Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Video

.PDF
73
1
92

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH LÊ THỊ DUNG BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUYÊN KHOA I NAM ĐỊNH - 2022 LÊ THỊ DUNG THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN TỈNH THANH HÓA NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH LÊ THỊ DUNG THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN TỈNH THANH HÓA NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS.BS. LÊ THANH TÙNG NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô trường Đại học Điều dưỡng Nam Định cùng các anh chị điều dưỡng tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa. Em xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau Đại học, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn thầy giáo PGS-TS-BS Lê Thanh Tùng - Chủ tịch hội đồng trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian làm khóa luận và hoàn thành tốt khóa luận này. Một lần nữa em chân thành cảm ơn thầy và chúc thầy công tác tốt. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị nhân viên y tế tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa đã giúp đỡ em trong quá trình điều tra số liệu. Xin cảm ơn những người bệnh đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ em để có những dữ liệu quý báu để hoàn thành khóa luận này. Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Nam Định, ngày 20 tháng 7 năm 2022 Học viên Lê Thị Dung ii LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lê Thị Dung –Học viên lớp Điều dưỡng chuyên khoa I khóa 9 của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, chuyên ngành Nội người lớn, xin cam đoan: 1.Đây là báo cáo chuyên đề tốt nghiệp do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS: Lê Thanh Tùng. 2.Các số liệu và thông tin trong báo cáo chuyên đề là hoàn toàn trung thực và khách quan. Tôi xin chịu trách nhiệm về những điều cam đoan trên. Nam Định, ngày 20 tháng 07 năm 2022 Học viên Lê Thị Dung iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... iv DANH MỤC BẢNG .................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN ............................................. 4 A. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 4 1. Định nghĩa ................................................................................................ 4 2. Phân loại .................................................................................................. 5 2.1. Nhồi máu não: ....................................................................................... 5 3. Nguyên nhân: ........................................................................................... 6 4. Biểu hiện .................................................................................................. 8 5. Điều trị ................................................................................................... 11 B. CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................. 11 1. Tình hình tai biến mạch máu não trên thế giới và Việt Nam: .................. 11 2. Quy trình chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não .................................... 14 CHƯƠNG 2:MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT.................................. 23 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ................................................... 23 3. Thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ não……………………..........20 CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN ......................................................................... 40 3.2.Ưu điểm ,nhược điểm ........................................................................... 41 KẾT LUẬN……………………………………………………………..….35 GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ....................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TBMMN : Tai biến mạch máu não AVM - arteriovenuous malformation : Dị dạng thông động tĩnh mạch WHO (World Health Organization) : Tổ chức Y tế thế giới PHCN : Phục hồi chức năng v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu................................... 26 Bảng 2.2: Một số đặc điểm lâm sàng. ........................................................... 28 Bảng 2.3: Chăm sóc vận động ...................................................................... 30 Bảng 2.4: Chăm sóc về hô hấp ..................................................................... 31 Bảng 2.5: Chăm sóc về tiết niệu bài tiết........................................................ 32 Bảng 2.6: Chăm sóc về giao tiếp .................................................................. 33 Bảng 2.7: Chăm sóc về dinh dưỡng .............................................................. 35 Bảng 2.8: Khảo sát chăm sóc vệ sinh thân thể .............................................. 36 Bảng 2.9: Khảo sát chăm sóc vệ sinh răng miệng. ........................................ 37 Bảng 2.10: Khảo sát chăm sóc loét ............................................................... 37 Bảng 2.11: Công tác chăm sóc về giáo dục sức khỏe phòng tái đột quỵ ....... 38 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Các động mạch của não ..................................................................... 7 Hình 2: Hai thể đột quỵ não............................................................................ 8 Hình 3: Các biểu hiện đột quỵ não ................................................................. 8 Hình 4: Hình ảnh CT của người bệnh đột quỵ não........................................ 10 Hình 5: Các vị trí thường bị loét do tỳ đè ..................................................... 20 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ não là một vấn đề lớn của y học các nước trong nhiều thập kỷ qua. Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Không chỉ vậy bệnh còn để lại nhiều di chứng nặng nề, đặc biệt là các di chứng về vận động. Đó là gánh nặng không chỉ đối với người bệnh, gia đình, mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng và quốc gia của họ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới năm 2012, tỷ lệ mắc đột quỵ não hàng năm là 350/100000 dân và có xu hướng ngày càng tăng. Tại Việt Nam, tỷ lệ hiện mắc và mới mắc trung bình tương ứng là 116/100.000 dân và 28,25/100.000 dân trong đó có di chứng về vận động chiếm 92,96%, di chứng vừa và nhẹ chiếm 62,41% [5,9]. Theo thống kê của Bệnh viện Lão khoa trung ương một bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Việt Nam cho thấy, hơn 16% người bệnh nội trú tại đây là người bệnh đột quỵ não. Những năm gần đây, mỗi năm bệnh viện điều trị cho hơn 1000 người bệnh mắc bệnh này [2,3]. Với sự tiến bộ của y học, tuy tỷ lệ tử vong do đột quỵ não ngày càng giảm nhưng số lượng người bệnh bị tàn tật do đột quỵ lại có xu hướng tăng. Mức độ di chứng phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm, cách thức người bệnh được phát hiện, chẩn đoán, can thiệp và chăm sóc. Điều trị người bệnh đột quỵ não trong giai đoạn sớm cần phải có sự kết hợp chặt chẽ, tích cực của cả bác sĩ và điều dưỡng. Vì vậy bên cạnh việc điều trị theo quy trình chuẩn của bác sĩ, vai trò của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh đột quỵ não ở chuyên khoa thần kinh là vấn đề hết sức quan trọng. Nếu người bệnh được chăm sóc đúng và có chế độ tập luyện ngay từ giai đoạn sớm thì người bệnh sẽ giảm tối đa các di chứng, biến chứng nguy hiểm, giảm thời 2 gian nằm viện, tiết kiệm chi phí và người bệnh sớm trở lại cuộc sống thường nhật của họ. Trong một nghiên cứu tổng kết mới đây của Bo Norrving đã khẳng định sự giảm đáng kể tỷ lệ tử vong (giảm 3% tỷ lệ tuyệt đối), tỷ lệ sống phụ thuộc (tăng 5% tỷ lệ người bệnh sống sót có thể sống độc lập) và nhu cầu phải chăm sóc trong bệnh viện (giảm 2%) đối với những người bệnh được điều trị, chăm sóc trong đơn nguyên chuyên về đột quỵ não so với những người bệnh được điều trị trong các khoa khác của bệnh viện đa khoa. Tất cả người bệnh, bất kể tuổi, giới, thể đột quỵ não hoặc mức độ trầm trọng của bệnh khác nhau, đều thu được lợi ích khi điều trị trong đơn nguyên đột quỵ não. Kết quả này đã được khẳng định từ những nghiên cứu quan sát trên một số lượng lớn người bệnh trong thực hành hàng ngày. Việc điều trị, chăm sóc chuyên sâu từ sớm tại đơn nguyên đột quỵ não có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, và sự cải thiện vẫn tiếp tục kéo dài trong vài năm. Y học ngày càng tiến bộ không ngừng, các phương tiện chẩn đoán và điều trị hiện đại giúp cho việc chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả, chăm sóc tốt hơn. Hiện nay công tác chăm sóc người bệnh đột quỵ não của điều dưỡng đã được các trung tâm điều trị về thần kinh trên thế giới áp dụng rộng rãi. Ở Việt Nam cũng đã áp dụng từ lâu công tác chăm sóc người bệnh đột quỵ não. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế hạn hẹp nên cơ sở hạ tầng của đa số các bệnh viện còn thiếu thốn. Kiến thức về đột quỵ não của người dân cũng còn hạn chế cho nên sự chăm sóc đối với người bệnh chưa được kịp thời và toàn diện. Hậu quả là tỷ lệ tử vong và tàn tật của người bệnh tai biến mạch não còn cao. Với mong muốn tìm hiểu về lĩnh vực chăm sóc người bệnh đột quỵ não, tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Tỉnh Thanh Hóa năm 2022” nhằm mục tiêu: 3 1. Mô tả thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Tỉnh Thanh Hóa năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Tỉnh Thanh Hóa. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Định nghĩa Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não được định nghĩa như sau: Đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng biểu hiện tổn thương của não (thường là khu trú), tồn tại trên 24 giờ hoặc người bệnh tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, loại trừ nguyên nhân chấn thương. Tổ chức y tế thế giới cũng định nghĩa: Đột quỵ não là khi người bệnh có biểu hiện rối loạn nặng chức năng thần kinh như hôn mê, liệt nửa người, nuốt sặc., xuất hiện nhanh, đột ngột. Các rối loạn chức năng này tồn tại quá 24h giờ. Đột quỵ não có thể liên quan tới thời tiết bởi gặp rải rác quanh năm nhưng tập trung vào vào các tháng 2, 3, 6, 10 và 11, đặc biệt trong những dịp chuyển mùa. Bệnh thường gặp nhiều về ban ngày chiếm khoảng 73,5%. Tai biến mạch máu não (TBMMN) là các thiếu sót thần kinh với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa xảy ra đột ngột do mạch máu não (động mạch, mao mạch và hiếm hơn là tĩnh mạch) bị vỡ hoặc bị tắc mà không do chấn thương sọ não [1] Đột quỵ não hay TBMMN là tình trạng rối loạn khu trú chức năng não tiến triển nhanh, trên lâm sàng thường do mạch máu nuôi dưỡng một vùng bị tắc hoặc vỡ làm vùng não đó bị tổn thương hậu quả là vùng cơ thể do vùng não đó chi phối bị rối loạn hoạt động [1] 5 1.1.2. Phân loại Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, đột quỵ não được chia ra 2 thể: Nhồi máu não và xuất huyết não. 1.1.2.1. Nhồi máu não: Một cơn nhồi máu não có thể xảy ra theo hai cách: - Đột quỵ do nghẽn mạch Nếu máu đông hình thành ở một nơi nào đó trong cơ thể (thường là ở tim), nó có thể di chuyển theo dòng máu đến não. Một khi tới não, cục máu đông di chuyển đến mạch máu có kích thước nhỏ hơn nó. Nó sẽ mắc kẹt ở đó và khiến máu không đi qua được. Các loại đột quỵ này được gọi là đột quỵ do nghẽn mạch. - Đột quỵ do máu đông tại chỗ Khi máu chảy qua động mạch, nó có thể để lại mảng cholesterol dính vào các thành bên trong của động mạch. Qua thời gian, những mảng bám có thể tăng kích cỡ và sẽ làm hẹp hoặc tắc động mạch và ngăn máu đi qua. Trong trường hợp đột quỵ, các mảng bám thường ảnh hưởng đến các động mạch lớn ở cổ đưa máu đến não. Đột quỵ bị gây ra theo cách này được gọi là đột quỵ do máu đông tại chỗ. 2.2. Xuất huyết não: Là sự vỡ mạch tại thành mạch trong não - Nó làm máu bị rò rỉ vào trong não, không cung cấp được ô-xy và chất dinh dưỡng. Đột quỵ chảy máu có thể bị gây ra bởi nhiều chứng rối loạn ảnh hưởng đến mạch máu, bao gồm tình trạng cao huyết áp kéo dài và chứng phình động mạch não. - Phình động mạch là điểm yếu hoặc mỏng trên thành mạch máu. Các điểm yếu gây ra phình động mạch thường có từ lúc sinh. Phình động mạch phát triển trong một số năm và thường không gây ra vấn đề gì có thể phát hiện được cho đến khi chúng vỡ ra. 6 - Dị dạng thông động tĩnh mạch (arteriovenuous malformation - AVM) là một khối lộn xộn các mạch máu (động mạch và tĩnh mạch). Nó có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể bao gồm cả não. AVM thường có từ lúc sinh. Nó có thể là do bạn lớn lên, các mạch máu to lên và yếu đi. Nếu dị dạng động tĩnh mạch nằm trong não và các thành mạch máu vỡ, bạn sẽ bị chảy máu não. 3. Nguyên nhân: Cơn đột quỵ xảy ra khi việc cung cấp máu đến não bị gián đoạn. Máu được đưa tới não thông qua mạch máu, được gọi là động mạch. Máu có chứa ô-xy và các chất dinh dưỡng quan trọng cho các tế bào não của bạn. Dòng máu có thể bị gián đoạn hoặc ngừng di chuyển trong động mạch do động mạch bị tắc nghẽn (nhồi máu não) hoặc bị vỡ (chảy máu não). Khi các tế bào não không nhận đủ ô-xy hoặc các chất dinh dưỡng, chúng sẽ chết. Khu vực não bị tổn thương được gọi là ổ nhồi máu não. 7 Hình 1: Các động mạch của não Các tế bào não thường chết rất nhanh sau khi khởi phát đột quỵ. Tuy nhiên, một số có thể kéo dài một vài giờ nếu việc cung cấp máu không bị cắt đứt hoàn toàn. Nếu máu tiếp tục được cung cấp trở lại trong vài phút hoặc vài giờ sau khi đột quỵ, một số tế bào có thể phục hồi. Nếu không, chúng cũng sẽ chết. 8 Hình 2: Hai thể đột quỵ não 4. Biểu hiện 4.1. Các triệu chứng cảnh báo đột quỵ Nếu tự nhiên đang trong tình trạng sức khỏe bình thường mà thấy các triệu chứng sau thì có khả năng rất cao bạn đang bị đột quỵ. Hình 3: Các biểu hiện đột quỵ não 9 4.2. Các triệu chứng thần kinh khu trú - Các triệu chứng vận động * Liệt hoặc biểu hiện vụng về nửa người hoặc một phần cơ thể. * Liệt đối xứng. * Nuốt khó (cần có thêm triệu chứng khác kết hợp). - Rối loạn thăng bằng. - Rối loạn ngôn ngữ: * Khó khăn trong việc hiểu hoặc diễn đạt bằng lời nói. Khó khăn khi đọc, viết. * Khó khăn trong tính toán. Nói khó (cần có thêm triệu chứng khác kết hợp). - Các triệu chứng cảm giác, giác quan: * Cảm giác thân thể (rối loạn cảm giác từng phần hoặc toàn bộ nửa người). * Thị giác (mất thị lực một hoặc cả hai bên mắt, bán manh nhìn đôi kết hợp với triệu chứng khác). - Các triệu chứng tiền đình: Cảm giác chóng mặt quay cuồng, nôn hoặc buồn nôn. - Các triệu chứng tư thế hoặc nhận thức: Khó khăn trong việc mặc quần áo, chải tóc, đánh răng, rối loạn định hướng không gian, gặp khó khăn trong việc mô phỏng lại. - Các triệu chứng thần kinh khác: Rối loạn ý thức, rối loạn cơ vòng, rối loạn tâm thần, hội chứng màng não. 10 4.3. Các dấu hiệu cận lâm sàng Các xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị trong chuẩn đoán như chụp cộng hưởng từ, chụp CT cắt lớp vi tính, chụp động mạch não, các phương pháp chẩn đoán đồng vị phóng xạ, siêu âm Doppler, xét nghiệm dịch não tủy... Hình 4: Hình ảnh CT của người bệnh đột quỵ não 4.4. Các biểu hiện kết hợp khác - Bệnh xảy ra ở tuổi trên 50 trở lên. - Người bệnh có biểu hiện xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường, có bệnh tim mạch. - Tắm lạnh, căng thẳng tâm lý, hoặc thể xác, sau uống bia - rượu. 11 5. Điều trị Người bệnh đột quỵ não càng được điều trị sớm càng tốt. Tốt nhất là được cấp cứu trong 6h đầu sau cơn đột quỵ, việc điều trị có thể chia ra làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn cấp (Hồi sức toàn diện): Trong giai đoạn này người bệnh cần được điều trị để đảm bảo duy trì các chức năng sống cơ bản như hô hấp, tuần hoàn... Tiếp đó là điều trị đặc hiệu tùy theo nguyên nhân và loại đột quỵ: Thuốc tiêu huyết khối với trường hợp đột quỵ do tắc mạch và không có nguy cơ xuất huyết. Phẫu thuật lấy máu tụ trong một số trường hợp xuất huyết não. - Giai đoạn ổn định: Điều trị chăm sóc nhằm phục hồi các chức năng như vận động, ngôn ngữ.... 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Tình hình tai biến mạch máu não trên thế giới và Việt Nam: 1.1. Trên thế giới: Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não (TBMMN) là một bệnh thường gặp, theo Tổ chức điều trị dự phòng TBMMN châu âu số người mắc TBMMN lần đầu tiên giao động trong phạm vi từ 141 - 219/100.000 dân [20]. Theo hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ ước tính mỗi năm có khoảng 500.000 người Mỹ bị TBMMN lần đầu hoặc tái phát, trong đó có khoảng 150.000 trường hợp tử vong, chiếm 1/10 tổng số tử vong do mọi nguyên nhân. Chi phí PHCN sau tai biến ở Hoa Kỳ xấp xỉ 40 tỷ đô la. [28,29]. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (Murray, 2008), hàng năm ước tính có tới 2,1 triệu người tử vong vì TBMMN tại châu Á, bao gồm 1,3 triệu người ở Trung Quốc, 448.000 người ở Ấn Độ. [28,29] Theo báo cáo của Trung tâm Đột quỵ và nghiên cứu lâm sang Hàn Quốc (Hong và các cộng sự), hàng năm có khoảng 105.000 người mắc đột quỵ lần đầu 12 tiên hoặc tái diễn và hơn 26000 người bệnh tử vong do đột quỵ. Như vậy, cứ khoảng 5 phút thì có một người đột quỵ và cứ 20 phút thì có một người tử vong do đột quỵ. Cứ trong 10 người bệnh tử vong thì có một người chết do đột quỵ. Ước tính rằng hiện nay có khoảng 795.000 người trên 30 tuổi mắc đột quỵ não. Chi phí chăm sóc người bệnh đột quỵ não ở Hàn Quốc là khoảng 3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2005. Trong năm 2009 tại Hàn Quốc, đột quỵ nhồi máu não chiếm 76% tổng số người bệnh đột quỵ não. Theo dõi trong 90 ngày từ khi đột quỵ, tỉ lệ tử vong do nhồi máu não chỉ chiếm 3 - 7%, trong khi tỉ lệ tử vong do xuất huyết não là 17% [26]. Theo cơ sở dữ liệu medicare (tuổi > 65), sau khi sống sót ra viện của người bệnh đột quỵ não. Tỉ lệ tử vong trong 1 năm là 26,4% và tỉ lệ tử vong sau 5 năm là 60% [24]. Tỉ lệ giới trong điều tra tỉ lệ hiện mắc đột quỵ não ở Bắc Kinh nam/ nữ 1,28/1, Thượng Hải nam/ nữ 1.1/1, Liễu Châu nam/ nữ 1,39/1 và ở Hải Nam nam/ nữ là 1/1,27 [27]. Ở Châu Âu, đột quỵ là nguyên nhân hàng thứ 2 gây sa sút trí tuệ, nguyên nhân hàng đầu gây động kinh ở người già và là nguyên nhân gây trầm cảm rất thường gặp [19], [21] 1.2. Tại Việt Nam: Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2015) đột quỵ là nguyên nhân chính gây tử vong ở Việt Nam (21,7%) với tỉ lệ tử vong hàng năm là 150.000 (Health Grove, 2013). Theo Lê Văn Thành và cộng sự, tỉ lệ hiện mắc trung bình hàng năm của tai biến mạch máu não là 416/100.000 dân, tỉ lệ mắc là 152/100.000 dân [10].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan