Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Văn hóa phật giáo trong đời sống người việt nam ở đài loan, trung quốc...

Tài liệu Văn hóa phật giáo trong đời sống người việt nam ở đài loan, trung quốc

.PDF
27
191
55

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----oOo----NGUYỄN THỊ THANH MAI VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở ĐÀI LOAN, TRUNG QUỐC Ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 62.31.06.40 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG-HCM. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN HỒNG LIÊN Phản biện độc lập: 1. 2. Phản biện: 1. 2. 3. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp cơ sở đào tạo tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG-HCM. NHỮNG CÔNG BỐ KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Thanh Mai. (2017). Những Phương Diện Ứng Dụng Lý Thuyết Trong Luận Án,Aspects of interdlsciplinary theo netical application in thesis, trang 29. Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 7/2017. ISBBN 08667314. 2. Nguyễn Thi Thanh Mai. (2018). Đời sống vật chất và tinh thần của Phật Tử Việt Tại Đài Loan. Một số vấn đề Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, trang 102, tháng 9/2018 : Nhà Xuất Bản Đại học Quốc gia TPHCM, ISBN978-604-73-6071-0. 3. Nguyễn Thi Thanh Mai. (2014). Bố Thí Phật Giáo trong đời sống giáo viên Đại học ở TPHCM hiện nay, Alms in Buddhism Applied the Teaching in Ho Chi Minh city Universities Today. Viện Hàm Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam. Tạp chí Nghiên Cứu Tôn Giáo, trang75,số 04(130)2014 ISBBN 18590403. 4. Nguyễn Thị Thanh Mai. (2015). Ảnh hưởng của lễ hội Ánh sáng Ấn Độ tại Đài Loan, Influence of Indian Diwali Festivalin Tai Wan, Tập chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á số 12, Tháng 12/2015 ISSN 0866-7314 1 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Đài Loan là một lãnh thổ đã thu hút người Việt Nam đến sinh sống cũng như học tập, lao động, và lấy chồng khá đông. Gần đây số lượng người Việt đi du lịch tại Đài Loan có tăng nhưng cũng có những đoàn người bỏ trốn ở lại Đài Loan để lao động chui “làm ảnh hưởng đến hình ảnh những người Việt Nam chân chính đang sinh sống và học tập, làm việc, do là lãnh thổ Đài Loan dễ xin việc làm và có thu nhập cao. Ở Đài Loan có thể đi khắp nơi trên lãnh thổ cũng có thể kiếm thấy người Việt Nam. Hiện nay, người Việt Nam tham gia nhiều vào hoạt động xã hội Phật giáo tại đây, vì Phật giáo đã giúp họ xoa dịu được nỗi đau về tinh thần và giúp an tâm để sáng tạo của cải vật chất; chính vì thế cũng là phương tiện giúp họ hiểu thêm về giá trị giáo dục của Phật giáo. Hiện tại, trên khắp lãnh thổ Đài Loan đều có người tham gia đến chùa hoặc đạo tràng của người Việt Nam, chính vì thế người Việt Nam có thể tìm được nơi tu tập tại chùa khi gặp khó khăn về vật chất lẫn tinh thần. Chùa là nơi đã giúp họ từ bỏ nỗi khổ trở về niềm an vui trong cuộc sống. Có thể thấy, trên tivi hoặc các mạng xã hội ở Đài Loan, việc Phật tử Việt Nam tham gia vào các hoạt động xã hội của Phật giáo cho thấy được sự du nhập của Phật giáo vào cộng đồng người Việt Nam ngày càng nhiều và phát triển mạnh mẽ, vì xã hội Đài Loan quan tâm giúp đỡ những cộng đồng dân cư mới hòa nhập vào đời sống văn hóa của họ, mà nhất là Phật giáo, bởi Phật giáo ở Đài Loan rất thịnh hành và vì Phật giáo luôn khuyên con người hướng đến điều thiện, vì vậy việc tìm hiểu về Phật tử người Việt Nam đi theo Phật giáo là điều cần thiết. Phật giáo là một Tôn giáo lớn nên đã trở thành đề tài nghiên cứu thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học xã hội. Rất nhiều quốc gia có trung tâm nghiên cứu về đạo Phật. Số lượng sách chuyên khảo, bài tạp chí và tài liệu về Văn hóa Phật giáo cũng không ngừng tăng lên, không kém phần phong phú, đa dạng. Nhưng qua các tài liệu tham khảo mà tác giả thu thập được chỉ tìm thấy thống kê số lượng về người Việt Nam qua Đài Loan là cô dâu, lao động, du học sinh, định cư tại Đài Loan. Cho đến năm 2018 có 1 công trình tại Phật Quang Sơn thống kế về số lượng người Việt Nam tham gia đến chùa Việt Nam tại thành phố Đài Trung khi tham gia vào lễ hội Phật Đản và Vu Lan báo hiếu. Chính vì thế cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về Văn hóa Phật giáo trong đời sống người Việt Nam ở Đài Loan, Trung Quốc. Từ đó, tác giả luận án mong muốn được tiếp bước những nhà nghiên cứu đi trước để nghiên cứu bổ sung về phương diện Văn hóa Phật giáo trong đời sống của người Việt Nam tại Đài Loan, Trung Quốc, đem đến góc nhìn toàn diện hình ảnh về Văn hóa Phật giáo Đài Loan qua người Việt Nam. Luận án đi sâu phân tích ảnh hưởng của Văn hóa Phật giáo đến đời sống 2 vật chất và tinh thần người Việt Nam tại Đài Loan, cụ thể là về văn hóa xã hội, đạo đức, an sinh, từ thiện…lối sống, lẽ sống,... văn hóa ứng xử cá nhân, lãnh đạo với cán bộ công nhân viên và người lao động, lao động với đồng nghiệp, lao động ứng xử với công việc, ứng xử trong việc sử dụng và bảo quản tài sản chung… để có thể nhận thấy dấu ấn Văn hóa Phật giáo cá nhân tác động đến đời sống văn hóa xã hội của người Việt Nam ở Đài Loan, ảnh hưởng tới người Việt Nam rõ nét. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp nguồn dữ liệu cập nhật, làm sáng rõ hơn Văn hóa Phật giáo trong đời sống của người Việt Nam tại Đài Loan. Khi chọn nghiên cứu Văn hóa Phật giáo trong đời sống của người Việt Nam tại Đài Loan, chúng tôi nhận thấy sẽ có nhiều khía cạnh cần đặt ra để xem xét, như đặc điểm Phật giáo Đài Loan; Văn hóa Phật giáo đã ảnh hưởng đến đời sống của người Việt Nam như thế nào?; những vấn đề khó khăn trong cuộc sống mới của người Việt Nam tại Đài Loan… Từ đó có thể giúp nhìn rõ giá trị văn hóa Phật giáo đã có tác động đến người Việt Nam về giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Luận án Văn hóa Phật giáo trong đời sống của người Việt Nam tại Đài Loan, Trung Quốc là đề tài sẽ góp phần làm rõ được đời sống tâm linh của người Việt Nam tại Đài Loan, giúp hiểu hơn về đời sống văn hóa và sinh hoạt Văn hóa Phật giáo. Từ đó, có thể làm tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về người Việt Nam ở Đài Loan. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Những nghiên cứu liên quan đến đề tài này cho đến nay còn rất hạn chế. Các nghiên cứu cập nhật gần đây nhất chỉ có thể tìm thấy trong thống kê về số lượng người Việt Nam là cô dâu, lao động, du học sinh tại Đài Loan. Có thể kể đến một số công trình ít ỏi dưới đây: 2.1. Về Phật giáo Đài Loan và người Việt Nam ở Đài Loan Tuy đã được đề cập ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về Văn hóa Phật giáo của người Việt Nam ở Đài Loan, Trung Quốc. Ngoài công trình năm 2018 thống kê số lượng Phật tử Việt Nam đến tham gia Lễ Phật Đản và Vu Lan Báo Hiếu. Do người Việt Nam tại Đài Loan không trở thành một cộng đồng sống tập trung, nên khó có thể thống kê số người Việt Nam Phật tử ở Đài Loan 2.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam liên quan đến đề tài Phan An, Phan Quang Thịnh & Nguyễn Qưới, (2004, tr 8-9). NXB Trẻ, TP.Hồ Chí Minh. Vấn đề Cô Dâu Việt Nam Và Chú Rể Đài Loan. Nguyễn Minh Ngọc, (2006, tr.6), số 6, “Vài nét về Phật giáo tại Đài Loan.Trong tạp chí khoa học, Đại Học Cần thơ .Lê Nguyễn Đoan Khôi, Nguyễn Văn Nhiều Em & Nguyễn Thị Bảo Ngọc (2012, tr.190). Nghiên cứu Phụ nữ lấy chống Đài Loan và Hàn Quốc ở Đồng bằng sông Cửu Long. 3 2.3. Các công trình nghiên cứu tại nước ngoài liên quan đến đề tài Henry Kamm (1981, tr.22), với bài viết “Taiwan’s Aid to Refugees Goes Unrecognized”.Ministry of Education, (2017,22,tr. 6). Relablic of Taiwan.Ministry of Education. The number of Foreign Students studying in Taiwan Exceeds 17,500 in 2007. Trong sách xuất bản năm, Uma A. Segal, Doreen Elliott& Nazneen S. Mayadas (2009, tr.346)“Immigration Worldwide: Policies, Practices, and Trends”.Trần Trị Huy, (2011,tr.346).“Thực tiễn về tín ngưỡng tôn giáocủa cô dâu người Việt lấy chồng Đài Loan”. Đại học Tế Nam, Việnnghiên cứuĐông NamÁ (Đài Loan)Luận văn thạc sỹ . Ching-Hsing Lin & Hoang Thien Huong (2013, tr.106-110), trong bài viết “Development of a questionnaire in evaluating the determinants of Vietnamese student’s return intention. Yuk Wah Chan, David Haines& Jonathan Lee,( 2014, tr.174).“The Age of Asian Migration: Continuity, Diversity, and Susceptibility Volume 1 Asian Migration Series”. Theo số liệu thống kê Cao ủy Liên Hợp Quốc đến tháng 10 năm (2011), thì người Việt Nam là nhóm người lao động nhập cư đông thứ 2 tại Đài Loan.Theo thống kê của Cao ủy Liên Hợp Quốc. (Online Application for R.O.C Taiwan. “Travel Authorization Certificate”, 2014,1, tr.11).Tony Fielding, (2015, tr.80-82), Asian Migrations: Socialand Geographical Mobilities in Soulheast, East, and. Routledge.Ming Jen Yu, 2018, tr.136) “Vietnamse New Immigtants and thier Buddhist belief:A case study of Taiwan VietNam Chih Der Buddhist Cultural Exchange Association”.(Tony Fielding, 2015, tr.80-82), Asian Migrations: Socialand Geographical Mobilities in Soulheast, East, and. Routledge xuất bản năm 2015 ).Ming Jen Yu, 2018, tr.136) “Vietnamse New Immigtants and thier Buddhist belief:A case study of Taiwan VietNam Chih Der Buddhist Cultural Exchange Association”.(Ming Jen Yu, 2018, tr.136) “Vietnamse New Immigtants and thier Buddhist belief:A case study of Taiwan VietNam Chih Der Buddhist Cultural Exchange Association”, Những người nhập cư mới và niềm tin Phật giáo của người Việt Nam tại Đài Loan, tác giả đã thống kê được những người tham dự Vu Lan, Phật Đản có khoảng hơn 2000 người Việt tham dự trong các ngày lễ lớn này. 2.4. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án - Các công trình trên đã nghiên cứu về người Việt Nam, Về số lượng và tổng quan về đời sống của người Việt Nam -Các công trình trên đều có ý nghĩa tham khảo quan trọng ở hai khía cạnh lý luận và thực tiễn 3. Mục đích nghiên cứu 3.1 Mục đích chung - Chỉ ra được những yếu tố, những ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo trong đời sống của người Việt Nam, cả về vật chất và tinh thần, đặc biệt là những người hướng đến đạo Phật là người Việt Nam ở Đài Loan. 3.2 Mục đích cụ thể 4 -Tìm hiểu quá trình hình thành cộng đồng người Việt Nam tại Đài Loan và quá trình phát triển văn hóa Phật giáo của người Việt Nam tại Đài Loan -Tìm hiểu vai trò của văn hóa Phật giáo đã góp phần tác động vào đời sống cá nhân và xã hội của cộng đồng người Việt Nam, thể hiện qua chất lượng sống và giao lưu tiếp biến văn hóa Phật giáo ở Đài Loan. Qua luận án, chúng tôi cũng hy vọng sẽ làm sáng tỏ quá trình người Việt Nam hội nhập cộng đồng mới, nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam; quá trình tiếp nhận giáo lý Phật giáo Đài Loan để độc giả có thể nhìn rõ và toàn diện hơn bức tranh về sự phát triển và những giá trị văn hóa Phật giáo trong cộng đồng người Việt Nam tại Đài Loan. 4.Đối tượng nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu Văn hóa Phật giáo của người Việt Nam theo Phật giáo tại Đài Loan, đang sinh sống tại Đài Loan, gồm : -Cộng đồng người Việt Nam tại Đài Loan được hình thành từ những năm 1978 …. và cho đến nay, đã tham gia vào các hoạt động Phật giáo và ảnh hưởng như thế nào thể hiện qua hoạt động Văn hóa Phật giáo về An sinh xã hội, Văn hóa Phật giáo Từ Thiện, Văn hóa Phật giáo Lễ- Hội, Văn hóa Đạo đức -Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của các cá nhân như nam Phật tử định cư, nữ Phật tử, du học sinh và người lao động thể hiện qua văn hóa mưu sinh, văn hóa gia đình, văn hóa ứng xử xã hội… - Do cộng đồng người Việt Nam tại Đài Loan cũng chưa phát triển thành một cộng đồng có độ đa dạng về nghề nghiệp, … chính vì thế người viết đã chọn tổng cộng là 1.218 người Việt Nam hướng đến đạo Phật đã tham gia vào đời sống Văn hóa Phật giáo ở Đài Loan. 5. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Những người Việt Nam tới Đài Loan từ năm 1987 cho đến nay là những người định cư. Nữ Phật tử, người lao động, du học sinh, đến muộn hơn so với người định cư, từ đó cho đến nay. Không gian: Gồm những người Việt Nam đang theo Phật giáo tại miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Chúng tôi nghiên cứu ở các thành phố lớn là Tân Bắc, Đài Bắc, Đài Trung, Cao Hùng...Vì các thành phố này là trung tâm lớn và hội tụ dân số người Việt Nam, tham gia sinh hoạt trong các ngôi chùa lớn Đây là những trung tâm văn hóa kinh tế trọng điểm ở Đài Loan, mà chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu. 6. Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp nghiên cứu định tính (Qualitative research):Vận dụng các phương pháp định tính (điền dã, quan sát-tham dự và phỏng vấn sâu (indeep interview) ; phỏng vấn tập trung (focus group) nhằm để tìm ra những nét tương đồng và sự khác biệt của các văn hóa cá nhân và văn hóa xã hội, từ đó nâng cao 5 độ tin cậy của kết quả. (JohnW. Creswell, 2009, pp. 173- 201). -Phương pháp so sánh (Comparative sociology): Chúng tôi phân tích các câu hỏi sâu trong bước 4. Tìm ra những điểm đặc sắc của văn hóa cá nhân cũng như văn hóa xã hội thể hiện qua văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt Nam ở Đài Loan. Từ đó nhìn ra được sự tương đồng và sự khác biệt của họ trong đời sống Văn hóa và Văn hóa Phật giáo tại Đài Loan. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7.1.Ý nghĩa khoa học (1). Tập hợp và hệ thống hóa tư liệu một cách đầy đủ; vận dụng các lý thuyết cơ bản về văn hóa kết hợp tìm hiểu đối tượng Phật tử Việt Nam tại Đài Loan nhằm lý giải về đời sống của cộng đồng này dưới ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo. (2).Khái quát về điều kiện sinh sống, làm việc và những đóng góp công ích cho xã hội của người Việt Nam tại Đài Loan. Từ đó tìm hiểu về cách thức hòa nhập, đặc trưng trong lối sống và lối hành đạo của người Việt Nam tại khu vực này. (3) Qua tìm hiểu những ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo vào đời sống của người Việt Nam tại Đài Loan, luận án cũng đồng thời chỉ ra những giá trị triết lý nhân sinh của văn hóa Phật giáo và những cách thức gây ảnh hưởng đến đời sống của Phật tử Việt Nam tại Đài Loan. 7.2.Ý nghĩa thực tiễn (1). Luận án cung cấp hệ thống các nguyên nhân người Việt Nam tin theo Phật giáo. Đây sẽ là nguồn thông tin quý giá cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham khảo và vận dụng về cách thức tổ chức của giáo hội Phật giáo tại Đài Loan. (2). Kết quả luận án có thể trở thành tư liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu về Tôn giáo, đời sống văn hóa Phật giáo của người Việt Nam tại Đài Loan. 7.3.Những đóng góp mới của luận án Sự tương trợ của Chính phủ, Tăng Ni, Phật tử ở Đài Loan giúp cho Phật giáo phát triển. Phân tích rõ về sự khác biệt Văn Hóa Phật giáo và đời sống Văn hóa vật chất và tinh thần. 8. Bố cực của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận án được bố cục thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận, tổng quan về văn hóa Phật giáo Đài Loan và Phật tử Việt Nam ở Đài Loan chương này đi vào trình bày những cơ sở lý luận về văn hóa được sử dụng trong quá trình nghiên cứu và viết luận án. Ngoài 6 ra, chúng tôi cũng giới thiệu tổng quan về người Việt Nam là Phật tử tại Đài Loan và sự phát triển của Phật giáo Đài Loan thế kỷ XXI. Chương 2: Văn hóa Phật giáo trong đời sống cá nhân của Phật tử Việt Nam ở Đài Loan. Để đi sâu tìm hiểu văn hóa Phật giáo trong đời sống cá nhân, về đời sống vật chất và tinh thần của Phật tử Việt Nam ở Đài Loan, chúng tôi đi sâu tìm hiểu bốn nhóm đối tượng là: Nam giới định cư tại Đài Loan; nữ Phật tử Việt Nam tại Đài Loan; Người lao động Việt Nam tại Đài Loan; Du học sinh Việt Nam tại Đài Loan . Chương 3: Văn hóa Phật giáo trong đời sống xã hội của Phật tử Việt Nam ở Đài Loan. Trình bày những ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo thể hiện qua các hoạt động tập thể (từ thiện, an sinh xã hội..) và các nghi lễ Phật giáo của Phật tử Việt Nam tại Đài Loan CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA PHẬT GIÁO ĐÀI LOAN VÀ PHẬT TỬ VIỆT NAM Ở ĐÀI LOAN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.Một số khái niệm cơ bản Văn hóa Tôn giáo: Qua định nghĩa này cho thấy, Tôn giáo là một trong các lĩnh vực của văn hóa trong mối quan hệ Văn hóa và Tôn giáo. Một số nhà nghiên cứu về tôn giáo cũng cho rằng, văn hóa tinh thần là lĩnh vực biểu hiện của Tôn giáo, Tôn giáo và văn hóa không tách biệt nhau, Tôn giáo không vượt ra ngoài khuôn khổ của văn hóa. Với tư cách là một hiện tượng văn hóa, Tôn giáo không bị mất đi những đặc điểm vốn có của nó. Mặt khác, một chỉnh thể văn hóa không thể thiếu Tôn giáo (Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh và Lê Hải Thanh, 2005, tr.285). Malinowski cho rằng, phàm có văn hóa thì tất có Tôn giáo. Tuy nhu cầu của văn hóa đối với Tôn giáo là phát sinh, gián tiếp, nhưng đến cùng, Tôn giáo lại cắm rễ sâu vào nhu cầu của nhân loại và thỏa mãn những nhu cầu ấy (Trương Trí Cương, 2007, tr.33). Clifford Geertz là người thuộc trường phái nghiên cứu biểu tượng, nhìn nhận Tôn giáo như là một hệ thống văn hóa. Ông chủ trương khi nghiên cứu về tôn giáo trước hết cần phải phân tích hệ thống ý nghĩa gắn với biểu tượng Tôn giáo. Tuy nhiên, một biểu tượng có nhiều ý nghĩa khác nhau, nên sẽ không dễ hiểu nếu không đặt nó trong bối cảnh đặc thù với các sự kiện văn hóa, xã hội của một nền văn hóa (Phạm Quỳnh Phương và Hoàng Cầm, 2013, tr.119-120). Theo chúng tôi cho đến nay chưa có một khái niệm văn hóa tôn giáo đầy 7 đủ nội dung và bao quát toàn bộ về văn hóa tôn giáo. Bởi vì khái niệm văn hóa tôn giáo đã phức tạp và đa dạng mà khái niệm văn hóa vẫn đang trong tiến trình nghiên cứu. Vì tôn giáo nào cũng có các thành tố văn hóa ở góc độ khác nhhau. Nhưng tôn giáo và văn hóa đều hỗ trợ cho sự phát triển của con người nhằm phục vụ cho con người đó là đời sống vật chất và đời sống tâm linh. Trong tôn giáo có văn hóa trong văn hóa có tôn giáo. Văn hóa và tôn giáo không thể thiếu những giá trị vật chất (kinh tế,cơ sở thờ cúng, ăn mặc,…) và tinh thần (giáo lý, kinh điển, nghi thức; vui chơi, giải trí,…) được con người sáng tạo nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh của con người và lưu giữ trong quá trình lịch sử. Như vậy, văn hóa tôn giáo cũng giống như văn hóa Phật giáo. Phật giáo: Là một nền giáo dục lớn của nhân loại. Có thể khẳng định rằng Phật giáo không chỉ được biết đến là một tôn giáo đơn thuần mà còn là một nền giáo dục, triết lý nhân sinh sâu sắc mà đôi lúc khoa học chưa thể cho chúng ta một đáp án thật chính xác. Phật giáo được sáng lập trên căn bản trí tuệ, lấy trí tuệ của Đức Phật làm nền tảng để giải thoát con người. Cũng chính vì vậy Phật giáo luôn phản ánh những quy luật ứng với xã hội và gắn liền với xã hội, không xa rời xã hội, gần gũi với khoa họ về những quy luật tự nhiên của cuộc sống. Phật giáo chủ trương công bằng, con người có quy luật nhân quả tức là con người là chủ nhân của chính mình. Rất nhiều người khi ngộ đạo họ đều khẳng định rằng: Phật giáo không phải là một tôn giáo đơn thuần mà là một nền giáo dục thân tâm toàn diện của muôn loài. Phật giáo không phải là một tín ngưỡng có hệ thống, lấy đức tin và tôn sùng lễ bái làm cứu cánh, mà lấy giáo lý làm kim chỉ nam cho cuộc sống hàng ngày. Giáo lý Phật giáo nhấn mạnh vào tình trạng thể chất, xã hội, tinh thần và trí tuệ của các cá nhân sống trong xã hội. (Karunarathne W.S “Buddhist Essáy, Samaranayaka Publication”, 1993, tr.24). Văn hóa :Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần, do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trương tự nhiên và xã hội của mình. (Trần Ngọc Thêm, 1996, tr.17 ) Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam Văn hóa vật chất và tinh thần: Con người có hai loại nhu cầu cơ bản là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, do vậy, con người cũng có hai loại hoạt động cơ bản là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Từ đó, văn hoá như một hệ thống thường được chia làm hai dạng: văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Văn hoá vật chất bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất vật chất của con người tạo ra: đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, công cụ sản xuất, phương tiện đi lại… Văn hoá tinh thần bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con người tạo ra: tư tưởng, tín ngưỡng - tôn giáo, nghệ thuật, lễ hội, phong tục, đạo đức, ngôn ngữ, văn chương… (Trần Ngọc Thêm, 2013, “ 8 Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần”, tr.43 ). Văn hóa Phật giáo tác động đến đời sống cá nhân : Theo chúng tôi Văn hóa Phật giáo trong đời sống cá nhân đã tác động bởi giáo lý của đức Phật, lấy giáo lý đạo Phật làm kim chỉ nam cho đời sống thường ngày, luôn chấn chỉnh và tu sửa bản thân, không thể thiếu đi hạnh từ bi và trí tuệ. Phật giáo đã giúp họ nhìn ra được nếu muốn thành đạt trong mọi sự ta phải lấy thành quả trí tuệ nào mà hướng thiện, không làm những việc thất đức, mà quên đi hạnh từ bi, nhẫn nhịn, để đạt đến sự thành công trong đời sống là không thường còn, mà phải chịu sự khổ đau trong hiện tại và trong tương lai, chính là nhân quả. Đạo và đời không thể thiếu đi đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Văn hóa Phật giáo tác động đến đời sống xã hội: Theo chúng tôi Văn hóa Phật giáo không chối bỏ, không chống đối đời sống xã hội. Mà đạo Phật giúp tổ chức trật tự xã hội, phúc lợi xã hội, xây dựng xã hội. Gạch nối cá nhân và xã hội, đem đạo vào đời xây dựng đời sống văn hóa hướng đến tốt đẹp, mang lại lợi ích cho cộng đồng, nhân loại cùng tồn tại và phát triển. Chất lượng sống (Quality of living): là những mức độ mà con người hưởng thụ và trải nghiệm cuộc sống, được phân cấp dựa trên những thước đo giá trị và thông qua việc cảm nhận của con người. Cuộc sống đầy đủ về vật chất chưa hẳn đã giúp con người có được chất lượng sống cao, chất lượng sống nhấn mạnh đến mức độ hài lòng về cuộc sống, khi mà mong muốn của con người chỉ nằm trong những nhu cầu cơ bản của cuộc sống thì cuộc sống trở nên đơn giản hơn và mức độ hài lòng cũng sẽ cao hơn bởi những nhu cầu đó dễ dàng được thỏa mãn (Rice, R. W',1984, tr.16). Dựa trên định nghĩa chất lượng sống để tìm ra giá trị của văn hóa Phật giáo của cộng đồng Phật tử Việt Nam tại Đài Loan về đời sống cá nhân, xã hội dựa trên đời sống vật chất và tinh thần (mức sống, điều kiện sống, nếp sống, lối sống, lẽ sống,…) Môi trường tự nhiên và xã hội (sinh hoạt an sinh xã hội , an ninh xã hội , đạo đức xã hội, vui chơi giải trí,…) giúp nhìn ra được nhu cầu của cá nhân và xã hội về giá trị vật chất và giá trị tinh thần trước và sau khi hiểu về giáo lý Phật giáo. Mang lại giá trị giữa đạo và đời, cho bản thân và xã hội. Giao lưu tiếp biến văn hóa (Cultural exchanges): Giao lưu văn hóa bao hàm trong đó sự chung sống của ít nhất hai nền văn hóa (của hai cộng đồng, hai dân tộc, hai đất nước) và giao lưu là hình thức quan hệ trao đổi văn hóa cùng có lợi, giúp đáp ứng một số nhu cầu không thể tự thỏa mãn của mỗi bên, giúp tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa để từ đó làm nẩy sinh nhiều nhu cầu mới thúc đẩy mỗi nền văn hóa phát triển. Do đó giao lưu văn hóa là dạng cộng sinh giữa các nền văn hóa.(Hà Văn Tấn, 2005, tr 175) Dựa trên khái niệm giao lưu tiếp biến văn hóa và phương pháp so sánh văn hóa, giúp luận án nhận diện được văn hóa Phật giáo Đài Loan và sự giao lưu 9 tiếp biến văn hóa của Phật tử Việt Nam tại Đài Loan. Qua đó có thể thấy rõ được đặc điểm Phật giáo của người Việt Nam tại Đài Loan và vai trò của Phật giáo trong đời sống văn hóa của người Việt Nam tại Đài Loan, mà Phật tử Việt Nam đã ảnh hưởng đời sống của họ khi tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm hoặc nhiều nhóm về sự đồng hóa về văn hóa, sự hòa nhập văn hóa, sự dung hợp văn hóa ...sự thích nghi văn hóa để giao tiếp văn hóa với môi trường hiện tại. Chính vì thế giao lưu tiếp biến văn hóa sẽ góp phần hình thành nên sự đa dạng văn hóa Phật giáo của Phật tử Việt Nam tại Đài Loan Khái niệm cộng đồng (Community): Cộng đồng tính và cộng đồng thể. Cộng đồng tính là thuộc tính hay quan hệ xã hội như tình cảm cộng đồng, tinh thần cộng đồng, ý thức cộng đồng…Cộng đồng thể là các nhóm người, nhóm xã hội có tính cộng đồng với rất nhiều thể có quy mô khác nhau. (Tô Duy Hợp; Lương Hồng Quang, 2000, tr 15) Dựa trên khái niệm cộng đồng chúng tôi tìm ra các thành tố văn hóa Phật giáo như nhận thức, tổ chức, ứng xử môi trường tự nhiên và ứng xử xã hội. Qua đó có thể thấy rõ được những hoạt động của họ trong văn hóa cộng đồng tính và cộng đồng thể trong đời sống văn hóa Phật giáo người Việt Nam tại Đài Loan. 1.1.2. Quan điểm tiếp cận Với việc nghiên cứu về văn hóa Phật giáo trong đời sống của người Việt Nam ở Đài Loan. - Chúng tôi chọn quan điểm tiếp cận từ khoảng cách đối lập đời sống văn hóa và đời sống văn hóa Phật giáo “ trong đó chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu chất lượng sống trong đời sống văn hóa Phật giáo và trong đời sống văn hóa cá nhân” - Chúng tôi chọn quan điểm tiếp cận từ văn hóa cộng đồng, “văn hóa cộng đồng” được chúng tôi tiếp cận theo hai cách hiểu về cộng đồng “văn hóa cộng đồng tính và văn hóa cộng đồng thể” để làm cơ sở giải quyết các vấn đề cho việc nghiên cứu. Đời sống văn hóa là bộ phận để làm tiêu chí cho chất lượng sống trong đời sống chung của mỗi con người và xã hội. Trong đó nó tổng hợp những thành tố văn hóa tác động qua lại với đời sống của mỗi cá nhân và cộng đồng. Đời sống văn hóa là gạch nối liền giữa văn hóa của xã hội và văn hóa của cá nhân trong văn hóa cộng đồng; là tổng thể những yếu tố văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần có sự tác động lẫn nhau, trên phạm vi không gian nào đó, trực tiếp hình thành mức sống, điều kiện sống, nếp sống, lối sống và lẽ sống của mỗi cá nhân và cộng đồng tính là một đặc tính xét trên những quan điểm của giá trị luận, là những giá trị tốt đẹp của quan hệ giữa người và người, cộng đồng thể trong đời sống văn hóa và văn hóa Phật giáo; thứ nhất liên quan tới cái nhìn về địa lý, coi cái nhìn cộng đồng là một nhóm cư dân cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản; thứ hai coi cộng đồng là nhóm dân cư 10 cùng có chung những mối quan tâm cơ bản như nhận thức, tổ chức, ứng xử môi trường tự nhiên và xã hội (Tô Duy Hợp; Lương Hồng Quang, 2000, tr. 15) Luận án của chúng tôi nghiên cứu về văn hóa Phật giáo trong đời sống của người Việt Nam ở Đài Loan,để xem xét sự biến đổi của họ trong đời sống văn hóa và trong đời sống văn hóa Phật giáocủa họ trong những năm gần đây. 1.1.3.Các lý thuyết tiếp cận -Lý Thuyết Chức năng luận (functionism): Thuyết của Malinowski quan niệm văn hóa xây dựng trên những nhu cầu sinh vật của cá nhân, là điểm quy chiếu từ đó có thể rút ra những điểm tương đồng giữa các xã hội đơn giản và phức tạp. Lý thuyết này tìm ra chức năng thỏa mãn nhu cầu sinh vật của cá nhân, thỏa mãn nhu cầu xã hội. Những yếu tố cấu thành một nền văn hóa có chức năng thỏa mãn các nhu cầu chủ yếu của con người. Do vậy, “nghiên cứu chức năng của cá nhân và xã hội để thỏa mãn nhu cầu sinh vật chủ yếu của cá nhân thông qua những phương tiện của văn hóa”. Để làm được điều đó, Malinowski đưa ra các quan điểm “thiết chế về tổ chức các hoạt động của con người trong xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của cá nhân và xã hội. (Layton 2007: 62). Lý thuyết này cho rằng, bất kỳ một hệ thống ổn định nào cũng bao gồm những bộ phận khác nhau, nhưng chúng liên hệ với nhau, cùng nhau vận hành để tạo nên cái toàn bộ, tạo nên sự ổn định của hệ thống. Vì vậy, để hiểu được một bộ phận trong hệ thống thì phải hiểu được cách mà bộ phận đó đóng góp vào sự vận hành ổn định của hệ thống. Sự đóng góp đó được gọi là chức năng (Nguyễn Hồng Quang 2013, tr.32) Trong luận án, chúng tôi vận dụng lý thuyết chức năng tâm lý (individual functionalism) của B.Malinowski và chức năng cấu trúc (structure functionalism) của A.Radcliffe Brown. Vận dụng thuyết này vào luận án, chúng tôi mong muốn nghiên cứu đặc trưng văn hóa Phật giáo đã có ảnh hưởng gì vào những sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam ở Đài Loan, như là những thành tố tạo nên hệ thống đời sống văn hóa cá nhân và đời sống văn hóa xã hội của cộng đồng Việt Nam ở Đài Loan. Qua đó xác định vai trò, chức năng của văn hóa Phật giáo trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng người Việt Nam ở Đài Loan. - Cấu trúc luận (structuralism): Cũng như lý thuyết chức năng, đã có nhiều nhà nghiên cứu xây dựng lý thuyết cấu trúc nhằm lý giải nhiều hiện tượng văn hóa, trong đó có Malinowski và Radcliffe Brown lấy từ lý thuyết của Durkheim quan niệm cho rằng tôn giáo của một dân tộc vừa “phản ánh” cấu trúc hệ thống xã hội của họ vừa có chức năng duy trì hệ thống đó trong tình trạng hiện tại của nó. Trong luận án, chúng tôi vận dụng lý thuyết cấu trúc của Claude Levi-Strauss. Theo Levi-Strauss quan tâm đến đời sống của những hệ thống xã hội, chứ không phải những cá nhân, và nhu cầu của cá nhân thì không quan 11 trọng bằng nhu cầu được giả định là của hệ thống. (Robert Layton, 2007 tr. 136). Vận dụng lý thuyết này để tìm ra các cặp đối lập chủ yếu tập trung nghiên cứu cấu trúc trí tuệ / tinh thần ; phước / vật chất nằm dưới các hành vi cá nhân cũng như thể hiện qua hoạt động xã hội, muốn chỉ ra “cấu trúc sâu” nào đã tác động tạo nên những cách “ứng xử” mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo. Trên cơ sở đó, lý giải các giá trị văn hóa Phật giáo của người Việt Nam tại Đài Loan. Trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Nhằm mục đích nhìn rõ được chức năng các thành tố văn hóa Phật giáo và đời sống cộng đồng người Việt Nam ở Đài Loan. 1.1.4 Khung phân tích: Đối với thế gian, vật chất và tinh thần là hai phương diện làm nên sự toàn vẹn của hạnh phúc. Trong đó, tinh thần gồm những khái niệm rất rõ ràng như: sống đạo đức từ tâm, giúp đỡ nhân sinh trong lúc khó khăn, biết chia sẻ vật chất, hào hiệp đóng góp xây bệnh viện, trường học, chùa chiền, nhà thờ, viện dưỡng lão… Đời sống tinh thần còn bao hàm khả năng san sẻ niềm sung sướng, hạnh phúc cho mọi người. Ở phương diện liên quan đến trí tuệ, tinh thần nằm ở trình độ nhận thức, tư duy, phân định trong cuộc đời. Cụ thể hoá những điều ấy là bằng cấp, là đẳng cấp, là danh hiệu, hay tất cả các bằng chứng về trí tuệ được xã hội công nhận. Mặt khác, nhìn từ phương diện gia đình, một người có đời sống gia đình đủ đầy, quan hệ mỗi cá thể trong gia đình hài hoà tốt đẹp, con cái ngoan ngoãn, đầm ấm thì người ấy cũng được xem là đạt được hạnh phúc về tinh thần. Nhân loại qua bao thập kỷ thì cho rằng có vật chất chưa chắc đã có tinh thần, có tinh thần lại thiếu đi vật chất. Con người đạt được hạnh phúc và cầu tìm vật chất ở thế gian có thật sự là vĩnh cửu hay không, bất biến hay không bất biến. Ví dụ: dù không tiền của nhiều, không bằng cấp cao, những người có cuộc sống yên bình, gia đình vui vẻ, trên thuận dưới hòa, gọi dạ bảo vâng, kính trên nhường dưới, đi thưa về trình, sáng tối chăm chỉ, săn sóc cho nhau, hết lòng thương yêu, quả thực họ đang sống một cuộc đời có ý nghĩa và giúp cho người thấy được ý nghĩa của cuộc đời vậy. Còn nếu không có nhiều tiền bạc, nếu không có bằng cấp, không có nghề nghiệp chuyên môn, không có việc làm vững chắc, nếu không có chồng tốt, vợ đẹp, con ngoan, gia đình hạnh phúc thì sẽ không có tinh thần. Trong đôi mắt con người thế gian, những hạnh phúc nói trên dù ít hay nhiều đều dựa vào sự có mặt của vật chất. Hầu như người ta không thể “tự vui”, “tự hài lòng” hoặc “tự chấp nhận” những gì mình có mà không cần đến sự “phán xét” của người khác. Khi đó, vật chất là một “cam kết bằng vàng” cho mọi sự thăng hoa về tinh thần. Đạo Phật quan niệm vật chất và tinh thần khác với thế gian nói chung. Người theo đường lối thực hành của Phật không chú trọng sự gia tăng về vật chất, thậm chí họ còn giải thích ngược lại rằng, càng sống thanh đạm, đơn giản, càng 12 gần đạo và dễ thực hành giải thoát hơn. Bởi lẽ, sự thôi thúc về vật chất dễ khiến con người vọng động: vui mừng trước vinh hoa phú quý, đau khổ trước thất bại nghèo túng. Bởi luôn lo sợ được - mất mà con người rơi vào phiền não, tính toán, tâm thức và hành động luôn chạy theo trần cảnh, dễ đánh mất chủ thể của tâm, mất sự ổn định về tinh thần. Vật chất và tinh thần trong thế gian luôn tìm theo sự cuốn hút ngoại cảnh như phong cảnh vui chơi, giải trí để tìm cầu tinh thần, vật chất như tiền bạc, của ngon vật lạ... Những điều ấy không có lợi cho việc tu tập hoặc làm bình an tâm hồn. Thế gian thì đi tìm vật chất và tinh thần trong thời gian ngắn và bất biến, vô thường. Song, với đạo Phật, những tiện nghi vật chất và tiện nghi tinh thần không còn là yếu tố quan trọng. Đạo Phật đi tìm sự trường thọ vĩnh cửu và tìm sự an lạc dài lâu, tức là tìm con đường giải thoát luân hồi sinh tử. Đạo Phật gọi là vượt ra khỏi “Nhị nguyên hay còn gọi là bất nhị”. Theo quan niệm của đạo Phật, con người biết tu tâm dưỡng tánh, có thể cải sửa được cuộc đời, chuyển hóa được cuộc sống, từ phiền não và khổ đau trở thành an lạc và hạnh phúc. Nếu chỉ biết tin theo số mạng hay định mạng, thì con người sẽ buông xuôi thụ động, tiêu cực chấp nhận, sống một cách buông thả. Thay đổi vận mệnh đều do bản thân con người chịu khó rèn luyện, nhằm tìm kiếm sự rổng rang, thanh tịnh. Phật giáo dạy con người Sinh - Lão - Bệnh - Tử để giúp họ nhìn ra được những gì tồn tại vĩnh viễn, những gì là tạm bợ, không thường hằng, vĩnh cửu. Cả vật chất và tinh thần trong văn hoá Phật giáo đều mang nghĩa giải thoát và chứa đựng những thông điệp về làm chủ tâm người. Phước là “vật chất”, Huệ là “tinh thần”. Giá trị vật chất và tinh thần trong đạo Phật cao hơn, vượt khỏi những quan niệm thông thường về vật chất và tinh thần của thế gian. Người học Phật thực sự không còn đối tượng để lo lắng, chẳng khác nào sự hồn nhiên của những đứa trẻ. Họ không hề biết đến sự phân biệt vật chất và tinh thần, họ sống, suy nghĩ, hành động trong niềm an vui chân thật. Vậy, chưa chắc phải có vật chất hay tinh thần như thế gian thì mới được niềm an lạc. Người thế gian thì luôn tìm kiếm sự đầy đủ về vật chất, vì họ tin rằng nhờ vào vật chất, họ có thể giải quyết nhiều vấn đề tinh thần. Do vậy, cả cuộc đời con người sống trong đam mê vật chất và tinh thần theo nghĩa tiện nghi của thế gian, rất khó để tỉnh thức. Trong cuộcchiến dai dẳng để đạt được vật chất và tinh thần của thế gian, người ta hầu như không tránh khỏi việc tạo nghiệp: nghiệp lành thì ít, nghiệp dữ thì nhiều. Trong lý tưởng giải thoát vĩnh viễn con người ra khỏi mọi ràng buộc thế gian, đạo Phật tuyệt đối chống lại quan niệm “lợi mình hại người” mà khuyên dạy con người không nên gây phiền não khổ đau cho mình và cho người. Xuất phát từ tâm tham lam, sân hận, si mê, đố kỵ, ganh tị, ích kỷ, cống cao, ngã mạn, chấp chặc, thành kiến, phân biệt, kỳ thị, bất chính, con người gây tổn thương cho nhau từ đời này sang đời khác. Mục đích cuối cùng của họ là được vượt hơn người khác về vật chất và tinh thần. Đạo Phật chỉ ra dù hoàn cảnh nào thì tâm con người 13 vẫn an trụ an sự thanh tịnh, gạt bỏ vật chất và tinh thần của thế gian để tìm về “ Phước và Huệ”, trong đó, Phước là vật chất sinh ra từ tâm lành và Huệ là tinh thần sinh ra từ trí tuệ giải thoát. Đặc điểm văn hóa Phật giáo Đài Loan:1).Tự do Tôn giáo 2). Hoằng pháp của Tăng Ni Đài Loan và Tăng Ni Việt Nam .3). Hỗ trợ của Chính phủ.4). Hỗ trợ của doanh nghiệp.5.) Phật giáo đưa vào dân gian 1.2.Tổng quan về văn hóa Phật giáo: Văn hóa Phật giáo chính thống ở Đài Loan:Phật giáo khởi nguồn tử Ấn Độ, truyền đến Đài Loan thời Minh Trịnh, phát triển thành Đạo giáo. Văn hóa Phật giáo dân gian thế kỷ XXI ở Đài Loan:Phật giáo Đài Loan ở thế kỷ 21 phát triển mạnh mẽ tư tưởng “Phật Giáo Dân Gian”, nổi tiếng với “Tứ Đại Danh Sơn” là bốn giáo đoàn lớn nhất. (Trong đó do công hoằng pháp của các vi Thái Hư, Thái Vân, Ấn Thuận, sư cô Chứng Nghiêm,Thánh Nghiêm, Tinh Vân). 1.3.Tổng quan về người Việt Nam ở Đài Loan 1.3.1. Nguồn gốc xuất cư Nhóm người Việt Nam truyền giáo tại Á Châu (2006, đoạn 1) đã phát biểu rằng:Đài Loan trước năm 1975 không có mấy bóng người Việt Nam.Nhưng sau 1975, đặc biệt là năm 1978, sau lời kêu gọi “đầu quân” cho cánh đồng truyền giáo của các tu sĩ Đài Loan, tu sĩ Việt Nam từ nhiều nước trên thế giới, Hoa Kỳ,Canada,… đã đặt chân tới đảo Đài Loan . 1.3.2. Dân tộc, dân số, và nơi định cư Tính đến tháng 6 năm 2017, toàn Đài Loan có tổng số 98.537 cặp vợ chồng Việt-Đài. Lao động 140.000 thuộc trường hợp người lao động nước ngoài thì số lượng người gốc Việt và lao động mang quốc tịch Việt Nam tại Đài Loan lên đến 50.000 người.Từ biểu đồ cho thấy, khu vực phân bố chính của các cặp vợ chồng Việt-Đài tại Đài Loan là 6 thành phố trực thuộc trung ương (Tân Bắc, Đài Bắc, Đào Viên, Đài Trung, Đài Nam, Cao Hùng)(Ministry of the Interior, 16/2/2018) 1.3.3. Nghề nghiệp và đời sống kinh tế Người Việt Nam đến Đài Loan từ những năm sau 1975 Công việc của họ chủ yếu làm các nghề tri thức và kinh doanh như là Bác sĩ, Nghề nông sản, xây dựng,... Lương tối thiểu tính 1/1/2017 theo giờ của người lao động tại Đài Loan 120 tiền Đại tệ trên 1 giờ cho đến 126 Đài tệ trên một giờ cho đến 200 Đài tệ trên một giờ. Vậy tức là hàng tháng người lao động có mức lương cơ bản của 14 Đài Loan, một tháng tương đương 16 triệu đồng cho đến 20 triệu đồng .Người Việt đến Đài lao động đứng thứ 2, Indonesia thứ 1, Philippines 3, Thai Lan 4 (外国人民 người ngoại quốc,2017, 外国人工作情况 Tình hình công việc của người ngoại quốc, đoạn 1, đoạn 2),蒟蒻,台湾到底住了多少外国人?比例 竟然高到让人无法相信,6/2/2018), 1.3.4. Quan hệ xã hội cộng đồng Mỗi năm vào các ngày lễ lớn của Việt Nam, Trung Tâm Đài Bắc cho cộng đồng người Việt Nam tham gia các lễ hội thi văn nghệ, áo dài, hát,…Mỗi năm cộng đồng người Việt Nam có tổ chức Đồng Hương như Phú Thọ, Nghệ An, miền Tây, người Việt gốc Hoa như thượng thọ cụ già, phát học bổng cho học sinh,... 1.3.5. Sinh hoạt Tôn giáo, Nghi lễ Trong xã hội ngày nay, vật chất ngày càng đầy đủ, con người không còn phải đấu tranh vì cái ăn cái mặc hàng ngày nữa. Lúc này, đời sống tinh thần của con người được quan tâm hơn cả. Những đối tượng người Việt Nam đang theo Phật giáo ở Đài Loan, khi đến Đài Loan họ không đi theo Tôn giáo nào tại Việt Nam. Ở Đài Loan, người Việt Nam tham gia vào cộng đồng tại các chùa Linh Sơn Đài Bắc, Chùa Việt Đài Trí Đức Đài Trung, Cao Hùng. Ngoài các chùa Việt Nam này ra thì họ còn đến chùa Đài Loan như Phật Quang Sơn tại Cao Hùng, Từ Tế địa chỉ chính là tại miền Trung, ngoài ra còn có tại Đài Bắc và Cao Hùng, Cổ Sơn tại Đài Bắc, Thiền Tự Đài Trung, Tịnh Tông Học Hội. Đây là các đạo tràng chính nằm tại các địa bàn trên, ngoài ra còn các Đạo Tràng nhỏ của các Tông phái trên rải rác khắp lãnh thổ Đài Loan. Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, chúng tôi đã tập trung vào những nội dung chính sau: - Ở phần cơ sở lý luận, chúng tôi xác định luận án sẽ được triển khai theo hướng nghiên cứu văn hóa học để nhận thức những đặc điểm và ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo trong đời sống của người Việt Nam ở Đài Loan. - Phần cơ sở thực tiễn, chúng tôi trình bày khái quát về văn hóa Phật giáo Đài Loan và đời sống Phật tử Việt Nam tại Đài Loan. tổng quan người Việt bao gồm không gian, thời gian. CHƯƠNG 2 VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN CỦA PHẬT TỬ VIỆT NAM Ở ĐÀI LOAN 15 Trong chương này, chúng tôi sẽ đề cập đến những ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đến đời sống cá nhân của Phật tử Việt Nam ở Đài Loan. Để thực hiện có hiệu quả, chúng tôi đã sử dụng các dữ liệu nghiên cứu được xây dựng từ năm 2013 – 2017 thông qua quá trình: Phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn cá nhân và nhóm; dữ liệu được lưu trữ dưới hình thức quay video và thu âm. Để đi sâu tìm hiểu văn hóa Phật giáo trong đời sống cá nhân, hay nói một cách chung nhất là đi sâu vào đời sống tinh thần, đời sống vật chất của Phật tử Việt Nam ở Đài Loan. Trong chương này, chúng tôi tìm hiểu 4 nhóm đối tượng là: 1. Nam giới định cư tại Đài Loan, 2. Nữ Phật tử Việt Nam tại Đài Loan, 3. Người lao động Việt Nam tại Đài Loan, 4. Du Học Sinh Việt Nam tại Đài Loan 2.1. Văn hóa Phật giáo trong đời sống của nam Phật tử Việt Nam định cư tại Đài Loan. Nam Định Cư (năng lực thấu hiểu Phật pháp sâu sắc, thời gian tu tập lâu năm): Phỏng vấn cá nhân trực tiếp được tiến hành trong năm 2014 với 09 đối tượng nghiên cứu; họ là người nhập cư tới Đài Loan trong những năm 1986 tới năm 1993, hiện đang mưu sinh với các ngành nghề khác nhau, nhưng họ đều hiểu về Phật pháp. Tựu chung lại, họ đều vì nhân duyên và cảm nhận được đời sống khổ mà giác ngộ. 2.1.1. Văn hóa Phật giáo trong quan hệ vợ chồng Khi hiểu được Phật pháp trong chính niệm, thì người Phật tử sẽ hiểu suy nghĩ và hành động thay đổi theo hướng tích cực giữa vợ chồng. 2.1.2. Văn hóa Phật giáo trong công việc Khi thấu hiểu về Bát Chánh Đạo Phật tử luôn áp dụng vào trong công việc của bản thân theo hướng cải thiện dựa trên Bát Chánh Đạo. 2.2. Văn hóa Phật giáo trong đời sống hôn nhân của nữ Phật tử Việt Nam tại Đài Loan Nữ Phật tử (có khả năng thấu hiểu Phật pháp một cách đơn thuần, thời gian tu tập từ lâu năm tới mới tiếp cận) : Những nữ Phật tử lấy chồng Đài Loan họ là Phật Tử Việt NamPV cá nhân 20 người, phỏng vấn 9 nhóm (158 thành viên,thời gian phỏng vấn 2015-2017). Theo Phong trào Nghi Lễ Tổ chức các sinh hoạt tại các chùa Đài Loan và chùa Việt Nam cùng gia đình và bạn bè, thông qua truyền hình, các hoạtđộng Phật giáo đến với xã hội và yêu thương cộng đồng người Việt Nam và người Việt Nam nơi xa xứ... 2.2.1.Mặt tốt trong việc áp dụng giáo lý Phật giáo vào cuộc sống hôn nhân Nữ Phật tử Việt Nam đến Đài Loan là vì mục đích lấy chồng là vì muốn thay đổi cuộc sống chứ không xuất phát từ tình yêu. Chính vì thế hôn nhân phần đa không hạnh phúc và như ý khổ đau về vật chất lẫn tinh thần, sau hiểu về giáo 16 lý của Phật, họ đã ứng dụng trong hôn nhân để kịp thời giải quyết những khó khăn trong gia đình. 2.2.2.Mặt hạn chế trong việc áp dụng giáo lý Phật giáo vào cuộc sống hôn nhân Sự hạn chế trong việc áp dụng giáo lý vào đời sống hôn nhân là họ hiểu chưa thấu đáo giáo lý Phật giáo. Họ đã thực hành thiếu hiểu biết nên đã dẫn đến việc hiểu sai, thực hành sai và thậm chí gây hại đến người khác. Đạo Phật để tu giải thoát thì khác với đời sống xã hội cho nên khó thực hiện với người chưa thâm nhuần sâu về giáo lý 2.3. Văn hóa Phật giáo trong đời sống của người lao động Phật tử Việt Nam tại Đài Loan Lao Động (có khả năng thấu hiểu Phật pháp một cách đơn thuần, thời gian tu tập mới tiếp cận): Phỏng vấn trực tiếp được tiến hành từ năm 2015-2017 với cá nhân 9 người và 12 nhóm (66 thành viên) Lao Động từ Việt Nam như chủ yếu được ký hợp đồng lao động với những công việc phổ thông, không đòi hỏi trình độ cao ..... Họ đến với đạo Phật phần lớn là do đi theo chủ của họ, họ cũng tham gia sinh hoạt tại các chùa Đài Loan và chùa Việt Nam. 2.3.1. Điểm mạnh trong việc áp dụng giáo lý Phật giáo của lao động Việt Nam đối với công việc Bát Chánh Đạo là kim chỉ nam cho các Phật tử, lời khuyên dạy những việc cần làm giúp ích cho bản thân. Khuyên họ làm những việc tốt không làm những việc không đúng chánh pháp, biết vì lợi ích cộng đồng mà quên đi lợi ích của cá nhân. 2.3.2. Mặt hạn chế trong việc áp dụng giáo lý Phật giáo của lao động Việt Nam đối với công việc Cuộc sống của người lao động khi qua Đài Loan phần đa không được chọn nghề, sau khi hiểu về giáo lý thì có những nghề nằm trong giới cấm. Chính vì thế họ còn bị giới hạn trong việc thực hành đúng theo giáo lý Phật. Nhưng họ sẽ cố gắng làm cho tốt công việc ho đang làm tại Đài Loan. Nhờ hiểu về giáo lý đạo Phật, họ hăng say làm việc có trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ của môt người lao động. Hơn thế nữa, thay vì lao động với mục đích là vì tiền, qua thời gian là xong để lãnh tiền rồi về, họ không bị tiền làm lu mờ đi nhân cách. Thế nên, nhiều lao động cho rằng khi chưa hiểu về giáo lý đạo Phật họ không dành tâm sức của mình để làm việc. (Phỏng vấn nhóm lao động Đài Trung 16/7/2017) 2.4. Văn hóa Phật giáo trong đời sống củadu học sinh Phật tử Việt Nam tại Đài Loan Du học sinh (có khả năng thấu hiểu Phật pháp nhanh, thời gian tu tập mới 17 tiếp cận): Phỏng vấn nhóm trực tiếp được tiến hành từ năm 2013-2014 với 10 nhóm gồm 44 sinh viên, học là sinh viên học ngoại ngữ, cử nhân và thạc sĩ. Họ tới du học tại Đài Loan theo diện học bổng và tự túc. Họ đã tham gia sinh hoạt Phật giáo ngay tại trường học và cũng tham gia sinh hoạt tại các chùa Đài Loan và chùa Việt Nam. Họđược học những môn tự chọn về Tôn Giáo ngay tại ngôi trường trong đó có Phật giáo. 2.4.1. Văn hóa Phật giáo trong môi trường học tập Sinh viên dựa trên Ngũ giới đã thực hành vào trong đời sống học tập của cá nhân để tự tin cho tương lai của mình, biết những gì không làm như đạo văn…giáo lý giúp họ thay đổi về suy nghĩ và hành động. Sau đây là một trường hợp điển hình: Ở Đài Loan thì không có tình trạng quay bài, mà học là thực học. Vì khi ra trường người giỏi mới tồn tại, còn người kém cỏi thì phải chịu thua thiệt hơn, chứ không quá đặt nặng vào bằng cấp hoặc sự quen biết. Chính vì thế, ý thức học tốt hơn. (Phỏng vấn nhóm, Cao Hùng) 2.4.2. Văn hóa Phật giáo trong đời sống xã hội Đối tượng sinh viên là những người có học vấn, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của thời đại xã hội tri thức hiện nay, thế nên bản thân mỗi sinh viên có ý thức luôn luôn rèn luyện, cải thiện những thiếu sót của bản thân, để ngày một tốt lên, đã là sự đóng góp cho sự phát triển của xã hội và bản thân. Một số sinh viên khi áp dụng giáo lý Phật giáo còn gặp nhiều mặt hạn chế, vì đa phần các bạn còn phụ thuộc vào gia đình, chưa thể tự lập được, chính vì thế trong khả năng của mình thì các sinh viên cố gắng đóng góp một phần công sức của mình cho xã hội, chủ yếu là về mặt tinh thần Tiểu kết chương 2 Đời sống vật chất và tinh thần của các Phật tử Việt Nam tại Đài Loan mang rất nhiều sắc thái phong phú, đa dạng, đây là hai khía cạnh không thể tách rời trong đời sống của mỗi con người. Trong xã hội hiện đại như ngày nay các Phật tử có nhiều cơ hội tiếp cận kiến thức Phật giáo, có thể ứng dụng những kiến thức thông qua hoạt động công việc, học tập, gia đình, xã hội,... Việc phát triển Phật giáo ở Đài Loan sẽ mở ra những cơ hội giáo dục con người cho các Phật tử Việt Nam ở Đài Loan. Giáo lý đạo Phật đã dạy họ hiểu được luân thường đạo lý, trên kính dưới nhường, đạo vợ chồng, đạo thầy trò, bạn bè, bố mẹ, đạo làm con, dạy cách sống, chứ không chỉ là giáo lý về đạo Phật. Giáo lý đạo Phật áp dụng vào cuộc sống của mỗi Phật tử chính là tiền đề phát triển tinh thần văn hóa của cả người Việt Nam và Đài Loan. Giáo lý đạo Phật còn đồng hành trong mọi lĩnh vực như: công việc, sức khỏe, ứng xử, văn hóa, lịch sử... mỗi Phật tử cần phải nhìn nhận giáo lý đạo Phật giảng dạy thiết thực ở Đài Loan để lấy đó làm bài học kinh nghiệm cho bản thân và cho cả gia đình, để đưa đời sống văn hóa tinh thần Phật giáo tới cuộc sống hàng ngày qua giáo lý đạo Phật, đem lại hạnh phúc cho
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan