Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng phương pháp tính giá hoạt động tại công ty cổ phần dệt may hoà khánh ...

Tài liệu Vận dụng phương pháp tính giá hoạt động tại công ty cổ phần dệt may hoà khánh đà nẵng

.PDF
91
97
53

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Người cam đoan Hà Thúc Nhơn MỤC LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ABC: ABM: APD: EAD: Activity Based Costing Activity Based Management Ma trận Hoạt động-Sản phẩm Ma trận Chi phí-Hoạt động DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 3.1. 3.2. 3.3. 3.4. 3.5. 3.6. 3.7. 3.8. 3.9. 3.10. Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp Tổng hợp chi phí sản xuất chung Tính giá thành sản phẩm sản xuất Mối quan hệ giữa loại chi phí với nguồn kinh phí Ma trận Chi phí-Hoạt động (EAD) Giá trị Tài sản cố định phân bổ cho các hoạt động Tỷ lệ phân bổ chi phí cho các hoạt động Phân bổ chi phí cho các trung tâm hoạt động Tỷ lệ phân bổ chi phí cho các sản phẩm Ma trận Hoạt động-Sản phẩm (APD) Phân bổ chi phí từ các hoạt động cho các sản phẩm Giá thành sản phẩm vải và màn bằng phương pháp ABC Giá thành sản phẩm vải theo phương pháp hiện hành và 43 45 47 50 63 64 65 66 68 69 70 71 72 73 3.11. ABC Giá thành sản phẩm màn theo phương pháp hiện hành và 73 3.12. ABC Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp hiện hành 75 3.13. Quý I-2011 Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp ABC Quý 76 I-2011 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình vẽ 1.1. Phương pháp ABC 1.2. Lý thuyết ABC 1.3. Tổng quan về ABC Tên hình vẽ Trang 9 11 12 1.4. 1.5. 1.6. 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 3.1. 3.2. Hai giai đoạn tính giá của phương pháp truyền thống Hai giai đoạn tính giá của phương pháp ABC Hai chiều hướng của phương pháp ABC Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Trình tự luân chuyển chứng từ tại Công ty Mối quan hệ giữa Chi phí-Hoạt Động-Sản phẩm Mô hình ABC cho Công ty 20 20 26 32 36 38 39 57 62 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch sang một nền kinh tế định hướng thị trường và môi trường kinh doanh ngày càng trở nên năng động hơn, cạnh tranh hơn. Một số doanh nghiệp sẽ không còn nhận được sự trợ cấp của nhà nước và chính họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn việc kinh doanh của mình. Do vậy, việc tăng năng suất, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh chắc chắn sẽ trở thành yếu tố quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp. Khả năng cung cấp thông tin chi phí liên quan chính xác, đầy đủ và kịp thời để quản lý trở thành một thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần dệt may Hòa Khánh-Đà Nẵng nói riêng. Hệ thống chi phí truyền thống là một phương pháp thường lựa chọn một tiêu thức duy nhất như là cơ sở để phân bổ chi phí sản xuất cho các loại sản phẩm. Phương pháp truyền thống này được thiết kế với quan điểm là nhằm mục đích cho việc lập các báo cáo cung cấp cho bên ngoài và áp dụng cho phạm vi sản xuất nhỏ của các sản phẩm được tiêu thụ. Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất lớn và hiện đại, liên quan đến nhiều dòng sản phẩm, một số hoạt động không liên quan đến khối lượng chi phí như thiết lập, kiểm tra và lập kế hoạch, cung cấp một cách nhìn mà trong đó các đặc điểm này không còn áp dụng (Innes, 1994). Hơn nữa, chi phí sản xuất chung ngày càng trở thành bộ phận quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Do đó, việc áp dụng theo cách thức truyền thống dựa trên khối lượng chi phí trong điều kiện hiện nay bộc lộ những hạn chế sau: Một là, không có khả năng cung cấp giá thành một cách chính xác. 2 Hai là, không có khả năng cung cấp thông tin đầy đủ, phù hợp và kịp thời cho các chức năng quản lý. Phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC-Activities Based Costing) là một phương pháp tập hợp chi phí sản xuất của từng hoạt động và gán chúng vào đối tượng chi phí dựa trên hoạt động. Do đó, phương pháp ABC đã được phát triển như là một giải pháp thiết thực cho những hạn chế của hệ thống chi phí truyền thống. Với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác tính giá thành trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tại Công ty Cổ phần dệt may Hòa Khánh-Đà Nẵng nói riêng. Tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Vận dụng phương pháp tính giá hoạt động tại Công ty Cổ phần dệt may Hòa Khánh-Đà Nẵng”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Thứ nhất, xem xét phương pháp chi phí hiện tại áp dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là tại Công ty Cổ phần dệt may Hoà Khánh-Đà Nẵng; thứ hai, nghiên cứu một phương pháp chi phí mới nhằm khắc phục những hạn chế của phương pháp chi phí truyền thống và cung cấp các nguồn thông tin hữu ích cho nhà quản trị. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể là: a) Để nâng cao sự hiểu biết các ứng dụng tiềm năng của phương pháp ABC trong doanh nghiệp Việt Nam. b) Nghiên cứu làm thế nào để thiết lập và thực hiện phương pháp ABC trong các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là tại Công ty Cổ phần dệt may Hoà Khánh-Đà Nẵng. c) So sánh kết quả giữa phương pháp chi phí truyền thống và phương pháp ABC. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu việc áp dụng phương pháp ABC trong các doanh 3 nghiệp Việt Nam và Công ty Cổ phần dệt may Hoà Khánh-Đà Nẵng là trường hợp được chọn để nghiên cứu. Luận văn sẽ tập trung vào việc nghiên cứu những vấn đề về kế toán chi phí và và tính giá thành sản phẩm tại các nhà máy sản xuất của Công ty. Mô hình ABC của Narcyz Roztocki sẽ được điều chỉnh để xây dựng một phương pháp chi phí mới tại các nhà máy của Công ty. Luận văn sử dụng dữ liệu thu thập được trong quý I-2011. 4. Phương pháp nghiên cứu a) Lựa chọn mô hình ABC cho Công ty: Để thiết lập và thực hiện một hệ thống ABC cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như tại Công ty Cổ phần dệt may Hoà Khánh-Đà Nẵng, mô hình ABC của Narcyz Roztocki (1999) sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với nghiên cứu. Mô hình này khá đơn giản, nó không đòi hỏi phải tốn nhiều công sức trong việc thu thập dữ liệu chi tiết cũng như không cần phải tổ chức lại các bộ phận cho phù hợp. Trong giai đoạn đầu của mô hình ABC, danh mục các loại chi phí gián tiếp sẽ được xác định, dữ liệu này dễ dàng có được từ bộ phận kế toán của Công ty theo phương pháp hiện hành. Kế tiếp là, xác định các hoạt động chính mà có thể đơn giản hoá việc tập hợp thông tin chi phí, điều này được thực hiện bằng cách nhóm các hoạt động tương tự nhau vào các trung tâm hoạt động. Sau đó xác định các nguồn sinh phí có liên quan với các hoạt động để phân bổ chi phí cho các sản phẩm. b) Thu thập dữ liệu: Các dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ nguồn sơ cấp và nguồn thứ cấp. - Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp, được thực hiện qua việc quan sát trực tiếp toàn bộ quá trình điều hành sản xuất nhằm xác định các hoạt động của nhà máy cũng như mối quan hệ giữa các hoạt động và chi phí. Mặt khác, tiến hành phỏng vấn những người có liên quan của Công ty gồm quản lý nhà máy, kế toán trưởng, nhân viên làm công tác thống kê tại nhà máy. Mục đích là 4 nhằm làm rõ mối quan hệ giữa các hoạt động và chi phí khi dữ liệu thứ cấp không có sẵn. - Đối với nguồn dữ liệu thứ cấp, chủ yếu được lấy từ bộ phận kế toán Công ty Cổ phần dệt may Hoà Khánh-Đà Nẵng, nhất là các thông tin về chi phí. Dữ liệu này được thu thập trong quý I-2011 của Công ty. Ngoài ra, thông tin từ các giáo trình, bài báo, tạp chí cũng được sử dụng để bổ sung những thông tin cần thiết. 5. Bố cục đề tài Luận văn ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo ra được chia thành 3 chương, có kết cấu như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) Chương 2. Công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dệt may Hòa Khánh-Đà Nẵng Chương 3. Vận dụng phương pháp tính giá hoạt động tại Công ty Cổ phần dệt may Hòa Khánh-Đà Nẵng 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu a. Tài liệu trong nước: Luận văn tham khảo giáo trình, nghiên cứu của các tác giả trong nước về cách tiếp cận và việc vận dụng phương pháp ABC trong các doanh nghiệp Việt Nam. - Đinh Thị Thanh Hường (2006), Vận dụng phương pháp tính giá ABC trong các doanh nghiệp In, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng: Luận văn có bố cục gồm 3 phần, tác giả cũng đã tham khảo và kế thừa cách thức trình bày của luận văn về cơ sở lý luận, việc xây dựng mô hình ABC cho đơn vị mình cần nghiên cứu. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty theo mô hình tập trung, hình thức kế toán là chứng từ ghi sổ, thuận lợi cho việc tập hợp chi phí phù hợp với đơn vị cần nghiên cứu. Sản phẩm của Công 5 ty là đa dạng, phong phú, được sản xuất theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty phức tạp, việc thu thập dữ liệu để phục vụ cho việc tính giá theo dựa trên cơ sở hoạt động trải qua nhiều công đoạn. - Trần Thị Uyên Phương (2008), Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty cơ khí Ô tô và thiết bị điện Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng: Luận văn có bố cục gồm 3 phần, tác giả đã tham khảo và kế thừa cách thức trình bày của luận văn về cơ sở lý luận, việc xây dựng mô hình ABC cho đơn vị mình cần nghiên cứu. Luận văn cũng đã nêu ra được các quan điểm của các học giả kế toán về phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động, tựu trung trình tự trải qua 2 giai đoạn: Một là, các hoạt động gây ra chi phí; hai là, phân bổ chi phí từ các hoạt động cho sản phẩm. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cũng theo mô hình tập trung, hình thức kế toán là chứng từ ghi sổ, thuận lợi cho việc tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đề tài tác cần nghiên cứu. Tuy nhiên, sản phẩm sản xuất của Công ty cơ khí Ô tô và thiết bị điện Đà Nẵng là đơn chiếc, quy trình công nghệ được xác định theo yêu cầu hoàn chỉnh cho một sản phẩm, tính chuyên môn hoá chưa cao, nên quá trình thu thập, phân tích dữ liệu phục vụ cho việc tính giá theo phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động là không phức tạp. - Khoa Kế toán-Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TPHCM (2002), Kế toán quản trị, NXB thống kê, Thành phố HCM: Tham khảo phần sự ra đời và phát triển của phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC). Trong giáo trình có rất nhiều quan điểm cũng như hướng nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau về phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động. Tất cả những quan điểm đó đều đi đến một nét khái quát chung về trình tự tính giá dựa trên cơ sở hoạt động. Luận văn đã kế thừa phần sự ra đời, phát 6 triển và khái niệm về phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động của nhiều tác giả khác nhau. - Phạm Văn Dược (2006), Kế toán quản trị, NXB thống kê, Thành phố HCM: Qua giáo trình này đã cho thấy rõ hơn về phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động. Cụ thể đã kế thừa phần so sánh phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động và phương pháp tính giá theo truyền thống. Giáo trình đã cho chúng ta rõ về những ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp. Trong giáo trình này đã nói rất rõ về sự khác nhau giữa phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động và phương pháp tính giá theo truyền thống, cụ thể là sự khác nhau ở cách phân bổ chi phí. - Trương Bá Thanh (2007), Kế toán quản trị, Đại học Kinh tế Đà Nẵng: Qua giáo trình này đã cho thấy rõ hơn về ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động, trình tự tính giá dựa trên cơ sỏ hoạt động của phương pháp này và so sánh cụ thể sự khác nhau cơ bản giữa phương pháp tính giá truyền thống và phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động. Tác giả đã nghiên cứu và tham khảo phần hợp lý của giáo trình này về việc so sánh sự khác nhau giữa phương pháp tính giá truyền thống và phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động. b. Tài liệu nước ngoài: Luận văn tham khảo các nghiên cứu, bài viết của các tác giả nước ngoài về việc phát triển và các ứng dụng của hệ thống ABC trong ngành công nghiệp và dịch vụ. - Needy, Kim Lascola, Bidanda, Bopaya Gulsen và Mehemet (2000), một mô hình để phát triển, đánh giá và xác nhận hệ thống ABC cho các doanh nghiệp sản xuất nhỏ, dựa trên nghiên cứu trường hợp một công ty in ấn nhỏ. Trường hợp này là khá đơn giản, không cần chuyên môn cao hay đầu tư nhiều cho hệ thống máy tính hiện đại, mà chỉ ứng dụng phần mềm phổ biến Microsoft Excell. Thiết lập hệ thống ABC trong trường hợp này bao gồm 3 bước chính: 7 Thứ nhất, đánh giá hệ thống quản lý chi phí của công ty. Thông qua quan sát, phỏng vấn và dựa vào các báo cáo tài chính, tập trung vào các loại chi phí, dữ liệu khách hàng và các thống kê sản xuất khác nhau. Thứ hai, thiết kế hệ thống chi phí mới theo phương pháp ABC của công ty được dễ hiểu, dễ thực hiện, vận hành và duy trì. Thứ ba, thực hiện hệ thống ABC, xem xét thẩm định và đánh giá kết quả đồng thời điều chỉnh cho phù hợp trong trường hợp tổng quát. - Zhuang, Lizhang, Burns và George (1992), phương pháp ABC trong sản xuất không đạt tiêu chuẩn, dựa trên nghiên cứu trường hợp một công ty sản xuất hàng dệt kim. Không giống như các tình huống khác, nơi chỉ có một vài dòng sản phẩm. Sản phẩm hàng dệt kim đa dạng, phong phú về mẫu mã và chủng loại. Phân loại sản phẩm là nỗ lực cần thiết để thực hiện hệ thống ABC. Hệ thống ABC cho trường hợp này bao gồm 3 giai đoạn như sau: Một là, phân loại sản phẩm cho việc thực hiện hệ thống ABC. Hai dòng chính của các hoạt động chi phí được tạo nên. Việc phân loại phản ánh sự pha trộn tương đối của hai hoạt động này sẽ có tác động lớn đến việc tiêu thụ hoặc tài nguyên. Hai là, xác định các quy trình sản xuất chính và phi sản xuất. Ba là, xác định kích tố chi phí cho các quy trình này. Ngoài ra, còn tham khảo thêm các bài viết, các nghiên cứu khác của các tác giả nước ngoài đối với việc ứng dụng hệ thống ABC như: Ứng dụng hệ thống ABC trong thương mại dịch vụ, trong cho vay, trong bệnh viện, trong trường học,… Qua tham khảo tài liệu của các tác giả trong nước và nước ngoài. Luận văn đã kế thừa và vận dụng những phần hợp lý, phù hợp vào phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG Rất nhiều các học giả kinh tế đã đưa ra các khái niệm về phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC-Activity Based Costing): Theo Krumwiede và Roth (1997), thì phương pháp ABC là một hệ thống kế toán quản trị tập trung đo lường chi phí, các hoạt động, sản phẩm, khách hàng và các đối tượng chi phí,… phương pháp này phân bổ chi phí cho các đối tượng chi phí dựa trên số lượng các hoạt động sử dụng bởi đối tượng chi phí đó [12]. Theo Horngren (2000), thì phương pháp ABC là sự cải tiến của phương pháp tính giá truyền thống bằng việc tập trung vào các hoạt động cụ thể như là các đối tượng chi phí cơ bản. Một hoạt động có thể là một sự kiện, một hành động hay là một công việc với mục đích riêng như thiết kế sản phẩm, lắp đặt máy móc hay phân phối sản phẩm. Hệ thống ABC tập hợp chi phí cho từng hoạt động và phân bổ chi phí cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên hoạt động được tiêu dùng bởi sản phẩm hoặc dịch vụ đó [9]. Theo Maher (2001), thì cho rằng hệ thống ABC là công cụ quản trị dựa trên hoạt động, trước hết chi phí được phân bổ cho các hoạt động, sau đó sẽ phân bổ cho từng sản phẩm, dịch vụ dựa trên các hoạt động mà sản phẩm hoặc dịch vụ đã tiêu dùng. Việc quản trị dựa trên hoạt động sẽ tìm kiếm sự cải tiến không ngừng. Hệ thống ABC cung cấp thông tin về hoạt động và nguồn lực cần thiết để thực hiện chúng. Vì thế, ABC không chỉ đơn thuần là quá trình phân bổ chi phí [13]. 9 Theo Needy (2000), thì hệ thống ABC tập trung vào sự hiểu biết mối quan hệ nhân quả giữa việc tiêu thụ tài nguyên và chi tiêu chi phí. Vì vậy mà chi phí sẽ được truy tìm trực tiếp đến một đối tượng chi phí, như một sản phẩm, quá trình hoặc khách hàng. Khả năng theo dõi chi phí chính xác sẽ có vai trò rất quan trọng, như chi phí gián tiếp ngày càng tăng mạnh do các quá trình sản xuất ngày càng tiên tiến hơn [15]. Theo Gering (1999), thì phương pháp ABC là cách thức làm mới của kế toán; nó là công cụ để đưa ra các quyết định chiến lược và một phương pháp tập trung vào hoạt động không có hiệu quả. Nó đơn giản, dựa vào các trình điều khiển chi phí và tính toán các chi phí liên quan với nó [8]. Theo Narcyz Roztocki (1999), để tiến hành tính giá theo phương pháp ABC cần thực hiện hai giai đoạn như sau: Giai đoạn thứ nhất, phân bổ hoặc kết chuyển chi phí cho các hoạt động và giai đoạn thứ hai, phân bổ chi phí cho từng sản phẩm, dịch vụ dựa trên các hoạt động mà sản phẩm hay dịch vụ đã tiêu dùng [14]. Mỗi học giả, mỗi nhà chuyên môn đưa ra một khái niệm, cách hiểu khác nhau về phương pháp ABC nhưng nhìn chung phương pháp tính giá sản phẩm dựa trên cơ sở hoạt động là phương pháp tính giá mà việc phân bổ các chi phí gián tiếp cho các sản phẩm, dịch vụ dựa trên cơ sở mức độ hoạt động của chúng. Khác với phương pháp truyền thống, phương pháp ABC tập hợp toàn bộ chi phí gián tiếp trong quá trình sản xuất theo từng loại hoạt động hoặc nhóm các hoạt động tương tự nhau, sau đó phân bổ các chi phí gián tiếp này cho từng sản phẩm theo mức độ sử dụng hoạt động của sản phẩm đó. Do đó, phương pháp ABC có thể được trình bày như hình 1.1. Hoạt động Chi phí của hoạt động Hình 1.1. Phương pháp ABC Sản phẩm, dịch vụ 10 Đầu tiên, phương pháp này nghiên cứu các hoạt động tạo ra chi phí tại mỗi trung tâm chi phí, lập danh sách các hoạt động khác nhau. Sau đó, chi phí tại mỗi trung tâm sẽ được phân bổ cho mỗi hoạt động có quan hệ trực tiếp với hoạt động được phân bổ. Thứ hai, trong từng loại hoạt động, cần xác định các tiêu chuẩn đo lường sự thay đổi của mức sử dụng chi phí. Các tiêu chuẩn này này được xem là tiêu chuẩn phân bổ chi phí cho mỗi loại sản phẩm, dịch vụ hay các đối tượng chịu chi phí. Các tiêu chuẩn thường được sử dụng để phân bổ: Số giờ lao động trực tiếp của công nhân, tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, số đơn đặt hàng, số đơn vị vận chuyển, … Cuối cùng, các hoạt động có cùng tiêu chuẩn phân bổ được tập hợp tiếp tục vào một trung tâm. Tùy theo tính chất kỷ thuật của sản phẩm, dịch vụ hay đối tượng chịu chi phí mà tiếp tục phân thành các nhóm để tính giá thành. Như vậy, phương pháp ABC sẽ biến một chi phí gián tiếp thành một chi phí trực tiếp với một đối tượng tạo lập chi phí xác định. Việc lựa chọn các hoạt động và tiêu chuẩn phân bổ chi phí hợp lý giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có được những báo cáo về giá thành sản phẩm, dịch vụ với độ tin cậy cao hơn phương pháp tính giá truyền thống. Đây không chỉ đơn thuần là phương pháp tính giá thành cho sản phẩm, dịch vụ mà còn là một công cụ quản lý chi phí chiến lược, nó giúp các doanh nghiệp xác định hoạt động nào tạo ra giá trị, hoạt động nào không tạo ra giá trị, từ đó không ngừng cải tiến quá trình kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tóm lại, ABC là một hệ thống đo lường chi phí, tập hợp và phân bổ chi phí của các nguồn lực vào các hoạt động dựa trên mức độ sử dụng các nguồn lực, sau đó chi phí của các hoạt động được phân bổ đến các đối tượng tính giá dựa trên mức độ sử dụng của chúng [4]. 11 1.2. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG Để tiến hành vận dụng phương pháp ABC trong các doanh nghiệp, các học giả kế toán đã đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo Innes (1994), xác định rằng sự phát triển của hệ thống ABC liên quan đến 4 bước chính như sau [10]. Bước 1: Xác định các hoạt động của doanh nghiệp mà chủ yếu bị ảnh hưởng bởi số lượng các giao dịch hơn chứ không phải là kết quả cuối cùng, Bước 2: Xác định nguồn lực sử dụng cho các hoạt động này để chi phí của họ được có thể được xác định. Bước 3: Lựa chọn nguồn phát sinh chi phí cho các hoạt động và thiết lập hệ thống để theo dõi các dữ liệu khối lượng chi phí. Bước 4: Áp dụng tỷ lệ để phân bổ chi phí cho các dòng sản phẩm để tạo ra các thông tin chi phí của sản phẩm. Theo Sollenberger (1997), có 5 bước cơ bản để áp dụng phương pháp ABC [16]. Đó là: Bước 1: Tập hợp các hoạt động tương tự vào một trung tâm hoạt động. Bước 2: Phân chia chi phí theo trung tâm hoạt động và theo loại chi phí. Bước 3: Lựa chọn các nguồn phát sinh chi phí của các hoạt động. Bước 4: Tính toán các hàm chi phí. Bước 5: Phân bổ chi phí cho các hoạt động và cho từng sản phẩm, dịch vụ. Như vậy, có những ý tưởng khác nhau trong cách tiếp cận phương pháp ABC. Tuy nhiên, tựu trung đều thống nhất theo hình 1.2. Sản phẩm, dịch vụ Hoạt động Nguồn lực tiêu hao Hình 1.2. Lý thuyết ABC Chi phí 12 Để hiểu rõ hơn về lý thuyết này, cần thiết phải tiếp tục xem xét phương pháp ABC một cách chi tiết hơn thông qua các bước thực hiện của nó. Nhìn chung có rất nhiều tài liệu mô phỏng về chu trình ABC, tuy nhiên tất cả các tài liệu này đều thống nhất về các bước chính của chu trình này. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, tác giả xin nêu khái quát về phương pháp ABC qua hình 1.3. NGUỒN LỰC Tiêu thức phân bổ nguồn lực Phân bổ chi phí nguồn lực Tậ p HOẠT ĐỘNG Tiêu thức phân bổ hoạt động Phân bổ chi phí hoạt động hợ p tr ực tiế p ĐỐI TƯỢNG CHỊU PHÍ Hình 1.3. Tổng quan về ABC Để vận dụng phương pháp ABC trong doanh nghiệp, có thể trải qua các bước khác nhau tùy thuộc vào quan điểm của mỗi học giả. Nhìn chung, trình tự để thực hiện phương pháp này tập trung vào thực hiện các bước sau: 13 1.2.1. Nhận diện các loại chi phí và nguồn sinh phí Đây là bước đầu tiên nhằm xác định các loại chi phí và nguồn phát sinh chi phí tương ứng của nó. Điều này có được bằng việc dựa vào sổ sách kế toán theo dõi chi phí chung của doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ giữa chúng. Ngoài việc phân tích dữa liệu từ sổ sách kế toán ta cũng tiến hành quan sát trực tiếp và phỏng vấn người có liên quan của doanh nghiệp để xác định nguồn sinh phí cho từng loại chi phí. Các tiêu chí để lựa chọn nguồn phát sinh chi phí: Một là, mối quan hệ nhân quả hợp lý giữa nguồn phát sinh chi phí và lượng nguồn lực tiêu hao, nghĩa là lựa chọn các nguồn sinh phí là nguyên nhân gây ra chi phí; hai là, dữ liệu về nguồn sinh phí có thể thu thập được. 1.2.2. Nhận diện các hoạt động và nguồn sinh phí Phương pháp ABC đòi hỏi sự hiểu biết về tất cả các hoạt động cần thiết để sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, số lượng hoạt động trong một doanh nghiệp có thể khá nhiều. Để giảm bớt công việc ghi chép và chi phí hành chính, các doanh nghiệp thường tổ chức các hoạt động tương tự nhau vào một trung tâm gọi là trung tâm hoạt động. Dựa trên bản chất của quá trình sản xuất, có hoạt động chỉ liên quan đến một sản phẩm nhưng cũng có hoạt động liên quan đến nhiều sản phẩm, do đó phải xác định nguồn sinh phí để phân bổ chi phí từ các hoạt động cho các loại sản phẩm. Để dễ dàng nhận diện các hoạt động, Kaplan (1998) đã chia các hoạt động trong doanh nghiệp theo các cấp độ khác nhau như sau [11]. - Hoạt động ở cấp độ đơn vị (Unit-Level Activities): Hoạt động này được thực hiện mỗi khi một đơn vị sản phẩm được sản xuất hoặc tiêu thụ. Chi phí của cấp độ này bao gồm lao chi phí động trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí về năng lượng, chi phí bao gói sản phẩm, chi phí về hoạt động máy móc khi sản xuất ra một sản phẩm, … 14 - Hoạt động ở cấp độ lô, nhóm sản phẩm (Batch-Level Activities): Hoạt động này diễn ra khi có một lô hàng được sản xuất, chi phí ở cấp lô sản phẩm thay đổi theo từng lô sản phẩm sản xuất ra nhưng là cố định cho tất cả sản phẩm trong cùng một lô. Ví dụ: Chi phí lắp đặt máy móc, tài nguyên dùng cho việc lập kế hoạch sản xuất, dự toán chi phí sản xuất cho lô sản phẩm, kiểm tra chất lượng mỗi lô sản phẩm, vận chuyển nguyên vật liệu. - Hoạt động cấp độ sản phẩm (Product-Level Activities): Hoạt động này gắn liền với việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm độc lập. Ví dụ như hoạt động nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, thực hiện cải tiến sản phẩm. - Hoạt động cấp khách hàng (Customer-Level Activities): Hoạt động này bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến việc bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ đến từng khách hàng riêng biệt. Chi phí này sẽ thay đổi phụ thuộc vào số lượng và kết cấu sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Điển hình cho chi phí của hoạt động này là chi phí vận chuyển hàng đi bán, chi phí cài đặt vận hành thử, chi phí bảo hành sản phẩm,… - Hoạt động hỗ trợ phương tiện sản xuất (Facility-Level Activities): Hoạt động này ở cấp độ cao nhất, được thực hiện nhằm hỗ trợ cho quá trình sản xuất nói chung bao gồm hoạt động của đội ngũ nhân viên quản lý phân xưởng, quản lý chung, quản lý tài sản, chi phí vệ sinh,… Sau khi các hoạt động được xác định và phân loại, các chi phí sản xuất liên quan đến các hoạt động sẽ được tập trung vào các trung vào các trung tâm hoạt động. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của doanh nghiệp mà có thể phân chia thành các trung tâm hoạt động cho phù hợp. Việc lựa chọn các hoạt động còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá trị của khoản chi phí (nó phải đáng kể để tách riêng ra) và nó phải có tiêu thức phân bổ riêng để đáp ứng việc xác định chi phí của hoạt động một cách thỏa đáng. 15 1.2.3. Tập hợp chi phí cho các hoạt động Theo phương pháp ABC, toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến các hoạt động được chia thành 2 loại là chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp liên quan trực tiếp từng đối tượng chịu phí hoặc hoạt động thì tập hợp trực tiếp đến đối tượng chịu phí hoặc hoạt động đó. Chi phí gián tiếp là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu phí hoặc hoạt động như chi phí điện, nước, lương nhân lao động gián tiếp,… thì các chi phí này sẽ được phân bổ cho các hoạt động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đối với chi phí gián tiếp được phân bổ cho các hoạt động thì tiêu thức phân bổ chi phí trong bước này phải được xác định với từng nhóm chi phí dựa trên tiêu chí nguồn phát sinh chi phí. Ví dụ, lương nhân viên bảo trì máy móc thì chịu sự tác động của số lượng máy móc mà nhân viên đó sữa chữa. Xác định chi phí của từng trung tâm hoạt động bằng cách thiết lập ma trận Chi phí-Hoạt động (EAD). Theo ma trận này, các loại chi phí biểu diễn theo hàng, còn các loại hoạt động biểu diễn theo cột. Nếu hoạt động j có sử dụng loại chi phí i thì đánh dấu vào ô (i,j). Sau đó, thay thế những dấu đã đánh bằng một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này được ước lượng bằng cách sử dụng một trong ba phương pháp sau: - Phương pháp ước đoán: Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp không có số liệu thực tế hoặc việc thu thập số liệu thực tế rất tốn kém. Phương pháp ước đoán được thực hiện bằng cách phối hợp giã nhà quản lý tài chính, bộ phận quản lý và các nhân viên chức năng có quan hệ trực tiếp đến hoạt động. Nhóm này có thể cung cấp tỷ lệ ước đoán về chi phí phân bổ trong cả hai giai đoạn của phương pháp ABC. Mức độ chính xác của phương pháp này dựa trên sự phối hợp giữa các bộ phận và kiến thức của họ. - Phương pháp đánh giá hệ thống: Đây là một cách tiếp cận khoa học hơn để xác định tỷ lệ chi phí bằng cách sử dụng kỷ thuật hệ thống như quá
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan