Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vấn đề xây dựng đảo và công trình, thiết bị nhân tạo theo quy định của công ước ...

Tài liệu Vấn đề xây dựng đảo và công trình, thiết bị nhân tạo theo quy định của công ước luật biển 1982 (luận văn thạc sĩ luật học)

.PDF
101
214
136

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN DIỆU HƯƠNG VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẢO VÀ CÔNG TRÌNH THIẾT BỊ NHÂN TẠO THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN DIỆU HƯƠNG VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẢO VÀ CÔNG TRÌNH THIẾT BỊ NHÂN TẠO THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN UNCLOS 1982 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60380108 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Toàn Thắng HÀ NỘI - NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2016 Người cam đoan Nguyễn Diệu Hương XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Nguyễn Toàn Thắng Phó Viện trưởng Viện Luật so sánh, Đại học Luật Hà Nội LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường đại học Luật Hà Nội; lãnh đạo, cán bộ Khoa Pháp luật Quốc tế, Khoa sau Đại học và các khoa, phòng có liên quan của Đại học Luật Hà Nội đã luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc học tập, nghiên cứu của các học viên Lớp Cao học Luật Quốc tế khóa 22, trong đó có bản thân tác giả. Qua chương trình học này đã giúp tác giả càng củng cố thêm những tình cảm, suy nghĩ hết sức tốt đẹp về Trường Đại học Luật Hà Nội – một môi trường đào tạo chuyên nghiệp, một địa chỉ tin cậy cho những ai thực sự mong muốn tìm kiếm những kiến thức cần thiết phục vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học pháp lý. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong và ngoài Trường Đại học Luật Hà Nội đã giành nhiều thời gian, công sức quý giá để truyền đạt cho tác giả, cũng như toàn thể học viên Lớp Cao học Luật Quốc tế khóa 22 những phương pháp nghiên cứu khoa học vô cùng hữu ích, mở ra cho tác giả những chân trời tri thức mới. Xin gửi lời cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè đã hỗ trợ tác giả trong việc tìm kiếm tài liệu phục vụ nghiên cứu đề tài. Xin cảm ơn gia đình đã luôn động viên, ủng hộ tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài. Nếu không có sự động viên, ủng hộ này, tác giả sẽ thật khó có thể hoàn thành chương trình học tập của bản thân. Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Toàn Thắng, người đã vô cùng tâm huyết, tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn tốt nghiệp./. Hà Nội, tháng 8/2016 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ý nghĩa Từ viết tắt COC Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông DOC Tuyên bố ứng xử giữa các bên ở Biển Đông EEZ Vùng đặc quyền kinh tế ICJ Tòa án Công lý Quốc tế của Liên Hợp Quốc LHQ Liên Hợp Quốc PCA Tòa Trọng tài Thường trực của Liên Hợp Quốc UNCLOS Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 UAE Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất Mục lục Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ ĐẢO NHÂN TẠO, 8 CÔNG TRÌNH, THIẾT BỊ NHÂN TẠO TRÊN BIỂN 1.1. Khái niệm đảo nhân tạo, công trình, thiết bị nhân tạo trên 8 biển 1.1.1. Khái niệm đảo nhân tạo 8 1.1.2. Khái niệm công trình, thiết bị nhân tạo trên biển 12 1.1.3. Mối liên hệ giữa đảo nhân tạo và công trình thiết bị nhân 14 tạo trên biển 1.2. Thực tiễn xây dựng đảo nhân tạo, công trình, nhân tạo trên 15 biển 1.3. Phân loại đảo nhân tạo, công trình, thiết bị nhân tạo trên 17 biển 1.4. Tác động, ảnh hưởng của việc xây dựng đảo nhân tạo, công 24 trình, thiết bị nhân tạo trên biển 1.4.1. Tác động, ảnh hưởng tích cực 24 1.4.2. Tác động, ảnh hưởng tiêu cực 24 TIỂU KẾT 26 CHƯƠNG 2: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA ĐẢO NHÂN TẠO, 27 CÔNG TRÌNH, THIẾT BỊ NHÂN TẠO THEO CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN NĂM 1982 2.1. Quá trình pháp điển hóa Luật Biển quốc tế, hình thành 27 Công ước Luật biển năm 1982 2.2. Thẩm quyền xây dựng đảo nhân tạo, công trình, thiết bị 31 trên các vùng biển 2.3. Đảo nhân tạo, công trình, thiết bị nhân tạo và việc xác định các đường ranh giới trên biển 37 2.4. Đảo nhân tạo, công trình, thiết bị nhân tạo và việc mở rộng 40 các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, đảo và đảo đá TIỂU KẾT 42 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐẢO NHÂN TẠO, 44 CÔNG TRÌNH VÀ THIẾT BỊ NHÂN TẠO Ở BIỂN ĐÔNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM 3.1. Thực trạng xây dựng đảo nhân tạo, công trình, thiết bị 44 nhân tạo ở khu vực Biển Đông 3.1.1. Khái quát chung về khu vực Biển Đông 44 3.1.2. Thực trạng xây dựng đảo nhân tạo, công trình thiết bị 47 nhân tạo tại khu vực biển Đông 3.1.3. Ảnh hưởng từ việc xây dựng đảo nhân tạo, công trình 51 nhân tạo trong khu vực Biển Đông tới Việt Nam 3.2. Hoạt động xây dựng của Trung Quốc và vấn đề giải quyết 56 tranh chấp ở Biển Đông 3.3. Vụ Philippines kiện Trung Quốc và tác động đối với Việt 58 Nam 3.4. Một số đề xuất, kiến nghị 63 TIỂU KẾT 71 KẾT LUẬN 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC 81 1 PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, các vấn đề xoay quanh đảo và công trình, thiết bị nhân tạo chưa được quan tâm, làm rõ trong bối cảnh “đảo nhân tạo” vẫn còn gây nhiều tranh cãi và chưa có bất kỳ định nghĩa nào về đảo nhân tạo được chấp nhận rộng rãi mặc dù hàng loạt các điều khoản trong Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 có đề cập tới khái niệm này. Trong bối cảnh các quốc gia đang nỗ lực mở rộng lãnh thổ, chiếm giữ không gian phát triển, đặc biệt là không gian biển thì vấn đề xây dựng các công trình, thiết bị nhân tạo, đặc biệt là đảo nhân tạo đã và đang được các quốc gia ven biển quan tâm và thực hiện. Bởi lẽ, các đảo, công trình, thiết bị nhân tạo được xây dựng hợp pháp trên biển sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia ven biển trong việc bảo vệ và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia; gia tăng hiệu quả khai thác tài nguyên biển (như khai thác dầu khí, thủy, hải sản, các mỏ kim loại…); nghiên cứu khoa học biển; bảo đảm an ninh hàng hải, hàng không, thương mại quốc tế và các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, đấu tranh phòng, chống tội phạm; điều chỉnh, cân bằng dòng chảy của thủy triều, chống xói mòn (Balance Island của Hà Lan); thích nghi với tình trạng trái đất nóng lên (Hulhumale của Cộng hòa Maldives)… Từ những lợi ích to lớn nói trên, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tiến hành xây dựng đảo nhân tạo, điển hình là Hà Lan, các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE), Azerbaijan, Maldives, Qatar, Bahrain, Áo, Canada, Đan Mạch, Hong Kong, Singapore, Nam Phi, Ấn Độ… Tuy nhiên, một thực trạng nguy hiểm hiện nay đó chính là việc bồi đắp, mở rộng các đảo đá nhỏ, hay các bãi ngầm, rạn san hô, bãi cạn lúc chìm lúc nổi để biến chúng thành đảo nhân tạo đang được một số quốc gia thực hiện với mục đích duy trì, củng cố yêu sách về chủ quyền đối với các vùng biển 2 xung quanh các “đảo” này, đặc biệt ở các quần đảo và vùng biển đang có yêu sách tranh chấp hoặc chồng lấn. Việc xây dựng, bồi đắp các đảo nhân tạo này đã từng bước làm thay đổi hiện trạng của các vùng biển, đảo khiến cho mâu thuẫn giữa các quốc gia có lợi ích liên quan ngày càng căng thẳng và phức tạp. Thực tiễn đó đã và đang được Trung Quốc tiến hành với quy mô rất lớn ở quần đảo Hoàng Sa và 7 bãi đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Vậy việc nghiên cứu “Vấn đề xây dựng đảo và công trình, thiết bị nhân tạo theo quy định của Công ước Luật Biển 1982” là rất quan trọng. Với mong muốn làm sáng tỏ các quy chế pháp lý liên quan đến khái niệm, điều kiện, vị trí, thủ tục xây dựng, quy chế pháp lý và quyền tài phán của quốc gia đối với đảo, công trình và thiết bị nhân tạo theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982. Đồng thời, phân tích cơ sở pháp lý và tác động tiêu cực từ thực trạng xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc trên các đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tình hình nghiên cứu vấn đề Việt Nam vốn là một nước đi lên từ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, điều kiện kinh tế - xã hội còn ở mức kém phát triển, ngành lập pháp Việt Nam còn tương đối chậm phát triển và có nhiều hạn chế. Năm 1994, Quốc hội nước ta thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 và Nghị quyết của Quốc hội nước ta về phê chuẩn Công ước Luật Biển năm 1982, Luật Biển Việt Nam ra đời năm 2012 là một yêu cầu tất yếu và cần thiết đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta trong tình hình hiện nay. Tại quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc tiến hành xây dựng tại một số điểm, đảo như: xây mới đường băng dài 2.920m thay thế cho đường băng cũ dài 2.400m tại đảo Phú Lâm , mở rộng khu vực hậu cần cho máy bay tại đảo Phú Lâm, xây dựng một doanh trại quân đội, đê chắn biển và một số các công 3 trình trên đảo Quang Hòa, mở rộng diện tích đảo này lên 50% so với diện tích vào tháng 01/2014 và xây dựng các tòa nhà trên đảo Duy Mông... Tại quần đảo Trường Sa, từ đầu năm 2014, Trung Quốc tiến hành “đảo hóa” và mở rộng các đá trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam mà họ đã sử dụng vũ lực xâm lược năm 1988 (bao gồm: Gạc Ma, Subi, Tư Nghĩa, Chữ Thập, Gaven, Châu Viên) và năm 1995 (Vành Khăn) bất chấp sự phản đối của Việt Nam, Philippines và các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, khối G7 và Liên minh châu Âu. Hiện nay, một số ít các cơ quan như Bộ Ngoại giao, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam… đã xuất bản các ấn phẩm liên quan đến Biển Đông và các tranh chấp trên Biển Đông, về việc xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông, song, đa phần là những công trình nghiên cứu về Biển Đông nói chung, mang tính chuyển tải nội dung tính chất địa chính trị, lợi ích, chính sách và hành động của các bên liên quan. Số lượng các công trình nghiên cứu về vấn đề pháp lý liên quan đến xây dựng đảo và công trình, thiết bị nhân tạo theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 còn hạn chế, vì vậy, tác giả chọn đề tài luận văn trên đảm bảo tính “mới” trong nghiên cứu. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu - Quy chế pháp lý về việc xây dựng đảo và công trình thiết bị nhân tạo; - Thực tiễn các quốc gia trên thế giới trong giải quyết tranh chấp về việc xây dựng đảo và công trình thiết bị nhân tạo. - Áp dụng vào trường hợp các yêu sách vùng biển tại Biển Đông. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: khu vực Biển Đông, trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc và Việt Nam. 4 - Phạm vi thời gian: Từ năm 2014 khi Trung Quốc tiến hành cải tạo, xây dựng đảo, công trình nhân tạo trên Biển Đông, có sử dụng dẫn chứng lịch sử. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu - Làm sáng tỏ các quy chế pháp lý liên quan đến khái niệm, điều kiện, vị trí, thủ tục xây dựng, quy chế pháp lý và quyền tài phán của quốc gia đối với đảo, công trình và thiết bị nhân tạo theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982. - Phân tích cơ sở pháp lý và tác động tiêu cực từ thực trạng xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc trên các đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu - Quy chế pháp lý liên quan đến xây dựng đảo và công trình, thiết bị nhân tạo theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982. - Thực tiễn giải quyết tranh chấp về xây dựng đảo và công trình, thiết bị nhân tạo trên biển của một số quốc gia trên thế giới. - Phân tích bối cảnh tình hình khu vực Biển Đông, những động thái của Trung Quốc và đánh giá một số tác động của các động thái đó tới thái độ của một số bên có liên quan tới tranh chấp trên Biển Đông. - Kiến nghị một số giải pháp đối với Việt Nam. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn - Đảo nhân tạo là gì? Công trình, thiết bị nhân tạo là gì? Mối liên hệ giữa hai khái niệm này như thế nào? Phân loại ra sao? Tác động, ảnh hưởng của việc xây dựng đảo, thiết bị, công trình nhân tạo trên biển? - Quy chế pháp lý của đảo nhân tạo, công trình, thiết bị nhân tạo theo Công ước Luật Biển năm 1982? Thẩm quyền xây dựng, lắp đặt như thế nào? Vai trò trong việc xác định các đường ranh giới trên biển ra sao? 5 - Pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này như thế nào? Những quy định ấy đã tương thích với các điều ước quốc tế hay chưa? - Cần có giải pháp, kiến nghị như thế nào để hoàn thiện hơn nữa pháp luật Việt Nam về vấn đề này? Các phƣơng pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn - Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng cạch tiếp cận khoa học, kết hợp phương pháp logic và lịch sử. Dùng những dữ liệu lịch sử để phân tích, khái quát thành lý luận và đưa ra những dự báo có cơ sở khoa học, kết hợp giữa phân tích và tổng hợp. Sử dụng phương pháp hệ thống, xem xét vấn đề trong tổng thể bối cảnh tranh chấp trên Biển Đông. - Phương pháp phân tích, chứng minh, so sánh và tổng hợp là những phương pháp bổ trợ cần thiết cho phương pháp chủ yếu nêu trên nhằm giải quyết những vấn đề mà đề tài đã đặt ra. Một số vụ việc tương tự trên thế giới cũng được sử dụng có chọn lọc để bình luận và các tài liệu, số liệu thống kê của các cơ quan chuyên ngành liên quan đến vấn đề nghiên cứu cũng được tham khảo để việc nghiên cứu được toàn diện và sâu sắc hơn. Cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn Cơ sở khoa học - Đề tài vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó chủ yếu vận dụng thuyết duy vật lịch sử trong việc lý giải mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, vai trò quan trọng quyết định của nhân tố vật chất đối với ý chí và quyết định của con người. - Đề tài vận dụng lý thuyết của chủ nghĩa hiện thực, nhấn mạnh quốc gia là chủ thể cơ bản và duy lý, “chủ nghĩa quốc gia” chi phối chính sách đối ngoại của mỗi nước. Sự phát triển và quyền lực có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại của quốc gia nên nhó trở thành mục tiêu mà quốc gia theo đuổi. 6 Ý nghĩa thực tiễn Tranh chấp trên Biển Đông hiện đang là một vấn đề “thời sự”, có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích và việc bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm rõ một vấn đề quan trọng, xác định tính hợp pháp của các công trình trên Biển Đông. Qua phân tích hiện trạng cũng như lịch sử của vấn đề này, đề tài cũng sẽ đưa ra một số dự báo trong tương lai, và đây sẽ là cơ sở quan trọng để chúng ta có thể đưa ra những kiến nghị, chính sách phù hợp nhằm bảo vệ lợi ích của Việt Nam. Về phương diện nhận thức: Làm sáng tỏ các quy chế pháp lý liên quan đến khái niệm, điều kiện, vị trí, thủ tục xây dựng, quy chế pháp lý và quyền tài phán của quốc gia đối với đảo, công trình và thiết bị nhân tạo theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 và đi vào thực tiễn giải quyết các tranh chấp về các vấn đề này trên thế giới. Về phương diện thực tiễn: Từ việc phân tích những cơ sở pháp lý và tác động tiêu cực từ thực trạng xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc trên các đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam luận văn sẽ đưa ra một số kiến nghị, đề xuất đối với Việt Nam. Vận dụng trong vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Luận văn hy vọng sẽ là nguồn thông tin tham khảo thiết thực, có giá trị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. Cấu trúc của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương với nội dung tóm tắt như sau: CHƢƠNG 1: Nhận thức chung về đảo nhân tạo, công trình thiết bị nhân tạo trên biển Chương này nghiên cứu, làm rõ phần lý luận chung về đảo nhân tạo và công trình, thiết bị nhân tạo trên biển. Qua thực tiễn của việc xây dựng đảo, 7 công trình, thiết bị nhân tạo của các quốc gia trên thế giới, đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của việc xây dựng này. CHƢƠNG 2: Quy chế pháp lý của đảo nhân tạo, công trình, thiết bị nhân tạo theo Công ước Luật Biển năm 1982 Chương 2 tập trung làm rõ quy chế pháp lý của đảo nhân tạo, công trình, thiết bị nhân tạo trong Công ước Luật Biển năm 1982. Từ thẩm quyền xây dựng trên các vùng biển, đến việc xác định các đường ranh giới trên biển xung quanh các đảo nhân tạo và công trình, thiết bị nhân tạo này. Chương này cũng đề cập đến vấn đề mở rộng các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, đảo và đảo đá theo Công ước Luật Biển năm 1982 - một vấn đề phức tạp mà luật pháp quốc tế hiện đại đang cần làm rõ. CHƢƠNG 3: Thực trạng xây dựng đảo nhân tạo, công trình và thiết bị nhân tạo ở Biển Đông và một số đề xuất, kiến nghị cho Việt Nam Chương này nêu bật vị trí, vai trò của Biển Đông đối với các nước trong khu vực, trên thế giới và cả với Việt Nam. Đồng thời, khái quát về các tranh chấp trong khu vực này, trong đó có vấn đề “đảo hóa” các đá, rạn san hô trong khu vực Biển Đông. Trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đề xuất giải pháp, kiến nghị phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam cũng như Công ước Luật Biển năm 1982, đến những vấn đề có liên quan đến việc xác định quy chế pháp lý của đảo nhân tạo - những thực thể hiện hữu trên Biển Đông, làm ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, hòa bình, ổn định của khu vực. 8 CHƢƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ ĐẢO NHÂN TẠO, CÔNG TRÌNH, THIẾT BỊ NHÂN TẠO TRÊN BIỂN 1.1. Khái niệm đảo nhân tạo, công trình, thiết bị nhân tạo trên biển 1.1.1. Khái niệm đảo nhân tạo Trong lịch sử nhân loại, xuất phát từ những nhu cầu khác nhau, các quốc gia luôn tìm cách mở rộng lãnh thổ của mình mà một trong những biện pháp để thực hiện nhu cầu đó là việc chiếm hữu nhiều hơn không gian biển. Một biểu hiện cụ thể của việc “lấn biển” đó là việc xây dựng những hòn đảo nhân tạo. Việc xây dựng đảo nhân tạo đã có từ thời xa xưa: Thời La Mã cổ đại có những ghi chép sơ khai đầu tiên về đảo nhân tạo từ gần 2000 năm trước. Năm 47, Plinius đề cập đến những “gò đất nhân tạo” do cư dân sống tại khu vực mà ngày nay thuộc Đông Bắc Hà Lan, được xây dựng để tránh triều cường và sóng bão1. Thời Trung Cổ, dân cư Scotland và Iceland đã xây dựng các nhà chòi tại nhiều vùng hồ làm nơi trú ngụ an toàn để tránh kẻ thù. Năm 1634, trong quá trình thi hành chính sách Tỏa Quốc ngăn người nước ngoài vào Nhật Bản, người Nhật đã xây dựng đảo nhân tạo Dejima ngoài khơi Nagasaki để làm nơi giao thương với người Bồ Đào Nha và sau này với người Hà Lan2. Ngày nay, vấn đề xây dựng các công trình, thiết bị nhân tạo, đặc biệt là đảo nhân tạo đã và đang được nhiều quốc gia biển quan tâm thực hiện, điển hình là Hà Lan, các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Azerbaijan, Maldives, Qatar, Bahrain, Áo, Canada, Đan Mạch, Hong Kong, Singapore, Panama, Nam Phi, Ấn Độ, quần đảo Slomon, Ba Lan, Anh, Mỹ... Ví như 1 Stive, Marcel J.F. (2006), “Artificial Islands”, trong Schwartz, M., Encyclopedia of Coastal Science, Encyclopedia of Earth Sciences, Springer, ISBN. 2 Walker, Lawrence R.; Bellingham, Peter (2011), Island Environments in a Changing World, Cambridge University Press. 9 quần đảo Cây Cọ ở Dubai là quần thể bao gồm ba hòn đảo nhân tạo được xây bởi Nakheel Properties, một nhà phát triển tài sản ở Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, đây được đánh giá là kỳ quan thế giới thứ 8 của thế giới và là quần đảo nhân tạo lớn nhất thế giới hay như Đảo nhân tạo Pampus được biết đến trong lịch sử quân sự Hà Lan. Vậy, cần phải hiểu thế nào là “đảo nhân tạo”? Theo từ điển tiếng Việt, “đảo” được định nghĩa là “khoảng, vùng đất rộng có nước bao quanh ở sông, hồ, biển”3, “nhân tạo” là “do con người tạo ra, phỏng theo cái có sẵn trong tự nhiên”4. Như vậy, về mặt ngôn ngữ, có thể hiểu: “đảo nhân tạo” là “khoảng, vùng đất rộng có nước bao quanh ở sông, hồ, biển do con người tạo ra, phỏng theo cái có sẵn trong tự nhiên”. Trong quá trình nghiên cứu về luật biển, các học giả đã đưa ra một số định nghĩa khác nhau về đảo nhân tạo như:“Đảo nhân tạo là những cấu trúc được tạo ra bằng cách đặt/đổ lên các vật chất tự nhiên như sỏi, cát và đá; trong khi đó các công trình lắp đặt nhân tạo lại là những cấu trúc bê tông cố định gắn với đáy biển bằng ống dẫn và các cọc” 5. Hay “Đảo nhân tạo là các thực thể nổi trên biển khi thủy triều lên cao do các hoạt động cải tạo đất hoặc các hoạt động nhân tạo khác” 6. Hay “Đảo nhân tạo là các thực thể nhân tạo được hình thành từ nguồn tự nhiên trên nền đất cả đáy biển, bao quanh bởi nước và nổi trên biển khi thủy triều lên cao” 7. Phân tích các định nghĩa trên có thể thấy, chúng chưa phản ánh toàn diện các vấn đề kỹ thuật và tính pháp lý của đảo nhân tạo. Sẽ hợp lý hơn khi định nghĩa đảo nhân tạo dựa trên tiêu chí về kỹ thuật, pháp lý và mục đích xây dựng. Tiêu chí kỹ thuật để trả lời cho 3 GS Hoàng Phê (2011), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr.465. 4 GS Hoàng Phê (2011), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr.1114. 5 Alfred H. A. Soons (1977), Artificial islands and installations in International law. Xem thêm tại: http://trove.nla.gov.au/work/21627207?selectedversionNBD365614. 6 Robert Beckman (2012), Các cấu trúc địa lý và yêu sách biển, tham luận tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông: South China Sea: Cooperation for Security and Development, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 10. 10 câu hỏi: Đảo nhân tạo được xây dựng như thế nào, bằng vật liệu gì? Tiêu chí pháp lý để trả lời cho câu hỏi: Đảo nhân tạo có quy chế pháp lý như thế nào? Tiêu chí mục đích xây dựng, trả lời cho câu hỏi: Đảo nhân tạo được xây dựng nhằm mục đích gì? Về phương diện pháp luật quốc tế, trong quá trình đàm phán để ký kết UNCLOS đã có đệ trình của một số quốc gia liên quan tới đảo nhân tạo nhưng văn bản cuối cùng của UNCLOS chỉ định nghĩa “đảo” tại Điều 121: “Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước” mà không định nghĩa “đảo nhân tạo”. Việc thiếu vắng định nghĩa về đảo nhân tạo trong UNCLOS đã làm cho việc giải thích và áp dụng quy chế pháp lý của đảo nhân tạo trên thực tế chưa có sự thống nhất. Theo pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật Biển Việt Nam 2012, khái niệm “đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển” được định nghĩa, bao gồm: (i) Các giàn khoan trên biển cùng toàn bộ các bộ phận phụ thuộc khác đảm bảo hoạt động bình thường và liên tục của các giàn khoan hoặc các thiết bị chuyên dùng để thăm dò, khai thác và sử dụng biển; (ii) Các loại báo hiệu hàng hải; (iii) Các thiết bị, công trình khác được lắp đặt và sử dụng ở biển.8 Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, đảo nhân tạo và thiết bị, công trình được phân loại căn cứ vào mục đích sử dụng của nó. Qua những phân tích trên đây, có thể rút ra một định nghĩa chung về đảo nhân tạo như sau: “Đảo nhân tạo là công trình do con người xây dựng cố định, vĩnh viễn trên nền của đáy biển bằng các vật liệu tự nhiên như đất, đá, cát hoặc bê tông, được bao quanh bởi nước biển và nổi trên biển khi thủy triều lên cao nhất”9. 7 Heijmans (1974), Đảo nhân tạo và Luật của các quốc gia, trong cuốn Netherlands International Law Review, tr.139-140. 8 Điều 34 Luật Biển Việt Nam 2012. 9 Trong thực tế, đảo nhân tạo có thể được xây dựng trên hồ, trên sông, điển hình như ở Hà Lan nhằm mục đích điều chỉnh dòng chảy, cân bằng thủy triều, chống xói mòn. 11 Xem xét định nghĩa này có thể rút ra một số đặc điểm sau đây về “đảo nhân tạo”: (i) Tính cố định, không thể dịch chuyển: Đảo nhân tạo trước hết là một hòn đảo do đó không thể di dời, dịch chuyển được. Đặc điểm này giúp phân biệt “đảo nhân tạo” với các công trình nhân tạo khác như như giàn khoan dầu, khí; cáp ngầm, ống dẫn ngầm trên biển... (ii) Tính nhân tạo: Thời cổ đại con người có thể phải dựa hoàn toàn vào sức lực chân tay để xây dựng các đảo nhân tạo. Tuy nhiên ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, máy móc đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của con người nói chung cũng như trong việc xây dựng các đảo nhân tạo nói riêng. Trong nhiều trường hợp, máy móc đã tham gia hoàn toàn vào việc xây dựng một hòn đảo nhân tạo (từ khâu thiết kế, thi công...). Như vậy, tính nhân tạo trong việc xây dựng các hòn đảo này thể hiện ở ý chí của con người khi muốn xây dựng hòn đảo đó chứ không nhất thiết mang nghĩa là con người phải trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng vật chất của hòn đảo đó. (iii) Bao bọc bởi nước biển: điều kiện này kéo theo nhận xét, theo đó việc xây dựng một cây cầu hay đường ngầm nối đảo nhân tạo với lục địa không làm mất đi đặc điểm nói trên. (iv) Khi thủy triều lên, vẫn ở trên mặt nước: Điều kiện này nhằm loại bỏ các cấu trúc khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước. Tuy nhiên, Công ước Luật Biển năm 1982 không đưa ra khái niệm và các phương pháp xác định thủy triều10. Trên thực tế, tính toán thủy 10 Về phương diện địa lý, thủy triều là hiện tượng chuyển động thường xuyên và có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng và từ các thiên thể khác như Mặt Trời tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước lên (triều lên) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày. Nguyên nhân của thủy triều chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. Một số nơi trên thế giới xuất hiện các loại thủy triều sau: triều bán nhật nếu như chu kỳ dao động của thủy triều bằng nửa ngày Mặt Trăng (12g25ph), triều toàn nhật - chu kỳ bằng một ngày Mặt Trăng (24g50ph) và triều hỗn hợp với chu kỳ biến 12 triều là một lĩnh vực phức tạp và nhiều phương pháp tính cũng như phân tích số liệu mực nước thủy triều đã hình thành. Vì vậy, mỗi quốc gia tự lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp. Chỉ tính riêng 31 nước 11 có quy định phương pháp tính toán thủy triều trong hệ thống pháp luật quốc gia, 17 công thức tính khác nhau đã được sử dụng. Việc xảy ra tranh chấp là điều khó tránh khỏi khi các phương pháp tính thủy triều đưa đến những kết quả không giống nhau. 1.1.2. Khái niệm công trình, thiết bị nhân tạo trên biển Ngoài đảo nhân tạo, một dạng thực thể khác cũng được con người chú trọng xây dựng để đáp ứng các nhu cầu khác nhau đó là: công trình, thiết bị nhân tạo trên biển. Các công trình, thiết bị có thể được xây dựng nhằm những mục đích như nghiên cứu khoa học biển, giám sát thủy triều, các khu nghỉ mát hoặc khu dân cư, cảng hàng không, trung tâm vận chuyển hàng hóa, trạm kiểm soát giao thông12. Theo Nghị định thư Barcelona 1994 về Bảo vệ Địa Trung Hải chống lại ô nhiễm do việc thăm dò và khai thác trên thềm lục địa, đáy biển và lòng đất dưới thềm lục địa, khái niệm “công trình” (installation) đổi trong thời gian nửa tháng Mặt Trăng từ bán nhật sang toàn nhật hay ngược lại. Nếu số ngày với chu kỳ toàn nhật chiếm ưu thế thì thủy triều được gọi là triều toàn nhật không đều, nếu số ngày với chu kỳ bán nhật chiếm ưu thế - triều bán nhật không đều. Những điều kiện địa lý của biển như hình dạng đường bờ, kích thước hình học của bờ, phân bố độ sâu, sự tồn tại các đảo và các vịnh trong biển có ảnh hưởng quyết định đến độ lớn và đặc điểm thủy triều trong biển đó và trong các bộ phận của nó. Thực tế quan trắc thấy rằng, trong khi ở một số vùng của đại dương dao động thủy triều có biên độ rất lớn, thì ở một số vùng khác dao động thủy triều diễn ra yếu hoặc gần như không có. Được biết nơi có biên độ dao động mực nước thủy triều lớn nhất trong đại dương, với độ lớn thủy triều 13 m, là vùng vịnh Fundy (Canađa) và nơi thủy triều hoàn toàn không đáng kể là biển Baltic. Xem SIMON Bernard và ALLAIN Serge, Sự thay đổi mực nước biển và vấn đề thủy triều, < http://www.shom.fr >. 11 Afrique du Sud, Arabie Saoudite, Australie, Bahamas, Belize, Croatie, Danemark, Honduras, Îles Cook, Îles Marshall, Îles Salomon, Indonésie, Kiribati, Liban, Madagascar, Namibie, Niue, Nouvelle Guinée, Nouvelle-Zélande, Pays-Bas, Royaume-Uni, Samoa, Soudan, Sri Lanka, Syrie, Tonga, Trinité et Tobago, Tuvalu, Ukraine, Vanuatu, Venezuela. Theo: http://www.un.org/Depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/index.htm. 12 George K. Walker (2012), Definitions for the Law of the Sea: Terms Not Defined by the 1982 Convention, Martinus Nijihoff Publishers. 13 được hiểu là bất kỳ cấu trúc cố định hoặc nổi và bất kỳ phần gắn liền nào của nó được sử dụng vào các hoạt động: (i) các bộ phận thăm dò ngoài khơi cố định hoặc di động; (ii) các bộ phận sản xuất bao gồm các bộ phận có vị trí động; (iii) các hệ thống kho bãi ngoài khơi bao gồm các tàu thuyền sử dụng cho mục đích đó; (iv) các cảng phục vụ việc bốc dỡ và hệ thống vận chuyển các sản phẩm được chiết xuất như các ống dẫn ngầm; (v) hệ thống máy móc gắn liền với các thiết bị nhằm mục đích bốc xếp, sản xuất, lưu trữ và tiêu hủy các chất được lấy lên từ đáy biển và lòng đất dưới đáy biển13. Theo Công ước Luật Biển năm 198214, thuật ngữ “thiết bị công trình” có được nhắc tới tuy nhiên thuật ngữ này không được định nghĩa hay làm rõ trong Công ước15. Trong khoa học pháp lý, chúng thường được hiểu là những thiết bị, công trình nhân tạo được xây dựng và lắp đặt một cách lâu dài trong lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và trên thềm lục địa; trong vùng nước quần đảo hoặc những vùng biển quốc tế được điều chỉnh bằng Công ước Luật Biển năm 1982 và luôn được sử dụng nhằm mục đích thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên biển. Chúng là các công trình, thiết bị trên biển do con người xây dựng, lắp đặt và sử dụng trên biển16, vì vậy, chúng phân biệt với các thực thể được tạo ra trên biển bởi sự kiến tạo thiên nhiên - những thực thể đáp ứng tiêu chuẩn của đảo tự nhiên bởi yếu tố “một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước”17. Về vấn đề này, các công trình và thiết bị trên biển không gặp nhiều rắc rối về mặt định nghĩa bởi lẽ các thiết bị và công trình là sản phẩm của con người, thông qua kỹ thuật và công nghệ. 13 Điều 1 (f) Nghị định thư Barcelona 1994 về Bảo vệ Địa Trung Hải chống lại ô nhiễm do việc thăm dò và khai thác trên thềm lục địa, đáy biển và long đất dưới thềm lục địa 1994. 14 Điều 56 UNCLOS 1982. 15 Alexander Lott, Marine Environmental Protection and Transboundary Popeline Projects: A Case Study of the Nord Stream Piperline, Xem: http://dspace.library.uu.nl/handle/1874/208555. 16 Trong khoa học pháp lý, các công trình và thiết bị được gọi bằng các thuật ngữ khác nhau như “các công trình và thiết bị ngoài khơi” (offshore installations and strucstures); “các thiết bị nhân tạo” (artificial installations); “các thiết bị và công trình” (installations and structures)… 17 Điều 121 (1) UNCLOS 1982.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan