Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Văn học dân gian việt nam tác phẩm dùng trong nhà trường chương trình lớp 10...

Tài liệu Văn học dân gian việt nam tác phẩm dùng trong nhà trường chương trình lớp 10

.PDF
90
3
104

Mô tả:

VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM VM HỌC D M (iIAX VÌỊH MM (Tác phẩm dùng trong nhà truờng) Chương trình lớp 10 Trọn vẹn tác phẩm - Đẻ đất đẻ nước - Đăm Sần - Vượt biển (Khảm hải) - Tiễn dặn người yêU| • • Ui * A A i M i ĩ i i W iể'*, ---- UUAL-me s j N H À X U Ấ T BẢN T H A N H NIÊN LỜI NỐI ĐẦU Văn học là một môn học chính yếu trong nhà trường phô thông hiện nay. Chương trình, sách giáo khoa văn học phô thông vừa đòi hỏi phải tuyển chọn được những tác phẩm xuất sắc nhất, đại diện cho tiếng nói văn chương từng thời kì trong nền văn học nước nhà, vừa yêu cầu phải đủ lương kiến thức phù hợp với lứa tuổi, thể lực, trí tuệ của học sinh trong tương quan chung với các bộ môn khoa học khác đang được giảng dạy ở nhà trường. Sách giáo khoa văn học ở các cấp học hiện nay đã cô gắng làm được điều đó. Tuy nhiên, có nhiều tác phẩm văn học xuất sắc nhưng lại quá dài khiến cho khi đưa vào sách giáo khoa các nhà biên soạn thường phải làm công việc lược trích. Học sinh học trích giảng tác phẩm và nhiều giáo viên củng không có gì hơn là một đoạn trích trong tay, bởi nhiều tác phẩm trong số đó vì lí do này hay khác chưa được lưu truyền rộng rãi hoặc từ lâu chưa được tái bản. Điều này đã hạn chế khả năng bao quát, cảm thụ tác phâm một cách chủ động và trọn vẹn của giáo viên và tất nhiên hạn chế việc truyền thụ các tác phẩm đó cho học sinh. Đó củng là một trong những lí do khiến cho một số không ít học sinh không còn thích học môn văn. Nhân dịp bồi dưỡng giáo viên trung học p hổ thông ở một số địa phương, chúng tôi được biết nguyện vọng tha thiết của giáo viên là muốn tiếp xúc với nguyên tác những tác phẩm đang được trích giảng 5 trong nhà trường. Điều đó đã thúc đẩy chúng tôi tuyên chọn và giới thiệu bộ sách này. K hái niệm nguyên tác nếu xét m ột cách chính xác p h ả i là trọn vẹn những tác p h ẩ m bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của nó, nhưng ở đây chúng tôi d ù n g với nghĩa nhữ ng sáng tác đó đã được dịch trọn vẹn ra tiếng p hô thông (tiếng Việt). Bởi những nguyên tác chỉ có ý nghĩa kh i nó được nhiều người biết và quan tâm . Trong kh i tuyên chọn các tác p h ẩ m chúng tôi thấy, m ỗi tác p h ă m hiện nay đ a n g tồn tại m ột sô bản dịch khác nhau, trong sô đó nhữ ng văn bản được sách giáo khoa sử d ụ n g thậm ch í không p h ả i là bản được d ù n g p h ổ biến nhất. Tuy vậy, đ ể cung cấp chính xác các nguyên bản hỗ trợ việc chuẩn bị bài g iả n g của giáo viên, chúng tôi chỉ chọn đưa vào bộ sách này nhữ ng tác p h ẩ m đã được sách giáo khoa trích giảng. H i vọng rằng với sự cô g ắ n g của chúng tôi, các thầy cô giáo có được m ột bộ cẩm nang tin cậy đ ể góp p h ầ n nâng cao chất lượng g iả n g dạy văn học cho học sinh trong nhà trường. Cùng với việc giới thiệu trọn vẹn các tác phẩm , chúng tôi củng giới thiệu một s ố ý kiến nghiên cứu, đánh giÁ về tác p h â m đó đê cung cấp thêm tư liệu cho thày và trò chuản bị tốt bài giảng và bài học. N hữ ng nghiên cứu đánh giá về tác phàm mà chúng tôi đưa ra không p h ả i là những định hướng đê hiểu hay hiểu lại tác p h ẩ m m à chỉ nhăm làm phong phú hơn nhữ ng kh ía cạnh nhận thức về tác phăm , căn bản vẫn là đê nâng đỡ n hữ ng cảm nhận và suy nghĩ m ột cách chủ động của người đọc. 6 Chúng tôi dự định sẽ giới thiệu lần lượt các tác phẩm được trích giảng ở hệ thống nhà trường phổ thông trung học gồm những tác phẩm được tuyển học chính thức và cả những tác phẩm đọc thêm, ơ tập sách này, chúng tôi xin giới thiệu trọn vẹn những tác phẩm văn học dân gian của dân tộc ít người đang được tuyển trích trong Sách giáo khoa lớp Mười, gồm những tác phẩm sau: - Đẻ đất đẻ nước - Đăm San - Vượt biển - Tiễn dặn người yêu Từng tác phẩm sẽ được giới thiệu theo trình tự: 1. Phần giới thiệu của người tuyển chọn và giới thiệu. 2. Trích ý kiến phân tích, binh giá của các nhà nghiên cứu. 3. Giới thiệu trọn vẹn tác phẩm. Vì chưa có điều kiện thu thập đầy đủ hơn mà phần khảo dị là bản dịch không nguyên bản cùng với sự hạn chê về dung lượng của cuốn sách tham khảo dùng trong nhà trường nên phần khảo dị của từng tác phẩm chúng tôi không đưa vào đây. Rất mong sự đón nhận và ý kiến đóng góp của bạn đọc cho cuốn sách này. X in chân thành cảm ơn Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2005 Người tuyển chọn và giới thiệu PGS. TS. NGUYỄN BÍCH HÀ 7 BẺ ĐẤT, ĐÈ Nlíớc I/ Giới th iệu tác phẩm “Đẻ đất đẻ nước” Đẻ đất đẻ nước là áng sử thi thần thoại của dân tộc Mường. Áng sử thi đó gồm nhiều đoạn, Đẻ đất đẻ nước là tên của hai đoạn mở đầu và quan trọng của sử thi này. Đẻ đât đẻ nước gắn liền với một nghi thức của người Mường trong tang lễ là mo. Thực ra MO là một hành động ma thuật có tính chất tổng hợp, bao gồm các động tác, lời kể, lòi hát và một sô' vật dụng trong khi hành lễ tiễn đưa người chết sang th ế giới bên kia. Khái niệm mo gắn với nhiều nghĩa: Người hành lễ chính trong đám tang : thày mo Lời và âm nhạc sử dụng trong đám tang : kể mo Toàn bộ văn bản mo: bài mo Những đoạn mo khác nhau chia theo các chủ đê và từng đêm hành lễ: roóng mo (chương hay đoạn mo). Vì vậy, khái niệm “sử thi Đẻ đất đẻ nước’'là do các nhà nghiên cứu đặt cho tác phẩm, còn người Mường vẫn gọi là Mo Đẻ đất đẻ nước. Mo Mường có 4 loại: Mo lễ: là những bài mo dùng trong nghi lễ cúng tế. Người hành lễ này là các thày mo. 9 Mo vải: vải là vía. Đó là những bài mo được diên xướng trong khi cúng vía cho người ốm. Người h à n h lê là các th ày trượng (thày cúng). Mo vái: vái nghĩa là cúng bái. Đó là n hữ ng bài mo đọc lên để cúng xua đuổi tà ma. Công việc này do th ày trượng (thày cúng) làm. Mo m a (tiêu): m a tức hồn người chết. Mo. m a là mo đưa hồn người chết về th ế giới khác. Người đọc mo này là th ày mo. Mo “Đẻ đ ấ t đẻ nước”\à loại mo ma. Mo đựa hồn ngưòi chết đến Mường ma. Đ iều này th ể hiện quan niệm của người Mường: C hết chính là sống m ột cuộc sống khác, ở th ế giới khác. H iện nay dân tộc Mường có ít n h ấ t h ai b ản chính mo Đẻ đ ấ t đẻ nước đã được dịch và giới th iệ u ra tiếng Việt. B ản th ứ n h ấ t do hai ông Vương A nh và H oàng Anh N hân sưu tầm ở T h an h Hoá, được Ty V ăn hoá T h an h Hoá x u ất bản năm 1975, có tên là Đẻ đ ấ t đẻ nước, gồm 28 roóng (tức 28 đoạn). N ăm 1988, h ai ông cùng Đ ặng V ăn L ung bổ sung và giưới thiệu. B ản th ứ hai do Bùi Thiện, Q uách Giao, Thương D iễm SƯU tầm ở Hoà Bình và được N hà x u ất bản V ăn học giới th iệu năm 1976 có tên là Đẻ đ ảt đẻ nước, thơ d â n g ia n dân tộc Mường, gồm 35 roóng. T rên cơ sở văn b ản của Vương A nh và H oàng Anh N hân, năm 1988 Đ ặng V ăn Lung tham gia chỉnh sửa và giới th iệu b ản Đẻ đ ấ t đẻ 10 nước. Lần này văn bản gồm 26 roóng. Năm 1997 Vương Anh lại cùng Bùi Nhị Lê, Phạm Tô" Châu, Lê Thành Hiểu biên soạn lại Đẻ đất đẻ nước, cơ bản vẫn dựa trên văn bản cũ đã xuất bản năm 1975. Bản này gồm 30 roóng. Đó là những văn bản Đẻ đất đẻ nước đã được xuất bản cho tới nay. Người Mường thường quan niệm, chết không phải là hết mà là dời đi sông ở một thế giới khác, thế giới đó cũng không khác lắm với cuộc sông của xã hội Mường dưới trần gian. Câu chuyện về dân tộc Mường từ lúc xuất hiện: đẻ đất, đẻ nước, đẻ cây si, đẻ mường, đẻ người... đến khi hình thành tổ chức xã hội sơ khai, có người trên kẻ dưới. Dịt Dàng, Lang Tà Cái, Lang Cun Cần được chọn làm vua nhưng chỉ Lang Cun cần được thần và người đồng lòng cho làm vua mường. Chuyện kể đến giai đoạn phát triển đời sông sinh hoạt và sản xuất: tìm lửa, tìm nước, tìm lợn, tìm gà, tìm lúa, tìm rượu, làm nhà, hỏi vợ...đến các chiến công chống thiên nhiên và chông xâm lấn: săn moong lồ, đánh cá điên quạ điên, đánh ma may, ma lang... xây dựng một cộng đồng, hoàn chỉnh một chê độ cai trị: làm nhà Chu, rước vua về Đồng chì Tam Quan kẻ chợ.... Tất cả đã được thâu tóm trong lời mo và trở thành một tài sản thiêng liêng đốì VỚI mọi người Mường, thành niềm tự hào về tổ tiên oai hùng và chiến công kì vĩ của dân tộc. Lòi mo trên được kể lại mỗi lần các gia đình Mưòng có người chết. Bài mo kèm các hành động ma thuật, nhằm gửi 11 theo người chết tài sản tin h th ầ n quý giả n h ấ t để m ang sang nơi sổng mới, để những người Mường dù sống hay đã chết cũng không quên được cội nguồn, không quên được lịch sử vẻ vang của dân tộc. Mục đích của việc diễn xướng mo được nói rõ trong lời bài mo: Rước mo vê nhà Để mo kể chuyện Cho ngưòi chết không buồn Cho ngưòi chết khỏi lo Cho người chết h ết thương Cho người chết h ế t khổ... Mo Đẻ đ ấ t đẻ nước vì vậy không n hữ ng m ang ý nghĩa lịch sử trọng đại m à còn m ang ý nghĩa n h â n văn to lớn. G ạt bỏ đi những yếu tô" mê tín và n h ữ n g h ìn h thức nghi lễ quá cồng kền h không còn p hù hợp với thời đại, m ột số yếu tô' h ủ tục n ặng nề tro n g thực h à n h nghi lễ tiễn đưa người chết sang th ế giới bên kia (cúng tế lin h đình, tốn kém; để người chết tro n g n h à quá lâu gây m ất vệ sinh...) th ì mo Đẻ đ ấ t đẻ nước chính là một bộ sử th i th ầ n thoại đồ sộ bằng văn v ần vô cùng quý giá, đáng tr â n trọng của dân tộc Mường, p h ản án h sự h ìn h th à n h dân tộc, p h á t triể n sản xuất, xây dựng bản mường, sáng tạo văn hoá... của người Mường. Mo có th ể diễn xướng dài ngắn khác n h a u tuỳ theo gia cảnh người chết và tục lệ của d ân bản. N ếu không có mo th ì chưa th ể m ai táng, nếu không có tiền 12 cúng mo thì phải quàn xác ngươi chết trong nhà bao giờ có tiền thì mới phát .tang và động tiếng, nhưng người nghèo có thể chỉ có khả năng mo từ một đến ba ngày, người giàu có thể mo từ sáu đến mười ba ngày. Mo vì vậy có liên quan chặt chẽ với tục tang ma của người Mường. Mo có phần bất biến. Đó là phần diễn xướng mo dài hay ngắn cũng không thể thiếu. Những phần sau là khả biến, những nội dung cơ bản được thêm thắt cho dài rộng hơn. Phần bất biến là phần hướng dẫn hồn ma đi gặp tô tiên và thu xếp nơi ăn ở của hồn ở th ế giới khác. Người chết nào cũng cần thày mo chỉ cho biết nơi mình sẽ đến, sẽ yên nghỉ...Đường đi của hồn ma theo sơ đồ sau: Bắt đầu từ mường người. Chuyên thứ nhất đi vào mường ma là để chuẩn bị cho cuộc sông vĩnh viễn. Chuyến đi thứ hai lên mường trời thấp, sau đó vượt cầu Liêm La đi lên mường trời cao đối kiện, chuộc sô", xin đuông (xin trở lại hình vật tổ). Sau đó b.a.y lên tận cùng trời xin nước đầu nguồn đem về làm mát mẻ cho mình và con cháu. Sau đó hồn cùng đoàn trở về mường trời thấp trả hết nợ nần. Cuối cùng lại trở về mường trần gian. Chuyến đi tỊiứ ba, từ nhà qua mường nước sang mường tĩnh ngục, đi chợ Khuông tỵ, đi chợ Quốc nam. Xong việc ở âm phủ, đoàn lại đi thẳng về nhà (mường người). Chuyên đi thứ tư đưa hồn đến những miền đất của sô' phận. Hồn được thăm di tích lịch sử, được nghe 13 lịch sử dân tộc từ hỗn m ang đến khi xây dựng m ột chê độ lang đạo ổn định. Chuyên đi th ứ năm từ n h à xe ra đi, đi m ãi vào nơi vĩnh viễn, đi sông với họ h àn g bên ma, dưới sự cai quản của vua ĐôYig (vua âm phủ). Một đêm mo có mo chính (thày mo đọc), mo phụ (người đọc mo thay mo chính khi người ấy mệt), chí chuốc (người giúp thày mo điểm nhịp trống, chiêng, cồng). Mo Mường T hanh Hoá do H oàng Anh N hân và Vương A nh SƯU tầm ở các huyện: T hạch T hành, Ngọc Lạc, Bá Thước, c ẩ m Thuỷ, N hư Xuân, Q uan Hoá thuộc tỉn h T h an h Hoá. B ản này được Ty V ăn hoá T h an h Hoá x u ấ t bản năm 1975. Mo T h an h Hoá dài 28 roóng (đoạn), gồm: 1. Mở đ ầu (Cấn dấn) 2. Đẻ đ ấ t (Tẻ tất) 3. Đẻ nước (Tẻ rác) 4. Đẻ cây si (Tẻ khi) 5. Đẻ Mường (Tẻ Mướng) 6. Đẻ người (Tẻ Moón) 7. Chia năm th án g 8. D ịt D àng (Dịt Dáng) 9. L ang Tà Cái 10. Lang Cun Cần 11. Làm nhà Lang Cun Cần 12. Tìm lửa, tìm nước (xím củi ’ 14 13. Tìm cơm, tìm lúa ( xím cơm) 14. Tìm rượu ( Tẻ rác toòng) 15. Tìm lợn, tìm gà (Tẻ ka) 16. Tìm trâu (Tẻ Klu) 17. Lang Cun Cần lấy vợ (lang Cun cầ n lé du) 18. Lấy vợ khác cho Lang Cun cần 19. Lang Cun Cần chia đất (chia tất) 20. Tìm chu (Xím chu) 21. Chặt chu (Cổn chu) 22. Làm nhà chu (mấn nhá chu) 23. Đốt nhà chu (toch nhá chu) 24. Săn Moong Lồ (Toọc moong lồ) 25. Săn cá điên, quạ điên (thăn cà rô”cà rá i...) 26. Giặc ma ruộng (tèng giặc ma trủa) xím rác) 27. Giặc ma may /m a lang xím lúa) 28. Đưa vua (Tủa vua). Qua tên của các roóng mo ta có thể thấy phần nào tiến trình lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng Mường. Chắc chắn không phải tất cả những gì được lưu giữ trong mo Đẻ đất đẻ nước đều là thần thoại, bởi ngoài lớp lịch sử thần thoại, nó còn phản ánh lớp lịch sử muộn hơn gắn liền với công cuộc xây dựng và bảo vệ cộng đồng dân tộc Mường . Nhưng có thể khẳng định 1’ằng có những phiến đoạn của tác phẩm này ra đời từ 15 rấ t sớm, ph ản án h quan niệm vũ trụ của người Mường cổ xưa cùng vối sự h ìn h th à n h dân tộc Mường ở buôi sơ khai. Hơn nữa, ngoài tác phẩm này của dân tộc Mường, hầu như hiếm có dân tộc nào có được hệ thống th ầ n thoại đầy đủ và sắp xếp có tr ậ t tự theo một trục lịch sử là quá trìn h p h á t triể n dân tộc như vậy. II- M ột sô ý k iế n v ề 'T)ẻ đ ấ t đ ẻ nước". - M ột điều m ay m ắn là người Mường còn giữ lại hệ huyền thoại của m ình m ột cách gần như trọ n vẹn chủ yếu trong h ai tập trường ca đồ sộ là mo Đẻ đ ấ t đẻ nước và mo Lên trời. (P h a n N g ọ c và P h a n Đ ă n g N h ật. T h ử xây dựng lại hệ thống huyền thoại Việt Mường. T/C V ăn hóa dân gian. 1/1991. tr.6) - T h ần thoại của người Mường trong sử th i Đẻ đ ấ t đẻ nước dầu đã được bọc trong m àn khói hương th iên g liêng của ta n g lễ cũng bộc lộ k h á rõ nhữ ng yếu tô" p h ản án h sự p h ân hóa giai cấp và cuộc đấu tra n h giai cấp đã đến độ gay gắt, quyết liệt. (Võ Q u a n g N h ơ n - Văn học d ân g ia n các dân tộc ít người ở Việt N a m . NXB ĐH và THCN. H. 1983. tr. 128) - Đẻ đ â t đẻ nước là sử th i mô tả bước đi lên trong lịch sử của m ột cộng đồng người. Do ý đồ k h ái q u á t các chặng đường lịch sử từ lúc con người x u ất hiện đến lúc 16 trở thành cộng đồng vững mạnh, sử thi buộc phải quan tâm đến cả sự hình th à n h vũ trụ. (Đặng T hái T huyên - Mô tip sáng tạo vũ trụ trong sử thi Đẻ đất đẻ nước. T/C Văn học. Sô 4.1985. Tr.69) - Khi một thành viên xa rời cộng đồng, ông mo dùng lời mo hướng dẫn hồn đi đến xứ tổ tiên. Lúc hướng dẫn hồn đi trên cõi đất thì ông đọc mo tiêu (tức tác phẩm Đẻ đất đẻ nước). Lúc hướng dẫn hồn đi trên cõi trời, ông đọc mo vái. Đẻ đất đẻ nước là một sử thi th ật sự được tổ chức theo một hệ thông chặt chẽ. Bản mo chia làm nhiều rằn (đoạn). Đẻ đất đẻ nước là tên của hai rằn, nhưng trong ý niệm của người Việt - Mường thì đất nước còn mang ý nghĩa Tổ quốc, giống nòi, địa vực cư trú, nên tên của hai rằn này được dùng làm tên chung cho tác phẩm. (Đ ặng V ăn Lung. Giới thiệu Đẻ đất đẻ nước. Tổng tập Văn học Việt Nam. Tập 37C. NxbKHXH.) - Đẻ đất đẻ nước là một công trình văn hoá nguyên hợp, trong đó có giá trị ngữ văn dân gian. Đó là hệ thống chi tiết trũng điệp vốn là thủ pháp của nghệ thuật sử thi phù hợp với cấu trúc có tính hoành tráng. Đó còn là cả một hệ thống từ ngữ, hình ảnh vừa cụ thể theo tiêu chuẩn tôn trọng thực tiễn Mường một cách hồn nhiên vừa gợi cảm ttíéờ ríhờrtg* mối liên hệ thẩm mĩ kì thú giữa trí tưởng tượng bay bổng và hiện thực phóng khoáng... 17 (Vũ A nh T uấn, Nguyễn X uân Lạc. G iảng văn Văn học d ân gian. Nxb GD. H. 1992. Tr. 22) Lí th u y ế t cây vũ trụ chiếm địa vị t r u n g tâm trong Đẻ đ ất đẻ nước. D ấu vết của nó vẫn còn trong tục lệ thờ cây m ía của người Mường và cả người Việt: N gày tê t bao giờ con cháu cũng vác về n h à một bó m ía có cả gốc để cho “ông bà chông gậy”... Tác phẩm vĩ đại này đã b ắ t đầu từ chỗ ph ải b ắ t đầu. Đó là nguồn gốc của trời đ ất và m uôn vật. Nó đã k ết th ú c ở đỉnh điểm. Đó là lúc chia tách giữa người Mường, người K inh với sự chuyển rời của k in h đô. Khó lòng có m ột tác phẩm th ứ hai có nội dung to lớn hơn, trọn vẹn hơn. Xét về m ặt này, không có một tác phẩm nào trong văn học V iệt N am sán h ngang với nó về quy mô cũng như về ý nghĩa lịch sử. (P h a n N gọc. Đẻ đ ất đẻ nước, bản sử thi đầu tiên của nền văn học Việt Mường. T/C V ăn hoá dân gian. Sô" 4.1986) m . s ử th i thần thoại Đ ẻ đất đẻ nước 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan