Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vấn đề thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí việt nam...

Tài liệu Vấn đề thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí việt nam

.PDF
147
172
58

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN THỊ THẢO VẤN ĐỀ THÔNG TIN TƢ VẤN, CHỈ DẪN AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN THỊ THẢO VẤN ĐỀ THÔNG TIN TƢ VẤN, CHỈ DẪN AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THANH KIM Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Luận văn Trần Thị Thảo LỜI CẢM ƠN Luận văn “Vấn đề thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí Việt Nam” được hoàn thành với sự giúp đỡ rất nhiều của thầy cô giáo, anh chị em đồng nghiệp hoạt động trong lĩnh vực báo chí truyền thông và các chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Tôi xin gửi lời kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Thanh Kim, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Trân trọng gửi lời cảm ơn toàn thể thầy giáo, cô giáo tham gia giảng dạy lớp Cao học báo chí K17 đã tận tình truyền đạt, cập nhật cho chúng tôi vốn kiến thức mới quý báu, tạo nền tảng vững chắc giúp tôi cùng các học viên nghiên cứu về lĩnh vực báo chí học. Cảm ơn các anh chị em học viên lớp Cao học báo chí K17 đã sát cánh cùng tôi trong suốt thời gian học tập. Luận văn tất yếu còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và sự góp ý của bạn đọc quan tâm. Xin trân trọng cảm ơn! Bắc Ninh, tháng 6 năm 2016 Người viết Trần Thị Thảo MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài ..........................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .....................................................................7 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .........................................................7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ...............................................................8 7. Cấu trúc luận văn ................................................................................................8 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................10 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài............................................................10 1.1.1.Thông tin và thông tin báo chí ..................................................................10 1.1.2.Thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên báo chí ......................................................12 1.1.3. An toàn thực phẩm ...................................................................................14 1.1.4. Thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm ..........................................14 1.2. Nhu cầu thông tin tư vấn, chỉ dẫn của công chúng về vấn đề an toàn thực phẩm .15 1.2.1. Nhu cầu tư vấn, chỉ dẫn trên báo chí trong bối cảnh truyền thông hiện đại 15 1.2.2. Sơ lược về hoạt động thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên các loại hình báo chí ..........................................................................................16 1.3. Đặc trưng của các loại hình báo chí với thông tin tư vấn, chỉ dẫn .................18 1.3.1. Báo in .......................................................................................................18 1.3.2. Phát thanh ................................................................................................20 1.3.3. Truyền hình ..............................................................................................22 1.3.4. Báo điện tử ...............................................................................................23 1.4. Một số vấn đề chung về an toàn thực phẩm ...................................................24 1.4.1. Chính sách của Nhà nước về vấn đề quản lý an toàn thực phẩm ............24 1.4.2. Thực trạng vấn đề an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay .......................26 1.4.3. Tuyên truyền an toàn thực phẩm - Trách nhiệm của báo chí ..................29 Tiểu kết chương 1: ....................................................................................................31 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THÔNG TIN TƢ VẤN, CHỈ DẪN AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM ......................................................33 2.1. Vài nét về đối tượng nghiên cứu ...................................................................33 2.1.1. Báo Sức khỏe và Đời sống ......................................................................33 2.1.2. Các chương trình phát thanh về sức khỏe của hệ VOV2.........................36 2.1.3. Chương trình “Cuộc sống thường ngày” .................................................39 2.1.4. Báo điện tử Chất lượng Việt Nam online-VietQ.vn ................................42 2.2. Nội dung thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm ..................................44 2.2.1. Tư vấn, chỉ dẫn chính sách, pháp luật an toàn thực phẩm ......................45 2.2.2. Tư vấn, chỉ dẫn phương pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến, sử dụng thực phẩm an toàn ......................................................................................................48 2.2.3. Thông tin về chất cấm và chỉ số quy định ...............................................52 2.2.4. Thông tin cảnh báo, khuyến cáo và tư vấn phòng tránh ngộ độc thực phẩm .56 2.2.5. Phổ biến kinh nghiệm, công bố kết quả nghiên cứu và những phát hiện mới 60 2.2.6. Giải đáp thắc mắc ....................................................................................62 2.3. Cách thức thể hiện thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí ....66 2.3.1. Đơn giản, cụ thể, chi tiết ..........................................................................66 2.3.2. Dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo ...................................................................68 2.3.3. Tính khoa học, chính xác .........................................................................68 2.3.4. Tính thời vụ và sự kiện ............................................................................69 2.3.5. Người tham gia tư vấn, chỉ dẫn ...............................................................70 2.4. Các thể loại báo chí được sử dụng để thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm 74 2.4.1. Tin ............................................................................................................75 2.4.2. Phỏng vấn ................................................................................................76 2.4.3. Bài phản ánh ............................................................................................76 2.4.4. Các thể loại khác ......................................................................................76 2.5. Đánh giá chung về hoạt động thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí ............................................................................................................77 2.5.1. Hiệu quả ...................................................................................................77 2.5.2. Hạn chế, bất cập .......................................................................................80 Tiểu kết chương 2: ....................................................................................................85 CHƢƠNG 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÔNG TIN TƢ VẤN, CHỈ DẪN AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN BÁO CHÍ VIẸT NAM ............................................................................................86 3.1. Những vấn đề đặt ra về hoạt động thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí .............................................................................................................86 3.1.1. Nhu cầu của công chúng về thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm ...86 3.1.2. Trách nhiệm của báo chí ..........................................................................94 3.2. Khuyến nghị một số giải pháp ......................................................................104 3.2.1. Đối với các cơ quan chức năng ..............................................................104 3.2.2. Đối với người sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm .....106 3.2..3. Đối với các cơ quan báo chí..................................................................106 Tiểu kết chương 3: ..................................................................................................112 KẾT LUẬN ............................................................................................................114 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................117 PHỤ LỤC ...............................................................................................................121 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATTP: An toàn thực phẩm KHXH&NV: Khoa học xã hội và Nhân văn KH&CN: Khoa học và Công nghệ TCĐLCL: Tiêu chuẩn đo lường chất lượng SK& ĐS: Báo Sức khỏe và Đời sống DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Tỷ suất thời lượng thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP của ba chương trình phát thanh chuyên đề sức khỏe trên hệ VOV2 trong hai năm 2014 và 2015 (%) ....39 Bảng 2.2: Tỷ suất nội dung tư vấn, chỉ dẫn ATTP trên 4 loại hình báo chí (%) ......45 Bảng 2.3: Nhóm đối tượng tham gia tư vấn, chỉ dẫn ATTP xuất hiện trong các sản phẩm báo chí (%) ......................................................................................................71 Bảng 2.4: Tỷ lệ sản phẩm báo chí tư vấn, chỉ dẫn ATTP chia theo thể loại trên mỗi loại hình (%) ..............................................................................................................75 Bảng 3.1: Kênh thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP được công chúng lựa chọn (%) ....90 Biểu 3.2: Mức độ hài lòng của công chúng về nội dung thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP trên báo chí Việt Nam (%) .............................................................................91 Biểu 3.3: Đánh giá của công chúng về hình thức thể hiện thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP trên báo chí Việt Nam (%) .............................................................................91 Biểu 3.4: Sự thuận tiện của loại hình báo chí trong việc thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP qua đánh giá của công chúng (%) ..................................................................92 Biểu 3.5: Sự cần thiết của việc thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP trên báo chí (%) ....93 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Bước vào thế kỷ XXI, trong cuộc cách mạng về dinh dưỡng, mọi người trên thế giới đều mong muốn có một cuộc sống an toàn, hạnh phúc với một chế độ dinh dưỡng tốt hơn để được sống lâu hơn. Thực phẩm chính là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để con người sống và phát triển. Tuy nhiên, thực phẩm cũng chính là nguồn truyền bệnh nguy hiểm nếu như không bảo đảm được vệ sinh và an toàn. Dân gian có câu “Họa do xuất khẩu, bệnh tòng nhập khẩu” có nghĩa là “họa do mồm mà ra, bệnh do đường miệng mà vào”. Sức khỏe của mỗi người, sức khỏe của cộng đồng phụ thuộc rất nhiều vào việc ăn uống. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lương thực, thực phẩm chính là nguyên nhân đã gây ra khoảng 50% các trường hợp tử vong đối với con người trên toàn thế giới hiện nay. Vì vậy, bảo đảm vệ sinh ATTP giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế-xã hội và thể hiện nếp sống văn hóa, văn minh. Tại Việt Nam, ATTP đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Thống kê của Cục ATTP - Bộ Y tế cho thấy, số vụ ngộ độc thực phẩm hàng năm vẫn ở mức cao, hàng ngàn người phải nhập viện, hàng chục người tử vong mà nguyên nhân bắt nguồn từ các vụ ngộ độc thực phẩm. Các vụ ngộ độc thực phẩm có diễn biế n phức tạp ở các bếp ăn tập thể , bữa ăn đông người , thức ăn đường phố , bế p ăn gia đình trên pha ̣m vi cả nước . Nguyên nhân của các vụ việc này chủ yếu là do thực phẩm mất vệ sinh và thiếu an toàn từ các cơ sở sản xuất, chế biến. Đáng nói là vấn đề ATTP đang thu hút sự chú ý chưa từng thấy của toàn xã hội với rất nhiều mối lo ngại về thực phẩm bẩn đang có xu hướng lan rộng về phạm vi, xuất hiện ngày càng nhiều loại virus, vi khuẩn, chất độc hại tồn dư, tiềm ẩn trong thực phẩm. Ăn gì, uống gì đã trở thành mối lo lắng, nghi ngại thường trực trong suy nghĩ của mỗi người. Không chỉ là vấn đề nhức nhối ngoài xã hội mà ATTP còn làm nóng cả nghị trường Quốc hội. Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII diễn ra ngày 16/11/2015, sau khi dẫn nhiều ví dụ về thịt lợn có chất cấm, chuối 1 ngâm thuốc trừ sâu, rau quả có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép, đại biểu Trần Ngọc Vinh đã phải thốt lên rằng “Có thể nói con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của mỗi chúng ta chưa bao giờ ngắn và dễ dàng đến thế…”. Trước thực trạng nhức nhối và những diễn biến phức tạp của vấn đề ATTP thì hoạt động truyền thông giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm ATTP. Trong bối cảnh đó, báo chí chính là một trong những kênh thông tin quan trọng mà người dân có thể dễ dàng tiếp cận qua những hình thức khác nhau như báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử. Báo chí cũng có một chức năng quan trọng là chức năng giáo dục, nâng cao dân trí cho công chúng. Do đó, việc báo chí cung cấp những thông tin mang tính chất tư vấn, chỉ dẫn là một việc làm hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, dưới sự ảnh hưởng của truyền thông xã hội đã làm thay đổi diện mạo đời sống báo chí truyền thống. Ranh giới giữa truyền thông xã hội và báo chí đôi khi cũng bị xóa nhòa bởi không ít tin tức xã hội được đăng tải dưới vỏ bọc ẩn danh, nặc danh khiến công chúng mất dần niềm tin vào báo chí chính thống. Sự trà trộn thái quá của các trang tin điện tử cũng khiến nhiều người khó phân biệt được thông tin thật, giả. Ở một bình diện khác, con người trong cuộc sống hiện đại ngày càng nảy sinh những nhu cầu mới, đa dạng, trong đó thông tin là nhu cầu nổi bật và ngày càng gia tăng, đặc biệt là thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên mọi lĩnh vực. Vậy nên, trong môi trường truyền thông hiện đại ngày nay, báo chí cần nắm bắt được những xu hướng nhu cầu của công chúng, từ đó phát huy tốt hơn nữa chức năng thông tin giáo dục, phổ biến kiến thức để định hướng thông tin cho họ. Những năm gần đây, trên các loại hình báo chí Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều các chương trình, chuyên mục có chứa hàm lượng thông tin tư vấn, chỉ dẫn nhằm cung cấp và phổ biến những kiến thức về sức khỏe, tiêu dùng, đời sống hôn nhân gia đình… Đặc biệt, những vấn đề liên quan đến phạm trù ATTP như: Tư vấn pháp luật, phương pháp kỹ thuật lựa chọn, bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn, cảnh báo nguy cơ mất ATTP… cũng được báo chí đề cập ngày càng phong phú và đa dạng. Đây là một xu hướng thông tin khá phát triển của báo chí thế giới hiện đại trong những thập niên vừa qua và nó đang có ảnh hưởng, tác động tích 2 cực đến báo chí nước ta. Nhưng xét về mặt lý luận báo chí trong nước thì vấn đề thông tin tư vấn, chỉ dẫn chưa có được những công trình nghiên cứu và tài liệu hàn lâm xác đáng với diện mạo thực tế của dòng thông tin này. Chính vì vậy, phạm trù thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên báo chí Việt Nam hiện nay đang đặt ra hàng loạt vấn đề về cả lý thuyết lẫn phương pháp chỉ dẫn, tư vấn đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá và xác lập hướng đi cụ thể cho xu hướng này. Để góp phần nhận dạng bức tranh toàn cảnh của thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên báo chí Việt Nam hiện nay, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Vấn đề thông tin tƣ vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí Việt Nam” cho luận văn chuyên ngành báo chí học với hy vọng đóng góp thêm một góc nhìn về thông tin tư vấn, chỉ dẫn đối với phạm trù ATTP. Thông qua việc phân tích, khảo sát và hệ thống hóa cứ liệu từ các sản phẩm báo chí có chứa thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP, luận văn sẽ rút ra những đánh giá về hiệu quả cũng như bất cập để từ đó bước đầu đề xuất một số giải pháp làm tăng chất lượng và hiệu quả tác động của thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP trên các loại hình báo chí Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên báo chí là một xu hướng truyền thông hiện đại. Xu hướng này cũng mới phát triển ở nước ta trong những năm gần đây nên việc tìm hiểu, nghiên cứu về dạng thức thông tin này trên báo chí vẫn còn rất hạn chế. Riêng về phạm trù thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP thì ở Việt Nam hiện nay cũng chưa có một luận văn thạc sĩ báo chí nào đề cập đến một cách toàn diện, đầy đủ và sâu sắc. Tuy nhiên, liên quan đến nội dung khảo cứu của đề tài có một số công trình đáng quan tâm của các tác giả: Bùi Thị Hồng Vân (2011), Vấn đề chỉ dẫn, tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Vân Anh (2012), Thông tin chỉ dẫn tiêu dùng trên truyền hình của Đài Phát thanhTruyền hình Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội; Bùi Thị Thu Thủy (2010), Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học 3 Quốc gia Hà Nội. Đây là những đề tài có cách đặt vấn đề tương đồng với luận văn này nên chúng tôi có thể tham khảo về phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề cũng như một số quan điểm về việc tư vấn, chỉ dẫn trên báo chí. Ngoài ra còn một số nghiên cứu đáng chú ý khác cũng đề cập đến dòng thông tin chỉ dẫn của các tác giả: Dương Thị Bảo Ngọc (2003), Xây dựng kênh thông tin chỉ dẫn trên phát thanh, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội; Đinh Thu Hiền (2010), Dòng tạp chí chỉ dẫn giải trí ở Việt Nam: Hiệu quả và bất cập, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội; Lê Vũ Điệp (2003), Tìm lối đi cho dòng tạp chí giải trí-chỉ dẫn ở Việt Nam, Nghiên cứu khoa học sinh viên, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội… Để xây dựng hệ thống cơ sở lý thuyết, luận văn còn tham khảo tư liệu từ các giáo trình báo chí truyền thông như: Cơ sở lý luận báo chí truyền thông (Đinh Hường, Dương Xuân Sơn, Trần Quang), Tác phẩm báo chí (Tạ Ngọc Tấn chủ biên), Ngôn ngữ báo chí (Vũ Quang Hào); sách về thể loại báo chí như Các thể loại báo chí thông tấn (Đinh Hường), Thể loại báo chí chính luận nghệ thuật (Dương Xuân Sơn), Các thể ký báo chí (Đức Dũng), Thể loại báo chí chính luận (Trần Quang), Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí (Nguyễn Thị Minh Thái); sách về loại hình báo chí: Giáo trình báo chí truyền hình (Dương Xuân Sơn), Lý luận báo phát thanh (Đức Dũng), Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại (Nguyễn Thành Lợi)… Đây là những cuốn sách đã góp phần cung cấp những tri thức căn bản về báo chí truyền thông cho sinh viên, học viên và đội ngũ những người nghiên cứu truyền thông ở trong nước. Về tình hình nghiên cứu ATTP. Trước hết, phải khẳng định rằng, ATTP là vấn đề không mới cả trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên, những nguy cơ mất ATTP với diễn biến phức tạp và hậu quả của nó trong thời gian gần đây là vấn đề khiến cả xã hội phải nhìn nhận và quan tâm nhiều hơn nữa để nâng cao hiểu biết, có ý thức tự giác trong hành vi lựa chọn, sử dụng, chế biến và bảo quản thực phẩm. Luật và các văn bản dưới luật về ATTP là một nguồn tư liệu quý báu giúp ích cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Hơn nữa, những vấn đề pháp lý 4 liên quan đến ATTP là một nội dung quan trọng mà báo chí cần tư vấn, chỉ dẫn và phổ biến sâu rộng tới công chúng trong việc bảo đảm thực phẩm an toàn. Trong luận văn này, chúng tôi còn tham khảo tư liệu trình bày về ATTP và những vấn đề liên quan của: TS.Nguyễn Đức Lương, TS.Phạm Minh Tâm, Vệ sinh và an toàn thực phẩm, NXB Đại học bác khoa, TPHCM. Cuốn sách đã cung cấp các kiến thức cơ bản về ATTP, phân tích làm rõ các khái niệm, đồng thời đưa ra các phương pháp để đánh giá mức độ thực phẩm an toàn… Trong cuốn Truyền thông vệ sinh an toàn thực phẩm do TS. Trần Chí Liêm (chủ biên), NXB Y học, tác giả đã đưa ra những vấn đề chung về truyền thông, tư vấn vệ sinh ATTP, kỹ năng truyền thông, lập kế hoạch truyền thông trong đó chú ý đến mô hình, cách tiếp cận, đối tượng và thông điệp truyền thông; chiến lược huy động và sử dụng các kênh truyền thông. Đây là một trong các tư liệu tham khảo hữu ích, giúp người nghiên cứu tiếp cận đầy đủ những thành tố liên quan đến vấn đề truyền thông, tư vấn về ATTP. Bên cạnh đó, luận văn còn tham khảo một số luận văn thạc sỹ, bài nghiên cứu và khóa luận sau đây: Trong luận văn thạc sỹ chuyên ngành báo chí truyền thông của Nguyễn Hoàng Anh (2013), “Chiến dịch truyền thông trong Chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm”, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH&VN, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tìm hiểu lý thuyết và kỹ năng tổ chức chiến dịch truyền thông vào nghiên cứu thực tiễn hoạt động triển khai chiến dịch truyền thông của các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. GS. Nguyễn Ngọc Châu, Truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm dưới góc nhìn khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Báo cáo Hội nghị Khoa học Báo chí với Truyền thông Khoa học và Công nghệ năm 2013. Tác giả đã phân tích, lý giải nguyên nhân tại sao một số bài báo thông tin về ATTP mang tính chủ quan, thiếu cơ sở khoa học. Trong Khóa luận Tốt nghiệp của Nguyễn Thị Tuyết, “Báo chí với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (Khảo sát trên báo Vietnamnet.vn thời gian từ tháng 9/2008-5/2010)”, năm 2010, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài đã thực hiện khảo sát mô tả hình thức và nội dung thông tin tuyên truyền về ATTP trên báo điện tử Vietnamnet. 5 Tuy nhiên, khóa luận khảo sát để tìm hiểu về tính phổ cập kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm của một tờ báo điện tử, hoàn toàn không đề cập đến vấn đề tư vấn, chỉ dẫn. Những tài liệu trên đây cho thấy rõ về vai trò, mối quan hệ giữa báo chí với ATTP. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu vắng những công trình nghiên cứu bàn về vấn đề thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP trên báo chí. Hơn nữa, như đã trình bày trong phần lý do chọn đề tài, thông tin tư vấn, chỉ dẫn là một xu hướng đang khá phát triển của báo chí hiện đại. Xu hướng này đáp ứng được những nhu cầu thiết thực của công chúng. Chính bởi vậy, trong luận văn này, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát, phân tích các sản phẩm báo chí có chứa thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP, đồng thời bước đầu tìm hiểu nhu cầu về tư vấn, chỉ dẫn ATTP của công chúng báo chí để từ đó rút ra những kết luận và kiến nghị. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: - Khảo sát đặc điểm nội dung, cách thức thể hiện thông tin tư vấn, chỉ dẫn về ATTP trên các loại hình báo chí Việt Nam hiện nay - Bước đầu khảo sát tìm hiểu nhu cầu tư vấn, chỉ dẫn về ATTP của công chúng báo chí - Trên cơ sở của kết quả khảo sát rút ra những kết luận và khuyến nghị giải pháp tăng hiệu quả của thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP trên báo chí Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài - Khảo sát nội dung, cách thức thể hiện thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP trên các loại hình báo chí (Báo in, Phát thanh, Truyền hình và Báo điện tử) - Phỏng vấn sâu những người thực hiện chương trình/chuyên mục hoặc trực tiếp tham gia tư vấn, chỉ dẫn thông tin về ATTP trên báo chí: Nhà báo, chuyên gia… - Điều tra bảng hỏi: Với người tiêu dùng thực phẩm khu vực nông thôn và thành thị - Rút ra kết luận về hiệu quả, bất cập và một số kiến nghị để tăng hiệu quả thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP trên báo chí Việt Nam hiện nay. 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các sản phẩm báo chí mang thông tin tư vấn, chỉ dẫn về ATTP. - Luận văn khảo sát trên cả bốn loại hình báo chí từ năm 2014 đến 2015. Tuy nhiên, để bảo đảm tính cụ thể, tập trung và xác thực, chúng tôi chỉ nghiên cứu cứ liệu trên: + Báo Sức khỏe và Đời sống; + Chương trình “Cuộc sống thường ngày” trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam; + Các chương trình phát thanh chuyên đề sức khỏe trên hệ VOV2 của Đài Tiếng nói Việt Nam + Chuyên mục “An toàn thực phẩm” trên Báo điện tử VietQ.vn. Việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu trên đây được chúng tôi dựa trên ba tiêu chí sau: Hàm lượng thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP xuất hiện trên các tờ báo, chương trình, chuyên mục tương đối cao; Bảo đảm tính khoa học, độ tin cậy, xác tín của thông tin; Tính phổ quát, tác động mạnh mẽ, sâu rộng của tờ báo/chương trình/chuyên mục. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu dựa trên chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về báo chí và ATTP. - Cơ sở lý thuyết của luận văn là những lý thuyết báo chí và truyền thông như: đặc trưng, chức năng của thông tin báo chí, đặc điểm loại hình… và một số quan điểm, nhận định về thông tin tư vấn, chỉ dẫn. - Cơ sở thực tiễn của luận văn là khảo sát những sản phẩm báo chí mang thông tin tư vấn, chỉ dẫn về an toàn thực phẩm trên cả bốn loại hình, báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử. Ngoài ra, luận văn còn kết hợp phỏng vấn sâu các nhà báo, chuyên gia ATTP và điều tra bảng hỏi đối với các đối tượng dân cư. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn kết hợp sử dụng nhiều phương pháp như: Phương pháp phân tích nội dung văn bản (trong đó có quan sát, thống kê, phân tích định tính và định lượng, so sánh, tổng hợp); phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp điều tra bảng hỏi. 7 Trong đó, + Phương pháp phân tích nội dung văn bản: Nhằm tìm hiểu nội dung, cách thức thể hiện của thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP trên báo chí Việt Nam. Về mặt định lượng, phân tích nội dung văn bản giúp tìm hiểu tần suất, mức độ xuất hiện của thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP được các loại hình báo chí đề cập đến. Trên cơ sở đó so sánh, nghiên cứu và đưa ra những đánh giá khách quan, khoa học. + Phương pháp phỏng vấn sâu: Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu, thu thập thông tin từ hoạt động thực tiễn của các cơ quan báo chí trong việc tư vấn, chỉ dẫn ATTP cho công chúng. + Phương pháp điều tra bảng hỏi: Nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầu tiếp nhận thông tin tư vấn, chỉ dẫn về lĩnh vực ATTP của công chúng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận: Báo chí Việt Nam dù thuộc loại hình nào cũng đang tìm cách tiếp cận sâu hơn đến dòng thông tin tư vấn, chỉ dẫn cho công chúng về từng lĩnh vực cụ thể liên quan mật thiết đến đời sống nhân dân, trong đó ATTP là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng mà báo chí đã, đang và sẽ tiếp tục chú trọng thông tin trong đời sống xã hội hiện nay. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này sẽ phần nào hệ thống hóa những nội dung, cách thức, phương pháp lý luận cần yếu cho thực tiễn báo chí Việt Nam về vấn đề tư vấn, chỉ dẫn ATTP. Về mặt thực tiễn: Kết quả khảo sát, nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả tác động của các sản phẩm báo chí chứa thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP cho công chúng. Đặc biệt, trong khi lĩnh vực ATTP đang còn nhiều nan giải hiện nay, kết quả nghiên cứu có thể bổ khuyết cho những vấn đề còn hạn chế trong hoạt động truyền thông về ATTP ở nước ta. Luận văn cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên báo chí và những ai quan tâm đến việc cung cấp thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP cho công chúng. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương như sau: 8 - Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu - Chương 2: Thực trạng thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí Việt Nam - Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí Việt Nam 9 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Thông tin và thông tin báo chí Khái niệm Thông tin Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, con người thường xuyên cần đến thông tin. Thông tin là nguồn gốc của nhận thức làm tăng thêm hiểu biết của con người. Thông tin về một đối tượng chính là một dữ kiện về đối tượng đó, chúng giúp ta nhận biết và hiểu được đối tượng. Hiện nay, khi khoa học và công nghệ phát triển đến trình độ cao, trong các lĩnh vực khoa học, thuật ngữ “thông tin” cũng có những cách hiểu khác nhau khi sử dụng trong từng ngành nghề, lĩnh vực. Khái niệm “Thông tin” bắt nguồn từ chữ Latinh informetio, gốc của từ tiếng Anh information. Theo Philipppe Breton và Serge Proulx trong cuốn sách “Bùng nổ truyền thông”, khái niệm thông tin có hai hướng nghĩa: (1) nói về một hành động cụ thể để tạo ra một hình thái (frome); (2) nói về sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay biểu tượng. Hai hướng nghĩa này cùng tồn tại, một nhằm vào sự tạo lập cụ thể, một nhằm vào sự tạo lập kiến thức và truyền đạt. Nó thể hiện sự gắn kết của hai lĩnh vực kỹ thuật và kiến thức. Theo quan điểm của triết học, thông tin là một hiện tượng vốn có của vật chất, là thuộc tính khách quan của thế giới vật chất. Nội dung của thông tin chính là những thuộc tính, tính chất vốn có của sự vật với các sự vật hiện tượng được bộc lộ ra, thể hiện thông qua tác động qua lại của sự vật ấy với sự vật khác. Thông tin luôn gắn với quá trình phản ánh; nhưng thông tin không phải là phản ánh và cũng không nằm ngoài phản ánh. Bản chất của thông tin là “cái đa dạng được phản ánh”. Vì vậy, khi tiếp nhận được thông tin, con người thường phải xử lý nó để tạo ra những thông tin mới, có ích hơn, từ đó có những hành vi phản ứng nhất định. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (2005) Thông tin với nghĩa động từ là truyền tin cho nhau để biết; và với nghĩa danh từ là điều được truyền đi cho biết, tin truyền đi (ví dụ bài báo có lượng thông tin cao). Như vậy, “thông tin” được hiểu theo hai nghĩa: (1) là nội dung thông tin; (2) là phương tiện thông báo, báo tin. 10 Thông tin báo chí Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá nhân loại, báo chí là một hiện tượng xã hội, ra đời do nhu cầu thông tin giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. Thông tin là một hiện tượng vốn có của thế giới vật chất. Theo các nhà nghiên cứu, lần đầu tiên thông tin được con người chú ý về mặt ý nghĩa xã hội của nó và được đề cập đến trong lý thuyết báo chí vào những năm 20 – 30 của thế kỷ XX. Và từ đây, thông tin chính là những cái mới, khác với những điều đã biết. Thông tin là chức năng sơ khởi của báo chí, theo nghĩa sử dụng phương tiện kỹ thuật để phổ biến kết quả lao động sáng tạo của nhà báo. Thực hiện chức năng thông tin, báo chí cung cấp cho công chúng về tất cả các vấn đề, sự kiện của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội. Trong một thế giới hiện thực chứa đầy lượng thông tin, báo chí có cách riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu khác nhau. Chính điều đó đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được. Như vậy, thông tin báo chí cũng được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, đó là tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sống. Tất cả những vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội được báo chí phản ánh nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu, khám phá của con người. Thứ hai, đó là phương tiện, công cụ chuyển tải tác phẩm báo chí tới công chúng. Trong hoạt động báo chí, thông tin là mục đích chủ yếu. Thông tin trở thành “cầu nối” giữa báo chí và công chúng. Căn cứ việc phân loại theo phương thức thể hiện, người ta chia thông tin báo chí thành các loại hình: Thông tin bằng chủ yếu chữ viết (báo in); thông tin chủ yếu bằng tiếng nói (phát thanh); thông tin chủ yếu bằng hình ảnh (truyền hình); thông tin trên mạng internet (đa phương tiện). Trong thực tiễn báo chí, thuật ngữ “thông tin” có nhiều dạng khác nhau: có khi chỉ là cái tin vắn, tin ngắn, bài bình luận, phóng sự, phỏng vấn; có khi là một chương trình phát thanh, truyền hình. Ngay cả các tiêu đề, vị trí của tác phẩm trên các cột báo, giọng đọc của phát thanh viên, các cỡ chữ hay cách xếp chữ trên các tờ 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan