Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học hiện tượng hút thuốc lá ở học sinh

.DOC
12
17173
115

Mô tả:

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/thành phố: Cần Thơ Phòng giáo dục và Đào tạo: Quận Ninh Kiều Trường ( THCS/ THPT): THCS Huỳnh Thúc Kháng Địa chỉ: 148 Mậu Thân – P.An Nghiệp – Q.Ninh Kiều – TP Cần Thơ Điện thoại: 0710 373 2711 Địa chỉ email: [email protected] CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC Họ và tên học sinh (hoặc nhóm học sinh): 1) Đặng Ngọc Như Quỳnh Ngày sinh: 06/05/1999 2) Nguyễn Thanh Thu Trúc Ngày sinh: 29/10/1999 3) Phan Thị Cát Tường Ngày sinh: 03/09/1998 I. Tên tình huống: Hiện tượng hút thuốc lá ở học sinh II. Mục tiêu giải quyết tình huống: II.1 - Mọi người biết được tác hại của việc hút thuốc lá. II.2 - Chỉ ra một số giải pháp để giúp cho những người nghiện hút thuốc lá bớt hút thuốc. II.3 - Thông qua các bài học giúp chúng ta biết các thành phần trong thuốc lá rất có hại cho sức khỏe con người. II.4 - Cho chúng ta biết minh cần làm những việc gì và hành động của chúng ta để phong ngừa việc hút thuốc lá ở học sinh và những người khác. II.5 - Tuyên truyền cho mọi người không nên hút thuốc lá để bảo vệ môi trường chính mình và mọi người xung quanh. II.6 - Hình thành cho những người nghiện hút thuốc lá thói quen không hút thuốc để cai nghiện và cho những người không hút thuốc lá tránh xa tệ nan này. II.7 - Giúp cho chúng ta có thái độ đúng đắn trong việc hút thuốc lá. II.8 - Ngăn ngừa hiện tượng đua đòi theo bạn xấu nghiện ngập, hút thuốc ở học sinh III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: III.1-Tất cả các học sinh trường trung học cơ sở. IV. Giải pháp giải quyết tình huống: IV.1- Tuyên truyền và vận động. V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: V.1 Sử dụng kiến thức môn hóa học để tuyên truyền: (bài “ Hóa học hữu cơ”- lớp 9) Nicotin là một chất lỏng như đầu, hút ẩm và có thể trộn lẫn với nước trong dạng bazo của nó.Là một bazơ gốc nitơ, nicotin tạo ra các muối với các axít, thông thường có dạng rắn và hòa tan được trong nước. Nicotin dễ dàng thẩm thấu qua da. Như các số liệu vật lý thể hiện, nicotin dạng bazơ tư do sẽ cháy ơ nhiệt độ thấp. Phần lớn nicotin bị cháy khi người ta đốt điếu thuốc lá; tuy nhiên,nó đươc hít vào đủ để gây ra các hiệu ứng mong muốn. V.2. Sử dụng kiến thức môn sinh để tuyên truyền: ( bài “ hệ hô hấp và hệ tuần hoàn của màu ’’- lớp 8) Khi nicotin đươc đưa vào cơ thể, nó được vận chuyển nhanh thông qua đường máu và có thể vượt qua rào cản giữa máu và não. Kể từ khi hít vào nicotin mất trung bình 7 giây để chạy tới não. Thời gian bán phân rã của nicotin trong cơ thể vào khoảng 2 giờ. Lượng nicotin hít vào cùng với khói thuốc là một phần nhỏ dung lượng chất này có trên lá của cây thuốc lá (hầu hết chất này bị cháy hết khi đốt thuốc). Lượng nicotin ngấm vào cơ thể thông qua việc hút thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kiểu thuốc lá,việc có hít khói vào phổi hay không, và có đầu lọc hay không. Khi nhai thuốc lá, với việc để thuộc lá giữ môi và lợi, lượng ngấm vào cơ thể có xu hướng cao hơn nhiều so với việc hút thuốc. Nicotin bi phân rã trong gan bằng enzym cytochrome P450 (chủ yếu là CYP2A6,và cũng có CYP2B6). Cotinin là một trong các chất phân hóa nicotin chính. V.3 Tư liệu được dùng ở môn công dân: ( bài: “Phòng, chống tệ nạn xã hội” - lớp 8 và bài: “Lý tưởng sống của thanh niên” – lớp 9) V.3.1 Tất cả các bạn học sinh phải có ý thức với việc hút thuốc lá. V.3.2 Cấm hút thuốc lá dưới bất cứ mọi hình thức nào, nghiêm cấm tụ tập hút thuốc lá. V.3.3 Hút thuốc lá là một mối nguy hại cho chúng ta. V.4 Tư liệu được dùng ở môn văn:( bài “ Ôn dịch thuốc lá’’- lớp 8) V.4.1 Ôn dịch thuốc lá đe đọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn của AIDS. V.4.2 Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu. V.4.3 Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở các thành phố lớn nước ta ngang với tỉ lệ các thành phố Âu-Mỹ.Chỉ có khác là với một thanh niên Mỹ , 1đô la mua một bao thuốc lá là một khoản tiền nhỏ, còn đối với thiếu niên Việt Nam, muốn có 15 000 đồng mua một bao 555- vì đã hút là phải hút thuốc sang- chỉ có một cách là trộm cắp. Trộm một lần, quen tay. Từ điếu thuốc sang cốc bia rồi đến ma túy , con đường phạm pháp thực ra đã mở đầu với điếu thuốc. V.4.4 Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng, chính là đã đẩy con em vào con đường phạm pháp. V.5 Tư liệu được lấy ở thực tế hút thuốc lá hiện nay: V.5.1. Thực trạng hút thuốc lá hiện nay của học sinh: V.5.1.1 Dạo quanh các quán nước gần các trường trung học, chúng ta có thể bắt gặp cảnh học sinh tụm 3, tụm 5 phì phèo điếu thuốc. Các bạn xem hút thuốc lá như mộtthú vui, thứ tiêu khiển vô hại. Nhưng các bạn đâu biết rằng tương lai của các bạn đang mờ tàn dần theo khói thuốc. Đốt thuốc cũng chính là đốt sức khỏe tương lai của các bạn. V.5.1.2 Hiện nay các bạn học sinh rất rễ dàng để mua một bao thuốc lá vì thuốc lá xuất hiện ở tất cả những quán bán lẻ từ thành thị đến nông thôn. V.5.1.3 Để có tiền mua thuốc lá các bạn có thể đi ăn trộm, nhịn bữa ăn sáng để lấy tiền mua thuốc. V.5.1.4 Không chỉ có học sinh nam hút mà còn có cả học sinh nữ vì thấy các bạn hút mình cũng muốn thử. Phụ nữ hiện nay cung có rất nhiều ngươi hút thuốc chỉ vì buồn hay muốn tạo ra cho mình một phong cách. V.5.1.5 Các bạn học sinh hiện nay thường sống trong môi trường hút thuốc thì cũng học theo người lớn và nghiện. V.5.2 Tác hại của việc hút thuốc lá: V.5.2.1 Da nhợt nhạt do thuốc lá có chứa những chất độc hại và một số hóa chất. Những chất gây độc hại này có thể hút oxy vào chất dinh dưỡng của cơ thể bằng cách lấy đi các tế bào khỏe mạnh. V.5.2.2 Thâm quầng mắt các hóa chất nguy hiểm này sẽ ảnh hưởng đến mạch máu, ngăn nguồn cung cấp oxy cho da. Hút thuốc lá cũng tạo thành các mọng dưới mắt. V.5.2.3 Giảm khả năng tập luyện: tác động tới tim, phổi của thuốc lá có thể gây bất lợi cho bất kì tham gia hoạt động nào. V.5.2.4 Các vấn đề về sinh sản: phụ nữ hút thuốc trong một thời gian nhất định sẽ khó mang thai cũng như sinh một đứa trẻ khỏe mạnh vì các chất độc trong thuốc sẽ làm tăng nguy cơ khó thụ thai, để sảy thai hay sinh trẻ nhẹ cân. V.5.2.5 Hình thành cho các bạn học sinh một thói quen sấu và rễ dàng rơi vào các tệ nạn xã hội một cách nhanh hơn. V.5.2.6 Ảnh hưởng đến việc học tập, giảm sự sáng tạo nhạy bén trong học tập và các hoạt động khác. V.5.2.7 Làm giảm sút kinh tế gia đình và xã hội. V.5.2.8 Ô nhiễm môi trường( khói thuốc lá, xả tàn thuốc, bao thuốc). V.5.2.9 Có hại cho sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh. V.6 Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống V.6.1 Đối với sức khỏe học sinh Đối với học sinh chúng ta, sức khỏe là một vấn đề quan trọng. Nếu thiếu đi sức khỏe thì chúng ta khó có thể làm được những gì mà chúng ta muốn. Tuy nhiên, một vài bạn trẻ thường hút thuốc lá ở trong trường học mà không để ý gì đến tác hại của chúng. Bỏ thuốc lá sẽ có những tác dụng đối với các bạn học sinh: V.6.1.1 Không hút thuốc lá hay không hít phải khói thuốc lá sẽ giúp các bạn học sinh phòng trừ một số bệnh về đường hô hấp như ung thư phế quản phổi, ung thư vòm họng, miệng, thực quản, ung thư ruột… và giúp các bạn tránh được các bệnh về răng, lợi, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. V.6.1.2Giảm đi một phần nào các độc hại tích tụ trong cơ thể các bạn. V.6.1.3Khi không hút thuốc lá hay bỏ thuốc lá sẽ giúp cho trí não phát triển, sáng tạo, cải thiện thị lực, trí nhớ. V.6.1.4Bỏ thuốc lá là một trong những biện pháp giúp con người cải thiện vẻ đẹp cơ thể. V.6.1.5Tăng cường khả năng tuần hoàn máu, tăng sức khỏe xương cốt, bỏ được một số căn bệnh nan y, bệnh ù tai và một số bệnh thường gặp. V.6.2 Đối với xã hội V.6.2.1 Những tác dụng về mặt môi trường (Bỏ thuốc lá sẽ giảm được hiện tượng cháy rừng, cháy nhà, phát sinh các loại khí gây hiệu ứng nhà kính và giảm được tới trên 4.000 loại hóa chất khác nhau có trong khói thuốc, kể cả những loại hóa chất nguy hiểm như cadnium, arsenic, N-nitrosamine và formanldehyde.) V.6.2.2 Bỏ hút thuốc lá giúp cho xã hội giảm bớt những người bị mắc bệnh hiểm nghèo,… giúp cho xã hội văn minh hơn. V.6.2.3 Không chỉ có hại cho sức khỏe, thuốc lá còn gây ra những tổn thất lớn về kinh tế của mỗi gia đình và toàn xã hội. Ước tính, phần đóng góp của ngành công nghiệp thuốc lá cho ngân sách Nhà nước chỉ chiếm 1/3 số tiền (khoảng 6.000 tỷ đồng/năm) mà người dân tiêu vào khói thuốc. Chi phí chăm sóc y tế cho những người dân hút thuốc lá và việc giảm ngày công lao động của họ là những tổn thất rất lớn cho một quốc gia có nhiều người nghiện thuốc lá… V.6.3 Đối với gia đình V.6.3.1 Giảm hỏa hoạn trong gia đình (thực tế chứng minh nhà của những người hút thuốc lá có mức rủi ro bị cháy cao gấp 6 lần so với nhà của những người không hút thuốc) V.6.3.2 Những người mẹ mang thai hút hoặc hít phải khói thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, dị dạng thai nhi, giảm tiết sữa, nguy cơ sinh con bị thiếu cân sẽ cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc. V.6.3.3 Các gia đình có người hút thuốc lá thường có nguy cơ cả gia đình mắc bệnh ung thư, con sinh ra có khả năng bị dị dạng. Làm giảm khả năng vô sinh. Dù là đàn ông hay đàn bà nếu nghiện thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh con. Ở đàn ông làm tăng bệnh suy giảm cương cứng, suy giảm số lượng tinh trùng. Ở phụ nữ làm giảm khả năng rụng trứng và thụ thai.Nếu những ai còn trong giai đoạn sinh đẻ thì nên bỏ thuốc càng sớm càng tốt, bởi nó không chỉ có lợi cho người trong cuộc mà còn có tác dụng cả cho đứa trẻ trong tương lai. V.6.4 Ý thức của học sinh V.6.4.1 Các bạn học sinh cần ý thức được những việc mình đang làm. Các bạn cần tự hiểu không nên hút thuốc lá. V.6.4.2 Các bạn học sinh có thể tuyên truyền cho người khác tác hại của việc hút thuốc lá và tác dụng của việc từ bỏ thuốc lá.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan