Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng bài giảng e learning cho môn bảo trì hệ thống máy tính ở trường cao đẳn...

Tài liệu Xây dựng bài giảng e learning cho môn bảo trì hệ thống máy tính ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương

.PDF
110
1
143

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- ĐẶNG KIM HƯNG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING CHO MÔN BẢO TRÌ HỆ THỐNG MÁY TÍNH Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN SÂU SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Hà Nội - Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- ĐẶNG KIM HƯNG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING CHO MÔN BẢO TRÌ HỆ THỐNG MÁY TÍNH Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN SÂU SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ HUY TÙNG Hà Nội - Năm 2016 MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................. 1 LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ 5 LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN................................................... 7 LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 8 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 8 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................ 9 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ............................................................... 9 4. Giả thuyết khoa học .............................................................................................................. 9 5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 10 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 10 7. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................... 10 8. Cấu trúc luận văn ................................................................................................................ 11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................. 12 1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA E-LEARNING .................................................................. 12 1.2. CÁC KHÁI NIỆM VỀ E-LEARNING ............................................................................... 15 1.3. CẤU TRÚC HỆ THỐNG E-LEARNING .......................................................................... 17 1.3.1. Mô hình chức năng ......................................................................................... 17 1.3.2. Cấu trúc mô hình hệ thống ............................................................................. 18 1.3.3. Mô hình hoạt động của hệ thống E-Learning ................................................. 19 1.4. CÁC PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG E-LEARNING ...................... 21 1.4.1. Hệ thống dịch vụ. .....................................................................................21 1.4.2. Hệ thống nghiệp vụ ..................................................................................21 1.4.2.1. Hệ thống bài giảng Internet ..................................................................... 21 1.4.2.2. Hệ thống bài giảng theo yêu cầu.............................................................. 22 1.4.2.3. Hệ thống quảng bá bài giảng ................................................................... 22 1.4.2.4. Hệ thống phòng soạn tư liệu bài giảng .................................................... 22 1.4.2.5. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu .................................................................... 22 1.4.2.6. Viêc xây dựng cơ sở dữ liệu cho thư viện điện tử ................................... 23 1.4.2.7. Hê thống Fire Wall .................................................................................. 24 1.5. ĐẶC ĐIỂM GIÁO DỤC CỦA HỆ THỐNG E-LEARNING ............................................. 24 1.6. CÁC THUYẾT CỦA HỆ THỐNG E-LEARNING ........................................................... 26 1.7. CÁC HÌNH THỨC VÀ LỢI ÍCH CỦA ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN ................................ 28 1.7.1. Các hình thức của đào tạo trực tuyến E-learning ........................................28 1.7.2. Những lợi ích của đào tạo trực tuyến .........................................................28 1.8. CHUẨN ĐÓNG GÓI VÀ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING .............................. 30 1.8.1. Chuẩn đóng gói........................................................................................30 1 1.8.2. Xây dựng bài giảng E-learning .................................................................34 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 37 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN BẢO TRÌ HỆ THỐNG MÁY TÍNH Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG .................................. 38 2.1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ..................................................................... 38 2.1.1. Khái quát về trường .................................................................................38 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương .39 2.1.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng ............................................................................39 2.1.2.2. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ..................................40 2.1.2.3. Liên kết .............................................................................................40 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương ..........40 2.1.4. Ngành - nghề đào tạo ...............................................................................41 2.2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA MÔN BẢO TRÌ HỆ THỐNG MÁY TÍNH ................................ 42 2.2.1. Vị trí môn BTHTMT................................................................................42 2.2.2. Vai trò của môn BTHTMT .......................................................................42 2.3. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN BẢO TRÌ HỆ THỐNG MÁY TÍNH ...................... 43 2.3.1. Thực trạng của việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung Ương ................................................43 2.3.2. Thực trạng của việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học học phần BTHTMT ở trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW ...........................................45 2.3.2.1. Về Giảng viên ...................................................................................45 2.3.2.2. Về sinh viên ......................................................................................49 2.3.2.3. Về cơ sở vật chất ...............................................................................49 2.4. THIẾT KẾ HỆ THỐNG VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA BÀI GIẢNG E-LEARNING CHO MÔN BẢO TRÌ HỆ THỐNG MÁY TÍNH ............................................................................... 50 2.4.1. Thiết kế hệ thống cho bài giảng E-learning cho môn BTHTMT ..................50 2.4.1.1. Giới thiệu chung về quá trình tiến hành thực hiện đào tạo trực tuyến Elearning tại trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW .................................................50 2.4.1.2. Những nội dung công việc đã triển khai trong mô hình đào tạo trực tuyến của trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW ............................................................51 2.4.1.3. Điều kiện thực tế của trường để áp dụng đào tạo trực tuyến .................54 2.4.1.4. Đánh giá chung về việc triển khai mô hình đào tạo trực tuyến và xây dựng bài giảng trực tuyến tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương ..56 2.4.2. Thiết kế hệ thống cho bài giảng E-learning cho môn bảo trì hệ thống máy tính ........................................................................................................................59 2.4.2.1. Biên soạn nội dung lý thuyết .............................................................59 2.4.2.2. Biên soạn nội dung minh họa .............................................................60 2.4.2.3. Phần bài tập, câu hỏi trắc nghiệm .......................................................60 2 2.5. CÀI ĐẶT CÁC MODULE CHO BÀI GIẢNG .................................................................. 61 2.5.1. Kinh nghiệm xây dựng bài giảng trực tuyến (E-learning) ở một số trường cao đẳng, đại học.....................................................................................................61 2.5.1.1. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội .....................................................61 2.5.1.2. Viện đại học Mở Hà Nội ....................................................................63 2.5.1.3. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông ........................................66 2.5.1.4. Đại học Quốc gia Hà Nội ...................................................................68 2.5.2. Cài đặt các Module cho bài giảng .............................................................70 2.5.2.1. Bài học kinh nghiệm để xây dựng bài giảng trực tuyến tại trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW ...................................................................................70 2.5.2.2. Quy trình xây dựng bài giảng trực tuyến BTHTMT ở trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW ...............................................................................................71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 73 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING CHO MÔN BẢO TRÌ HỆ THỐNG MÁY TÍNH........................................................................................................... 74 3.1. QUY TRÌNH XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING CHO MÔN BẢO TRÌ HỆ THỐNG MÁY TÍNH ................................................................................................................. 74 3.1.1. Xác định mục tiêu và kiến thức cơ bản của môn BTHTMT ........................74 3.1.1.1. Xác định mục tiêu của môn BTHTMT ................................................74 3.1.1.2. Xác định kiến thức cơ bản của môn BTHTMT ....................................75 3.1.2. Xây dựng kho tư liệu phục vụ cho bài học .................................................76 3.1.3. Xây dựng kịch bản dạy học ......................................................................78 3.1.4. Lựa chọn công cụ để số hóa kịch bản ........................................................79 3.1.5. Chạy thử, chỉnh sửa và đóng gói bài giảng ................................................82 3.2. CHÈN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM, TƯƠNG TÁC, VẤN ĐÁP (QUIZ) .......................... 85 3.2.1. Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm ..............................................................86 3.2.2. Câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple choice) ..................................................86 3.2.3. Câu hỏi dạng đúng – sai (True – False) .....................................................88 3.2.4. Câu hỏi dạng điền khuyết .........................................................................88 3.2.5. Câu hỏi dạng ghép đôi (Matching) ............................................................89 3.3. ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN THEO PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN E-LEARNING VỚI HỌC PHẦN BTHTMT ......................................... 90 3.3.1.Về lựa chọn học tập theo phương pháp trực tuyến E-learning với môn BTHTMT: ........................................................................................................92 3.3.2.Về quyền lựa môn BTHTMT theo phương pháp học trực tuyến E-learning: .93 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................... 94 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 95 1. KẾT LUẬN............................................................................................................................ 95 3 2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................................... 96 2.1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo ....................................................................96 2.2. Đối với lãnh đạo trường CĐ KT-KT TW .....................................................98 2.3. Yêu cầu đối với hoc viên: ............................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 101 4 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong Viện Sư Phạm Kỹ Thuật, Viện sau đại học, Ban Giám hiệu Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thày hướng dẫn TS. Lê Huy Tùng - Viện Sư phạm kỹ thuật - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ trong quá trình tác giả nghiên cứu và hoàn thiện luận văn “Xây dựng bài giảng E-learning cho môn Bảo trì hệ thống máy tính ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung Ương” Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, lãnh đạo các phòng, khoa, các thầy cô giáo, các em sinh viên khoa CNTT - tin trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung Ương đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu để hoàn thiện luận văn này. Xin được cảm ơn toàn thể đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã quan tâm, động viên giúp đỡ tác giả về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Mặc dù đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và bằng sự nỗ lực của bản thân, song trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của Hội đồng bảo vệ luận văn cùng Quý độc giả để đề tài được hoàn thiện hơn! Hà nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả ĐẶNG KIM HƯNG 5 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là do sự tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân. Trong luận văn có sử dụng kết quả nghiên cứu hoặc ý tưởng của các tác giả khác đều được trích dẫn nguồn gốc cụ thể. Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kì Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ nào và chưa được công bố trên bất kì một phương tiện thông tin nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn này. Hà nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả ĐẶNG KIM HƯNG 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Viết tắt STT Viết đầy đủ 1 CĐ Cao đẳng 2 CNTT CNTT 3 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 4 GV Giảng viên 5 SV Sinh viên 6 LT Lý thuyết 7 HP Học phần 8 NXB Nhà xuất bản 9 PPDH Phương pháp dạy học 10 BTHTMT Bảo trì hệ thống máy tính 11 TH Thực hành 12 HTX Hợp tác xã 13 KT-KT TW Kinh tế - Kỹ thuật Trung Ương 7 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, Internet trở nên gần gũi và quen thuộc với hàng triệu người ở Việt Nam, đặc biệt ở khu vực thành thị, trong giới trí thức và giới trẻ. Sự tồn tại của Internet đã thay đổi cách thức làm việc, trao đổi thông tin, kể cả cách học tập, nghiên cứu của nhiều người. Trên phạm vi toàn cầu, Internet chứa một khối lượng thông tin khổng lồ phân tán ở hàng chục ngàn mạng con thuộc hàng trăm nước trên thế giới. Các dịch vụ Internet cũng ngày càng trở nên đa dạng và hữu ích hơn. Chính vì thế, sự hiểu biết về Internet và khả năng sử dụng, khai thác thông tin trên Internet cũng ngày càng trở nên quan trọng và thiết thực cho mỗi người. Để triển khai đào tạo có hiệu quả hơn tới SV gắn với chuyên ngành Kỹ thuật CNTT, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung Ương đã từng bước xây dựng một hệ thống đa dạng các bài giảng hỗ trợ trên mạng, các bài giảng điện tử đa phương tiện, và sử dụng Internet như một trong các phương tiện chính để truyền tải và tạo môi trường dạy và học cho sinh viên. “Do đó, Internet đóng một vai trò quan trọng trong quá trình việc cung cấp học liệu, bài giảng và tổ chức hướng dẫn học tập, trao đổi qua mạng”. [3] Học tập trực tuyến (E-learning) hay học tập trên mạng ra đời nhằm tạo ra yếu tố giao tiếp hai chiều giữa học viên với giáo viên - “ảo” và trao đổi với các bạn học - “ảo” qua mạng máy tính hoặc Internet. Học tập trực tuyến còn có tác dụng kích thích ý thức tự học của học viên, hỗ trợ học viên tiếp cận với nguồn thông tin phong phú hơn rất nhiều so với bài giảng trên lớp của giáo viên. [9] Vì vậy, việc xây dựng bài giảng trực tuyến E-learning cho các môn học, trong đó có môn Bảo trì hệ thống máy tính ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung Ương cho các sinh viên năm thứ ba chuyên ngành Kỹ thuật viên tin học, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng trong việc bảo trì máy tính một cách trực quan, cách sử dụng các dịch vụ của Internet để phục vụ cho quá trình tự học, tự nghiên cứu và trao đổi kiến thức theo hình thức chủ động học là một việc làm cần thiết. Bài giảng cũng giới thiệu các kiến thức cơ bản về E-Learning, các khái niệm, 8 các đặc điểm, cấu trúc của hệ thống cũng như phương pháp và các bài học cụ thể của môn học Bảo trì hệ thống máy tính. Đây chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Xây dựng bài giảng E-learning cho môn Bảo trì hệ thống máy tính ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung Ương”. Nghiên cứu này đề cập tới việc nhận thức đúng và đầy đủ về cơ sở khoa học với việc xây dựng bài giảng E-learning; triển khai thực tế việc xây dựng bài giảng BTHTMT do chính tác giả tham gia giảng dạy. Từ đó đem lại bài giảng trực tuyến hơn, hỗ trợ SV trong quá trình học tập hiệu quả hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận khoa học về đào tạo trực tuyến E-learing, tác giả xây dựng bài giảng E-learning cho môn Bảo trì hệ thống máy tính ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung Ương theo kinh nghiệm thành công của các trường ĐH đi trước và đưa ra một quy trình tốt nhất để các của bài giảng sau theo đúng chuẩn đã được lãnh đạo phê duyệt. 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu quy trình chung chuẩn để xây dựng bài giảng E-learning và xây dựng bài giảng cho môn học ở trường CĐ KT-KT TW 3.2. Đối tượng nghiên cứu Xây dựng bài giảng trực tuyến E-learning cho môn Bảo trì hệ thống máy tính ở trường CĐ KT-KT TW 4. Giả thuyết khoa học Nếu các quy trình xây dựng bài giảng theo đúng chuẩn và biện pháp đề xuất được thực hiện đồng bộ thì bài giảng E-learning cho môn Bảo trì hệ thống máy tính ở CĐ KT-KT TW sẽ là một tài liệu tốt hỗ trợ SV trong việc học tập. 9 5. Phạm vi nghiên cứu − Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đào tạo bằng phương pháp trực tuyến E-learning − Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động dạy và học môn Bảo trì hệ thống máy tính ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung Ương − Xây dựng thành công bài giảng E-learning cho môn Bảo trì hệ thống máy tính ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung Ương 6. Phương pháp nghiên cứu − Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp. − Kế thừa quy trình xây dựng bài giảng trực tuyến thành công ở các trường ĐH đã triển khai, rút kinh nghiệm và triển khai xây dựng bài giảng của đơn vị mình trên cơ sở phù hợp với điều kiện của nhà trường. − Khảo sát ý kiến của đồng nghiệp và SV trong trường về tính khả thi trong việc triển khai đưa bài giảng trực tuyến E-learning vào hỗ trợ giảng dạy, nhằm đạt hiệu quả cao trong học tập của SV. − Áp dụng việc xây dựng bài giảng trên phần mềm mới Adobe Premiere Pro CS6 để xây dựng bài giảng đạt hiệu ứng cao về chất lượng. − Đánh kết quả trong việc triển khai bài giảng trực tuyến E-learning cho môn Bảo trì hệ thống máy tính ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung Ương, tạo thêm kênh thông tin về tài liệu học tập cho SV − Các phương pháp khác: + Phương pháp thống kê toán học + Phương pháp xin ý kiến chuyên gia + Minh họa bằng hình ảnh trực quan 7. Nhiệm vụ nghiên cứu Quy trình xây dựng bài giảng trực tuyến E-learning và xây dựng bài giảng Elearning cho môn BTHTMT ở trường CĐ KT-KT TW 10 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì nội dung luận văn gồm 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài Chương 2: Thực trạng dạy học môn Bảo trì hệ thống máy tính ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung Ương Chương 3: Xây dựng bài giảng E-learning cho môn bảo trì hệ thống máy tính 11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA E-LEARNING Thuật ngữ E-learning đã trở nên quen thuộc trên thế giới trong một vài thập kỷ gần đây. Cùng với sự phát triển của Tin học và mạng truyền thông, các phương thức giáo dục, đào tạo ngày càng được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người học. Ngay từ khi mới ra đời, E-learning đã xâm nhập vào hầu hết các hoạt động huấn luyện đào tạo của các nước trên thế giới. Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) nhận định rằng sẽ có một sự phát triển bùng nổ trong lĩnh vực Elearning. Và điều đó đã được chứng minh qua sự thành công của các hệ thống thống giáo dục hiện đại có sử dụng phương pháp E-learning nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật,… Gắn với sự phát triển của CNTT và phương pháp giáo dục đào tạo, quá trình phát triển của E-learning có thể chia ra thành 4 thời kỳ: − Trước năm: 1983: Thời kỳ này, máy tính chưa được sử dụng rộng rãi, phương pháp giáo dục “Lấy giảng viên làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong các trường học. Học viên chỉ có thể trao đổi tập trung quanh giảng viên và các bạn học. Đặc điểm của loại hình này là giá thành đào tạo rẻ. − Giai đoạn: 1984 - 1993: Sự ra đời của hệ điều hành Windows 3.1, Máy tính Macintosh, phần mềm trình diễn powerpoint, cùng các công cụ đa phương tiện khác đã mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên đa phương tiện. Những công cụ này cho phép tạo ra các bài giảng có tích hợp hình ảnh và âm thanh dựa trên công nghệ CBT (Computer Based Training). Bài học được phân phối đến người học qua đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm. Vào bất kỳ thời gian nào, ở đâu, người học cũng có thể mua và tự học. Tuy nhiên sự hướng dẫn của giảng viên là rất hạn chế. − Giai đoạn: 1994 - 1999: Khi công nghệ Web được phát minh ra, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiến phương pháp giáo dục bằng công nghệ này. Các chương trình: E-mail, Web, Trình duyệt, Media player, 12 kỹ thuật truyền Audio/video tốc độ thấp cùng với ngôn ngữ hỗ trợ Web như HTML và JAVA bắt đầu trở lên phổ dụng đã làm thay đổi bộ mặt của đào tạo bằng đa phương tiện. Người thầy thông thái đã dần lộ rõ thông qua các phương tiện: E-mail, CBT, qua Intranet với text và hình ảnh đơn giản, đào tạo bằng công nghệ WEB với hình ảnh chuyển động tốc độ thấp đã được triển khai trên diện rộng. − Giai đoạn: 2000 - 2005: Các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA và các ứng dụng mạng IP, công nghệ truy nhập mạng và băng thông Internet được nâng cao, các công nghệ thiết kế Web tiên tiến đã trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo. Ngày nay thông qua Web, giảng viên có thể kết hợp hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn) tới mọi người học, nâng cao hơn chất lượng dịch vụ đào tạo. Càng ngày công nghệ Web càng chứng tỏ có khả năng mang lại hiệu quả cao trong giáo dục đào tạo, cho phép đa dạng hoá các môi trường học tập. Tất cả những điều đó tạo ra một cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng cao và hiệu quả. Đó chính là làn sóng thứ 2 của E-learning, và hiện nay chúng ta đang ở trong giai đoạn của làn sóng này. Cùng với xu hướng chung của thế giới, ở Việt Nam, E-learning cũng đã được một số cơ quan và tổ chức đào tạo truyền bá và triển khai ứng dụng. Trên mạng Internet có hàng trăm trang Web cung cấp dịch vụ đào tạo theo mô hình E-learning, điển hình là dịch vụ luyện thi trực tuyến trên mạng của công ty phát triển phần mềm VASC với trang Web http://www.truongthi.com, Trung tâm đào tạo kỹ thuật viên mạng CISCO qua trang Web http://www.cisco.com,… Bộ khoa học và công nghệ cũng đã thành lập trung tâm VITEC chuyên sát hạch CNTT và hỗ trợ đào tạo. Một số trường đại trong nước cũng đã và đang áp dụng từng phần hình thức E-learning. Trường đại học Mở Hà Nội là trường đi đầu trong việc tổ chức đào tạo đại học từ xa, các trường đại học lớn trong cả nước như đại học Bách Khoa Hà Nội, đại học Quốc Gia Hà Nội... cũng đã bắt đầu xây dựng các bài giảng điện tử đưa lên trang Web của trường mình, … 13 Đến 2015, tại Việt Nam đã có hơn 100 đơn vị làm giáo dục trực tuyến. Lịch sử Việt Nam ghi nhận: − Năm 2005-2006: Những hội thảo có quy mô được tổ chức. Một trong những hội thảo đầu tiên do Viện CNTT Việt Nam đã mang lại những thông tin mới và bổ ích cho nền giáo dục Online. Một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng giáo dục trực tuyến trong dạy học đó là Đại học Công nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội; Đại học xây dựng ... Giai đoạn này hệ thống giáo dục học dựa trên các đối tượng, chủ đề. − Năm 2007-2008: Ra đời các doanh nghiệp kinh doanh về giáo dục trực tuyến. + eGame - Công ty cổ phần trò chơi giáo dục trực tuyến + Hocmai - Cổng học tập K12. Đây là giai đoạn Giai đoạn này tập trung vào xây dựng các kho dự liệu học tập, đẩy mạnh các công cụ tìm kiếm nội dung học tập. − Năm 2009-2010: Thị trường eLearning sôi động với sự ra đời của hoc360.vn. Bước sang giai đoạn lấy cá nhân người học nắm vai trò chủ đạo, các bài giảng được ghi hình, xử lý hậu kỳ một cách bài bản. − Năm 2011-2012: Tập trung mạnh vào phân tích hành vi học tập, xây dựng các biểu đồ học tập. Ngoài ra tinh thần game và nhiều ứng dụng game cho mảng giáo dục. Đây cũng là thời gian nhiều ngách của giáo dục trực tuyến được triển khai − Năm 2013-2014: Giai đoạn nội dung được hiển thị đã phương tiện trên nhiều thiết bị khác nhau (máy tính, máy tính bảng, điện thoại). + Nhiều App học tập cho điện thoại được ra đời. + Trong giai đoạn này ViettelStudy ra mắt vào 2013 gây được sự chú ý lớn của thị trường. − Năm 2015: + Tăng tốc về số lượng về các đơn vị giáo dục trực tuyến được tung ra. Các đơn vị hoạt động về giáo dục trực tuyến bắt đầu phân cấp mạnh và chuyên môn hóa rõ ràng hơn. 14 + Một số đơn vị quan tâm đến Big Data trong giáo dục trực tuyến cũng như xây dựng hệ sinh thái cho mảng giáo dục online tại Việt Nam. + Năm 2015 là tiền đề để cho sự phát triển về chất trong giáo dục trực tuyến Việt Nam, giai đoạn 1 sẽ từ 2016-2018 và giai đoạn 2 là 2018-2020. 1.2. CÁC KHÁI NIỆM VỀ E-LEARNING − E-learning: Electronic Learning. Thật khó có thể định nghĩa một cách chính xác thuật ngữ E-learning, xong cũng có thể điểm qua một số cách giải thích khác nhau về E-learning: + E-learning nghĩa là việc học sử dụng Internet. + E-learning nghĩa là sử dụng công nghệ mạng để thiết kế, phân phối, chọn lựa, quản lý và mở rộng việc Học. + E-learning là tổ hợp của công nghệ Internet và Web nhằm tạo ra, cho phép, phân phối, và/hoặc cung cấp các phương tiện phục vụ học tập. + E-learning là Học bằng Internet. E-learning có thể bao gồm việc phân phối nội dung ở các dạng thức khác nhau; quản lý học tập; và một mạng của người học, người phát triển nội dung và các chuyên gia. + E-learning cung cấp cho người học tốc độ tiếp cận tri thức nhanh hơn với giá thành rẻ hơn, công bằng với mọi người học. [1] + E-learning là việc sử dụng sức mạnh của mạng để cho phép học tập ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu (Arista) − Với những quan niệm khác nhau về E-learning dẫn đến sẽ có những đặc điểm khác nhau: + Cách thức dạy học cũng diễn ra khác nhau + Hạ tầng công nghệ, cách thức triển khai + Ưu điểm, hạn chế của E-learning cũng khác nhau − Có thể hiểu: E-learning là một hình thức học tập thông qua mạng Internet dưới dạng các khóa học và được quản lý bởi các hệ thống quản lý học tập 15 đảm bảo sự tương tác, hợp tác đáp ứng nhu cầu họp mọi lúc, mọi nơi của người học. Hình 1.1: Minh họa tài liệu E-Learning:Tài liệu giấy được biên soạn thành tài liệu điển tử, kết hợp hình ảnh, âm thanh sinh động làm Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân các nội dung học sử dụng các công cụ hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet,... thông qua một máy tính hay TV, người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: email, thảo luận trực tuyến (chát), diễn đàn (forum), hội thảo video [2], [20] Có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và người học: giao tiếp đồng bộ (Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous). Giao tiếp đồng bộ là hình thức giao tiếp trong đó có nhiều người truy cập mạng tại cùng một thời và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau như: thảo luận trực tuyến, hội thảo video, nghe đài phát sóng trực tiếp, xem tivi phát sóng trực tiếp... Giao tiếp không đồng bộ là hình thức mà những người giao tiếp không nhất thiết phải truy cập mạng tại cùng một thời điểm, ví dụ như: các khoá tự học qua Internet, CD-ROM, e-mail, diễn đàn. Đặc trưng của kiểu học này là giảng viên phải chuẩn bị tài liệu khoá học trước khi khoá học diễn ra. Học viên được tự do chọn lựa thời gian tham gia khoá học.[21] E-learning cho phép học viên làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân, từ thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học các bài, đặc biệt là cho phép tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời, duyệt lại những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi với những người cùng học hoặc giảng viên ngay trong quá trình học. 16 Learning hay mạng giáo dục từ xa đã được phát triến qua ba thế hệ. Ở thế hệ thứ nhất, hệ thống giáo dục được truyền đạt thông qua con đường thư tín, báo trí. Đến thế hệ thứ hai, hệ thống giáo dục từ xa được truyền thanh, truyền hình qua radio, tivi nhờ vào sự phổ biến của các phương tiện thông tin đại chúng. Thế hệ thứ ba sử dụng các công nghệ truyền thông, các kỹ thuật thông tin viễn thông như Internet để tổ chức hệ thống giáo dục. Trong thời gian gần đây, khái niệm giáo dục từ xa đồng nghĩa với một phương án mới của hệ thống giáo dục thế hệ thứ ba. Phương án này sử dụng mạng truyền thông tốc độ rất cao để cung cấp một hệ thống đào tạo mới khác hẳn với các hệ thống giáo dục đã tồn tại trước đó. Như vậy có thể thấy phương pháp của hệ thống giáo dục đổi mới và dài hạn bằng cách ứng dụng nhiều loại phương tiện thông tin giáo dục và mạng truyền thông tốc độ cao, tận dụng ưu điểm của các phương pháp sử dụng thiết bị đa phương tiện. 1.3. CẤU TRÚC HỆ THỐNG E-LEARNING 1.3.1. Mô hình chức năng Mô hình chức năng có thể cung cấp một cái nhìn trực quan về các thành phần tạo nên môi trường E-learning và những đối tượng thông tin giữa chúng. Học viện nghiên cứu công nghệ giáo dục từ xa (ADL - Advanced Distributed Learning) đưa ra mô hình tham chiếu đối tượng nội dung chia sẻ (SCORM - Sharable Content Object Reference Model) mô tả tổng quát chức năng của một hệ thống E-learning. − Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS-Learning Content Managerment System): là một môi trường đa người dùng cho phép giảng viên và cơ sở đào tạo kết hợp để tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nội dung bài giảng điện tử từ một kho dữ liệu trung tâm. Để cung cấp khả năng tương thích giữa các hệ thống, LCMS được thiết kế sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn về siêu dữ liệu nội dung, đóng gói nội dung và truyền thông nội dung. − Hệ thống quản lý học tập (LMS - Learning Managerment System): khác với LCMS chỉ tập trung vào xây dựng và phát triển nội dung, LMS như là một hệ thống dịch vụ hỗ trợ và quản lý quá trình học tập của học viên. Các dịch vụ như đăng ký, giúp đỡ, kiểm tra, ... được tích hợp vào LMS. 17 LMS cần trao đổi thông tin về hồ sơ người sử dụng và thông tin đăng nhập của người sử dụng với các hệ thống khác, vị trí của khoá học từ LCMS và lấy thông tin về các hoạt động của học viên từ LCMS. Chìa khoá cho sự kết hợp thành công giữa LMS và LCMS là tính mở và tính tương tác. Mô hình kiến trúc của hệ thống E-learning sử dụng công nghệ Web để thực hiện tính năng tương tác giữa LMS và LCMS cũng như với các hệ thống khác. Hình 1.2: Mô hình chức năng của E-learning 1.3.2. Cấu trúc mô hình hệ thống Một cách tổng thể, một hệ thống e-learning bao gồm 3 phần chính (Hình 1.3): − Hạ tầng truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bị đầu cuối (người dùng), thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông,... − Hạ tầng phần mềm: Các phần mềm LMS, LCMS (Marcomedia, Aurthorware, Toolbook,...) − Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin): Phần quan trọng của e-learning là nội dung các khoá học, các chương trình đào tạovà các phần mềm dạy học. Có nhóm 3 hệ tiêu chuẩn đặc trưng cho các công nghệ E-learning là ISO/IEC JTC1 SC36, IEEE LTSC, CEN/ISSS. Ngày nay, tiêu chuẩn E-learning được biết đến nhiều nhất là tiêu chuẩn SCORM được đưa ra bởi ADL. Mô hình SCORM là một tập hợp các tiêu chuẩn thích ứng với nhiều nguồn khác nhau để cung cấp một 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan