Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác định quan hệ giữa trình độ thể lực với mức độ phát dục cơ thể của vđv bơi 12...

Tài liệu Xác định quan hệ giữa trình độ thể lực với mức độ phát dục cơ thể của vđv bơi 12-14 tuổi [full]

.PDF
138
360
101

Mô tả:

Xác định quan hệ giữa trình độ thể lực với mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi 12-14 tuổi [FULL]
1 MỞ ĐẦU Những năm gần đây, thành tích thể thao đỉnh cao của Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận với khu vực và châu lục. Nhiều môn thể thao đã đạt thứ hạng cao qua các kỳ Đại hội Seagames và quốc tế như Teakwondo, Judo, Wushu, Bắn súng… Riêng môn bơi lội thành tích thi đấu sau nhiều năm tụt hậu thì ở đầu thế kỷ 21 này cũng đã có sự khởi sắc. Năm 2001, đội tuyển bơi có 1 huy chương bạc. Năm 2003, bơi lội có 1 huy chương bạc, 3 huy chương đồng và đến năm 2005, lần đầu tiên trong lịch sử tham dự Seagames, đội tuyển bơi Việt Nam đã giành được tấm huy chương vàng quý giá. Thành tích bơi lội ngày được nâng cao là nhờ chính sách và chiến lược phát triển TDTT 2011 đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đúng đắn của ngành TDTT. Trong chiến lược phát triển đó, môn bơi lội đã được xác định là môn thể thao cơ bản và được chú trọng đầu tư phát triển. Song muốn nâng cao thành tích thể thao cao hơn, vững chắc hơn đòi hỏi bơi lội Việt Nam cần khoa học hóa cao hơn nữa quá trình tuyển chọn và huấn luyện VĐV bơi lội. Trong hệ thống đào tạo VĐV hiện nay ở các nước có nền thể thao mạnh như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Đức… đều coi tuyển chọn là yếu tố cực kỳ quan trọng và chiếm tỷ lệ 50% thành công trong đào tạo VĐV xuất sắc. Chính vì vậy ở các nước này đã đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học tuyển chọn từ rất sớm. Từ cuối thế kỷ XX, các nhà khoa học tuyển chọn của Nga như Bungacova, Gaida, ở Đức như Hebric, Harre; Hình Văn Hoa, Tăng Phàn Huy, Vương Lộ Đức, Chu Thái Xương ở Trung Quốc… đã công bố hàng loạt các kết quả nghiên cứu về tuyển chọn VĐV bơi lội của mình. Trong các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã xây dựng nên hệ thống lý luận tuyển chọn đồng thời đã hình thành nên các hệ thống test tuyển chọn VĐV các môn thể thao trong đó có môn bơi lội [2], [11], [49], [54]. 2 Như chúng ta biết trong hệ thống test tuyển chọn ở mỗi môn thể thao đều bao gồm các nội dung tuyển chọn về: Hình thái cơ thể Chức năng cơ thể Tố chất thể lực Năng lực chuyên môn Tâm lý… Các nội dung tuyển chọn này đều chịu tác động rất lớn của nhân tố di truyền và mức độ phát dục của cơ thể. Bởi vậy cuối thế kỷ XX nhiều nhà khoa học về tuyển chọn đã rất coi trọng việc đánh giá các yếu tố tuyển chọn (nội dung) gắn liền với sự phát dục của cơ thể. Thể lực là một yếu tố quan trọng cấu thành thành tích thể thao nên các nhà khoa học hết sức coi trọng khâu tuyển chọn các tố chất thể lực bao gồm cả thể lực chung và thể lực chuyên môn. Đồng thời gắn việc đánh giá thể lực với quá trình phát dục của cơ thể. Đặc biệt là khi khoa học đánh giá tuổi xương ra đời đã tạo tiền đề cho việc nghiên cứu tuyển chọn VĐV theo tuổi xương. Các công trình nghiên cứu của Vương Lộ Đức, Hình Văn Hoa, Lê Đức Chương (2003) về tuyển chọn theo tuổi xương đã làm cho việc tuyển chọn về các mặt hình thái, chức năng, tố chất gắn liền với mức độ phát dục của cơ thể [49], [7]. Bơi lội là một môn thể thao có chu kỳ và thuộc nhóm môn thể lực với sức nhanh chủ đạo. Thể lực của VĐV cũng có mối quan hệ hữu cơ với quá trình phát dục của VĐV bơi lội. Tuy vậy, mức độ quan hệ của trình độ thể lực với mức độ phát dục cụ thể đối với VĐV nam nữ ở tuổi 12-14 ở Việt Nam như thế nào thì vẫn chưa được làm sáng tỏ. 3 Với mong muốn góp phần vào việc xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tuyển chọn khoa học VĐV bơi lội ở Việt Nam, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định quan hệ giữa trình độ thể lực với mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 12-14 tuổi” Mục đích nghiên cứu Xác định mối quan hệ giữa trình độ thể lực với mức độ phát dục cơ thể của VĐV ở các nhóm cự ly kiểu bơi, theo giới tính và nhóm tuổi để làm cơ sở khoa học cho tuyển chọn VĐV bơi lội lứa tuổi 12-14, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo VĐV bơi lội của Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, đề tài xác định các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1: Nghiên cứu xác định các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực và mức độ phát dục của VĐV bơi lội 12-14 tuổi. Mục tiêu 2: Thực trạng trình độ phát triển thể lực và mức độ phát dục của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi. Mục tiêu 3: Xác định mối tương quan giữa các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực với mức độ phát dục của VĐV bơi lội 12-14 tuổi. Giả thuyết khoa học Nếu trình độ thể lực của VĐV bơi lội ở giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá ban đầu được minh chứng có mối quan hệ chặt chẽ với tiềm năng mức độ phát dục cơ thể, thì tuyển chọn VĐV có tiềm năng phát dục cơ thể lớn sẽ làm nền tảng để phát triển thành tích bơi lội trong tương lai. 4 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trình độ thể lực và vai trò của trình độ phát triển thể lực trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm về trình độ thể lực Trước hết khái niệm trình độ thể lực gắn liền với khái niệm thể lực. Từ thể lực là từ chỉ chung về sức lực mà sức lực của cơ thể lại phụ thuộc vào các tố chất mạnh, nhanh, bền, khéo léo. Bởi vậy, trong Lý luận và phương pháp giáo dục thể dục thể thao của Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn đã cho rằng; Chuẩn bị thể lực chung là một quá trình giáo dục thể chất không chuyên môn hóa hoặc chuyên môn hóa tương đối ít, nhằm tạo những tiền đề chung rộng rãi về thể lực là chính để có thể đạt kết quả tốt trong một hoạt động nào đó. Chuẩn bị thể lực chuyên môn lại chỉ nhằm phục vụ cho yêu cầu chuyên biệt hẹp theo từng nghề, môn thể thao, thậm chí động tác trong từng tình huống cụ thể; thường được đạt trên nền và sau chuẩn bị thể lực chung. [10]. Thể chất được cấu thành bởi hình thái chức năng tố chất thể lực và phẩm chất tâm lý trí tuệ. . .còn thể lực lại chủ yếu chỉ về các tố chất thể lực. Vì vậy việc xem xét khái niệm trình độ thể lực chỉ là có thể xem xét tới khái niệm mức độ hoặc trình độ phát triển các tố chất thể lực. Vậy thế nào là trình độ phát triển các tố chất thể lực? Theo Novicop AD Macveep.LP, Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn thể lực là một phần những đặc điểm tương đối riêng biệt, trong thể lực của con người được chia thành 5 loại; mạnh, nhanh, bền, khéo, dẻo [18], [28]. Vì vậy các tác giả trên cho rằng trình độ phát triển thể lực của con người là chỉ mức độ phát triển các tố chất thể lực mạnh, nhanh, bền, khéo 5 dưới tác động của các yếu tố di truyền, môi trường dinh dưỡng và tập luyện thể dục thể thao. Còn Điền Mạch Cửu, Hình Văn Hoa, Lý Chí Dũng… thì cho rằng: Mức độ phát triển các tố chất thể lực là mức độ phát triển các tố chất sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo dưới tác động của tăng trưởng tự nhiên, tăng trưởng do tập luyện thể dục thể thao và các hoạt động thể lực khác" [43], [46]. Đề tài cho rằng trong các khái niệm trên thì khái niệm về mức độ phát triển thể lực của các tác giả Trung Quốc là tương đối hoàn chỉnh. 1.1.2. Khái niệm về tố chất thể lực Theo Novicop AD Macveep.LP, Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn thuật ngữ tố chất thể lực là chỉ các nhân tố, đặc điểm, tương đối khác nhau trong thể lực của con người và thường được chia thành năm loại: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, năng lực phối hợp vận động, mềm dẻo. Tố chất thể lực trong thể thao lại chia thành tố chất thể lực chung và tố chất thể lực chuyên môn [18], [28] Còn Viên Vĩ Dân và cộng sự thì khái niệm về tố chất thể lực như sau: "Tố chất thể lực là năng lực cơ thể con người biểu hiện ra các trạng thái, chức năng cơ bản của cơ thể như sức mạnh, sức nhanh, sức bền ... trong vận động là trạng thái công năng tổng hợp có mối quan hệ với vận động của cơ thể con người. Đồng thời cũng bao gồm năng lực vận động trong các môn thể thao đặc thù nào đó của VĐV. Sự biểu hiện và đánh giá của tố chất thể lực gồm nhiều mặt và có thể chia thành hai loại lớn là tố chất thể lực chung và tố chất thể lực chuyên môn" [62]. Thể lực chung là thể lực giúp cơ thể hoàn thành các động tác và bài tập trong các bài tập thể lực trong cuộc sống (như đi lại, chạy, nhảy), nó bao gồm 5 tố chất: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo và khả phối hợp vận động; 6 thể lực chuyên môn là thể lực giúp cơ thể thực hiện chính xác những động tác kỹ thuật và bài tập của một môn thể thao nhất định nào đó, thể lực chuyên môn được xây dựng trên nền tảng của thể lực chung [62]. Thể lực chuyên môn của VĐV bơi lội: Nhìn chung đều gồm có 5 tố chất sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo và khả phối hợp vận động và cũng có sự khác biệt nhất định giữa các cự ly và kiểu bơi (khác biệt chủ yếu là ở cự ly bơi dài, ngắn, trung bình). Qua các khái niệm về tố chất thể lực của các học giả trong và ngoài nước chúng ta có thể thấy có sự thống nhất. Song đề tài cho rằng khái niệm tố chất thể lực của Viên Vĩ Dân là đầy đủ và rõ ràng hơn. 1.1.3. Vai trò của trình độ thể lực trong tuyển chọn và huấn luyện VĐV bơi lội Như mọi người đã rõ mục đích cơ bản của tuyển chọn và huấn luyện VĐV thể thao nói chung và VĐV bơi lội nói riêng, là việc tìm kiếm được các năng khiếu thể thao tiềm ẩn. Để đưa vào đào tạo khoa học và thi đấu, giành được thành tích thể thao xuất sắc trong các cuộc thi đấu căng thẳng trong nước và quốc tế. Vì vậy, việc tuyển chọn cũng như huấn luyện đều phải tìm cách phát hiện, khai thác các yếu tố chi phối thành tích thể thao của VĐV. Theo các tác giả Harre, Điền Mạch Cửu, Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn đều cho rằng thành tích thể thao được cấu thành bởi 5 yếu tố sau [11], [43], [28]: Hình thái chức năng cơ thể. Trình độ kỹ thuật. Trình độ chiến thuật Trình độ thể lực. Phẩm chất tâm lý trí tuệ. 7 Tuy vậy trong thể thao lại có nhiều môn khác nhau có các yêu cầu khác nhau đối với các yếu tố đó. Theo các học giả Lý Văn Tĩnh, Nguyễn Văn Trạch, Lê Nguyệt Nga Bơi lội là môn thể thao có chu kỳ và thuộc nhóm môn có yêu cầu sức bền tốc độ khá cao, đặc biệt bơi lội là môn thể thao có nhiều cự ly và kiểu bơi khác nhau, các cự ly 50m, 100m đòi hỏi VĐV phải có tốc độ cao và năng lực yếm khí tốc độ. Cự ly 200 - 400m đòi hỏi VĐV phải có sức bền tốc độ, đặc biệt là sức bền ưa yếm khí hỗn hợp tốt. Đối với cự ly 800m trở lên đòi hỏi VĐV bơi lội phải có sức bền ưa khí rất tốt, mới có thể đạt được thành tích tốt trong thi đấu bơi lội [49], [29], [20]. Song dù VĐV bơi lội, bơi ở bất cứ cự ly bơi nào đi nữa thì cả 5 yếu tố thể lực cũng có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi lẽ, các tố chất thể lực cũng có vai trò đặc biệt quan trọng. Điều này thể hiện ở chỗ: Tố chất thể lực là cơ sở và là tiền đề để VĐV nắm bắt được kỹ thuật hợp lý trong bơi. Tố chất thể lực giúp cho việc duy trì được kỹ thuật bơi trong suốt cự ly bơi giúp VĐV đạt được thành tích tốt trong thi đấu. Tố chất thể lực là tiền đề để thực hiện được chiến thuật trong thi đấu bơi. Tố chất thể lực giúp cho VĐV có được lòng tự tin và ý chí quyết đấu trong thi đấu bơi lội. Có thể nói trong thi đấu bơi hiện đại, khi mà trình độ VĐV hơn kém nhau về thành tích không đáng kể và chỉ được tính bằng phần trăm giây. Trình độ thể lực của VĐV càng trở nên có vai trò quyết định đối với thắng thua và đạt được thành tích cao thấp trong thi đấu. 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới trình độ phát triển thể lực của VĐV bơi lội Theo các học giả trong và ngoài nước như Butuvich, Bungacova, Mục Tường Hùng, Trần Vận Bằng, Chu Thái Xương, Nguyễn Văn Trạch, Lê 8 Nguyệt Nga, Chung Tấn Phong trình độ phát triển các tố chất thể lực của VĐV bơi lội thường chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau [3], [2], [54], [50], [30], [20], [23]: Thứ nhất là chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền. Độ di truyền chỉ mực độ chi phối của gen đến tính trạng quan tâm ví dụ: sức bền được di truyền chiếm tới 60%, điều đó chứng tỏ sức bền bị chi phối bởi gen tới 60%, 40% còn lại là sự chi phối của các yếu tố khác. Theo Triệu Quế Ngân và Vương Chính Âu thì các loại tố chất thể lực có độ (tỷ lệ) di truyền cụ thể như sau. Xem bảng 1.1. Bảng 1.1. Độ di truyền của các tố chất thể lực [48]. Tố chất thể lực và phân loại Sức mạnh Tốc độ Sức bền Mềm dẻo Độ di truyền Nhân tố môi trường Sức mạnh tương đối 64,3% 35,7% Sức mạnh tuyệt đối 35% 65% Tốc độ phản ứng 75% 25% Tốc độ động tác 50% 50% Tần số 30% 70% Sức bền 60% 40% Sức bền chuyên môn 85% 15% Dẻo các khớp 70% 30% Từ các kết quả nghiên cứu của Triệu Quế Ngân và Vương Chính Âu cho thấy các tố chất thể lực của cơ thể con người chịu ảnh hưởng rất to lớn của yếu tố di truyền. Thứ hai là các nhân tố môi trường. Trong các nhân tố về môi trường phải kể dến các nhân tố sau: Môi trường tự nhiên như vĩ tuyến, nhiệt độ, độ ẩm... 9 Môi trường xã hội như chế độ xã hội, trình độ phát triển về kinh tế xã hội... Thứ ba là nhân tố tập luyện thể dục thể thao một cách khoa học hợp lý. Đó cũng là những nhân tố có tác động quan trọng chiếm tỷ lệ từ 25 đến 70% sự phát triển của các tố chất thể lực. Song trong các nhân tố môi trường đó thì quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng. Còn nhân tố tập luyện là tính khoa học trong tập luyện. Do vậy muốn đạt được thành tích thể thao xuất sắc đòi hỏi phải lựa chọn được các VĐV có năng khiếu thể thao (các yếu tố mang tính di truyền) cao, sớm được đưa vào huấn luyện một cách bài bản khoa học. Đó vừa là lý luận vừa là thực tiễn của đào tạo năng khiếu thể thao trẻ ở trong và ngoài nước. 1.2. Đặc điểm hoạt động thể lực và đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của thiến niên thời kỳ phát dục 1.2.1. Đặc điểm hoạt động thể lực trong môn bơi lội Theo lý luận huấn luyện nhóm môn của Điền Mạch Cửu bơi lội cự ly ngắn (50 - 100m) thuộc nhóm môn thể lực chủ đạo mang tính tốc độ. Còn bơi ở cự ly từ 800 trở lên là thuộc nhóm môn thể lực chủ đạo mang tính sức bền. Riêng cự ly 200 - 400m thì mang tính vừa tốc độ vừa sức bền [44]. Dựa vào sự phân chia trên thì các cự ly có các đặc điểm hoạt động thể lực sau: Đối với các cự ly ngắn: đặc điểm hoạt động thể lực được thể hiện ở các mặt sau: a. Khi bơi cự ly ngắn tố chất tốc độ cần phát huy cao độ, đặc biệt là tốc độ động tác và tần số động tác phải nhanh để có thể tạo ra được tốc độ cao trong bơi. Theo các chuyên gia bơi như Trần Vận Bằng, Mục Tường Hùng, Butuvich, Nguyễn Văn Trạch khi bơi ở cự ly ngắn VĐV phải dùng tần số 10 bằng 98 - 99% tần số bơi tối đa, và tốc độ động tác cũng đạt tới mức 99 100% tốc độ tối đa [54], [3], [31]. Về sức mạnh khi bơi cự ly ngắn, chủ yếu dùng sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền, lấy hoạt động sức mạnh tốc độ là chính (riêng động tác xuất phát quay vòng dùng sức mạnh bột phát). Về sức bền chủ yếu sử dụng sức bền yếm khí, cuối cự ly 100m có thể sử dụng một phần của sức bền ưa khí. Sức bền ưa khí là cơ sở để VĐV bơi lội cự ly ngắn nâng cao thành tích bơi của mình. Về mềm dẻo và khéo léo là khả năng dùng sức và thả lỏng cũng như độ dẻo của các khớp để thực hiện kỹ thuật bơi hợp lý, nhằm giúp nâng cao và duy trì tốc độ bơi. b. Khi bơi cự ly trung bình 200 - 400m: Về tố chất tốc độ vẫn yêu cầu tần số động tác và tốc độ động tác đơn tương đối cao, tần số đạt khoảng 96 - 97%, tần số tối đa và tốc độ động tác đạt 97 - 98% so với tốc độ tối đa của động tác đơn. Về sức mạnh: Khi bơi cự ly 200 - 400m thường phải dùng sức mạnh tốc độ kết hợp với sức mạnh bền, trừ động tác xuất phát và quay vòng phải dùng sức mạnh bột phát. Về sức bền: Ở 50m đầu thì sử dụng sức bền ưa khí là chính còn giai đoạn sau VĐV sử dụng sức bền yếm khí là chính. Vì vậy có thể nói sức bền ưa, yếm khí hỗn hợp là sức bền cần thiết nhất cho VĐV bơi lội cự ly trung bình. Về mềm dẻo và linh hoạt cũng có những đặc điểm giống bơi cự ly ngắn. c. Khi bơi cự ly dài 800 - 1500m trở lên đặc điểm hoạt động thể lực có những biểu hiện sau: Về tốc độ VĐV thường chỉ sử dụng 94 - 95% tần số tối đa và khoảng 95 - 96% tốc độ tối đa động tác. 11 Về sức mạnh: sử dụng hỗn hợp hai loại sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền lấy sức mạnh bền làm chính. Về sức bền khi bơi cự ly 800 - 1500m VĐV thường ở khoảng 400m 600m đầu thì sử dụng sức bền ưa yếm khí hỗn hợp, còn từ 600 - 1500m chủ yếu sử dụng sức bền ưa khí. Vì vậy, sức bền ưa khí là sức bền chủ yếu để VĐV bơi lội cự ly dài nâng cao thành tích bơi. Về tố chất mềm dẻo và linh hoạt trong bơi cự ly dài có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là khả năng thả lỏng và dùng sức hợp lý của VĐV, sẽ giúp cho VĐV tiết kiệm được sức lực để duy trì tốc độ cao trong suốt cự ly bơi. 1.2.2. Đặc điểm phát triển thể lực chung của thiếu niên Dựa trên cơ sở tổng hợp các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước như: Sinh lý học của Dương Tích Nhượng, Lưu Quang Hiệp, Trịnh Hùng Thanh. Các tài liệu chuyên môn về bơi lội của Nguyễn Văn Trạch, Lê Nguyệt Nga, Đỗ Trọng Thịnh, Nguyễn Văn Trọng, Mục Tường Hùng, Chu Thái Xương, Lý Văn Tĩnh, Trần Vận Bằng, Butuvich ta có thể nhận thấy: VĐV bơi lội thiếu niên trong quá trình phát dục trưởng thành, các tố chất thể lực có đặc điểm chung cơ bản là: Các VĐV thiếu niên có tuổi nhạy cảm riêng đối với sự phát triển các tố chất thể lực. Theo các kết quả nghiên cứu của Novoncop, Svat, Chu Thái Xương… ở tuổi thiếu niên nhi đồng các tố chất thể lực của các em đều có những tuổi nhạy cảm riêng. Ở tuổi nhạy cảm đối với các tố chất thể lực khác nhau thì trong tuổi đó các em sẽ có tốc độ phát triển các tố chất có tính nhạy cảm sẽ cao hơn hẳn các tuổi khác. Vì vậy, các huấn luyện viên thường lợi dụng cơ hội tuổi nhạy cảm này để phát triển nhằm khai thác tối đa tiềm năng thể thao của các em. Đối với các em thiếu niên nhi đồng thời kỳ nhạy cảm phát triển các tố chất thể lực cụ thể như sau: 12 Tốc độ phản ứng thời kỳ phát triển nhạy cảm là từ 9 - 11 tuổi. Tố chất mềm dẻo linh hoạt thời kỳ phát triển nhạy cảm là từ 10 - 12 tuổi. Tố chất tốc độ thời kỳ phát triển nhạy cảm là từ 9 - 12 tuổi. Tố chất sức mạnh thời kỳ phát triển nhạy cảm là từ 10 - 13 tuổi. Sức bền ưa khí thời kỳ phát triển nhạy cảm là từ 10 - 16 tuổi. 1.2.2.1. Đặc điểm phát triển sức bền của VĐV bơi lội lứa tuổi thiếu niên Các nhà khoa học và chuyên gia, huấn luyện viên môn bơi lội đều cho rằng: sức bền là tố chất cơ bản của VĐV bơi lội. Khả năng tiếp thu sức bền của các em thiếu niên sớm hơn một số tố chất khác. Vì vậy, tuổi đạt thành tích cao ở cự ly dài và cự ly trung bình sớm hơn của cự ly ngắn khoảng 2 tuổi. Các VĐV xuất sắc của tuổi thiếu niên đạt được thành tích bơi xuất sắc ở cự ly dài và cự ly trung bình đã thành quy luật phổ biến. Các kết quả nghiên cứu về sức bền của VĐV bơi lội thiếu niên đã chứng minh: 10 tuổi là lúc sức bền của các em nam phát triển lần đầu nhanh nhất. Đến 13 tuổi lại xuất hiện một đợt phát triển lớn nữa. Đặc biệt là thời gian duy trì cường độ bơi 90% càng biểu hiện rõ rệt hơn. Đến 16 tuổi sức bền phát triển lại càng cao hơn, sau đó sức bền mới phát triển chậm lại. Ở nữ VĐV bơi lội hai năm sau khi có kinh nguyệt, sức bền giảm thấp, tuổi 15 - 16 sức bền giảm sút lớn nhất. Sau đó tốc độ giảm chậm. Không nên cho rằng các VĐV thiếu niên xuất sắc đã đạt được những thành tích xuất sắc ở cự ly trung bình và cự ly dài là đã có đầy đủ tố chất sức bền. Trong sức bền thì sức bền yếm khí có một vai trò quan trọng, nhất là đối với các VĐV cự ly ngắn. Sức bền yếm khí cũng có thời kỳ phát triển nhạy cảm riêng, mặc dù trước khi phát triển sức bền yếm khí đã phải phát triển tốt sức bền ưa khí, để 13 tạo tiền đề cho việc chuyển đổi sức bền sang sức bền chuyên môn. Như chúng ta đã biết, sức bền yếm khí là khả năng chịu đựng nợ oxy. Bởi vì khi VĐV bơi lội nhanh ở thời gian khoảng 30" đầu, năng lượng cung cấp cho vận động chủ yếu là dựa vào hệ cung cấp năng lượng yếm khí. Nói cách khác là dựa vào năng lượng từ việc phân giải yếm khí ATP và CP. Nên việc tích luỹ ATP và CP trong cơ thể (nhất là trong máu, trong cơ và trong gan) sẽ nâng cao sức bền yếm khí cho VĐV. Song do ở tuổi thiếu niên, hình thái chức năng các hệ thống cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện và các tố chất thể lực khác cũng chưa phát triển đầy đủ, nên sức bền yếm khí của các em chưa phát triển mạnh. Nam VĐV sức bền yếm khí thường phát triển hơn nữ VĐV từ 1 đến 2 tuổi. Còn quá trình diễn biến sự phát triển sức bền mạnh của nam VĐV có thể thấy ở biểu đồ 1.1. 20 Tỷ lệ % 15 10 5 0 11-12 12-13 13-14 14-15 15-16 16-17 17-18 18-19 Tuổi Tăng trưởng hàng năm 14 Biểu đồ 1.1: Diễn biến độ tăng giảm tỷ lệ % của chỉ số sức mạnh bền của nam VĐV bơi lội theo lứa tuổi [29]. 15 1.2.2.2. Đặc điểm phát triển tố chất tốc độ của VĐV bơi lội thiếu niên Các chuyên gia, huấn luyện viên, giáo viên bơi đều cho rằng: Tốc độ bơi là biểu hiện tập trung của năng lực bơi. Tốc độ bơi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tính hợp lý của kỹ thuật, sức mạnh (nhất là sức mạnh nhanh và sức mạnh bền), tính linh hoạt và cường độ của quá trình thần kinh mạnh hay yếu v.v… Tốc độ cũng là kết quả của sự hoàn thiện chức năng của cơ thể, là mốc đánh dấu chủ yếu trình độ tập luyện của VĐV. Theo các nghiên cứu của Bungacova, Chu Thái Xương, Tăng Phàn Huy, Lê Nguyệt Nga, Nguyễn Ngọc Cừ thì sự phát triển tố chất tốc độ ở VĐV bơi lội thiếu niên cũng có quy luật riêng biệt của nó và được thể hiện ở các mặt sau [2], [50], [46], [20], [8]: VĐV bơi lội ở trước tuổi 13 sự phát triển tốc độ của nam và nữ là gần giống nhau. Giai đoạn giữa từ 13 - 16 tuổi sự phát triển tốc độ giữa nam và nữ có sự khác biệt: Nam phát triển nhanh, còn nữ phát triển chậm lại. Nhìn tổng thể sự phát triển tốc độ tạo ra 2 làn sóng và có 2 đỉnh cao. Từ 7 - 13 tuổi tạo ra sóng phát triển thứ nhất, trong đó đỉnh cao của nam là 8 - 13 tuổi, nữ là 9 - 12 tuổi. Ở làn sóng này mức độ tăng trưởng tốc độ rất cao. Làn sóng phát triển tốc độ lần thứ 2 là từ 13 - 16 tuổi, trong đó nam từ 13 - 14 tuổi và nữ từ 13 - 16 tuổi. Tuy vậy ở cuối làn sóng thứ 2 này nam có tốc độ phát triển nhanh hơn nữ, còn nữ phát triển không ổn định. 1.2.2.3. Đặc điểm phát triển sức mạnh của VĐV bơi lội thiếu niên Cũng theo các tác giả môn bơi lội trên sức mạnh là một trong những tố chất cơ bản của VĐV bơi lội, và cũng là cơ sở của tố chất tốc độ, đặc biệt là sức mạnh bột phát. Sự phát triển sức mạnh bột phát của thiếu niên có các đặc điểm sau: 16 a. Đặc điểm phát triển sức mạnh tối đa Sự phát triển sức mạnh tối đa ở nữ thường bắt đầu từ 10 tuổi và quá trình phát triển tự nhiên được chia ra thành 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 10 - 13 tuổi: Giai đoạn này sức mạnh phát triển rất nhanh, đặc biệt là các cơ co. Trong cả 3 năm tổng sức mạnh tuyệt đối có thể tăng tới 46%. Giai đoạn 2 từ 13 - 15 tuổi: Sự phát triển sức mạnh giảm đi rõ rệt. Tổng sức mạnh tuyệt đối trong 2 năm chỉ tăng 8%. Giai đoạn 3 từ 15 - 16 tuổi: Trong 2 năm sức mạnh tăng 14%. Giai đoạn 4 từ 16 - 21 tuổi: sức mạnh tuyệt đối tăng chậm trong suốt 5 năm chỉ tăng 6%. Trước 10 tuổi sức mạnh tuyệt đối của nam VĐV thiếu niên nhi đồng cũng tăng chậm và có sự khác biệt so với các em nữ không lớn. Từ 11 tuổi trở đi sự khác biệt thể hiện ngày càng rõ rệt, tốc độ tăng trưởng cũng bắt đầu nhanh dần lên tương ứng. Thời kỳ từ 11 - 13 tuổi và thời kỳ từ 18 - 25 tuổi sức mạnh tăng lên chậm hơn, ngoài 25 tuổi sức mạnh phát triển hầu như hoàn toàn chững lại. b. Đặc điểm phát triển sức mạnh tương đối: Theo Lý Văn Tĩnh và Chu Thái Xương sức mạnh tương đối của nam thiếu niên nhi đồng phát triển tương đối chậm [49], [50]. Ví dụ giai đoạn 12 14 tuổi mỗi năm chỉ tăng 2 - 3%. So với mức độ phát triển của sức mạnh tối đa thì sức mạnh tương đối phát triển kém hơn nhiều. Điều này có thể thấy ở biểu đồ 1.2 dưới đây. 17 600 500 400 300 200 100 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Sức mạnh tuyệt đối của nam Sức mạnh tuyệt đối của nữ Sức mạnh tuyệt đối của nam Sức mạnh tuyệt đối của nữ 18 Biểu đồ 1.2: Diễn biến quá trình phát triển sức mạnh tối đa và sức mạnh tương đối của VĐV bơi lội thiếu niên [29] Qua biểu đồ trên cho thấy quá trình từ 7 đến 18 tuổi sức mạnh tối đa và sức mạnh tương đối của nam và nữ phát triển liên tục nhưng nam sau 13 tuổi phát triển nhanh hơn nữ. c. Đặc điểm phát triển sức mạnh tốc độ của VĐV bơi lội thiếu niên nhi đồng Cũng theo các học giả bơi lội như Lý Văn Tĩnh, Chu Thái Xương, Bungacova sức mạnh tốc độ của các em thiếu niên nhi đồng từ 7 - 13 tuổi phát triển rất nhanh, sau 13 tuổi thì sức mạnh tốc độ của nam và nữ có sự 18 khác biệt đáng kể [49], [50], [2]. VĐV nam phát triển nhanh hơn nữ nhưng sau tuổi 17 thì cả nam và nữ đều phát triển chậm lại như biểu diễn trên biểu đồ 1.3. 50 45 40 35 30 25 20 15 7 9 11 13 15 Nam 17 19 20 nữ Biểu đồ 1.3: Diễn biến sự phát triển của sức mạnh tốc độ (lực bột phát của các VĐV 7 - 17 tuổi [29]. Nếu so sánh tốc độ phát triển về sức mạnh tốc độ với tốc độ phát triển sức mạnh tối đa thì sự phát triển sức mạnh tốc độ nhanh hơn. Đó là một trong những đặc điểm về phát triển sức mạnh tốc độ cần quan tâm. d. Đặc điểm phát triển sức mạnh bền Theo các học giả bơi lội trong và ngoài nước, xu thế phát triển sức mạnh bền tự nhiên của thiếu niên nhi đồng như sau: VĐV thiếu niên nhi đồng 19 nam từ 7 - 17 tuổi xu thế phát triển là đường thẳng đi lên phát triển đặc biệt nhanh là giai đoạn từ 7 - 9 tuổi, còn nữ trước tuổi 13 thì phát triển nhanh nhưng sau 13 tuổi thì có xu hướng bắt đầu chậm lại. Sau 14 tuổi thậm chí còn xuất hiện hiện tượng giảm sút. 1.2.2.4 Đặc điểm phát triển tố chất mềm dẻo của VĐV bơi lội thiếu niên Các chuyên gia bơi lội trong và ngoài nước như Butuvich Bungacova, Caosimen, Trần Vận Bằng, Nguyễn Văn Trạch, Nguyễn Văn Trọng đều cho rằng mềm dẻo là tố chất quan trọng trong bơi lội. Nó có thể giúp cho VĐV nắm bắt, hình thành được kỹ thuật bơi hợp lý và còn giúp VĐV tiết kiệm sức. Duy trì tốc độ, nhịp độ bơi trên toàn cự ly bơi và làm chậm xuất hiện mệt mỏi. Độ mềm dẻo có giới hạn nhất định, tuổi càng cao thì độ mềm dẻo càng kém. Ở độ tuổi thiếu niên nhi đồng độ mềm dẻo phụ thuộc chính vào gen di truyền của bố mẹ, được thể hiện ngay ở cấu trúc hình thái cơ thể như vai rộng mông hẹp, bàn tay bàn chân dài... Quá trình huấn luyện phát triển tố chất mềm dẻo cần tiến hành sớm để tận dụng thời điểm nhạy cảm của tính mềm dẻo là từ 10 - 12 tuổi. 1.2.3. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực chuyên môn của VĐV bơi lội thiếu niên Do đặc thù của môn bơi lấy vận động trong nước là chính, cho nên chỉ cần đến sức mạnh bột phát của 2 chân, năng lực phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận cơ thể để thực hiện động tác kỹ thuật xuất phát và quay vòng. Tố chất thể lực chuyên môn chủ yếu thể hiện ở các tố chất sau: Sức bền tốc độ, sức bền ưa khí, sức mạnh bền. Sức bền tốc độ của VĐV bơi lội: Là sức bền cần thiết để vượt qua một cự ly mà VĐV cần khoảng 45 giây đến 2 phút. Ở đây, đòi hỏi một tỷ lệ phần trăm cao về các quá trình trao đổi chất yếm khí. Trình độ sức bền của VĐV 20 bơi lội trong thời gian ngắn cũng phụ thuộc một cách quyết định vào mức độ phát triển của sức mạnh bền và sức nhanh. Vì sức bền luôn luôn là thành phần của nhân tố thành tích thể lực nên nó có quan hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực sức mạnh và sức nhanh. Đây là những tố chất thể lực tổng hợp có tác dụng xác định thành tích thi đấu của VĐV bơi lội với các giá trị khác nhau trên cơ sở phụ thuộc vào thời gian kéo dài của thi đấu và vào đặc điểm của môn bơi. Nghĩa là trong các cụ ly ngắn thì sức mạnh bền có tác dụng lớn hơn so với cự lý dài. Sức bền ưa khí: Là sức bền cần thiết để vượt qua một cự ly mà VĐV cần: trên 8 phút (như bơi 800m) cho tới nhiều giờ (như bơi 1500m khoảng 14 phút) với tốc độ bơi không giảm về cơ bản. Thành tích xuất hiện chủ yếu hoặc hầu như chỉ xuất hiện trong các điều kiện ưa khí. Trên cơ sở yêu cầu khác nhau về trao đổi chất ở các môn sức bền trong thời gian ngắn hơn so với các môn sức bền trong thời gian dài (Các môn này có cấu trúc các yêu cầu giống như thành tích thi đấu và thành tích tập luyện gần giống các môn sức bền dài của các môn sức bền thời gian trung bình) và trên cơ sở các yêu cầu thực sự của sức bền trong thời gian dài người ta chia ra thành sức bền trong thời gian dài I, II và II tương ứng với thời gian thi đấu khoảng từ 11 phút đến 20 phút với môn bơi cự ly dài, đối với bơi vượt sông thì tùy thuộc vào các giải có thể khoảng 60 phút trở lên (ví dụ như bơi vượt sông Hồng…) Sức mạnh bền: Là khả năng chống lại mệt mỏi của VĐV bơi lội khi hoạt động sức mạnh kéo dài. Sức mạnh bền được đặc trưng bởi một năng lực sức mạnh tương đối cao kết hợp với một khả năng sức bền quan trọng. Trước hết sức mạnh bền trong môn bơi hoặc môn không có chu kỳ là cần phải khắc phục các lực cản trong một thời gian dài. Trong môn bơi lội sức mạnh bền xác định trước hết là độ lớn của xung lực trung bình thực hiện trong mỗi chu kỳ chuyển động mà hiệu quả của lực
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất