Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng ...

Tài liệu Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền [tóm tắt]

.PDF
32
431
113

Mô tả:

Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền [TÓM TẮT]
1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN. 1. MỞ ĐẦU. Thực tế của công tác giảng dạy - huấn luyện bóng chuyền hiện nay cho thấy, một trong những xu thế rõ nhất của bóng chuyền hiện đại là tấn công chiếm ưu thế hơn phòng thủ. Kỹ thuật là khâu xuyên suốt để hợp đồng trực tiếp giữa các thành viên trong đội để chiến thuật biến hoá trên cơ sở kỹ thuật điêu luyện trong đó kỹ thuật tấn công làm trung tâm, gồm các kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng, đập bóng... Một trong những yếu tố được xác định có mối quan hệ mật thiết đối với các kỹ - chiến thuật bóng chuyền hiện đại đó là tố chất thể lực, đặc biệt là tố chất sức mạnh. Việc xác định được mối quan hệ ảnh hưởng giữa tố chất sức mạnh với các kỹ - chiến thuật như nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng sẽ là cơ sở để các giáo viên, HLV làm căn cứ điều chỉnh quá trình giảng dạy, huấn luyện kỹ - chiến thuật nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện và thi đấu. Nhưng tiếc rằng đến nay, vấn đề này vẫn chưa được các nhà chuyên môn quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền”. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích tổng hợp tài liệu, sử dụng các trang thiết bị quan trắc video vào nghiên cứu kỹ thuật trên các đối tượng sinh viên, VĐV bóng chuyền, luận án tiến hành xác định đặc điểm và mối tương quan giữa tố chất sức mạnh chuyên môn với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền, trên cơ sở đó hệ thống hóa các bài tập phát triển tố chất sức mạnh chuyên môn đối với mối tương quan giữa sức mạnh và kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Xác định đặc điểm sinh cơ học và mối quan hệ giữa tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền. Mục tiêu 2: Hệ thống hóa và xác định hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh của kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền. 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN. Kết quả nghiên cứu của luận án đã bổ sung, hoàn chỉnh làm phong phú thêm vốn kiến thức trong lĩnh vực giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật môn bóng chuyền nói chung và kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cho sinh viên, VĐV nói riêng. Kết quả xác định mối quan hệ chặt chẽ giữa sức mạnh và kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cùng với hệ thống các phương tiện phát triển sức mạnh chuyên môn mà luận án đã đạt được sẽ là tư liệu tham khảo có giá trị cao cho các giáo viên, HLV, các nhà chuyên môn trong việc xây 2 dựng cũng như điều chỉnh chương trình, kế hoạch huấn luyện. Từ đó giúp cho các nhà chuyên môn, các nhà sư phạm có được cách tiếp cận khách quan, khoa học hơn trong việc giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cho sinh viên, VĐV bóng chuyền. 3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN. Luận án được trình bày trong 140 trang A4 bao gồm: Đặt vấn đề (5 trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (50 trang); Chương 2: Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (20 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (61 trang); phần kết luận và kiến nghị (04 trang). Trong luận án có 38 biểu bảng, 03 biểu đồ và 05 hình vẽ minh họa. Ngoài ra, luận án đã sử dụng 110 tài liệu tham khảo, trong đó có 86 tài liệu bằng tiếng Việt, 01 tài liệu bằng tiếng Nga, 16 tài liệu bằng tiếng Anh, 04 tài liệu bằng tiếng Đức, 03 tài liệu bằng tiếng Trung và phần phụ lục. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1. Những vấn đề cơ bản của bóng chuyền hiện đại. Bóng chuyền, môn thể thao đồng đội thi đấu đối kháng gián tiếp do có lưới ngăn cách, không va chạm thân thể trực tiếp, hoạt động thi đấu bóng chuyền theo hướng “toàn diện - cao - nhanh - biến”, đòi hỏi ở VĐV khả năng thích ứng với LVĐ lớn và năng lực phối hợp vận động cao trong thời gian dài. Trong công tác huấn luyện và thi đấu đặc biệt nâng cao lượng vận động tối đa, chú trọng các tố chất chuyên môn đặc thù, chuyên môn hoá từng cầu thủ, chú trọng các kỹ thuật sở trường của VĐV để thích ứng nhanh với nhịp độ thi đấu cao luôn biến đổi. 1.2. Tổng quan những đặc điểm cơ bản về kỹ thuật - chiến thuật trong thi đấu bóng chuyền. Theo đặc điểm tổ chức các hoạt động thì kỹ thuật thi đấu được chia thành làm 2 loại: Kỹ thuật tấn công và kỹ thuật phòng thủ. Mỗi loại chia thành 2 nhóm: Kỹ thuật di chuyển và kỹ thuật với bóng. Mỗi nhóm được chia ra hàng loạt các động tác kỹ thuật: Kỹ thuật di chuyển gồm 4 loại: (tư thế chuẩn bị, đi, chạy, nhảy); kỹ thuật tấn công gồm 3 loại (phát bóng, chuyền nêu bóng, đập bóng); kỹ thuật phòng thủ gồm 2 loại (đỡ bóng và chắn bóng). Bóng chuyền là môn thi đấu đồng đội, chiến thuật là việc tổ chức phối hợp của toàn đội trong thi đấu với sự giúp đỡ phối hợp của các hoạt động mang tính chất cá nhân, nhóm và toàn đội. Trình độ điêu luyện chiến thuật của VĐV bóng chuyền sẽ không thể có được nếu như không có sự hiểu biết về chiến thuật thi đấu hiện đại. Chiến thuật thi đấu bóng chuyền được chia thành: chiến thuật tấn công và chiến thuật phòng thủ. Các loại chiến thuật được chia thành các nhóm chiến thuật: chiến thuật cá nhân, chiến thuật nhóm và chiến thuật toàn đội 3 1.3. Khái quát về kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng. 1.3.1. Khái quát về kỹ thuật nhảy phát bóng. Nhảy phát bóng là một kỹ thuật cơ bản của bóng chuyền, là khâu đầu tiên của việc thực hiện hệ thống chiến thuật tấn công, đóng vai trò quyết định giành thắng lợi trong thi đấu, là kỹ thuật sau khi thực hiện hướng bóng đi, điểm rơi gần trùng với hướng vào đà và chiều gập cơ thể của người phát bóng, với động tác thân người, mặt VĐV hướng vào lưới, để quan sát đối phương đảm bảo tính chuẩn xác. Cấu trúc động tác kỹ thuật nhảy phát bóng giống như động tác phát bóng cao tay trước mặt, nhưng khác biệt là tung bóng cao hơn và xa thân người hơn. Tùy theo bước đà của người nhảy phát bóng mà tung cho hợp lý: Sử dụng động tác tạo đà bật nhảy; giai đoạn tiếp xúc bóng ở trên không; điểm bật nhảy ở phía sau đường biên ngang, có thể chạy đà hoặc không chạy đà. 1.3.2. Khái quát về kỹ thuật nhảy chuyền bóng. Trước khi chuyền bóng, VĐV đứng ở tư thế chuẩn bị, chân trước chân sau, trọng lượng cơ thể chủ yếu dồn vào chân trước. Nếu đồng đội chuyền bóng đến từ phía trái thì bước chân phải lên trước và ngược lại. VĐV khi di chuyển tới vị trí đón bóng có thể bằng bước thường, bước chạy. Ở đây điều quan trọng là động tác xuất phát phải nhanh, tăng nhanh tốc độ ở một phần ba quãng đường đầu tiên, rồi sau đó từ từ dừng lại để chọn đúng vị trí giậm nhảy. Bước cuối cùng là bước ghìm: hai bàn chân ngang nhau và song song với nhau. Sau khi bóng rời tay, tay tiếp tục vươn duỗi hết rồi dừng lại, động tác này gọi là chuyển động tay vươn theo bóng. Ở thời điểm dừng trên không hai tay đưa lên trên đầu cao hơn chuyền bóng bình thường, hai tay tham gia đẩy bóng tích cực kết hợp với các hoạt động của lưng và chân. Hiệu quả tốt nhất của chuyền bóng là thời điểm bật nhảy cao nhất 1.4. Tổng quan về giảng dạy - huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn trong bóng chuyền. Huấn luyện thể lực chuyên môn nhằm nâng cao khả năng chức năng, phát triển tố chất thể lực chuyên môn cần thiết cho VĐV bóng chuyền để tiếp thu tốt hơn và nhanh hơn các động tác kỹ thuật. Các phương tiện chủ yếu của huấn luyện thể lực chuyên môn là các bài tập thi đấu bóng chuyền cũng như các bài tập chuyên môn giống cấu trúc vận động và tính chất nỗ lực của thần kinh cơ với các động tác của các bài tập chuyên môn. Nhờ có các bài tập này mà có thể hoàn thiện kỹ thuật động tác và phát triển các tố chất thể lực chuyên môn. Tố chất sức mạnh là một trong những tố chất cơ bản trong hoạt động thể thao, là chỉ số đo lường trình độ huấn luyện thể lực quan trọng của vận động viên. Trong huấn luyện nâng cao thể lực chuyên môn của VĐV bóng chuyền là vấn đề cơ sở mang tính chuyên môn cao, tác động trực tiếp đến sức khoẻ và năng lực chuyên môn, thi đấu. Đây là vấn đề xuyên suốt trong toàn quá 4 trình huấn luyện ngay từ giai đoạn ban đầu, đặc biệt là từ giai đoạn chuyên môn hoá. Do đó, xếp sắp huấn luyện sức mạnh phải hết sức đúng các qui luật sinh học, cơ chế cung cấp năng lượng, đặc điểm chuyên môn bóng chuyền, cấu tạo cơ... Mọi giai đoạn huấn luyện sức mạnh phải coi trọng xuyên suốt hoàn thành một cách hữu cơ thể hiện rõ đặc điểm chuyên môn mà thi đấu là mẫu hình luôn phải tuân theo, hướng tới. 1.5. Quan điểm về huấn luyện kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng (nêu bóng) trong bóng chuyền. 1.5.1. Quan điểm về huấn luyện kỹ thuật nhảy phát bóng. Đặc điểm huấn luyện: Khi tập phát bóng, HLV dựa trên yêu cầu mỗi cá nhân giỏi phát một kiểu, một tính năng với biến hoá đường, lực, tốc độ, điểm… khác nhau đồng thời nếu có thể nắm vững tương đối một kiểu phát tính năng thứ hai với các vị trí phát khác nhau. HLV phải tính toán sao cho mỗi người phát một hai loại tính năng tốt tạo thành toàn đội có uy lực tính năng phát toàn diện, uy lực tổng hợp cao làm đối phương khó đối phó. Về động tác vung tay: Trong phát bóng và đập bóng, kĩ thuật vung tay nhanh (tốc độ) tốt hay không bảo đảm cho phát huy uy lực của bóng. Nâng cao kĩ thuật vung tay đánh bóng không chỉ nhờ tập kĩ thuật phát bóng mà cần có bài tập chuyên môn cũng như bài tập thể lực chuyên dụng. 1.5.2. Quan điểm về huấn luyện kỹ thuật nhảy chuyền (nêu) bóng. Người nêu là linh hồn là hạt nhân của tổ chức chiến thuật tấn công mà không đơn giản chỉ là người bắc cầu. Nên người nêu phải được tuyển chọn bồi dưỡng đào tạo riêng. Người nêu phải có trình độ công cơ bản vững về năng lực cảm giác, quan sát, khống chế điều khiển với bóng tới khác nhau phục vụ cho các dạng tấn công khác nhau của ta nhờ vào quan sát dự đoán tốt tình huống. Huấn luyện bồi dưỡng người nêu phải đi trước việc thực hiện các chiến thuật một bước đủ đảm nhiệm tổ chức chiến thuật đó, nhờ đó tạo điều kiện tăng lòng tin thực hiện chiến thuật dự định phối hợp ăn ý người nêu với tấn công. Hiện thường dùng loại người nêu là VĐV có kinh nghiệm thi đấu và tuổi đời cao. 1.5.3. Quan hệ giữa yếu tố thể lực và kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền (nêu) bóng trong huấn luyện bóng chuyền. Kỹ thuật được coi là hợp lý nếu tuân theo các quy luật sinh cơ và sinh lý, tâm lý để với kỹ thuật hợp lý ấy cho phép thực hiện động tác biến hóa và các hành động khác hiệu quả và tiết kiệm. Tố chất sức mạnh và tốc độ ảnh hưởng rất nhiều đến kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng nên phát triển sức mạnh tốc độ công việc hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện kỹ thuật nhảy phát bóng của VĐV. 1.6. Nhận xét. 5 1. Bóng chuyền hiện đại phát triển theo xu thế nâng cao kỹ năng kết hợp với phát triển các năng lực thể chất, tăng cường tỷ lệ huấn luyện thể lực. Tỷ lệ huấn luyện kỹ thuật và thể lực chiếm tỷ trọng lớn. Sự phát triển của bóng chuyền, cũng như những thay đổi về luật, xu thế sử dụng các kỹ thuật trong thi đấu là: Đập bóng tấn công hàng sau, nhảy phát bóng và nhảy chuyền (nêu) bóng. Do đó đòi hỏi VĐV phải có trình độ thể lực tốt mà nhất là sức mạnh chuyên môn để thực hiện các kỹ thuật hiện đại có hiệu quả trong quá trình thi đấu. 2. Kết quả phân tích các cơ sở khoa học cho thấy, vai trò quan trọng của tập luyện sức mạnh tốc độ trong việc nâng cao thành tích của các VĐV bóng chuyền nói chung và trong giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng nói riêng trong chương trình giảng dạy - huấn luyện đối với VĐV bóng chuyền. Qua đó khẳng định, tố chất sức mạnh tốc độ là tố chất thể lực chuyên môn cần thiết cũng như đặc thù khi giảng dạy - huấn luyện các kỹ thuật nêu trên. 3. Thành tích thể thao nói chung và bóng chuyền nói riêng đều dựa trên cơ sở phát triển tốt về tố chất thể lực - kỹ chiến thuật. Mục tiêu của quá trình giảng dạy - huấn luyện bóng chuyền là ứng dụng kỹ thuật cơ bản vào hoàn thiện chiến thuật thi đấu. Tuy nhiên, việc phát triển cũng như kiểm tra đánh giá trình độ sức mạnh vẫn phải được thường xuyên duy trì trong suốt quá trình giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật nói chung, và kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng nói riêng. 4. Dựa trên nguyên lý kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng, xác định từng chi tiết các giai đoạn thực hiện kỹ thuật từ lúc di chuyển dậm nhảy, trên không, tiếp xúc bóng và rơi xuống đất, từ đó sẽ đưa ra các chỉ dẫn về phương pháp, phương tiện giảng dạy - huấn luyện sức mạnh cho các sinh viên, VĐV bóng chuyền để hoàn chỉnh kỹ thuật, thông qua xây dựng hệ thống các bài tập về kỹ thuật, thể lực từ ban đầu, cơ bản cho đến nâng cao. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU. 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Là mối quan hệ giữa tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền, và hệ thống bài tập chuyên môn phát triển sức mạnh trong kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền chuyên ngành sư phạm thể dục. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu của luận án gồm: 30 sinh viên chuyên sâu bóng chuyền chuyên ngành sư phạm thể dục khóa Đại học 44 trường Đại học TDTT Bắc Ninh, đây là đối tượng nghiên cứu chính của luận án. 25 nam VĐV bóng chuyền tại một số CLB bóng chuyền mạnh trên phạm vi toàn quốc, đây là đối tượng kiểm chứng mối quan hệ nghiên cứu. 6 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. 2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm. 3. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 4. Phương pháp quan sát sư phạm. 5. Phương pháp quan trắc video xác định chỉ số sinh cơ. 6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 7. Phương pháp toán học thống kê. 2.3. Tổ chức nghiên cứu. 2.3.1.Thời gian nghiên cứu: Luận án được tiến hành nghiên cứu từ tháng 11/2007 đến tháng 11/2013 và được chia thành các giai đoạn nghiên cứu như trình bày cụ thể trong luận án. 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu: Luận án được tiến hành nghiên cứu tại: Viện khoa học Thể dục thể thao; trường Đại học TDTT Bắc Ninh và một số CLB bóng chuyền mạnh trên phạm vi toàn quốc. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN. 3.1. Xác định đặc điểm sinh cơ học và mối quan hệ giữa tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền 3.1.1. Xác định đặc điểm sinh cơ học của kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền. Luận án tiến hành nghiên cứu trên đối tượng 25 nam VĐV bóng chuyền thuộc các CLB bóng chuyền mạnh trên phạm vi toàn quốc và 30 nam sinh viên chuyên sâu bóng chuyền khóa Đại học 44 chuyên ngành sư phạm thể dục trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Các tiêu chí cơ bản được xác định bao gồm: Kỹ thuật nhảy chuyền bóng: Tốc độ cổ tay (m/s); tốc độ của mũi bàn tay (m/s); tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (m/s). Kỹ thuật nhảy phát bóng: Tốc độ cổ tay (m/s); tốc độ của mũi bàn tay (m/s); tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (m/s); trọng tâm cơ thể so với mặt đất (m). Thông qua xác định các chỉ số sinh cơ nêu trên, luận án tiến hành xác định mối tương quan tuyến tính giữa các chỉ số với tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (sau khi sinh viên, VĐV hoàn thành kỹ thuật động tác). Đây được coi là một trong những chỉ số cơ bản đánh giá sức mạnh khi thực hiện kỹ thuật động tác. Kết quả xác định các chỉ số sinh cơ học và mối tương quan giữa chúng trên đối tượng sinh viên, VĐV bóng chuyền khi thực hiện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng được trình bày ở bảng 3.1 và 3.2. Từ kết quả thu được ở bảng 3.1 và 3.2 cho thấy: Tất cả các chỉ số sinh cơ học kiểm tra đánh giá sức mạnh chuyên môn của nam sinh viên, VĐV bóng chuyền đều có kết quả tương đối tập trung Cv < 10%, sai số tương đối của số 7 trung bình cộng đều nằm ở trong phạm vi cho phép ε < 0.05, chỉ tiêu Wtính (Shapyro - Winki) đều > Wbảng = 0.881 ở ngưỡng sác xuất P < 0.05. Như vậy từ những kết quả trên đây thấy kết quả kiểm tra các tiêu chí lựa chọn đều đảm bảo tính phân bố tương đối chuẩn của các số liệu khảo sát ở từng chỉ số sinh cơ học đánh giá sức mạnh của các kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng của nam sinh viên, VĐV bóng chuyền. BẢNG 3.1. KẾT QUẢ KIỂM TRA CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BÓNG, NHẢY CHUYỀN BÓNG CỦA NAM VĐV BÓNG CHUYỀN (n = 25). TT 1. 2. 3. 1. 2. 3. 4. Các chỉ số kỹ thuật Kỹ thuật nhảy chuyền bóng Tốc độ cổ tay (m/s). Tốc độ của mũi bàn tay (m/s) Tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (m/s) Kỹ thuật nhảy phát bóng Tốc độ cổ tay (m/s). Tốc độ của mũi bàn tay (m/s) Tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (m/s) Trọng tâm cơ thể so với mặt đất (m) x ±δ Kết quả kiểm tra Cv W ε 5.52±0.31 5.616 0.021 1.188 7.91±0.45 5.689 0.021 1.217 12.47±0.72 5.774 0.022 1.813 12.84±0.68 15.83±0.85 22.68±1.21 2.17±0.13 5.296 5.370 5.335 5.991 0.020 0.020 0.020 0.023 1.251 1.366 1.188 81.077 BẢNG 3.2. KẾT QUẢ KIỂM TRA CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BÓNG, NHẢY CHUYỀN BÓNG CỦA NAM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG CHUYỀN (n = 30). TT Các chỉ số kỹ thuật x ±δ Kết quả kiểm tra Cv W ε Kỹ thuật nhảy chuyền bóng 1. Tốc độ cổ tay (m/s). 4.33±0.28 6.467 0.024 1.893 2. Tốc độ của mũi bàn tay (m/s) 6.45±0.32 4.961 0.019 1.490 3. Tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (m/s) 10.45±0.65 6.220 0.023 1.558 Kỹ thuật nhảy phát bóng 1. Tốc độ cổ tay (m/s). 11.13±0.74 6.649 0.025 1.109 2. Tốc độ của mũi bàn tay (m/s) 12.14±0.82 6.755 0.025 1.908 3. Tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (m/s) 17.89±0.97 5.422 0.020 1.602 4. Trọng tâm cơ thể so với mặt đất (m) 1.68±0.08 4.762 0.018 1.927 Tiếp theo quá trình nghiên cứu tiến hành so sánh sự khác biệt về các chỉ số sinh cơ học giữa đối tượng nam VĐV bóng chuyền và nam sinh viên chuyên sâu bóng chuyền chuyên ngành sư phạm thể dục thuộc trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.3. 8 BẢNG 3.3. SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BÓNG, NHẢY CHUYỀN BÓNG GIỮA NAM VĐV VÀ SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG CHUYỀN Kết quả kiểm tra Sinh viên TT Các chỉ số kỹ thuật VĐV chuyên sâu t P (n = 25) (n = 30) Kỹ thuật nhảy chuyền bóng 1. Tốc độ cổ tay (m/s). 5.52±0.31 4.33±0.28 14.809 <0.01 2. Tốc độ của mũi bàn tay (m/s) 7.91±0.45 6.45±0.32 13.607 <0.01 3. Tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (m/s) 12.47±0.72 10.45±0.65 10.825 <0.01 Kỹ thuật nhảy phát bóng 1. Tốc độ cổ tay (m/s). 12.84±0.68 11.13±0.74 8.920 <0.01 2. Tốc độ của mũi bàn tay (m/s) 15.83±0.85 12.14±0.82 16.290 <0.01 3. Tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (m/s) 22.68±1.21 17.89±0.97 15.973 <0.01 4. Trọng tâm cơ thể so với mặt đất (m) 2.17±0.13 1.68±0.08 16.431 <0.01 Từ kết quả thu được ở bảng 3.3 cho thấy: Kết quả kiểm tra các chỉ số sinh cơ học ở đối tượng nam VĐV bóng chuyền thuộc các CLB bóng chuyền trên phạm vi toàn quốc so với đối tượng nam sinh viên chuyên sâu bóng chuyền chuyên ngành sư phạm thể dục thuộc trường Đại học TDTT Bắc Ninh là có sự khác biệt rõ rệt với |ttính| dao động từ 8.920 đến 16.431 > tbảng = 1.960 ở ngưỡng xác xuất P < 0.01, trong đó sự khác biệt rõ nhất thể hiện ở tiêu chí trọng tâm cơ thể so với mặt đất (với |ttính| = 16.431) khi thực hiện kỹ thuật nhảy phát bóng, sự khác biệt này đã thể hiện rõ rệt về sự khác biệt trình độ sức mạnh trong kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng giữa 2 nhóm đối tượng này, đặc biệt là hiệu quả thực hiện kỹ thuật nhảy phát bóng (với |ttính| = 15.973) ở tiêu chí tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay. Tuy vậy, để khẳng định rõ hơn vấn đề này, cần phải tiếp tục quan sát, đánh giá bằng các phương pháp và các chỉ số khác. Như vậy, từ những kết quả thu được ở trên cho thấy: Kết quả xác định các chỉ số sinh cơ học trong kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng của các đối tượng sinh viên chuyên sâu bóng chuyền ngành sư phạm thể dục và VĐV bóng chuyền chuyên nghiệp đã khẳng định trình độ sức mạnh và kỹ thuật của riêng các đối tượng này là tương đối đồng đều nhau, đồng thời các chỉ số sinh cơ học (đánh giá sức mạnh) bước đầu đã có mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền. Mối quan hệ này (được xác định thông qua mối tương quan tuyến tính) trên đối tượng nam VĐV thể hiện chặt chẽ hơn so với đối tượng nam sinh viên. Có sự khác biệt rõ rệt (ttính > tbảng) về trình độ kỹ thuật và sức mạnh giữa nam VĐV bóng chuyền và nam sinh viên chuyên sâu bóng chuyền chuyên ngành sư phạm thể dục (sự khác biệt này ở ngưỡng sác xuất P < 0.01). 9 3.1.2. Lựa chọn các test sư phạm đánh giá sức mạnh và xác định mối quan hệ giữa tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền. Qua tham khảo các tài liệu chung và chuyên môn có liên quan, qua thực tiễn công tác giảng dạy, huấn luyện kỹ thuật bóng chuyền, đã xác định được các test đánh giá sức mạnh trong kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cho sinh viên, VĐV bóng chuyền gồm: Các test thể lực: Bật cao với tại chỗ (cm); bật cao với có đà bằng 1 chân (cm); bật xa tại chỗ (cm); bật xa 3 bước (cm); lực bóp tay thuận (kG); lực duỗi cơ chi dưới (kG). Các test kỹ thuật: Nhảy chuyền bóng trúng đích (điểm); nhảy chuyền bóng cao tay trước mặt số 3 → 4 (điểm); nhảy phát bóng cao tay trước mặt 3m cuối sân (điểm); nhảy phát bóng chuẩn vào ô (điểm). Trên cơ sở đó, quá trình nghiên cứu tiến hành xác định độ tin cậy của các test lựa chọn trên 02 đối tượng sinh viên và VĐV bóng chuyền bằng phương pháp Retest. Kết quả như trình bày ở bảng 3.4 trong luận án cho thấy: Cả 10 test lựa chọn sau khi xác định đều đảm bảo đủ độ tin cậy (r > 0.8) ở cả đối tượng VĐV bóng chuyền và sinh viên chuyên sâu bóng chuyền chuyên ngành sư phạm thể dục tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Như vậy, bước đầu qua kiểm nghiệm thực tiễn xác định độ tin cậy của hệ thống các test đã lựa chọn ở đối tượng nghiên cứu (mà hệ số tương quan này xác định mức độ phù hợp của hệ thống các test lựa chọn), quá trình nghiên cứu đã lựa chọn được 10 test sư phạm ứng dụng đánh giá sức mạnh trong kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cho sinh viên, VĐV bóng chuyền. 3.1.3. Xác định mối quan hệ giữa tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền. 3.1.3.1. Xác định mối quan hệ giữa các chỉ số sinh cơ học với hiệu quả kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng. Kết quả xác định các chỉ số sinh cơ học và mối tương quan giữa chúng trên đối tượng sinh viên, VĐV bóng chuyền khi thực hiện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng được trình bày ở bảng 3.5 và 3.6. Từ kết quả thu được ở bảng 3.5 và 3.6 cho thấy: Mối tương quan giữa các tiêu chí sinh cơ học (tốc độ cổ tay, tốc độ mũi bàn tay, trọng tâm cơ thể) của nam sinh viên, cũng như VĐV bóng chuyền đều thể hiện mối tương quan mạnh với chỉ số tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (r >0.8 với P < 0.05). Tuy nhiên, mối quan hệ này trên đối tượng nam VĐV bóng chuyền thể hiện mối tương quan mạnh hơn so với đối tượng nam sinh viên chuyên sâu bóng chuyền chuyên ngành sư phạm thể dục. Do đó có thể khẳng định mỗi quan hệ mật thiết giữa các tiêu chí sinh cơ đã xác định. 10 BẢNG 3.5. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ VỚI HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BÓNG, NHẢY CHUYỀN BÓNG CỦA NAM VĐV BÓNG CHUYỀN (n = 25). Hệ số tương quan TT Các chỉ số kỹ thuật r x ±δ Kỹ thuật nhảy chuyền bóng 1. Tốc độ cổ tay (m/s). 0.877 5.52±0.31 2. Tốc độ của mũi bàn tay (m/s) 0.893 7.91±0.45 3. Tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (m/s). 12.47±0.72 Kỹ thuật nhảy phát bóng 1. Tốc độ cổ tay (m/s). 0.889 12.84±0.68 2. Tốc độ của mũi bàn tay (m/s) 0.896 15.83±0.85 3. Tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (m/s). 22.68±1.21 4. Trọng tâm cơ thể so với mặt đất (m) 0.862 2.17±0.13 BẢNG 3.6. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ VỚI HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BÓNG, NHẢY CHUYỀN BÓNG CỦA NAM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG CHUYỀN (n = 30). Hệ số tương quan TT Các chỉ số kỹ thuật r x ±δ Kỹ thuật nhảy chuyền bóng 1. Tốc độ cổ tay (m/s). 0.811 4.33±0.28 2. Tốc độ của mũi bàn tay (m/s) 0.826 6.45±0.32 3. Tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (m/s). 10.45±0.65 Kỹ thuật nhảy phát bóng 1. Tốc độ cổ tay (m/s). 0.835 11.13±0.74 2. Tốc độ của mũi bàn tay (m/s) 0.803 12.14±0.82 3. Tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (m/s). 17.89±0.97 4. Trọng tâm cơ thể so với mặt đất (m) 0.807 1.68±0.08 3.1.3.2. Xác định mối quan hệ giữa các test sư phạm với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng. Luận án tiến hành xác định mối tương quan giữa các test thể lực với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng của sinh viên, VĐV bóng chuyền. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.7 và 3.8 cho thấy: Tương tự như mối tương quan của các chỉ số sinh cơ học, mối tương quan giữa các test sư phạm với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng của nam sinh viên, cũng như VĐV bóng chuyền đều thể hiện mối tương quan mạnh (r > 0.7 đến r > 0.8 với P < 0.05). Tuy nhiên, mối quan hệ này trên đối tượng nam VĐV bóng chuyền thuộc các câu lạc bộ thể hiện mối tương quan mạnh hơn so với đối tượng nam sinh viên chuyên sâu bóng chuyền chuyên ngành sư phạm thể dục trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Do đó cũng có thể khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa các test sư phạm đã xác định. BẢNG 3.7. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC TEST THỂ LỰC KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BÓNG, NHẢY CHUYỀN BÓNG CỦA NAM VĐV BÓNG CHUYỀN (n = 25). TT 1. 2. 3. Các test kiểm tra Nhảy chuyền bóng trúng đích (điểm) Nhảy chuyền bóng cao tay trước mặt số 3 → 4 (điểm). Nhảy phát bóng cao tay trước mặt 3m cuối sân (điểm). Hệ số tương quan (r) Nhảy chuyền Nhảy phát bóng cao tay bóng cao tay trước mặt số trước mặt 3m 3-4 cuối sân Kết quả kiểm tra ( x ±δ ) Nhảy chuyền bóng trung đích 8.76±0.55 - - - - 8.52±0.57 0.943 - - - 8.34±0.52 0.801 0.911 - 8.67±0.56 0.769 0.852 0.946 - Nhảy phát bóng chuẩn vào ô 4. Nhảy phát bóng chuẩn vào ô (điểm). 5. Bật cao với tại chỗ (cm) 278.06±10.02 0.811 0.823 0.891 0.806 6. Bật cao với có đà bằng 1 chân (cm). 323.51±10.11 0.732 0.822 0.833 0.875 7. Bật xa tại chỗ (m). 2.76±0.11 0.761 0.850 0.886 0.846 8. Bật xa 3 bước (m). 4.11±0.21 0.778 0.852 0.895 0.821 9. Lực bóp tay (kG). 58.21±2.12 0.772 0.883 0.847 10. Lực duỗi cơ chi dưới (kG). 73.69±4.21 0.814 0.820 0.818 0.879 0.855 BẢNG 3.8. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC TEST THỂ LỰC KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BÓNG, NHẢY CHUYỀN BÓNG CỦA NAM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG CHUYỀN (n = 30). TT 1. 2. 3. Các test kiểm tra Nhảy chuyền bóng trúng đích (điểm) Nhảy chuyền bóng cao tay trước mặt số 3 → 4 (điểm). Nhảy phát bóng cao tay trước mặt 3m cuối sân (điểm). Hệ số tương quan (r) Nhảy chuyền Nhảy phát bóng cao tay bóng cao tay trước mặt số trước mặt 3m 3-4 cuối sân Kết quả kiểm tra ( x ±δ ) Nhảy chuyền bóng trung đích 7.45±0.57 - - - - 7.21±0.58 0.852 - - - 7.33±0.52 0.724 0.823 - 7.38±0.55 0.765 0.770 0.855 - Nhảy phát bóng chuẩn vào ô 4. Nhảy phát bóng chuẩn vào ô (điểm). 5. Bật cao với tại chỗ (cm) 229.11±10.55 0.733 0.743 0.805 0.728 6. Bật cao với có đà bằng 1 chân (cm). 271.12±10.34 0.721 0.743 0.752 0.790 7. Bật xa tại chỗ (m). 2.53±0.16 0.787 0.768 0.800 0.764 8. Bật xa 3 bước (m). 3.79±0.22 0.703 0.770 0.808 0.742 9. Lực bóp tay (kG). 52.16±2.44 0.797 0.741 0.798 0.765 65.72±4.78 0.735 0.739 0.794 0.772 10. Lực duỗi cơ chi dưới (kG). 11 3.1.3.3. Xác định mối quan hệ giữa các test sư phạm với các chỉ số sinh cơ đánh giá hiệu quả kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng. Luận án tiến hành xác định mối tương quan giữa các test sư phạm với chỉ số đánh giá hiệu quả kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng (chỉ số tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay) của nam sinh viên, VĐV bóng chuyền. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.9 và 3.10. BẢNG 3.9. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC TEST SƯ PHẠM VỚI CHỈ SỐ TỐC ĐỘ BÓNG SAU KHI RỜI TAY CỦA NAM VĐV BÓNG CHUYỀN (n = 25). Hệ số tương quan (r) TT Các test kiểm tra Nhảy phát Nhảy chuyền bóng bóng 1. Nhảy chuyền bóng trúng đích (điểm) 0.806 0.991 2. Nhảy chuyền bóng cao tay trước mặt số 3 → 4 (điểm). 0.801 0.993 3. Nhảy phát bóng cao tay trước mặt 3m cuối sân (điểm). 0.936 0.853 4. Nhảy phát bóng chuẩn vào ô (điểm). 0.964 0.855 5. Bật cao với tại chỗ (cm) 0.862 0.846 6. Bật cao với có đà bằng 1 chân (cm). 0.841 0.855 7. Bật xa tại chỗ (m). 0.832 0.833 8. Bật xa 3 bước (m). 0.897 0.857 9. Lực bóp tay (kG). 0.861 0.880 10. Lực duỗi cơ chi dưới (kG). 0.879 0.809 BẢNG 3.10. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC TEST SƯ PHẠM VỚI CHỈ SỐ TỐC ĐỘ BÓNG SAU KHI RỜI TAY CỦA NAM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG CHUYỀN (n = 30). Hệ số tương quan (r) TT Các test kiểm tra Nhảy phát Nhảy chuyền bóng bóng 1. Nhảy chuyền bóng trúng đích (điểm) 0.740 0.910 2. Nhảy chuyền bóng cao tay trước mặt số 3 → 4 (điểm). 0.735 0.911 3. Nhảy phát bóng cao tay trước mặt 3m cuối sân (điểm). 0.859 0.783 4. Nhảy phát bóng chuẩn vào ô (điểm). 0.885 0.785 5. Bật cao với tại chỗ (cm) 0.791 0.776 6. Bật cao với có đà bằng 1 chân (cm). 0.772 0.785 7. Bật xa tại chỗ (m). 0.764 0.765 8. Bật xa 3 bước (m). 0.823 0.787 9. Lực bóp tay (kG). 0.790 0.808 10. Lực duỗi cơ chi dưới (kG). 0.807 0.743 Từ kết quả thu được ở bảng 3.9 và 3.10 cho thấy, tương tự kết quả thu được ở trên, mối tương quan giữa các test sư phạm với chỉ số tốc độ bóng rời 12 tay đối với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng của nam sinh viên, VĐV bóng chuyền đều thể hiện mối tương quan mạnh (r > 0.8 với P < 0.05), và mối quan hệ này trên đối tượng nam VĐV bóng chuyền thể hiện mối tương quan mạnh hơn so với đối tượng nam sinh viên chuyên sâu bóng chuyền chuyên ngành sư phạm thể dục. Như vậy, từ các kết quả nghiên cứu nêu trên có thể khẳng định rõ mối quan hệ mật thiết giữa tố chất sức mạnh chuyên môn với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền. 3.1.3.4. Xác lập tỷ trọng ảnh hưởng và mối tương quan đa nhân tố giữa các nhóm yếu tố thành phần đến hiệu quả kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền. Luận án tiến hành xác định hệ số ảnh hưởng của 3 nhóm yếu tố (sinh cơ học, thể lực và kỹ thuật) đến hiệu quả thực hiện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng (thông qua test đã xác định và chỉ số sinh cơ học - tốc độ bóng sau khi rời tay) của nam sinh viên và VĐV bóng chuyền. Kết quả thu được như trình bày ở các bảng 3.11 đến 3.15. BẢNG 3.11. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NHÓM YẾU TỐ THÀNH PHẦN VÀ HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CỦA CÁC NHÓM YẾU TỐ ĐÓ VỚI HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BÓNG CỦA NAM VĐV BÓNG CHUYỀN TT Nhóm yếu tố 1. Hiệu quả thực hiện kỹ thuật 2. Sinh cơ học 3. Thể lực (sức mạnh) 4. Kỹ thuật Hệ số tương quan đa nhân tố. 1 2 0.854 3 0.843 0.831 4 0.842 0.811 0.897 0.8917 BẢNG 3.12. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NHÓM YẾU TỐ THÀNH PHẦN VÀ HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CỦA CÁC NHÓM YẾU TỐ ĐÓ VỚI HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BÓNG CỦA NAM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG CHUYỀN TT Nhóm yếu tố 1. Hiệu quả thực hiện kỹ thuật 2. Sinh cơ học 3. Thể lực (sức mạnh) 4. Kỹ thuật Hệ số tương quan đa nhân tố. 1 2 0.804 3 0.793 0.781 0.8014 4 0.762 0.771 0.761 13 BẢNG 3.13. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NHÓM YẾU TỐ THÀNH PHẦN VÀ HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CỦA CÁC NHÓM YẾU TỐ ĐÓ VỚI HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY CHUYỀN BÓNG CỦA NAM VĐV BÓNG CHUYỀN TT Nhóm yếu tố 1. Hiệu quả thực hiện kỹ thuật 2. Sinh cơ học 3. Thể lực (sức mạnh) 4. Kỹ thuật Hệ số tương quan đa nhân tố. 1 2 0.814 3 0.822 0.855 4 0.792 0.814 0.801 0.8243 BẢNG 3.14. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NHÓM YẾU TỐ THÀNH PHẦN VÀ HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CỦA CÁC NHÓM YẾU TỐ ĐÓ VỚI HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY CHUYỀN BÓNG CỦA NAM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG CHUYỀN TT Nhóm yếu tố 1. Hiệu quả thực hiện kỹ thuật 2. Sinh cơ học 3. Thể lực (sức mạnh) 4. Kỹ thuật Hệ số tương quan đa nhân tố. 1 2 0.714 3 0.715 0.781 4 0.711 0.783 0.733 0.7855 BẢNG 3.15. TỶ TRỌNG ẢNH HƯỞNG (β) CỦA CÁC NHÓM YẾU TỐ THÀNH PHẦN ĐẾN HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BÓNG, NHẢY CHUYỀN BÓNG CỦA SINH VIÊN, VĐV BÓNG CHUYỀN Tỷ trọng ảnh hưởng theo từng nhóm yếu tố Sinh cơ học Sức mạnh Kỹ thuật Đối Kỹ thuật tượng % quy % quy % quy Hệ số Hệ số Hệ số đổi đổi đổi VĐV 0.218 21.80 0.272 27.20 0.401 40.10 Nhảy phát bóng Sinh viên 0.202 20.20 0.239 23.90 0.360 36.00 0.129 12.90 0.201 20.10 0.495 49.50 Nhảy chuyền VĐV bóng Sinh viên 0.116 11.60 0.198 19.80 0.471 47.10 Từ kết quả thu được ở các bảng 3.11 đến 3.15 cho thấy: Mối tương quan riêng phần giữa các nhóm yếu tố thành phần, cũng như hệ số tương quan đa nhân tố giữa các nhóm yếu tố đó với hiệu quả kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng của nam sinh viên, VĐV bóng chuyền về cơ bản là thể hiện mối tương quan chặt, mối tương quan này ở trên đối tượng VĐV thể hiện mối tương quan chặt chẽ hơn so với đối tượng sinh viên chuyên sâu bóng chuyền ngành sư phạm thể dục. Tương tự như vậy, khi xem xét đến tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành phần (sinh cơ học, sức mạnh 14 và kỹ thuật) đến hiệu quả thực hiện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng có xu hướng tăng lên theo trình độ chuyên môn, hay nói một cách khác, tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành phần của đối tượng nam VĐV bóng chuyền cao hơn so với đối tượng sinh viên chuyên sâu bóng chuyền (ở hầu hết các nhóm yếu tố), mặc dù sự khác biệt này là không đáng kể. Tổng tỷ trọng ảnh hưởng của 03 nhóm yếu tố ở các đối tượng nam sinh viên và nam VĐV bóng chuyền đều nhỏ hơn 100% (trên cả 2 kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng; trong đó nhóm VĐV là 89.17% và 82.43%, nhóm sinh viên chuyên sâu bóng chuyền là 80.14% và 78.55%). Điều đó cho thấy, còn một vài yếu tố khác nữa ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng của sinh viên, VĐV bóng chuyền mà không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án, hoặc là luận án chưa nghiên cứu được (ví dụ: sức nhanh, sức bền, khéo léo, các điều kiện về sân bãi…). Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến hiệu quả thực hiện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng ở nhóm đối tượng nam VĐV bóng chuyền ổn định hơn so với nhóm nam sinh viên chuyên sâu bóng chuyền chuyên ngành sư phạm thể dục. Do đó, để giảng dạy - huấn luyện nâng cao hiệu quả kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng, ngoài các nhóm yếu tố kể trên thì cần phải nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của nhiều các yếu tố khác hơn so với các nhóm đối tượng nam VĐV bóng chuyền. 3.1.4. Bàn luận về đặc điểm sinh cơ học, các test đánh giá và mối quan hệ giữa tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền. Kết quả nghiên cứu của luận án đã khẳng định được mối tương quan chặt chẽ giữa các test đánh giá sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trên cả đối tượng nam sinh viên và nam VĐV bóng chuyền. Qua đó khẳng định được giữa các yếu tố sức mạnh chuyên môn có quan hệ chặt chẽ với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng. Đây là cơ sở để lựa chọn các phương tiện, phương pháp giảng dạy - huấn luyện nâng cao hiệu quả 02 kỹ thuật này. Ở đây cũng phải khẳng định lại rằng, hiệu quả thực hiện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng được xác định bằng nhân tố tổng hợp của kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng vào các vị trí và tốc độ bóng sau khi rời tay. Tức là hiệu quả kỹ thuật vừa là đánh giá yếu tố tốc độ bóng, vừa đánh giá yếu tố độ chuẩn xác khi thực hiện kỹ thuật. Điều đó có nghĩa là, hiệu quả thực hiện kỹ thuật vừa là độ chính xác, vừa là vận tốc của bóng. Đây là 15 yếu tố gián tiếp đánh giá nhân tốc sức mạnh khi thực hiện kỹ thuật động tác trong kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng. Mặt khác, quá trình nghiên cứu luận án đã xác định 3 nhóm yếu tố thành phần (sinh cơ học, sức mạnh, kỹ thuật), tuy nhiên có thể hiểu rằng, nhóm yếu tố sinh cơ học (xác định bằng phương pháp camera 2D) bao gồm các chỉ số đánh giá tốc độ của bóng, tốc độ gia sức của các thành phần cơ thể (như cổ tay, các ngón tay, trọng tâm cơ thể...), đây là các yếu tố gián tiếp đánh giá sức mạnh của các bộ phận cơ thể, bởi tốc độ gia sức của các thành phần cơ thể càng nhanh khi tiếp xúc bóng, hay càng cao khi bật nhảy là do yếu tố sức mạnh phát triển. Do đó có thể coi yếu tố sinh cơ học là yếu tố thể lực (tố chất sức mạnh). Kết quả nghiên cứu của luận án đã xác định được mối quan hệ chặt chẽ giữa từng chỉ số, test với hiệu quả thực hiện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng xác định được mối quan hệ đa nhân tố giữa các yếu tố thành phần với hiệu quả kỹ thuật là tương đối chặt chẽ, và mức độ ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố thành phần đến hiệu quả kỹ thuật. Kết quả này được coi là một khuyến nghị cho các HLV, giáo viên trong quá trình giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng, trong đó phát triển sức mạnh tốt sẽ trợ giúp tốt cho hiệu quả thực hiện kỹ thuật và ngược lại. Kết quả xác định đã cho thấy, yếu tố kỹ thuật nhảy phát bóng chiếm tỷ trọng là 40.10% đối với VĐV và 36.00% đối với sinh viên chuyên sâu bóng chuyền, đối với kỹ thuật nhảy chuyền bóng là 49.50% đối với VĐV và 47.10% đối với sinh viên chuyên sâu bóng chuyền. Còn lại yếu tố sức mạnh (trong đó gồm yếu tố thể lực và yếu tố sinh cơ học) đối với kỹ thuật nhảy phát bóng chiếm tỷ trọng 49.00% đối với VĐV, 44.10% đối với sinh viên; với kỹ thuật nhảy chuyền bóng là 33.00% đối với VĐV và 31.40% đối với sinh viên. Điều này có thể đưa ra khuyến nghị cho các HLV, giáo viên trong quá trình giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng như sau: Đối với kỹ thuật nhảy phát bóng cần quan tâm đến tỷ trọng sử dụng nhiều bài tập thể lực hơn so với các bài tập kỹ thuật, vì kỹ thuật nhảy phát bóng thì yếu tố sức mạnh sẽ giúp nâng trọng tâm cơ thể lên cao, đồng thời tác động lực của toàn thân nên yếu tố sức mạnh cần tác động nhiều hơn so với kỹ thuật. Ngược lại, đối với kỹ thuật nhảy chuyền bóng thì cần đến nhân tố khéo léo, linh hoạt, quan sát và phối hợp, nên yếu tố kỹ thuật cần tác động nhiều hơn so với sức mạnh. 3.2. Lựa chọn, ứng dụng và xác định hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức mạnh của kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền. 16 3.2.1. Cơ sở lý luận lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh của kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền. Để thực hiện hiệu quả các động tác kỹ thuật thi đấu bóng chuyền phải có sức mạnh bột phát - khả năng của hệ thống thần kinh - cơ khắc phục sức cản bằng tốc độ co cơ cao. Vì thế huấn luyện sức mạnh chuyên môn trước tiên là huấn luyện SMTĐ của VĐV. Tính chất của các phương tiện vận dụng phải phù hợp với đặc điểm biểu hiện gắng sức khi thực hiện các động tác kỹ thuật. 3.2.2. Cơ sở thực tiễn lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh của kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền. Qua tham khảo các tài liệu chung và chuyên môn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, luận án đã lựa chọn được 49 bài tập chuyên môn ứng dụng trong huấn luyện nhằm phát triển sức mạnh chuyên môn trong kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền, gồm: I. Hệ thống bài tập phát triển sức mạnh trong giảng dạy kỹ thuật nhảy chuyền bóng cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền. Bài tập 1: Chuyền bóng tại chỗ vào tường kết hợp với nhảy. Bài tập 2: Đối chuyền bóng tại chỗ kết hợp với nhảy chuyền. Bài tập 3: Đối chuyền bóng kết hợp với di chuyển ngang. Bài tập 4: Chuyền bóng liên tục tại chỗ kết hợp với bật nhảy. Bài tập 5: Chuyền bóng liên tục tại chỗ kết hợp với bật nhảy. Bài tập 6: Chuyền bóng liên tục tại chỗ kết hợp với bật nhảy ở giữa khu vực vạch 3m. Bài tập 7: Đệm bóng, chuyền và đập bóng. Bài tập 8: Đệm bóng, chuyền, bọc lót và đập bóng. Bài tập 9: Tấn công từ đường chuyền điều chỉnh ở hàng sau lên. Bài tập 10: Chuyền bóng khi có lệnh. Bài tập 11: Chuyền bóng liên tục, có trình độ chính xác. Bài tập 12: Bắt bóng phát mạnh, chuyền và đập. Bài tập 13: Liên tục chuyền, bắt bước một và đập bóng. II. Hệ thống bài tập phát triển sức mạnh trong giảng dạy kỹ thuật nhảy phát bóng cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền. Bài tập 1: Vào đà giậm nhảy tốc độ nhanh. Bài tập 2: Phối hợp vận động giữa đà và nhảy. Bài tập 3: Chạy đà giậm nhảy mô phỏng kỹ thuật phát bóng. Bài tập 4: Tự tung bóng kết hợp chạy đà thực hiện kỹ thuật đập bóng. 17 Bài tập 5: Tự tung bóng kết hợp chạy đà thực hiện kỹ thuật đập bóng. Bài tập 6: Giả tấn công 3 vị trí. Bài tập 7: Tấn công không đà. Bài tập 8: Tập tấn công theo yêu cầu HLV. Bài tập 9: Tấn công liên tục. Bài tập 10: Tập tấn công - các kiểu tấn công và vị trí trên sân. Bài tập 11: Tập tấn công từ sau vạch 6m. Bài tập 12: Tấn công khi có lệnh. Bài tập 13: Tấn công sau vạch 9m do đường chuyền hàng sau. Bài tập 14: Tự tung bóng tấn công sau vạch 9m (nhảy phát bóng tấn công). III. Hệ thống bài tập phát triển sức mạnh chung cho kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng. Bài tập 1: Cử đẩy (Power Clean). Bài tập 2: Đứng đẩy tạ đòn (Pusf Press). Bài tập 3: Gánh tạ (Squat). Bài tập 4: Nằm đẩy tạ (Bench Press). Bài tập 5: Nâng tạ đứng lên (Deadlift) Bài tập 6: Đứng gập thân kéo tạ (Bent - Over Row). Bài tập 7: Cử giật (Hang Snatch). Bài tập 8: Ngồi kéo tạ (Lat Pulldown). Bài tập 9: Gập cơ nhị đầu (Biceps Curl). Bài tập 10: Duỗi chân (Legextension). Bài tập 11: Gập chân (Leg Curl). Bài tập 12: Gập bụng. IV. Các bài tập trên hệ thống máy tập sức mạnh Nautilus (10 máy). Trên cơ sở đó tiến hành phỏng vấn 30 huấn luyện viên, các chuyên gia, các giáo viên hiện đang làm công tác huấn luyện môn bóng chuyền trên phạm vi toàn quốc. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.17 trong luận án. Từ kết quả thu được ở bảng 3.17 trong luận án cho thấy tất cả 49/49 bài tập huấn luyện phát triển sức mạnh chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cho đối tượng nghiên cứu mà luận án đưa ra được các ý kiến lựa chọn với số ý kiến chiếm tỷ lệ từ 75% trở lên, và phần lớn đều xếp ở mức độ ưu tiên 1. Như vậy, qua khảo sát thực tiễn dưới hình thức phỏng vấn, luận án đã lựa chọn được 49 bài tập chuyên môn ứng dụng trong huấn luyện phát triển sức 18 mạnh chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền chuyên ngành sư phạm thể dục trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Nội dung, phương pháp thực hiện các bài tập lựa chọn được trình bày ở phụ lục 4 của luận án. Hệ thống các máy tập phát triển sức mạnh Nautilus nêu trên được giới thiệu và trình bày ở phụ lục 2 của luận án. Hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn, cùng với hệ thống các máy tập sức mạnh Nautilus ứng dụng trong giảng dạy kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền trên đây được phân bổ trong chương trình, kế hoạch thực nghiệm và tiến trình thực nghiệm cho nhóm thực nghiệm. 3.2.3. Ứng dụng và xác định hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức mạnh của kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền. 3.2.3.1. Tổ chức thực nghiệm. Việc nghiên cứu ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn đã lựa chọn, xây dựng ứng dụng trong giảng dạy kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền được tiến hành trong 2 năm trên đối tượng 30 sinh viên chuyên sâu bóng chuyền khoá Đại học 44 chuyên ngành sư phạm thể dục trường Đại học TDTT Bắc Ninh, nhóm đối tượng này được ngẫu nhiên phân chia thành 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm (mỗi nhóm 15 sinh viên). Thời gian tổ chức thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong 16 tháng tương ứng với 04 học kỳ của 2 năm học, từ tháng 09/2010 đến tháng 06/2012, đây là thời điểm học kỳ đầu của năm học mới (năm học thứ ba) mà các đối tượng thực nghiệm sư phạm bắt đầu tham gia học tập tại trường. 3.2.3.3. Xây dựng tiến trình thực nghiệm. Căn cứ vào chương trình, kế hoạch, tiến trình và giáo án giảng dạy của nhà trường và của bộ môn, luận án xây dựng chương trình thực nghiệm phát triển tố chất sức mạnh chuyên môn ứng dụng trong giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cho nhóm thực nghiệm (phụ lục 3). Thời gian tập luyện là 04 tiết/1 tuần (tương đương với 02 giáo án theo thời khoa biểu của nhà trường). Thời gian tập luyện trong 1 giáo án từ 90 phút - 105 phút. Tổng số giáo án giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền ở cả 02 học kỳ trong một năm của chương trình thực nghiệm sư phạm là 59 giáo án. Thời gian tập luyện căn cứ vào nội dung, chương trình môn học. 3.2.3.4. Kết quả thực nghiệm. Kết quả trước thực nghiệm: Bảng 3.18 và 3.19.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất