Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉn...

Tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh bến tre

.PDF
113
1
120

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ---------------- HUỲNH TRỌNG NHÂN XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE DETERMINATION OF FACTORS AFFECTING SURFACE RESOLUTION IN BEN TRE PROVINCE LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 60.58.03.02 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2021 NGHIÊN CỨU ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐHQG - HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Anh Thư Chữ ký:……… Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Đỗ Tiến Sỹ Chữ ký:……… Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Nguyễn Thanh Việt Chữ ký:……… Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày 29 tháng 01 năm 2021 Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ) 1. TS. Lê Hoài Long : Chủ tịch hội đồng 2. TS. Đỗ Tiến Sỹ : Cán bộ phản biện 1 3. TS. Trần Nguyễn Ngọc Cương : Thư ký hội đồng 4. TS. Nguyễn Thanh Việt : Cán bộ phản biện 2 5. TS. Đặng Ngọc Châu : Ủy viên hội đồng Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có). CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA TS. LÊ HOÀI LONG i ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ………………… ………………… NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên học viên : Huỳnh Trọng Nhân Ngày tháng năm sinh : 19/8/1993 MSHV : 1770112 Nơi sinh : Bến Tre Chuyên ngành Mã số : Quản lý xây dựng : 60580302 I. TÊN ĐỀ TÀI: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Bến Tre. II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng bằng trên địa bàn tỉnh Bến Tre. - Đưa ra các kiến nghị, giải pháp thực hiện giải phóng mặt bằng trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Bến Tre. III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 21/9/2020 IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 04/01/2021 V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. NGUYỄN ANH THƯ Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 01 năm 2021 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. NGUYỄN ANH THƯ CHỦ NHIỆM BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA ii LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ là một công trình quan trọng để đánh giá kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của học viên. Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn nhận rất nhiều sự động viên hỗ trợ rất tận tình, quý báu của gia đình, thầy cô, bạn bè. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô bộ môn Quản lý xây dựng đã tận tình dạy bảo và truyền đạt cho tôi về các môn chuyên ngành trong suốt thời gian qua, nhờ đó tôi có nền tảng kiến thức vững chắc để vận dụng vào việc làm Luận văn tốt nghiệp, những kiến thức thầy cô truyền đạt không những giúp ích cho tôi trong đề tài này, mà còn giúp cho tôi làm tốt công việc sau này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô TS. Nguyễn Anh Thư, đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn, cảm ơn cô đã chia sẻ những kinh nghiệm, những nguồn tài liệu bổ ích để tôi có thể tham khảo và vận dụng. Xin chân thành cảm ơn những người bạn, đồng nghiệp đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và trong quá trình luận văn tốt nghiệp để tôi có thể hoàn thành một cách tốt nhất có thể. Trong quá trình thực hiện đề tài, rất khó tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ quý thầy cô để hoàn thiện tốt hơn. Kính chúc quý thầy cô ngày càng thành đạt, nhiều sức khỏe để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 01 năm 2021 Huỳnh Trọng Nhân iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Thực hiện giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư để phát triển kinh - tế xã hội. Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh mà còn đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo lập môi trường thông thoáng cho đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất, giảm thiểu tình trạng tranh chấp, bất đồng, khiếu nại, tố cáo trong nhân dân. Nghiên cứu này trình bày việc xác định các yếu ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Tổng cộng có 39 yếu tố, được xem xét từ tài liệu nghiên cứu trước và từ các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng ở tỉnh Bến Tre. Bảng câu hỏi khảo sát được sử dụng thang đo Likert năm điểm, được gửi cho khoảng 250 cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Điều này nhận lại 199 phản hồi hợp lệ để phân tích dữ liệu. Phân tích nhân tố khám phá cho thấy các yếu tố này được phần thành năm nhóm: (1) “Liên quan đến địa phương”, (2) “Cơ chế chính sách và hệ thống văn bản pháp luật”, (3) “Chi phí thực hiện”, (4) “Chủ đầu tư”, (5) “Tổ chức thực hiện”. Những phát hiện này đóng góp một phần kiến thức trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng không chỉ tại tỉnh Bến Tre và những phát hiện này giúp Chủ đầu tư, đơn vị thực hiện giải phóng mặt bằng, chính quyền địa phương hiểu rỏ hơn về tình hình giải phóng mặt bằng của tỉnh hiện nay. Từ khóa: Ảnh hưởng giải phóng mặt bằng, giải phóng mặt bằng. iv ABSTRACT Implementation of site clearance is an important stage in the process of implementing investment projects for socio-economic development. Doing well the site clearance is important in socioeconomic development in the province, but also promotes investment attraction, creating an open environment for investment and development. In addition, it contributes to ensuring the legal and legitimate rights and interests and stabilizing the lives of people whose land is acquired, minimizing disputes, disagreements, complaints and denunciations among the people. This study presents the identification of factors affecting the site clearance work in Ben Tre province. A total of 39 factors are examined from previous research papers and from indepth interviews with experts with many years of experience in the construction sector in Ben Tre province. The survey questionnaire used a five-point Likert scale, which was sent to approximately 250 individuals working in the construction industry. This returns 199 valid responses for data analysis. Exploratory factor analysis shows that these factors can be classified into five groups: (1) "Local government", (2) "Policy mechanism and legal document system", (3) "Cost of implementation", (4) "Investor", (5) "Organization of implementation". These findings contribute a part of knowledge in analyzing the factors affecting site clearance work not only in Ben Tre province and more fundamentally, these findings help the Investor, the real entity. The current land clearance situation better understands the current situation of land clearance in the province. Keywords: Land clearance effects, Clearance. v LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này hoàn toàn do tôi tự nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Anh Thư. Tôi xin cam đoan các thông tin trong luận văn được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực không sao chép. Nếu có gì sai sót tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 01 năm 2021 Huỳnh Trọng Nhân vi MỤC LỤC CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................... 1 1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 3 1.2.1 Mục tiêu chung............................................................................. 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................. 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................... 4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 4 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: .................................................................... 4 1.5 Cấu trúc của luận văn ...................................................................... 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................. 6 2.1 Cơ sở lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu ......................................... 6 2.1.1 Các khái niệm............................................................................... 6 2.1.2 Quy trình bồi thường GPMB ....................................................... 7 2.1.3 Tổng quan về tỉnh Bến Tre và các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bến Tre .................................................................................. 10 2.2 Các nghiên cứu trước đây ............................................................. 11 2.2.1 Các nghiên cứu trong nước ........................................................ 11 2.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài........................................................ 12 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 14 3.1 Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 14 3.2 Quy trình nghiên cứu .................................................................... 14 3.3 Thu thập dữ liệu ............................................................................ 16 3.3.1 Thiết kế bảng câu hỏi ................................................................. 16 3.3.2 Chọn mẫu ................................................................................... 19 3.4 Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 20 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 22 4.1. Khảo sát thử ................................................................................. 22 4.2. Đặc điểm đối tượng khảo sát đại trà ............................................ 24 4.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) .............. 29 4.4 Thống kê mô tả ............................................................................. 38 4.5 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................. 41 vii 4.6 Mô hình nghiên cứu ...................................................................... 49 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................... 51 5.1 Kết luận ......................................................................................... 51 5.2 Kiến nghị ....................................................................................... 51 5.3 Phỏng vấn ý kiến lãnh đạo ............................................................ 54 5.4 Đóng góp mới của luận văn: ......................................................... 55 5.5 Hạn chế của đề tài: ........................................................................ 55 5.6 Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 57 PHỤ LỤC I ............................................................................................. 60 PHỤ LỤC II ............................................................................................ 71 PHỤ LỤC III ........................................................................................... 77 LÝ LỊCH TRÍCH NGANG................................................................... 100 viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Bảng tổng hợp.......................................................................... 17 Bảng 4.1 Loại dự án tham gia ................................................................. 22 Bảng 4.2 Cấp công trình ......................................................................... 22 Bảng 4.3 Nhiệm vụ, vai trò đối với các dự án ........................................ 23 Bảng 4.4 Trình độ chuyên môn ............................................................... 23 Bảng 4.5 Loại hình đơn vị....................................................................... 23 Bảng 4.6 Loại dự án tham gia ................................................................. 24 Bảng 4.7 Cấp công trình ......................................................................... 25 Bảng 4.8 Nhiệm vụ, vai trò đối với các dự án ........................................ 25 Bảng 4.9 Nguồn vốn thực hiện dự án ..................................................... 26 Bảng 4.10 Tổng mức đầu tư xây dựng.................................................... 26 Bảng 4.11 Thâm niên công tác................................................................ 27 Bảng 4.12 Trình độ chuyên môn ............................................................. 27 Bảng 4.13 Chức năng chính của đơn vị .................................................. 28 Bảng 4.14 Vị trí công tác ........................................................................ 29 Bảng 4.15 Hệ số Cronbanch’s Alpha nhóm............................................ 30 Bảng 4.16 Hệ số Cronbanch’s Alpha biến quan sát ............................... 30 Bảng 4.17 Hệ số Cronbanch’s Alpha nhóm (kiểm định lần 5) ............... 32 Bảng 4.18 Hệ số Cronbanch’s Alpha biến quan sát (kiểm định lần 5)... 32 Bảng 4.19 Bảng kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai................. 34 Bảng 4.20 Bảng kiểm định Welch .......................................................... 35 Bảng 4.21 Bảng kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai................. 36 Bảng 4.22 Bảng định Welch ................................................................... 37 Bảng 4.23 Xếp hạng theo mức độ ảnh hưởng......................................... 38 Bảng 4.24 Bảng kiểm định KMO và Bartlett’s test ................................ 41 Bảng 4.25 Bảng phương sai trích ............................................................ 41 Bảng 4.26 Bảng kết quả ma trận xoay .................................................... 43 Bảng 4.27 Bảng kiểm định KMO và Bartlett’s test ................................ 44 ix Bảng 4.28 Bảng phương sai trích ............................................................ 44 Bảng 4.29 Bảng kết quả ma trận xoay .................................................... 45 x DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Bản đồ quy hoạch thủy lợi tỉnh Bến Tre .................................... 2 Hình 1.2 Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bến Tre .............................. 3 Hình 3.1 Phương pháp và các bước nghiên cứu ..................................... 16 Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................. 49 xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GPMB: Giải phóng mặt bằng KT-XH: Kinh tế - xã hội CĐT: Chủ đầu tư TCTH: Tổ chức thực hiện CC&VBPL: Cơ chế chính sách và hệ thống văn bản pháp luật UBND: Ủy ban nhân dân xii LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. NGUYỄN ANH THƯ CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Đặt vấn đề Xây dựng gắn liền với sự hình thành và phát triển của nhân loại cũng như đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của một đất nước. Hiện nay những quốc gia phát triển cũng là những nước có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại, chính vì vậy việc đầu tư và phát triển hạ tầng là ưu tiên của nhiều quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tỉnh Bến Tre hiện nay đang trên đường hội nhập và phát triển, do đó cần quan tâm đến sự tăng trưởng của nhiều lĩnh vực bao gồm đầu tư xây dựng. Trong công tác này, giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, quản lý chất lượng công trình và nghiệm thu thanh quyết toán hoàn thành công trình là những công việc quan trọng. Tỉnh Bến Tre là một trong những tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất của miền Tây Nam Bộ nói riêng và của cả nước nói chung, cùng với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa cao thì vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay là công tác GPMB để phục vụ cho nhu cầu xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh càng trở nên cấp thiết. Trong những năm vừa qua trên địa bàn tỉnh Bến Tre triển khai rất nhiều dự án đầu tư để phát triển KT - XH, Giai đoạn 2018-2021 tỉnh Bến Tre đặt ra nhiều mục tiêu trọng tâm phát triển, trong đó đầu tư xây dựng hoàn thiện về an sinh xã hội, cụ thể: năm 2018 cần thu hồi đất là 54,29ha cho 57 dự án [1], năm 2019 cần thu hồi đất là 1.597,77ha cho 144 dự án [2], năm 2020 cần thu hồi đất là 2.321,04ha cho 141 dự án [3]. Tuy nhiên, tình hình thực tế triển khai thi công xây dựng vẫn còn khá chậm, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn thấp chủ yếu phần lớn là khó khăn trong khâu GPMB, GPMB các dự án là một trong những vấn đề các HVTH: HUỲNH TRỌNG NHÂN 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. NGUYỄN ANH THƯ chuyên gia trong tỉnh phải đau đầu, luôn tìm cách tháo gỡ, vừa mục đích đảm bảo công trình triển khai đúng kế hoạch vừa đảm bảo lợi ích của người dân. Thực tế khi triển khai thi công hầu như đều cần GPMB, chỉ một ít không cần GPMB do thực hiện trên đất nhà nước quản lý. Gần như trên 75% công trình của tỉnh Bến Tre khi triển khai thi công đều chậm bàn giao mặt bằng, có những công trình gần hết thời gian thi công mà vẫn chưa có mặt bằng sạch, cụ thể: Dự án quản lý nguồn nước JICA, KCN Phú Thuận, cải tạo nâng cấp QL57, dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp cảng cá Ba Tri… Thực hiện GPMB là khâu liên quan đến nhiều bên và là bước rất quan trọng trong thực hiện các dự án. Làm tốt điều này không những có ý nghĩa rất quan trọng trong đối với phát triển KT-XH trong tỉnh mà còn thu hút nguồn vốn đầu tư. Việc tìm ra nguyên nhân cụ thể, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác GPMB thì đề tài “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Bến Tre” là thực sự cần thiết và cấp bách. Hình 1.1 Bản đồ quy hoạch thủy lợi tỉnh Bến Tre HVTH: HUỲNH TRỌNG NHÂN 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. NGUYỄN ANH THƯ Hình 1.2 Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bến Tre 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác GPMB trên địa bàn tỉnh Bến Tre. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác GPMB trên địa bàn tỉnh Bến Tre. - Đánh giá, xếp hạng, xác định nhóm nhân tố chính từ đó định hướng công tác quản lý của tỉnh Bến Tre. - Đề xuất các biện pháp giúp Ban Quản lý dự án (cấp huyện, thành phố, tỉnh...) trên địa bàn tỉnh Bến Tre cải thiện chất lượng GPMB. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (1) Đánh giá về thực trạng GPMB của các bên tham gia hiện nay tại tỉnh Bến Tre? (2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác GPMB ở tỉnh Bến Tre như thế nào? HVTH: HUỲNH TRỌNG NHÂN 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. NGUYỄN ANH THƯ (3) Các giải pháp nào có thể sử dụng để thực hiện tốt hơn công tác GPMB trên địa bàn tỉnh Bến Tre? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu - Chính quyền địa phương. - Chủ đầu tư. - Đơn vị thi công. - Các đối tượng khác (Người dân, đơn vị thực hiện giải phóng mặt bằng, thiết kế…). 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: Dữ liệu được lấy tỉnh Bến Tre năm 2020. 1.5 Cấu trúc của luận văn Luận văn có kết cấu 5 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu Chương này sẽ giới thiệu tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và bố cục của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý luận Chương này nêu lên nội dung về công tác GPMB, các nghiên cứu trong và ngoài nước. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này giới thiệu về các bước nghiên cứu, cách chọn mẫu, xây dựng thang đo, quá trình thu thập dữ liệu và kỹ năng phân tích thống kê trong nghiên cứu này. Chương 4: Kết quả nghiên cứu HVTH: HUỲNH TRỌNG NHÂN 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. NGUYỄN ANH THƯ Chương này phân tích các dữ liệu thu thập được thông qua kết quả kiểm định độ tin cậy, sự phù hợp của thang đo. Chương 5: Kết luận và kiến nghị Chương này đưa ra kết luận từ kết quả cuộc khảo sát và đưa ra giải pháp cụ thể để công tác GPMB trên địa bàn tỉnh Bến Tre. HVTH: HUỲNH TRỌNG NHÂN 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. NGUYỄN ANH THƯ CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Cơ sở lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu 2.1.1 Các khái niệm Bồi thường: - Bồi thường là đền bù những thiệt hại tổn thất gây ra, đền bù là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao. - Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người sử dụng đất [4]. Trong đó, giá trị quyền sử dụng đất có thể là: Giá trị bằng tiền, bằng vật chất khác, do các quy định của pháp luật điều tiết hoặc do thỏa thuận giữa các chủ thể đối với một diện tích đất xác định. - GPMB là quá trình tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến di dời nhà cửa, cây cối và các công trình xây dựng trên phần đất nhất định được quy định cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới trên đó. - Công tác bồi thường GPMB từ khi thành lập Hội đồng GPMB cho tới khi bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Hỗ trợ: - Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, là việc Nhà nước giúp đỡ người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển [4]. - Bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư. Tái định cư: - Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh sống và làm ăn. Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển HVTH: HUỲNH TRỌNG NHÂN 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. NGUYỄN ANH THƯ không thể tránh khỏi khi Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển. - Tái định cư được hiểu là một quá trình từ bồi thường hỗ trợ về đất, tài sản; di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất tinh thần tại đó. - Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng [4]. Như vậy, tái định cư là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế, xã hội đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu vì sự phát triển chung. Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì người sử dụng đất được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau: - Bồi thường bằng nhà ở. - Bồi thường bằng giao đất ở mới. - Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở. - Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và các hỗ trợ khác cho người bị thu hồi đất. Tái định cư là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong chính sách GPMB giúp người bị thu hồi đất ổn định nơi ở. 2.1.2 Quy trình bồi thường GPMB Trong quá trình thực hiện dự án hầu như điều phải thu hồi đất, thì bồi thường GPMB là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hồi đất. Đồng thời đảm bảo được quyền, lợi ích HVTH: HUỲNH TRỌNG NHÂN 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan