Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác định các giải pháp bảo vệ môi trường khu đô thị cầu lạc trung thành phố uông...

Tài liệu Xác định các giải pháp bảo vệ môi trường khu đô thị cầu lạc trung thành phố uông bí tỉnh quảng ninh

.PDF
99
2
108

Mô tả:

.. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC CAO TRẦN NHẬT XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG KHU ĐÔ THỊ CẦU LẠC TRUNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG THÁI NGUYÊN - 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC CAO TRẦN NHẬT XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG KHU ĐÔ THỊ CẦU LẠC TRUNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng Mã số: 8850101 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ NHƢ QUÂN THÁI NGUYÊN - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng: “Xác định các giải pháp bảo vệ môi trường khu đô thị cầu Lạc Trung, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” là do chính tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Lê Nhƣ Quân. Các tài liệu, số liệu, dẫn chứng mà tôi sử dụng trong đề tài là có thực và do bản thân tôi thu thập, xử lý mà không có bất cứ sự sao chép không hợp lệ nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này. Tác giả luận văn Cao Trần Nhật ii LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Khoa học đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập tại trƣờng và thực hiện đề tài này. Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Nhƣ Quân, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Em cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh; UBND thành phố Uông Bí đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian đi khảo sát thực tế vừa qua. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, ngƣời thân và anh, chị, em đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian để em có thể hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ, thời gian nghiên cứu nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của Quý thầy cô giáo, các anh/chị và các bạn đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Học viên xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện Cao Trần Nhật iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................v DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .....................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................2 4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................4 5. Dự kiến những đóng góp của đề tài ......................................................................5 6. Kết cấu luận văn ...................................................................................................5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................6 1.1. Một số quan niệm và khái niệm cơ bản .............................................................6 1.2. Giới thiệu chung về khu đô thị cầu Lạc Trung, thành phố Uông bí, tỉnh Quảng Ninh ......................................................................................................................20 1.3. Một số kinh nghiệm, giải pháp bảo vệ môi trƣờng các khu đô thị tại Việt Nam và trên thế giới ......................................................................................................22 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................32 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................32 2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................49 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................50 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................54 3.1. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng KĐT cầu Lạc Trung, thành phố Uông bí, tỉnh Quảng Ninh ...........................................................................................................54 iv 3.2. Đánh giá, dự báo các tác động .........................................................................59 3.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trƣờng .....66 3.4. Biện pháp giám sát môi trƣờng .......................................................................80 3.5. Biện pháp khắc phục các vấn đề bức xúc trong cộng đồng dân cƣ .................85 KẾT LUẬN ...............................................................................................................88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................89 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Ranh giới quy hoạch của khu đô thị .........................................................21 Bảng 2.1. Dân số của thành phố Uông Bí từ năm 2010 - 2019 ................................36 Bảng 2.2. Nhiệt độ không khí trung bình trong các tháng ........................................45 Bảng 2.3. Độ ẩm không khí trung bình trong các tháng ...........................................46 Bảng 2.4. Lƣợng bốc hơi trung bình trong các tháng và năm...................................46 Bảng 2.5. Lƣợng mƣa trung bình trong các tháng và năm........................................46 Bảng 3.1. Mạng điểm quan trắc hiện trạng môi trƣờng khu vực khu đô thị .............54 Bảng 3.2. Kết quả quan trắc môi trƣờng không khí ..................................................56 Bảng 3.3. Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc mặt ....................................................57 Bảng 3.4. Tải lƣợng và nồng độ các chất gây ô nhiễm từ động cơ đốt trong chạy bằng xăng ..................................................................................................................59 Bảng 3.5. Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn ........................................................61 Bảng 3.6. Tổng cộng mức ồn cơ sở gây ra do máy và thiết bị thi công ...................62 Bảng 3.7. Giới hạn tối đa cho phép về độ rung đối với hoạt động xây dựng ...........62 Bảng 3.8. Đặc trƣng của nƣớc thải sinh hoạt ............................................................65 Bảng 3.9. Vị trí quan trắc môi trƣờng không khí khu vực thực hiện giai đoạn thi công xây dựng ...........................................................................................................82 Bảng 3.10. Vị trí quan trắc nƣớc thải khu vực thực hiện giai đoạn vận hành ..........84 vi DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Hình ảnh về ô nhiễm không khí ................................................................11 Hình 1.2. Hình ảnh về ô nhiễm nguồn nƣớc .............................................................12 Hình 1.3. Sơ đồ các giải pháp bảo vệ môi trƣờng phù hợp với khu đô thị ...............18 Hình 2.1. Một góc cảnh quan thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh .......................32 Hình 2.2. Hiện trạng khu đô thị cầu Lạc Trung, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh ..42 Hình 2.3. Sơ đồ khu đô thị cầu Lạc Trung, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh .........43 Hình 3.1. Sơ đồ mạng điểm quan trắc môi trƣờng hiện trạng KĐT .........................55 Hình 3.2. Quy trình công nghệ xử lý nƣớc thải sinh hoạt .........................................75 Hình 3.3. Sơ đồ cấu tạo của bể tự hoại 3 ngăn ..........................................................76 Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải ..............................................................77 Hình 3.5. Sơ đồ mạng điểm quan trắc môi trƣờng giai đoạn thi công xây dựng ......83 Hình 3.6. Sơ đồ mạng điểm quan trắc môi trƣờng giai đoạn vận hành ....................85 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT BVMT BTNMT CTNH NGHĨA ĐẦY ĐỦ Bảo vệ môi trƣờng Bộ Tài nguyên môi trƣờng Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn KĐT Khu đô thị ĐTM Đánh giá tác động môi trƣờng QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam UBND Uỷ ban nhân dân BOD Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh hoá) COD Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học) DO Dissolvel Oxygen (Oxy hòa tan) TDS Total Dissolvel Solids (Tổng chất rắn hoà tan) TSS Total Suspended Solids (Tổng chất rắn lơ lửng) 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm qua, Quảng Ninh đã tập trung đầu tƣ nhiều hệ thống hạ tầng cơ sở tƣơng đối đồng bộ, nhiều khu đô thị đã đƣợc quy hoạch và xây dựng đáp ứng nhu cầu của các dự án đầu tƣ và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nhất là ở các thành phố, thị xã. Hệ thống các dịch vụ nhƣ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, hệ thống cung ứng dịch vụ, điện nƣớc, viễn thông...phát triển nhanh. Trong suốt thời gian qua, tuy chịu ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế, tốc độ đô thị hóa của tỉnh Quảng Ninh đã và đang ở mức rất cao. Quá trình phát triển nói trên cũng làm tập trung nhanh chóng dân cƣ về các thành phố lớn trong đó có thành phố Uông Bí từ, đó nảy sinh không ít các vấn đề về an sinh xã hội. Việc phát triển kinh tế cần đi đôi với việc mở rộng đô thị từ đó tạo thêm quỹ đất ở phục vụ nhu cầu đất ở ngày càng gia tăng của ngƣời dân đang sống và làm việc trên địa bàn thành phố. Thành phố Uông Bí là đô thị loại 2, bên cạnh các ngành công nghiệp lớn nhƣ than, điện, vật liệu xây dựng... nền kinh tế thành phố đang từng bƣớc chuyển dần sang lĩnh vực dịch vụ - du lịch để tranh thủ thế mạnh của các khu di tích danh thắng cảnh lớn nhƣ Yên Tử, Ba Vàng, Lựng Xanh... Trƣớc yêu cầu đòi hỏi khách quan về phát triển đô thị và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Uông Bí, ngày 08/04/2011 UBND tỉnh Quảng Ninh đã có quyết định số 1052/QĐ-UBND: “V/v phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư cầu Lạc Trung, Phường Quang Trung, Thành phố Uông Bí”. Hiện trạng của khu đô thị vẫn đang là đất nông nghiệp năng suất thấp, một phần hoang hóa nằm ở khu vực trung tâm của phƣờng với tổng diện tích 8,45 ha. Tƣơng lai khu vực này sẽ là khu đô thị sầm uất, mật độ cƣ dân lớn với nhiều cơ sở kinh doanh, dịch vụ đi kèm. Đây là thách thức không nhỏ đối với môi trƣờng trong cả quá trình xây dựng và vận hành đô thị. Vì vậy, việc sớm xác định các giải pháp bảo vệ môi trƣờng khu đô thị cầu Lạc Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh là một yếu tố cần thiết và quan 2 trọng trong việc giúp UBND tỉnh Quảng Ninh, thành phố Uông Bí đƣa ra các cơ chế, chính sách bảo vệ môi trƣờng, đảm chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân trong khu đô thị nói riêng và của tỉnh Quảng Ninh nói chung. Xuất phát từ thực tiễn và tính cấp bách của vấn đề, tác giả đã chọn đề tài: “Xác định các giải pháp bảo vệ môi trường khu đô thị cầu Lạc Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” để thực hiện luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trƣờng của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực; quá trình xây dựng các công trình nhà ở liền kề, nhà biệt thự, công trình công cộng, cây xanh, vƣờn hoa, đƣờng giao thông, kè đá, mƣơng thủy lợi,..; hiện nay tại khu vực nghiên cứu chƣa có dân cƣ sinh sống, tác giả đƣa ra dự báo các tác động từ hoạt động sinh sống của ngƣời dân khu vực khu đô thị (nƣớc thải sinh hoạt, chất thải rắn, chất thải nguy hại,..), hoạt động của các công trình bảo vệ môi trƣờng (hệ thống thu gom nƣớc mƣa chảy tràn, trạm xử lý nƣớc thải sinh hoạt,..). Trên cơ sở đó xác định các biện pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trƣờng. Các chính sách, biện pháp quản lý giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trƣờng trong 02 giai đoạn: giai đoạn thi công xây dựng, giai đoạn vận hành. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp, giải pháp bảo vệ môi trƣờng, giám sát nguồn thải phù hợp với điều kiện thực tế của khu đô thị, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ môi trƣờng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quan tình hình kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, địa lý của TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, chất lƣợng môi trƣờng hiện tại không khí, bụi, nƣớc mặt, nƣớc mặt, môi trƣờng đất,… Nghiên cứu các biện pháp BVMT phù hợp với KĐT. 3 Nghiên cứu và đƣa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ảnh hƣởng của việc xây dựng KĐT (trong quá trình thi công xây dựng, vận hành) đến điều kiện tự nhiên, đời sống của ngƣời dân xung quanh. - Phạm vi nghiên cứu: Tình hình kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, địa lý, chất lƣợng môi trƣờng khu vực KĐT và dân cƣ xung quanh từ năm 2014 đến thời điểm hiện tại. Dự báo các vấn đề về môi trƣờng diễn biến trong tƣơng lai để đề xuất các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu các tác động tiêu cực. 3.2. Xác định vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu - Các vấn đề nghiên cứu: Điều kiện môi trƣờng tự nhiên (Điều kiện về địa lý, địa chất; Điều kiện về khí hậu, khí tƣợng; Điều kiện thủy văn/hải văn; Hiện trạng chất lƣợng các thành phần môi trƣờng đất, nƣớc, không khí). Điều kiện kinh tế - xã hội (Điều kiện tự nhiên; Điều kiện kinh tế xã hội). Mối liên hệ, mức độ, phạm vi tác động giữa điều kiện tự kinh tế xã hội với môi trƣờng và ngƣợc lại. Nghiên cứu đề xuất giải pháp về biện pháp, công trình BVMT, giải pháp xử lý sự cố, đề xuất các chính sách BVMT. - Giả thuyết nghiên cứu: + Nghiên cứu tác động đến môi trƣờng trong giai đoạn thi công xây dựng: Nguồn phát sinh chất thải: bao gồm bụi trong quá trình vận chuyển đất thải, làm móng, xây dựng hạ tầng, làm mái; nồng độ các khí độc (NOx, CO, SO2,..) trong khí thải từ hoạt động của máy móc, thiết bị thi công, máy phát điện; nƣớc thải: nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc mƣa chảy tràn bề mặt, nƣớc thải thi công (súc rửa thiết bị, rửa nguyên vật liệu cát, đá, sỏi); CTNH; tiếng ồn; độ rung. Đối tƣợng chịu tác động của chất thải: thực vật, sức khỏe của ngƣời lao động và dân cƣ xung quanh, hệ thống thoát nƣớc thải chung của khu vực, tƣới tiêu, thủy lợi, môi trƣờng nƣớc ngầm, môi trƣờng đất, cảnh quan, sinh thái, giao thông. Biện pháp giảm thiểu: che chắn, phủ bạt cho các xe tải chở đất đá, nguyên vật liệu; biện pháp thi công cuốn chiếu; xử lý, xây dựng hệ thống rãnh thoát nƣớc, hố ga, 4 thƣờng xuyên nạo vét không để xảy ra bồi lắng, sự cố; xây dựng các khu vệ sinh tập trung cho công nhân, thuê đơn vị có chức năng định kỳ hút chất thải; thu gom, hợp đồng với đon vị có chức năng xử lý rác thải, CTNH đúng quy đinh; xử lý tiếng ồn, độ rung; có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông nhƣ đặt biển báo, đèn cảnh báo nguy hiểm,… Đánh giá về mức độ khả thi, ƣu nhƣợc điểm của các biện pháp giảm thiểu. Biện pháp đánh giá: quan trắc môi trƣờng định kỳ theo quy định của pháp luật; thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, liên ngành. + Nghiên cứu tác động đến môi trƣờng trong giai đoạn vận hành: Nguồn phát sinh chất thải: phát sinh bụi và khí thải; phát sinh CTR sinh hoạt từ hoạt động sinh sống của ngƣời dân, tập trung đánh giá chủ yếu ở nƣớc thải sinh hoạt. Đánh sự cố rủi ro nhƣ cháy nổ, ngập úng,.. Đối tƣợng chịu tác động: môi trƣờng không khí, sức khỏe ngƣời dân, hệ thống thoát nƣớc thải, môi trƣờng đất,.. Biện pháp giảm thiểu: trồng cây xanh cải thiện môi trƣờng không khí; xây dựng hệ thống thu gom, hố lắng xử lý nƣớc mƣa chảy tràn bề mặt; xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt công suất phù hợp; biện pháp quản lý CTR; biện pháp giảm thiểu ảnh hƣởng của các tác động khác nhƣ tiếng ồn, độ rung. Đánh giá về mức độ khả thi, ƣu nhƣợc điểm của các biện pháp giảm thiểu. Biện pháp đánh giá: xây dựng mạng điểm quan trắc môi trƣờng định kỳ theo quy định của pháp luật; thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, liên ngành. + Các tác động giữa điều kiện tự kinh tế xã hội với môi trƣờng, từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp, đề xuất các chính sách đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn.. 4. Ý nghĩa của đề tài 1. Giảm thiểu bụi, khí thải tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động thi công xây dựng của KĐT. 2. Giảm thiểu tác động của chất thải sinh hoạt phát sinh của KĐT trong giai đoạn hoạt động/vận hành. 5 3. Giảm thiểu tác động đến môi trƣờng kinh tế - xã hội của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, góp phần thúc đẩy hiện đại hóa đô thị, tăng thêm hình ảnh cho thành phố Uông Bí nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. 4. Đề xuất các chính sách, biện pháp quản lý giảm thiểu tác động tiêu cực đên môi trƣờng đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc. 5. Dự kiến những đóng góp của đề tài Đề tài góp phần làm rõ một số nội dung sau: - Phân tích và làm rõ hiện trạng môi trƣờng, hiện trạng kinh tế xã hội, khả năng phát sinh, phát tán ô nhiễm của đối tƣợng nghiên cứu. - Xác định các giải pháp BVMT phù hợp đối với KĐT trong quá trình thi công xây dựng và vận hành. - Nghiên cứu, đánh giá các giải pháp BVMT và đề xuất chính sách BVMT đảm bảo theo quy định của pháp luật. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chƣơng 2: Đối tƣợng, phạm vi, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số quan niệm và khái niệm cơ bản Trƣớc khi tiến hành nghiên cứu, việc xác định những khái niệm cơ bản liên quan đến nội dung của luận văn là hết sức quan trọng. Điều này làm rõ hơn về đối tƣợng nghiên cứu của luận văn và giúp chọn phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp với nội dung nghiên cứu “Xác định các giải pháp bảo vệ môi trường khu đô thị cầu Lạc Trung, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh”. 1.1.1. Khu đô thị 1.1.1.1. Định nghĩa khu đô thị Với phạm vi nghiên cứu của luận văn, đối tƣợng nghiên cứu là KĐT cần đƣợc làm rõ nhằm xác định các giải pháp BVMT phù hợp. Theo quy định tại khoản 3, điều 1.2, chƣơng I, QCXDVN 01:2008/BXD có định nghĩa: “Khu đô thị là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô thị, đƣợc giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đƣờng chính đô thị. Khu đô thị bao gồm: các đơn vị ở; các công trình dịch vụ cho bản thân khu đô thị đó; có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng” (Bộ Xây dựng, 2008). Ngoài ra, tại Khoản 3, Điều 3 Luật quy hoạch đô thị 2009 có khái niệm: “Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, đƣợc đầu tƣ xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở” (Quốc hội, 2009). Theo định nghĩa trên, có thể hiểu các công trình/giải pháp BVMT cho KĐT sẽ thuộc “các công trình dịch vụ cho bản thân KĐT”, “các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng” hoặc thuộc “hạ tầng kỹ thuật” đối với KĐT mới. 1.1.1.2. Quy mô khu đô thị Quy mô KĐT có vai trò quan trọng trong việc xác định số lƣợng các công trình dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, số lƣợng dân cƣ trong KĐT,... từ đó quy mô của các giải pháp, công trình BVMT xây dựng hoặc áp dụng cho KĐT cũng đƣợc đánh giá một cách hợp lý. Đến nay, chƣa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể 7 về quy mô của KĐT hay KĐT mới. Quy mô các KĐT mới có diện tích đa dạng từ vài hécta đến hàng trăm hécta, thậm chí hàng nghìn hécta. Là một loại hình của dự án đầu tƣ phát triển đô thị nên KĐT mới có tính chất đa dạng và thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều lĩnh vực quản lý nhà nƣớc. Tại Điều 21 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP của Chính phủ có phân loại dự án đầu tƣ xây dựng KĐT mới theo quy mô sử dụng đất để xác định thẩm quyền chấp thuận đầu tƣ. Tuy nhiên, cách phân loại loại nhƣ vậy chƣa thật sự cụ thể để thuận lợi cho việc xác định các giải pháp BVMT cho KĐT. Khu đô thị đƣợc đánh giá về chất lƣợng dựa theo một số tiêu chí nhƣ sau: hạ tầng đồng bộ, dịch vụ tiện ích tốt, không xảy ra tranh chấp giữa cƣ dân và chủ đầu tƣ, không có sai phạm pháp lý, xây dựng đƣợc văn hóa cộng đồng. Một số các KĐT có chất lƣợng tốt ở Việt Nam có thể kể đến nhƣ: Khu đô thị Ecopark; Khu đô thị Vinhomes Times City; Khu đô thị Royal City; Khu đô thị Ciputra; Khu đô thị Sunrise City; Khu đô thị Phú Mỹ Hƣng; Khu đô thị Vinhomse Central Park; Khu đô thị Gamuda Gardens; Khu đô thị Manor Central Park… Ngoài chức năng dân cƣ, các KĐT còn tích hợp các chức năng khác nhƣ thƣơng mại - tài chính, dịch vụ , giải trí nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống cộng đồng. Trên địa bàn cả nƣớc hiện nay có hàng trăm các dự án KĐT hiện đại, sang trọng đang góp phần thay đổi mạnh mẽ bộ mặt đô thị Việt Nam và cuộc sống của ngƣời dân. Nhƣ vậy, để đạt mục tiêu xác định các biện pháp BVMT thì KĐT có thể đƣợc phân loại dựa trên các tiêu chí nhƣ: số lƣợng khu chức năng, mật độ dân cƣ, các loại hình kinh doanh, dịch vụ có chính (nếu có), tần suất sử dụng dịch vụ (nếu có)… Theo đó, KĐT cầu Lạc Trung với thông tin quy hoạch về diện tích, dân số, hạng mục công trình kiến trúc đƣợc trình bày cụ thể tại mục 1.2.1, thì có thể đƣợc gọi là khu đô thị quy mô diện tích nhỏ, dân cƣ thấp, phân khu chức năng tƣơng đối đơn giản. 1.1.1.3. Các loại dự án đầu tư xây dựng khu đô thị Các loại dự án đầu tƣ xây dựng KĐT đƣợc định nghĩa tại Khoản 9, Điều 2, Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tƣ phát triển đô thị Dự án đầu tƣ xây 8 dựng KĐT nhƣ sau: “Dự án đầu tƣ xây dựng khu đô thị là dự án đầu tƣ xây dựng các công trình (có thể bao gồm: Nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng...) trên một khu đất đƣợc giao trong khu vực phát triển đô thị theo quy hoạch đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt” (Chính phủ, 2013). Dự án đầu tƣ xây dựng KĐT bao gồm các loại sau: a) Dự án đầu tƣ xây dựng KĐT mới là dự án đầu tƣ xây dựng mới một KĐT trên khu đất đƣợc chuyển đổi từ các loại đất khác thành đất xây dựng đô thị; b) Dự án tái thiết KĐT là dự án xây dựng mới các công trình kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật trên nền các công trình hiện trạng đã đƣợc phá dỡ theo quy hoạch đô thị đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; c) Dự án cải tạo chỉnh trang KĐT là dự án cải tạo, nâng cấp mặt ngoài hoặc kết cấu các công trình trong khu vực đô thị hiện hữu nhƣng không làm thay đổi quá 10% các chỉ tiêu sử dụng đất của khu vực; d) Dự án bảo tồn, tôn tạo KĐT là các dự án nhằm bảo tồn tôn tạo các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của các công trình, cảnh quan trong khu vực di sản văn hóa của đô thị; đ) Dự án đầu tƣ xây dựng KĐT hỗn hợp là các dự án đầu tƣ xây dựng KĐT trong đó có thể bao gồm các công trình xây dựng mới, công trình cải tạo chỉnh trang, tái thiết và bảo tồn, tôn tạo. 1.1.2. Ô nhiễm môi trường đô thị 1.1.2.1. Khái niệm môi trường đô thị Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả nghiên cứu về nguyên nhân hình thành, tác động, hậu quả, ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng đối với chất lƣợng môi trƣờng tự nhiên và đời sống con ngƣời trong đô thị, từ đó đƣa ra các biện pháp, giải pháp BVMT phù hợp. 9 Môi trƣờng đô thị là một bộ phận trong toàn bộ môi trƣờng nói chung. Tất cả các yếu tố môi trƣờng xét trong không gian đô thị đều thuộc phạm vi môi trƣờng đô thị. - Bản chất môi trƣờng đô thị: Môi trƣờng đô thị bao gồm môi trƣờng thiên nhiên bên ngoài bao quanh đô thị (nƣớc, không khí, đất, động thực vật...) tất cả những gì tạo nên cấu trúc vật thể đô thị, bắt đầu từ khoảng không gian bên trong đến khu đất rộng lớn nhƣ khu dân cƣ, khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí... của đô thị. Ngoài ra môi trƣờng đô thị còn bao gồm cả yếu tố nhân văn đa dạng phát sinh do hoạt động của con ngƣời nhƣ tiếng ồn, điện từ trƣờng, tiếng rung,... Môi trƣờng đô thị đƣợc tổ chức và phát triển theo hệ thống qui luật phức tạp gồm các phân hệ xã hội và phân hệ các thành phần vật thể của đô thị. (Báo https://vietnambiz.vn, tác giả Khai Hoan Chu ngày 04/10/2019) Sơ đồ 1.1: Các thành phần môi trƣờng đô thị 10 - Vai trò của môi trƣờng đô thị: Môi trƣờng đô thị có ảnh hƣởng quan trọng tới sự hoạt động, tồn tại và phát triển của đô thị, trong đó có con ngƣời là hạt nhân trung tâm. Môi trƣờng khu đô thị thể hiện các vai trò sau: + Một là không gian sống của con ngƣời: Nếu không có môi trƣờng, con ngƣời chẳng thể nào sinh sống và phát triển đƣợc. Tuy nhiên, chính sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu đời sống nâng cao của con ngƣời đã vô tình gây nên hàng loạt những tác động xấu, làm môi trƣờng ngày càng xấu đi. + Hai là nguồn cung ứng tài nguyên cần thiết cho đời sống, các hoạt động sản xuất của con ngƣời: Đây là một trong những chức năng vô cùng quan trọng của môi trƣờng. Nhờ có chức năng này, cuộc sống con ngƣời mới đƣợc đảm bảo, phát triển. + Ba là nơi chứa đựng các loại chất thải phát sinh trong quá trình sống, lao động và sản xuất: Các loại chất thải, nƣớc thải phát sinh từ sinh hoạt sẽ đƣợc phân hủy thành chất đơn giản hơn, tham gia vào các quá trình sinh địa hóa. Thế nhƣng, quá trình này không còn diễn ra theo đúng cơ chế tự nhiên. Dân số tăng, công nghiệp phát triển chóng mặt đã dẫn đến lƣợng chất thải xả ra môi trƣờng vƣợt mức kiểm soát, chƣa kể, hành động vô ý thức của một phận con ngƣời đã khiến môi trƣờng ô nhiễm đến mức báo động. + Bốn là nơi bảo vệ con ngƣời khỏi những tác động từ bên ngoài. 1.1.2.2. Một số loại ô nhiễm môi trường khu đô thị - Ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí từ máy móc sinh hoạt của chúng ta: xe máy, xe ô tô, máy phát điện, lò đốt rác thải phế liệu của các hộ dân nhỏ lẻ… 11 Hình 1.1. Hình ảnh về ô nhiễm không khí - Ô nhiễm nguồn nƣớc Sự thiếu ý thức từ một số hộ dân đã gây ra ô nhiễm nguồn nƣớc nghiêm trọng. Cả nƣớc ngọt lẫn nƣớc mặn (nƣớc biển). Trong quá sinh hoạt của con ngƣời đã xả thải ra một lƣợng rác thải không nhỏ ra môi trƣờng, trong đó có cả rác thải thô lẫn nƣớc thải sinh hoạt. Thậm chí có những loại phế liệu cũng xả thải trực tiếp xuống sông xuống biển. Ô nhiễm ao hồ, sông suối, kênh rạch, thác nƣớc, mƣợng nƣớc: không có sự lƣu thông dòng chảy dẫn đến lƣợng rác thải tồn động, gây ô nhiễm, phát sinh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan