Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa, phong tục làng quê trong sáng tác của kim lân (lv02139)...

Tài liệu Văn hóa, phong tục làng quê trong sáng tác của kim lân (lv02139)

.DOC
105
585
144

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ™˜ === === NGUYỄN HỒNG DIỄM VĂN HÓA, PHONG TỤC LÀNG QUÊ TRONG SÁNG TÁC CỦA KIM LÂN Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệp HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài khoa học này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Tổ Lí luận văn học, Khoa Ngữ Văn, cán bộ Phòng Sau đại học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiên thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Diễm LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân, không sao chép của người khác. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được xuất bản trong các sách, báo, tạp chí và trên các trang website theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề..........................................................................................................1 3. Mục đích nghiên cứu................................................................................................9 4. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................9 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................9 6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................9 7. Đóng góp mới của luận văn...................................................................................10 8. Cấu trúc nội dung của luận văn.............................................................................10 CHƢƠNG 1. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC 11 CỦA NHÀ VĂN KIM LÂN.................................................................................. 11 1.1. Quan niệm nghệ thuật của nhà văn Kim Lân.....................................................11 1.1.1. Khái niệm về quan niệm nghệ thuật................................................................11 1.1.2. Quan niệm của Kim Lân về cái đẹp văn hóa, phong tục làng quê..................12 1.1.3. Quan niệm của Kim Lân về việc viết văn....................................................... 19 1.2. Hành trình sáng tác của Kim Lân.......................................................................22 1.2.1. Sáng tác của Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám 1945.............................23 1.2.2. Sáng tác của Kim Lân sau Cách mạng tháng Tám 1945.................................26 Tiểu kết.................................................................................................................. 29 CHƢƠNG 2. CÁC BÌNH DIỆN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, PHONG TỤC LÀNG QUÊ TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN........................................................ 30 2.1. Cái nhìn đa chiều về văn hóa, phong tục trong sáng tác của Kim Lân..............30 2.1.1. Bức tranh quê hương và không gian làng - xóm.............................................30 2.1.2. Cái nhìn đa diện về văn hóa, phong tục làng quê............................................39 2.2. Văn hóa, phong tục làng quê trong sáng tác Kim Lân.......................................40 2.2.1. Các sắc màu văn hóa........................................................................................40 2.2.2. Phong tục làng quê trong sáng tác Kim Lân....................................................51 Tiểu kết.................................................................................................................. 60 CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VĂN HÓA, PHONG TỤC TRONG SÁNG TÁC CỦA KIM LÂN................................................................................ 61 3.1. Tình huống truyện............................................................................................... 61 3.1.1. Tình huống về nhận thức.................................................................................62 3.1.2. Tình huống về hành động................................................................................ 64 3.2. Xây dựng biểu tượng...........................................................................................68 3.2.1. Biểu tượng làng quê.........................................................................................69 3.2.2. Biểu tượng chợ.................................................................................................73 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật...........................................................................................74 3.3.1. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên.............................................................................. 75 3.3.2. Từ ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh........................................................................76 3.4. Giọng điệu........................................................................................................... 76 3.4.1. Giọng điệu dí dỏm, hóm hỉnh..........................................................................77 3.4.2. Giọng điệu trầm buồn, thủ thỉ gần với giọng cổ tích hay truyền thuyết.........81 3.4.3. Giọng điệu thân mật, suồng sã.........................................................................84 3.4.4. Giọng điệu mỉa mai, hài hước, phê phán nhẹ nhàng.......................................85 3.4.5. Giọng điệu đôn hậu, cảm thương.....................................................................87 Tiểu kết.................................................................................................................. 91 KẾT LUẬN............................................................................................................ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 95 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Văn học Việt Nam hiện đại từ đầu thế kỷ XX đến nay đã có những bước đi mới và có được nhiều thành tựu so với thời kỳ văn học trước đó. Các nhà văn đi sâu khám phá nhiều mảng hiện thực khác nhau. Đặc biệt chủ đề văn hóa, phong tục làng quê là mảng đề tài thu hút được nhiều cây bút lớn như: Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân... Đây không phải là đề tài mới xuất hiện trong văn học Việt Nam hiện đại. Chủ đề văn hóa, phong tục làng quê là mảng phổ biến trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Tuy nhiên cũng cần nhận thấy, chủ đề này trong văn học hiện đại Việt Nam đã có những bước phát triển mới. Nghiên cứu những tác giả hiện đại có sở trường về đề tài này có thể thấy được xu hướng vận động của chủ đề làng quê trong văn học Việt Nam thế kỷ XX. 1.2 Với một hướng tiếp cận như vậy về nhà văn Kim Lân, các sáng tạo của ông được hình dung ở hai cấp độ: văn hóa, phong tục vừa là mạch nguồn sâu xa chi phối sự sáng tạo của nhà văn, và văn hóa, phong tục như một đối tượng miêu tả trực tiếp. Tiếp cận các sáng tác của Kim Lân dưới góc nhìn văn hóa, phong tục sẽ giúp người đọc thấy được những tầng sâu ý nghĩa tiềm ẩn trong sáng tác của nhà văn. Toàn bộ sáng tác của Kim Lân chủ yếu xoay quanh đời sống văn hóa phong tục của xứ Bắc, đặc biệt là Kinh Bắc. Bằng vốn sống và sự hiểu biết của mình, nhà văn Kim Lân đã đem đến một cái nhìn độc đáo, hấp dẫn về những phong tục sinh hoạt văn hóa cổ truyền ở làng quê như chọi gà, thả chim, đánh vật… Vì vậy ông được mệnh danh là nhà văn của thú phong lưu đồng ruộng. Vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn tác giả này để nghiên cứu với đề tài: "Văn hóa, phong tục làng quê trong sáng tác của Kim Lân" làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành lý luận văn học của mình. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về văn hóa, phong tục làng quê trong sáng tác kim lân, chúng tôi không bắt đầu công việc trên mảnh đất trống. Bởi từ khi nhà văn xuất hiện trên văn đàn vào đầu những năm 40 của thế kỷ XX, đã thu hút được sự quan tâm của đông 2 đảo độc giả và các nhà nghiên cứu, phê bình. Có thể chia ra làm 2 giai đoạn nghiên cứu về văn hóa, phong tục làng quê trong sáng tác Kim Lân trước và sau đổi mới từ năm 1986 như sau: * Giai đoạn trước thời kỳ đổi mới 1986 Giai đoạn trước đổi mới, trước cách mạng tháng Tám có Lữ Quốc Văn, Vũ Bằng, Nguyên Hồng... Chúng tôi chưa tìm văn bản chính xác của Lữ Quốc Văn viết về Kim Lân, nhưng trong lời giới thiệu Tuyển tập Kim Lân 1996 Lữ Quốc Văn đã khẳng định:... Người đã thành công trong một loạt truyện ngắn về thú chơi đặc biệt nổi tiếng với các truyện viết về phong tục làng quê là Kim Lân [38, tr.18]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã nói rằng “mỗi nhà văn đều có chất dính riêng”. Cái “chất dính riêng” tạo nên trong con người và trong trang văn của Kim Lân là chất “thuần hậu nguyên thủy”, “một lòng đi về với đất với người”, là bình dị, đôn hậu. Kim Lân có một hoàn cảnh sống rất đặc biệt và chính hoàn cảnh sống này đã có ảnh hưởng rất lớn đến nhà văn. Nếu như Nguyễn Tuân yếu tố thời đại có tác động đến văn chương thì nhà văn Kim Lân yếu tố gia đình lại có ảnh hưởng rất lớn đến nhà văn. Kim Lân sinh ra trong một gia đình không có hạnh phúc. Mẹ ông là người vợ lẽ ngụ cư, quê gốc ở Kiến An - Hải Phòng. Người cha của ông là người rất sành chơi, dù có hai vợ nhưng vẫn lấy mẹ ông về để giúp việc trong nhà. Thân phận con của người vợ lẽ, của dân ngụ cư đã trở thành nỗi ám ảnh với Kim Lân từ khi ông sinh ra. Cuộc sống sau này của nhà văn còn có nhiều nỗi cơ cực, tủi nhục hơn thế. Người cha mất sớm, ông phải bỏ học kiếm sống giúp gia đình. Cho đến khi trở thành nhà văn nổi tiếng, Kim Lân vẫn phải lăn lộn, chịu nhiều bất hạnh tủi cực. Thế nhưng, hoàn cảnh sống đã giúp Kim Lân, một người luôn có sự ý thức về thân phận và cuộc sống của mình biết vượt lên số phận, vượt lên cuộc sống để hiểu cuộc đời hơn và sống có ý nghĩa hơn. Và cũng bởi vậy, trong đời sống tình cảm, Kim Lân được xem là người sống có tình nghĩa nhất. Với gia đình, với anh em bạn bè và rộng hơn nữa chính là với cuộc đời này, đặc biệt là những con người lao động nghèo khổ mà ông gắn bó rất sâu sắc và hiểu về họ. Con người Kim Lân là vậy! Chính con người của đời sống ấy đã đi vào văn chương, chi phối đến quan niệm sáng tác của nhà văn để từ đó hóa thân thành 3 những cuộc đời, những nhân vật rất gần gũi. Đối với văn chương, nhà văn quan niệm rằng: “Văn chương là một thứ đạo, đạo làm người, như một thứ tôn giáo. Mà tôn giáo cũng đòi hỏi sự yêu thương giữa con người với con người, đòi hỏi con người có quyền làm người, bình đẳng tự do bác ái…. Cái đạo này mỗi người truyền một cách, mỗi người một ý kiến khác nhau, muốn cho con người được sống ra con người, sống tốt hơn…. Văn chương còn là thứ giải trí làm cho người ta vui thích, yêu đời, thư giãn sau những mệt mỏi….”. Như vậy, với Kim Lân văn chương là phải gắn bó với cuộc đời, nơi đó con người thể hiện tình người, tình đời để cuộc sống có ý nghĩa nhất. Ngoài ra văn chương còn mang lại cho con người ta ý nghĩa sống, đó là cách thư giãn hiệu quả nhất mà Kim Lân mong muốn. Trong cách viết Kim Lân cũng có quan niệm giống với Nguyễn Tuân. Nhà văn muốn khi viết văn cần phải “thôi xao kĩ lưỡng”, “đẽo gọt”. Nhà văn quan niệm “văn chương không cần đánh bóng mạ kền” và tôi xem văn như người…. Điều quan trọng là văn chương phải thật, phải “giản dị”. Nhà văn đã “thôi xao kĩ lưỡng” trong cách viết không phải để đạt tới khát vọng của cái Đẹp mà điều ông muốn hướng đến là sự “ bình dị, chất phác pha chút hóm hỉnh”. Những điều mà nhà văn đã quan niệm trong văn chương như vậy cũng bởi cái đích sáng tác của nhà văn đó là:“viết văn là cách đòi cho mình một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống bé nhỏ, quẩn quanh”. Và hơn thế nữa nhà văn muốn hướng tới hơn cả, đó là “sống và viết đều vì cuộc đời, vì con người, vì cái đẹp, cái thực”. Hơn cả, Kim Lân muốn hướng đến trong cuộc đời và trong những trang viết của mình là sự công bằng và cái tình người, cái tâm của con người sống trong xã hội. Đó cũng là đặc điểm nổi bật nhất, làm nên nét rất riêng trong một nhà văn hiện thực chân chất như Kim Lân. Hiểu được con người Kim Lân một cách đây tâm huyết như vậy, cho nên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá về ông trên các phương tiện khác nhau. Các bài viết, các công trình nghiên cứu này đã làm sáng tỏ được nhiều nét đặc sắc trong sự nghiệp sáng tác, cùng những thành công của nhà văn trên phương diện nội dung và nghệ thuật biểu hiện của tác phẩm [70]. Sau cách mạng tháng Tám có nhiều bài viết sâu sắc, thuyết phục về sáng tác của Kim Lân và những tác phẩm của ông. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh 4 trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30b, NXB KHXH,1980 nhận xét: “Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo và hấp dẫn hơn khi ông viết về những cái gọi là “Thú đồng quê” hay “Phong lưu đồng ruộng”. Đó là những phong tục ăn chơi hay đúng hơn những sinh hoạt văn hóa của dân quê, như trồng cây cảnh, đánh vật, chơi chim bồ câu, nuôi chó săn, gà chọi. Đuổi tà, Đôi chim thành, Con mã mái…, sở dĩ có sức hấp dẫn, không phải vì ở đấy những tập quán ngộ nghĩnh kì lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kì được trình bày cặn kẽ, mà chính nhà văn đã làm hiện lên những con người của làng quê Việt Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời”. Nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá viết: “Ông (Kim Lân) được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào đề tài độc đáo; ghi nhận sinh hoạt văn hóa phong phú của thôn quê ( đánh vật, chọi gà, thả chim….). Các truyện “Đôi chim thành”, “Con mã mái”, “Chó săn”… .tuy nghiêng nhiều về phía phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh kể trên, nhưng vẫn biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước cách mạng, những người sống cực nhọc, khổ nghèo, nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, thông minh, tài hoa… Cả hai giai đoạn sáng tác, tuy viết không nhiều nhưng Kim Lân đều có những đóng góp tích cực trong thể tài truyện ngắn viết về đề tài nông thôn. Ông viết về mảng hiện thực này bằng tình cảm, tâm hồn của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng ”. Nhà giáo Đỗ Kim Hồi khi viết về Vợ nhặt, đã nhân đó nói nhiều hơn về Kim Lân. Ngoài việc khẳng định Kim Lân là một trong những nhà văn viết ít mà ngày càng được khâm phục, và Kim Lân là nhà văn có hai trong bốn tác phẩm được coi là “thần bút”, còn nhấn mạnh: “Phần tâm huyết sâu sa nhất của tác giả Vợ nhặt, chắc hẳn đã không được dồn cho việc làm biểu hiện những nét thấp kém của con người bộc lộ qua nhân hình và nhân cách. Ngược lại với việc đặt nhân vật vào một khoảng sáng và tối, lay lắt, nhà văn đã tìm được cơ hội vô song để biểu hiện sự bất diệt của nỗi khát thèm được sống, được thương yêu và hi vọng…. niềm ao ước ấy cứ âm thầm vươn lên từ đói khát, tối tăm và chính bởi thế mà nó trở nên đáng cảm động và đáng quý” và “….cũng có thể nói điều nữa về Vợ nhặt. Như về cái vốn liếng ngôn ngữ giàu có đặc sắc của Kim Lân, cái lối viết văn tưởng như dễ dàng mà 5 không dễ phỏng theo, giản dị vô cùng mà sao cứ thấy ánh lên chất hào hoa Kinh Bắc”. Và để khẳng định tài năng của Kim Lân, Đỗ Kim Hồi nêu rõ: “Nhưng cái đọng lại cuối cùng trong tôi vẫn là cách nhìn đời, nhìn người đầy xót xa, thương yêu của nhà văn, là niềm tin mà dường như ông muốn trao gửi đến tất cả chúng ta qua thiện truyện ngắn. Rằng dù cuộc sống có bi thảm đến đâu thì cái cội nguồn lưu giữ trong nhân dân vẫn là bất diệt”. * Giai đoạn sau đổi mới từ năm 1986 đến nay Giai đoạn sau đổi mới, từ năm 1986 đến nay. Những nghiên cứu đầu tiên về sáng tác Kim Lân phải nói đến đó là Lại Nguyên Ân với bài viết Văn xuôi Kim Lân, đăng trên Tạp chí Văn học, số 6 -1986 đã phân tích lý giải một cách kĩ lưỡng đầy đủ về thế giới nhân vật Kim Lân: “Đọc văn xuôi Kim Lân, ta bắt gặp cái thế giới nghèo khổ vốn là hạng hạ lưu ở xã hội cũ, những người nông dân miền xuôi mất nhà, mất đất xiêu dạt lên miền ngược, núp vào một xóm chợ ven sông, một góc phố núi hay ven một đồn điền; một xó trại tiếp tục vật lộn với miếng sống sơ đẳng hàng ngày…. Tất nhiên các truyện ngắn của Kim Lân không chỉ có những phương diện tố khổ. Hiểu biết sâu sắc cảnh nghèo và người nhèo còn lộ rõ ở những trang khắc họa tâm lý và tính cách họ. Các nhân vật nghèo, chủ yếu là nông dân trong các truyện ngắn của ông đều được ông tả hết sức chân thật từ cách nghĩ, cách ứng xử đến lời ăn tiếng nói…”. Ngôn từ nghệ thuật trong sáng tác kim lân cũng là một vấn đề được nhiều nhà nghên cứu quan tâm. Vẫn trong “Văn xuôi Kim Lân”, Lại Nguyên Ân khẳng định: “Một trong những đặc sắc của văn xuôi Kim Lân là ngôn ngữ. Nói chung đây là ngôn ngữ của văn xuôi phong tục, nó của văn xuôi nghệ thuật Tiếng Việt với những cách xử lí khác nhau của nhiều nhà văn khác nhau và có nhiều thành công đáng kể”. Hoài Việt trong đôi điều về Kim Lân nhận xét: “ Văn Kim Lân không đao to búa lớn, chữ chữ hàng hàng chân chất như củ khoai củ sắn, lời văn trong lối kể cũng không ồn ào, cứ rỉ rả, rỉ rả mà lại thánh thót mới tài chứ. Kim Lân không ưa đánh bóng, mạ kền con chữ, hàng chữ. Ông có cái nhìn, cái óc nghĩ, cái lối diễn đạt của người xứ quê. Nó bình dị chất phác, pha chút hóm hỉnh nữa. Nhưng bình dị, chất phác mà không nôm na đâu. Nó rất “văn”, chững chạc, trong 6 sáng, tươi tắn nữa”. Hay nói như Nguyên An: Ông là nhà văn kĩ lưỡng, tinh tế trong việc lựa chọn chi tiết, kỳ khu và tài hoa trong việc lựa chọn ngôn từ, hình ảnh”. Kể từ đó trở đi, Kim Lân ngày càng được đông đảo bạn đọc, giới văn nghệ sĩ, phóng viên, nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn, nhất từ khi 1996 khi Tuyển tập Kim Lân do Lữ Huy Nguyên tuyển chọn ra đời. Càng ngày các bài viết về Kim Lân càng đa dạng về hình thức và nội dung. Có thể kể ra bốn loại bài viết chủ yếu sau: 1_ Những bài ghi chép, phỏng vấn, trò truyện với nhà văn Kim Lân trên các báo tạp chí. 2_Những bài viết mang tính chất đánh giá, nhận xét về con người và sự nghiệp sáng tác của Kim Lân. 3_Những bài phân tích, bình giá, phát hiện những nét đặc sắc trong các tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân, chủ yếu in ở các sách giảng văn dùng cho học sinh phổ thông, hoặc các tài liệu tham khảo môn văn. 4_Các công trình nghiên cứu khoa học, chủ yếu ở những luận văn cấp thạc sĩ. Loại bài thứ nhất chủ yếu ghi chép lại những lời trò truyện, tâm sự của Kim Lân qua các cuộc tiếp xúc, phỏng vấn. Nội dung thường đề cập đến: quan niệm viết văn của Kim Lân, lí do đến với văn chương và lí do “gác bút”, những kỉ niệm hồi viết văn trong kháng chiến, tình bạn với các nhà văn cuộc sống của ông trước khi mất. Loại bài thứ hai và thứ ba nghiêng về ca ngợi những thành công của Kim Lân với “cách viết độc đáo”, “gây ấn tượng” mà lại “không cầu kì”, khiến người đọc như “mê đi ” trước sự dẫn dắt tài tình, đầy “ma lực” của một tâm hồn “vốn là con đẻ của đồng quê”. Đến năm 1997, trong bài Sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc của sáng tác kim lân, tác giả Bảo Nguyên cũng đã chỉ ra thành công của nhà văn ở các phương diện: sử dụng ngữ âm và từ vựng: “Kim Lân đã dùng hàng loạt từ láy: xác xơ, heo hút, ngăn ngắt, úp súp, sù sì, dật dờ, thê thiết (…) Từ láy đã góp phần tích cực tạo ra âm điệu trầm, nhịp ngôn ngữ chậm, có tác dụng nhấn mạnh những đặc tính cần miêu tả (…) Ông lựa chọn những từ ngữ còn mang hơi thở của cuộc sống hàng ngày, để diễn đạt chúng đúng cái cuộc sống miền quê với những con người quê 7 giản dị và đáng yêu (…) Trong việc sử dụng từ ngữ, Kim Lân đặc biệt chú ý những thành ngữ, những từ đệm vốn là những từ ngữ cửa miệng của người dân: “giời đất cha mẹ ơi”, “cụ bảo thì là dân ta”, “dầu bây giờ đắt gớm”(…) Những từ ngữ này đặt đúng hoàn cảnh đã tạo ra tác dụng vừa khắc hoạ tính cách nhân vật vừa gợi nên nét đời thường rất phù hợp với cuộc sống miền quê”[83]. Bên cạnh đó, khi nhận xét về giọng văn của Kim Lân, ngoài việc thống nhất với đánh giá của Lại Nguyên Ân, Bảo Nguyên rất tinh tế khi bổ sung thêm: “Giọng văn chủ đạo của ông thường trầm sáng như giọng ca dao, cổ tích. Nhịp văn của ông chậm gọn… Đó là một thứ giọng đệm phù hợp với quang cảnh nông thôn, với văn minh nông nghiệp (…) Yêu thương, ca ngợi là nét giọng chủ đạo trong các sáng tác kim lân. Song ở mỗi truyện, ở mỗi hoàn cảnh, ở mỗi nhân vật, trong từng điều kiện, Kim Lân sử dụng các giọng khác nhau để miêu tả. Giọng phẫn uất lẫn mỉa mai trong Đứa con người vợ lẽ giọng cảm thương và mỉa mai trong Con chó xấu xí giọng cảm thông lẫn kính phục trong Thượng tướng Trần Quang Khải Trạng Vật. (…) Trong các truyện tâm lí xã hội của Kim Lân ta thường bắt gặp một giọng kể, giọng tả đồng tình, cảm thương”. Từ những ý kiến đánh giá trên, tác giả đã đưa ra kết luận khái quát: “Ngữ âm từ vựng, giọng điệu được bàn tay nhà nghệ sĩ tài ba Kim Lân đã sắp đặt tạo ra một thứ ngôn từ mang đậm chất “văn xuôi”. Đó là một đoá hoa tạo nên sức hút ban đầu cho các độc giả. Đó là phong cách giản dị mà độc đáo của Kim Lân” [4]. Ngoài ra còn những luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tác phẩm của Kim lân như sau: +) Những giá trị tiêu biểu về tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn Kim Lân _ĐHSPHN_1997 của Nguyễn Văn Bao. +) Khuynh hướng phong tục trong sáng tác trước 1945 của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân _ĐHSPHN_1999 của Trần Văn Hồng. +) Những đặc sắc truyện ngắn Kim Lân _ĐHSPHN_2002 của Nguyễn Tiến Đức. 8 +) Nông thôn và hình ảnh người nông dân trong sáng tác của Kim Lân _ĐHSPHN_2003 của Mã Thu Hà. +) Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân _ ĐHSPHN2 _ 2010 của Nguyễn Thị Ngọc Quyên. Đây là những công trình khoa học nghiên cứu một cách công phu, hệ thống, nêu bật được những giá trị tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của sáng tác kim lân. Chẳng hạn như luận văn “Phong cách nghệ thuật Kim Lân” của Nguyễn Thị Thu đã phân tích, lý giải sự hình thành phong cách nghệ thuật Kim Lân về những phương diện cơ bản (cái nhìn nghệ thuật, đặc điểm cốt truyện, nghệ thuật khắc họa nhân vật….) của phong cách nghệ thuật nhà văn. Hoặc luận văn “Sáng tác kim lân nhìn từ phong cách thể loại” chủ yếu đề cập đến cách xây dựng nhân vật, tình huống độc đáo của truyện ngắn….. Những công trình khoa học có ý nghĩa và hết sức quý báu để người viết kế thừa, phát triển. Nhưng cũng cần phải thừa nhận rằng “Không một nhà nghiên cứu nào dù tài năng tới đâu cũng không có khả năng khám phá hết những giá trị vốn rất tiềm tàng trong sáng tác của một nhà văn lớn”. Vì thế, tuy đã nghiên cứu về các phương diện của văn chương Kim Lân, nhưng những công trình này về mặt nào đó vẫn chưa thể khai thác hết vẻ đẹp độc đáo và tài năng nghệ thuật của nhà văn đồng quê với lối viết giản dị, mộc mạc, mà “chữ chữ hàng hàng chân chất như củ khoai củ sắn, lời văn trong lối kể cũng không ồn ào, cứ rỉ rả, rỉ rả mà lại thánh thót mới tài chứ”. Tuy có khá nhiều công trình, bài viết đánh giá về sáng tác của Kim Lân nhưng hầu hết mới chỉ dừng lại ở một số phương diện hoặc một khía cạnh nào đó mà chưa có công trình nghiên cứu nào về sáng tác của ông dưới góc độ quan điểm nghệ thuật về văn hóa, phong tục. Chính vì vậy, trên cơ sở học tập và tiếp thu kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước tôi chọn và nghiên cứu: “Văn hóa, phong tục làng quê trong sáng tác Kim Lân”. 9 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này chúng tôi muốn chỉ ra những phương diện cơ bản về văn hóa, phong tục và một số đặc sắc nghệ thuật thể hiện văn hóa phong tục trong sáng tác của Kim Lân. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ trọng tâm nghiên cứu nội dung và hình thức các sáng tác viết về văn hóa, phong tục làng quê của Kim Lân. Vận dụng lý thuyết về quan điểm nghệ thuật để khám phá bức tranh hiện thực về thiên nhiên, thế giới nhân vật và các biện pháp nghệ thuật của nhà văn. Nghiên cứu làm rõ mảng đề tài viết về văn hóa, phong tục làng quê qua cách nhìn của Kim Lân trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Văn hóa, phong tục trong sáng tác của Kim Lân. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu những sáng tác của Kim Lân: Làng (1955), Tập truyện ngắn Nên vợ nên chồng (1955), Ông lão hàng xóm (1957), Tập truyện ngắn Vợ nhặt (1983), Tuyển tập Kim Lân (1996) và Kim Lân tác phẩm chọn lọc. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp hệ thống: Để có một cái nhìn tổng quát tiến hành tập hợp những sáng tác trực tiếp hoặc gián tiếp viết về văn hóa, phong tục làng quê của nhà văn. - Phương pháp phân tích tác phẩm: Phân tích lần lượt từ bức tranh hiện thực đến thế giới nhân vật ở cả bình diện nội dung và nghệ thuật từ đó có cái nhìn toàn diện về các phương diện nội dung và nghệ thuật về đề tài văn hóa, phong tục làng quê trong sáng tác của Kim Lân. - Phương pháp so sánh liên ngành: Nghiên cứu sáng tác viết về văn hóa, phong tục làng quê của Kim Lân, có đối sánh với tác phẩm viết về làng quê của các 10 tác giả cùng thời. Đồng thời có những nhận định chung nhất về thành công và hạn chế của Kim Lân khi viết về đề tài này. - Phương pháp thi pháp học miêu tả: Theo đó, phương pháp nghiên cứu cấu trúc - hệ thống sẽ được sử dụng để xác lập các nguyên tắc tư duy nghệ thuật của Kim Lân về văn hóa, phong tục làng quê. 7. Đóng góp mới của luận văn Đây là công trình nghiên cứu tương đối hệ thống những thành tựu trong sáng tác viết về văn hóa, phong tục làng quê của Kim Lân. Với công trình này mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm vai trò của đề tài trong tác phẩm văn học và những đóng góp của ông cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Đồng thời chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc giảng dạy tốt hơn những tác phẩm của Kim Lân trong trường phổ thông hiện nay. 8. Cấu trúc nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai thành 3 chương. Chương 1: Quan niệm nghệ thuật và hành trình sáng tác của nhà văn Kim Lân Chương 2: Các bình diện đời sống văn hóa phong tục làng quê trong sáng tác kim lân Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện văn hóa, phong tục làng quê trong sáng tác của Kim Lân 11 CHƢƠNG 1 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN KIM LÂN 1.1. Quan niệm nghệ thuật của nhà văn Kim Lân 1.1.1. Khái niệm về quan niệm nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học, quan niệm nghệ thuật được cho là: “nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó có khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó” [10, tr.222]. Như thế, quan niệm nghệ thuật của nhà văn cũng chính là cách nhìn, cách hiểu của nhà văn đó về cuộc đời, về con người mà họ đã thể hiện một cách nghệ thuật trong tác phẩm. Đây được xem như điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm, một tác giả văn học. Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật của nhà văn Kim Lân, chúng tôi cố gắng không chỉ đưa ra các luận điểm, mô tả đặc trưng quan niệm của nhà văn mà xin góp phần bước đầu chỉ ra những quan hệ, chi phối lẫn nhau giữa các đặc điểm ấy. Tiếp cận phong cách và giá trị nghệ thuật trong sáng tác của một nhà văn, người ta không thể không tìm kiếm, xác định, trước hết là quan niệm nghệ thuật của nhà văn ấy (quan niệm về công việc viết văn, về con người, về thế giới). Tất cả các quan niệm của nhà văn suy cho cùng là thuộc về ý thức nghệ thuật, nó bao hàm cái nhìn độc đáo của nhà văn ấy, về con người (và về thế giới). Theo nguyên tắc mà nói, nhà văn nhìn con người và thế giới như thế nào thì sẽ mô tả như thế ấy trong các sáng tác của mình. Tìm hiểu cái nhìn ấy (và rộng hơn là ý thức nghệ thuật của nhà văn) cần phải lưu ý mấy điều có tính nguyên tắc: Thứ nhất, đây là cái nhìn mang tính mỹ học, tính triết luận trước thế giới và con người, một cái nhìn, nói như Trần Đình Sử “Cung cấp một mô hình nghệ thuật về thế giới có tính chất công cụ để thể hiện cuộc sống cần phải có mang tính khuynh hướng khác nhau” [99]; cái nhìn ấy có khả năng mở ra theo nó cả một thế giới nghệ thuật riêng biệt độc đáo của nhà văn [107]. 12 Ngoài ra, khi nghiên cứu khảo sát phong cách nghệ thuật Kim Lân trên bình diện quan niệm nghệ thuật về con người (và thế giới), luận văn cho rằng, vấn đề không chỉ là đề xuất các luận điểm, miêu tả đặc trưng quan niệm nghệ thuật của nhà văn mà còn góp phần chỉ ra các chiều hướng quan hệ chi phối lẫn nhau giữa các đặc điểm ấy. Trong đó việc nhìn sâu vào đời sống tâm tư tình cảm, hoàn cảnh sống của con người và việc tìm kiếm cái đẹp của phong tục văn hoá làng quê theo quan niệm của ông, có một ý nghĩa rất đặc biệt. 1.1.2. Quan niệm của Kim Lân về cái đẹp văn hóa, phong tục làng quê Goethe đã từng nói: “Sáng tác nghệ thuật là bữa ăn ngon, là hoa tươi dâng bạn bè tôi”. Người nghệ sĩ sáng tạo ra nghệ thuật là sáng tạo ra cái đẹp, đó là thiên tư và thiên chức cao quý. Nhưng không có cái đẹp nào xa rời cái có ích, xa rời cuộc sống của con người. Trong văn chương cũng vậy, cái đẹp là sự sống được cảm thấy. Cho nên với nghệ sĩ vấn đề là tìm kiếm vẻ đẹp nào? Tìm kiếm ở đâu? Có thể nói từ xưa đến giờ, trong văn chương Việt Nam không ít người tìm kiếm cái đẹp vốn tiềm tàng khuất lấp (như Thạch Lam, Nguyễn Minh Châu), tìm kiếm cái đẹp tài tử siêu phàm - “Vang bóng một thời” (như Nguyễn Tuân). Cũng có những người tìm kiếm đề cao cái đẹp hoang dại, nguyên sơ đôi khi gắn với bản năng, phi lý tính (như Khái Hưng), lại có những người chỉ đến với cái đẹp của những kiếp lầm than đau khổ (như Nam Cao).... Kim Lân cũng đi tìm cái đẹp nhưng với ông, cái đẹp vốn là những phong tục sinh hoạt văn hoá lành mạnh của người nông dân ở làng quê nông thôn Việt Nam. Nghĩa là nhà văn đi tìm cái đẹp ngay trong cuộc sống hàng ngày. Cái đẹp vốn không bị giới hạn, khuôn hẹp trong một không gian, thời gian nào, nó thật sự phong phú đa dạng chất chứa trong cuộc sống quanh ta. Và với Kim Lân, cái đẹp chính là những thú chơi tao nhã, những sinh hoạt văn hoá lành mạnh của người dân ở làng quê nông thôn mà nhà văn cần quan sát và chỉ ra vẻ đẹp ấy bằng cảm nhận với những rung động thành thật, sâu xa và bằng một thái độ trân trọng hiếm có. Có thể nói, chính quan niệm về cái đẹp như thế thật sự đã giúp Kim Lân trở thành một trong những đại biểu xuất sắc cho khuynh hướng phong tục làng quê trong văn xuôi 13 Việt Nam. Qua những trang văn của mình, Kim Lân đã “tìm” và “phát biểu” được biết bao vẻ đẹp của phong tục văn hoá làng quê Việt Nam. Khi viết về các phong tục dân gian, trước hết Kim Lân muốn khẳng định cái đẹp trong tâm hồn của người nông dân. Đọc các truyện “Đôi chim thành”, “Con mã mái”, “Thượng tướng Trần Quang Khải- Trạng vật”..., ta thấy cái đẹp ở đây chính là cuộc sống nông thôn, cuộc sống thôn quê lành mạnh. Bao nhiêu nỗi nhọc nhằn thường ngày của người dân trước những khó khăn giờ đây nhường chỗ cho sự thảnh thơi trong cuộc sống thanh bình, yên ả. Họ đã suy nghĩ tái tạo gìn giữ và làm giàu có, phong phú thêm các trò chơi vui: thả chim, chọi gà, đánh vật. những trò chơi gợi ta nghĩ đến cái đẹp của tinh thần văn hoá phương Đông. Những trò chơi phải chăng đã nảy sinh từ những công việc lao động vất vả thường ngày. Tinh thần của nền văn minh nông nghiệp đã được lưu giữ bảo tồn bằng những phong tục văn hoá lành mạnh. Kim Lân đã quan sát và tìm ra được vẻ đẹp này ở các phong tục văn hoá và khéo léo dựng lên những hình tượng văn học để bảo tồn lưu giữ. Thú chơi của con người xuất phát từ nhu cầu con người cần được chơi. Chơi chính là biểu hiện của một nhu cầu thám hiểm và thỏa mãn tính tò mò của con người. Chơi còn được hiểu là khát vọng thuần túy về một cuộc sống, nó cho phép con người lúc đó rũ bỏ được mọi câu thúc, ràng buộc của cuộc sống thường ngày. Đó cũng là một vẻ đẹp trong cuộc sống. Con người khao khát được chơi và cảm thấy được thỏa mãn khao khát ấy trong bản thân việc chơi, chứ không đòi hỏi gì ở bên ngoài. Nó không đòi hỏi phải mang lại lợi ích vật chất, hoặc mục đích thực dụng nào khác. Người ta tham gia hết vào cuộc chơi trong một trạng thái tự do cao nhất và khi đó thì cái phận vị của con người được tạm thời quên đi, ranh giới có tính đẳng cấp giữa các thành viên trong cuộc chơi tạm thời được xóa nhòa. Điều này cho thấy nó cũng phản ánh một cách vô thức cái khát vọng dân chủ thường ngày, mà ngay trong cuộc sống thường ngày ấy con người ít khi đạt được. Nhìn vào các trò chơi, cách chơi và người chơi trong các trang văn của Kim Lân ta thấy, tất cả đều toát lên một vẻ đẹp - vẻ đẹp của tình yêu quê hương làng quê trong tâm hồn người nông dân. Nhà văn miêu tả trò chơi trong tinh thần khẳng định 14 danh tiếng của làng. Danh dự của làng là một giá trị tối thượng. Nếu vì một lý do nào đó mà thua cuộc, thì cái danh dự của làng, uy tín của làng, tư thế của làng bị kém giá, bị suy sụp. Cho nên nhất nhất mọi sự chuẩn bị, mọi hy vọng đều thuộc về nhóm những người đam mê, có cùng sở thích chơi - có tính đại diện cho làng. Đi chơi chọi gà chẳng hạn, có phải một mình ông Cả Chuẩn đâu, mà có cả những “tay chơi” sành sỏi và những cổ động viên nhiệt thành như: hương Chế, ông Tư, ông đồ Thảo, cả Sầy, hương Thân, tư Chuyên... Tất cả mọi người đều lo lắng, hồi hộp đến ngạt thở trong cuộc tranh hùng của “mã mái ”; rồi cuối cùng đều vỡ oà trong niềm vui chiến thắng. Mọi người đều hướng về cái danh tiếng của làng. Đơn cử một ví dụ về làng vật “Người ta bảo làng Cẩm Giang có đất vật, nhiều đô nổi. Nên bọn con trai làng gắng công luyện tập dưới sự trông nom, chỉ bảo của đô Cót để giữ tiếng cho sân mình” [65]. Đô Cót đi khoe miên man những sự tích thú vị của làng vật với một sự khoái chí ra mặt, không hề giấu diếm. Cái sự khoe khoang đó có cái vẻ đáng yêu: “Uống luôn ba bát nước một cách chậm chạp, đô Cót thở dài kể lể: - Các cụ truyền lại: làng tôi ngày xưa được ông Tả Ao để cho ngôi đất phát to lắm. “Văn tể tướng Võ quận công”. Thời bấy giờ các quan võ phần nhiều là đô vật. Làng tôi cũng có mấy ông được tiến cử vào trong kinh đô. Nhưng lúc vua ngự giá đi đâu thì ngồi lên cánh tay một đô vật. Cậu thử tưởng tượng xem: một người to lớn đẫy đà, đầu đội mũ lưỡi búa, mình đóng khố bao, khăn vắt. Một tay khuỳnh ra làm ngai cho vua ngự, còn một tay cầm tàn che, có phải oai phong lẫm liệt biết là bao nhiêu không. Vì thế làng tôi thời ấy mới có mấy ông đô như: đô Tàn, đô Lọng, đô Kiệu, đô Cờ.... Dứt lời, đô Cót liếc tôi tủm tỉm cười một cách tự đắc, sự hân hoan rạng rỡ trên nét mặt”. [65] Trong một câu chuyện khác, nhà văn miêu tả cái cảnh hát tuồng của làng đang có nguy cơ rã đám, tàn lụi trước sự tấn công của tận nhạc và lối sống mới. Sân khấu dân gian cũng là một thú chơi sang trọng của văn hoá làng truyền thống. Trước nguy cơ tàn lụi, các cụ trong làng cùng đồng lòng: “Làng ta đất tuồng, không nhẽ đình đám bỏ tẻ ngắt (...) Sợ rằng hàng xứ người ta chê bai, nên các cụ bỏ 15 tiền ra nuôi thầy dạy” [65]. Kết cục cái mong muốn khôi phục truyền thống hát tuồng không thành tạo nên nỗi buồn chung cho cả làng, nhất là lớp người không còn trẻ tuổi, hay sống bằng niềm hoài cổ như cụ trùm Trạch. Nhưng điều đó lại thể hiện được cái đẹp trong tâm hồn của người nông dân đối với văn hoá truyền thống ở làng quê. Xin đơn cử thêm một trường hợp nữa ở truyện ngắn “Đuổi tà”, ngay từ tựa đề chúng ta cứ nghĩ truyện mang khuynh hướng phục cổ hoặc đả phá những hủ tục cổ ở làng quê. Nhưng đi sâu vào nội dung truyện chúng ta thấy “đuổi tà” là một tập tục trừ ma sống động của những người dân quê và rất quen thuộc với những cư dân đồng bằng Bắc Bộ. “Đuổi tà” là để giã từ năm cũ đón chào năm mới; “đuổi tà” là để “trục ma đói, ma khát ra khỏi làng, năm mới đây dân làng làm ăn thịnh đạt” hơn; “đuổi tà” là để cuộc sống của con người sang năm mới được thuận lợi hơn, tốt đẹp hơn... Và “đuổi tà” hàng năm, rõ ràng đã trở thành một thuần phong mĩ tục của con người Việt Nam với một mục đích, một ước mơ cao cả trong tâm hồn mà ai ai cũng đều hào hứng tham gia “... Trẻ con, người lớn à à theo sau reo hò ầm ĩ”. Tất cả dường như đã ăn sâu bám rễ vào đời sống tâm linh, đời sống tinh thần của người dân quê. Như vậy, qua “Đuổi tà” Kim Lân muốn khẳng định cái đẹp trong tâm hồn của người nông dân: dù cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng họ vẫn có niềm tin và luôn hướng về một tương lai tốt đẹp hơn. Chính điều này cũng đã thể hiện ý thức nghệ thuật sâu sắc của nhà văn - ý thức về giá trị văn hóa cổ truyền, ý thức bảo vệ, ngợi ca và tôn vinh sức sống, sức mạnh của văn hóa dân tộc Việt Nam trong tâm hồn của người nông dân. Bên cạnh đó Kim Lân còn chỉ ra cho người đọc những nét tài hoa của người nông dân Việt Nam. Bao nhiêu phong tục là bấy nhiêu cách nghĩ, cách tổ chức, cách dàn dựng, cách nhìn thẩm mỹ: chọi gà, thả chim, đánh vật, đi săn. Hãy đọc một đoạn văn để thấy con mắt thẩm mỹ của người dân lao động. Chẳng hạn khi đọc lại đoạn văn miêu tả vườn cây cảnh của ông Cả Chuẩn trong truyện “Con mã mái”, ta thấy cái đẹp hết sức đa dạng. Tác giả của vườn cây cảnh phải là người tài hoa có óc tưởng tượng, có khiếu thẩm mỹ, có bàn tay khéo léo mới tạo nên một vẻ đẹp như vậy. Bổ sung thêm cho nét tài hoa này, trong nhiều tác phẩm văn xuôi phong tục,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan