Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Việc làm cho thanh niên nông thôn hà nội, giai đoạn đến năm 2025...

Tài liệu Việc làm cho thanh niên nông thôn hà nội, giai đoạn đến năm 2025

.PDF
210
177
55

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN KHÁNH BÌNH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN DẾN NĂM 2025 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN KHÁNH BÌNH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025 Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9 34 04 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN BÁ NGỌC 2. TS. NGHIÊM XUÂN ĐẠT HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích một cách trung thực. Tác giả Nguyễn Khánh Bình i MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN .............................................................9 1.1. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI ...................................................................................... 9 1.1.1. Nghiên cứu lý thuyết việc làm ..................................................................9 1.1.2. Nghiên cứu lao động, việc làm khu vực nông thôn ................................11 1.1.3. Nghiên cứu việc làm của thanh niên và thanh niên nông thôn...............14 1.2. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC ................................................................................... 16 1.2.1. Nghiên cứu việc làm nói chung ..............................................................17 1.2.2. Nghiên cứu việc làm lao động nông thôn ...............................................19 1.2.3. Nghiên cứu việc làm của thanh niên và thanh niên nông thôn ...............22 1.3. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI ................................................................................................ 25 1.3.1. Những kết quả được khẳng định về mặt khoa học, thực tiễn .................25 1.3.2. Khoảng trống và một số vấn đề luận án tập trung nghiên cứu ...............26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 28 Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN ..........................................................................................................29 2.1. CÁC KHÁI NIỆM.................................................................................................. 29 2.1.1. Việc làm và thị trường lao động .............................................................29 2.1.2. Thanh niên nông thôn và đặc điểm việc làm thanh niên nông thôn .......37 2.1.3. Ý nghĩa của việc làm đối với thanh niên nông thôn ...............................39 2.2. CÁC LÝ THUYẾT VIỆC LÀM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN ................................................................. 41 2.2.1. Các lý thuyết việc làm ............................................................................41 2.2.2. Nội hàm việc làm thanh niên nông thôn .................................................48 2.2.3. Xu hướng việc làm thanh niên nông thôn trong bối cảnh hội nhập và yêu cầu đặt ra đối với các khu vực đô thị hóa nhanh ..................................50 2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN ................................................................................................................ 52 ii 2.3.1. Khung khổ pháp lý và năng lực thực hiện ..............................................52 2.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về cầu lao động .....................................................55 2.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về cung lao động ...................................................57 2.3.4. Nhóm nhân tố thuộc về kết nối cung – cầu lao động .............................59 2.4. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN ............................................................................................................................. 61 2.4.1. Các tiêu chí đánh giá quy mô và cơ cấu việc làm ..................................61 2.4.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng việc làm thanh niên ............................61 2.5. KINH NGHIỆM TẠO VIỆC LÀM VÀ VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG THÔN, BÀI HỌC RÚT RA CHO HÀ NỘI ................................................... 63 2.5.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới......................................63 2.5.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh về giải quyết việc làm của thanh niên nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ............................68 2.5.3. Bài học rút ra cho Hà Nội .......................................................................70 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 72 Chương 3. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI ................................................................73 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI HÀ NỘI VÀ NHU CẦU VIỆC LÀM ĐỐI VỚI THANH NIÊN NÔNG THÔN ............................................... 73 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội Hà Nội.............................................73 3.1.2. Đặc điểm thanh niên nông thôn Hà Nội và nhu cầu việc làm của họ ....77 3.2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI ................................................................................................ 79 3.2.1. Quy mô việc làm và thất nghiệp của thanh niên nông thôn Hà Nội ......79 3.2.2. Cấu trúc việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội..............................85 3.2.3. Chất lượng việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội .........................89 3.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI ................................................................................................ 94 3.3.1. Khung khổ pháp lý và năng lực thực hiện ..............................................94 3.3.2. Nhu cầu lao động đối với thanh niên nông thôn ..................................104 3.3.3. Cung lao động thanh niên nông thôn Hà Nội .......................................109 3.3.4. Kết nối cung cầu lao động ....................................................................115 iii 3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI ............................................................................................................................... 118 3.4.1. Kết quả đạt được ...................................................................................118 3.4.2. Những hạn chế, yếu kém ......................................................................118 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém ..........................................119 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 123 Chương 4. GIẢI PHÁP VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025 ........................125 4.1. BỐI CẢNH VÀ CƠ HỘI, THÁCH THỨC VỀ VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI ................................................................................... 125 4.1.1. Bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2025 ........................................................................................................125 4.1.2. Nhu cầu việc làm đối với thanh niên nông thôn ...................................126 4.1.3. Cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu về việc làm và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội ............................................................130 4.2. QUAN ĐIỂM CỦA NCS VỀ VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI ........................................................................................................................ 132 4.3. GIẢI PHÁP VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI .............................................................................................. 136 4.3.1. Hoàn thiện khung khổ pháp lý, cải thiện PCI hướng đến khởi nghiệp, tạo nhiều việc làm và nâng cao chất lượng việc làm .........................136 4.3.2. Phát triển cầu lao động, tạo việc làm và tái cấu trúc việc làm .............148 4.3.3. Nâng cao chất lượng cung lao động thanh niên ...................................155 4.3.4. Kết nối cung cầu lao động ....................................................................161 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 164 KẾT LUẬN ............................................................................................................165 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ....................................................167 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................168 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AEC Cộng đồng Kinh tế Asean BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CMKT Chuyên môn kỹ thuật CPTPP Hiệp định đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương CN Công nghiệp CNC Công nghệ cao CP Chính phủ DN Doanh nghiệp DV Dịch vụ DVVL Dịch vụ việc làm ĐH - CĐ Đại học – cao đẳng GQVL Giải quyết việc làm HĐND Hội đồng nhân dân KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KT – XH Kinh tế - xã hội LĐ Lao động LĐTB & XH Lao động thương binh và xã hội LĐXK Lao động xuất khẩu LLLĐ Lực lượng lao động NCS Nghiên cứu sinh NĐ Nghị định NLĐ Người lao động v NTM Nông thôn mới PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PTNN Phát triển nông thôn QH Quốc hội QLLĐ Quản lý lao động QLNN Quản lý Nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh TCCN Trung cấp chuyên nghiệp TCTK Tổng cục thống kê THCS Trung học cơ sở THCN Trung học chuyên nghiệp TN Thanh niên TNNT Thanh niên nông thôn TP Thành phố TV Thành viên TW Trung ương TTLĐ Thị trường lao động UBND Ủy ban nhân dân WTO Tổ chức Thương mại thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa XKLĐ Xuất khẩu lao động vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Dân số Hà Nội và thanh niên Hà Nội, theo nhóm tuổi và khu vực nông thôn- thành thị, giai đoạn 2012-2017 ....................................................76 Bảng 3.2: Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Hà Nội năm 2012 và 2017, chia theo đô thị - nông thôn, nam - nữ và theo nhóm tuổi .....................................80 Bảng 3.3: Việc làm của thanh niên (tuổi 15-29) nông thôn Hà Nội, giai đoạn 2012-2017 .......................................................................................................81 Bảng 3.4: Tỷ lệ việc làm của thanh niên (tuổi 15-29) nông thôn Hà Nội so với tổng việc làm nông thôn và tổng việc làm thanh niên HN, giai đoạn 2012-2017 .......................................................................................................82 Bảng 3.5. Đánh giá mức độ tìm kiếm việc làm của thanh niên nông thôn ...............82 Bảng 3.6. Các vấn đề mà thanh niên nông thôn quan tâm nhất khi tìm kiếm việc làm...........................................................................................................83 Bảng 3.7. Nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp ..................................83 Bảng 3.8. Đánh giá mức độ khó khăn của các đơn vị, doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động .......................................................................................84 Bảng 3.9. Các biện pháp chủ yếu để thu hút lao động của các đơn vị, doanh nghiệp .....85 Bảng 3.10a : Cấu trúc việc làm theo giới và độ tuổi của thanh niên nông thôn .......86 Bảng 3.10b: Cấu trúc việc làm theo ngành và nghề của thanh niên nông thôn ........88 Bảng 3.10c: Cấu trúc việc làm theo vị thế của thanh niên nông thôn Hà Nội ..........89 Bảng 3.11. Thu nhập của thanh niên nông thôn Hà Nội làm công hưởng lương (2012 - 2017) ..................................................................................................90 Bảng 3.12. Đánh giá mức độ hài lòng của thanh niên nông thôn với mức thu nhập thực tế.....................................................................................................91 Bảng 3.13. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội, giai đoạn 2012-2017 .................................................................91 Bảng 3.14. Hình thức hợp đồng lao động mà thanh niên nông thôn ........................92 được ký khi được tuyển dụng ....................................................................................92 Bảng 3.15. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của thanh niên nông thôn sau khi được tuyển dụng ......................................................................................................93 vii Bảng 3.16. Đánh giá mức độ đào tạo, bồi dưỡng cho thanh niên nông thôn sau khi được tuyển dụng .......................................................................................93 Bảng 3.17. Kết quả cho thanh niên vay vốn ...........................................................101 Bảng 3.18: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng của các ngành ........105 Bảng 3.19: Dân số thanh niên Hà Nội và dân số thanh niên nông thôn Hà Nội theo nhóm tuổi giai đoạn 2012-2017 ............................................................110 Bảng 3.20: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thanh niên Hà Nội, thanh niên nông thôn Hà Nội chia theo giới tính, giai đoạn 2012-2017 ........................111 Bảng 3.21: Cơ cấu thanh niên Hà Nội theo trình độ chuyên môn kỹ thuật giai đoạn 2012 - 2017 ..........................................................................................112 Bảng 3.22. Nhu cầu được đào tạo nghề và tỷ lệ được học nghề của thanh niên nông thôn Hà Nội so với nhu cầu .................................................................114 Bảng 3.23. Kết quả tư vấn, đào tạo nghề của Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên Hà Nội thuộc Thành đoàn Hà Nội ..............................................115 Bảng 3.24. Điểm yếu của Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội ..............................116 Bảng 3.25. Hiệu quả của trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn Hà Nội .........116 Bảng 3.26. Kênh thông tin việc làm mà thanh niên nông thôn sử dụng để tìm kiếm việc làm................................................................................................117 Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng dân số ......................................................................127 Bảng 4.2. Dân số Thủ đô .........................................................................................128 Bảng 4.3. Cơ cấu việc làm ......................................................................................129 Bảng 4.4. Dân số tham gia hoạt động kinh tế và chất lượng lao động nông thôn ..129 Bảng 4.5. Mục tiêu dạy nghề cho lao động nông thôn Hà Nội giai đoạn đến năm 2025 ......................................................................................................132 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Vị trí của thị trường lao động trong hệ thống trao đổi ..............................35 Hình 3.1. Bản đồ Thành phố Hà Nội ........................................................................73 Hình 3.2: Vai trò kinh tế của Hà Nội ........................................................................75 ix MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việc làm là nhu cầu cơ bản của mọi người lao động, nó thực hiện các chức năng kinh tế, tâm lý, xã hội quan trọng trong quá trình đóng góp vào sự phát triển của một quốc gia. Đối với thanh niên – lực lượng luôn đi đầu trong xây dựng và phát triển đất nước, việc xây dựng chiến lược việc làm và phát triển lực lượng lao động trẻ vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định và vị thế cạnh tranh của đất nước. Nghị quyết lần thứ Bảy của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã chỉ rõ nhiệm vụ: "Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên". Đối với Hà Nội, trong những năm gần đây quy mô lao động tăng nhanh về mặt cơ học, nhất là lao động khu vực nông thôn do chịu ảnh hưởng của thực hiện quyết định mở rộng địa giới hành chính. Từ 01/8/2008, thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-QH về mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, dân số Hà Nội tăng từ 3,6 triệu người lên 6,4 triệu người sau khi hợp nhất, dân số trong tuổi lao động tăng từ 2,256 triệu người lên 4,3 triệu người, trong đó số lao động tham gia hoạt động kinh tế là 3,2 triệu người, quy mô cung lao động khoảng 170.000 người/năm, tương ứng 5,34% số lao động tham gia hoạt động kinh tế toàn thành phố. Năm 2017, quy mô dân số của Hà Nội là 7,6 triệu người, trong đó có 4,9 triệu người trong độ tuổi lao động. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tất yếu sẽ dẫn đến quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển mục đích sử dụng một bộ phận đất nông nghiệp sang phục vụ quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị và các khu kinh tế, khu - cụm công nghiệp. Quá trình này có những tác động tích cực cũng như tiêu cực đến hộ gia đình nông nghiệp, nông thôn. Những hộ gia đình này phải đối mặt với việc chuyển đổi nghề nghiệp, thích ứng với đời sống nông thôn trong quá trình đô thị hóa nhanh, hội nhập với những chuẩn mực và yêu cầu mới. Vấn đề giải quyết việc làm, tạo cơ hội tăng thu nhập và phát triển nghề nghiệp để đảm bảo nhu cầu của người lao động nói chung và 1 của thanh niên nông thôn nói riêng trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn Hà Nội trở nên ngày càng bức thiết. Quá trình hội nhập và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn làm một bộ phận lao động nông nghiệp, nhất là thanh niên nông thôn làm nảy sinh vấn đề thiết kế chính sách và tổ chức thực hiện để đảm bảo hiệu quả của sản xuất công nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn trong điều kiện mới. Yêu cầu bức bách về việc làm, thu nhập và phát triển nghề nghiệp đòi hỏi lực lượng lao động thanh niên phải có năng lực, có sức khỏe, được đào tạo và tích lũy kịp thời các tiến bộ khoa học công nghệ để tham gia dịch chuyển từ các khâu sản xuất có hàm lượng giá trị gia tăng thấp sang các công đoạn có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Có tri thức, có năng lực thì người thanh niên nông thôn mới có thể thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một môi trường có chính sách công bằng, minh bạch giữa các chủ thể tham gia thị trường, đồng thời dễ dàng áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, áp dụng các phương thức quản lý và phương pháp sản xuất mới, tìm hiểu thị trường và thậm chí là dẫn dắt nhu cầu để phát triển sản xuất kinh doanh và tạo ra các chủng loại sản phẩm với giá trị cao hơn. Mặc dù đã có nhiều công trình, bài báo nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau về việc làm và giải quyết việc làm, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về việc làm và chính sách việc làm, các chỉ tiêu đánh giá việc làm (quy mô, cấu trúc, chất lượng), các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp giải quyết việc làm cho đối tượng thanh niên ở khu vực nông thôn Hà Nội - một khu vực đặc thù của cả nước. Vì vậy, việc nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm và chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn, từ đó đề xuất các giải pháp việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội là hết sức cần thiết. Do vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, giai đoạn đến 2025” làm đề tài luận án tiến sỹ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế, mã số 9 34 04 10. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu là đề xuất được các giải pháp về việc làm (quy mô, cơ cấu, chất lượng) và chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội trong điều kiện hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề việc làm và chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn; phân tích những đặc điểm và yêu cầu việc làm cho thanh niên nông thôn ở những thành phố lớn trong điều kiện mới; kinh nghiệm tạo việc làm của các nước/các địa phương cho thanh niên nông thôn. - Đánh giá, phân tích thực trạng việc làm và chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội. - Đề xuất quan điểm và giải pháp về việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, giai đoạn đến năm 2025. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 3.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề việc làm và thể chế, chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn, bao gồm cả khung khổ pháp lý phát triển nói chung và các chính sách tăng cầu lao động, chính sách nâng cao chất lượng cung lao động thanh niên nông thôn cũng như hỗ trợ kết nối cung- cầu lao động. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: việc làm và chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội. - Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn 17 huyện ngoại thành Hà Nội. - Về thời gian: số liệu thứ cấp thu thập cho giai đoạn 2012-2017; số liệu sơ cấp thu thập vào năm 2016; các giải pháp chính sách được đề xuất cho giai đoạn đến năm 2025. 4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 4.1. Cách tiếp cận và khung nghiên cứu 4.1.1. Cách tiếp cận Để đạt được mục tiêu đề ra và làm rõ các giả thiết nghiên cứu, NCS sử dụng cách tiếp cận tổng hợp và liên ngành trong quản lý kinh tế về việc làm và chính sách việc làm đối với thanh niên nông thôn trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đặc thù của địa phương, với thị trường lao động và các vấn đề phát triển doanh nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phát triển nguồn nhân lực, cải thiện kết nối cung - cầu lao động. 3 NCS vận dụng quan điểm và cách tiếp cận hệ thống để phân tích nội hàm và các yếu tố có ảnh hưởng đến việc làm cho thanh niên nông thôn như: nhóm nhân tố về thể chế chính sách, nhóm nhân tố về cầu lao động, cung lao động và kết nối cung cầu lao động. Đồng thời, luận án đưa ra các tiêu chí đánh giá quy mô, cơ cấu và chất lượng việc làm đối với thanh niên nông thôn tại cấp địa phương trong điều kiện hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. NCS cũng sử dụng cách tiếp cận có sự tham gia với các đối tượng như: thanh niên hộ gia đình; thanh niên tham gia sinh hoạt các đoàn thể; thanh niên trở về sau khi xuất khẩu lao động ...trong điều tra và phân tích thực trạng việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội. 4.1.2. Khung nghiên cứu * Các câu hỏi nghiên cứu - Nội hàm việc làm và chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn là gì? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc làm cho thanh niên nông thôn? Những chỉ tiêu nào phản ánh việc làm của thanh niên nông thôn? - Thực trạng việc làm và chính sách việc làm đối với thanh niên nông thôn Hà Nội thế nào? Kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc làm và chính sách việc làm đối với thanh niên nông thôn Hà Nội? Những giải pháp giải quyết vấn đề việc làm thanh niên nông thôn Hà Nội là gì? * Lý thuyết nghiên cứu Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã nêu trên, tác giả sẽ vận dụng các lý thuyết, trong đó sử dụng kết hợp cả: Trường phái thể chế; Lý thuyết trường phái trọng cung, đặc biệt là lý thuyết “vốn con người”; Lý thuyết trường phái trọng cầu (trường phái Keynes), lý thuyết kỳ vọng thu nhập; và các lý thuyết thị trường lao động cũng như dịch chuyển lao động trong quá trình phát triển. * Giả thuyết nghiên cứu Phải chăng muốn tăng quy mô, thay đổi cấu trúc việc làm theo hướng tích cực và đặc biệt là nâng cao chất lượng việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội cần tập trung cải thiện 4 nhóm nhân tố: 1) Khung khổ pháp lý và năng lực thực hiện; 2) Thúc đẩy cầu lao động hướng đến giá trị gia tăng cao; 3) Nâng cao chất lượng cung lao động; 4) Kết nối hiệu quả cung - cầu lao động thanh niên. 4 Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu (Chương 1) và các câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu đặt ra, đồng thời dựa vào những lý thuyết nghiên cứu liên quan đến việc làm cũng như toàn bộ cơ sở khoa học (được phân tích ở Chương 2), NCS đề ra Khung nghiên cứu việc làm thanh niên nông thôn (logic nghiên cứu của luận án) như sau: Khung nghiên cứu việc làm thanh niên nông thôn BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG THÔN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP VÀ CNH, HĐH Quy mô việc làm Cơ cấu việc làm Chất lượng việc làm NỘI DUNG VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG THÔN (dựa trên lý thuyết vốn con người, mô hình hai khu vực, mô hình thu nhập kỳ vọng) Tiêu chí đánh giá: 1. Quy mô và cơ cấu việc làm: -Số lượng việc làm - Cơ cấu việc làm NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG THÔN (dựa trên lý thuyết Keynes, trường phái thể chế và các lý thuyết thị trường lao động, dịch chuyển lao động) Nhóm nhân tố thuộc về cầu lao động Nhóm nhân tố thuộc về cung lao động Nhóm nhân tố kết nối cungcầu lao động Khung khổ pháp lý và năng lực thực hiện 2. Chất việc làm: - Thu nhập - Tính ổn định - Vị thế việc làm.. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng trong nghiên cứu mối quan hệ giữa quá trình hội nhập kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô và đất nước đối với vấn đề việc làm cho thanh niên nông thôn và bản thân quá trình hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển lực lượng lao động là thanh niên nông thôn được xem xét trong quá trình phát triển liên tục và trong mối quan hệ với các điều kiện cụ thể; phương pháp này được tác giả sử dụng chủ yếu ở Chương 1. Phương pháp cũng được sử dụng chủ yếu trong Chương 2 của luận án để hệ thống hóa các khái niệm việc làm, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp và trình 5 lượng bày một số lý thuyết về tạo việc làm; phân tích và chỉ ra mối quan hệ giữa vấn đề việc làm của thanh niên nông thôn và các vấn đề kinh tế - xã hội khác trong quá trình phát triển của Thủ đô và đất nước. - Phương pháp thống kê được sử dụng trong nghiên cứu đánh giá xu hướng, nghiên cứu tác động của các yếu tố, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội; phương pháp này được sử dụng trong Chương 3 và Chương 4 của luận án. - Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia, điều tra khảo sát được chính tác giả luận án khảo sát, thu thập, tính toán và phân tích các chỉ số về quy mô, cơ cấu, chất lượng lao động trong ngành, các chế độ chính sách cho đối tượng lao động là thanh niên nông thôn và các vấn đề liên quan đến sử dụng lực lượng lao động nông nghiệp nhằm đánh giá tác động của các nhân tố đến việc tạo việc làm cho thanh niên nông thôn và kết quả sử dụng lao động là thanh niên nông thôn của Hà Nội. Điều tra tại 17 huyện của thành phố Hà Nội, với 3 đối tượng chọn có chủ đích theo mẫu ngẫu nhiên: + Thanh niên: số lượng 500 (tuổi 15-29); với đặc điểm thành phần chủ yếu tham gia khảo sát là nam giới, đa số độ tuổi nằm trong khoảng 21- 30 tuổi (chiếm 75%); đa phần các thanh niên đều có trình độ học vấn trên THCS, có trình độ chuyên môn - kỹ thuật được đào tạo từ Trung cấp trở lên, có một số ít có trình độ từ Đại học trở lên (chiếm tỷ lệ 15,6%); công việc thanh niên đang làm chủ yếu là trong các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước trên các lĩnh vực: nông - lâm - ngư nghiệp và xây dựng, một số khác tham gia trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dịch vụ. + Đại diện nhà tuyển dụng thanh niên nông thôn Hà Nội: số lượng: 180 đơn vị, đối tượng cụ thể: Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự, Giám đốc/Phó Giám đốc nhân sự, Thủ trưởng các đơn vị... hoặc các đồng chí được phân công phụ trách công tác tuyển dụng nhân sự. Trong 180 đơn vị tham gia khảo sát thông tin có 73 doanh nghiệp tư nhân, 72 đơn vị, tổ chức nhà nước còn lại là 35 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chủ yếu trên các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giáo dục đào tạo và ngành dịch vụ. Quy mô của các đơn vị: quy mô nhỏ (< 50 người) chiếm tỷ lệ 48,3%, quy mô vừa (từ 50 -100 6 người) chiếm tỷ lệ 27,8%, quy mô lớn (100 – 300 người) chiếm tỷ lệ 18,3% và trên 300 người chiếm tỷ lệ 5,6%. + Cán bộ quản lý tại địa bàn nông thôn Hà Nội: số lượng: 25 cán bộ (17 cấp huyện và 8 cấp xã); đối tượng cụ thể: Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng/Phó phòng lao động thương binh và xã hội và Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách mảng văn hóa - xã hội. 5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN (i) Làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về việc làm và chính sách việc làm đối với thanh niên nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế gắn với đô thị hóa nông thôn; xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu việc làm cho thanh niên nông thôn với những nhân tố tác động. Cách thức đo lường quy mô, cấu trúc và chất lượng việc làm của thanh niên nông thôn gắn với quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế đặt trong bối cảnh yêu cầu hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời phân tích thị trường lao động và các thể chế thị trường lao động tại khu vực nông thôn, nhất là trong điều kiện đô thị hóa nhanh như ở Hà Nội. (ii) Đánh giá thực trạng về quy mô, cơ cấu, chất lượng việc làm thanh niên nông thôn Hà Nội dưới tác động của các yếu tố thể chế, cung, cầu và kết nối cungcầu để chỉ ra những bất cập, thách thức và nguyên nhân. (iii) Trên cơ sở phân tích bối cảnh, yêu cầu phát triển của Hà Nội, luận án đã phân tích những cơ hội và thách thức đối với việc làm cho thanh niên nông thôn; đồng thời đưa ra những quan điểm, các giải pháp, chính sách thúc đẩy tạo việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội trong thời gian tới. 6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN Về mặt lý luận, luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận việc làm (quy mô, cơ cấu và chất lượng), thất nghiệp và các chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trong quá trình CNH và HĐH, từ đó cung cấp những tiền đề khoa học quan trọng làm cơ sở để xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề việc làm cho thanh niên nông thôn ở những thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh nói riêng. Nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng của chính sách nhà nước trong 7 việc nâng cao tính năng động, tự chủ của thanh niên nhằm tự giải quyết việc làm cho bản thân, gia đình và có tác động lớn tới đời sống của người dân nông thôn; nghiên cứu cũng chỉ ra tác động của quá trình hội nhập gắn với đô thị hóa nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy thanh niên nông thôn khởi nghiệp và tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp, tạo thu nhập cao hơn và cơ hội việc làm tốt hơn cho mình. Về mặt thực tiễn, từ những phân tích số liệu về thị trường lao động và việc làm, kỹ năng của thanh niên khu vực nông thôn, các chính sách tạo việc làm và phát triển doanh nghiệp của cả nước và Hà Nội, nghiên cứu đã đưa ra những khuyến nghị chính sách và các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội để giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn theo hướng hoàn thiện thể chế chính sách, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh, nâng cao vốn nhân lực và tính năng động sáng tạo để có việc làm đầy đủ, năng suất, thu nhập cao; thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa nông thôn như là những động lực quan trọng nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn và nâng cao đời sống người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn. 7. KẾT CẤU LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về việc làm cho thanh niên nông thôn Chương 2: Cơ sở khoa học về việc làm cho thanh niên nông thôn Chương 3: Thực trạng việc làm và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội Chương 4: Giải pháp việc làm và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, giai đoạn đến năm 2025 8 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN 1.1. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI Các công trình nghiên cứu của nước ngoài có liên quan có thể chia thành 3 nhóm, đó là các nghiên cứu về việc làm nói chung, các nghiên cứu về lao động việc làm tại khu vực nông thôn và các nghiên cứu về việc làm của thanh niên. 1.1.1. Nghiên cứu lý thuyết việc làm Nghiên cứu về việc làm thường được các tác giả nước ngoài đề cập đến trong các lý thuyết kinh tế của mình trong mối quan hệ với thị trường và Nhà nước: * John Moynard Keynes trong General Theory on Employment, Interes and Money (1936). Tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt là Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ. Về cơ bản học thuyết Keynes xem xét việc xác định sản lượng quốc dân và việc làm trên cơ sở tổng mức cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ và một nền kinh tế có tiềm năng sản xuất trong điều kiện cụ thể về nguồn lực và công nghệ của chính nó. Giải pháp nhằm làm giảm hoặc loại trừ thất nghiệp của Keynes là: tăng tổng cầu thông qua việc tăng trực tiếp chi tiêu của chính phủ hoặc thông qua các chính sách của Chính phủ khuyến khích gián tiếp đầu tư tư nhân (lãi suất cho vay thấp, trợ giá cho đầu tư, giảm thuế...). Nhưng mô hình việc làm của Keynes có một số hạn chế: Một là nó được dựa trên những giả định không thật đúng với các nước đang phát triển, nguồn lực chính phủ hạn chế; Hai là việc tạo thêm công ăn việc làm cho khu vực thành thị bằng cách tăng mức tổng cầu sẽ có thể thu hút thêm nhiều di cư từ các vùng nông thôn bỏ ra thành thị kiếm sống, gây áp lực lên công tác quản lý đô thị1. * Mô hình “hai khu vực cổ điển” của A.Lewis giải thích mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình tăng trưởng. Mô hình nghiên cứu sự di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Trong khu vực 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB ĐHKTQD 2014. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan