Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác định tổng mức đầu tư dự án xây dựng công trình có xét những yếu tố rủi ro, á...

Tài liệu Xác định tổng mức đầu tư dự án xây dựng công trình có xét những yếu tố rủi ro, áp dụng cho dự án

.PDF
215
1
141

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Họ và tên học viên: Vũ Mạnh Kiên Chuyên ngành đào tạo: Quản lý xây dựng. Đề tài nghiên cứu: Xác định tổng mức đầu tư dự án xây dựng công trình có xét những yếu tố rủi ro, áp dụng cho dự án “ Nâng cấp tuyến đê tả sông Thao đoạn từ km64 đến km80 từ thị xã Phú Thọ đến cầu Phong Châu” tỉnh Phú Thọ. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Tác giả Vũ Mạnh Kiên i LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài: Xác định tổng mức đầu tư dự án xây dựng công trình có xét những yếu tố rủi ro, áp dụng cho dự án “Nâng cấp tuyến đê tả sông Thao đoạn từ km64 đến km80 từ thị xã Phú Thọ đến cầu Phong Châu” tỉnh Phú Thọ đã được hoàn thành. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS Vũ Thanh Te đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho tác giả trong quá trình thực hiện Luận văn này. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo Trung tâm Khoa học và triển khai kỹ thuật Thủy Lợi - Trường Đại học Thủy lợi, các cán bộ thư viện trường Đại học Thủy lợi, các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ và cổ vũ động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2017 Tác giả Vũ Mạnh Kiên ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 2 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 2 4. Kết quả dự kiến đạt được .................................................................................... 2 1.1. Tổng quan về tổng mức đầu tư ........................................................................ 4 1.1.1. Những khái niệm về tổng mức đầu tư cho dự án xây dựng công trình ...... 4 1.1.1.1. Một số đặc điểm của thị trường xây dựng Việt Nam ....................... 4 1.1.1.2. Một số đặc điểm của giá xây dựng công trình[1] ............................. 4 1.1.1.3. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình[2]......................................... 6 1.1.1.4. Điều chỉnh tổng mức đầu tư[3]......................................................... 6 1.1.2. Những hạng mục chi phí trong tổng mức đầu tư ....................................... 7 1.1.3. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư khi chưa xét đến yếu tổ rủi ro[4]9 1.1.3.1. Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án ....................... 9 1.1.3.2. Tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng, năng lực phục vụ của công trình ..................................................................................................... 13 1.1.3.3. Phương pháp xác định theo số liệu của dự án có các công trình xây dựng có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự đã thực hiện. ...................... 15 1.1.3.4. Phương pháp kết hợp ...................................................................... 16 1.2. Tổng quan về rủi ro cho một dự án ............................................................... 18 1.2.1. Những khái niệm về rủi ro cho dự án xây dựng[5] ................................. 18 1.2.1.1. Rủi ro .............................................................................................. 18 1.2.1.2. An toàn ........................................................................................... 19 1.2.1.3. Phân biệt rủi ro và bất định............................................................. 19 1.2.2. Ảnh hưởng của rủi ro đến chi phí của dự án ........................................... 20 1.3. Tình hình thay đổi tổng mức đầu tư của các dự án trong thời gian qua ... 23 1.3.1. Thực trạng đầu tư xây dựng ở nước ta hiện nay...................................... 23 iii 1.3.2. Tình hình thay đổi tổng mức đầu tư của các dự án giao thông ở Việt Nam trong thời gian qua ............................................................................................ 24 1.3.3. Các tác động của rủi ro đến hiệu quả kinh tế - xã hội khi thực hiện của dự án[6] .................................................................................................................. 25 1.3.3.1. Chi phí dự án (cost) .........................................................................26 1.3.3.2. Thời gian dự án (time) .....................................................................26 1.3.3.3. Chất lượng công trình (quality) .......................................................27 1.4. Phân tích và đánh giá ...................................................................................... 28 1.4.1. Phân tích .................................................................................................. 28 1.4.2. Đánh giá .................................................................................................. 28 1.5. Kết luận chương 1 ........................................................................................... 29 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CHO DỰ ÁN KHI XÉT ĐẾN CÁC YẾU TỐ RỦI RO................ 30 2.1. Cơ sở khoa học về rủi ro. ................................................................................ 30 2.1.1. Phương pháp luận về quản lý rủi ro[7]................................................... 30 2.1.2. Phân tích những rủi ro xảy ra đối với một dự án xây dựng .................... 32 2.1.2.1. Phân tích các rủi ro điển hình của dự án bắt nguồn từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư .............................................................................................32 2.1.2.2. Phân tích các rủi ro điển hình của dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư ............................................................................................................35 2.1.2.3. Phân tích rủi ro điển hình của dự án trong giai doạn kết thúc đầu tư ......................................................................................................................41 2.2. Phương pháp đo lường và phân tích rủi ro[8] .............................................. 42 2.2.1. Đo lường rủi ro theo phương pháp định tính .......................................... 42 2.2.2. Đo lường rủi ro theo phương pháp định lượng ....................................... 43 2.2.2.1. Phương pháp phân tích độ nhạy ......................................................43 2.2.2.2. Phương pháp áp dụng lý thuyết mô phỏng......................................45 2.3. Nhận dạng và quản lý rủi ro trong dự án xây dựng ................................... 48 2.3.1. Nhận dạng các hạng mục có khả năng rủi ro.......................................... 48 2.3.2. Quản trị rủi ro[8] .................................................................................... 51 2.3.2.1. Phương pháp luận về quản trị rủi ro ................................................51 iv 2.3.2.2. Phương pháp quản trị rủi ro ............................................................ 52 2.4. Phân tích nguyên nhân có rủi ro cơ bản ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư của dự án. ................................................................................................................. 56 2.4.1. Nguyên nhân bên ngoài ........................................................................... 56 2.4.2. Nguyên nhân bên trong ............................................................................ 56 2.5. Xác định chi phí gặp rủi ro trong tổng mức đầu tư, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư khi có rủi ro. ..................................................... 58 2.5.1. Các thành phần chi phí gặp rủi ro ........................................................... 58 2.5.2. Phương pháp nghiên cứu, thu thập số liệu thực tế về quá trình thực hiện đầu tư dự án nâng cấp đê kết hợp giao thông. ......................................................... 59 2.5.2.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 59 2.5.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi ..................................................................... 60 2.5.2.3. Nội dung bảng câu hỏi .................................................................... 62 2.5.3. Phương pháp xác định các chi phí rủi ro trong xây dựng ....................... 65 2.5.3.1. Cơ sở xác định ................................................................................ 65 2.5.3.2. Công thức tổng quát ....................................................................... 66 2.6. Phân tích và đánh giá. ..................................................................................... 67 2.6.1. Phân tích .................................................................................................. 67 2.6.2. Đánh giá................................................................................................... 67 2.7. Kết luận chương............................................................................................... 67 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CHO DỰ ÁN ”NÂNG CẤP TUYẾN ĐÊ TẢ SÔNG THAO ĐOẠN TỪ KM64 ĐẾN KM80 TỪ THỊ XÃ PHÚ THỌ ĐẾN CẦU PHONG CHÂU” TỈNH PHÚ THỌ CÓ KỂ ĐẾN RỦI RO. ........ 68 3.1. Giới thiệu về dự án” Nâng cấp tuyến đê tả sông Thao đoạn từ km64 đến km80 từ thị xã Phú Thọ đến cầu Phong Châu” tỉnh Phú Thọ. ................... 68 3.1.1. Tổng quan về dự án[9] ............................................................................ 68 3.1.2. Tổng mức đầu tư xây dựng dự án ............................................................ 75 3.2. Những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án ...................................................... 78 3.2.1. Thống kê ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro .............................................. 78 3.2.2. Thống kê các thông tin các đối tượng tham gia khảo sát ........................ 85 3.2.2.1. Vai trò của người khảo sát: ............................................................. 85 3.2.2.2. Kinh nghiệm làm việc .................................................................... 86 v 3.2.2.3. Loại dự án tham gia .........................................................................86 3.3. Đánh giá mức độ rủi ro của dự án. ................................................................ 87 3.3.1. Đánh giá các khả năng xuất hiện các rủi ro ........................................... 87 3.3.2. Phân tích các rủi ro này dựa trên xác suất xuất hiện.............................. 87 3.4. Xác định tổng mức đầu tư cho dự án này dựa trên kết quả phân tích. ..... 92 3.4.1. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư khi chưa có rủi ro.................... 92 3.4.2. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư khi có rủi ro............................. 93 3.4.3. Đề xuất giải pháp quản lý rủi ro, phân tích các biện pháp giảm thiểu rủi ro ........................................................................................................................... 94 3.4.4. Phân tích và đánh giá. ............................................................................. 96 3.4.4.1. Phân tích ..........................................................................................96 3.4.4.2. Đánh giá ..........................................................................................96 3.5. Kết luận chương 3. .......................................................................................... 97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 98 vi DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Các rủi ro điển hình của dự án bắt nguồn từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư .........35 Hình 2.2. Các rủi ro điển hình của dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư.........................40 Hình 3.1. Một số mặt cắt ngang tuyến thiết kế..............................................................74 Hình 3.2. Biểu đồ thống kê đơn vị công tác ..................................................................85 Hình 3.3. Biều đồ thống kê kinh nghiệm làm việc ........................................................86 Hình 3.4. Biểu đồ thống kê loại dự án tham gia ............................................................86 Hình 3.5. Sơ đồ bố trí cọc và cừ cho tường chắn đất ....................................................90 vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1.Tần suất của hậu quả trong giai đoạn thi công .............................................. 50 Bảng 2.2. Bảng phân cấp nguy hiểm và phân loại rủi ro .............................................. 51 Bảng 2.3. Xác định xác suất P khi sảy ra sạt lở mái kè................................................ 66 Bảng 3.1. Mực nước thiết kế đê Tả Thao đoạn từ KM64 đến KM80 theo quy hoạch . 71 Bảng 3.2. Tổng hợp khối lượng các hạng mục chính của dự án ................................... 76 Bảng 3.3. Tổng hợp các chi phí trong TMĐT của dự án .............................................. 77 Bảng 3.4. Danh sách các đơn vị gửi bảng khảo sát ....................................................... 78 Bảng 3.5. Một số dự án điều tra, tìm hiểu ..................................................................... 79 Bảng 3.6. Tổng hợp thông tin một số dự án về quy mô và giá trị TMĐT[11] ............. 80 Bảng 3.7. Một số nguyên nhân điều chỉnh TMĐT của một số dự án thuộc phạm vi tìm hiểu ................................................................................................................................ 82 Bảng 3.8. Bảng xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro .............................. 84 Bảng 3.9. Bảng xếp hạng mức độ xuất hiện của các yếu tố rủi ro ................................ 84 Bảng 3.10. Thống kê xác suất P của một số dự án điều tra .......................................... 88 Bảng 3.11. Thống kê sác suất xảy ra rủi ro của các hạng mục ..................................... 93 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải ADB Ngân hàng phát triển châu á BOT Build-Operate-Transfe: xây dựng-khai thác-chuyển giao CĐT Chủ đầu tư CTXD Công trình xây dựng DA Dự án FDI Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội KHXH NN&PTNT Khoa học xã hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ODA Official Development Assistance: Đầu tư nước ngoài TKCS Thiết kế cơ sở TKKT-TKBVTC TMĐT VĐT Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công Tổng mức đầu tư Vốn đầu tư SXKD Sản xuất kinh doanh XDCB Xây dựng cơ bản ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây ngành xây dựng Việt Nam có những bước tiến đáng kể, với tốc độ tương đối nhanh. Hàng trăm dự án lớn được đầu tư mỗi năm với số vốn rất lớn, đòi hỏi nhà nước, các cấp các ngành ra sức kêu gọi đầu tư từ các tổ chức doanh nghiệp. Vốn đầu tư cho các dự án lớn chủ yếu là vốn vay ODA của các nước phát triển như Nhật Bản, Ấn Độ hay từ ngân hàng thế giới WB, ngân hàng phát triển châu á ADB...Vì thế để các nhà đầu tư tham gia góp vốn vào các dự án xây dựng thì điều quan trọng là thấy được sự hiệu quả của dự án, với một giá trị tổng mức đầu tư phù hợp. Ngành xây dựng với những sản phẩm xây dựng có tính đa dạng, chi phí phục vụ cho đầu tư xây dựng công trình lớn với thời gian kéo dài, chịu nhiều tác động của các yếu tố tự nhiên, xã hội. Quá trình khảo sát, thu thập tài liệu về công trình không thể tránh khỏi các yếu tổ rủi ro không lường hết được, làm cho việc xác định tổng mức đầu tư luôn phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án, thường gói gọn trong chi phí dự phòng tối đa là 10%, như dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng khi khởi công và ký hợp đồng BOT chỉ có tổng mức đầu tư khoảng 24.500 tỷ đồng sau một thời gian xây dựng dự án đã được điều chỉnh lên tới 45.000 tỷ đồng, dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD, sau một thời gian thi công được điều chỉnh lên 868,04 triệu UDS, tăng 315,18 triệu USD. Theo chủ đầu tư nguyên nhân làm tăng tổng mức đầu tư là do sử dụng công nghệ mới lần đầu nên chưa có kinh nghiệm, chậm giải phóng mặt bằng, trượt giá...đây chính là các yếu tố rủi ro chưa được nhìn nhận đúng đắn. Tổng mức đầu tư của dự án được lập trong giai đoạn thiết kế cơ sở, khi mà các số liệu về công trình chi mang tính tổng quát, dài, rộng, cao...trong khi ở giai đoạn bản vẽ thi công thì đều tuân thủ theo dự toán lập. Do đó cần xác định được chi phí nào có thể gia tăng khi thực hiện dự án là vấn đề hết sức khó khăn. Xuất phát từ yêu cầu thực tế tác giả nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu phân tích, đánh giá rủi ro của các dự án đầu tư ngay từ ý tưởng đầu tiên, chính vì thế cái tên.: Xác định tổng mức đầu tư dự án xây dựng công trình có xét những yếu tố rủi ro, áp dụng 1 cho dự án “ Nâng cấp tuyến đê tả sông Thao đoạn từ km64 đến km80 từ thị xã Phú Thọ đến cầu Phong Châu” tỉnh Phú Thọ. Được tác giả chọn làm đề tài của mình. 2. Mục tiêu của đề tài Phân tích tìm ra những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đầu tư xây dựng công trình, từ đó xây dựng được tổng mức đầu tư của công trình có kể đến các yếu tố rủi ro này. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra: - Các nguyên nhân nào dẫn đến sự gia tăng TMĐT trong quá trình thực hiện dự án? - Trong các nguyên nhân đó thì nguyên nhân nào thường hay sảy ra và nguyên nhân nào có tác động mạnh nhất? - Các bên tham gia dự án cần làm gì để hạn chế việc thay đổi TMĐT khi thực hiện dự án? 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận: - Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn sẽ tiếp cận cơ sở lý luận về lý thuyết rủi ro và phương pháp xác định tổng mức đầu tư của công trình, dự án. Từ đó tìm ra những nguyên nhân chính dẫn đến những thay đổi của tổng mức đối với công trình, dự án trong quá trình thực hiện dự án. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu và nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp khảo sát, thống kê. - Phương pháp chuyên gia. 4. Kết quả dự kiến đạt được - Xác định được phương pháp luận vể rủi ro cho dự án. - Xây dựng được phương pháp xác định tổng mức đầu tư có xét những yếu tố rủi ro chủ yếu trong quá trình thực hiện dự án. 2 - Áp dụng phương pháp này xây dựng tổng mức đầu tư cho dự án” Nâng cấp tuyến đê tả sông Thao đoạn từ km64 đến km80 từ thị xã Phú Thọ đến cầu Phong Châu” tỉnh Phú Thọ có xét đến những rủi ro trong quá trình thực hiện dự án. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ RỦI RO TRONG DỰ ÁN XÂY DỰNG 1.1. Tổng quan về tổng mức đầu tư 1.1.1. Những khái niệm về tổng mức đầu tư cho dự án xây dựng công trình 1.1.1.1. Một số đặc điểm của thị trường xây dựng Việt Nam Thị trường xây dựng Việt Nam được vận hành theo đường lối đã được Đảng và Nhà nước ta lựa chọn là xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Đặc điểm này cho thấy vai trò quản lý của Nhà nước đối với thị trường xây dựng là rất quan trọng. Môi trường pháp lý thiếu, chưa ổn định. Nhiều văn bản pháp luật còn bộc lộ những bất cập và đã phải bổ sung, sửa đổi nhiều lần, thường xuyên. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho tính cạnh tranh trên thị trường xây dựng thiếu lành mạnh và gây tốn kém, lãng phí cho nhà nước, xã hội. Cung và cầu trên thị trường xây dựng mất cân đối nghiêm trọng. Lực lượng cung dư thừa, nhưng lại có điểm còn thiếu như thiếu các lực lượng xây dựng đặc chủng tinh nhuệ, thiếu những công ty mạnh có khả năng cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài. Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường đều có quy mô nhỏ, chỉ có một số ít các doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn. Tính cạnh tranh trên thị trường rất gay gắt. Thị trường xây dựng Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. 1.1.1.2. Một số đặc điểm của giá xây dựng công trình[1] Giá CTXD là dự tính và mang tính đơn chiếc. Cách xác định giá xây dựng công trình có nhiều điểm khác so với cách xác định giá sản phẩm công nghiệp, đó là không thể xác định giá theo chủng loại, quy cách, chất lượng từng lô hàng mà chỉ có thể dự tính giá đơn chiếc. Xác định giá xây dựng công trình là một quá trình từ tổng mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình đến dự toán xây dựng công trình ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình và giá trị thanh toán, quyết toán 4 vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Giá xây dựng là loại giá được tổ hợp theo cơ cấu bộ phận cấu tạo đối tượng (sản phẩm) nên có giá hạng mục công trình, bộ phận hạng mục, bộ phận kết cấu, chi tiết kết cấu. Chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng. Chi phí đầu tư xây dựng công trình được biểu thị qua các chỉ tiêu: - Chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình. - Dự toán xây dựng công trình ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. - Giá trị thanh toán, quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng công trình được lập theo từng công trình cụ thể, phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, nguồn vốn sử dụng và các quy định của Nhà nước. Việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm mục tiêu đầu tư và hiệu quả dự án, đồng thời phải bảo đảm tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng công trình, bảo đảm tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường. Nhà nước thực hiện quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình, hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng công bố định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các thông tin liên quan để chủ đầu tư tham khảo xác định chi phí đầu tư. Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi công trình được đưa vào khai thác, sử dụng. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn để thực hiện việc lập, thẩm tra và kiểm soát chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nguồn vốn sử dụng, điều kiện cụ thể của dự án. 5 1.1.1.3. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình[2] Tổng mức đầu tư xây dựng công trình được hiểu theo điều 134 Luật xây dựng 50/2014/QH2013: “Tổng mức đầu tư là chi phí dự tính để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán xây dựng công trình được xác định phù hợp với nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công”. Khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình hay lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, chủ đầu tư phải xác định tổng mức đầu tư để tính toán hiệu quả đầu tư xây dựng. Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn để thực hiện đầu tư xây dựng công trình. 1.1.1.4. Điều chỉnh tổng mức đầu tư[3] Tổng mức đầu tư được điều chỉnh đối với một trong các trường hợp sau đây: - Ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hoả hoạn, địch hoạ hoặc sự kiện bất khả kháng khác - Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án - Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án Nội dung, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh được quy định tại các Khoản 2, 3 Điều 7 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP. Trường hợp khi thay đổi cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư, kể cả sử dụng chi phí dự phòng để điều chỉnh mà không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư được quyền quyết định việc điều chỉnh; trường hợp vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định. 6 Tổng mức đầu tư điều chỉnh được xác định bằng tổng mức đầu tư đã được phê duyệt cộng (hoặc trừ) phần tổng mức đầu tư bổ sung. Giá trị phần tổng mức đầu tư bổ sung được xác định thành một khoản chi phí riêng và phải được tổ chức thẩm định hoặc thẩm tra trước khi quyết định phê duyệt. 1.1.2. Những hạng mục chi phí trong tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) hoặc lập báo các kinh tế kỹ thuật. Tổng mức đầu tư của một công trình xây dựng bao gồm 07 thành phần: Công thức tổng quát ước tính tổng mức đầu tư xây dựng: V = G BT , TĐC + G XD + G TB + G QLDA + G TV + G K + G DP Trong đó + V: Tổng mức đầu tư xây dựng công trình + Chi phí bồi thường hỗ trợ tái định cư (G BT , TĐC ): - Chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất. - Chi phí thực hiện tái định cư. - Chi phí tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng. - Chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng. - Chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. + Chi phí xây dựng (G XD ): - Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình - Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ - Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng - Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công 7 - Nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công + Chi phí thiết bị (G TB ): - Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ. - Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ. - Chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh. - Chi phí vận chuyển, bảo hiểm. - Thuế và các loại phí liên quan khác. + Chi phí quản lý dự án (G QLDA ): Bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện công việc quản lý dự án từ khi lập dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng và chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư. + Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình (G TV ): - Chi phí khảo sát xây dựng. - Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi và báo cáo kinh tế ky thuật. - Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc. - Chi phí thiết kế xây dựng công trình. - Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Chi phí tư vấn quản lý dự án. - Chi phí kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp với chất lượng công trình. - Một số chi phí khác + Chi phí khác(G K ): - Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ. 8 - Chi phí bảo hiểm công trình. - Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình. - Chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình. - Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. - Chi phí nghiên cứu khoa học có liên quan đến dự án. - Vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh. - Lãi vay trong thời gian xây dựng. - Một số chi phí khác + Chi phí dự phòng(GDP): Dự phòng do phát sinh khối lượng và dự phòng do yếu tố trượt giá. 1.1.3. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư khi chưa xét đến yếu tổ rủi ro[4] 1.1.3.1. Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án Theo thông tư 06/2016 TT-BXD ngày 10/3/2016. Chi phí xây dựng được tính theo khối lượng chủ yếu từ thiết kế cơ sở, các khối lượng khác dự tính và giá xây dựng phù hợp với thị trường; chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với thiết kế công nghệ, giá thiết bị trên thị trường và các yếu tố khác (nếu có); chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tính theo khối lượng phải bồi thường hỗ trợ, tái định cư của dự án và các chế độ của nhà nước có liên quan; chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị; chi phí dự phòng. Đối với công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán công trình gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng tái định cư (nếu có). Dự toán công trình tính theo khối lượng từ thiết kế bản vẽ thi công. 9 1. Xác định chi phí bồi thường hỗ trợ tái định cư Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (G BT,TĐC ) được hướng dẫn trong thông tư 37/2014/TT-BTNMT và nghị định 47/2014NĐ-CP , xác định theo khối lượng phải bồi thường và tái định cư của dự án và các quy định hiện hành của nhà nước về bồi thường, tái định cư của địa phương nơi xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt ban hành. 2. Xác định chi phí xây dựng Chi phí xây dựng của dự án (Gxd) bằng tổng chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, thuộc dự án xác định theo công thức sau (1-1) n: số công trình hạng mục công trình thuộc dự án Chi phí xây dựng công trình hạng mục công trình được xác định theo công thức sau: (1-2) : khối lượng công tác xây dựng chủ yếu hoặc bộ phận kết cấu chính thứ j của công trình thuộc dự án, (j=1÷m) : đơn giá xây dựng chủ yếu hoặc đơn giá theo bộ phận kết cấu chính thứ J của công trình. Đơn giá có thể là đơn giá xây dựng công trình đầy đủ hoặc giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm cả chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước) : chi phí xây dựng các công tác khác hoặc bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục công trình ước tính theo tỷ lệ % trên tổng chi phí xây dựng các công tác chủ yếu hoặc tổng chi phí các hạng mục kết cấu chính của công trình hạng mục công trình. : mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan