Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng nguyên tắc ngoại giao hồ chí minh trong bình thường hóa và phát triển q...

Tài liệu Vận dụng nguyên tắc ngoại giao hồ chí minh trong bình thường hóa và phát triển quan hệ của việt nam với hoa kỳ

.PDF
108
375
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ YẾN ( MÀU MẬN CHÍN, 3 QUYÊN,) VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH TRONG BÌNH THƯỜNG HÓA VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI HOA KỲ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ YẾN VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH TRONG BÌNH THƯỜNG HÓA VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI HOA KỲ Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học Mã số : 60.31.20.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN ANH CƯỜNG Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Anh Cường. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan. Tác giả luận văn Lê Thị Yến LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện được luận văn của mình, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của thầy, cô giáo, gia đình và bạn bè. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Anh Cường - Người thầy đã hết lòng giúp đỡ, động viên, chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Khoa học Chính trị đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh/chị học viên cao học chuyên ngành Hồ Chí Minh học, khóa QH-2012 đã nhiệt tình giúp đỡ và luôn bên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình đã luôn sát cánh bên tôi để động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận văn. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển châu Á AFTA Khu vực thương mại tự do APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM Diễn đàn hợp tác Á - Âu BTA Hiệp hội thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ BIT Hiệp hội đầu tư song phương EU Liên minh châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GDP Tổng thu nhập quốc nội IMF Tổ chức tiền tệ thế giới NTR Quan hệ thương mại bình thường ODA Viện trợ phát triển chính thức OPIC Công ty đầu tư tư nhân hải ngoại PNTR Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn POW/ MIA Tù nhân chiến tranh/ Mất tích trong chiến tranh USAID Cơ quan viện trợ phát triển quốc tế Mỹ USTDA Cơ quan thương mại và phát triển Hoa Kỳ WTO Tổ chức thương mại thế giới MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 6 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 6 6. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 7 7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH........................... 8 1.1. Giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, dựa vào sức mình là chính, đồng thời trên cơ sở tự nguyện và tôn trọng lẫn nhau......................................... 8 1.2. Sẵn sàng mở rộng hợp tác với tất cả các nước trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi .................... 14 1.3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ nghĩa yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế trong sáng ............................................................... 20 1.4. Kiên định về mục tiêu, linh hoạt về sách lược, luôn giữ thế tiến công nhưng biết nhân nhượng, thỏa hiệp đúng lúc, giữ vững nguyên tắc để giành thắng lợi ............. 25 1.5. Tăng cường trao đổi, hợp tác cùng theo chính sách chung sống hòa bình với các nước trên thế giới .................................................................................... 32 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 39 CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH TRONG BÌNH THƯỜNG HÓA VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI HOA KỲ ............................................................................................ 40 2.1. Những nguyên tắc ngoại giao Hồ Chí Minh được vận dụng trong bình thường hóa quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ (1976-1995) ............................. 40 2.1.1. Giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, dựa vào sức mình là chính, đồng thời hợp tác trên cơ sở tự nguyện và tôn trọng lẫn nhau ............................ 41 2.1.2. Sẵn sàng mở rộng hợp tác với tất cả các nước trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi...................... 45 2.1.3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ nghĩa yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế trong sáng................................................................. 49 2.1.4. Kiên định về mục tiêu, linh hoạt về sách lược, luôn giữ thế tiến công nhưng biết nhân nhượng, thỏa hiệp đúng lúc, giữ vững nguyên tắc để giành thắng lợi................................................................................................................ 53 2.1.5. Tăng cường trao đổi, hợp tác cùng theo chính sách chung sống hòa bình với các nước trên thế giới ..................................................................................... 57 2.2. Quá trình vận dụng những nguyên tắc ngoại giao Hồ Chí Minh trong phát triển quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ (1995-2013) ........................................ 61 2.2.1. Quan hệ chính trị, ngoại giao ..................................................................... 62 2.2.2. Quan hệ kinh tế .......................................................................................... 68 2.2.3. Quan hệ An ninh, Quốc phòng................................................................... 74 2.2.4. Quan hệ giáo dục, y tế, văn hóa .................................................................. 78 2.3. Một số nhận xét và kinh nghiệm .................................................................. 84 2.3.1. Nhận xét...................................................................................................... 84 2.3.2. Kinh nghiệm ............................................................................................... 90 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 93 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 98 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước vĩ đại, nhà hoạt động quốc tế xuất sắc, chiến sĩ tiên phong của phong trào giải phóng dân tộc, sứ giả của hòa bình và hữu nghị. Người vừa là nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà chiến lược quân sự, nhà ngoại giao, đồng thời cũng là người sáng lập ra nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người đã để lại kho tàng lý luận, tư tưởng vô giá cho dân tộc Việt Nam. Đó là kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam nói chung và cho việc xây dựng nền ngoại giao nói riêng phát triển, từng bước đánh thắng kẻ thù xâm lược, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời còn có giá trị to lớn đối với công cuộc đổi mới, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong giai đoạn hiện nay. Với các cương vị trong nước và hoạt động vô cùng phong phú của mình, Hồ Chí Minh tiếp cận thực tiễn Việt Nam và thế giới, phát triển và đề xuất nhiều nguyên lý, quan điểm, luận điểm về thời đại, về đường lối quốc tế, chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam. Trong hệ thống quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao thì nguyên tắc ngoại giao Hồ Chí Minh là điểm nổi bật, đặc sắc, thể hiện rất rõ thiên tài ngoại giao của Hồ Chí Minh. Trong công cuộc đổi mới, tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh đã cho Đảng Cộng sản Việt Nam những chỉ dẫn đúng đắn trong việc xác định mục tiêu, hoạch định đường lối, chủ trương chính sách đối ngoại phù hợp với xu thế quốc tế, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam đem lại những kết quả tốt đẹp mà trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về các văn kiện Đại hội X, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nêu rõ: “Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao, sức mạnh tổng hợp của Quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp”. [18, tr. 17] Thực hiện đường lối ngoại giao hòa bình, hợp tác cùng phát triển, chính sách đối ngoại mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trên thế giới, tích cực tham gia vào tiến trình hợp tác khu vực và 1 quốc tế. Công tác đối ngoại của nước ta trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công. Hoa Kỳ là một quốc gia có sức mạnh tổng hợp vượt trội so với nhiều nước khác trên thế giới, là siêu cường quốc về kinh tế, quốc phòng, an ninh... Hoa Kỳ là một nước bị ảnh hưởng nặng nề trong quá khứ với Việt Nam, do đó cuộc đấu tranh đi đến bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, sự khác biệt về hệ thống chính trị, về văn hóa vẫn là yếu tố bất lợi với quan hệ hai nước. Mặc dù vậy, dưới ánh sáng của nguyên tắc ngoại giao Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có đường lối ngoại giao đúng đắn, đưa Việt Nam từng bước phá thế bao vây cấm vận của Hoa Kỳ và tích cực chủ động bình thường hóa, mở rộng phát triển quan hệ ngoại giao hai nước. Ngày 11/7/1995 Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao. Gần hai mươi năm qua đã chứng kiến rất nhiều những tiến triển tích cực trong phát triển quan hệ hai nước theo khuôn khổ: “Đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau cùng có lợi”, đem lại nhiều lợi ích thiết thực, cho cả đôi bên góp phần gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Để làm rõ hơn nguyên tắc ngoại giao Hồ Chí Minh được vận dụng vào quá trình đấu tranh bình thường hóa và phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, tác giả chọn đề tài “Vận dụng nguyên tắc ngoại giao Hồ Chí Minh trong bình thường hóa và phát triển quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Tình hình nghiên cứu Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh nói chung và nguyên tắc ngoại giao Hồ Chí Minh nói riêng cũng như sự vận dụng trong bình thường hóa và phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là mảng đề tài được nhiều nhà khoa học, nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu. Đến nay có nhiều công trình với nhiều nhà khoa học, nhiều sách chuyên đề, bài viết có liên quan đến đề tài này. Mỗi tác giả đều có cách tiếp cận, nhìn nhận vấn đề riêng, cụ thể như: Về nguyên tắc ngoại giao Hồ Chí Minh: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Bộ ngoại giao năm 2002 do Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Đình Bin làm chủ nhiệm. Đề tài gồm một số đề tài nhánh, các tác giả 2 đã phân tích các nội dung: bối cảnh ra đời, quá trình phát triển, nguồn gốc, nội dung cơ bản về phương pháp, nguyên tắc, phong cách, nghệ thuật của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Cách tiếp cận của các tác giả trong nhóm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh thời kỳ hội nhập, Ban nghiên cứu lịch sử ngoại giao, Bộ ngoại giao năm 2008 do PGS.TS.Vũ Dương Huân làm chủ nhiệm các tác giả đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản của phương pháp, nguyên tắc, nghệ thuật, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng đó vào trong thời kỳ hội nhập. Bên cạnh đó, nguyên Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Dy Niên với cuốn, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh (2002), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tác giả cũng đã đi sâu vào việc phân tích một số vấn đề về nguồn gốc hình thành tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, lý giải những luận điểm và quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề thế giới, thời đại, quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tác giả còn đưa ra một số nguyên tắc, phương pháp, phong cách và nghệ thuật đặc sắc trong hoạt động quốc tế và ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời đưa ra ý kiến về vận dụng tư tưởng, khẳng định sự cần thiết phải xây dựng hệ thống lý luận ngoại giao và trường phái ngoại giao Việt Nam đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đối ngoại ngày càng cao của đất nước. Ngoài ra, cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác ngoại giao (1999) của Vũ Khoan, Nxb Sự thật, Hà Nội đã phân tích một cách sâu sắc hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh từ năm 1941-1969, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong hoạt động ngoại giao của Người khái quát về phong cách ngoại giao của Bác. Đến với cuốn, Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc (2005), Nxb Lý luận chính trị, GS.Song Thành đã bàn tới tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Ở chương XII, tác giả đã tóm lược nguồn gốc hình thành, nội dung ngoại giao Hồ Chí Minh - nền tảng của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời tác giả còn đề ra mấy vấn đề vận dụng và phát triển tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Ngoài ra, còn một số cuốn sách, luận án, luận văn, tạp chí khác cũng đã bàn luận về ngoại giao như: Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam 1945-1995 (1996) của Lưu Văn Lợi, Nxb Công an nhân dân; Phan Ngọc Liên (chủ biên): Tìm hiểu tư 3 tưởng Hồ Chí Minh với thời đại (2000); Hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1954-1969 (2005) của Trần Minh Trưởng, Nxb Công an nhân dân;. Luận văn Thạc sĩ: Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay của Nguyễn Sĩ Hùng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2011. Phạm Hồng Chương- Phùng Đức Thắng: Tìm hiểu tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, tạp chí Cộng sản, số 12-1999. Nguyễn Trọng Phúc: Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao từ sau hiệp định Giơwneviơ, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2 - 1995.... Về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: Cuốn sách do Nguyễn Đình Bin chủ biên Ngoại giao Việt Nam 1945-2000 (2000), Nxb Chính trị Quốc gia đã làm rõ giai đoạn Đảng lãnh đạo chống chính sách cấm vận, đấu tranh phá bỏ cấm vận và bình thường hóa trong quan hệ với Hoa Kỳ. Cuốn sách“Việt Nam - Hoa Kỳ hướng về phía trước” do Nguyễn Mại chủ biên (2008), Nxb Tri Thức, đã nói về thực trạng mối quan hệ hiện tại và xu hướng phát triển trong thời gian tới, trên cơ sở kiến nghị hệ thống các giải pháp cần thực hiện để mở rộng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Hội thảo khoa học quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong bối cảnh quốc tế mới, do Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ tổ chức vào năm 2009, đã đăng bài của giáo sư Nguyễn Quang Thái với tiêu đề “quan hệ với Hoa Kỳ cần được là một trụ cột của chính sách đối ngoại” với mục đích ngoại giao thân thiện, đa phương từ chỗ coi Hoa Kỳ là kẻ thù chuyển sang quan hệ đối tác cùng có lợi. Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ hợp tác và đấu tranh trong quan hệ đấu tranh Việt Nam và Hoa Kỳ hiện nay của Viện Quan hệ quốc tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh do An Mạnh Tuấn chủ biên (1998), đã nói lên quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, an ninh, quân sự, kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học, giáo dục. Luận án Đảng lãnh đạo quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ (1976 - 2006) (luận án tiến sĩ lịch sử) của tác giả Nguyễn Anh Cường, đã trình bày và phân tích quá trình bình thường hóa quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ (1976-1995) và quá trình phát triển quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ (1996 - 2006) phán ánh trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế…Luận án đã giúp luận văn khai thác những thông tin nhằm làm rõ nguyên 4 tắc ngoại giao Hồ Chí Minh được vận dụng trong quá trình bình thường hóa của Việt Nam với Hoa Kỳ và phát triển quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ từ 1995 đến 2013. Các bài nói, bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ ngoại giao cũng có nhiều giá trị trong việc khẳng định phát triển quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ như : Tuyên bố chung của thủ tướng Võ Văn Kiệt về việc Tổng thống Hoa Kỳ Bin Clinton quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, thư của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương gửi ngài George W.Bush - Tổng thống hợp chủng quốc Hoa Kỳ( 4/10/2001). Ngoài ra còn có các tạp chí như: Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Kinh nghiệm và bài học của tác giả Lê Linh Lam, tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 612009; Quan hệ Việt - Mỹ: 35 năm nhìn lại của Nguyễn Mạnh Hùng, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 3-2010; Xác định nội hàm tầm cao mới trong quan hệ Việt - Mỹ của Nhật Lâm, tạp chí Việt Mỹ, số 42- 2011. Về đường lối đối ngoại của Đảng: PGS.TS Đinh Xuân Lý với cuốn sách, tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng của Đảng trong thời kỳ đổi mới (2007), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội đã khái quát bối cảnh ra đời, nguồn gốc, nội dung cơ bản của tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng của Người trong thời kỳ đổi mới. Mặt khác, Bộ ngoại giao, Ban nghiên cứu Lịch sử ngoại giao với cuốn sách Vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế (2009), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề đặt ra cho ngoại giao Việt Nam và vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập. Bên cạnh đó còn có các bài viết trên những tạp chí như : Công tác đối ngoại hiện nay trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, của tác giả Văn Tạo trong Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3 -1993. Tác giả Vũ Khoan với bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại vẫn còn nguyên giá trị, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6 -1993. Mặc dù các công trình nghiên cứu với các cách tiếp cận khác nhau đã góp phần làm rõ hơn tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh cũng như những hoạt động ngoại giao của Người. Tuy nhiên, chưa có công trình nào tập trung vào việc nghiên cứu một cách trọn vẹn nguyên tắc ngoại giao Hồ Chí Minh cũng như sự vận dụng trong bình thường hóa và phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ hiện nay. Chính vì vậy, tác giả 5 chọn đề tài này để làm nổi bật hơn nữa giá trị lý luận cũng như thực tiễn của nguyên tắc ngoại giao Hồ Chí Minh, đồng thời góp phần làm rõ hơn sự bình thường hóa và phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu - Đề tài tập trung làm rõ nội dung nguyên tắc ngoại giao Hồ Chí Minh. - Tập trung làm rõ việc Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng những nguyên tắc ngoại giao của Hồ Chí Minh vào quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (1995-2013). 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, hệ thống hóa những quan điểm của Hồ Chí Minh về nguyên tắc ngoại giao. - Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp và đánh giá những nguyên tắc ngoại giao Hồ Chí Minh vào quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ giữa Việt Nam - Hoa Kỳ (1976-2013). 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam. - Nghiên cứu lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. - Nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình đi tới bình thường hóa và phát triển quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Những nguyên tắc ngoại giao Hồ Chí Minh. - Việc vận dụng nguyên tắc ngoại giao Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bình thường hóa và phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (1976 2013). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn thực hiện trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, dựa vào những tư tưởng của Hồ Chí Minh về ngoại giao; những quan điểm 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam; những quan điểm của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài về ngoại giao. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. - Sử dụng các phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích - tổng hợp, phương pháp hệ thống, so sánh để làm rõ những nội dung chủ yếu của đề tài. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn góp phần tổng hợp, hệ thống và luận giải những nội dung và giá trị đặc sắc trong nguyên tắc ngoại giao Hồ Chí Minh. - Làm rõ hơn quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ. - Đưa ra một số hướng vận dụng nguyên tắc ngoại giao Hồ Chí Minh trong quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. - Luận văn có thể là tài liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh trong quan hệ quốc tế và ngoại giao. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương 5 tiết. Chương 1: Nguyên tắc ngoại giao Hồ Chí Minh. Chương 2: Vận dụng nguyên tắc ngoại giao Hồ Chí Minh trong bình thường hóa và phát triển quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ. 7 CHƯƠNG 1 NGUYÊN TẮC NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Người đã rất quan tâm đến vấn đề ngoại giao. Cũng chính vì vậy, Người không chỉ nêu những quan điểm chỉ đạo mà còn trực tiếp thực hiện vấn đề này ngay từ khi đất nước chưa giành được chính quyền (trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945) nhằm mục tiêu: phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân. Quan điểm chỉ đạo của Người lúc này là: Tăng cường hợp tác, đoàn kết với giai cấp vô sản và các lực lượng cách mạng trên toàn thế giới không phân biệt màu da, không phân biệt dân tộc, cốt tập hợp được mọi lực lượng, nhằm đánh đổ chủ nghĩa thực dân, đế quốc, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở, nền tảng cho nền ngoại giao cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh luôn hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết, hợp tác quốc tế. Tư tưởng hợp tác, đoàn kết các lực lượng của dân tộc với lực lượng cách mạng thế giới đã từng bước được Người thực hiện trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Vấn đề hợp tác quốc tế là một trong những vấn đề quan trọng nhất được Hồ Chí Minh quan tâm và trực tiếp chỉ đạo với chủ trương, đường lối và xây dựng chính sách cụ thể. Người đã đề ra một số quan điểm mang tính nguyên tắc chỉ đạo trong hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta như sau: 1.1. Giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, dựa vào sức mình là chính, đồng thời trên cơ sở tự nguyện và tôn trọng lẫn nhau Độc lập, tự chủ, dựa vào sức mình là chính là đặc điểm nổi bật trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh. Bằng lối tư duy độc lập, sáng tạo, Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc, hoạch định đường lối chiến lược cho mọi giai đoạn cách mạng Việt Nam, trong đó có đường lối ngoại giao của Đảng. Tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Người trong hoạt động ngoại giao thể hiện ở tính chủ động và tự quyết trong việc xác định đúng vai trò, vị trí, lợi ích của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, đồng thời đánh giá khách quan môi trường quốc tế thực tại, xác định 8 đúng thời cơ và thách thức để từ đó hoạch định chính sách đối ngoại phù hợp, phục vụ cho lợi ích chính đáng của dân tộc, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Trong quan hệ quốc tế, đòi hỏi mỗi nước phải luôn giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ. Độc lập, tự chủ tức là dựa vào sức mình là chính, có tham khảo, chọn lọc kinh nghiệm, bài học của quốc tế nhưng phải tự mình suy nghĩ, tìm tòi, định ra những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm giải quyết công việc của đất nước, không chịu một sức ép nào từ bên ngoài, không thể biến thành một con bài trong tay người khác. Độc lập, tự chủ thể hiện trước hết ở tư duy nhận thức và hành động tự chủ, sáng tạo, không giáo điều và rập khuôn. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh vấn đề mà nhiều lần đồng chí Mác - Lênin nhắc đi nhắc lại rằng, lý luận cách mạng không phải giáo điều, nó là kim chỉ nam cho hành động cách mạng và lý luận không phải là cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo. Những người cộng sản các nước phải cụ thể hóa chủ nghĩa Mác - Lênin cho thích hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, từng lúc, từng nơi. Trong quan hệ quốc tế, Hồ Chí Minh khẳng định nguyên tắc “độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở nước ngoài”. [36, tr. 162] Ngay từ khi thành lập Đảng và trong các văn kiện chỉ đạo hoạt động thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở tinh thần độc lập, tự chủ “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Người còn nói: “sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. [38, tr. 445] Do hoàn cảnh cuộc đấu tranh cách mạng của nước ta, sau khi nhân dân ta giành được chính quyền tháng 9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh về chính trị, quân sự, kinh tế, nội chính và ngoại giao của ta là tự lực cánh sinh. Từ năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn nhưng giành được thắng lợi phải do nỗ lực của chính bản thân ta quyết định. Khi nước ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ, tự lực cánh sinh là “cái gốc, điểm mấu chốt” của mọi thắng lợi trong sự nghiệp cách 9 mạng. Người xác định tự lực cánh sinh là một truyền thống và Người đã nói lên mối liên hệ giữa tranh thủ viện trợ quốc tế và tự lực cánh sinh. Hiệp định Gơnevơ 1954 đã để lại bài học về độc lập, tự chủ và hợp tác sâu sắc. Các nước lớn đã tác động đến tiến trình giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Thế và lực của cách mạng Đông Dương lúc bấy giờ còn hạn chế nhưng đã phản ánh được tương quan lực lượng ở Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng. Từ kinh nghiệm của Hội nghị này, ngoại giao Việt Nam đã có bước trưởng thành, trong thời kỳ tiếp theo, ta đàm phán trực tiếp với Mỹ. Đường lối độc lập tự chủ, đoàn kết quốc tế được phát huy, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Để tăng cường thế và lực cho cách mạng nước ta trong thời kỳ cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược. Ngay năm 1955, Việt Nam đã đồng thời triển khai hoạt động đối ngoại trên nhiều hướng: Đấu tranh thi hành hiệp định Gơnevơ; tăng cường củng cố quan hệ và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa; đóng góp tích cực vào việc củng cố đoàn kết giữa các đảng anh em, tăng cường sự thống nhất trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế; xây dựng quan hệ hữu nghị với chính phủ Khơme và Lào theo năm nguyên tắc chung sống hòa bình; tăng cường đoàn kết với phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ La tinh; tham gia vào phong trào hòa bình và dân chủ thế giới, chống đế quốc, thực dân, hiếu chiến. Chủ trương và những kết quả đạt được trong hoạt động đối ngoại của Đảng ta giai đoạn này thực sự là những yếu tố khởi đầu của chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế mà nước ta có thể thực hiện được trong điều kiện thực tiễn quan hệ chính trị thế giới lúc bấy giờ. Sau khi nước nhà giành được độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn mong muốn thực hiện một chính sách đa phương, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Bởi vậy, trong nhiều bài phát biểu, trả lời phỏng vấn báo chí, Người khẳng định, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước dân chủ trên thế giới, hợp tác với mọi nước vui lòng hợp tác thật thà và bình đẳng với Việt Nam. Việc ta triển khai quan hệ trên nhiều hướng đã góp phần mở rộng tập hợp lực lượng quốc tế, hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam 10 trong cuộc kháng chiến cứu nước và tạo thuận lợi để ta tiếp tục tranh thủ được sự ủng hộ và viện trợ quan trọng của cả Liên Xô và Trung Quốc. Trong hoạt động ngoại giao, độc lập tự chủ nhằm đảm bảo lợi ích dân tộc chính đáng, thực hiện các quyền dân tộc cơ bản trong lợi ích của các dân tộc đan xen, chồng chéo. Độc lập tự chủ và tự lực, tự cường khác hẳn với chủ nghĩa biệt phái. Để chiến thắng những kẻ thù mạnh hơn mình gấp nhiều lần trong bối cảnh thời đại mới, Hồ Chí Minh luôn chủ trương tăng cường đoàn kết và tranh thủ sự hợp tác quốc tế, coi đây là một vấn đề có tầm chiến lược hàng đầu trong đường lối cách mạng Việt Nam. Mục tiêu của đoàn kết và hợp tác quốc tế là tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ quốc tế, làm tăng thêm khả năng tự lực, tự cường, tạo điều kiện làm chuyển biến so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng. Vì vậy, độc lập tự chủ, tự cường phải gắn với đoàn kết và hợp tác quốc tế, đồng thời kết hợp với đấu tranh kiên quyết và khôn khéo để thực hiện mục tiêu cách mạng và bảo vệ quyền lợi quốc gia. Đó là một nguyên lý cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hoạt động quốc tế và ngoại giao Việt Nam, được Đảng ta nâng lên thành đường lối độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ nhận định, cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam vì độc lập và thống nhất Tổ quốc là sự nghiệp cao cả và chính nghĩa, đã trở thành lương tâm và vinh dự của thời đại, được cả loài người tiến bộ và nhân dân Mỹ đồng tình ủng hộ. Bằng thiên tài trí tuệ, tình cảm quốc tế chân thành và trong sáng, bằng nghệ thuật ứng xử ngoại giao tinh tế, có lý, có tình, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta vẫn kiên trì đường lối độc lập, tự chủ, kiên trì vận động thuyết phục làm cho bạn hiểu ta, tiếp tục ủng hộ, giúp đỡ ta cho đến khi sự nghiệp thống nhất đất nước ta hoàn toàn thắng lợi. Như vậy, giữ vững độc lập, tự chủ trong đường lối cách mạng nói chung và đường lối đối ngoại nói riêng là một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh cho rằng, vấn đề hợp tác nói chung và nhất là vấn đề hợp tác quốc tế nói riêng chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở tự nguyện và tôn trọng lẫn nhau, nêu cao nhân nghĩa và đạo lý trong quan hệ quốc tế, trân trọng thành quả của sự hợp tác. Quan điểm và sự tự nguyện trong hợp tác quốc tế được Hồ Chí Minh nêu: “Lênin đã dạy rằng: Không có sự cố gắng tự nguyện của giai cấp vô sản và sau 11 đó là của toàn thể quần chúng lao động tất cả các nước và các dân tộc trên thế giới, hướng tới sự liên minh và thống nhất với nhau thì việc chiến thắng chủ nghĩa tư bản không thể nào hoàn thành có kết quả được”. [42, tr. 175] Ngay sau khi đất nước giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã công bố những quan điểm lớn của chính phủ ta về ngoại giao. Nguyên tắc chung được nêu lên là kiên trì ngoại giao với các tất cả các nước trên cơ sở của sự bình đẳng, tương trợ, tự nguyện và tôn trọng lẫn nhau. Mục đích của ngoại giao là làm sao đất nước ít kẻ thù hơn, nhiều bạn đồng minh hơn. Người đã nhiều lần nói rõ với nhân dân và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”, “một khi đã độc lập, Việt Nam sẽ đứng với tất cả các nước bầu bạn”. [37, tr. 44] Từ nguyên tắc ngoại giao trên đây, chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, nhất là quan hệ kinh tế của các nước đã được khẳng định rõ: “Việt Nam sẽ giao dịch với tất cả các nước nào trên thế giới muốn giao dịch với Việt Nam một cách thật thà”. [37, tr. 46] Từ nguyên tắc ngoại giao tự nguyện và tôn trọng lẫn nhau đã giúp Hồ Chí Minh xác định đối tượng trong hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, do những tác động của lịch sử và những điều kiện khách quan, Người đã có những chỉ đạo và xử lý mối quan hệ quốc tế đối với từng đối tượng cụ thể, tùy theo mối quan hệ về chính trị, lịch sử, địa lý. Người đặc biệt coi trọng, mở rộng hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Quan điểm của Người trong các chuyến thăm hữu nghị, chính thức, các văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thể hiện rõ điều này. Khối lượng vật chất to lớn, các phương tiện, máy móc, việc đào tạo các chuyên gia, thợ kỹ thuật mà các nước xã hội chủ nghĩa đã giành cho Việt Nam trong những năm dân tộc ta đang tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã thể hiện hiệu quả, tính đúng đắn của đường lối đối ngoại toàn diện, tự nguyện và tôn trọng lẫn nhau trong việc mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Hồ Chí Minh hết sức coi trọng quan hệ với các nước láng giềng và khu vực. Trước hết là với nước Lào và Campuchia cùng chiến đấu chống kẻ thù chung, Hồ Chí Minh khẳng định tình đoàn kết, gắn bó thắm thiết. Mối quan hệ gắn bó trong sáng, thân thiện với dân tộc anh em Lào, Hồ Chí Minh đã ca ngợi: 12 Thương nhau mấy núi cũng trèo Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua Việt - Lào hai nước chúng ta Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long. Nhân dịp tết cổ truyền của Campuchia năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện chúc mừng tới Quốc trưởng Nôrôđôm Xihanúc, khẳng định lòng mong muốn của Việt Nam “xây dựng sự hợp tác bền vững và lâu dài giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Vương quốc Campuchia”. Với nước láng giềng Trung Quốc vốn có quan hệ lịch sử lâu đời với Việt Nam, bằng hoạt động liên tục, không mệt mỏi suốt nửa thế kỉ, Người đã xây đắp nên mối quan hệ “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Hồ Chí Minh cũng hết sức coi trọng thiết lập mối quan hệ láng giềng tốt với các nước trong khu vực có chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc được giải phóng, sau chuyến đi thăm cám ơn các nước xã hội chủ nghĩa anh em, Người đã dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước ta đi thăm Ấn Độ, Miến Điện, Inđônêxia, hình thành trục hữu nghị Hà Nội- ĐêliGiacácta và từ cuối những năm 50 đầu 60, thế giới bắt đầu nói đến quan hệ “tam hùng” ở khu vực là Hồ Chí Minh - Nêru - Xucacnô. Thực tế lịch sử cho thấy tại các diễn đàn quốc tế có liên quan, Hồ Chí Minh luôn khẳng định tình đoàn kết, hữu nghị và sự hợp tác với nhân dân các nước láng giềng trên bán đảo Đông Dương, với các nước Đông Nam Á và Nam Á. Những mối quan hệ ngoại giao mà Nhà nước ta thực hiện trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và sau này là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã thể hiện rõ chủ trương này. Trong mối quan hệ đó, Hồ Chí Minh nhiều lần nói đến năm nguyên tắc chung sống hòa bình. Người đặc biệt nhấn mạnh những nguyên tắc không xâm phạm đến nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Đối với những nước lớn có tiềm lực kinh tế và khoa học, kỹ thuật, có vị trí và vai trò quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế. Ngay từ cuối những năm 20 của thế kỷ XX, sau đó là những năm trước Cách mạng Tháng Tám và đặc biệt là những ngày tháng đất nước ta mới giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã giao thiệp khá rộng rãi với chính giới các nước lớn như Mỹ, Anh, ..Ngay trong những ngày tháng quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Người đã nêu quan 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan