Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại họ...

Tài liệu Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học trà vinh (tt)

.PDF
17
352
75

Mô tả:

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................. 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 3 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU............................................................................. 3 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................. 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.4.2. Đối tượng khảo sát .......................................................................................... 3 1.4.3. Phạm vi nội dung............................................................................................. 4 1.4.4. Phạm vi không gian ......................................................................................... 4 1.4.5. Phạm vi thời gian ............................................................................................ 4 1.5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI ........................................................................................ 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................ 6 2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ................................................................. 6 2.1.1. Khái niệm khởi nghiệp .................................................................................... 6 2.1.2. Ý định .............................................................................................. 7 2.1.3. Ý định khởi nghiệp .......................................................................................... 8 2.1.4. Người khởi nghiệp và tiềm năng khởi nghiệp ............................................... 10 2.1.4.1. Người khởi nghiệp ........................................................................................ 10 2.1.4.2. Tiềm năng khởi nghiệp ................................................................................. 10 2.1.5. Các loại hình khởi sự kinh doanh ................................................................... 12 2.1.5.1. Theo động cơ ............................................................................................... 12 2.1.5.2. Theo đặc điểm .............................................................................................. 12 2.1.5.3. Theo số người tham gia ............................................................................... 13 2.1.5.4. Theo mục đích .............................................................................................. 13 2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................... 13 2.2.1. Quá trình khởi sự kinh doanh ......................................................................... 13 2.2.2. Lý thuyết hành vi dự định (Theory Plan Behavior – TPB) .......................... 15 iii 2.2.3. Thuyết sự kiện khởi nghiệp (The Entrepreneur Event – EES) của Shapero và Sokol (1982) và mô hình tiềm năng khởi nghiệp của Krueger và cộng sự (2000) .. 17 2.2.4. Mối quan hệ môi trường thể chế và ý định khởi nghiệp ............................... 19 2.2.5. Mối quan hệ giáo dục khởi nghiệp/kinh doanh và ý định khởi nghiệp........ 19 2.2.6. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ....................................... 20 2.2.7. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 27 2.2.8. Xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................... 27 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 34 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................... 34 3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ............................................................................................. 34 3.1.2. Nghiên cứu chính thức .................................................................................... 35 3.1.3. Xây dựng câu hỏi ............................................................................................ 35 3.1.4. Nội dung bảng câu hỏi chính thức ................................................................. 36 3.1.5. Các biến và thang đo ....................................................................................... 36 3.2. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 41 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 42 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 42 3.3.1.1. Dữ liệu thứ cấp ............................................................................................ 42 3.3.1.2. Dữ liệu sơ cấp .............................................................................................. 42 3.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ......................................................... 43 3.3.2.1. Phương pháp phân tích đối với mục tiêu 1 .................................................. 44 3.3.2.2. Phương pháp phân tích đối với đối với mục tiêu 2 ..................................... 44 3.3.2.3. Phương pháp phân tích đối với đối với mục tiêu 3 ..................................... 48 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 49 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 49 4.1.1. Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................................... 49 4.1.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo ....................................................................... 53 4.1.3. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo ý định khởi nghiệp ............. 56 4.2. PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP ................................................................................................ 58 4.2.1. Kết quả phân tích nhân tố đối với biến độc lập ............................................. 58 4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc......................................... 64 iv 4.2.3. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến ........................................................... 65 4.3. KIỂM ĐỊNH VÀ NHẬN XÉT KẾT QUẢ .................................................. 65 4.3.1. Kiểm định mô hình nghiên cứu ...................................................................... 65 4.3.2. Nhận xét kết quả .............................................................................................. 68 4.3.3. Mô hình sau khi phân tích hồi quy tuyến tính ............................................... 70 4.3.4. Kiểm định sự khác biệt về ý định khởi nghiệp đối với các biến kiểm soát . 71 4.3.4.1. Giới tính ....................................................................................................... 71 4.3.4.2. Ngành học .................................................................................................... 72 4.3.4.3. Nền tảng gia đình......................................................................................... 73 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ ......................... 75 5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 75 5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ ....................................................................................... 77 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KSDN Khởi sự doanh nghiệp KSKD Khởi sự kinh doanh SEE Shaperos Model of the Entrepreneurial Event SEM Structural Equation Modeling SPSS Statistical Package for the Social Sciences TPB Theory of planned behavior TRA Theory of Reasoned Action WPI Work Preference Inventory vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu...................................... 29 Bảng 3.1: Các biến và thang đo ........................................................................... 37 Bảng 3.2: Thống kê tỉ lệ sinh viên khảo sát ......................................................... 42 Bảng 4.1: Thông tin về đối tượng khảo sát .......................................................... 49 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định thang đo lần cuối ................................................... 54 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định thang đo ý định khởi nghiệp ................................. 57 Bảng 4.4: Thống kê các biến trong mô hình sau khi phân tích Cronbach’s Alpha ................................................................................................. 57 Bảng 4.5: Kiểm định KMO và Bartlett đối với biến độc lập ............................... 59 Bảng 4.6: Tổng phương sai được giải thích đối với biến độc lập ........................ 59 Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố cuối cùng ................................................... 61 Bảng 4.8: Kiểm định KMO và Bartlett’s đối với biến phụ thuộc ........................ 64 Bảng 4.9: Tổng phương sai được giải thích đối với biến phụ thuộc .................... 64 Bảng 4.10: Kiểm định tính độc lập của phần dư trong mô hình hồi quy ............. 66 Bảng 4.11: Phân tích phương sai ......................................................................... 66 Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy .................................................................. 67 Bảng 4.13: Kiểm định sự khác biệt về giới tính .................................................. 72 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định T – test theo giới tính .......................................... 72 Bảng 4.15: Kiểm định sự khác biệt về ngành học................................................ 73 Bảng 4.16: Kết quả kiểm định T – test về ngành học .......................................... 73 Bảng 4.17: Kiểm định sự khác biệt về nền tảng gia đình .................................... 74 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định T – test về nền tảng gia đình ............................... 74 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Quá trình khởi sự kinh doanh ............................................................... 14 Hình 2.2: Thuyết hành vi dự định (TPB) ............................................................. 16 Hình 2.3: Thuyết sự kiện khởi nghiệp (EES) của Shapero và Sokol ................... 17 Hình 2.4: Mô hình tiềm năng khởi nghiệp của Krueger và cộng sự .................... 18 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu ............................................................................. 28 Hình 3.1: Thiết kế quy trình xây dựng bảng câu hỏi ........................................... 36 Hình 3.2: Tiến trình nghiên cứu ........................................................................... 41 Hình 4.1: Ngành học ............................................................................................ 50 Hình 4.2: Giới tính ............................................................................................... 50 Hình 4.3: Nền tảng gia đình ................................................................................. 51 Hình 4.4: Xếp loại học lực ................................................................................... 51 Hình 4.5: Giữ chức vụ trong lớp học ................................................................... 52 Hình 4.6: Việc làm thêm ...................................................................................... 53 Hình 4.7: Sinh viên tự kinh doanh ....................................................................... 53 Hình 4.8: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ........................................................... 71 viii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nhiều năm qua, lĩnh vực khởi nghiệp đang rất được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, đặc biệt là nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của các đối tượng khác nhau. Tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo là yếu tố cốt lõi tạo ra thành công của các doanh nghiệp. Khởi nghiệp là một trong những lĩnh vực đột phá quan trọng nhằm thúc đẩy tiềm năng doanh nhân trẻ sáng tạo lập nghiệp, làm giàu cho chính mình và đóng góp cho sự thịnh vượng của xã hội. KSKD qua việc tạo lập các doanh nghiệp mới là động lực cho phát triển kinh tế của một quốc gia. Một nền kinh tế phát triển được là nhờ sự phát triển cả về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp chính vì thế để tạo sự phát triển không ngừng cho đất nước cần nhiều doanh nghiệp vững mạnh. Bên cạnh đó, một trong những vấn đề nan giải cần quan tâm hàng đầu đối với nền kinh tế Việt Nam chính là tình trạng không có việc làm, thất nghiệp gia tăng, thu nhập của người dân giảm sút hoặc có việc làm thì lại làm việc trái với ngành nghề được đào tạo chỉ vì muốn có được một công việc tạm thời. Chính vì lẽ đó, Chính phủ cũng đã nhận ra tầm quan trọng của định hướng tinh thần doanh nhân cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam – nhân tố chính trong công cuộc xây dựng nền kinh tế Việt Nam năng động và bền vững. Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp ở nước ta đang có xu hướng phát triển cao, chính vì lẽ đó năm 2016 cũng đã được Chính phủ chọn là năm quốc gia khởi nghiệp. Tháng 5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” theo Quyết định số 844/QĐ-TTg, với mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản, trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Mục tiêu đến năm 2025, hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ phát triển 600 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; 100 doanh nghiệp tham gia đề án gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp thực hiện nhiều chương trình 1 hành động nhằm giúp sinh viên phát triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết để tăng cường khả năng khởi nghiệp, điều này tạo động lực mạnh cho sinh viên có thể tự mở ra con đường tương lai cho bản thân. Bên cạnh đó, ngoài sự hỗ trợ từ Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo thì từ khi còn là sinh viên nhiều trường đã tổ chức các cuộc thi sáng tạo, ý tưởng để khơi gợi tinh thần khởi nghiệp của sinh viên với cuộc thi tìm kiếm ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong sinh viên (Nguyễn Hiền, 2017). Hàng loạt các chương trình hỗ trợ và khuyến khích người dân, thanh niên và sinh viên khởi nghiệp đã được tổ chức như chương trình khởi nghiệp của VCCI (qua 8 năm huy động được 15.000 thanh niên tham gia), Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, cuộc thi “Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ”, chương trình truyền hình “Làm giàu không khó”,…Chính phủ cũng đã có chính sách khuyến khích và thúc đẩy thành lập doanh nghiệp và trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như sự tích cực triển khai các hoạt động trợ giúp doanh nghiệp như việc thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ tín dụng nhân dân ở một số địa phương nhằm tạo điều kiện cho các doanh nhân vay vốn để KSKD và phát triển (Hoàng Văn Hoa, 2010). Trong điều kiện kinh tế phát triển, chính trị ổn định và chính sách mở cửa của nền kinh tế nước ta, nhiều sinh viên đã nghiên cứu, tìm kiếm ý tưởng và định hướng khởi nghiệp ở tất cả ngành nghề của các ngành học. Trong những năm vừa qua, kinh tế nước ta đã phải đối mặt với nhiều thách thức lớn của lạm phát và khủng hoảng kinh tế thế giới. Kinh tế suy thoái có ảnh hưởng ít nhiều đến vấn đề việc làm và phong trào khởi nghiệp của sinh viên. Thực tế cung cầu trên thị trường lao động ở Việt Nam đã chứng minh rằng quá trình tuyển dụng lao động đã và đang gặp không ít khó khăn. Khi mà hàng loạt sinh viên ra trường không có việc làm, môi trường làm việc nhà nước ngày càng cạnh tranh về chỉ tiêu thì ý định khởi nghiệp chính là một trong những giải pháp tốt nhất cho những ai muốn thay đổi bản thân và định hướng việc làm một cách sáng tạo, đúng đắn, hướng đến việc tự làm chủ và tự bắt đầu một cuộc sống mới bằng chính năng lực cá nhân. Sinh viên là những người có tiềm năng lớn góp phần vào sự thành công cho việc khởi nghiệp ở nước ta, việc đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tư duy làm chủ trong sinh viên nói riêng và các tầng lớp dân cư nói chung trở nên cấp bách hơn bao giờ hết nhằm giảm bớt áp lực về vấn đề việc làm cho xã hội. Song, để sinh viên khởi nghiệp thành công, họ rất cần sự phối hợp của nhiều yếu tố. Tuy 2 nhiên, câu hỏi đặt ra là nguyên nhân khởi nghiệp và yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên? Thực trạng khởi nghiệp của sinh viên hiện nay như thế nào? Yếu tố ngữ cảnh và nền tảng gia đình có tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên hay không? Chính vì vậy, nghiên cứu này được điều tra ở Việt Nam hay cụ thể là ở Trường Đại học Trà Vinh để thấy được các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp từ đó rút ra kết luận và hàm ý quản trị nhằm tạo động lực khơi dậy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên ngày càng đạt hiệu quả hơn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ở Trường Đại học Trà Vinh nhằm đưa ra những hàm ý quản trị để nâng cao khả năng về ý định khởi nghiệp của sinh viên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Xuất phát từ các lý do trên, nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu sau:  Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.  Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp.  Đề xuất một số hàm ý quản trị rút ra từ kết quả nghiên cứu nhằm tạo động lực khơi dậy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung trả lời các vấn đề sau đây để đạt được mục tiêu đề ra:  Các nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên?  Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học ra sao?  Các hàm ý quản trị nào giúp sinh viên có động lực để khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học. 1.4.2. Đối tượng khảo sát Sinh viên đại học chính quy năm cuối vì đây là đối tượng chưa tốt nghiệp, đang trong giai đoạn lựa chọn nghề nghiệp. Tác giả không khảo sát đối tượng sinh viên vừa 3 làm vừa học, văn bằng 2 và học viên cao học vì nhóm người này đa số đều là những đối tượng có việc làm ổn định và có những mối quan hệ nhất định trong xã hội. 1.4.3. Phạm vi nội dung Có rất nhiều khái niệm và cách tiếp cận khác nhau về KSDN, trong nghiên cứu này tập trung vào việc xác định yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ở Trường Đại học Trà Vinh. 1.4.4. Phạm vi không gian Nghiên cứu tập trung chủ yếu ở sinh viên đại học năm cuối các ngành tại Trường Đại học Trà Vinh vì với các ngành nghề khác nhau thì ý định khởi nghiệp của sinh viên cũng khác nhau. 1.4.5. Phạm vi thời gian Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 12/2017 đến tháng 7/2018 tại Trường Đại học Trà Vinh, gồm các hoạt động như thu thập tài liệu tham khảo, thiết kế bảng câu hỏi điều tra, phỏng vấn sơ bộ đối tượng khảo sát, thu thập số liệu và thông tin từ sách, báo, internet, phỏng vấn chính thức đối tượng khảo sát, nhập và xử lý số liệu, phân tích dữ liệu, đánh giá lại nghiên cứu và đề xuất hàm ý quản trị. 1.5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Tác giả xác định và làm rõ được tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Tác giả giới thiệu các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp, nghiên cứu và tổng hợp các lý thuyết trong và ngoài nước có liên quan, phát triển các giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Tác giả xây dựng các thang đo, mô tả kích thước mẫu, cách chọn mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu, phỏng vấn, xử lý dữ liệu và phân tích đối với đề tài. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Tác giả trình bày các kết quả nghiên cứu, mô tả mẫu khảo sát, dữ liệu nghiên cứu sau khi được phân tích sẽ trình bày những kết quả chủ yếu, tác giả sẽ kiểm định và chuẩn hóa mô hình nghiên cứu. 4 Chương 5: Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị Tác giả sau khi thực hiện các bước trên, tóm lược kết quả nghiên cứu đạt được, từ kết quả nghiên cứu này tác giả sẽ trình bày được những kết luận chính và đề xuất các hàm ý quản trị dựa trên kết quả nghiên cứu. 5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Thị Hoa Liên (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh), Tạp chí khoa học Yersin, trang 44-53. 2. Hoàng Văn Hoa (2010), Giải pháp xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số tháng 4/2010, trang 61 – 65. 3. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB HồngĐức. 4. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, 3 rd ed. Hà Nội: NXB Lao động Xã hội. 5. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Anh Tuấn (2009), Hoạt động ươm tạo doanh nghiệp trong các trường Đại học Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 6. Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Kim Pha (2016), Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh, Tạp chí khoa học Trường Đại học Trà Vinh, số 23 tháng 9.2016, trang 1–9. 7. Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Mai Võ Ngọc Thanh (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên khối ngành Quản trị Kinh doanh tại các trường Đại học/Cao đẳng ở Thành phố Cần Thơ, Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Văn Hiến, số 10 – tháng 2/2016, trang 55-64. 8. Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Ngọc Huyền (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 205 (II),trang 75–83. 9. Nguyễn Thu Thủy (2015), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tiềm năng khởi sự của sinh viên đại học, Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 10. Ngô Thị Thanh Tiên, Cao Quốc Việt (2016), Tổng quan lý thuyết về ý định khởi nghiệp của sinh viên, Tạp chí khoa học Đại học Mở TP.HCM, số 50 (5) 2016, trang 56–65. 11. Phan Anh Tú, Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp trường hợp sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị 81 Kinh doanh: Trường hợp sinh viên Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, trang 59 – 66. 12. Phan Anh Tú, Nguyễn Thanh Sơn (2015), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên Kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 40 (2015), trang 39 – 49. 13. VCCI (2015), Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam năm 2014,NXB Thông Tấn, Hà Nội. 14. Amos & Alex (2014), “Theory of Planned Behavior, Contextual Elements, Demographic Factors and Entrepreneurial Intentions of Students Kenya”, European Journal of Business and Management, Vol 6, No. 15, pp 1 – 40. 15. André van Stel và cộng sự (2004), “The effect of entrepreneurship on national economic growth: An analysis using the GEM database”, Discussion Papers on Entrepreneuship, Growth and Public Policy, pp 1 – 20. 16. Ajzen, Icek. (1987), “Attitudes, Traits, and Actions: Dispositional Prediction of Behavior in Personality and Social Psychology”, Advances in Experimental Social Psychology, 20(C): 1–63. 17. Ajzen, Icek. (1991), The Theory of Planned Behavior, Orgnizational Behavior and Human Decision Processes, pp 179–211. 18. Bandura A. (997), “Self – efficacy: The exercise of control”, New York, Freeman. 19. Banjo Roxas. (2014), “Effects of entrepreneurial knowledge on entrepreneurial intentions: a longitudinal study of selected South – east Asian business students”, Journal of Education and Work, Vol.27, No.4, pp 432–453. 20. Begley, T.M, Tan, W.L. (2001), “The socio cultural environment for entrepreneurship: a comparison between East asian and Anglo – saxon countries”, Journal of international business studies, 32 (3), pp 537 – 547. 21. C. Christopher Baughn và cộng sự, (2006), “Normative, social and cognitive predictors of entrepreneurial interest in China, VietNam and the Philippines”, Journal of Developmental Entrepreneurship,Vol.11, No.1, pp 57 –77. 22. Davidsson P., (1995), “Determinants of entrepreneurial intentions: Sweden”, Paper prepared for the Rent IX Workshop, Piacenza, Italy, pp 23 – 24. 82 23. Étienne St-Jean và cộng sự (2014), “Entrepreneurial intentions of university students: an international comparison between African, European and Canadian students”, Int Journal Entrepreneurship and Innovation Management, Vol. 18, pp 95 – 114. 24. Fishbein, M., & Ajzen, I. (1975), Belief, attitude, intention, and behavior: An introduction to the theory and research,Reading, MA: Addison-Wesley. 25. Gerbing, David W. and James C. Anderson. (1988), “An Updated Paradigm for Scale Development Incorporating Unidimensionality and Its Assessment”, Journal of Marketing Research, 25(2):186–92. 26. Global Entrepreneurship Monitor (2010). Global report. 27. Global Entrepreneurship Monitor (2015). Global report. 28. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B. J., Anderson, R.E. & Tatham, R.L., 2006. Multivariate data analysis. 6th ed, Pearson Prentice Hall. 29. Juan Carlos Díza – Casero, Joao Jose M. Ferreira, Ricardo Hernandez Mogollon & Mario Lino Barata Raposo (2009), “Influence of institutional environment on entrepreneurial intention: a comparative study of two countries university students”, Int Entrep Management Journal, No.8,pp 55–74. 30. Kristandy, S. J., & Aldianto, L. (2015), “Factors that Influence Student's Decision in Starting-up Service Franchise Business in Bandung”, Procedia-Social and Behavioral Sciences, 169, 318-328. 31. Kolvereid, L., & Isaksen, E. (2006), “New business start-up and subsequent entry into self-employment”, Journal of Business Venturing, Vol 21, pp 866–885. 32. Krueger, N.F., Jr andBrazeal, D.V. (1994). Entrepreneurial Potential and Potential Entrepreneurs. Entrepreneurship Theory and Practice 18 (3), pp 91–104. 33. Krueger, N.F., Reilly, M.D., Carsrud, A.L.(2000). “Competing models of entrepreneurial intentions”, Journal of Business Venturing 15 (5/6), 411-432.Lee, S. M., Lim, B., Pathak, R.E., Chang, D., & Li, W. (2006), “Influences on students attitudes toward entrepreneurship: A multi – country study”,International Entrepreneurship and Managament Journal, Vol 2 (3), pp 351 – 366. 34. Linan, F., Chen, Y. W (2006), “Testing the entrepreneurial intention model on a two country sample”, A Working Paper in the Documents de treball. 83 35. Linan, F., Chen, Y. W (2009), “Development and Cross – Cultural Application of a Specific Instrument to Measure Entrepreneurial intentions”, Entrepreneurship Theory and Practice, Vol 33 (3), pp 593 – 617. 36. Linan F., Rodriguez – Cohard J. C., Rueda – Cantuche J. M., 2010. Factors affecting entrepreneurial intention levels: a role for education. International Entrepreneurship and Management Journal, June 2011, Vol. 7, Issue 2, pp. 195 – 218. 37. MacMillan, I.C. & Katz, J.A. (1992). Idiosyncratic milieus of entrepreneurial research: The need for comprehensive theories. Journal of Business Venturing, 7, 1–8. 38. Mark Pruett và cộng sự,(2008), “Explaining entrepreneurial intentions of university students: a cross – cultural study”, International Journal of Entrepreneurial Behaviour & Research, Vol15, No.6, pp 571 – 594. 39. Nguyen, T. V., Bryant, S. E., Rose, J., Tseng, C.-H., & Kapasuwan, S. (2009), “Cultural Values, Market Institutions, and Entrepreneurship Potential: a Comparative Study of the United States, Taiwan, and Vietnam”, Journal of Developmental Entrepreneurship, Vol 14(01), pp 21–37. 40. North, D. C. (1990).Institutions, Institutional Change and Economic Performance. Institutions, InstitutionalChange and Economic Performance (1st ed.). Cambridge: Cambridge University Press. 41. Peter Drucker. Innovation and Entrepreneurship. Practice and Principles (1985) Harper & Row, New York. 42. Pruett, M., Shinnar, R., Toney, B., Llopis, F., & Fox, J. (2009). Explaining entrepreneurial intentions of universitystudents: a cross-cultural study. International Journal of Entrepreneurial Behaviour & Research, 15(6), 571 –594. 43. Tabachnick B G, Fedell L S. (996), Multivariate Data Analysys. 3rd ed. New Work: Harper Collins. 44. Rae, D., & Woodier-Harris, N. R. (2013),“How does enterprise and entrepreneurship education influence postgraduate student’s career intentions in the New Era economy?”, Education + Training, Vol 55 (8/9), pp 926–948. 45. Rita Remeikiene và cộng sự (2013), “International Conference: Explaining entrepreneurial intention of university students: the role of entrepreneurial education”, Management Knowledge and Learning, pp 299–307. 84 46. Robert Plant & Jen Ren (2010), “A comparative study of motivation and entrepreneurial intentionality: Chinese and American perspectives”, Journal of Developmental Entrepreneurship, Vol. 15, No.2, pp 187–204. 47. Schnurr, J. and Newing (1997) “A Conceptual and Analytical Framework for Youth Enterprise and Livelihood Skills Development”. In McClelland D., (1961) “The Achieving Society” 48. Shapero, A.(1981).Self-renewing econonomies. Economic Development Commentary, 5(Apr), 19-22. 49. Shapero, Albert and Lisa Sokol (1982), “The Social Dimensions of Entrepreneurship”, Encyclopedia of entrepreneurship 72–90. 50. Smilor W.R., (1997) “Entrepreneurship: Reflections on a subversive activity”. In Cole A. H. (1949), “Entrepreneurship and entrepreneurial history”. 51. Sobel, R.S., & King, K.a. (2008), “Does school choice increase tha rate of youth entrepreneurship? ”Economics of Education Review, Vol 27 (4), pp 566–591. 52. Vishal K. Gupta, Chun Guo, Mario Canever, Hyung Rok Yim, Gaganjeet Kaur Sraw & Ming Liu (2012), “Institutional environment for entrepreneurship in rapidly emerging major economies: the case of Brazil, China, India, and Korea”, International Entrepreneurship and Management Journal, Vol 10, pp 367–384. 53. Wang and Wong P. (2004), “Entrepreneurial interest of University students in Singapore”, Technovation, Vol 24, pp 163–172. 54. Wang, Weijun, Wei Lu, and John Kent Millington (2011), “Determinants of Entrepreneurial Intention among College Students in China and USA”, Journal of Global Entrepreneurship Research 1(1):35–44. 55. Yet Mee Lim, Teck Heang Lee & Boon Liat Cheng (2012), “Entrepreneurial inclination among business students: A Malaysian Study”, The south East Asian Journal of Management, Vol.6, pp 65–142. 56. Zain, Zahariah Mohd, Amalina Mohd Akram, and Erlane K. Ghani (2010), “Entrepreneurship Intention among Malaysian Business Students”, Canadian Social Science 6(3):34–44. 57. Cục thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2017), Xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 85 2017: Việt Nam tăng 12 bậc, https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/12202/xep-hang-chi-so-doi-moi-sang-tao-toancau-nam-2017-viet-nam-tang-12-bac.aspx, truy cập ngày20 tháng 10 năm 2017. 58. Nguyễn Hiền (2017), Trao giải Ý tưởng Sáng tạo khởi nghiệp sinh viên, http://vov.vn/kinh-te/trao-giai-y-tuong-sang-tao-khoi-nghiep-sinh-vien-604196.vov, truy cập ngày 01 tháng 10 năm 2017. 59. Huỳnh Thanh Điền (2014), Khơi dậy tinh thần làm chủ của người Việt. http://www.doanhnhansaigon.vn/van-de/khoi-daytinh-than-lam-chu-cua-nguoiviet/1082114/, truy cập ngày 01 tháng 10 năm 2017. 60. Phạm Thái Sơn (2017), Sinh viên vỡ mộng khởi nghiệp, http://www.tintaynguyen.com/sinh-vien-vo-mong-khoi-nghiep/298470/amp, truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2017. 61. Phạm Việt Dũng (2016), Tạp chí cộng sản, Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - Tạo động lực cho nền kinh tế, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinhte/2016/42747/Phat-trien-doanh-nghiep-nho-va-vua-tao-dong-luc-cho.aspx, truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2017. 62. Thủ tướng chính phủ (2016), Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gia quốc đến năm 2025", http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban, truy cập ngày 01 tháng 12 năm 2017. 86
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan