Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ở việt nam, thực trạng v...

Tài liệu Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ở việt nam, thực trạng và giải pháp

.PDF
107
152
76

Mô tả:

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN THÙY LINH XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI -2017 BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN THÙY LINH XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 60380103 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Hải Yến HÀ NỘI -2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Thùy Linh MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng, các hình. Phần mở đầu ....................................................................................................................... 1 Chương I: KHÁI QUÁT VỀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VÀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ 1.1 Khái quát về chỉ dẫn địa lý.......................................................................................... 6 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của Chỉ dẫn địa lý ................................................................. 6 1.1.1.1 Khái niệm ............................................................................................................... 6 1.1.1.2 Đặc điểm của CDĐL ............................................................................................. 8 1.1.2 Phân biệt chỉ dẫn địa lý với chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hàng hóa....... 8 1.1.3 Phân biệt chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu…... ............................................................. 9 1.2. Khái quát về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý.................. 14 1.2.1 Khái niêm, đặc điểm và ý nghĩa của xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ................................................................................................ 14 1.2.1.1 Khái niệm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý ............... 14 1.2.1.2 Đặc điểm của xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý .......... 15 1.2.1.3 Ý nghĩa của xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý ............. 15 1.2.2 Các cơ chế xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý trên Thế giới.............................................................................................................. 16 1.2.3 Quy định về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý trong các điều ước quốc tế ....................................................................................... 17 1.2.4 Khái lược pháp luật Việt Nam về xác lập quyền đối với Chỉ dẫn địa lý .............. 19 Kết luận chương I .............................................................................................................. 23 Chương II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG XÁC LẬP QUYỀN ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM 2.1 Pháp luật Việt Nam hiện hành về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý ................................................................................................. 24 2.1.1 Quyền đăng ký Chỉ dẫn địa lý ................................................................................. 24 2.1.2 Yêu cầu đối với đơn đăng ký Chỉ dẫn địa lý .......................................................... 25 2.1.3 Thẩm định đơn đăng ký Chỉ dẫn địa lý ................................................................... 37 2.1.3.1 Thẩm định hình thức ............................................................................................. 38 2.1.3.2 Công bố đơn........................................................................................................... 39 2.1.3.3 Thẩm định nội dung .............................................................................................. 39 2.1.3.4 Cấp văn bằng bảo hộ, đăng bạ .............................................................................. 40 2.1.3.5 Thời hạn bảo hộ đối với Chỉ dẫn địa lý................................................................ 41 2.1.3.6 Các thủ tục khác liên quan đến xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý ....................................................................................................... 41 2.1.4 Quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý ................................................................................. 43 2.1.5 Sự chồng lấn giữa Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu ..................................................... 44 2.2 Thực tiễn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam ....................................................................................................................... 46 2.3 Những tồn tại trong công tác xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam .......................................................................................... 50 2.3.1 Quy định pháp luật Việt Nam về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý còn hạn chế ....................................................................................... 51 2.3.1.1 Về hồ sơ đăng ký Chỉ dẫn địa lý .......................................................................... 51 2.3.1.2 Về thẩm định đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý ............................................................ 52 2.3.2 Những hạn chế trong thực tiễn đăng ký xác lập quyền và thẩm định đơn đăng ký Chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam ........................................................................ 53 2.3.2.1 Về nộp đơn đăng ký Chỉ dẫn địa lý ...................................................................... 53 2.3.2.2 Nhận thức của chủ thể quyền cũng như cơ quan nhà nước về Chỉ dẫn địa lý và đăng ký Chỉ dẫn địa lý còn hạn chế................................................................... 58 2.3.2.3 Nhân lực cho hoạt động xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý còn thiếu và yếu ............................................................................................................. 61 Kết luận chương 2 .............................................................................................................. 62 Chương III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM 3.1 Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam ............................................................. 63 3.1.1 Về đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý ................. 61 3.1.2 Về thẩm định đơn đăng ký Chỉ dẫn địa lý .............................................................. 68 3.2 Nâng cao chất lượng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý .................................................... 68 3.3 Tăng cường nguồn nhân lực trong công tác xác lập quyền Chỉ dẫn địa lý .............. 70 3.4 Các giải pháp hỗ trợ phát triển Chỉ dẫn địa lý ........................................................... 70 3.4.1 Tăng số lượng các Chỉ dẫn địa lý được xây dựng và xác lập quyền ..................... 70 3.4.2 Hỗ trợ việc khai thác các sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý ...................................... 73 3.4.3 Đề xuất đăng ký Chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại nước ngoài .............................. 74 Kết luận chương III............................................................................................................ 75 Kết luận .............................................................................................................................. 76 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1: Danh sách các đơn đăng ký Tên gọi xuất xứ -Chỉ dẫn địa lý & tình trạng giải quyết đơn. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật dân sự CDĐL Chỉ dẫn địa lý KHCN SHTT Khoa học & Công nghệ Sở hữu trí tuệ SHCN Sở hữu công nghiệp TGXX TGXXHH Tên gọi xuất xứ Tên gọi xuất xứ hàng hóa NH Nhãn hiệu NHTT Nhãn hiệu tập thể NHCN Nhãn hiệu chứng nhận DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 1.1 So sánh CDĐL và Chỉ dẫn nguồn gốc, TGXX 9 1.2 So sánh CDĐL và Nhãn hiệu 10 2.1 Thực trạng CDĐL được nộp đơn và đăng bạ giai đoạn 1997-2017 47 2.2 Phân bổ CDĐL theo khu vực 49 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang 2.1 Thông tin về bản đồ khu vực địa lý 30 2.2 Bản đồ khu vực CDĐL bưởi Luận Văn 32 2.3 Quy trình thẩm định đơn đăng ký CDĐL 38 2.4 Logo CDĐL của các nước 52 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á –Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Với việc ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tư do (FTA) (10 FTA đã được ký và thực thi, kết thúc đàm phán 2 FTA và đang đàm phán 4 FTA)1 như Việt Nam –EU (EVFTA), hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA),...đã mở ra rất nhiều cơ hội cho nước ta trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế. Song bên cạnh đó cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức cho nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Đặc biệt là các lộ trình cắt giảm thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, nhất là sắp tới 2018, chúng ta thực hiện miễn thuế nhập khẩu cho hàng hóa từ các nước ASEAN (theo ATIGA) vào Việt Nam. Hiện tại, trên thị trường Việt Nam đã tràn ngập hàng hóa của Thái Lan, Indonesia, Phillipines, Malaysia với chất lượng khá tốt và giá rẻ, được người tiêu dùng ưa chuộng đã đẩy những người sản xuất, các doanh nghiệp Việt Nam vào thế khó khăn, cạnh tranh khốc liệt. Làm thế nào để sản phẩm của Việt Nam không thua trên sân nhà là một bài toán khó. Hơn nữa, đối với xuất khẩu, hàng hóa Việt Nam được xuất khẩu ra nhiều quốc gia, trong đó có các mặt hàng được xếp vào top đầu thế giới như gạo, cà phê, hồ tiêu, chè… nhưng việc đầu tư xây dựng chiến lược cho các hàng hóa Việt chưa được quan tâm xứng tầm, ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa xuất khẩu, chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô, giá trị thấp. Vậy nên việc xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam được xem là một hướng đi đúng đắn. Trong đó việc xây dựng chỉ dẫn địa lý (CDĐL) cho các sản phẩm của Việt Nam chính là một trong những cách làm rất hiệu quả. Việc xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý đem lại những lợi ích thương mại rất lớn cho các mặt hàng truyền thống của Việt Nam bởi chỉ dẫn địa lý chính là sự khẳng định về uy tín cũng chất lượng đối với các sản phẩm. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý vẫn chưa được những nhà sản xuất quan tâm chú ý và 1 Tư Hoàng, http://www.thesaigontimes.vn/155198/Viet-Nam-da-va-dang-tham-gia-16-FTA.html 2 khai thác đúng mức nhằm gia tăng giá trị thương mại của hàng hóa dù chúng ta đã có một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ về sở hữu trí tuệ nói chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng. Làm thế nào để những quy định pháp luật này đi vào thực tiễn thì phải tìm hiểu, giải thích, áp dụng những quy định đó một cách đúng đắn. Từ đó tìm ra những bất cập trong vấn đề xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp để cải thiện tình trạng này, tôi đã chọn đề tài “Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam, Thực trạng và giải pháp” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay tại Việt Nam những công trình khoa học nghiên cứu về CDĐL đã có khá nhiều, các công trình này đề cập đến CDĐL dưới nhiều khía cạnh như khía cạnh về bảo hộ, về giá trị thương mại, về vấn đề xác lập và quản lý, kiểm soát CDĐL như : Năm 2005, Đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Công thương về “CDĐL: các khía cạnh thương mại trong xuất khẩu” nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ thương mại”. Đề tài này chỉ giới hạn trong họat động xuất khẩu các sản phẩm mang CDĐL, các vấn đề lý luận về quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) đối với CDĐL chưa được nghiên cứu; Năm 2007, Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Phạm Thanh Tuấn, trường Đại học Luật Hà Nội với đề tài “Đăng ký, quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam” nghiên cứu vấn đề bảo hộ CDĐL dưới góc độ khoa học pháp lý. Năm 2008, Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Vũ Thị Hải Yến, trường Đại học Luật Hà Nội “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Luận án này nghiên cứu vấn đề bảo hộ CDĐL dưới góc độ pháp luật, nội dung luận án tập trung chủ yếu vào vấn đề xác lập và bảo vệ CDĐL. Năm 2010, Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Lê Thị Thu Hà, trường Đại học Ngoại thương với đề tài “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới góc độ thương mại đối với CDĐL của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Luận án này nghiên cứu vấn đề bảo hộ đối với CDĐL dưới góc độ thương mại. Năm 2015, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hương, khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với CDĐL –Kinh nghiệm của một số nước và thực tiễn tại Việt Nam”, tác giả nghiên cứu cơ sở khoa học của việc 3 bảo hộ SHTT đối với CDĐL và thực tiễn tại Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước Pháp, Mỹ, Thái Lan và Trung Quốc để rút ra bài học cho Việt Nam từ những thành công và thất bại của những nước này đối với việc bảo hộ SHTT đối với CDĐL. Năm 2016, Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Mỹ Dung, Học viện Khoa học xã hội với đề tài “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL theo pháp luật Việt Nam” chỉ tập trung nghiên cứu sâu và phân tích việc bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL theo quy định của pháp luật Việt Nam. Năm 2016, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn với đề tài “Xây dựng hệ thống kiểm soát độc lập để quản lý các CDĐL của Việt Nam” nghiên cứu lý thuyết hệ thống pháp luật và thể chế để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý và kiểm soát CDĐL ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm triển khai hệ thống kiểm soát độc lập đối với CDĐL của Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị cho việc hoạch định chính sách nhằm cải thiện hệ thống quản lý CDĐL ở Việt Nam. Qua những công trình nghiên cứu trên và thực tiễn có thể thấy tầm quan trọng của CDĐL cho nền kinh tế của Việt Nam nhưng trên thực tế hoạt động xác lập quyền đối với CDĐL ở Việt Nam chưa thực sự được phát triển đúng mức cần thiết. Mặc dù đề tài đã có một số công trình nghiên cứu nhưng đây là vấn đề vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện. Đặc biệt là tìm ra những bất cập trong quy định của pháp luật và nghiên cứu thực trạng, từ đó tìm ra phương hướng đúng đắn, đề xuất một số giải pháp với mong muốn góp phần giúp cho hoạt động xác lập quyền đối với CDĐL được thực hiện một cách hiệu quả hơn nên tôi quyết định chọn đề tài này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài  Các Điều ước quốc tế và những quy định pháp luật của Việt Nam về CDĐL, xác lập quyền SHCN đối với CDĐL.  Hoạt động xác lập quyền SHCN đối với CDĐL ở Việt Nam. Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở vấn đề xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL dưới góc độ pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam. 4 4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận về CDĐL, xác lập quyền SHCN đối với CDĐL, các cơ chế xác lập quyền trên thế giới và Việt Nam, phân tích thực trạng của hoạt động xác lập quyền đối CDĐL ở Việt Nam, đánh giá những bất cập và nguyên nhân dẫn đến những bất cập đó, luận văn sẽ đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xác lập quyền đối với CDĐL ở Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế về xác lập quyền SHCN đối với CDĐL và việc áp dụng những quy định đó trong thực tiễn. Từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác xác lập quyền đối với CDĐL ở Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về vấn đề xác lập quyền đối với CDĐL, nghiên cứ tài liệu, đánh giá tại Chương I, chương II để chỉ ra một số điểm hạn chế, bất cập của Pháp luật Việt Nam về xác lập quyền đối với CDĐL từ đó đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng này. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa khoa học: Luận văn đã nghiên cứu chi tiết các quy định của Pháp luật Việt Nam về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL và thực tế đăng ký xác lập quyền CDĐL tại cơ quan chuyên môn để rút ra những kết luận về những kết quả đạt được, bất cập trong cả lý luận và thực thi xác lập quyền CDĐL. Trên cơ sở đó, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật đặc biệt là bổ sung quy chế thẩm định đơn đăng ký CDĐL và thành lập hội đồng kỹ thuật, sửa đổi một số quy định trong Thông tư 01 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp (TT 01/2007/BKHCN) hỗ trợ cho việc thẩm định đơn nhanh hơn, chính xác hơn. 5 Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn không chỉ có ý nghĩa trong công tác nghiên cứu luật học mà còn là tài liệu để các cơ quan chuyên môn tham khảo khi hoàn thiện hệ thống pháp luật về SHTT, các cán bộ quản lý ở địa phương, các bộ, ban, ngành, những nhà sản xuất, tổ chức tập thể có sản phẩm mang CDĐL có thể tham khảo để đúc rút kinh nghiệm phục vụ công việc của mình, đặc biệt là trong công tác xây dựng cơ sở khoa học và chuẩn bị hồ sơ đăng ký CDĐL. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần lời nói đầu và phần kết luận, luận văn gồm ba chương:  Chương I. Khái quát về Chỉ dẫn địa lý và xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý.  Chương II. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam.  Chương III. Giải pháp nâng cao hiệu quả xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam. 6 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VÀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ 1.1. Khái quát về chỉ dẫn địa lý 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của chỉ dẫn địa lý 1.1.1.1. Khái niệm So với các đối tượng SHCN khác như sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, CDĐL là một đối tượng tương đối mới. Công ước Paris 1883 về bảo hộ SHCN (Công ước Paris) không đưa ra khái niệm CDĐL mà chỉ nhắc đến chỉ dẫn nguồn gốc (Indication of Source) và tên gọi xuất xứ hàng hóa (Appellation of Origin) (TGXXHH) là các đối tượng SHCN tại khoản 2 điều 1. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, giao dịch thương mại thế giới không ngừng tăng lên, các quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của CDĐL và CDĐL ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn. Điều này đòi hỏi cần có một quy định mang tính quốc tế điều chỉnh những vấn đề liên quan đến CDĐL. Năm 1994, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) đã ra đời nhằm thiết lập các quy chuẩn quy định về bảo hộ và thực thi sở hữu trí tuệ (SHTT) quốc tế, xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu đối với CDĐL. Theo đó, CDĐL được định nghĩa là “những chỉ dẫn về hàng hóa có xuất xứ từ một lãnh thổ […] hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định và/ hoặc yếu tố con người hay tự nhiên tạo nên”2. Pháp luật về CDĐL tại Việt Nam ra đời từ khá sớm, và được nhắc tới lần đầu tiên trong Pháp lệnh về Bảo hộ SHCN năm 1989 với quy định về TGXXHH. Quy định này tiếp tục được đưa nguyên văn vào Bộ luật dân sự năm 1995 tại Điều 786: “TGXXHH là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó”3 và tiếp tục được quy định chi tiết hơn tại Nghị định số 63/CP năm 1996. Theo định nghĩa trên, TGXXHH mới chỉ đề cập đến tên địa 2 3 Hiệp định TRIPS, Điều 22, đoạn 1 Bộ luật dân sự 1995, Điều 786 7 lý, chứ chưa bao gồm các dấu hiệu khác, ví dụ như biểu tượng hay hình ảnh của vùng địa lý. Khái niệm “Chỉ dẫn địa lý” lần đầu tiên được đề cập đến trong hệ thống pháp luật Việt Nam vào năm 2000 tại Nghị định của Chính Phủ số 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 về bảo hộ quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh, CDĐL, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN (NĐ 54/2000/NĐ-CP). Theo Nghị định này, CDĐL được hiểu là: Thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia; thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hay giấy tờ giao dịch; liên quan tới việc mua bán hàng hóa nhằm chỉ dẫn ra rằng hàng hóa nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của hàng hóa này có được chủ yếu do nguồn gốc địa lý tạo nên4. Hai khái niệm TGXXHH và CDĐL tại Việt Nam vẫn tồn tại song song trong Nghị định này cho đến khi Luật Sở hữu trí tuệ ra đời năm 2005 (Luật SHTT) (sửa đổi vào năm 2009). Luật SHTT không quy định về TGXXHH nữa, mà chỉ còn một khái niệm duy nhất là CDĐL: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”5. Như vậy, so với NĐ 54/2000/NĐ-CP, khái niệm này ngắn gọn hơn rất nhiều bởi những điều kiện để một CDĐL được bảo hộ không được đưa ra ngay trong định nghĩa mà được quy định riêng tại điều 79, theo đó: CDĐL được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý; 2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. 4 5 Nghị định 54/2000/NĐ-CP, Điều 10, khoản 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Điều 4, khoản 22 8 Như vậy, khái niệm về CDĐL theo pháp luật hiện hành của Việt Nam là hoàn toàn tương thích với Đoạn 1 Điều 22, Hiệp định TRIPS. 1.1.1.2. Đặc điểm của CDĐL Từ những định nghĩa trên có thể thấy CDĐL có 2 đặc điểm cơ bản như sau:  CDĐL là những chỉ dẫn về nguồn gốc của hàng hóa. Hàng hóa mang CDĐL bắt nguồn từ lãnh thổ, địa phương hay khu vực tương ứng với CDĐL.  Sản phẩm mang CDĐL phải có chất lượng, uy tín hay các đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý của sản phẩm quyết định. 1.1.2 Phân biệt chỉ dẫn địa lý với chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hàng hóa. Công ước Paris 1883 không đề cập đến khái niệm “CDĐL” mà chỉ nêu tên “Chỉ dẫn nguồn gốc” và “TGXXHH”. Chỉ dẫn nguồn gốc là khái niệm rộng nhất, bao gồm CDĐL và TGXXHH. Chỉ dẫn nguồn gốc bao gồm tên gọi, chỉ dẫn, dấu hiệu hay những chỉ dẫn khác dẫn chiếu tới một nước nhất định hoặc tới một khu vực của nước đó nơi có thể truyền tải khái niệm rằng hàng hóa mang chỉ dẫn này có nguồn gốc từ nước đó hoặc địa phương đó. Ví dụ nhãn mác “Made in Vietnam”; “Made in China” trên sản phẩm chỉ dẫn cho người tiêu dùng biết nguồn gốc của những sản phẩm đó là từ Việt Nam và Trung Quốc. Hiệp định Lisbon năm 1958 về bảo hộ TGXX và đăng ký quốc tế TGXX, sửa đổi bổ sung năm 1979 (Hiệp định Lisbon), thuật ngữ TGXX được định nghĩa là “tên gọi địa lý của quốc gia, khu vực, địa phương nơi mà hàng hóa được sản xuất và hàng hóa đó mang tính chất, chất lượng đặc thù của môi trường địa lý, bao gồm yếu tố tự nhiên và con người”6. Từ những khái niệm trên, có thể rút ra những điểm khác biệt giữa chỉ dẫn nguồn gốc, TGXXHH, CDĐL như sau: 6 Hiệp định Lisbon về đăng ký quốc tế và bảo hộ tên gọi xuất xứ năm 1958, sửa đổi bổ sung năm 1979, Điều 2 9 Bảng 1.1: So sánh Chỉ dẫn địa lý và Chỉ dẫn nguồn gốc, Tên gọi xuất xứ Đối tượng Hiệp ước Chỉ dẫn nguồn gốc điều Công ước Paris Tên gọi xuất xứ Công ước Paris Chỉ dẫn địa lý Hiệp định TRIPS chỉnh Hiệp định Madrid Hiệp định Lisbon Dấu hiệu Là dấu hiệu bất kỳ Là tên địa lý Chức năng Chỉ dẫn về xuất xứ Chỉ dẫn về xuất xứ Chỉ dẫn về xuất xứ của sản phẩm sản phẩm sản phẩm Là dấu hiệu bất kỳ Chỉ dẫn sản phẩm Chỉ dẫn sản phẩm đến từ 1 khu vực đến từ 1 khu vực địa lý đặc biệt địa lý đặc biệt Yêu cầu đối với sản Không yêu cầu điều Sản phẩm phải có Sản phẩm phải có phẩm kiện về chất lượng chất lượng hoặc chất lượng, uy tín hoặc danh tiếng của tính chất đặc thù hoặc đặc tính nhất sản phẩm định Mối liên quan giữa Không cần có mối Có mỗi liên quan Chất lượng, uy tín chất lượng nguồn gốc địa lý và liên quan giữa chất chặt chẽ giữa chất hoặc đặc tính của lượng & nguồn gốc lượng, đặc tính của sản phẩm có gắn địa lý của hàng hóa sản phẩm với các với xuất xứ địa lý. yếu tố địa lý 7 1.1.3. Phân biệt chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu Như đã nêu ở phần trên, CDĐL là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Dấu hiệu ở đây có thể là từ ngữ hoặc các biểu tượng chỉ địa danh. Còn nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau8. Nhãn hiệu có thể là chữ cái, từ ngữ, hình ảnh hoặc hình vẽ, hình khối hoặc là sự kết hợp của những yếu tố này. 7 Vũ T Hải Yến (2008)-Luận án Tiến sỹ luật học, “Bảo hộ CDĐL ở VN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”-tr. 9,10 8 Luật SHTT 2005, điều 4, khoản 16 10 Cả CDĐL và Nhãn hiệu đều là các dấu hiệu có khả năng phân biệt dùng cho hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông thương mại. Chúng có một số điểm giống và khác nhau, cụ thể: Bảng 1.2: So sánh CDĐL và Nhãn hiệu Đặc điểm Chỉ dẫn địa lý Nhãn hiệu Giống nhau: Đều là đối tượng được bảo hộ quyền SHCN, là công cụ phân biệt hàng hóa giúp người tiêu dùng định hướng hàng hóa. Cả hai đều được bảo hộ thông qua việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quyền sở hữu trí tuệ đối với CDĐL và nhãn hiệu chỉ có hiệu lực trong một không gian nhất định là quốc gia nơi CDĐL và nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ. Khi bị xâm phạm quyền thì đều có thể áp dụng các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm như tự bảo vệ, biện pháp dân sự, biện pháp hành chính, hình sự và hải quan. Khác nhau: Dấu hiệu Tên gọi hoặc các dấu hiệu chỉ Dấu hiệu từ ngữ hoặc hình ra được nguồn gốc xuất xứ của ảnh bất kỳ. sản phẩm Chức năng Chỉ dẫn nguồn gốc của sản Phân biệt sản phẩm, dịch vụ phẩm; sản phẩm có tính chất, của các chủ thể khác nhau chất lượng đặc thù do nguồn gốc địa lý quyết định Điều kiện bảo hộ CDĐL được bảo hộ khi đáp NH được bảo hộ khi đáp ứng ứng hai điều kiện: sản phẩm điều kiện: là dấu hiệu nhìn mang CDĐL có nguồn gốc địa thấy được và có khả năng lý từ khu vực, địa phương, phân biệt hàng hóa, dịch vụ vùng lãnh thổ tương ứng với của chủ sở hữu NH khác CDĐL và sản phẩm mang nhau. CDĐL có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý quyết định 11 Quyền đăng ký Quyền đăng ký CDĐL thuộc NH thông thường: Chủ thể về nhà nước. Nhà nước cho tiến hành sản xuất hàng hóa, phép tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp dịch vụ trên thị sản phẩm mang CDĐL, tổ chức trường. tập thể đại diện cho các tổ Chủ thể tiến hành hoạt động chức, cá nhân đó hoặc cơ quan thương mại hợp pháp có quản lý hành chính địa phương quyền đăng ký NH cho sản nơi có CDĐL thực hiện quyền phẩm mình đưa ra thị trường đăng ký CDĐL. do người khác sản xuất, đáp ứng 2 điều kiện: nhà sản xuất không sử dụng NH đó cho sản phẩm, họ đã biết việc đăng ký nhưng không phản đối. NHTT: Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp đăng ký NH cho các thành viên của mình sử dụng theo quy chế NHTT. NHCN: Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác cho hàng hóa, dịch vụ. Chủ Sở hữu CDĐL là tài sản của nhà nước. Cá nhân hoặc tổ chức 12 Quyền sử dụng Nhà nước trao quyền sử dụng NH thông thường: Chủ sở hữu CDĐL cho tổ chức, cá nhân sử dụng hoặc cho phép người tiến hành việc sản xuất sản khác sử dụng. phẩm mang CDĐL tại địa NHTT: những thành viên phương tương ứng. trong tập thể đó có quyền sử dụng. NHCN: chủ sở hữu cho phép các cá nhân, tổ chức sử dụng NHCN trên hàng hóa, dịch vụ của mình nếu đáp ứng các tiêu chí về quy trình kiểm soát về bản chất và chất lượng của sản phẩm mà chủ sở hữu NHCN đưa ra. Khả năng chuyển Quyền sở hữu và quyền sử Quyền sở hữu đối với NH chỉ nhượng dụng CDĐL chuyển nhượng. không được được chuyển nhượng cho tổ chức/ cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký NH đó. Quyền sử dụng NH không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu NHTT đó. Điều kiện sử dụng Phải tuân thủ quy trình kỹ thuật Đối với NH thông thường: bắt buộc để tạo ra chất lượng, không có điều kiện sử dụng, đặc tính cơ bản của sản phẩm đối với NHTT, NHCN phải gắn liền với xuất xứ địa lý của tuân thủ quy định về quyền sử sản phẩm. dụng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất