Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Vốn cho phát triển kinh tế xã hội ở các huyện ngoại thành hà nội...

Tài liệu Vốn cho phát triển kinh tế xã hội ở các huyện ngoại thành hà nội

.PDF
179
305
134

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ ĐẠI SƠN VèN CHO PH¸T TRIÓN KINH TÕ - X· HéI ë C¸C HUYÖN NGO¹I THµNH Hµ NéI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ ĐẠI SƠN VèN CHO PH¸T TRIÓN KINH TÕ - X· HéI ë C¸C HUYÖN NGO¹I THµNH Hµ NéI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Minh Quang 2. PGS.TS. Bùi Văn Huyền HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Ngô Đại Sơn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ 8 Chương 1: TÀI VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài 8 1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến vấn 13 đề vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành 1.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu liên quan đến vốn cho phát triển 28 kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội và vấn đề đặt ra CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO 30 Chương 2: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN 2.1. Khái quát về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn 2.2. Đặc điểm của vốn và vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn 2.3. Kinh nghiệm của một số nước và một số địa phương về huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Chương 3: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 30 46 60 71 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành 71 ảnh hưởng đến việc huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn 3.2. Tình hình huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội tại 83 các huyện ngoại thành Hà Nội 3.3. Đánh giá chung về thực trạng huy động vốn cho phát triển 107 kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY 129 ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 4.1. Những phương hướng cơ bản về huy động vốn cho phát 129 triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong thời kỳ tới 4.2. Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn cho phát triển kinh tế - 139 xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới KẾT LUẬN 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BAAC : Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá DNNN : Doanh nghiệp nhà nước FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HTX : Hợp tác xã NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội NSNN : Ngân sách nhà nước ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Bảng 3.1: Cơ cấu đất sử dụng tính đến 31/12/2016 Trang 73 Bảng 3.2: Trữ lượng, tài nguyên các mỏ khoáng sản trên địa bàn Thành 74 phố Hà Nội Bảng 3.3: Diện tích, dân số, mật độ dân số và đơn vị hành chính tính đến 76 31/12/2016 của các huyện ngoại thành thành phố Hà Nội Bảng 3.4: Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chia theo 77 ngành nghề tại các huyện ngoại thành Hà Nội tính đến 01/4/2014 Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu kinh tế chính giai đoạn 2005-2016 82 Bảng 3.6: Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới giai 86 đoạn 2011-2015 Bảng 3.7: Ngân sách nhà nước đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn tại 88 các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007-2010 Bảng 3.8: Chi ngân sách, chi đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn 90 các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2011-2015 Bảng 3.9: Vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước trên địa 93 bàn các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007-2015 Bảng 3.10: Dư nợ tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn 96 các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007-2015 Bảng 3.11: Kết quả huy động vốn của Agribank giai đoạn 2007-2015 97 Bảng 3.12: Kết quả huy động vốn của ngân hàng chính sách xã hội trên 99 địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007-2015 Bảng 3.13: Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình tại 119 các huyện ngoại thành Hà Nội Bảng 3.14: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các huyện ngoại thành 122 Hà Nội giai đoạn 2007-2015 DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN Hình 3.1: Trang Bản đồ địa giới hành chính các huyện ngoại thành thành phố 72 Hà Nội Hình 3.2: Mạng lưới các trường học trên địa bàn các huyện ngoại thành 78 Hà Nội Hình 3.3: Nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn 84 các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000-2010 Hình 3.4: Dư nợ cho vay của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn 100 các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007-2015 Hình 3.5: Kết quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ hợp tác xã thành phố Hà Nội 104 giai đoạn 2008-2014 Hình 3.6: Nhu cầu và thực tế đáp ứng của vốn ngân sách các huyện ngoại 115 thành Hà Nội cho kết cấu hạ tầng nông thôn mới đến 31/12/2015 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn là vấn đề lớn đối với Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với hội nhập quốc tế. Sau khi hợp nhất, diện tích Hà Nội lên tới trên 3.344 km2. Với gần 400 xã, diện tích đất nông nghiệp còn khá lớn. Hà Nội có đặc điểm không giống thủ đô của nhiều nước khác, vẫn còn nhiều nét của một vùng nông thôn rộng lớn, có cả núi rừng. Là nông thôn của thủ đô, đòi hỏi phải được đầu tư phát triển theo hướng nông thôn văn minh, hiện đại và phải đạt được những chỉ tiêu phát triển cao hơn, chất lượng tốt hơn so với nông thôn thuộc các thành phố khác. Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội: Tăng trưởng kinh tế của thủ đô năm 2017 vẫn giữ ở mức tương đối cao nhưng chất lượng tăng trưởng còn chưa tương xứng với tiềm năng như: Động lực tăng trưởng kinh tế vẫn thiên về chiều rộng, chủ yếu dựa vào gia tăng số lượng vốn đầu tư, hiệu quả sử dụng các nguồn lực (vốn, tài nguyên thiên nhiên, đất đai) và năng suất lao động còn thấp; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, quá trình tái cơ cấu đầu tư công còn dàn trải, hiệu quả chưa cao; vấn đề đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước còn chậm so với yêu cầu; kinh tế tư nhân phát triển còn mang tính tự phát, thiếu sự gắn kết, chưa thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, tái cơ cấu ngành còn chậm, chưa đồng bộ; tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Xuất phát từ thực tế đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua đề án “Tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình 2 tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả và năng lực cạnh tranh trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020”. Trong đó, việc huy động và sử dụng phù hợp các nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện ngoại thành Hà Nội sẽ góp phần quan trọng nhằm thực hiện thành công đề án nói trên. Những năm qua, ở các huyện ngoại thành Hà Nội một số Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển, một số Quỹ tín dụng Nhân dân cơ sở, một số tổ chức Tài chính Vi mô đang có sự hiện diện nhưng hiệu quả hoạt động không ổn định, sự liên kết còn rời rạc. Đầu tư vốn từ Ngân sách Nhà nước cho khu vực này cũng đã được quan tâm chú ý, song còn dàn trải. Vấn đề huy động vốn trong dân cư đầu tư tái sản xuất mở rộng gặp nhiều khó khăn vướng mắc... Tình trạng thiếu vốn đang làm ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành, nhất là khi thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới của Hà Nội. Đồng thời, tình hình cho vay vốn của các ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu của số đông nông dân, trong khi nhu cầu của họ rất đa dạng và thường xuyên nên gặp nhiều khó khăn khi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, hướng vào việc phát triển các huyện ngoại thành thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại và với suy nghĩ là làm sao để người nông dân, những chủ trang trại, các tổ chức tài chính và những tổ chức sản xuất kinh doanh, cũng như các tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành có được nguồn vốn cho đầu tư kinh doanh kịp thời, nhằm khai thác tốt những tiềm năng lợi thế cho phát triển nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại. Vì vậy, vấn đề “Vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội” được chọn làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Nội dung nghiên cứu của đề tài luận án tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng tình hình vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại 3 thành Hà Nội. Trong đó, tập trung chủ yếu vào vấn đề huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm huy động vốn phù hợp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát trên đây, đề tài tập trung phân tích, luận giải và làm rõ những vấn đề sau đây: - Thứ nhất, tổng hợp, phân tích và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về vốn, vai trò của vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành thủ đô theo hướng nông thôn văn minh, hiện đại. Thứ hai, nghiên cứu những kinh nghiệm của một số nước và một số tỉnh trong nước về việc huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Qua đó, rút ra những bài học có giá trị để đưa ra các giải pháp huy động vốn cho phát triển nông thôn tại các huyện ngoại thành Hà Nội phù hợp hơn, thiết thực hơn. Thứ ba, phân tích khoa học, khách quan thực trạng huy động vốn tại các huyện ngoại thành Hà Nội những năm qua, dựa trên khung lý thuyết và phạm vi nghiên cứu. Từ đó, đánh giá tổng quát về các kết quả đạt được trong việc huy động vốn tại khu vực này, làm rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế trong quá trình huy động vốn. Những hạn chế này sẽ được phân tích xem xét một cách khoa học, khách quan để tìm ra những nguyên nhân (cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan). Thứ tư, trên cơ sở dự báo và đánh giá khái quát chiến lược phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2025, luận án sẽ tập trung vào một số nội dung: - Những quan điểm mới về huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện ngoại thành Hà Nội theo hướng nông thôn văn minh. - Những điều kiện, tiền đề để huy động vốn phù hợp cho phát triển kinh tế- xã hội tại các huyện ngoại thành Hà Nội. 4 - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần huy động vốn phù hợp, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Dưới góc độ kinh tế chính trị: Vốn cho phát triển kinh tế - xã hội là một phạm vi rất rộng, bao gồm: huy động và sử dụng vốn; vốn trong nước và vốn nước ngoài; vốn tiền tệ, vốn tài nguyên, vốn đất đai… Tuy nhiên, để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, luận án xác định: Đối tượng nghiên cứu là: huy động vốn tiền tệ ở trong nước (không nghiên cứu vốn nước ngoài), gồm: Vốn đầu tư của nhà nước và từ các thành phần kinh tế khác cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội. Trong đó: Chủ thể huy động vốn gồm: Thứ nhất, đại diện của các tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm các quỹ đầu tư phát triển thường xuyên và không thường xuyên) nhằm đảm bảo cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các huyện ngoại thành. Thứ hai, do người dân nông thôn tự tích lũy và tập trung được đầu tư vào tái sản xuất mở rộng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Thứ ba, từ các cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huy động vốn thông qua các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn các huyện ngoại thành thủ đô Hà Nội (không nghiên cứu vốn tự huy động ở kênh phi chính thức như tín dụng đen và vốn từ đất đai). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội từ năm 2007 (là năm Hà Nội mở rộng) đến 2015 có bổ sung số liệu năm 2016; 2017. Giải pháp đến 2025 và dự báo đến năm 2030. 5 - Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu tình hình huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội (bao gồm 17 huyện, trong đó chỉ nghiên cứu nông thôn các huyện ngoại thành). Khảo sát và đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn, luận án phân chia nông thôn các huyện ngoại thành thủ đô Hà Nội thành 03 vùng, có những điểm khác biệt gồm: các huyện phía Tây (vùng văn hóa xứ Đoài), các huyện phía Đông Nam và các huyện phía Bắc của thành phố Hà Nội. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, và các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học kinh tế chính trị như: trừu tượng hoá khoa học, phân tích tổng hợp, kết hợp lôgíc với lịch sử, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn thông qua nghiên cứu mô hình điển hình để giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu. Đồng thời vận dụng các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về các vấn đề liên quan đến vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói chung và nông thôn các huyện ngoại thành Hà Nội nói riêng. 4.2. Phương pháp cụ thể Những phương pháp được áp dụng phù hợp theo mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của từng chương, tiết trong luận án. Cụ thể: Chương 1: Chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hóa, phân tích, đánh giá tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, rút ra các kết luận khoa học về kết quả đạt được, vấn đề đang nghiên cứu và vấn đề mới sẽ tiếp tục được nghiên cứu sâu trong luận án. Chương 2: Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp kết hợp quy nạp với diễn dịch, hệ thống hoá để xây dựng khung lý thuyết về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành thành phố cấp trung ương và khái quát một số bài học kinh nghiệm gắn với nội dung luận án. 6 Chương 3: Luận án tiếp cận phương pháp kết hợp tư duy logic với lịch sử để nghiên cứu thực trạng về huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội. Đồng thời, bám sát phương pháp trừu tượng hóa khoa học để phân tích đối tượng nghiên cứu, từ đó làm sáng tỏ kết quả đạt được, những khó khăn, bất cập trong quá trình huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Các phương pháp: thống kê, phân tích tổng hợp, mô hình hóa, cũng được sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ của chương này. Đồng thời sử dụng phù hợp các sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để minh họa làm sáng tỏ kết quả nghiên cứu. Chương 4: Chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hoá, kết hợp quy nạp với diễn dịch, đồng thời phân tích tổng hợp để chỉ ra quan điểm, phương hướng và đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm đảm bảo huy động vốn kịp thời, phù hợp cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2025 và những năm tiếp theo. 5. Những đóng góp mới của luận án Bổ sung để phát triển những vấn đề lý luận cơ bản về đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng và các phương thức huy động vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ngoại thành thủ đô của một nước trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Đặc biệt là với nông thôn thủ đô, có đặc điểm và cơ chế đặc biệt hơn so với các vùng nông thôn ở các thành phố khác trên cả nước. + Phân tích đặc điểm các huyện ngoại thành Hà Nội trong bối cảnh của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần làm rõ tiềm năng, thế mạnh cũng như những khó khăn, trong quá trình huy động vốn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các huyện này. + Phân tích khoa học khách quan dựa trên khung khổ lý thuyết về thực trạng huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành, một vấn đề cấp bách của thủ đô, trong giai đoạn mới của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 7 + Đề xuất mục tiêu, quan điểm, phương hướng và các giải pháp thiết thực, có tính khả thi với điều kiện địa bàn để huy động một cách phù hợp nhất nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển. 6. Kết cấu của luận án Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 10 tiết: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Chương 3: Thực trạng huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội. Chương 4: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Huy động và sử dụng vốn để phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn là một chủ đề được các nhà nghiên cứu ở nước ngoài dành nhiều sự quan tâm và được đánh giá, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Một số vấn đề được đề cập và diễn giải trong các công trình nghiên cứu gắn với đề tài luận án có thể tham khảo như: 1.1.1. Đặc điểm và yêu cầu về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa Đây là một vấn đề được nhiều tác giả nước ngoài đặt ra và nghiên cứu. Nhận thức làm rõ đặc điểm, vị trí, vai trò của phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trong tương quan phát triển kinh tế xã hội nói chung được xem là một vấn đề nền tảng khi nghiên cứu về quá trình công nghiệp hóa ở bất kỳ quốc gia nào. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này là: - Massoud Karshenas (1999), Agriculture and economic development in Sub-Sahara Africa and Asia (Phát triển kinh tế và nông nghiệp tại châu Phi và châu Á) [134]. Tác giả trình bày những kết quả nghiên cứu về đặc điểm, vai trò của khu vực nông thôn gắn với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân tại các quốc gia châu Phi, khu vực sa mạc Sahara và một số nước châu Á. Từ đặc điểm và yêu cầu đặt ra, công trình đã đề xuất nhóm các giải pháp để phát triển kinh tế nông thôn, trong đó nhấn mạnh các giải pháp đảm bảo nguồn vốn cả ở cấp vĩ mô và vi mô cho khu vực này. - Rashid Solagberu Adisa (2012), Rural development - contemporary issues and practices (Phát triển nông thôn - thực tiễn và những vấn đề đương đại) [136]. 9 Tác giả cuốn sách cho rằng phát triển nông thôn là một nhiệm vụ, một hiện tượng toàn cầu chứ không phải chỉ là biến thể độc quyền của từng quốc gia riêng biệt. Từ quan niệm này, cuốn sách cung cấp một khối lượng kiến thức toàn diện nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn nổi bật từ quá trình nông thôn của các quốc gia như sản xuất bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng năng lực tái tạo... Vấn đề huy động các nguồn lực tài chính cho khu vực nông thôn được tác giả đặc biệt quan tâm và phân tích dựa trên kinh nghiệm và những đánh giá của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách về phát triển nông thôn rút ra từ các cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ trở lại đây. - Cuong Tat Do (2015), Investment and agricultural development in developing countries - the case in Vietnam (Đầu tư và phát triển nông nghiệp tại các quốc gia đang phát triển - nghiên cứu tại Việt Nam) [125]. Cuốn sách được đặt trong bối cảnh nông nghiệp, nông thôn Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012. Tác giả phân tích các nguồn đầu tư của nông dân vào các nhóm, bộ phận cụ thể như sức khoẻ, giáo dục và các mối quan hệ xã hội. Thông qua việc sử dụng các công cụ phân tích hồi quy, tác giả tính toán tỉ lệ ảnh hưởng của những khoản đầu tư này đến lợi nhuận cụ thể của người dân nông thôn. Thêm vào đó, tác giả đã phân tích và luận giải những yếu tố định lượng và những ảnh hưởng của các chính sách địa phương đến kết quả đầu ra của các công ty kinh doanh nông nghiệp ở tầm vi mô và vĩ mô của nền kinh tế. 1.1.2. Vốn xã hội trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Vốn xã hội là một khái niệm đã được nhiều nhà kinh tế hiện đại giới thiệu và phân tích như Kenneth Arrow, Robert Solow, Joseph Stiglitz... Một số công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới đã tiếp tục cụ thể hoá và làm rõ vai trò, chức năng và tầm quan trọng của vốn xã hội trong việc phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, điển hình như: - M. Woolcock, D. Narayan (2000), World Bank Research Observer, Social capital: implication for development theory, research and policy (Vốn xã hội trong mối liên hệ với lý thuyết, nghiên cứu và chính sách phát triển) [133]. 10 Bài nghiên cứu trình bày các quan điểm về vốn xã hội, bắt đầu từ những quan sát nghiên cứu kể từ năm 1990 với những phân tích về nhiều lĩnh vực trong xã hội. Các tác giả đưa ra những luận chứng nhằm chứng minh cho quan điểm, vốn xã hội là một động lực quan trọng nhằm kích thích, đẩy mạnh sự phát triển của xã hội mặc dù việc sử dụng và huy động vốn xã hội kém hiệu quả có thể đưa đến những kết quả tiêu cực không mong muốn cho sự phát triển chung của toàn bộ cộng đồng. - Khan S., Kazami S., Rifaqat Z. (2007), Harnessing and guiding social capital for rural development (Khai thác và định hướng vốn xã hội cho sự phát triển nông thôn) [132]. Cuốn sách đề cập đến việc huy động, kiểm soát nguồn vốn xã hội trong việc định hướng, thúc đẩy và tạo điều kiện cho các hoạt động và chương trình phát triển kinh tế nông thôn, nhằm đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo nói riêng và tăng cường phúc lợi cộng đồng nói chung. Cuốn sách đặt phạm vi nghiên cứu tại quốc gia Pakistan. - Jikun Huang, Hengyun Ma (2010), Capital formation and agriculture development in China (Tích tụ vốn trong phát triển nông nghiệp ở Trung Quốc) [130]. Bài nghiên cứu tập trung trình bày những vấn đề về cấu trúc, mức độ và xu hướng hình thành vốn trong khu vực nông nghiệp tại Trung Quốc. Từ góc nhìn tổng quan về sự phát triển và an ninh lương thực nông nghiệp của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua, các tác giả phân tích những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến việc đầu tư nông nghiệp và cấu thành vốn, từ đó, đề ra các lựa chọn chính sách phù hợp cho việc xúc tiến đầu tư nông nghiệp và xây dựng vốn cho kế hoạch sản xuất lương thực bền vững tại Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. - David L. Debertin, Stephan J.Goetz (2013), Social Capital formation in rural, urban and suburban communities (Sự hình thành vốn xã hội trong khu vực nông thôn, thành thị và ngoại ô) [126]. Bài nghiên cứu đưa ra định nghĩa vốn xã hội dưới nhiều góc nhìn khác nhau, từ đó, cung cấp cách đánh giá, phân tích và nêu bật vai trò của vốn 11 trong sự phát triển chung của toàn xã hội, đặc biệt là đối với ba khu vực: thành thị, nông thôn và khu vực ngoại thành. Với mỗi khu vực, cách thức huy động, sử dụng các nguồn vốn này rất khác nhau. - Joanna Mitchell-Brown (2013), Revitalizing the first-suburbs: The importance of the social capital - community development link in suburban neighborhood revitalization (Sức sống mới cho khu vực ngoại ô: mối quan hệ giữa vốn xã hội và sự phát triển cộng đồng) [131]. Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa vốn xã hội và sự phát triển cộng đồng nhằm nhấn mạnh vai trò và chức năng quan trọng của vốn trong quá trình phục hồi và phát triển khu vực ngoại thành tại các quốc gia. - Hans Westlund, Kiyoshi Kobayashi (2013), Social capital and rural development in the knowledge society (New Horizons in regional science series) (Vốn xã hội và sự phát triển nông thôn trong xã hội tri thức) [129]. Cuốn sách cho rằng để thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn hiện nay, không nên chỉ dựa vào sự sáng tạo, năng động của từng địa phương mà chủ yếu phải dựa vào sự vận động liên kết của các nguồn vốn xã hội. Cuốn sách cung cấp cái nhìn đa chiều về vai trò và vị trí của vốn xã hội trong sự phát triển của khu vực nông thôn trên cơ sở phân tích các ví dụ của một số nước châu Âu, châu Á và châu Mỹ như Ba Lan, Trung Quốc, Canada từ góc nhìn quan điểm của khu vực kinh doanh, khu vực công và khu vực tư nhân. - Fedes C.van Rijn (2014), The role of social capital in agricultural development projects (Vai trò của vốn xã hội đối với các dự án phát triển nông nghiệp) [128]. Tác giả thực nghiệm điều tra các mối quan hệ trong hai loại hình đầu tư tại 8 nước thuộc tiểu vùng Sahara Châu Phi và tại Việt Nam. Từ đó, tác giả rút ra các kết luận về mối quan hệ giữa vốn xã hội và quá trình đổi mới nông nghiệp; ảnh hưởng của các yếu tố đầu tư đến vốn xã hội; ảnh hưởng của vốn xã hội đến quá trình đổi mới thành công khu vực nông thôn. 12 Có thể thấy, vấn đề vốn xã hội được các nhà nghiên cứu quốc tế tương đối quan tâm và đào sâu phân tích, đặc biệt là khi gắn với lĩnh vực cụ thể là phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Nhiều khía cạnh và vấn đề liên quan đến vốn xã hội đã được giới thiệu và làm rõ trong các công trình, tiêu biểu là một số nghiên cứu đã kể trên. 1.1.3. Các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nông thôn là một thực tế đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương và nhiều quốc gia. Quá trình này đòi hỏi phải tận dụng tối đa nhiều nguồn lực của xã hội. Đồng thời đặt ra yêu cầu của việc phải xác định chính xác và phù hợp thứ tự ưu tiên trong chiến lược phát triển. Một số nghiên cứu nước ngoài đã đề cập đến vấn đề này, đó là: - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) (2006), Investment priorities for rural development (Những ưu tiên đầu tư cho sự phát triển nông thôn) [135]. Bài nghiên cứu khẳng định, khu vực nông thôn các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hiện đang trải qua những thay đổi hết sức lớn lao do ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hoá diễn ra sôi động và mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia. Khu vực nông thôn đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển. Đồng thời phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn đến từ việc thay đổi chính sách phát triển và việc sử dụng những nguồn lực khan hiếm trong xã hội. Vì những lý do đó, những ưu tiên đầu tư trong khu vực này nhất thiết phải được điều chỉnh sao cho phù hợp và hiệu quả hơn. Bài nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra ba khu vực đặc biệt quan trọng cần được ưu tiên đầu tư trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn đó là: định vị những khu vực dịch vụ công thiết yếu, đầu tư đẩy mạnh cải tiến nông nghiệp, mở rộng và tăng cường liên kết nông thôn - thành thị. - Elies Seguí-Mas, Ricardo J.Server Izquierdo (2012), Financial resources in rural development - an analysis of relational capital in credit cooperatives (Các nguồn lực tài chính trong sự phát triển nông thôn - phân tích vốn quan hệ trong các hợp tác xã tín dụng) [127]. 13 Trên cơ sở nhận định một trong những khó khăn của việc phát triển khu vực nông thôn là huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính, bài viết đưa ra những quan điểm trong việc đánh giá, quản lý và cách thức điều động các nguồn lực tài chính trong khu vực nông thôn, đặc biệt là đối với mô hình của các tổ chức tín dụng, các hình thức tín dụng. Trong đó, công trình đi sâu phân tích mô hình hợp tác xã tín dụng - một loại hình hợp tác xã hiện đang ngày càng trở nên phổ biến tại khu vực nông thôn, với những ưu thế phù hợp được vận dụng khá phổ biến và đem lại nhiều thành công trên thế giới. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH 1.2.1. Các nghiên cứu của Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm và nhận thức sâu sắc vấn đề phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, cả về lý luận cũng như thực tiễn dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, đây cũng là vấn đề được Hồ Chí Minh vận dụng thành công trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng của Người, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn là quá trình thay đổi, phát triển dựa trên điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế - xã hội, chính trị… hiện có. Đồng thời, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn phải được triển khai trên diện rộng; gia tăng đầu tư vào phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cho nông thôn; có cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm nâng cao thu nhập; đảm bảo các điều kiện giảm nghèo và an sinh xã hội; ở nông thôn tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; nâng cao trình độ phát triển giáo dục - đào tạo, y tế; tiếp tục xây dựng đời sống văn hóa, thông tin tuyên truyền; mặt khác cũng phải đảm bảo điều kiện về môi trường... Kinh tế - xã hội nông thôn phát triển sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là công nghiệp. Bởi lẽ, nông nghiệp và kinh tế nông thôn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp... Ở đây kinh tế nông thôn tạo ra thị trường
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan