Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA YẾU TỐ SINH HỌC VÀ YẾ...

Tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA YẾU TỐ SINH HỌC VÀ YẾU TỐ XÃ HỘI TRONG CON NGƯỜI VÀO VIỆC CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

.PDF
84
309
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN QUANG TUYNH VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA YẾU TỐ SINH HỌC VÀ YẾU TỐ XÃ HỘI TRONG CON NGƯỜI VÀO VIỆC CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ CNDVBC&CNDVLS Mã số: 5 01 02 Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN HÀM GIÁ Hà nội - 2004 MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................... 2 3. Mục đích nhiệm vụ của luận văn ................................................................... 5 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 5 5. đóng góp của luận văn .................................................................................. 5 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn....................................................... 6 7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 6 NỘI DUNG ......................................................................................................................... 6 Chƣơng 1: Quan điểm triết học Mác - Lênin về yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con ngƣời ......................................................................................... 6 1.1. Khái niệm yếu tố sinh học và yếu tố xã hội ................................................ 7 1.2 Mối quan hệ giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người .......... 17 Chƣơng 2 : Vận dụng mối quan hệ giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con ngƣời vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con ngƣời Việt Nam hiện nay ................................................................................................................. 37 2.1. Quan điểm hiện đại về sức khỏe ............................................................... 41 2.2 Những yếu tố tác động đến sức khỏe con người ........................................ 45 2.3 Một số hướng vận dụng mối quan hệ giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội đối với việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con người trong điều kiện hiện nay ở nước ta ............................................................................................................ 63 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 70 QUY ƢỚC VIẾT TẮT TCN Trước công nguyên CNH Công nghiệp hoá HĐH Hiện đại hoá NXB Nhà xuất bản TDTT Thể dục thể thao KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện nay đã đưa con người trở thành một nguồn lực đặc biệt của sản xuất nguồn lực cơ bản và vô tận. Con người vừa là chủ thể, vừa là động lực và mục tiêu của sự phát triển xã hội. Nhận thức rõ vấn đề này trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đã đặt vấn đề con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách kinh tế – xã hội, phát huy nhân tố con người và vì con người, tạo điều kiện để con người phát triển hài hoà cả về sức khỏe và trí tuệ, thể chất và tâm hồn. Đường lối phát triển kinh tế – xã hội do Đảng ta đề xướng hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây là biểu hiện rõ rệt nhất về nhận thức của Đảng và nhà nước ta về vai trò và vị trí của nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời thể hiện rõ mục tiêu phát triển con người của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. Nhằm thực hiện những mục tiêu đặt ra, những năm qua Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao đời sống mọi mặt về vật chất và tinh thần cho nhân dân. Trong đó việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân cũng ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Song trong điều kiện đất nước ta còn nghèo về kinh tế, lạc hậu về kỹ thuật, trình độ dân trí và điều kiện vệ sinh phòng bệnh còn thấp, điều kiện sống và điều kiện vệ sinh lao động cũng chưa được cải thiện nhiều nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chăm sóc, bảo đảm sức khỏe cho con người. Những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mức sống của người dân đã được nâng lên một cách đáng kể từ việc ăn ở, đi lại, điều kiện làm việc… Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đã biểu lộ những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe cũng như quá trình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân: cuộc sống thiếu vận động, căng thẳng thần kinh – tâm lý, chế độ ăn thừa Calo. Hơn 10 năm qua cơ cấu bệnh tật ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Ở nước ta ngày càng xuất hiện nhiều hơn những bệnh liên quan đến rối loạn trao đổi chất và hoạt động thần kinh trung ương: vữa xơ động mạch, bệnh thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, bệnh thừa cân, bệnh tiểu đường, thoái hoá xương khớp và bệnh suy nhược thần kinh… Tình hình đó đã và đang đặt ra những vấn đề cơ bản, cấp thiết trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Do đó cần có những luận chứng khoa học, cơ sở lý luận, phương pháp luận cho vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu vấn đề con người dưới những góc độ khác nhau và có những giá trị đáng kể, nhưng từ góc độ triết học, nghiên cứu con người để phục vụ nhu cầu chăm sóc, bảo vệ cũng như phát triển sức khỏe con người Việt Nam hiện nay đang là vấn đề có tính cấp thiết, cần được quan tâm nghiên cứu sâu hơn. Với lí do trên tôi chọn vấn đề : “VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA YẾU TỐ SINH HỌC VÀ YẾU TỐ XÃ HỘI TRONG CON NGƢỜI VÀO VIỆC CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Triết học Mác - Lênin đã khẳng định con người là một bộ phận của thế giới tự nhiên nhưng là một thực thể mang tính xã hội, một thực thể thống nhất hai mặt (yếu tố) sinh học và xã hội. Hai mặt này không tách rời nhau, không đối lập nhau mà thống nhất biện chứng với nhau. Mối quan hệ giữa chúng chi phối quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của con người. Đây là quan điểm hết sức biện chứng và khoa học về con người. Nó đã tạo cơ sở khoa học cho triết học cũng như các môn khoa học khác đi sâu vào nghiên cứu vấn đề con người. Ở Việt Nam từ trước đến nay đã có nhiều tác phẩm, các bài viết, chuyên mục, tạp chí bàn về con người ở nhiều khía cạnh khác nhau. Những năm về trước, dưới góc độ triết học con người thường được bàn đến với tư cách là con người mới xã hội chủ nghĩa mà ở đó chủ yếu đề cập đến nghĩa vụ của công dân đối với đất nước. Vấn đề quyền lợi, sự công bằng xã hội cũng được đề cập nhưng còn mang tính tư biện, ít gắn liền với thực tế. Những nhu cầu tự nhiên, tất yếu của con người chưa được quan tâm thích đáng. Trong những năm gần đây kể từ đại hội Đảng lần thứ VI, trong các nghị quyết của các kỳ đại hội, Đảng đã đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách kinh tế - xã hội thì việc nghiên cứu về con người ngày càng được chú trọng hơn. Các công trình nghiên cứu con người đã đề cập đến nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Chủ đề thường được chú ý đến trong các công trình nghiên cứu là nguồn gốc, bản chất con người, nhân tố con người trong lực lượng sản xuất, quyền con người, mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người. Trong đó một số công trình có tính chất lí luận là cơ sở cho sự phát triển con người trong giai đoạn hiện nay ở nước ta của các tác giả Đặng Hữu Toàn [49,tr9], Hồ Sĩ Quí [43], Nguyễn Anh Tuấn [53,tr24], Vũ Trọng Dung [13,58], Trần Văn Toàn [50,tr59], Đặng Xuân Kỳ[29,tr29], Lê Quang Hoan [18], Trần Văn Giàu [45,tr6], Vũ Minh Tâm [55], Phạm Thị Ngọc Trầm[51]… Những công trình này đã làm rõ thêm những luận chứng khoa học của chủ nghĩa Mác về nguồn gốc, bản chất của con người. Trên cơ sở đó là tiền đề quan trọng cho các nhà triết học cũng như các nhà khoa học thuộc các chuyên ngành khác đi sâu nghiên cứu nhằm mục tiêu phát triển con người. Một số công trình nghiên cứu có tính chất tổng hợp đề cập những vấn đề toàn diện xác định cơ sở cho chiến lược con người và sự phát triển xã hội như: đề tài cấp nhà nước mang mã số KX-07 và KX-05 do giáo sư, viện sĩ Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm đề tài. Bên cạnh đó là các công trình của các tác giả: Phạm Minh Hạc [14,tr3], Nguyễn Văn Huyên [25], Nguyễn Trọng Chuẩn [4], Lê Hữu Tầng [56,tr8], Vương Thị Bích Thuỷ [47,tr13]… Các công trình đã làm rõ thêm về vai trò và vị trí của nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta, từ đó đưa ra những quan điểm mới về sự phát triển và tiến bộ xã hội. Triết học hướng tới cái đích đó là sự hạnh phúc của con người, vì sự tiến bộ và phát triển, hướng con người tới Chân, Thiện, Mỹ. Triết học có nghĩa vụ góp phần làm tăng thêm khả năng của con người trong quá trình cải tạo thế giới khách quan. Một số công trình có tính chất chuyên khảo của các tác giả: Trần Phương Hạnh [17], Vũ Trọng Hùng [24], Phạm Thành Hổ [23], Nguyễn Đình Khoa [28], Phạm Thị Ngọc Trầm [52,tr26]… đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu khả năng của con người – sinh vật hoàn chỉnh nhất của thế giới. Qua đó đã góp phần khẳng định con người chính là đối tượng để triết học và các khoa học khác tiếp tục nghiên cứu, đưa ra những luận chứng khoa học cho quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người. Một số công trình đã đi sâu nghiên cứu trực tiếp mối quan hệ trực giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người của các tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn [5,tr13], Trần Đức Long [31,tr17], Vũ Thiện Vương [58,tr30], Vũ Tùng Hoa [22], Nguyễn Thừa Nghiệp [40]… Dựa trên những luận cứ khoa học, các tác giả đã đạt được những kết quả nghiên cứu khá sâu sắc và có hệ thống mối quan hệ giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người, đưa ra được một số giải pháp cơ bản cho việc nghiên cứu, phát triển con người. Một số công trình triết học của các tác giả đã đề cập đến góc độ sức khỏe của con người: Trần Văn Thụy [48,tr67], Nguyễn Hiền Lương [32], Lê Hồng Khánh [27]... Trên cơ sở nghiên cứu con người trong chỉnh thể sinh học – xã hội các tác giả bước đầu đã đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Như vậy từ trước tới nay ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về sự ảnh hưởng của mối liên hệ giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội đối với quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con người. Đây là vấn đề luận văn quan tâm. 3. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN Mục đích: Luận văn tập trung phân tích quan điểm triết học Mác – Lênin về con người - thực thể thống nhất giữa cái sinh học và cái xã hội, từ đó, luận giải cơ sở khoa học và đưa ra một số hướng chủ yếu cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con người trong điều kiện của nước ta hiện nay. Để đạt được mục đích đó, luận văn có nhiệm vụ : - Làm rõ quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người - thực thể thống nhất giữa cái sinh học và cái xã hội. - Luận giải mối liên hệ giữa các yếu tố sinh học, xã hội và quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con người. - Nêu ra một số hướng chủ yếu vận dụng mối quan hệ đó để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Cơ sở lý luận của luận văn là học thuyết Mác – Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát triển con người. Đồng thời luận văn cũng tham khảo các tài liệu, các công trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề này. - Về phương pháp nghiên cứu. Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp triết học: phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, lịch sử - lôgíc, kết hợp giữa phân tích lí luận và minh chứng bằng tài liệu khoa học. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Luận văn tập trung luận chứng mối liên hệ chặt chẽ giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội là cơ sở khoa học cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cũng như điều trị bệnh tật cho con người. - Nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trong điều kiện nước ta hiện nay. 6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN - Về mặt lí luận : trên cơ sở nghiên cứu mối liên hệ giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội với sức khỏe của con người, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu những vấn đề triết học trong y học. - Về mặt thực tiễn: luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng những biện pháp nhằm nâng cao hiệu qủa trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con người nói chung cũng như việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân ta hiện nay, thực hiện mục tiêu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước cho con người, vì con người. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn gồm: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung gồm 2 chương 5 tiết. NỘI DUNG CHƢƠNG 1: QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ YẾU TỐ SINH HỌC VÀ YẾU TỐ XÃ HỘI TRONG CON NGƢỜI 1.1. KHÁI NIỆM YẾU TỐ SINH HỌC VÀ YẾU TỐ XÃ HỘI Vấn đề con người là vấn đề triết học có ý nghĩa đặc biệt được đề cập nhiều trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Cả triết học Phương Đông và PhươngTây đều đã cố gắng tìm hiểu và giải thích con người là gì? Bản tính con người do đâu chi phối?.. và cũng đã có nhiều cách trả lời khác nhau. Các nhà triết học cổ đại trong quá trình đi tìm hiểu bản tính con người đã đề cập đến yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người. Một số nhà triết học Phương Đông cổ đại cũng đã có những nhận thức khá sâu sắc về những yếu tố tự nhiên ngự trị trong mỗi con người, qui định bản tính con người. Từ đó, họ đưa ra một hệ thống các qui phạm đạo đức để tu dưỡng mình và nhằm giáo dục cho xã hội. Một số trường phái triết học cũng đã đề cập đến mặt sinh học chi phối hành vi con người như là bản năng (lục dục, thất tình). Theo họ, trong con người luôn diễn ra sự chế ước lẫn nhau một bên là bản năng với một bên là ý thức con người. Các nhà triết học Phương Tây cổ đại đã nhất trí rằng cái bản tính con người là yếu tố tự nhiên, tất yếu, là cái giống nhau, cái bẩm sinh trong mỗi con người. Còn sự khác nhau giữa con người đó là do môi trường tạo nên. Một số nhà triết học đã có những tiêu chí để phân biệt giữa con người và con vật, tuy rằng họ chưa chỉ ra bản chất sinh học và bản chất xã hội ở con người nhưng khi nói về con người các nhà triết học đã đề cập đến một trong hai yếu tố đó trong tư tưởng triết học của mình. Aristốt (384 –322 TCN) đã gọi con người là một “động vật chính trị”, có thể ông đã nhận thấy trong con người có hai nhân tố khởi nguyên: động vật (sinh học) và chính trị (xã hội). Mặc dù ông không đưa ra khái niệm yếu tố sinh học và yếu tố xã hội và vai trò của mối liên hệ giữa chúng nhưng trong nhận thức của ông về bản tính con người đã có một sự tiến bộ về chất. Trong lĩnh vực y học Hypôcrát (460 – 377 TCN) cũng cho rằng con người luôn chịu sự chi phối bởi qui luật chung của sinh vật và môi trường mình đang sống. Do đó người thầy thuốc cần chú ý đến chế độ ăn uống, cách sinh hoạt, tuổi tác, hoàn cảnh sống của người bệnh, đất đai, nguồn nước, thời tiết, địa phương nơi có dịch. Tuy chưa chỉ rõ được sự ảnh hưởng của yếu tố sinh học và yếu tố xã hội đối với sức khỏe con người và vận dụng nó vào trong quá trình điều trị bệnh tật, song ông đã thấy bệnh tật có những nguyên nhân hiện diện ở môi trường xung quanh con người và phát triển theo qui luật tự nhiên. Thời kỳ trung cổ dưới sự thống trị của tôn giáo, họ đã đề cao yếu tố tinh thần đến mức tuyệt đối hoá. Chính điều này đã kìm hãm con người trong sự khắc kỷ, kìm hãm sự phát triển tự nhiên của con người cả về mặt thể chất và trí tuệ. Do trình độ nhận thức cũng như ý thức tôn giáo mà mặt sinh học của con người trong thời kỳ này ít được quan tâm. Thời kỳ phục hưng cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên, vấn đề con người cũng được hầu hết các nhà triết học quan tâm nghiên cứu. Các khoa học về con người như giải phẫu, sinh lý, sinh hoá… phát triển mạnh mẽ, tạo ra những tiền đề khoa học quan trọng cho việc nghiên cứu triết học về con người . Tuy vậy cách nhìn con người của họ cũng mới dừng lại ở góc độ thể xác và tinh thần. Con người được đem phân tích mổ xẻ như một cái máy đang hoạt động như quan niệm về “thực thể” của Spinôda, ở “đơn tử” của Lepnít, ở “năng lượng tinh thần” của Bêcơn hay trong chủ nghĩa duy lý của Đêcactơ. Nói chung thời kỳ này chưa xuất hiện khái niệm “yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người”. Cho nên, họ cũng chưa đặt con người trong chỉnh thể sinh học – xã hội. Song những quan điểm duy vật về con người ở thời kỳ này đã trở thành những tiền đề cho những quan điểm khoa học về con người sau này. Vấn đề con người đã được triết học cổ điển Đức nghiên cứu khá phong phú và sâu sắc. Hêghen trong quá trình đi chứng minh “ý niệm tuyệt đối” là thực tại duy nhất và bao trùm tất cả, tuy chưa dùng khái niệm con người sinh học –xã hội nhưng ông đã lí giải khá sâu sắc mối quan hệ giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội. Ông cho rằng con người vừa là chủ thể, vừa là kết quả của quá trình hoạt động của chính bản thân chủ thể ấy, hoạt động của con người ngày càng phát triển bao nhiêu thì ý thức càng mang bản chất xã hội bấy nhiêu. Như vậy nếu lược bỏ yếu tố thần bí trong triết học Hêghen thì tư tưởng nổi bật của ông là: Con người hoàn thiện chính là nhờ lao động. Song Hêghen đã sai lầm ở chỗ biến con người tự ý thức và tự ý thức được coi là phương thức tồn tại duy nhất của con người. L. Phoi - ơ - bắc cũng đã đạt tới phân biệt con người tự nhiên và con người tự ý thức. Theo ông con người mà trong chừng mực nó là một thực thể hành động một cách không tự chủ và vô ý thức thì thuộc về thế giới tự nhiên cũng như ánh sáng, không khí, nước, lửa, đất và cây cối. Trong con người linh hồn và thể xác có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Con người suy nghĩ bằng cái đầu, bằng bộ óc của chính mình, mà đầu óc là tồn tại thực có cảm tính. Ông cũng đã đề cập đến bản tính tự nhiên của con người và cho bản tính tự nhiên của con người là tồn tại thực. Tuy nhiên, do đã trừu tượng hoá con người nên ông đã không thấy được tính biện chứng và sự năng động của yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong quá trình phát triển, hoàn thiện bản thân con người. Cùng với sự phát triển của khoa học nói chung, các nhà triết học, xã hội học và khoa học Phương Tây hiện đại đã đạt được những tiến bộ trong quá trình nghiên cứu con người. Đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu mặt sinh học và mặt xã hội trong con người. Song khi đề cập đến khái niệm yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, họ thường gắn nó vào một lĩnh vực nào đó để xem xét. Một số tác giả đưa ra định nghĩa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người nhưng còn chưa đúng hoặc chưa thực sự hoàn chỉnh. Như vậy yếu tố sinh học và yếu tố xã hội đã được đề cập nghiên cứu trong lịch sử triết học từ thời cổ đại (cả Phương Đông và Phương Tây) cho đến các nhà triết học, khoa học Phương Tây hiện đại. Song do trình độ nhận thức, ý thức giai cấp và chịu sự ảnh hưởng của những quan điểm triết học khác nhau mà quan điểm của các tác giả về yếu tố sinh học và yếu tố xã hội là khác nhau. Nhiều tác giả chưa đưa ra khái niệm về yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người. Một số tác giả thì đưa ra những khái niệm gắn với lĩnh vực mình nghiên cứu cho nên còn phiến diện, chưa đầy đủ, thiếu chính xác và chưa thực sự khoa học. Họ chưa nhận thấy yếu tố sinh học và yếu tố xã hội tuy có vị trí, vai trò khác nhau trong con người nhưng chúng thống nhất với nhau chi phối sự hình thành phát triển của con người. Xuất phát từ thế giới quan duy vật triệt để và phương pháp luận biện chứng, triết học Mác – Lênin đã nghiên cứu con người trên cơ sở các thành tựu của khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội đương thời. Chính điều này đã góp phần tạo nên một bước tiến dài về mặt nhận thức về con người trong triết học Mác – Lênin. Qua quá trình nghiên cứu bản chất con người, triết học Mác – Lênin đã khẳng định mặt (yếu tố) sinh học, mặt (yếu tố) xã hội và mối quan hệ biện chứng giữa chúng chi phối quá trình tồn tại và phát triển của con người. Triết học Mác – Lênin đã khắc phục việc nghiên cứu con người một cách trừu tượng bằng cách xem xét con người hiện thực trong sự phát triển lịch sử cụ thể của nó. Con người trong triết học Mác – Lênin ở một chừng mực nào đó họ là hiện thân của những phạm trù kinh tế, là đại biểu cho quan hệ giai cấp và lợi ích nhất định. Nhưng không phải vì thế mà khái niệm con người trong triết học Mác – Lênin chỉ gắn liền với các quan hệ chính trị – xã hội và kinh tế mà bao gồm trong đó toàn bộ các mặt của đời sống con người. Tức là từ khởi nguồn “tổ chức thể chất”, đời sống vật chất cho đến đời sống tinh thần của con người. Khi đưa ra luận điểm con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội, triết học Mác – Lênin đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học và phát triển nó lên một tầm cao mới. Con người trong triết học Mác – Lênin, là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội. Cả hai yếu tố này kết hợp chặt chẽ với nhau, thâm nhập vào nhau, tác động lẫn nhau. Sự tác động lẫn nhau của chúng chi phối, ảnh hưởng đến mọi quá trình hoạt động sống của mỗi cá thể người cũng như cộng đồng người và toàn xã hội. Cái vĩ đại của triết học Mác – Lênin khi nghiên cứu vấn đề này chính là ở chỗ khi khẳng định yếu tố xã hội trong con người thì cũng đồng thời khẳng định được vai trò quan trọng của yếu tố sinh vật. Điều này được thể hiện rõ khi Mác khái quát về bản chất con người.: “Phoi ơ bắc hoà tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người. Nhưng bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội”.[33,tr11] Khẳng định yếu tố sinh vật trong con người với tư cách trong chỉnh thể với yếu tố xã hội khi triết học Mác thừa nhận con người là một động vật cao cấp nhất, sản phẩm của sự tiến hoá lâu dài của thế giới sinh vật. Điều này đã được các ngành khoa học, đặc biệt là khảo cổ học và sinh học chứng minh. Trong đó, phải kể đến công trình vĩ đại của Đác Uyn với “Thuyết tiến hoá” và “Sự phát sinh loài người và chọn lọc giới tính”. Trong những công trình này Đác Uyn đã vận dụng những luận điểm cơ bản của tiến hoá luận mà ông đã trình bày trong “nguồn gốc các loài”. Nội dung cơ bản của nó là luận giải quan niệm của ông về cội nguồn loài người. Công trình của Đác Uyn về nguồn gốc loài người là một sự khám phá mới mẻ của khoa học con người, một trong những sự tiên đoán đáng khâm phục về cái nôi của loài người. Những tiền đề sinh học cơ bản để vượn biến thành người, theo Đác Uyn là việc chuyển từ đi bốn chân sang đi bằng hai chân, từ đó giải phóng đôi tay, tạo ra công cụ để sinh sống và tự bảo vệ. Ông cho rằng ngôn ngữ của con người cần cho giao tiếp cộng đồng không phải là bản năng bẩm sinh mà là một hiện tượng tiếp thu trong đời sống, trên cơ sở mối quan hệ giữa qui luật sinh học và xã hội. Về tác động của chọn lọc tự nhiên mà ông coi nó là động lực tiến hoá làm cho vượn thành người, đến người hiện đại, theo ông thì xã hội đã làm cho vai trò của động lực này yếu đi.[28,tr90] Tri thức khoa học cũng như mọi lĩnh vực khác của đời sống xã hội đều có tính lịch sử. Bên cạnh những nhận thức cơ bản đúng đắn vừa trình bày về nguồn gốc của con người thì quan điểm của Đác Uyn không khỏi còn những hạn chế. Ông đã quá nhấn mạnh sự tương đồng giữa người và vượn, nhất là vượn bậc cao với người, cả về mặt hoạt động tinh thần, về tâm lý học, đạo đức. Ông đã viết “Mục đích của tôi trong chương này là chứng minh khả năng tinh thần giữa người và các động vật có vú bậc cao là không hề có sự khác biệt cơ bản… nói chung sự khác biệt chỉ về mặt số lượng”.[11,tr186] Tuy ông đã nêu rõ đặc điểm riêng ở người là nhờ bàn tay được giải phóng mà chế tác công cụ lao động, nhưng chưa đánh giá đúng mức vai trò của lao động ở con người, coi đó là nhân tố quyết định làm cho vượn thành người, là nhân tố đưa con người phát triển, tiến hoá. Khi đề cập đến đời sống xã hội của con người, ông có những nhận thức phiến diện về mối quan hệ giữa qui luật tự nhiên sinh học và qui luật xã hội ở con người. Ông gán cho sự phát triển về tinh thần như lòng vị tha, chí dũng cảm, tất cả những đức tính có lợi cho con người hoặc bộ tộc của con người là do vai trò của tự nhiên. Trên cơ sở kế thừa có phê phán những giá trị của học thuyết Đác Uyn về nguồn gốc loài người và các khoa học có liên quan, triết học Mác – Lênin đã nhận thức và giải thích khoa học về con người. Triết học Mác – Lênin khẳng định sự xuất hiện loài người tuân theo qui luật chọn lọc tự nhiên. Con người có nguồn gốc từ khỉ, nhưng đã là con người thì khác hẳn với vượn về chất. Trong tác phẩm: “Bản thảo kinh tế triết học năm 1844” Mác khẳng định rằng con người có nguồn gốc từ thế giới tự nhiên, là một bộ phận tự nhiên, gắn bó với tự nhiên cho nên con người luôn chứa đựng những yếu tố của tự nhiên - đó là yếu tố sinh vật. [35,tr231 - 232] Tức là con người cũng phải tuân theo những qui luật của tự nhiên, qui luật sinh vật. Con người phải tìm kiếm thức ăn, nước uống…trong thiên nhiên. Cũng như mọi động vật khác con người phải đấu tranh để sinh tồn, sinh con đẻ cái, cơ thể con người cũng phải tuân theo những qui luật thích ứng với môi trường, qui luật biến dị, di truyền, tiến hoá của sinh vật… để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên triết học Mác – Lênin không thừa nhận quan điểm cho rằng cái duy nhất tạo nên bản chất con người là đặc tính sinh học, là bản năng sinh vật của con người. Con người vốn là một sinh vật có đầy đủ các đặc trưng của sinh vật. Song con người lại có sự khác biệt về chất so với các sinh vật khác. Đó chính là mặt xã hội của con người. Con người là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hoá. Bộ óc con người với cấu trúc tinh vi, vô cùng phức tạp và siêu phàm, cùng với đôi tay được giải phóng là tiền đề tự nhiên quan trọng của ý thức: “Bộ não lớn xuất hiện đã tạo ra những tiền đề tự nhiên, quan trọng của ý thức”.[40,tr29] Sự khác biệt lớn nhất giữa con người và các sinh vật khác chính là nhờ vai trò của lao động. Mác và Ăngghen đã nói về vai trò của lao động đối với con người: “ Có thể phân biệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra tư liệu sinh hoạt của mình - đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người qui định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như vậy con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”.[33,tr29] Sự chuyển biến từ vượn thành người còn được đánh dấu bằng sự nhận xét “Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ thế giới tự nhiên” [35,tr137] Như vậy triết học Mác - Lênin đã khẳng định bản tính tự nhiên hay mặt sinh vật của con người chưa đủ để giải thích một cách khoa học về nguồn gốc và quá trình hình thành con người. Một yếu tố hết sức quan trọng có tính chất quyết định sự hình thành con người đó là yếu tố xã hội. Sự tiến hoá đơn thuần bằng con đường sinh học không thể xuất hiện con người có ý thức. Sở dĩ óc vượn có thể chuyển thành bộ óc người, tâm lý động vật có thể chuyển thành ý thức của con người chủ yếu là do nguồn gốc xã hội hay mặt xã hội của con người mà trực tiếp là lao động và ngôn ngữ. Theo khảo cổ học con người có ý thức xuất hiện sau khoảng 1,5 đến 2 triệu năm sau khi tổ tiên con người đã được hình thành về mặt sinh học.[40,tr27] Trong tác phẩm “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến vượn thành người”, Ăngghen đã trình bày về quá trình chuyển hoá từ vượn thành người. Theo ông vượn người là hình thức phát triển cao nhất của động vật, do hoàn cảnh và điều kiện sống thay đổi phải di chuyển trên mặt đất để kiếm sống. Hai chi trước được giải phóng có thể tự do thực hiện kiếm ăn và lợi dụng những vật tự nhiên để chống kẻ thù, dần dần sự đi thẳng được khẳng định và đôi tay ngày càng tinh xảo hơn. Nhờ có lao động, có sự thích nghi với động tác ngày một mới, nhờ có sự di truyền của sự phát triển đặc biệt tinh xảo và những động tác mới ngày càng phức tạp mà bàn tay người đã đạt đến trình độ hoàn thiện cao, để có thể tạo ra những sản phẩm tinh vi mà con vật không thể làm được. Chính trong quá trình lao động, con người thường xuyên làm biến đổi điều kiện tồn tại của mình, nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của mình và tạo ra văn hoá. Đồng thời thông qua quá trình lao động mà con người liên kết với nhau, làm biến đổi hàng loạt bản tính tự nhiên của con người. Hơn thế nữa thông qua lao động còn là điều kiện để xuất hiện những thuộc tính xã hội của con người như ngôn ngữ, chữ viết, ý thức, tư duy, biết định hướng các giá trị. Cho nên có thể nói con người thực sự trở thành người khi bắt đầu lao động và cùng với lao động con người có ngôn ngữ. Đây chính là hai điều kiện tất yếu, là động lực chủ yếu làm cho vượn chuyển thành người. Quá trình vượn chuyển thành người cũng gắn liền với quá trình bầy vượn biến thành xã hội loài người. Trong tác phẩm: “Biện chứng của tự nhiên” Ăngghen đã viết: “lao động là nguồn gốc của mọi cái… nhưng lao động còn là một cái gì đó vô cùng lớn lao hơn thế nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên ý nghĩa nào đó chúng ta phải nói : lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”. [34,tr641] Khi khẳng định điều này Ăngghen không hề bỏ qua quá trình tiến hoá sinh học. Trong quá trình tiến hoá đó yếu tố xã hội bắt đầu nhen nhóm ngay trong những quần thể động vật mà đặc biệt là loài khỉ và cao hơn cả là vượn người. Trong suốt quá trình đó cái bản năng xã hội hay tính xã hội ngày càng phát triển. Nó lọc bỏ và bao trùm dần từng bước cái bản năng sinh học. Ngay cả lao động từ lúc mới phát sinh từ tổ tiên loài vượn thì vẫn còn mang tính bản năng, nhưng khi ý thức và ngôn ngữ đã xuất hiện và phát triển thì lao động mới trở thành lao động có tính xã hội. Như vậy là triết học Mác - Lênin luôn xem xét con người trong một chỉnh thể thống nhất giữa hai mặt: mặt tự nhiên (sinh vật) và mặt xã hội. Hai mặt này tác động biện chứng không tách rời nhau, qui định bản chất con người và sự phát triển của con người. Mặc dù chưa thấy tài liệu nào của Mác, Ăngghen hay Lênin đưa ra một khái niệm riêng biệt về yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người. Tuy vậy trong quá trình nghiên cứu con người, các ông đã trình bày về hai yếu tố này một cách hệ thống và sâu sắc. Sau này các nhà triết học theo chủ nghĩa Mác Lênin tiếp tục nghiên cứu tư tưởng của các ông về con người, kết hợp với thành tựu của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên đã đưa ra một số khái niệm về yếu tố sinh học và yếu tố xã hội. Các nhà khoa học Liên xô cũ đã đưa ra những khái niệm khác nhau về hai yếu tố này ở mức độ hoàn thiện khác nhau. Tác giả Vưgốtxki cho yếu tố sinh học là những quá trình và hiện tượng bị giới hạn hoặc bởi tính di truyền hoặc là bởi những điều kiện bên trong cơ thể và rốt cuộc có thể qui về các qui luật sinh học đã biết [57]. Theo ông những yếu tố sinh học là những quá trình và hiện tượng không nằm ngoài những gì thuộc về cơ thể con người. Điều này còn khá trừu tượng, chưa thực sự rõ ràng. R.A.Cacxaepxkaia cho rằng yếu tố sinh học là gồm những yếu tố sinh vật và những yếu tố phi sinh vật. Những yếu tố sinh vật bao gồm: cấu tạo, yếu tố phát sinh, ăn uống, bệnh tật, nòi. Còn yếu tố phi sinh vật bao gồm: khí hậu, sự dao động của nhiệt độ và ánh sáng theo mùa, sự phát triển, vòng quay của trái đất [59]. Vậy là R.A.Cacxaepxkaia đã giới hạn yếu tố sinh học trong cơ thể con người. Theo tác giả N.P.Đubinin thì yếu tố sinh học của con người trước tiên phải thuộc về thiên nhiên, là một phần của thiên nhiên. Mặt khác, yếu tố sinh học của con người phải gắn chặt với đặc tính di truyền, với cấu trúc gen vừa bao gồm cả đặc tính chung của loài lẫn những đặc tính riêng qui định sự khác nhau giữa cá thể này với cá thể kia [60,tr81]. Còn theo B.M.Kê đrôp thì yếu tố sinh học là tư chất thiên nhiên tiềm ẩn trong cá thể như là một tiền đề, còn yếu tố xã hội như là các điều kiện cần thiết cho tiền đề này được bộc lộ phát triển và chuyển hoá vào hành động của cá thể đó [61,tr144]. Vậy là ông cũng chưa đưa ra được một khái niệm chung về yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người mà đi vào trình bày về mối quan hệ giữa chúng. Khi bàn về yếu tố xã hội cũng có nhiều tác giả đưa ra nhiều quan điểm khác nhau, ở nhiều khía cạnh khác nhau với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Lêônôvích cho rằng yếu tố xã hội bao gồm lao động, quan hệ giữa người với người (chủ yếu là quan hệ sản xuất), môi trường sống đã được con người sáng tạo và di sản tư tưởng con người sáng tạo nên bao gồm tất cả hình thái kinh tế – xã hội, trừ tôn giáo [62]. Đây là quan điểm chưa hẳn đúng vì yếu tố xã hội trong con người cần phải hiểu là cái cùng với yếu tố sinh học tạo nên chỉnh thể sinh học – xã hội trong con người, là yếu tố kết tinh trong bản chất con người, phân biệt con người với con vật. Yếu tố xã hội trong con người không phải chỉ đơn thuần là sự qui định về mặt xã hội hay sự tác động, ảnh hưởng của môi trường sống tạo nên mà nó còn có khả năng nhận thức, trí nhớ, tư duy lôgíc, tình cảm khác nhau của mỗi người tạo nên. Nếu chỉ có yếu tố ảnh hưởng của xã hội, môi trường thì không thể tạo nên yếu tố xã hội một cách đầy đủ trong con người. Đối với N.P.Đubinin thì dường như yếu tố xã hội được di truyền lại cho thế hệ mai sau. Yếu tố xã hội trong con người là yếu tố đã được chủ thể hoá, đã được mã hoá và truyền theo các kênh thông tin mang tính xã hội khác.[60,tr82] Song tựu chung lại các tác giả đều đi đến sự thống nhất khi cho rằng: yếu tố sinh học (sinh vật, cái sinh vật) trong con người là những yếu tố hữu sinh, hữu cơ, những cái về mặt phát sinh gắn bó với tổ tiên động vật của con người, những cái làm cho con người hình thành và hoạt động như một cá thể, như một hệ thống phục tùng các qui luật sinh học hoặc cũng có thể coi đó là toàn bộ tiền đề sinh học của con người. Còn yếu tố xã hội là tất cả những quan hệ, những biến đổi xuất hiện do ảnh hưởng của các điều kiện xã hội khác nhau, những sự qui định về mặt xã hội tạo nên cá nhân con người. Trong đại đa số trường hợp nếu thiếu chúng thì nhiều đặc tính, nhiều cấu trúc, ví dụ: ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, qui phạm đạo đức v.v… sẽ không bao giờ hình thành được. Đây là khái niệm hoàn chỉnh và khoa học về yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội trong con người. Với ý nghĩa đó nó đã trở thành cơ sở quan trọng để triết học và các khoa học về con người đi vào nghiên cứu những vấn đề có tính vận dụng nhằm phục vụ cho quá trình phát triển con người. Trong luận văn này chúng tôi cũng đã dựa trên cơ sở của khái niệm này để nghiên cứu vấn đề đã đặt ra. 1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA YẾU TỐ SINH HỌC VÀ YẾU TỐ XÃ HỘI TRONG CON NGƢỜI 1.2.1 Một số quan điểm của các nhà triết học và các học giả tƣ sản Phƣơng Tây Từ cách nhìn còn phiến diện thiếu khoa học về khái niệm yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người nên họ cũng chưa xác định đúng vai trò, vị trí của từng yếu tố trong sự hình thành, phát triển con người. Họ chưa thấy được mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội chi phối quá trình hình thành và phát triển của con người. Từ đó dẫn tới tình trạng hoặc là coi mặt sinh học là quyết định hoặc là coi mặt xã hội là quyết định. Cũng có một số tác giả thừa nhận vai trò của hai yếu tố này nhưng khi xem xét chúng họ lại tách rời mà không xem xét chúng trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Đó là những quan điểm không đúng về vị trí, vai trò của yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người. Ở đó xem xét chúng trên cơ sở cái sinh học không có tính chất xã hội và cái xã hội không có tính chất sinh học.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan