: .............................................. 62 4.2. Giải pháp chiến lược CNTT tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí – PVEP ..... 63 4.2.1. Các nguyên tắc chung trong toàn bộ hệ thống giải pháp: ............................... 63 4.2.2. Nâng cao nhận thức và ý thức về CNTT......................................................... 63 4.2.3. Nâng cao năng lực triển khai ứng dụng và đầu tư phát triển CNTT............... 64 4.2.4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về ứng dụng CNTT : ...................................... 65 4.2.5. Phát triển hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT : ................................................. 66 4.2.6. Phát triển nguồn nhân lực ứng dụng CNTT: ................................................... 67 4.2.7. Đề xuất xây dựng kiến trúc hệ thống CNTT Tổng Công ty ........................... 69 4.2.8 Đề xuất giải pháp về bảo mật : ........................................................................ 70 4.2.9 Hoàn thiện quản lý đầu tư cho CNTT: ............................................................. 71 4.2.10 Đề xuất giải pháp triển khai CNTT ................................................................ 71 4.2.11 Kế hoạch triển khai các giải pháp trong chiến lược ....................................... 72 4.2.12. Kế hoạch phát triển hệ thống mạng và hạ tầng ............................................. 72 4.2.13. Kết quả hàng năm.......................................................................................... 73 Kết luận chƣơng 4 ................................................................................................... 76 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 80 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Nguyên nghĩa STT Ký hiệu 1 QTCN Quản trị công nghệ Technology management 2 CNTT Công nghệ thông tin Information Technology 2 TCT Tổng Công ty PVEP 3 PVN Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PetroVietnam 4 PVEP 5 Ban CNTT&HT Tiếng Việt English Tổng Công ty Thăm dò Khai Petrovietnam Exploration thác Dầu khí Production Corporation Ban Công nghệ thông tin và Hệ thống Information Technology & System management Division 6 SXKD Sản xuất kinh doanh 7 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 8 MTV Một thành viên 9 DKVN Dầu khí Việt Nam 10 HĐTV Hội đồng thành viên 11 CIO Giám đốc công nghệ thông tin Chief Information Officer 12 CFO Giám đốc tài chính Chief Financial Officer 13 CEO Tổng giám đốc Chief Executive Officer 14 SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội Strengths, và thách thức. Weaknesses, Opportunities and Threats i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung 1 Bảng 1.1 Phân tích chiến lược dựa theo mô hình SWOT 24 2 Bảng 2.1 Phỏng vấn trực tiếp 31 3 Bảng 3.1 4 Bảng 3.2 5 Bảng 3.3 6 Bảng 4.1 Mục tiêu chiến lược Công nghệ thông tin 62 7 Bảng 4.2 Bảng kiến trúc thành phần hệ thống CNTT 69 8 Bảng 4.3 Các bài toán và mức độ ưu tiên triển khai 71 9 Bảng 4.4 Kế hoạch triển khai các giải pháp CNTT 72 10 Bảng 4.5 Kế hoạch triển khai hệ thống mạng và hạ tầng 72 11 Bảng 4.6 Dự kiến kết quả triển khai năm 2018 73 12 Bảng 4.7 Dự kiến kết quả triển khai năm 2019 74 13 Bảng 4.8 Dự kiến kết quả triển khai năm 2020 74 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PVEP trong 5 năm gần đây Bảng chất lượng phần mềm kỹ thuật dầu khí Môi trường tổ chức và chính sách ứng dụng CNTT tại PVEP ii Trang 31 38 39 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung 1 Hình 1.1 Mô hình SWOT 17 2 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức hiện đại 30 3 Hình 3.2 Mô hình tổ chức và nguồn nhân lực 32 4 Hình 3.3 5 Hình 3.4 Kết quả câu hỏi khảo sát số 18 40 6 Hình 3.5 Kết quả câu hỏi khảo sát số 20 41 7 Hình 3.6 Kết quả câu hỏi khảo sát số 7 41 8 Hình 3.7 Kết quả câu hỏi khảo sát số 8 41 9 Hình 3.8 Kết quả câu hỏi khảo sát số 3 42 10 Hình 3.9 Kết quả câu hỏi khảo sát số 11 42 11 Hình 3.10 Kết quả câu hỏi khảo sát số 21 43 12 Hình 3.11 Kết quả câu hỏi khảo sát số 25 43 13 Hình 3.12 Kết quả câu hỏi khảo sát số 9 44 14 Hình 3.13 Kết quả câu hỏi khảo sát số 39 44 15 Hình 3.14 Kết quả câu hỏi khảo sát số 13 44 16 Hình 3.15 Kết quả câu hỏi khảo sát số 44 45 17 Hình 3.16 Kết quả câu hỏi khảo sát số 36 45 18 Hình 3.17 Kết quả câu hỏi khảo sát số 38 46 19 Hình 3.18 Kết quả câu hỏi khảo sát số 42 46 Mô hình logic hạ tầng hệ thống mạng của PVEP iii Trang 35 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) là doanh nghiệp nhà nước – đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, có mô hình là Công ty TNHH MTV do nhà nước sở hữu 100% vốn. PVEP là doanh nghiệp chủ lực hoạt động trong lĩnh vực cốt lõi của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đó là Thăm dò và Khai thác Dầu khí. Trong thông điệp của Chủ tịch Hội đồng thành viên PVEP có ghi "Với trọng trách tìm kiếm, thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên dầu khí, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã không ngừng nỗ lực để đổi mới quyết liệt, tăng tốc phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế với mục tiêu chiến lược đưa PVEP trở thành công ty dầu khí quốc tế hàng đầu khu vực, có nền tảng khoa học công nghệ hiện đại, tiềm lực kinh tế, tài chính mạnh và có sức cạnh tranh cao" cho thấy khoa học công nghệ có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển PVEP. Ngày nay, Công nghệ thông tin (CNTT) đang hiện diện và đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là PVEP. Sự phát triển nhanh chóng của CNTT giúp các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngược lại, CNTT cũng có thể gây cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nhà Lãnh đạo CNTT trong doanh nghiệp (CIOs) đang hàng ngày phải đối mặt với các thách thức trong việc quản lý nguồn lực, đầu tư và chi phí CNTT một cách tối ưu nhưng vẫn phải đảm bảo CNTT là công cụ hữu hiệu phục vụ cho các mục tiêu của doanh nghiệp như: hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp, hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản lý, hỗ trợ việc xây dựng các chiến lược nhằm đạt lợi thế cạnh tranh, hiệu quả đầu tư... 1 Cùng với sự lớn mạnh không ngừng của PVEP cũng như việc gia nhập sâu và rộng hơn vào các hoạt động thăm dò khai thác trên thị trường quốc tế, thì việc xây dựng hệ thống CNTT tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế ngày một cao sẽ là một yếu tố cơ sở để đáp ứng tốt công tác quản lý điều hành và thúc đẩy hoạt động SXKD của PVEP cũng như xây dựng uy tín, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để đáp ứng mục tiêu phát triển dài hạn theo Chiến lược phát triển PVEP đến năm 2025, PVEP cần xây dựng Chiến lược CNTT bao gồm các lộ trình đầu tư phát triển Hệ thống CNTT, cụ thể là chiến lược nhân lực, chiến lược triển khai, áp dụng các mô hình, giải pháp, tích hợp tổng thể và mối quan hệ giữa các thành phần này trong bức tranh tổng thể về hệ thống CNTT tại PVEP. Chiến lược CNTT cần được xây dựng và thực hiện như một thành phần quan trọng và không thể tách rời trong Chiến lược SXKD của PVEP. Trong « Chiến lược CNTT của Tập đoàn Dầu khí Việt nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 » theo Quyết định số 5446/QĐ-DKVN do Chủ tịch HĐTV Tập đoàn ban hành ngày 06/8/2013 có yêu cầu : các đơn vị thành viên cần phải xây dựng Chiến lược CNTT của đơn vị mình với nội dung phù hợp với chiến lược SXKD của đơn vị, đồng thời phải phù hợp và tuân theo những định hướng có liên quan trong Chiến lượng CNTT chung của Tập đoàn. Như vậy, việc xây dựng Chiến lược CNTT tại PVEP đến năm 2020 là thực sự cần thiết đáp ứng yêu cầu và chiến lược SXKD của PVEP đồng thời tuân thủ theo chỉ đạo tại Chiến lược CNTT của PVN đã ban hành. Từ yêu cầu thiết thực nêu trên, học viên lựa chọn Đề tài "Xây dựng Chiến lược CNTT tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí đến năm 2020" để làm luận văn tốt nghiệp của mình. Nội dung nghiên cứu của Đề tài cần trả lời được các câu hỏi sau: Chiến lược CNTT tại PVEP đến năm 2020 sẽ như thế nào? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu:xây dựng Chiến lược CNTT tổng thể tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí đến năm 2020. Nhiệm vụ nghiên cứu: 2 - Nghiên cứu lý thuyết và hệ thống hóa lý luận về xây dựng Chiến lược CNTT như quản trị chiến lược, chiến lược công nghệ, mô hình SWOT… - Xác định và đưa ra các phương pháp, giải pháp nghiên cứu nhằm xây dựng Chiến lược CNTT. Phân tích đánh giá hiện trạng CNTT hiện tại của PVEP. Phân tích các căn cứ xây dựng Chiến lược. Phân tích và nêu khái quát về hoạt động CNTT tại PVEP tác động tới hoạt động SXKD của PVEP như thế nào ? Những mặt tích cực và hạn chế của hoạt động CNTT đến chiến lược phát triển SXKD của PVEP. - Đề xuất và lựa chọn Chiến lược CNTT tổng thể tại PVEP đến năm 2020 và lộ trình triển khai, thực hiện Chiến lược. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Xây dựng Chiến lược CNTT tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí đến năm 2020. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu vào hiện trạng hoạt động CNTT của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí giai đoạn từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2016. Nghiên cứu các xu hướng công nghệ thông tin và các giải pháp, ứng dụng từ đó đề xuất chiến lược CNTT tổng thể phù hợp với chiến lược sản xuất kinh SXKD của PVEP. 4. Những đóng gópcủa luận văn nghiên cứu. - Xây dựng được hệ thống lý luận về Chiến lược CNTT - Cung cấp và đánh giá thực trạng CNTT tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí. - Xây dựng được Chiến lược CNTT tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí đến năm 2020, bao gồm các giải pháp Chiến lược và lộ trình thực hiện Chiến lược. 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn được chia thành 4 chương như sau : Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận xây dựng Chiến lược CNTT Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3 . Phân tích các căn cứ đề xuất chiến lược CNTT Chương 4 . Đề xuất và lựa chọn Chiến lược CNTT tại PVEP đến năm 2020 và lộ trình triển khai, thực hiện Chiến lược. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.1. Tổng quan nghiên cứu về chiến lƣợc công nghệ thông tin Công nghệ thông tin (CNTT) đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, cơ quan, doanh nghiệp hay tổ chức, nó hỗ trợ và thúc đẩy nhanh chóng quá trình tăng trưởng trong doanh nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội. Nhiều nước đang phát triển, thậm chí không ít các nước nghèo nhờ xây dựng và triển khai chiến lược CNTT hợp lý đã tạo được những bước phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội như Hàn Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam trong những năm gần đây. Sự phát triển nhanh chóng của CNTT giúp các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngược lại, CNTT cũng có thể gây cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nhà Lãnh đạo CNTT trong doanh nghiệp (CIO) đang hàng ngày phải đối mặt với các thách thức trong việc quản lý nguồn lực, đầu tư và chi phí CNTT một cách tối ưu nhưng vẫn phải đảm bảo CNTT là công cụ hữu hiệu phục vụ cho các mục tiêu của doanh nghiệp như: hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp, hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản lý, hỗ trợ việc xây dựng các chiến lược nhằm đạt lợi thế cạnh tranh, hiệu quả đầu tư… Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về xây dựng, triển khai Chiến lược CNTT tại Việt Nam, Ngành Dầu khí và một số cơ quan, doanh nghiệp nhà nước đã cho thấy có nhiều đề tài, công trình xây dựng Chiến lược và triển khai ứng dụng CNTT cụ thể như sau : 1.1.1. Các chương trình chiến lược, ứng dụng CNTT + Đề án 112 hay còn gọi là Đề án Tin học hóa hành chính nhà nước của Chính phủ Việt Nam có tính chiến lược trong việc xây dựng Chính phủ điện tử nhằm hiện đại 4 hóa hành chính trong giai đoạn 2001-2010 về cải cách thủ tục hành chính nhà nước. + Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu, xây dựng và ban hành Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2020 theo Quyết định số 155/QĐ-ĐHQGHN ngày 09/1/2015. + Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã nghiên cứu, xây dựng và ban hành Chiến lược CNTT của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (theo QĐ số 5446/QĐ-DKVN ngày 06/8/2013). + Trên cơ sở Chiến lược CNTT của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam và căn cứ vào nhu cầu sử dụng, chiến lược sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty PVEP, PVEP cũng đã xây dựng được lộ trình ứng dụng và phát triển các hệ thống CNTT giai đoạn 2013 – 2015 phục vụ cho hoạt động SXKD, giúp cho PVEP có những bước phát triển nhanh chóng cả về quy mô và hiệu quả SXKD, góp phần vào sự phát triển chung Tập đoàn, đồng thời khẳng định được vị thế của một Công ty dầu khí trong khu vực và trên thế giới. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu + Công trình « Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông » mã số KC.01/11-15 theo Quyết định số 3053/QĐ-BKHCN ngày 30/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Nội dung của công trình này là xây dựng chiến lược, nghiên cứu các giải pháp phù hợp với thực tiễn Việt Nam cho xây dựng hệ thống giao thông thông minh, truyền hình kỹ thuật số và một số ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông quan trọng có quy mô triển khai trên cả nước. Nghiên cứu tạo ra các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông mới, có trình độ tiên tiến trong khu vực về: an toàn và an ninh thông tin ở mức độ cao; nhận dạng chữ viết, hình ảnh và âm thanh, cử chỉ, chuyển động, ý nghĩ, đặc biệt là tìm kiếm và xử lý tiếng Việt; tính toán phân tán và tính toán hiệu năng cao, tính toán đám mây; giao thông thông minh, hệ thống định vị toàn cầu cùng với hệ thông tin địa lý, nhận dạng tần số vô tuyến, Web thế hệ mới… + Năm 2016, tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí, tập thể tác giả Ban Công Nghệ Thông Tin và Hệ Thống đã nghiên cứu và xây dựng Hệ thống hỗ trợ 5 người dùng trực tuyến, đây cũng là một trong những nội dung chiến lược ứng dụng dụng CNTT nhằm hiện đại hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ. Trong công trình nghiên cứu khoa học cấp Tổng Công ty này nhóm tác giả đưa ra các nội dung phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý các dịch vụ hỗ trợ CNTT trong Tổng Công ty, từ đó, đưa ra một giải pháp xây dựng một hệ thống hỗ trợ người dùng trực tuyến thống nhất từ văn phòng Tổng Công ty tới các chi nhánh và đơn vị thành viên; Bao gồm cải tiến mô hình tổ chức bộ phận hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu xây dựng dựng 06 quy trình quản lý vận hành dịch vụ CNTT và triển khai cấu hình, chạy thử nghiệm với 02 quy trình quản lý vận hành trên ứng dụng Service Desk Plus 9.1 (SDP). Kết quả thử nghiệm cho thấy với mô hình hỗ trợ kỹ thuật mới này, với ứng dụng SDP, các quy trình đã xây dựng thì đã giải quyết được các yêu cầu cải tiến đặt ra trong đề tài và đáp ứng được nhu cầu của Ban Công nghệ thông tin và Hệ thống và Tổng Công ty. Gần đây, trong các năm 2016, 2017, thuật ngữ Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) được đề cập trên mọi phương tiện truyền thông trong nước và trên thế giới. Tại Việt Nam, ngay từ năm 2016, Bộ TT&TT đã sớm có nghiên cứu về xu thế của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, đã cùng các Tổ chức và các Công ty công nghệ (Microsoft, Cisco, IBM…) phối hợp nghiên cứu, tổ chức nhiều cuộc hội thảo nhằm đánh giá hiện trạng, cơ hội và thách thức đối với các ngành nghề, lĩnh vực làm việc tại Việt Nam trong cuộc CMCN 4.0 mà trong đó nền tảng là ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các thức vận hành, quản lý của các tổ chức, cơ quan nhà nước... 1.1.3. Các tài liệu lý thuyết về công nghệ, chiến lược nói chung và CNTT nói riêng + Hoàng Văn Hải (2013), Giáo trình Quản trị chiên lược : Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Giáo trình đề cập rất nhiều vấn đề liên quan quản trị chiến lược, nhấn mạnh cách tiếp cận quản trị chiến lược từ góc độ hài hòa tư duy chiến lược Đông – Tây. Trong đó, bên cạnh các công nghệ quản trị chiến lược của phương Tây, tác giả bổ sung thêm các tư duy chiến lược phương Đông, các tư liệu, tình huống của Việt Nam. 6 + Hoàng Đình Phi (2012), Giáo trình Quản trị công nghệ: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Giáo trình đề cập rất nhiều vấn đề liên quan tới công nghệ, quản trị công nghệ, quản trị kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và phát triển kinh tế. + Trương Vũ Bằng Giang (2013), Tài liệu bài giảng Chuyển giao công nghệ quốc tế. Tài liệu đã đưa ra chi tiết các khái niệm, các công cụ, kỹ thuật về hoạt động chuyển giao công nghệ. + Bộ thông tin và truyền thông (2014), Sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam: Nhà xuất bản thông tin và truyền thông. Quyển sách đã cho thấy được Tổng quan hiện trạng CNTT của Việt Nam năm 2013; bao gồm các kiến thức và thông tin về hệ thống các cơ quan chỉ đạo, quản lý về CNTT; Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước; Công nghiệp CNTT; An toàn thông tin và Viễn thông Internet. Như vậy có thể khẳng định chưa có một công trình nghiên cứu nào về xây dựng Chiến lược CNTT trong quản lý doanh nghiệp mà cụ thể là Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP). Do vậy việc lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn là cần thiết từ đó giúp cho PVEP có được định hướng CNTT trong tương lai, có cơ sở để PVEP phân bổ nguồn lực phát triển CNTT hỗ trợ cho hoạt động SXKD, tạo niềm tin cho Lãnh đạo, người lao động và đặc biệt là các đối tác của PVEP. 1.2. Cơ sở lý luận về chiến lƣợc và xây dựng chiến lƣợc công nghệ thông tin 1.2.1. Khái niệm chiến lược, quản trị chiến lược a. Khái niệm về chiến lược Hiện nay, do cách tiếp cận khác nhau của các nhà nghiên cứu, các nhà tư vấn mà có rất nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược. Theo Alfred Chandler (HĐ Harvard) thì "Chiến lược là việc xác định những mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức và thực hiện chương trình hành động ấy cùng với việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được những mục tiêu"; Hay theo nhà nghiên cứu William F.Glueck thì "Chiến lược là một kế hoạch thống nhất, toàn diện và phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng những mục tiêu cơ bản của tổ chức đạt được thành tựu"; 7 Theo PGS.TS. Hoàng Văn Hải, ĐH Kinh tế - ĐHQGHN thì "Chiến lược là chuỗi các quyết định nhằm định hướng phát triển và tạo ra thay đổi về chất bên trong một doanh nghiệp hay tổ chức". Như vậy, Chiến lược được hiểu là chương trình hành động, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được những mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, cách thức, con đường để đạt được các mục tiêu đó. b. Khái niệm về quản trị chiến lược Quản trị chiến lược (strategic management) là khoa học và nghệ thuật về chiến lược nhằm xây dựng phương hướng và mục tiêu kinh doanh, triển khai, thực hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn lực hiện có nhằm giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được các mục tiêu dài hạn của nó (theo ghi nhận tại trang https://vi.wikipedia.org/wiki ). Theo giáo trình Quản trị chiến lược (NXB ĐHQG HN, 2010) của PGS. TS. Hoàng Văn Hải thì Quản trị chiến lược được hiểu là một tập hợp các quyết định và hành động được thể hiện thông qua kết quả của việc hoạch định, thực thi và đánh giá các chiến lược, được thiết kế nhằm đạt được sự thành công lâu dài của một tổ chức. Quản trị chiến lược bao gồm: - Hoạch định chiến lược: là việc lựa chọn các chiến lược; - Triển khai chiến lược: là việc đưa các chiến lược đã được hoạch định vào hành động; - Kiểm soát chiến lược: là việc đảm bảo để đạt được các mục tiêu chiến lược. Vai trò của quản trị chiến lược trong doanh nghiệp, tổ chức: - Giúp doanh nghiệp, tổ chức giữ vững hướng đi; - Phát triển niềm tin và ý chí của mọi người trong tổ chức; - Làm minh bạch thông tin ; - Giảm bớt sự chồng chéo ; - Giảm bớt rủi ro và nâng cao khả năng nhận diện, phòng tránh những phát sinh không mong muốn ; 8 - Kiểm soát và giảm thiểu sự phản kháng đối với các thay đổi khi triển khai chiến lược ; - Cải thiện kết quả hoạt động SXKD. Như vậy, quản trị chiến lược là một tập hợp các quyết định và hành động để đem lại thành công bền vững và lâu dài cho doanh nghiệp hay tổ chức. 1.2.2. Khái niệm công nghệ và chiến lược công nghệ thông tin a. Khái niệm công nghệ Trên thế giới, thuật ngữ công nghệ (technology) đã được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến, song việc đưa ra một định nghĩa, khái niệm về công nghệ lại chưa có được sự thống nhất. Đó là do ngày nay số lượng các công nghệ hiện có nhiều đến mức không thể thống kê được, công nghệ lại hết sức đa dạng, khiến những tổ chức, người sử dụng công nghệ cụ thể trong những điều kiện và hoàn cảnh không giống nhau sẽ dẫn đến sự khái quát của họ về công nghệ sẽ khác nhau. Các tổ chức quốc tế về Khoa học – Công nghệ đã có có nhiều cố gắng trong việc đưa ra một định nghĩa công nghệ có thể dung hòa các quan điểm, đồng thời tạo thuận lợi cho việc phát triển và hòa nhập các quốc gia trong từng khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Có bốn khía cạnh cần bao quát trong định nghĩa công nghệ : - Khía cạnh "công nghệ là máy biến đổi"; - Khía cạnh "công nghệ là một công cụ"; - Khía cạnh "công nghệ là kiến thức"; - Khía cạnh "công nghệ hàm chứa trong các dạng hiện thân của nó". Từ những khía cạnh trên, chúng ta thừa nhận định nghĩa, khái niệm về công nghệ do Ủy ban kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific – ESCAP) đưa ra : Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ. 9 Theo định nghĩa công nghệ mà ESCAP đã nêu, công nghệ không chỉ dùng trong sản xuất vật chất mà khái niệm công nghệ được mở rộng ra tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội. Những lĩnh vực công nghệ mới mẻ dần trở thành quen thuộc như công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng, công nghệ du lịch, công nghệ văn phòng, công nghệ giáo dục… Công nghệ bao gồm : công cụ, máy móc thiết bị (Tools, Machines) + Tri thức, kiến thức (Knowledges) + Kỹ năng (Skills) + Phương pháp (Methodology) – theo tài liệu Management of Technology của TS. Nguyễn Đăng Minh. b. Chiến lược công nghệ và Chiến lược công nghệ thông tin Căn cứ vào khái niệm "chiến lược" và quan niệm về "công nghệ" của các học giả đã đề cập bên trên, theo xu hướng hiện nay và theo quan điểm của tác giả, "chiến lược công nghệ" là việc xây dựng lộ trình tổng thể việc ứng dụng, quản lý và phát triển công nghệ để đạt được mục tiêu dài hạn nào đó. Hay nói cách khác, đó là việc phát triển, ứng dụng các thành tực khoa học trong mọi lĩnh vực liên quannhằm xây dựng và thực hiện kế hoạch để đạt tới một mục tiêu cụ thể lâu dài. Chiến lược CNTT là việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các thành tựu khoa học trong lĩnh vực CNTT, nghiên cứu xu hướng và nhu cầu sử dụng của người sử dụng, của các tổ chức, doanh nghiệp để xây dựng các chiến lược sản phẩm, dịch vụ CNTT trong tương lai. Chiến lược CNTT trong các tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng CNTT cho hoạt động thường xuyên của mình là việc xây dựng một bộ khung, giải pháp tổng thể về CNTT phù hợp với mục tiêu, chiến lược SXKD và kế hoạch, lộ trình thực hiện các giải pháp đó để đạt được mục tiêu dài hạn của mỗi doanh nghiệp, tổ chức. 1.2.3. Chiến lược công nghệ của doanh nghiệp 1.2.3.1. Quan điểm về chiến lược công nghệ của doanh nghiệp: Một trong những khái niệm đầu tiên về chiến lược công nghệ được đưa ra bởi hai nhà nghiên cứu Maidique & Patch năm 1978. Theo đó, chiến lược công nghệ bao gồm những lựa chọn và kế hoạch mà công ty sử dụng để ứng phó với những đe doạ và cơ hội từ môi trường hoạt động của nó. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan