Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ thành phố cần thơ lần thứ xi nhiệm kỳ 2005 2...

Tài liệu Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ thành phố cần thơ lần thứ xi nhiệm kỳ 2005 2010

.PDF
35
202
145

Mô tả:

DIỄN VĂN KHAI MẠC Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XI, nhiệm kỳ 2005 - 2010 Kính thưa: Đảng. - Đồng chí Nguyễn Minh Triết, ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương - Các đồng chí khách quý. - Các đồng chí đại biểu của đại hội. Thực hiện Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Chỉ thị số 46-CT/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ thành phố Cần Thơ đã tập trung chỉ đạo tiến hành đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở và cấp trên cơ sở, đồng thời xúc tiến chuẩn bị mọi mặt để tiến hành triệu tập Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI. Hôm nay, được sự cho phép của Bộ Chính trị, chúng ta long trọng khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XI (nhiệm kỳ 2005-2010). Đại hội chúng ta vô cùng vinh dự được đón tiếp đồng chí Nguyễn Minh Triết, ủy viên Bộ Chính trị, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự và chỉ đạo đại hội; nhiệt liệt chào mừng các đồng chí đại diện các Ban xây dựng Đảng Trung ương, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 9; các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí nguyên là bí thư, phó bí thư, ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang, Tỉnh ủy Cần Thơ và thành phố Cần Thơ qua các thời kỳ; nhiệt liệt chào mừng 302 đại biểu chính thức đại diện cho gần 20 ngàn đảng viên thành phố Cần Thơ về dự đại hội. Đại hội chúng ta thành kính tưởng nhớ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, lãnh tụ thiên tài, anh hùng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất của thế giới, Người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng ta; tưởng nhớ đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đại hội nhiệt liệt biểu dương cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, anh chị em công nhân, bà con nông dân, các nhà trí thức khoa học, các nhà văn, nhà báo và các tầng lớp nhân dân thành phố đang ngày đêm lao động sáng tạo vì sự phồn vinh của thành phố; cảm ơn Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương, cảm ơn Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hậu Giang - người anh em sinh đôi, cảm ơn Đảng bộ và nhân dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và cả nước cùng bạn bè quốc tế đã và đang dành cho Cần Thơ những tình cảm và sự giúp đỡ to lớn. Kính thưa các đồng chí ? Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Cần Thơ là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ, là diễn đàn dân chủ của nhân dân. Đại hội phải thật sự là nơi tập trung cao nhất trí tuệ và tính Đảng, là một tấm gương mẫu mực tiêu biểu cho toàn Đảng bộ về “văn hóa Đảng”, đó là văn hóa lãnh đạo, là chủ nghĩa nhân văn; phản ánh đầy đủ, trung thực, thẳng thắn, cởi mở tâm tư tình cảm và khát vọng của các tầng lớp nhân dân thành phố. Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XI, còn là một đại hội hành động, đại hội có trách nhiệm kiểm điểm đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ 5 năm (2001 - 2005), trong đó có 2 năm thực hiện nhiệm vụ thành phố trực thuộc Trung ương (2004 - 2005), tiếp tục quán triệt Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhận rõ thời cơ và thách thức, với ý chí tiến công định ra phương hướng đến năm 2020, chỉ tiêu và nhiệm vụ giải pháp xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2010; bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XI nhiệm kỳ (2005 - 2010) và bầu Đoàn đại biểu đại diện Đảng bộ thành phố đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. Từng đoàn đại biểu và đại biểu của đại hội phải sắp xếp một cách khoa học công việc của địa phương và đơn vị mình, gác lại tất cả những việc riêng, tập trung mọi nỗ lực vì sự thành công của đại hội, quyết không để bất cứ một lý do gì dù nhỏ nhất làm ảnh hưởng đến kết quả đại hội. Không phải mỗi kỳ đại hội là dịp để thăng quan, tiến chức mà chính là dịp để tỏ rõ phẩm chất của người cộng sản trước vận mệnh đất nước, là dịp để Đảng xem xét lại mình. Tiểu ban văn kiện, tiểu ban nhân sự, tiểu ban phục vụ đại hội cần tiếp tục làm thật tốt trách nhiệm được Thành ủy giao cho; Đoàn Chủ tịch đại hội sẽ điều hành đại hội một cách tốt nhất, Đoàn thơ ký và Ban thẩm tra tư cách đại biểu đại hội làm thật tốt nhiệm vụ của mình mà đại hội đã tin cậy giao phó. Với tinh thần “Đoàn kết, trí tuệ, năng động, phát triển nhanh và bền vững”, tôi xin long trọng tuyên bố khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thử XI (nhiệm kỳ 2005 2010). Kính chúc các đồng chí lãnh đạo Trung ương, các đồng chí khách quý và toàn thể đại biểu dồi dào sức khỏe và hạnh phúc. Xin trân trọng kính chào!. THÀNH ỦY CẦN THƠ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số 69-BC/TU Cần Thơ, Ngày 07 tháng11 năm 2005 BÁO CÁO CHÍNH TRỊ Của Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ thành phố Cần Thơ tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2005 - 2010. Trong nhiệm kỳ 2001 - 2005, Đảng bộ thành phố Cần Thơ có những biến đổi mang tính lịch sử. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cần Thơ lần thứ X (từ ngày 08 đến ngày 10/02/2001), đã đề ra nhiệm vụ 5 năm 2001 - 2005. Cuối năm 2003, tại kỳ họp thứ tư Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI đã ra Nghị quyết số 22/2003/QH XI “về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”, theo đó chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và thành lập tỉnh mới Hậu Giang. Kể từ ngày 01/01/2004, thành phố Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động, đảng bộ và nhân dân thành phố vừa tiếp tục thực hiện nhiệm vụ do Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cần Thơ lần thứ X đề ra, đồng thời vừa phải bổ sung và phát triển để phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới. Sau một năm thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương, ngày 31/12/2004, tại Thủ đô Hà Nội, tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy lâm thời và đến ngày 17/02/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW “về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đây là một Nghị quyết đặc biệt quan trọng, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử phát triển của thành phố Cần Thơ. Đại hội đại biểu đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XI là Đại hội đoàn kết, trí tuệ, năng động, phát triển nhanh và bền vững. Với tinh thần trách nhiệm cao trước nhân dân thành phố trong chặng đường phát triển mới, Ban chấp hành lâm thời đảng bộ thành phố Cần Thơ báo cáo trước Đại hội về kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong 5 năm qua (2001 - 2005), phương hướng, mục tiêu, giải pháp xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ 5 năm tới (2005 - 2010) và những năm tiếp theo. Phần thứ nhất ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 5 NĂM 2001 - 2005 I - Những thành tựu đạt được. 1. Trên lĩnh vực kinh tế và phát triển đô thị. 1.1. Kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm (2001 - 2005) 13,5%/năm (chỉ tiêu tăng 9 - 10%). Giá trị GDP năm 2005 gấp 1,9 lần so với năm 2000. Trong đó, khu vực I tăng bình quân 6,82% (chỉ tiêu tăng 3 - 4%), khu vực II tăng bình quân 17,9% (chỉ tiêu tăng 16 - 17%), khu vực III tăng bình quân 13,73% chỉ tiêu tăng 10 - 1 l%). Đến cuối năm 2005, tỷ trọng GDP giữa các ngành là: khu vực I chiếm 17,76%, khu vực II chiếm 38,16%, khu vực III chiếm 44,08% (chỉ tiêu khu vực I: 32,50%, khu vực II: 32%, khu vực III: 35,50%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 (theo giá hiện hành) đạt 11,6 triệu đồng/người/năm (chỉ tiêu 8,4 triệu đồng/người/năm), tương đương 720 USD/người/năm (chỉ tiêu 600 USD/người/năm), gấp 1,84 lần so với năm 2000. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 18,2%/năm (chỉ tiêu tăng bình quân 18 - 19%/năm). Nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế quan tâm đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, tạo dựng thương hiệu, tăng sức cạnh tranh. Trong 5 năm (2001 - 2005) các khu công nghiệp tập trung thu hút được 86 dự án, với vốn đăng ký 269 triệu USD, nâng tổng số dự án trong các khu công nghiệp lên 128 dự án, tổng vốn đăng ký trên 389 triệu USD, vốn đã thực hiện 168 triệu USD (chiếm hơn 43% tổng vốn đăng ký), thu hút gần 18.000 lao động. Các ngành thương mại, dịch vụ phát triển mạnh theo hướng đa dạng hóa loại hình, chú trọng chất lượng và hướng tới những ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Giá trị thương mại - dịch vụ tăng bình quân 14,48%/năm (chỉ tiêu tăng bình quân 10 - 11%/năm). Kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm đạt 1.296,3 triệu USD , tăng bình quân 18,36%/năm (chỉ tiêu 13 - 14%/năm); kim ngạch nhập khẩu đạt 871,9 triệu USD , tăng bình quân 24,67%/năm (chỉ tiêu tăng 17%/năm). Sản xuất nông nghiệp đã đi vào thế' ổn định, đang chuyển dần sang hình thái nông nghiệp đô thị,Chất lượng cao, gắn sản xuất nông nghiệp với phát triển các ngành dịch vụ. Giá trị sản xuất toàn ngành (theo giá so sánh 1994) tăng bình quân trong 5 năm 7,68%/năm (chỉ tiêu tăng 4 5%). Bình quân giá trị sản xuất/1ha đất nông nghiệp năm 2005 tăng gấp 1,9 lần so với năm 2000 (từ 19,359 triệu đồng/năm, tăng lên 36,946 triệu đồng/năm); có trên 10 ngàn hộ nông dân (chiếm 8,5% tổng số hộ nông dân) đạt giá trị sản xuất trên 50 triệu đồng/ha/năm; cá biệt có một số mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đều vượt chỉ tiêu việc điều hành chi ngân sách địa phương có nhiều tiên bộ. Tổng thu ngân sách trên địa bàn trong 5 năm 11.053 tỷ đồng, tỷ lệ thu ngân sách/GDP bình quân đạt 22,6% (chỉ tiêu 15 - 16%). Tổng chi ngân sách địa phương trong 5 năm 6.459 tỷ đồng, có cơ cấu chi hợp lý. Tỷ lệ chi ngân sách địa phương so với tổng thu ngân sách trên địa bàn bình quân 58,43%/năm. Điều hành các hoạt động tài chính tiền tệ khá linh hoạt vốn tín dụng huy động năm 2005 tăng gấp 3 lần so với năm 2000, tổng dư nợ cho vay tăng bình quân 25,8%/năm. Các doanh nghiệp Nhà nước đang từng bước đổi mới, đến nay đã sắp xếp được 38/54 đơn vị, sau khi sắp xếp lại hầu hết đều hoạt động có hiệu quả. Kinh tế hợp tác và hợp tác xã tiếp tục được củng cố, quy mô và chất lượng đều có bước tăng lên đáng kể (hiện có 165 hợp tác xã và 02 liên hiệp hợp tác xã thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế). Kinh tế tư nhân phát triển nhanh và đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng GDP của thành phố, đến tháng 9/2005 có 1 .993 doanh nghiệp tư nhân, 994 công ty trách nhiệm hữu hạn, 165 công ty cổ phần, 1 công ty hợp danh và 41.566 hộ kinh doanh cá thể. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng lên. 1.2. Xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị có nhiều tiên bộ. Thực hiện vượt kế hoạch và tăng khá nhanh nguồn vốn đầu tư. Tổng vốn huy động 5 năm đạt 18.857 tỷ đồng (chỉ tiêu 19.000 tỷ đồng); bố trí vốn đầu tư khá phù hợp, phục vụ ngày càng tốt hơn nhiệm vụ, mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển văn hóa xã hội và dan sinh, khắc phục dần đầu tư dàn trải, nhiều dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đến nay, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 98% (chỉ tiêu 90%), trong đó hộ sử dụng điện khu vực nông thôn 94,2% (chỉ tiêu 80%); tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch 88% (chỉ tiêu 80%), trong đó hộ nông thôn 75% (chỉ tiêu 60%); 31/37 xã các huyện ngoại thành có đường xe ô tô đến trung tâm xã. Tổng công suất chiếu sáng công cộng là 5.206.109 kw/h, bình quân chiếu sáng công cộng đô thị 8,91kw/h/người. 2. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội. 2.1.Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển. Giáo dục phổ thông có một bước tiến đáng kể ở các cấp học, bậc học. Thành phố đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa thành phố Cần Thơ với Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Y dược Cần Thơ, các Viện, trường thuộc các ngành Trung ương ngày càng tốt hơn. Trung tâm Đại học tại chức, trường Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật, hệ thống dạy nghề hoạt động có hiệu quả. Chủ trương xã hội hóa giáo dục, đào tạo tiếp tục phát triển đúng hướng. 2.2. Các hoạt động khoa học và công nghệ có tiến bộ. Một số đề tài nghiên cứu được ứng dụng trong thực tiễn đời sống, mang lại hiệu quả thiết thực. Trung tâm công nghệ phần mềm thành phố hoạt động bước đầu có hiệu quả. Nguồn nhân lực khoa học, công nghệ đang từng bước hình thành. Quản lý Nhà nước về khoa học, công nghệ có cải tiến từng bước. 2.3. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, phát thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản có nhiều đổi mới. Mức hưởng thụ văn hóa, đời sống văn hóa ở cơ sở được nâng lên, góp phần tích cực vào việc xây đựng nền văn hóa mới và con người mới. 2.4. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, nhất là các đối tượng chính sách và người nghèo. Toàn ngành Y tế đang tiến hành sắp xếp, điều chỉnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ thống y tế được đầu tư, nâng cấp. Y đức và tay nghề của đội ngũ cán bộ ngành y có tiến bộ. Công tác dân số đạt nhiều kết quả, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên đạt kế hoạch, chất lượng dân số có nhiều cải thiện, chỉ số HDI đang ở mức khá; việc xây dựng gia đình tiến bộ, bền vững đang đi vào chiều sâu; công tác giáo dục, chăm sóc trẻ em đang được toàn xã hội quan tâm. 2.5. Hoạt động thể dục - thể thao có bước chuyển biến tốt, phong trào xã hội hóa thể dục thể thao đang phát triển. Tổ chức thành công Đại hội thể dục - thể thao đồng bằng sông Cửu Long lần thứ I. Thành phố Cần Thơ đang có những đóng góp tích cực cho phong trào thể dục - thể thao khu vực và cả nước. 2.6. Các chính sách xã hội được quan tâm cụ thể, thiết thực như: xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, lắp điện kế, gắn đồng hồ nước miễn phí cho hộ chính sách và hộ nghèo, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề . . . mang lại hiệu quả cao, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong thành phố (theo tiêu chí cũ) còn 1% (chỉ tiêu 5%). Theo tiêu chí mới, tỷ lệ hộ nghèo hiện nay là 8,31%. 3. Tăng cường quốc phòng - an ninh. Thành ủy đã quán triệt sâu sắc nội dung, xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về tăng cường công tác bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới; Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về chiến lược bảo kê Tổ quốc trong tình hình mới. Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch và phần tử xấu. Quan tâm chỉ đạo, xây dựng và rèn luyện lực lượng vũ trang địa phương về phẩm chất đạo đức và nâng cao sức chiến đấu. Kết hợp chặt chẽ giữa tăng cường quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng; phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, mại dâm... củng cố và tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, xây dựng thế trận lòng dân. 4. Công tác xây dựng Đảng và cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng. Công tác chính trị tư tưởng luôn được coi trọng. Tổ chức tốt việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, triển khai quán triệt các Nghị quyết Chỉ thị của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương của địa phương, góp phần quan trọng củng cố mềm tin, nâng cao sự nhất trí trong Đảng, tăng cường sự đồng thuận trong xã hội Thành ủy chỉ đạo thực hiện tốt công tác tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn về sự phát triển của các thành phần kinh tế qua 20 năm đổi mới trêu địa bàn thành phố Cần Thơ phục vụ tốt yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Hội đồng lý luận Trung ương. Công tác sơ kết, tổng kết được tiến hành có nề nếp, thiết thực, tiết kiệm phục vụ tốt công tác lãnh đạo, chi đạo và quản lý của địa phương. Công tác tổ chức xây dựng Đảng có nhiều tiến bộ. Tiến hành nghiêm túc đúng định kỳ và ngày càng đi vào thực chất việc đánh giá phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, phân loại đảng viên. Công tác quy hoạch gắn chặt với luân chuyển và đào tạo cán bộ bước đầu đạt kết quả tốt. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được các tổ chức Đảng quan tâm Chỉ đạo, thực hiện chặt chẽ góp phần làm trong sạch nội bộ. Công tác kiểm tra Đảng từng bước đi vào nề nếp, thực hiện khá nghiêm túc và kiên quyết kịp thời giúp các cấp ủy Đảng đổi mới phương thức lãnh đạo, phát huy nhân tố mới tăng cường kỷ luật trong Đảng và kỷ cương xã hội, phát hiện và xử lý các sai phạm, khuyết điểm của tổ chức Đảng và cán bộ đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Gắn chặt công tác kiểm tra của Đảng với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII và Kết luận Hội nghị Trung ương 4 (khóa IX) về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Quy định 19 của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm và Quy định 76 của Bộ Chính trị về đảng viên đang công tác giữ mối liên hệ với cấp ủy Đảng nơi cư trú. 5- Công tác xây dựng chính quyền. Hệ thống chính quyền các cấp được củng cố, kiện toàn thêm một bước, theo hướng giảm dần đầu mối, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ. Hoạt động của Hội đồng Nhân dân ngày càng thiết thực, từng bước thực hiện tốt hơn chức năng thẩm định và giám sát. Công cuộc cải cách hành chính theo hướng “một cửa” gắn với cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng được coi trọng. Hoạt động hòa giải nhân dân có nhiều tiến bộ. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được quan tâm hơn, không để xảy ra “điểm nóng”. Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị - khóa IX về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp được triển khai thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc; các ngành nội chính có Sự chuyển biến rõ nét, các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có nhiều tiến bộ, trực tiếp góp phần vào việc phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. 6. Công tác vận động quần chúng. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, gắn phát triển kinh tế - xã hội với chăm lo đời sống nhân dân. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp đã lấy nhiệm vụ xây dựng và phát triển thành phố làm mục tiêu trong công tác vận động quần chúng, động viên được sức người, sức của cho sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị còn là người đại diện cho tình cảm, nguyện vọng, lợi ích các tầng lớp nhân dân, được nhân dân ngày càng tin cậy. 7. Khái quát tình hình thành phố sau 2 năm trực thuộc Trung ương (2004 - 2005). Sau khi tách tỉnh (01/01/2004), trong buổi đầu gặp nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; sự hợp tác, hỗ trợ của các tỉnh bạn trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, Đảng bộ và nhân dân thành phố Cần Thơ đã phát huy tinh thần đoàn kết, kế thừa những thành tựu đạt được của các thời kỳ trước, giữ vững đoàn kết, phát huy tính chủ động, sáng tạo vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ . Qua 2 năm (2004 - 2005) thực hiện nhiệm vụ của một thành phố trực thuộc Trung ương, kết quả đạt được là tích cực và tương đối toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 15,27% năm. Huy động nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn đạ t 11.5 8 9 tỷ đồng, chiếm 61 % trong cả 5 năm. Hoàn thành quy hoạch tổng thể về kinh tế - xã hội và quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2020, đang trình Chính phủ phê duyệt. Công tác xây dựng và chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh; trật tự đô thị được tăng cường, nếp sống văn minh đô thị từng bước hình thành, bộ mặt đô thị kể cả nội thành và ngoại thành có nhiều khởi sắc. Việc thực hiện chính sách xã hội được đặc biệt quan tâm, nhất là về xóa đói giảm nghèo, chăm lo cho các gia đình chính sách, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, giải quyết việc làm, đào tạo nghề . . . Sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở... đều có những tiến bộ mới. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở trở tục được củng cố, kiện toàn. Những thành tựu nói trên, đã đưa thành phố Cần Thơ phát triển lên một bước mới, góp phần ngày càng có hiệu quả vào sự phát triển chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, có thêm bài học và kinh nghiệm, tạo thế và lực mới để thành phố Cần Thơ phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ tiếp theo. II - Những tồn tại, yếu kém : Bên cạnh những thành tựu rất quan trọng đã đạt được, thành phố còn những tồn tại, yếu kém sau đây: 1. Chưa khai thác, phát huy đúng mức thế mạnh; sự phát triển chưa tương xứng với vị trí là tiềm năng của thành phố. Mặc dù, kinh tế của thành phố liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, nhưng do điểm xuất phát thấp nên tổng giá trị tăng thêm còn nhỏ bé. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và chưa thật vững chắc, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ của kinh tế thành phố kém; cơ cấu dân cư, lao động và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập. 2. Kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu và chưa đồng bộ, trong đó đặc biệt là hệ thống cầu, đường, cảng, sân bay chưa được tập trung đầu tư đúng mức. Môi trường và cơ chế, chính sách đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút mạnh các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. 3. Nhiều vấn đề xã hội và quản lý đô thị đang diễn ra bức xúc, gay gắt. Tuy thu nhập dân cư có tăng lên, nhưng đời sống của số đông nhân dân lao động còn nhiều khó khăn, nhất là bà con nông dân ngoại thành, vùng thường bị ngập lũ , đồng bào dân tộc Khmer. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra khá nhanh. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được thành quả lớn, nhưng chưa thật sự vững chắc; vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp, tái định cư đối với đồng bào vùng giải tỏa chưa được giải quyết tốt. Tệ nạn ma túy, mại dâm, các loại tội phạm còn diễn biến phức tạp. Việc khiếu nại, tố cáo của công dân còn tồn đọng nhiều, có trường hợp kéo dài. 4. Hệ thống chính trị có mặt còn hụt hẫng, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Hệ thống chính trị chưa chuyển kịp sự phát triển của thành phố, vẫn còn một số tổ chức cơ sở Đảng yếu kém; công tác quản lý, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và khắc phục khuyết điểm, tiêu cực của cán bộ và đảng viên đạt hiệu quả chưa cao. Việc quản lý, điều hành của cơ quan chính quyền còn nhiều hạn chế. Chất lượng hoạt động của hệ thống dân vận, mặt trận, đoàn thể chưa đều; đội ngũ cán bộ chuyên trách, nhất là ở cơ sở còn thiếu và yếu. III - Nguyên nhân và bài học: Từ những thành tựu và tồn tại, yếu kém của thành phố trong 5 năm qua, chúng ta rút ra một số nguyên nhân và bài học thực tiễn sau đây: 1. Xây dựng chỉnh đốn Đảng là then chốt, có tầm quan trọng đặc biệt. Phải tập trung làm tốt công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nhất là công tác cán bộ. Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII và cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng là động lực có tính quyết định cho việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Phải tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, củng cố quan điểm quần chúng trong Đảng, củng cố mối quan hệ giữa Đảng với dân, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Thực hiện lãnh đạo, điều hành theo quy chế. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có quan điểm quần chúng tốt, liêm khiết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước nhân dân, xử lý công việc nhanh, hiệu quả. 2. Phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động tốt các nguồn lực đầu tư phát triển. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải có cơ chế và chính sách đặc thù dành cho thành phố Cần Thơ để huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực để đầu tư phát triển. Thực tiễn cho thấy tiềm năng trong nhân dân còn rất lớn, nếu có cơ chế, chính sách, chủ trương và giải pháp phù hợp thì việc huy động các nguồn lực phục vụ nhiệm vụ, mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội sẽ đem lại kết quả cao. 3. Phải biết kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kính tế với giải quyết vấn đề xã hội và các nhu cầu dân sinh. Để bảo đảm ổn định về chính trị và trật tự xã hội, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, hạn chế các hiện tượng tiêu cực xã hội, kiểm soát sự phân hóa giàu nghèo, điều hòa các lợi ích không để xảy ra mất ổn định xã hội. Ngoài các chính sách, quản lý điều hành của Nhà nước trong phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cần phải có những biện pháp hiệu quả như hỗ trợ từ nhà nước và huy động đóng góp của xã hội để giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc nhất là đối với các hộ nghèo, gia đình chính sách, những người quá khó khăn trong cuộc sống, từng bước giảm dần khoảng cách về mức sống quá chênh lệch trong dân cư. 4. Trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phải có những giải pháp thiết thực, kiên quyết, cụ thể; thường xuyên sâu sát cơ sở để kiểm tra, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc và vấn đề mới phát sinh. Gắn với bố trí đội ngũ cán bộ đủ sức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Thực tiễn trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cho thấy phải xác định nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm, trọng điểm, khâu đột phá từng giai đoạn, xây dựng chương trình, dự án; có những giải pháp thiết thực và tổ chức thực hiện thật cụ thể, giao nhiệm vụ cho từng ngành, từng cá nhân rõ ràng; bố trí nguồn lực tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ; có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành có liên quan; thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát huy nhân tố mới, điển hình tiên tiến và giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh... thì mới bảo đảm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Phần thứ hai MỤC TIÊU, NHIỆ M VỤ, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 I. Dự báo những thuận lợi, khó khăn trong thời gian tới. Trong những năm tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng và phức tạp, tác động trực tiếp đến nước ta, vừa tạo ra những thuận lợi, cơ hội mới, vừa làm nảy sinh những khó khăn và thách thức mới. Trong nước, những thành tựu 5 năm (2001 - 2005) và 20 năm đổi mới (1986 - 2005) đã làm cho thế và lực của ta lớn mạnh lên nhiều, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đứng trước những cơ hội lớn, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, cho phép chúng ta đẩy nhanh nhịp độ phát triển đất nước trong thời gian tới Tuy nhiên, thách thức trước mắt cũng rất lớn, nước ta vẫn còn trong tình trạng kém phát triển và tụt hậu xa về kinh tế, đang chịu nhiều sức ép và cạnh tranh, nạn tham nhũng và tệ quan liêu còn rất nghiêm trọng, sự chống phá của các thế lực thù địch ngày càng gay gắt, thiên tai lớn và dịch bệnh nguy hiểm xảy ra bất thường... Tình hình thế giới, khu vực và trong nước nói trên sẽ có tác động đến Cần Thơ với các mức độ khác nhau, cộng với những đặc điểm vốn có của thành phố, dự báo trong những năm tới thành phố Cần Thơ có những thuận lợi và sẽ gặp phải những khó khăn sau đây: 1. Thuận lợi : 1.1. Đảng, Nhà nước đã và đang có nhiều Nghị quyết, chủ trương, chính sách phù hợp để xây dựng và phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17/02/2005 của Bộ Chính trị “về xây dưng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đạii hóa đất nước”, các bộ, ban, ngành Trung ương có sự hỗ trợ ngày càng lớn và hiệu quả đã mở ra cho thành phố một thời kỳ lịch sử mới, tạo ra nhiều cơ hội để thành phố Cần Thơ phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ 2005 2010 và những năm tiếp theo. 1.2. Dự báo trong những năm tới, đồng bằng sông Cửu Long sẽ trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế năng động của cả nước với mức tăng trưởng cao (khoảng l0%/năm), trong đó Cần Thơ được xem là thành phố động lực của cả vùng, sẽ có nhiều điều kiện để phát triển. 1.3. Thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý thuận lợi, đa dạng về tiềm năng, là đầu mối trung chuyển, cửa ngõ giao lưu chính của vùng Tây Nam sông Hậu với vùng tứ giác Long Xuyên, bắc sông Tiền và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; cơ cấu dân số và lao động đang chuyển dịch theo hướng tích cực, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ khá, giá nhân công rẻ; cơ sở hạ tầng đô thị đã và đang được đầu tư phát triển. Đó là những nhân tố rất cơ bản để thành phố Cần Thơ thực hiện công cuộc công nghiệp hóa và đô thị hóa. 1.4. Quan hệ hợp tác phát triển giữa thành phố Cần Thơ với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và cả nước ngày càng có hiệu quả, quan hệ với các nước trong khu vực và quốc tế đang được mở rộng, khả năng sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế tăng lên đáng kể. Đó là những điều kiện thuận lợi giúp cho thành phố Cần Thơ nhanh chóng tranh thủ vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường. 1.5. Đảng bộ và nhân dân thành phố Cần Thơ có lịch sử văn hóa rất đáng tự hào, giàu lòng yêu nước và truyền thống cách mạng, có hoài bão và khát vọng vươn lên xây dựng và phát triển thành phố văn minh, hiện đại. 2. Khó khăn: 2.1. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các ngành kình tế mũi nhọn để phát huy vai trò thành phố cửa ngõ, trung tâm, động lực vùng đồng bằng sông Cửu Long còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn. Các nguồn lực đầu tư phát triển chưa được khai thác tốt, tỉ lệ huy động vốn đầu tư xã hội còn quá thấp so với bình quân chung cả nước và các thành phố trực thuộc Trung ương. 2.2. Kinh tế phát triển chưa thực sự vững chắc, quy mô còn nhỏ, chất lượng và hiệu quả chưa cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP còn cao, các ngành công nghiệp, dịch vụ có giá trị gia tăng lớn chậm phát triển; khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế còn yếu, chưa có sản phẩm chủ lực, khả năng sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế nhìn chung còn thấp. 2.3. Một số vấn đề xã hội bức xúc như giải quyết việc làm cho người lao động, tệ nạn xã hội, trật tự đô thị, an toàn giao thông, môi trường, quy hoạch phát triển đô thị, tái định cư... chưa được giai quyết tốt. Trình độ dân ta và chất lượng nguồn nhân lực còn hụt xa so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.4. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở các cấp chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Tư tưởng tiến công chưa cao, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của một số cấp ủy, chính quyền còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ trẻ chưa ngang tầm nhiệm vụ mới. II Phương hướng phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và mục tiêu đến năm 2010: 1. Phương hướng chung đến năm 2020: Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) “về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã chỉ rõ: “Cần Thơ là thành phố giàu tiềm năng, có lịch sử hình thành khá lâu đời, giữ vai trò rất quan trọng cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, là động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Xây dựng và phát triển nhanh, toàn diện thành phố Cần Thơ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước”. Nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình, đảng bộ và nhân dân thành phố Cần Thơ quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, phấn đấu xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại - dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế, là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước. Thành phố Cần Thơ phấn đấu để trở thành đô thị loại I trước năm 2010 và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020, là một cực phát triển đóng vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn vùng. 2. Mục tiêu đến năm 2010: Để đạt được phương hướng nêu trên, từ nay đến năm 2010 thành phố Cần Thơ cần phải thực hiện tốt các mục tiêu sau đây: 2.1. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó đặc biệt là xây dựng hệ thống giao thông thông suốt, từng bước hiện đại cả đường bộ, đường thủy nội địa, đường hàng hải và đường hàng không đóng vai trò đầu mối giao thông nội vùng và liên vận quốc tế, và cửa ngõ cả vùng hạ lưu sông Mêkông, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phấn đấu đạt các tiêu chí đô thị loại I trước năm 2020. 2.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vừng, tập trung chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch dụ thương mại - nông nghiệp công nghệ cao, làm nền tảng để thành phố Cần Thơ cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. 2.3. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giáo dục và đào tạo thành phố đạt tiêu chuẩn quốc gia, mở rộng liên kết đào tạo trong nước và nước ngoài sớm trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. 2.4. Phát triển sự nghiệp khoa học và công nghệ, ưu tiên phát triển các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ bưu chính viễn thông, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới đáp ứng yêu cầu cho cả vùng; quan tâm giải quyết tốt vấn đề môi trường đô thị. 2.5. Phát triển mạnh hệ thống phát thanh – truyền hình, báo chí, xuất bản in và phát hành, thật sự trở thành trung tâm báo chí - xuất bản của cả vùng. 2.6 - Phát triển mạnh sự nghiệp văn hóa - thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục - thể thao đóng vai trò trung tâm của vùng. 2.7 - Xây dựng hệ thống y tế đồng bộ và đủ mạnh, kết hợp chặt chẽ y học cổ truyền dân tộc và y học hiện đại phục vụ toàn vùng. 2.8 - Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây đựng khu vực phòng thủ vững chắc, trở thành địa bàn chiến lược quốc phòng - an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. 2.9 - Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển thành phố trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. III Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu 5 năm 2005 - 2010: Năm năm 2005 - 2010 là một thời kỳ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi trong việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị. Đây là một thời kỳ phát triển toàn diện và mạnh mẽ nhất từ trước tới nay, nhằm sớm tạo ra nền tảng vật chất - kỹ thuật vững chắc cho công cuộc công nghiệp hóa, đô thị hóa thành phố Cần Thơ. Do đó, nhiệm vụ 5 năm 2005 - 2010 của thành phố Cần Thơ sẽ rất nặng nề , đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân thành phố phải có quyết tâm thật cao, đồng thời phải có một hệ thống giải pháp hữu hiệu, đồng bộ để biến quyết tâm thành hiện thực. Phấn đấu đạt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu sau đây: - Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 15,5 - 16%. Trong đó : khu vực I: 4,5 - 5%, khu vực II: 20.5 - 21%, khu vực III: 14,5 – 15%. - Cơ cấu GDP đến năm 2010: khu vực I: 10,6%, khu vực II: 45,2%, khu vực III: 44,2%. - Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 5 năm 78.000 - 80.000 tỷ đồng. - Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 17,91%/năm, tỉ lệ huy động ngân sách/GDP đạt 17,3%; chỉ ngân sách nhà nước tăng bình quân 21,5%/năm, chi đầu tư tăng bình quân 22,2%/năm. - Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 3.500 triệu USD (tăng bình quân 22%/năm), tổng kim ngạch nhập khẩu 5 năm 1.900 triệu USD (tăng bình quân l2,5%/năm). - Đến 2010, chỉ số phát triển con người (HDI) năm trong nhóm tỉnh, thành phố có chỉ số phát triển cao (đạt 0,830). Thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng (giá HH), 13 triệu đồng (giá SS94) qui ra bằng 1.150 - 1.200 USD. - Huy động 12% cháu trong độ tuổi nhà trẻ, 65% trong độ tuổi mẫu giáo (trong đó, mẫu giáo 5 tuổi đạt 95%), 99,5% tiểu học, 98% trung học cơ sở, 45 - 50% trung học phổ thông, đạt phổ cập bậc trung học. - Tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 36%. - Giải quyết việc làm từ 200 ngàn lao động trở lên, xuất khẩu lao động 1.000, tỷ lệ lao động chưa có việc làm/tổng lao động không quá 3% (đến năm 2010), đến 2010 đạt cơ cấu lao động khu vực I: 35%, khu vực II: 25% và khu vực III: 40%. - Y tế : 18,8 giường bệnh/vạn dân, 08 bác sĩ/vạn dân, 100% cơ sở y tế xã, phường đạt chuẩn quốc gia. - Quy mô dân số đến 2010 từ 1,4 đến 1,5 triệu người, thực hiện mức giảm sinh bình quân 0,3%o, dân cư đô thị phải đạt trên 62%. - Trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 20%. - Thể dục, thể thao: trên 20% dân số tập thể dục, thể thao thường xuyên. - Giảm hộ nghèo còn 3 - 3,5% (theo tiêu chí mới). - 99% hộ có điện sinh hoạt an toàn kỹ thuật. Tổng công suất chiếu sáng công cộng đô thị tăng gấp đôi so với 2004 (10.400.000 kw/h). - 99% hộ dân cư dùng nước sạch. - Đạt tỉ lệ 35,65 máy điện thoại/100 dân. - Đến 2010, xóa nhà lụp xụp tạm bợ, đạt 18% nhà kiên cố, 62% nhà bán kiên cố, 20% nhà khung gỗ lâu bền, hoàn thành cơ bản xây nhà tình thương, tiếp tục chăm lo về nhà ở ổn định cho các đối tượng thuộc diện chính sách. - Đến 2010, số xã, phường đạt chuẩn văn hóa 75%. - Phấn đấu 80% trở lên tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh; kết nạp 10.000 đảng viên mới. 1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện đồng thời công cuộc công nghiệp hóa và đô thị hóa. Đây là nhiệm vụ trung tâm hàng đầu của Đảng bộ và nhân dân thành phố. 1.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa. Để trở thành trung tâm động lực phát triển của vùng và có một vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của cả nước, nhất thiết trong 5 năm tới, nền kinh tế của thành phố phải phát triển mạnh cả về tốc độ, chất lượng; phải làm cho GDP của thành phố lớn lên nhanh và chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng GDP quốc gia. Trong 5 năm (2005 - 2010). GDP của thành phố phải đạt cho được tốc độ tăng bình quân từ 15,5 đến 16%/năm. Thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - thương nại, dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao; cơ cấu GDP đến năm 2010 phải đạt khu vực I: 10,6% khu vực II: 45,2% - khu vực III : 44.2%. a. Đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Công nghiệp là xương sống của nền kinh tế thành phố, là khâu trọng yếu quyết định tạo ra bước phát triển đột biến trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kình tế thành phố. Trong 5 năm tới, toàn ngành công nghiệp phải tạo ra cho được mức tăng trưởng bình quân từ 21% trở lên mỗi năm. Nền công nghiệp của thành phố vừa phải làm tốt chức năng phục vụ sự phát triển của toàn vùng, vừa phải phục vụ tốt yêu cầu giải quyết việc làm và các chính sách xã hội bức xúc của thành phố; vừa phải bảo đảm yêu cầu trước mắt, vừa phục vụ yêu cầu lâu đài của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Công nghiệp thành phố là một nền công nghiệp đầu tư chiều sâu, công nghệ cao, ít ô nhiễm, có giá trị gia tăng lớn, sức cạnh tranh mạnh. Do đó, cần phải có cơ chế, chính sách đủ mạnh và những giải pháp khả thi phù hợp từng bước đi cụ thể, tính toán chặt chẽ cơ cấu ngành nghề công nghiệp và phân bổ các nguồn lực đầu tư phát triển một cách hợp lý, có hiệu quả nhất. Trên cơ sở định hướng đó, tiến hành ngay việc bổ sung, hoàn chỉnh qui hoạch phát triển công nghiệp thành phố đến 2010 và định hướng đến năm 2020. Định hướng quy hoạch và cơ chế chính sách phải dành ưu tiên cho phát triển công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, nông thủy sản, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp, hóa chất - dược phẩm, công nghiệp điện điện tử và tin học, công nghiệp đóng tàu, sửa chữa và lắp ráp ô tô, vật liệu xây dựng, dệt may và sản xuất hàng tiêu dùng. Hình thành các khu công nghiệp tập trung, phát triển công nghiệp theo cụm, tuyến, hạn chế và đi dần đến chấm dứt tình trạng sản xuất công nghiệp phân tán manh mún, ô nhiễm trong vùng dân cư. b. Phát triển mạnh thương mại, dịch vụ, du lịch. Với tiềm năng đa dạng và những điều kiện khách quan thuận lợi cho phép thương mại - dịch vụ - du lịch của thành phố phát triển mạnh, tốc độ tăng bình quân từ 14,5 - 15% trở lên mỗi năm là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế thành phố. Trong 5 năm tới, phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, hình thành trung tâm thông tin thương mại, thương mại điện tử, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế Cần Thơ xây dựng các trung tâm thương mại lớn tại quận Ninh Kiều, Cái Răng và huyện Thốt Nốt, lập sàn giao dịch và chợ đầu mối gạo, thủy sản, rau quả, đầu tư nâng cấp hệ thống chợ, vựa nông - thủy sản, phát triển hệ thống tổng đại lý, đại lý, siêu thị, các khu phố thương mại chuyên doanh, cửa hàng tự chọn… Dự kiến tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân trên 22%/năm. Tạo lập môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư, tận dụng cơ hội Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đẩy mạnh tìm kiếm mở rộng thị trường, tăng nhanh giá trị quan hệ thương mại 2 chiều, chuyển đổi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tăng tỉ trọng hàng chế biến cao cấp, giảm tỉ lệ sơ chế và xuất thô . Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 3.500 triệu USD (tăng bình quân 22%/năm). Tổng kim ngạch nhập khẩu 5 năm 1.900 - 2.000 triệu USD (tăng bình quân l9%). Đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa - địch vụ, nhất là dịch vụ cao cấp. Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn và có tác động đến cả vùng. Trước hết, là phát triển nhanh địch vụ vận tải bao gồm cả đường bộ, đường thủy nội địa, đường hàng hải và đường hàng không, kiến nghị xây dựng tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Kiên Giang - Cà Mau; chú trọng đúng mức đến dịch vụ viễn thông, dịch vụ khoa học và công nghệ , tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn và môi giới, dịch vụ đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao... Đẩy mạnh phát triển du lịch, đưa du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế chính có đóng góp lớn trong tăng trưởng chung của thành phố. Du lịch thành phố phát triển theo hướng du lịch xanh, du lịch sinh thái, văn minh, hiện đại với sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú. Kết hợp du lịch với hội thảo, hội nghị, du khảo văn hóa - lịch sử, về nguồn, phát triển các tour du lịch liên vùng và du lịch quốc tế an toàn, hấp dẫn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các khu du lịch hiện đại qui mô lớn và các khu vui chơi giải trí tổng hợp, khai thác triệt để các tụ điểm du lịch, vườn du lịch qui mô vừa và nhỏ theo sắc thái riêng của từng địa phương. Xây dựng một số khách sạn cao cấp khu vực nội thị, kết hợp xây dựng hệ thống nhà vườn, nhà nghỉ dưỡng (biệt thự resort), nhà hàng đủ tiện nghi tại các vùng ven đô thị đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Tăng cường quảng bá “Cần Thơ, điểm đến lý tưởng, an toàn và thân thiện”, nơi hội tụ “văn minh sông nước Mêkông”. Khẩn trương đào tạo đội ngũ nhân viên du lịch đông đảo chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự. c. Xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao ven đô thị. Do quá trình đô thị hóa, tất yếu diện tích nông nghiệp của thành phố sẽ giảm dần. Tuy nhiên, nông nghiệp ven đô thị vẫn giữ vai trò quan trọng, chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tăng trưởng (khoảng 10 - 11% GDP đến 2010), là một vùng tiềm năng bảo đảm cho chiến lược phát triển lâu dài và bền vững của thành phố, trong đó đất đai là nguồn dự trữ quan trọng nhất và lao động là vốn quý nhất. Nông nghiệp thành phố là nông nghiệp đô thị, phải phát triển theo hướng đa dạng hóa sinh học. bền vững, công nghệ cao. Sản phẩm chủ lực của nông nghiệp thành phẩm lúa gạo, thủy sản, hoa, quả. Nền nông nghiệp thành phố đột phá vào 2 hướng chính: Một là, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, hướng mạnh vào xuất khẩu, xây dựng nhiều thương hiệu nông - thủy sản Cần Thơ. Hai là, đẩy mạnh việc cung ứng dịch vụ - kỹ thuật nông nghiệp chất lượng cao và đa dạng cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Để đạt được yêu cầu trên, cần tiến hành ngay việc quy hoạch lại nông nghiệp thành phố một cách toàn diện. Gắn quy hoạch phát triển nông nghiệp với bố trí lại dân cư phù hợp yêu cầu đô thị hóa, công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, bố trí các nguồn lực đầu tư thỏa đáng làm cho đời sống mọi mặt của vùng ngoại thành sớm khởi sắc. Cần đặc biệt quan tâm phát huy vai trò của kinh tế nhà nước trong nông nghiệp (Nông trường Sông Hậu, Nông trường Cờ Đở), kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong nông nghiệp, nâng cao chất lượng hiệu quả chương trình kết hợp giữa “bốn nhà” nhằm tạo ra nhiều hơn nữa những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, những mô hình kinh tế - xã hội kiểu mẫu có đời sống kinh tế phát triển, đời sống văn hóa tinh thần phong phú. d. Phát triển các thành phần kinh tế, mở rộng hoạt động đối ngoại, nâng cao khả năng sẵn sàng hội nhập kinh tế' quốc tế. Kinh tế thành phố xây đựng trên quan điểm một nền kinh tế “mở”, nhằm khai thác tối đa nội lực và huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực từ bên ngoài để phát triển. Mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, có chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt vào những ngành, lĩnh vực mà thành phố ưu tiên. Tiếp tục thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước một cách mạnh mẽ, khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển. Các thành phần kinh tế thành phố hướng tới xây dựng những doanh nghiệp lớn, những tập đoàn kinh tế mạnh để hội nhập với nền kinh tế trong nước và thế giới. ủng hộ và giúp đờ những đảng viên có vốn, có kinh nghiệm quản lý làm kinh tế theo đúng pháp luật nhà nước và các qui định của Đảng. Tăng cường hợp tác nhiều mặt giữa thành phố Cần Thơ với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh và các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao khả năng sẵn sàng trong việc gia nhập AFTA, WTO… Tạo môi trường thông thoáng, mời gọi những tập đoàn kinh tế mạnh trong và ngoài nước đầu tư vào Cần Thơ, khuyến khích doanh nhân Cần Thơ đầu qua nước ngoài. Trong 5 năm tới phấn đấu nâng tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cần Thơ lên ít nhất 2 lần so với hiện nay. Nâng cao năng lực quán lý nhà nước về hợp tác đầu tư, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA, NGO... 1.2. Xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện công cuộc đô thị hóa. Công cuộc đô thị hóa là một sự nghiệp lớn của Đảng bộ và nhân dân thành phố. Gắn chặt và tiến hành đồng thời công cuộc đô thị hóa với công nghiệp hóa trong từng bước đi, là phương châm cơ bản nhất và là con đường ngắn nhất để xây dựng và phát triển thành phố. Sự nghiệp đô thị hóa phụ thuộc vào nhiều nhân tố, là kết quả tổng hợp trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và phải được tiến hành bằng sức mạnh tổng hợp. a. Để thực hiện nhiệm vụ phát triển đô thị cần phải tiến hành ngay quy hoạch chung xây dựng thành phô Cần Thơ đến năm 2020 và định hướng đến 2050. Quy hoạch phải bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn và phải được quản lý thống nhất, chặt chẽ của Nhà nước. - Cần phải chọn lựa cho thành phố Cần Thơ một diện mạo kiến trúc riêng, không sao chép máy móc những gì đã có sẵn. Cần bố trí không gian một cách hợp lý, khắc phục tình trạng bê tông hóa trong kiến trúc đô thị. Mỗi khu đô thị mới phải có kiểu dáng kiến trúc riêng, văn minh, hiện đại. Chấm dứt tình trạng xây dựng các khu dân cư manh mún, tràn lan, hạ tầng thấp kém, phá vỡ tổng quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái. Đặc biệt chú trọng bảo tồn và phát triển cảnh quan thiên nhiên giàu tính nhân văn. Đa dạng hóa thảm thực vật của thành phố. Chọn lựa những loài thực vật quý trồng trong nội thị. Xác định một số khu bảo tôn thiên nhiên, giữ gìn những loại thực vật hoang dã đặc trưng vùng đồng bằng sông Cửu Long để thật sự là một thành phố xanh, sạch đẹp. - Kết hợp cải tạo chỉnh trang các đô thị hiện hữu với đầu tư xây đựng các khu đô thị mới theo tiêu chí đô thị đồng bằng cấp quốc gia văn minh hiện đại, xanh, sạch, đẹp, phản ánh đặc trưng lịch sử - văn hóa vùng châu thổ Cửu Long. Theo hướng đó, cần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị gồm: Đô thị trung tâm (quận Ninh Kiều), 2 đô thị mang tính chất công nghiệp - cảng (Cái Răng, Bình Thủy), 1 đô thị dịch vụ đầu mối nông - thủy sản (Thốt Nốt), 1 đô thi công nghệ cao (ô Môn) và 1 đô thi sính thái (Phong Điền); các đô thị vệ tinh trên trục Bốn Tổng - Một Ngàn (Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Thạnh An, Trường Xuân, Đông Bình… b. Nhiệm vụ hàng đầu về phát triển đô thị là phải tập trung xây dựng kết câu hạ tầng, trong đó điểm mấu chốt nhất là hạ tầng kỹ thuật giao thông có đường bộ đường thủy nội địa, đường biển và đường hàng không đủ sức phục vụ vận tải nội vùng là liên vận quốc tế để trong một thời gian nhất định thành phố Cần Thơ thật sự là cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mêkông. Tiến hành xây dựng và nâng cấp các tuyến quốc lộ và các tuyến đường tỉnh 923, 924, 934, 934A, 934B đạt cấp III đồng bằng; đường tỉnh 921, 926, 922 đạt cấp IV đồng bằng, đường tỉnh 932 đạt cấp V đồng bằng; đầu tư mới tuyến Mậu Thân - Trà Nóc, Bốn Tổng - Một Ngàn, Thới An Đông – Lộ Bức, bờ kè sông Hậu (đoạn qua nội thị), bờ kè 2 bên sông Cần Thơ, bờ kè cồn Cái Khế, đê bao cù lao Tân Lộc, mở rộng hương lộ 28 nối quốc lộ 91 với đường tỉnh 923; mở đường tránh ở các đô thị đối với các tuyến quốc lộ, hệ thống giao thông trên quận, huyện, liên phường - xã . Xây dựng bến xe Hưng Phú; bến xe, tàu khách các quận, huyện và bãi đậu xe khu vực nội thị... - Nâng cấp 2 tuyến kênh Xà No và kênh Cái Sắn đạt chuẩn cấp 1; tuyến sông Ô Môn và kênh Thị Đội đạt chuẩn cấp 2; nạo vét và nâng cấp kênh Thốt Nốt, Bà Đầm, kênh Bốn Tổng, kênh Đứng, rạch Cầu Nhím, rạch Cần Thơ – Tắc Ông Thục, kênh KH9 đạt tiêu chuẩn cấp 4; các tuyến đường thủy do quận, huyện quản lý đạt tiêu chuẩn cấp 5. - Góp phần tích cực thúc đẩy nhanh tiến độ đầu tư cụm cảng biển và cảng hàng không quốc tế phục vụ cho cả vùng gồm: Xây dựng hoàn chỉnh cảng Cái Cụi kiến nghị Trung ương sớm thi công kinh Quan Chánh Bố, tiếp nhận tàu 20.000 tấn, trước mắt vẫn chỉnh trị luồng Định An, đầu tư nâng cấp cảng Trà Nóc, cảng Hoàng Diệu, mở rộng nâng cấp sân bay Cần Thơ (Trà Nóc thành cảng hàng không quốc tế. - Cải tạo hệ thống lưới điện đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, giảm đáng kể tổn thất điện năng. Đến năm 2010, các hộ dân đều cỏ điện sinh hoạt, tăng chỉ tiêu điện thương phẩm bình quân đầu người lên 1.428 Kwh/người, nâng tỷ lệ sử dụng điện công nghiệp lên 54,2%. Xây dựng hệ thống nhà máy điện Ô Môn 1.950 MW (giai đoạn 2006 - 2010 vận hành 600MW) xây dựng trạm 110/2KV-40 MVA tại Hưng Phú, lắp đặt thêm biến áp 110/22 KV-2X40MVA Thốt Nốt, trạm biến áp 110/22 KV25 MVA Cờ Đỏ , trạm 110/22KV-40 MVA Ô Môn. Cải tạo và nâng cấp hoàn chỉnh mạng lưới điện trung thế, hạ thế phủ kín toàn thành phố. Theo kế hoạch của Trung ương, sẽ xây dựng và đến năm 2010 đưa vào vận hành đường dây 220V Cai Lậy - Ô Môn và trạm 220 KVA, đường dây 550 KVA Nhà Bè - Ô Môn. - Mở rộng công suất, hoàn chỉnh hệ thống phân phối nước tại các quận, huyện, xây dựng mới hệ thông cấp nước cho các khu đô thị mới và một số thị trấn, hệ thống cung cấp nước đại các trung tâm xã, khu dân cư tập trung, tăng sản lượng nước của các nhà máy nước đô thị từ 44,7 triệu m3 (2005) lên 63 triệu m3 (2010). Đến năm 2010 cơ bản các hộ dân đều được cung cấp nước sạch. - Đẩy mạnh tiến độ thực hiện và sớm đưa vào sử dụng hệ thống xử lý và thoát nước thải do Ngân hàng tái thiết Đức tài trợ, xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước thải cho các khu công nghiệp, đô thị mới. - Quan tâm đầu tư các thiết bị kỹ thuật chuyên dùng cho thu gom và xử lý rác. Đến năm 2010, bảo đảm thu gom 70% rác thải đô thị, 85% rác thải công nghiệp trở lên, 100% rác thải y tế và bệnh phẩm phải được thu gom và xử lý đúng quy trình; xây dựng thêm thùng chứa rác và điểm trung chuyển rác thải; trang bị xe chở rác và xe ép rác tự động; kiểm tra, xử phạt hành chính về vi phạm quy định thải rác; xây dựng hệ thống cầu vệ sinh công cộng trong nội ô; quy hoạch xây dựng nghĩa địa, lò thiêu. - Đầu tư mở rộng, nâng cấp hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật bưu chính viễn thông với chất lượng dịch vụ ngày càng cao, phục vụ kịp thời yêu cầu của thành phố và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. - Cần đặc biệt quan tâm vấn đề môi trường đô thị. Xem môi trường đô thị là một tiêu chí cơ bản trong phát triển thành phố văn minh, hiện đại, bền vững. Nhất thiết phải xem xét vấn đề xử lý môi trường của tất cả các dự án đầu tư, xem vấn đề xử lý chất thải là tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong thẩm định và phê duyệt dư án. 2. Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển toàn diện con người. 2.1 Phát triển văn hóa và xây dựng con người. - Văn hóa góp phần tạo sự chuyển biến căn bản trong nhiệm vụ xây dựng con người phát triển toàn điện về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống; kiên quyết ngăn chặn, đấu tranh đẩy lùi sự suy thoái về văn hóa, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và các hoạt động phản văn hóa, các sản phẩm văn hóa độc hại. - Đưa các sản phẩm và giá trị văn hóa tốt đẹp vào đời sống, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng con người, từng gia đình từng tập thể và cộng đồng; tạo bằng được bước phát triển mới về chất của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nâng cao chất lương, hiệu quả cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa ở các công sở, trường học, chợ, nơi công cộng địa bàn dân cư, xây dựng các mô hình văn hóa (gia đình văn hóa, khu phố, áp, khu vực; xã, phường, thị trấn văn hóa...), phát huy kịp thời gương điển hình “người tốt, việc tốt”. Xây dựng con người Cần Thơ theo Nghị quyết 45 Bộ Chính trị đã nêu: Trí tuệ - năng động - nhân ái - hào hiệp thanh lịch. - Đa dạng hóa các nguồn đầu tư xã hội cho phát triển sự nghiệp văn hóa, trong đó mức đầu tư của Nhà nước tăng tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm chi tối thiểu 2% mỗi năm cho phát triển văn hóa trong tổng chi ngân sách địa phương. Xúc tiến xây dựng Trung tâm văn hóa (đa năng) có tầm cỡ khu vực, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bằng sông Cửu Long. Nâng cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật cho nhân dân, để nhân dân thật sự vừa là chủ thể quản lý, sáng tạo văn hóa, đồng thời là người hường thụ ngày càng nhiều các thành quả văn hóa. Phát triển phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng, chú ý nâng chất lượng sân khấu ca múa nhạc và phong trào đờn ca tài tử. Xây dựng lực lượng nghệ thuật chuyên nghiệp của thành phố đúng tầm cỡ; cải tiến mô hình hoạt động thông tin lưu động theo hướng sân khấu hóa, chất lượng cao; duy trì các phong trào ca hát truyền thống. Phát huy tác dụng các di tích văn hóa, lịch sử hiện có, có kế hoạch sưu tầm, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, giữ gìn phát huy tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc; tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành biểu tượng Cần Thơ. Chú trọng quản lý, phát huy các lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian lành mạnh; lập dự án sửa đổi tên đường phố, chỉnh sửa số nhà cho phù hợp giai đoạn mới. Phát triển những doanh nghiệp chuyên ngành văn hóa đủ khả năng đứng vững trong cơ chế thị trường, đạt hiệu quả văn hóa - xã hội với chất lượng cao. - Chăm lo đời sống vật chất tinh thần, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho văn nghệ sĩ; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng lớp văn nghệ sĩ trẻ, tài năng (cả đưa đi đào tạo nước ngoài). Đẩy mạnh hoạt động sáng tác, khuyến khích tự do sáng tạo, để có nhiều tác phẩm hay, với nội dung tư tưởng và chất lượng nghệ thuật cao, phong phú về thể loại văn xuôi, thơ, nhạc, họa, sân khấu, điện ảnh. mỹ thuật. - Phát triển mạnh sự nghiệp báo chí, xuất bản từng bước hiện đại đóng vai trò trung tâm vùng. Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng báo Cần Thơ, báo điện tử Cần Thơ Đài phát thanh truyền hình thành phố Cần Thơ, trang Website thành phố Cần Thơ, Tạp chí Văn nghệ, Tạp chí Khoa học; tổ chức lại một cách hợp lý và có chất lượng mạng lưới tờ tin ngành, đài truyền thanh và tờ tin quận, huyện. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động văn hóa, văn nghệ, báo chí. xuất bản, các trang Website, mạng Internet. lập dự án xin phép thành lập Nhà Xuất bản thành phố. Củng cố Hội đồng nghệ thuật thành phố gồm những người có đầy đủ năng lực, uy tín để tham mưa cho lãnh đạo thành phố về lĩnh vực văn học - nghệ thuật. - Đẩy mạnh phong trào khuyến học, phát huy truyền thống hiếu học, khuyến khích học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tôn vinh gương vượt khó học giỏi, gia đình, làng xóm, họ tộc... học hành đỗ đạt cao. - Mở rộng giao lưu tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh sao chép một cách máy móc văn hóa nước ngoài; quan tâm hơn văn hóa, thông tin đối ngoại nắm bắt nhanh thành tựu văn minh thế giới. Đấu tranh ngăn chặn bài trừ các hủ tục, tiêu cực, tệ nạn xã hội và luôn cảnh giác với âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa. 2.2. Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ. a. Phát triển giáo dục và đào tạo. Đến 2010, thành phố Cần Thơ phải phấn đấu đứng đầu khu vực về các chỉ tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài. Phải xây dựng hoàn chỉnh và từng bước hiện đại hệ thống giáo dục - đào tạo ở tất cả các cấp học, ngành học từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy nghề, đào tạo đại học và trên đại học. - Củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học. Đa dạng hóa loại hình trường lớp, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành cho các trường học; đẩy nhanh phát triển hệ trường tư thục. Củng cố, mở rộng Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, mở Trung tâm giáo dục thường xuyên tại các quận, huyện mới; nâng trường Trung học Y tế và trường Trung học Văn hóa - nghệ thuật lên cao đẳng; nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm, tổ chức lại Trung tâm Đại học tại chức theo mô hình mới, mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật; góp phần với Trung ương xây dựng trường Đại học Cần Thơ thành trường trọng điểm quốc gia đa ngành, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khu vực 4, Phân viện Học viện hành chính quốc gia, Đại học Văn hóa - nghệ thuật và một số đại học khác đặt tại Cần Thơ phục vụ vùng đồng bằng sông Cửu Long; mở rộng qui mô, ngành nghề đào tạo tại các trường đào tạo công nhân, trung học chuyên nghiệp, thực hiện chương trình phổ cập nghề nghiệp cho người lao động; đào tạo lao động có tay nghề bậc 3 – 4. Đến năm 2010, tỷ lệ huy động trẻ 0 - dưới 3 tuổi vào nhà trẻ 12%; huy động trẻ 3 - 5 tuổi vào mẫu giáo 65% (trong đó tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo 95%); tỷ lệ huy động học sinh tiểu học trong độ tuổi 99,5% tỷ lệ huy động học sinh trung học cơ sở 98%, tỷ lệ huy động học sinh trung học phổ thông trong độ tuổi 45 – 50% lao động qua đào tạo nghề đạt 36%. - Quan tâm đúng mục đến chính sách đào tạo nhân tài và thu hút chất xám về thành phố. Đến năm 2010 (thành phố Cần Thơ phải đào tạo mới ở nước ngoài ít nhất 150 thạc sĩ, tiến sĩ, đồng thời khuyến khích cán bộ công chức học sau đại học ở các trường trong nước tiến tới có nhiều chuyên viên cao cấp, chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực xây dựng, kiến trúc, kinh tế, giáo đục, văn học, nghệ thuật... Mời những nhà khoa học đầu ngành ở trong và ngoài thành phố đã hết tuổi quản lý, có sức khỏe tốt, minh mẫn đóng góp cho thành phố. Thực hiện tiêu chuẩn hóa giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có chính sách đồng bộ về đào tạo, bồi dưỡng; sử dụng, đãi ngộ bảo đảm các yêu cầu về chuẩn đào tạo, tỷ lệ giáo viên/1ớp. - Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện tốt phương châm nhà nước và nhân dân cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục, tăng cường hợp tác với nước ngoài và thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực đào tạo đại học, sau đại học và đào tạo nghề tại Cần Thơ; khuyến khích mạnh mẽ cho học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập, khuyến khích xây dựng quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ tài năng trẻ... hỗ trợ vật chất, tinh thần cho học sinh, sinh viên giỏi, học sinh năng khiếu, con em người dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chương trình kiên cố hóa trường lớp học, chương trình xây dựng trường chuẩn quốc gia bảo đảm đến 2010 có ít nhất 50% trường đạ t chuẩn Quốc gia. b. Phát triển khoa học và công nghệ. Cần Thơ là một thành phố trẻ có xuất phát điểm thấp, vì vậy khoa học và công nghệ là yếu tố sống còn trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố, thực hiện “đi tắt, đón đầu” trên một số lĩnh vực trọng yếu. Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ thành phố vừa phục vụ cho phát triển của thành phố, vừa phục vụ yêu cầu phát triển toàn vùng bao gồm cả khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ. - Khoa học xã hội và nhân văn của thành phố phải vươn lên, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luân và thực tiễn theo đường lối đổi mới của Đảng, cung cấp những luận cứ khoa học giúp cho việc triển khai, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa phương, làm tiền đề hoạch định chủ trương, chính sách để xây dựng và phát triển thành phố, tập trung vào việc nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nghiên cứu tổng kết các mô hình tiên tiến về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu về lịch sử Cần Thơ, về dân tộc học, tôn giáo, đạo đức, văn học, nghệ thuật... - Vê khoa học kỹ thuật và công nghệ chủ yếu là đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, đột phá vào các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, công nghệ tự động hóa, công nghệ sản xuất vật liệu mới. Có cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học, đổi mới thiết bị công nghệ, đổi mới tổ chức và quản lý hướng tới mục tiêu xây dựng nền kính tế chất lượng, hiệu quả. Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, phản biện, thẩm định đối với các quy hoạch, chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức điều tra trình độ công nghệ; thẩm định và triển khai chương trình đổi mới công nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hệ thống tiêu chuẩn phù hợp, xây dựng thương hiệu và sở hữu công nghiệp. Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, hệ thống canh tác tổng hợp; xây dựng vùng nguyên liệu nông sản chất lượng cao, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Nhân rộng mạng thông tin; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thông tin khoa học công nghệ môi trường phục vụ điều hành và quản lý nhà nước. Phát triển mạnh trung tâm công nghệ phần mềm xứng đáng với tầm cỡ khu vực. - Tăng cường hợp tác với trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, Viện cây ăn quả miền Nam, Viện quy hoạch phát triển đồng bằng sông Cửu Long, Viện khoa học xã hội vùng Nam bộ, các viện, trường tại thành phố Hồ Chí Minh và cả nước để phát triển khoa học và công nghệ. Phát triển mạnh nguồn nhân lực khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố. Tăng đầu tư cho khoa học và công nghệ, phấn đấu huy động đầu tư xã hội cho phát triển khoa học và công nghệ đạt 1,5% GDP, ngân sách nhà nước chi ít nhất 3% trong tổng chi ngân sách địa phương. Cải cách mạnh cơ chế quản lý đối với khoa học và công nghệ, thực hiện khoán công trình: sản phẩm, kiên quyết bãi bỏ cơ chế xin - cho trong nghiên cứu khoa học, thực hiện cơ chế nhà nước đặt hàng đối với các nhà khoa học và tổ chức khoa học. 2.3 Phát triển y tế, chăm lo sức khỏe nhân dân. Nâng cao hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, nâng cao sức khỏe và thể lực của nhân dân; giảm tỷ lệ mắc bệnh, không để các dịch bệnh lớn xảy ra, đặc biệt là các bệnh mới phát sinh khống chế thấp nhất tỷ lệ mắc và chết do các bệnh nhiễm trùng, bệnh sốt xuất huyết, thương hàn, tiêu chảy; duy trì thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh; hạn chế tốc độ lan truyền HIV/AIDS, hạn chế bệnh tim mạch, bênh ung thư, tiểu đường… Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ vào chăm sóc sức khóe nhân dân, đầu tư cơ sơ khám chữa bệnh trang thiết bị, củng cố mạng lưới y tế nâng cao năng lực khám và chữa bệnh; góp phần đưa bệnh viện đa khoa Trung ương mới xây sớm đi vào hoạt động; xây dưng một bệnh viện đa khoa thành phố, bệnh viện nhi đồng, các bệnh viện chuyên khoa ung bướu, lao, phụ sản, tim mạch..., trung tâm truyền máu và huyết học khu vực trung tâm y tế các quận, huyện; nâng cấp các trạm y tế xã - phường theo chuẩn quốc gia. Từng bước hoàn thiện ngành dược, bảo đảm cung ứng đủ thuốc, bảo đảm chất lượng đến người tiêu dùng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Đến năm 2010, dự kiến số giường bệnh/vạn dân là 18,8 giường, số bác sĩ/vạn dân 08 người, giảm tỉ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi còn khoảng 0,2%; giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 20%, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được miễn dịch đầy đủ đạt trên 95% trở lên. Thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, mạnh dạn chấn chỉnh những bất hợp lý trong viện phí, thực hiện tốt việc khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em được 6 tuổi; đổi mới chính sách đãi ngộ với cán bộ nhân viên y tế ở các cơ sở khám chữa bệnh, ngăn chặn xu hướng thương mại hóa các hoạt động tại bệnh viện. Vận động toàn dân thực hiện tốt các mục tiêu về phát triển dân số, xây đựng gia đình và chăm sóc giáo dục trẻ em; đảng viên, cán bộ - công chức phải gương mẫu trong phong trào này. 2.4. Phát triển mạnh sự nghiệp thểdục - thể thao, chăm lo toàn diện cả thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao. Chú trọng đầu tư đúng mức những môn thể thao thành phố có thế mạnh, lập dự án và xây dựng trung tâm thể dục - thể thao cấp vùng, phát động phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. 2.5- Giải quyết tốt hơn nữa những bức xúc xã hội. Đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm, xóa hộ nghèo, tăng hộ khá giàu, thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với nước, quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc của các vùng có nhiều khó khăn, vùng ngập lũ và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Có chính sách nhà ở đối với người thu nhập thấp. Phấn đấu thực hiện thành phố không có người ăn xin, không có người nhiễm HIV, không có ma tuý, mại dâm trong cộng đồng, trước mắt có biện pháp kiên quyết, đồng bộ phòng chống, ngăn chặn đạt hiệu quả cao nhất. 3. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Quán triệt sâu sắc 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Chỉ thị 12 của Bộ Chính trị và Đề án của Ban cán sự đảng Chính phủ “về tăng cường bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Tây Nam bộ”, củng cố hoàn thiện thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân phù hợp với hoàn cảnh mới, xây dựng các cụm cứ điểm quốc phòng - an ninh vững chắc, chủ động đối phó chiến tranh công nghệ cao, kịp thời giải quyết các yêu cầu chính đáng của nhân dân, không để xảy ra điểm nóng. Tiến hành thường xuyên, lâu dài và có hiệu quả cuộc đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng văn hóa, mũi đột phá mà các thế lực hướng với là chiêu bài về “dân chủ”, “nhân quyền”, tôn giáo, dân tộc không để xảy ra tình huống bất ngờ, gây rối, biểu tình, bạo loạn chính trị. Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là các loại tội phạm có tổ chức, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, xây dựng trật tự, kỷ cương, văn minh đô thì. Xây dựng lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ, dự bị động viên; giữ vững và tăng cường xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh. Chú trọng công tác giáo dục quốc phòng, đặc biệt là công tác tư tưởng, vận động tuyên truyền chống âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục nâng cao nhận thức chính trị trong tầng lớp tri thức, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo; dân tộc, học sinh, sinh viên; chăm lo đội ngũ cán bộ, đảng viên là người dân lộc thiểu số. Đảng lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện, trực tiếp đối với lực lượng vũ trang nhân dân, giáo dục, rèn luyện lực lượng vũ trang trung thành tuyệt đối với Đảng, chế độ. Xây dựng bộ đội tập trung chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; quan tâm đúng mức dân quân tự vệ để hình thành 3 thứ quân, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Chịu sự chỉ đạo, chỉ huy của quân khu, tranh thủ, phối hợp chặt chẽ với quân khu để xây dựng lực lượng vũ trang thành phố vững mạnh toàn diện. 4. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo xây dựng và phát triển thành phố. Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Cần tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. - Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tư tưởng - lý luận của đảng bộ. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm cua Đảng, pháp luật của Nhà nước thấm sâu từng cán bộ, đảng viên, nâng cao bản lĩnh chính trị, đấu tranh chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, những luận điệu sai trái, nêu cao trách nhiệm bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trước mắt, tổ chức học tập tốt công trình tổng kết 20 năm đổi mới, Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây đựng chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII và Kết luận Hội nghị Trung ương 4 (khóa IX); rèn luyện đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên, nêu cao tính tiền phong gương mẫu, cấp trên làm gương cho cấp dưới, đảng viên làm gương cho quần chúng, kiên quyết chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, xa rời quần chúng. - Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ. Cấp ủy thống nhất quản lý công tác cán bộ, thực hiện nghiêm túc quy định về phân cấp quản lý cán bộ. Mạnh dạn bổ nhiệm đối với những cán bộ thật sự có năng lực và đạo đức tốt; kịp thời thay thế, sắp xếp lại đối với cán bộ hoàn thành nhiệm vụ không cao, khắc phục tình trạng bổ nhiệm cán bộ không đúng chuyên môn đào tạo hoặc bổ nhiệm trước đào tạo sau. Tuyển chọn cán bộ thể có nhiều triển vọng, học sinh, sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, có nhận thức tư tưởng chính trị tốt, con em gia đình có truyền thống cách mạng đưa đào tạo chính quy chuẩn bị nguồn cán bộ lãnh đạo lâu dài. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên. Quan tâm đúng mức đến cán bộ nữ, phải bảo đảm tỉ lệ thỏa đáng cán bộ nữ tham gia cấp ủa các cấp và cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các ngành. - Thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, đặc biệt coi trọng xây dựng cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp có năng lực, trách nhiệm và tâm huyết với quyết tâm cao để xây dựng thành phố theo mục tiêu đề ra. Đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng, tăng cường công tác kiểm tra của cấp ủy và của ủy ban kiểm tra các cấp, phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc mới nảy sinh. Cán bộ, đảng viên phải bám sát tình hình thực tiễn, sâu sát quần chúng nhân dân chịu trách nhiệm trước công việc được tổ chức phân công và làm tấm gương mẫu mực để nhân dân noi theo. Quan tâm đúng mức công tác bảo vệ chính trị nội bộ. - Tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng tổ chức cơ sở đảng, phấn đấu trong nhiệm kỳ có từ 80% trở lên số cơ sở đạt trong sạch vững mạnh. Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên, đặc biệt chú ý trong lực lượng trí thức trẻ, cán bộ quản lý kinh doanh giỏi, những người có thành tích tốt trong lao động sản xuất, học tập và công tác, phấn đấu trong nhiệm kỳ kết nạp 10.000 đảng viên mới. Thực hiện tốt hơn nữa Quy định 76 của Bộ Chính trị về đảng viên đang công tác giữ mối liên hệ với cấp ủy đảng nơi cư trú. 5. Xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh thật sự của dân, vì dân, do dân. 5.1. Tăng cường vai trò, hiệu lực, hiệu quả của cơ quan dân củ. Hội đồng nhân dân các cấp phải chủ động đổi mới tổ chức và hoạt động, thật sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân thành phố. Hội đồng nhân dân phải nâng cao hơn nữa khả năng nắm và vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cụ thể hóa các Nghị quyết chủ trương của Đảng bộ địa phương; xem xét quyết định những vấn đề lớn về kinh tế - ngân sách, văn hóa - xã hội, quốc phòng an ninh, bảo đảm cho thành phố Cần Thơ phát triển toàn diện với tốc độ cao và bền vững; làm tốt hơn nữa chức năng giám sát việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đại biểu hội đồng nhân dân các cấp phải thật sự là người đại biểu của dân, phải sâu sát lắng nghe, phản ảnh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; rèn luyện phẩm chất, đạo đức lối sống để luôn xứng đáng với niềm tin của Đảng và của nhân dân. 5.2. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính các cấp. Tiếp tục thực hiện chủ trương cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính. Tiếp tục sắp xếp bộ máy quản lý hành chính theo hướng tinh gọn, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, minh bạch, đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cơ quan hành chính; phân định rành mạch hoạt động quản lý hành chính nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh và sự nghiệp. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước vững mạnh, công chức nhà nước phải là một đội ngũ mẫn cán và chuyên nghiệp vừa có đạo đức tốt, tận tụy phục vụ nhân dân vừa thành thạo nghiệp vụ, tự nguyện gắn bó suốt đời với nghề. Kiên quyết loại ra khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ công chức thiếu trách nhiệm, quan liêu, tham nhũng. Phát huy thật tốt quy chế dân chủ trong xây dựng bộ máy quản lý hành chính ở các cấp. 5.3. triển khai thực hiện Nghị quyết 49NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo mục tiêu “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, đâu chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 08NQ/TW của Bộ Chính trị “về một số trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, đổi mới một cách toàn diện các hoạt động tư pháp nhằm phát huy dân chủ tăng cường kỷ cương pháp luật, bảo đảm các hoạt động tố tụng: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng đường lối, chính sách của Đảng. pháp luật của Nhà nước. 6. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, huy động sức người, sức của xây dựng và phát triển thành phố. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”, trong thời gian tới, công tác dân vận nhằm tiếp tục tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tạo sự đồng thuận xã hội, lấy mục tiêu xây đựng và phát triển thành
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan