Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh hùa phăn nước cộng hòa dân chủ nhân...

Tài liệu Việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh hùa phăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

.PDF
171
310
87

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH KHĂM PHEN PHÊNG PHẮC ĐY VIÖC LµM CHO ng­êi LAO §éNG N¤NG TH¤N ë TØNH HñA PH¡N N¦íC CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH KHĂM PHEN PHÊNG PHẮC ĐY VIÖC LµM CHO ng­êi LAO §éNG N¤NG TH¤N ë TØNH HñA PH¡N N¦íC CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. MAI THẾ HỞN 2. PGS. TS. HOÀNG THỊ BÍCH LOAN HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN KHĂM PHEN PHÊNG PHẮC ĐY MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn 7 1.2. Tổng quan kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan đến luận án và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 24 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 28 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của việc làm cho người lao động nông thôn 28 2.2. Yêu cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm cho người lao động nông thôn 43 2.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn của một số tỉnh ở Việt Nam và Lào 58 Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH HỦA PHĂN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2010-2016 76 3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hủa Phăn tác động đến việc làm cho người lao động nông thôn 76 3.2. Kết quả, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn 87 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH HỦA PHĂN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2025 117 4.1. Một số dự báo và quan điểm cơ bản nhằm giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn 117 4.2. Những giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 125 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHDCND Lào : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐNDCM Lào : Đảng Nhân dân Cách mạng GQVL : Giải quyết việc làm HĐND : Hội đồng nhân dân KT - XH : Kinh tế - xã hội KTTT : Kinh tế thị trường LĐNT : Lao động nông thôn LLLĐ : Lực lượng lao động UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Hủa Phăn 78 Bảng 3.2: Năng suất lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh qua các năm 80 Bảng 3.3: Diện tích, dân số các đơn vị ở tỉnh Hủa Phăn năm 2016 83 Bảng 3.4: Quy mô dân số và lực lượng lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn giai đoạn 2011- 2016 88 Bảng 3.5: Cơ cấu lực lượng lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn theo nhóm tuổi (2016) 89 Bảng 3.6: Nguồn lao động theo trình độ đào tạo giai đoạn 2010-2016 ở tỉnh Hủa Phăn 90 Bảng 3.7: Tình hình thiếu việc làm của lực lượng lao động giai đoạn 2012- 2016 ở tỉnh Hủa Phăn 92 Bảng 3.8: Số lao động được tạo việc làm theo ngành và tỷ lệ lao động được tạo việc làm 94 Bảng 3.9: Bình quân thu nhập của lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn trong những năm gần đây 97 Bảng 3.10: Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế giai đoạn 2005 2015 ở tỉnh Hủa Phăn 102 Bảng 3.11: Người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn tham gia xuất khẩu lao động giai đoạn 2010-2016 104 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, việc làm, thiếu việc làm, thất nghiệp là một trong những vấn đề có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của một đất nước. Vì vậy, việc làm cho người lao động luôn là một trong những vấn đề được tất cả các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm vì đây không chỉ là vấn đề liên quan đến thu nhập, ổn định cuộc sống cho cá nhân và gia đình người lao động mà còn góp phần bảo đảm cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương. Ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào), dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm tỉ lệ lớn, tình trạng thiếu việc làm đang là vấn đề hết sức cấp bách hiện nay. Do đó, vấn đề giải quyết tình trạng đang là một trong những vấn đề cấp bách của các địa phương. Để có thể cải thiện tình trạng thất nghiệp ở khu vực nông thôn, nâng cao mức sống và thu nhập, rút ngắn dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị cần phải có những biện pháp tạo việc làm, thu hút lao động nông nghiệp, giảm dần tình trạng thất nghiệp ở khu vực này, nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây cũng là vấn đề được Đảng và Nhà nước Lào hết sức quan tâm. Ở CHDCND Lào, vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn được xác định là một động lực to lớn thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển, đồng thời phát huy được thế mạnh của người trong lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cũng như thu nhập của nhân dân các bộ tộc Lào. Do đó, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước CHDCND Lào nói chung và tỉnh Hủa Phăn nói riêng đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn. Nhờ đó, nông dân ngày càng có thêm nhiều việc làm, góp phần nâng cao đời 2 sống vất chất và tinh thần, đồng thời giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương một cách vững chắc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng NDCM Lào đã khẳng định: Phát triển các chương trình đào tạo lao động có sự phong phú và chất lượng, xây dựng chính sách thuận lợi để lao động có thể tham gia vào thị trường lao động; đào tạo được lao động có ý thức dân tộc, thành công dân tốt, tôn trọng quy định pháp luật, có tính kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp, chăm chỉ, cần cù, hăng hái trong việc phát triển bản thân, có công ăn việc làm vững chắc, được quản lý và bảo vệ quyền lợi theo pháp luật [136, tr.97]. Tỉnh Hủa Phăn là tỉnh miền núi phía Bắc CHDCND Lào, có điều kiện phát triển kinh tế đa dạng với thế mạnh về nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ. Thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường hợp tác với giao lưu quốc tế của Đảng và Nhà nước đã tạo ra cơ hội và điều kiện phát triển kinh tế những năm qua. Đây là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp luôn được chú trọng và đạt hiệu quả khá cao, bộ mặt nông thôn đã có sự đổi mới; nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục, tạo việc làm tại chỗ, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở khu vực miền núi. Những năm qua, việc làm cho người lao động nói chung và việc làm cho người lao động ở nông thôn nói riêng của tỉnh đã được chú trọng. Vấn đề đào tạo nghề người lao động nông thôn đã bước đầu được chú trọng, khiến lực lượng lao động nông thôn ngày càng đóng góp đáng kể sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên, vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở đây còn gặp phải một số khó khăn, bất cập. Người lao động nông thôn tuy trẻ nhưng trình độ thấp, ít được đào tạo cơ bản. Số người đến tuổi lao động ngày một tăng lên, số người thất nghiệp ở khu vực nông thôn di chuyển ra thành thị 3 tìm việc làm càng nhiều. Do thiếu việc làm thu nhập thấp, gây sức ép rất lớn về nhu cầu giải quyết việc làm đối với chính quyền các cấp, các ngành… Vì vậy, nghiên cứu về vấn đề việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn là một yêu cầu cấp bách nhằm hiện thực hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” làm đề tài luận án tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị, với mục đích bước đầu giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực trạng việc làm cho người lao động nông thôn ở địa phương. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đính nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc làm cho người lao động nông thôn; luận án phân tích, đánh giá thực trạng việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2010 - 2016; từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án; từ đó đưa ra các vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm; Thứ hai, luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm cho người lao động nông thôn như khái niệm việc làm cho lao động ở nông thôn; yêu cầu và những nhân tố tác động đến việc làm cho người lao động nông thôn; kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam và CHDCND Lào về giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào giai đoạn 2010-2016 trên hai 4 phương diện ưu điểm và hạn chế; đồng thời chỉ ra những vấn đề đặt ra trong việc giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Thứ tư, đề xuÊt nh÷ng quan điểm c¬ b¶n vµ gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m gi¶i quyÕt viÖc lµm cho lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn trong những năm tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Việc làm cho người lao động nông thôn. Cụ thể: + Người chưa có việc làm; + Người có việc làm song thu nhập thấp. - Phạm vi về không gian: Việc làm cho người lao động trên địa bàn nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào. - Phạm vi về thời gian: Đánh giá thực trạng chủ yếu từ năm 2010 đến 2016 và đề xuất giải pháp đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận và ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sánh của Đảng và Nhà nước Lào về việc làm, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đồng thời sử dụng chọn lọc các kết quả nghiên cứu trong một số công trình của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị. Cụ thể luận án sử dụng: 5 - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để luận giải, phân tích các vấn đề lý luận về việc làm và giải quyết việc làm - Luận án sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học; phương pháp phân tích, tổng hợp, lô gíc lịch sử, quy nạp, diễn giải và các phương pháp khác như: thống kê, so sánh, phương pháp phân tích thực chứng và chuẩn tắc; phương pháp định tính và định lượng… đồng thời sử dụng phương pháp tổng kết thực tiễn để tìm ra những đặc trưng của vấn đề nghiên cứu và tính quy luật của đối tượng nghiên cứu Chương 1: Luận án tổng hợp và hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu về các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án của các học giả nước ngoài và trong nước. Luận án cũng đánh giá khái quát kết quả các công trình đã được nghiên cứu; từ đó tìm ra các vấn đề có tính kế thừa bổ sung và hoàn thiện, đồng thời cũng chỉ ra những vấn đề còn trống trong nghiên cứu về việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn. Chương 2: Luận án sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để rút ra những khái niệm cơ bản và luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn và các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn; đồng thời luận án cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu đánh giá thực tiễn các vấn đề giải quyết việc làm của một số địa phương nước ngoài và trong nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hủa Phăn. Chương 3: Luận án sử dụng các phương pháp phân tích định tính và định lượng; phương pháp phân tích thực chứng và chuẩn tắc; phương pháp thống kê; phương pháp so sánh, tổng hợp theo lô gíc và sử dụng một số sơ đồ, biểu đồ, đồ thị nhằm đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn thời gian qua. Chương 4: Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp khái quát hóa những vấn đề đã nghiên cứu ở chương 2 và chương 3 để rút ra phương hướng 6 và giải pháp có tính khả thi nhằm giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn những năm tiếp theo. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án luận góp phần giải rõ thêm cơ sở lý luận về việc làm cho người lao động nông thôn tại các nước đang phát triển. - Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào từ năm 2010 - 2016, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó; cùng những vấn đề đặt ra về thực trạng việc làm cho người lao động nông thôn. - Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào đến 2025 và những năm tiếp theo nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phÇn më ®Çu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án bao gồm 4 chương, 9 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Việc làm cho người lao động nông thôn là một vấn đề luôn được quan tâm vì đây không chỉ là vấn đề có liên quan đến cuộc sống của người lao động, mà còn liên quan đến tất cả các quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình đó diễn ra trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người, trong đó có liên quan đến các lợi ích kinh tế và luật pháp. Đây là vấn đề chủ yếu của toàn bộ đời sống xã hội nhưng ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, giải quyết việc làm cho người lao động cũng có những đặc điểm khác nhau. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về việc làm cho người lao động được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý cả trong và ngoài nước quan tâm. Trong phạm vi của luận án, tác giả chỉ tập trung tổng quan một số công trình tiêu biểu liên quan đến việc làm cho người lao động, trong đó việc làm cho người lao động nông thôn. 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận về việc làm nói chung Vì việc làm là vấn đề chung của tất các các quốc gia trên thế giới nên có rất nhiều công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài về vấn đề này. Tiêu biểu là những công trình nghiên cứu như sau: * Các cuốn sách: Công trình nghiên cứu: “Rethinking Rural development” (Nhìn lại sự phát triển nông thôn); Devclopment Policy Review [99]. Trong công trình 8 này, tác giả tập trung phân tích một số vấn đề chủ yếu trong phát triển nông thôn đương đại như: phát triển nông thôn là động lực phát triển xã hội; đói nghèo ở nông thôn là lực cản lớn cho chính sự phát triển nông thôn cũng như trong phát triển xã hội; đầu tư công của Chính phủ vào nông thôn suy giảm là một trong những nhân tố khiến cho nông thôn chậm phát triển và tăng sự chênh lêch phát triển giữa khu vực thành thị và nông thôn. Ngoài ra, công trình còn đi sâu phân tích một số vấn đề trong phát triển nông thôn như sự phát triển của trang trại nhỏ để giải quyết việc làm; vấn đề đói nghèo ở nông thôn; sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng nông thôn mới để giải quyết việc làm. Công trình “Decent Work in Rural: akey path for povety Reduction” (Việc làm thích hợp trong khu vực nông thôn: Chìa khóa cho sự giảm nghèo) [84]. Nghiên cứu này đã chỉ ra: Hiện nay gần nửa dân số thế giới (khoảng 3,4 tỷ người) sống ở khu vực nông thôn và phần lớn trong số đó thuộc về các nước đang phát triển. Cộng với tác động của biến đổi khí hậu, giá lương thực tăng và các yếu tố khác đã tác động tiêu cực tới nông dân, khiến đời sống của họ không ổn định, rủi ro cao và đói nghèo ở khu vực nông thôn trở nên phổ biến. Do đó, xóa đói giảm nghèo nên đi cùng với tạo việc làm và phát triển nông thôn. Công trình chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Những hướng cơ bản giải quyết vấn đề lao động, việc làm ở nông thôn để xóa đói giảm nghèo; biến đổi khí hậu có tác động như thế nào đến sự phát triển của nông thôn; những giải pháp cụ thể khả thi trong tạo việc làm ở nông thôn. Tác giả Jonna Estudillo và các cộng sự trong “Labor markets, occupational choice, and rural poverty in four Asian countries” [97]. Bài viết phân tích những cơ chế cơ bản trong thị trường lao động nông thôn dẫn đến tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn của Philippines, Việt Nam, Bangladesh và Sri Lanka. Việc gia tăng thu nhập phi nông nghiệp, trong đó tăng thu nhập từ việc làm chính thức, được xem là một động lực quan trọng 9 của tăng trưởng thu nhập và giảm nghèo. Vì vậy, để giảm đói nghèo ở nông thôn, Chính phủ cần phải có chính sách nhằm tạo ra nhiều việc làm chính thức, vì vấn đề chất lượng công việc có tác động lớn trong việc cải thiện mức sống của người lao động nông thôn. Tác giả Nolwen Henaff, Jean - Yves Martin trong cuốn sách “Lao động việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới” [59]. Tác giả đã đưa ra những nghiên cứu khái quát về tình hình lao động, việc làm và nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 1986-2000. Tác giả cho thấy, sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam có một ưu thế lớn là nguồn nhân lực dồi dào, khả năng mở rộng việc làm trong quá trình đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường rất lớn, song do chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, đa số lào động chưa qua đào tạo nghề nên khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển rất hạn chế. Cùng với sự yếu kém về thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất, chất lượng hàng hóa làm ra khó cạnh tranh trên thị trường cả trong và ngoài nước nên việc làm và thu nhập của người lao động thấp, thiếu ổn định. Điều đó cho thấy, để phát triển nguồn nhân lực, công tác đào tạo nghề cho người lao động cần phải xem là một trong những ưu tiên hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa những năm tiếp theo. Các tác giả Tuan Francis, Somwaru Agapi, Diao Xinshen trong cuốn “Lao động nông thôn di cư, đặc điểm và mô hình việc làm - Nghiên cứu dựa trên điều tra nông nghiệp Trung Quốc” [89]. Các tác giả cho rằng quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ ở Trung Quốc và sự gia tăng năng suất trong nông nghiệp hàm ý rằng những lao động nông thôn sẽ được thu hút vào các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. Kết quả là họ sẽ có nhiều cơ hội để tăng thu nhập ở khu vực phi nông nghiệp. Công trình này tập trung nghiên cứu cấu trúc lực lượng lao động nông thôn và những đặc điểm của lao động nông thôn để đánh giá tiềm năng di cư lao động nông thôn vào các lĩnh vực phi nông nghiệp. Công trình đã tập trung phân tích thị trường lao động nông thôn Trung 10 Quốc dựa trên điều tra dân số nông nghiệp Trung Quốc lần thứ nhất, với những đặc điểm nhân khẩu học của lực lượng lao động nông thôn, tính liên kết giữa các loại công việc, nơi làm việc và di cư lao động của lao động nông thôn. Dựa trên sự phân bổ nhân khẩu học của lực lượng lao động nông thôn, các tác giả đã tìm ra được mối liên hệ giữa lao động nông thôn với việc phân bổ các nguồn lực khác, đặc biệt là quỹ đất ngày càng hạn chế, từ đó áp dụng kỹ thuật logict polytomous tổng quát để phân tích các mô hình sử dụng lao động nông thôn và dự báo quá trình di cư lao động nông thôn. Cuốn sách này cung cấp cho các nhà nghiên cứu cơ cấu của lao động nông thôn có khả năng chuyển đổi theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó có chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu lao động và việc làm ở nông thôn. Tác giả Nguyễn Thị Thơm, “Thị trường lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” [75]. Cuốn sách nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường lao động, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phát triển thị trường lao động. Đồng thời cuốn sách giới thiệu cho người đọc một bức tranh khái quát về thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay, qua đó đề xuất các quan điểm và giải pháp phát triển thị trường lao động ở Việt Nam trong những năm tới. Tác giả cho rằng, thị trường lao động Việt Nam đang đứng trước những vấn đề bất cập như: mất cân đối lớn giữa cung và cầu; mức độ thị trường hóa các quan hệ lao động thấp; chính sách tiền lương, tiền công còn nhiều bất cập; hệ thống công cụ của thị trường lao động chưa hoàn thiện; vai trò quản lý Nhà nước đối với thị trường lao động chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Đây là những cản trở, làm chậm sự phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam. Tác giả Nguyễn Xuân Khoát, “Lao động, việc làm và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam” [48]. Cuốn sách là tuyển tập các công trình nghiên cứu đề cập đến nhiều vấn đề cấp thiết của việc sử dụng nguồn lao động phát triển kinh tế -xã hội ở nông thôn Việt Nam trong các giai đoạn 11 phát triển. Ở mỗi vấn đề được giới thiệu trong cuốn sách, tác giả đã nêu vai trò, ý nghĩa, thực trạng và phương hướng, biện pháp giải quyết các vấn đề đặt ra. Đồng thời cuốn sách làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng hợp lý nguồn lao động và phát triển kinh tế -xã hội ở nông thôn Việt Nam. 1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận về giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn Ngoài những công trình nghiên cứu về việc làm nói chung, cũng có khá nhiều những công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn. Tiêu biểu là những công trình nghiên cứu như: * Các cuốn sách Các tác giả Nguyễn Thị Thơm, Phí Thị Hằng với cuốn sách: “Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị” [76]. Cuốn sách đề cập về thực trạng và đưa ra những giải pháp về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở Hải Dương như: Giải pháp về quy hoạch (phải gắn quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch đào tạo nghề; phải gắn quá trình đô thị hóa, xây dựng kết cấu hạ tầng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn…); giải pháp về mở rộng cầu lao động (mở rộng cầu lao động thông qua đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; mở rộng cầu lao động thông qua phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng; mở rộng cầu lao động thông qua sắp xếp lại và phát triển các ngành dịch vụ; mở rộng cầu lao động thông qua đẩy mạnh xuất khẩu lao động và cho vay vốn giải quyết việc làm); giải pháp về nâng cao chất lượng cung lao động (dạy nghề cho lao động nông thôn; nâng cao thể lực cho người lao động; nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông thực hiện phân luồng học sinh ngay sau khi tốt 12 nghiệp trung học cơ sở); giải pháp về tổ chức thị trường sức lao động (hình thành bộ máy tổ chức thị trường lao động của tỉnh và ban hành các qui chế để bộ máy hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm, xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường sức lao động của tỉnh; nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo giải quyết việc làm và Ban Chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh); giải pháp về cơ chế, chính sách đối với lao động nông nghiệp bị thu hồi đất. Tác giả Tạ Thị Đoàn với cuốn sách: “Lao động việc làm của công nhân trong các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Thực trạng và những hàm ý chính sách” [33]. Tác giả đã luận giải những vấn đề lý luận về lao động việc làm của công nhân trong các khu công nghiệp; phân tích thực trạng lao động, việc làm của công nhân trong khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống của công nhân trong các khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tác giả Trần Thị Minh Ngọc với cuốn sách: “Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010” [56]. Tác giả đã làm rõ thực trạng giải quyết việc làm cho nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Tác giả đã chỉ ra những thành công, hạn chế trong vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân vùng đồng bằng Sông Hồng và từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm thực hiện giải quyết việc làm cho nông dân hiệu quả. Các tác giả Trần Đình Chín, Nguyễn Dũng Anh với cuốn sách “Việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ” [11]. Nhóm tác giả đã luận giải làm rõ khái niệm về việc làm, việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. Phân tích thực trạng và đề xuất những tiền đề, điều kiện để người lao động bị thu hồi đất có việc làm sau khi tái định cư ở nơi mới. 13 Tác giả Nguyễn Dũng Anh, “Việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng” [1]. Tác giả đưa ra quan niệm về việc làm, các phương thức giải quyết việc làm như: thông qua các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề; thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm và cơ sở dạy nghề; thông qua phát triển làng nghề truyền thống và các doanh nghiệp; thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội; thông qua thị trường sức lao động. Tác giả Trần Thị Bích Hạnh, “Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động ở các tình vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [39]. Tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lao động, xem đây là những vấn đề có tính chủ yếu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của khu vực. Tuy vậy, luận án mới chỉ tập trung nghiên cứu, đưa ra các biện pháp, các cách thức dưới góc độ quản lý. Luận án chưa đi sâu nghiên cứu về bản chất của tình hình lao động, việc làm để từ đó có thể đề ra những giải pháp mang tính bền vững, lâu dài, để xử lý các vấn đề lao động, việc làm khi có phát sinh. Bên cạnh đó, công trình trên chưa phát hiện được những vấn đề có tính quy luật của sự vận động về việc làm và chất lượng nguồn lao động, nên các giải pháp đưa ra mang đậm tính kỹ thuật, thiếu một sự khái quát có tính nguyên lý, giúp cho chúng ta có thể kế thừa nó trong việc nhận diện các hiện tượng nảy sinh về vấn đề việc làm, lao động trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung, tiến trình đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới nói riêng. Tác giả Phạm Đức Chính, “Hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ở Việt Nam” [13]. Với mục tiêu cải thiện việc sử dụng nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng làm việc sau khi xuất khẩu lao động ở nước ngoài trở về, công trình đã nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách về sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động, phân 14 tích thực trạng và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách nói trên ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Luận án đã xác định những đặc trưng, đặc điểm nổi bật của nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động với ưu thế là sự thích ứng cao với nền kinh tế thị trường, làm rõ vai trò của nhà nước cùng với những nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và thực thi chính sách, hệ thống các lĩnh vực liên quan đến điều kiện tái hòa nhập và lập nghiệp, tạo việc làm cho người lao động sau khi trở về nước trên cơ sở các tiêu chí đánh giá phù hợp trong điều kiện quản lý ở Việt Nam hiện nay. Tác giả Phạm Mạnh Hà, “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [38]. Trong luận án, tác giả làm rõ thêm những căn cứ lý luận và thực tiễn dưới góc độ Kinh tế học phát triển về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung, tỉnh Ninh Bình nói riêng trong quá trình CNH, HĐH. Phân tích, đánh giá thực trạng dưới góc nhìn của Kinh tế học phát triển, làm rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong quá trình CNH, HĐH thời gian qua, đề xuất phương hướng chủ yếu và những giải pháp cơ bản, sát thực nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong quá trình CNH, HĐH thời gian tới. Tác giả Nguyễn Thị Huệ, “Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội” [42]. Tác giả luận án hệ thống lại lý luận về vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Tác giả đã phân tích thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở Thủ đô Hà Nội gắn với thời kỳ xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tác giả đưa ra một cái nhìn tổng thể nhất về thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2008 2013. Luận án chỉ ra những tác động qua lại giữa quá trình xây dựng nông
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan