Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vấn đề sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất rau ở huyện hatsayfong, t...

Tài liệu Vấn đề sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất rau ở huyện hatsayfong, thủ đô viêng chăn, lào

.PDF
158
90
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------***------------ PHOUTTHASONE PHANTHAVONG VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT RAU Ở HUYỆN HATSAYFONG, THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------***------------ PHOUTTHASONE PHANTHAVONG VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT RAU Ở HUYỆN HATSAYFONG, THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, LÀO Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 8440301.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Lê Văn Thiện Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đề tài „„Vấn đề sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất rau ở huyện Hatsayfong, thủ đô Viêng Chăn, Lào” đây là kết quả nghiên cứu của em. Các kêt quả trong đề tài này là trung thực, nếu sai sự thật tôi xin chịu trách nhiệm Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Phoutthasone PHANTHAVONG LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này có kết quả như ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Lê Văn Thiện đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành đề tài. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Môi Trường - Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ động viên em học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận văn. Cuối cùng em xin giửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên em, cố vũ em trong suốt thời gian học tập và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất, lại là bước đầu làm quen với phương háp nghiên cứu khoa học mới cũng như kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những đóng góp của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Học viên Phoutthasone PHANTHAVONG MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................iv MỤC LỤC ........................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ viii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................. x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................xi MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 4 1.1. Tổng quan về hóa chất bảo vệ thực vật........................................................................ 4 1.2. Vai trò và phân loại hóa chất bảo vệ thực vật.............................................................. 5 1.2.1. Vị trí và vai trò của thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp ................... 5 1.2.2. Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật ................................................................ 6 1.3. Tổng quan tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên thế giới và ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.........................................................................................................10 1.3.1. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới ..............................10 1.3.2. Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ...........................................................................................................................12 1.4. Tác hại của hóa chất bảo vệ thực vật đối với sức khoẻ con người và môi trường ..16 1.4.1. Tác hại của hóa chất bảo vệ thực vật đối với sức khỏe con người............16 1.4.2. Tác động đến sức khoẻ xã hội .....................................................................20 1.4.3. Tác hại của hóa chất bảo vệ thực vật đối với động vật và môi trường. ....21 1.5. Kết quả nghiên cứu về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trên rau ở ngoài nước và trong nước ...........................................................................................................................23 1.5.1. Nghiên cứu ngoài nước ................................................................................23 1.5.2. Nghiên cứu trong nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào .........................29 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....34 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................34 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................34 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................34 2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................34 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................34 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ..........................................................34 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .........................................................35 2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu vật ..............................................35 2.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm. .......................................38 2.4.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................................39 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................40 3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hatsayfong thủ đô Viêng chăn......................................................................................................................................40 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên .................................................40 3.1.2. Điều kinh tế - xã hội của huyện Hatsayfong ..............................................41 3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hatsayfong, thủ đô Viêng Chăn, Lào ............................................................................................................................44 3.2.1. Đất cho các ngành sản xuất nông nghiệp ...................................................44 3.2.2. Đất lâm nghiệp .............................................................................................48 3.2.3. Đất chuyên dùng ..........................................................................................48 3.2.4. Đất thổ cư......................................................................................................48 3.2.5. Đất chưa sử dụng..........................................................................................48 3.3. Đánh giá tình hình sản xuất rau trên địa bàn huyện Hatsayfong, thủ đô Viêng Chăn, Lào ............................................................................................................................49 3.3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng trồng rau qua các năm .............................49 3.3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng rau theo đơn vị hành chính .....................50 3.4. Thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người dân ...................................50 3.4.1. Danh sách thuốc bảo vệ thực vật người dân đang được sử dụng trên ruộng rau trên địa bàn nghiên cứu. ...................................................................................50 3.4.2. Cách thức sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người dân .....................51 3.4.3. Cách thức bảo hộ lao động của người dân. ................................................60 3.4.4. Cách thức quản lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật....................................63 vi 3.4.5. Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến môi trường và sức khỏe người dân khu vực sản xuất rau ở địa phương. ....................................................69 3.5. Dư lượng một số hóa chất bảo vệ thực vật trong rau và đất tại vùng trồng rau ở huyện Hatsayfong, thủ đô Viêng Chăn, Lào.....................................................................72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................77 vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại (theo quy định của WHO) .6 Bảng 1.2: Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại ................................................7 Bảng 1.3: Việc nhập khẩu thuốc BVTV năm 1991-1992 .........................................14 Bảng 1.4: Thuốc BVTV công ty tư nhân nhập khẩu năm 1993, 1997, 1998 ...........15 Bảng 1.5: Tình hình dư lượng thuốc BVTV trên rau ở một số nước ........................28 Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu đất và rau ...........................................................................37 Bảng 3.1: Cơ cấu dân số, lao động tại huyện Hatsayfong ........................................41 Bảng 3.2: Biểu tổng hợp tình hình chăn nuôi của huyện Hatsayfong ......................42 Bảng 3.3: Hiện trạng phân bố, sử dụng đất tự nhiên của, huyện Hatsayfong hiện nay .............................................................................................................................45 Bảng 3.4: Diện tích và năng suất và sản lượng rau qua các năm trên địa bàn huyện Hatsayfong, thủ đô Viêng Chăn, Lào ........................................................................49 Bảng 3.5: Các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong sản xuất rau .............50 Bảng 3.6: Tần suất sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người dân .......................52 Bảng 3.7: Vị trí thường cất giữ hóa chất bảo vệ thực vật của người dân ................52 Bảng 3.8: Cách thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân .........................53 Bảng 3.9: Thời điểm phun thuốc cho rau của người dân ..........................................55 Bảng 3.10: Số lần phun thuốc và thời gian cách ly trên rau của người dân .............56 Bảng 3.11: Nồng độ và liều lượng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người dân .............................................................................................................................58 Bảng 3.12: Kiến thức về chọn thời tiết và hướng gió khi phun hóa chất bảo vệ thực vật ..............................................................................................................................60 Bảng 3.13: Hiểu biết về điều kiện đảm bảo sức khỏe khi phun ................................61 Bảng 3.14: Sử dụng bảo hộ lao động của người dân khi phun hóa chất bảo vệ thực vật ..............................................................................................................................62 Bảng 3.15: Cách xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng ................64 Bảng 3.16: Mức độ tham gia các buổi tập huấn sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người dân. ...........................................................................................................65 Bảng 3.17: Nhận thức của người dân về mức độ nguy hiểm của hóa chất bảo vệ thực vật ......................................................................................................................67 Bảng 3.18: Nhận thức của người dân đối với việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ..............................................................................................................................68 Bảng 3.19: Biểu hiện của người dân khi tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật .......69 Bảng 3.20. Tỷ lệ người dân cho rằng môi trường ở địa phương họ có sự ô nhiễm do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ...........................................................................71 Bảng 3.21: Kết quả phân tích dư lượng một số hóa chất bảo vệ thực vật trong rau .72 Bảng 3.22: Kết quả phân tích dư lượng một số hóa chất bảo vệ thực vật trong đất .72 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Việc nhập khẩu thuốc BVTV trong Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua các năm 2006-2012 ...................................................................................................16 Hình 2.1: Bản đồ ký hiệu lấy mẫu đất và rau ở huyện Hatsayfong, thủ Đô Viêng Chăn Cộng hòa dân chủ nhân Lào ............................................................................37 Hình 3.1: Cơ cấu sử dụng đất của huyện Hatsayfong ...............................................44 Hình 3.2: Hiện trạng phân bố, sử dụng đất tự nhiên của huyện Hatsayfong ............47 Hình 3.3: Tần suất sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người dân .......................52 Hình 3.4: Vị trí thường cất giữ hóa chất bảo vệ thực vật của người dân .................53 Hình 3.5: Thời điểm phun thuốc cho rau của người dân ..........................................55 Hình 3.6: Liều lượng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người dân ..................59 Hình 3.7: Kiến thức về chọn thời tiết và hướng gió khi phun hóa chất bảo vệ thực vật ..............................................................................................................................60 Hình 3.8: Hiểu biết về điều kiện đảm bảo sức khỏe khi phun ..................................61 Hình 3.9: Thực trạng sử dụng bảo hộ lao động của người dân .................................63 Hình 3.10: Cách xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng .................64 Hình 3.11: Sự tham gia các lớp tập huấn sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường .................................................................................................................65 Hình 3.12: Nhận thức của người dân về mức độ nguy hiểm của hóa chất bảo vệ thực vật ......................................................................................................................67 Hình 3.13: Nhận thức của người dân đối với việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ..............................................................................................................................68 Hình 3.14: Tỷ lệ người dân cho rằng môi trường ở địa phương họ có sự ô nhiễm do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ...........................................................................71 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu chữ TT 1 2 Tiếng Việt viết tắt BVMT Bảo vệ môi trường Tiếng Anh Environmental Protection CHDCNDL Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Lao People's Democratic Republic 3 EU 4 ECDECF Liên minh châu Âu European Union Quỹ phát triển cộng đồng và Community Development bảo tồn môi trường Foundation and Environmental Conservation 5 FAO Tổ chức Lương thực và Nông Food and Agriculture Organization nghiệp 6 FDA Quản lý Thực phẩm và Dược Food and Drug Administration phẩm Cơ quan bảo vệ môi trường Environmental Protection Agency HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật Plant protection chemicals 9 IPM Quản lý dịch hại tổng hợp Integrated pest management 10 KPHĐ không phát hiện được Undetectable 11 KL 12 LPDR Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Lao People's Democratic Republic 13 MRL Giới hạn tối đa cho phép 7 EPA 8 khối lượng Maximum Residue Limits (mg/kg; mg/l) 14 NXB 15 PAN AP Nhà Xuất Bản Publishing house Mạng lưới hành động thuốc trừ Pesticide Action Network Asia and sâu Châu Á và Thái Bình the Pacific Dương 16 SAEDA Hiệp hội phát triển nông nghiệp Sustainable Agriculture and và môi trường bền vững Environment Development Association MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Cùng với thức ăn động vật, rau cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Tục ngữ có câu: “Cơm không rau như đau không thuốc” nên nhu cầu tiêu dùng rau hàng ngày càng tăng cao về số lượng và chất lượng. Trong quá trình sản xuất rau trên đồng ruộng một số loài sâu bệnh xuất hiện thành dịch gây hại năng suất, chất lượng rau, khiến nông dân đã phải sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng chống chúng. Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì mức độ ô nhiễm, trong đó có ô nhiễm về hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) ngày càng gia tăng. Hoá chất BVTV được sử dụng nhiều trong nông nghiệp để lại dư lượng trong nông sản sau thu hoạch vượt quá mức cho phép là do nhiều nguyên nhân liên quan đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm mà thời gian qua Nhà nước, thành phố và nhân dân quan tâm, đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục. Việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại trong sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả to lớn trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng của nông dân Lào nói chung và nông dân ở thủ đô Viêng Chăn nói riêng còn nhiều tồn tại, bất cập, vi phạm các quy định của Nhà nước, của thành phố. Tình trạng sử dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly vẫn xảy ra đặc biệt ở những vùng sản xuất rau. Thuốc bảo vệ thực vật ở Lào đã đươc sử dụng và tăng lên 30% trong năm 1995 - 2002. Kết quả báo cáo cho thấy áp lực thị trường hoặc người tiêu dùng yêu cầu về chất lượng sản phẩm, đóng vai trò quan trọng khuyến khích sử dụng hóa chất trong nông nghiệp. Mặc dù nông nhân sử dụng thuốc trừ sâu khi xuất hiệu dấu hiệu của côn trùng (không sử dụng phương pháp an toàn lao động), nhưng nông dân vẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đậm hơn hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV [28]. 1 Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng nông nghiệp là một vấn đề rất quan trọng. Nó cung cấp các thông tin dẫn liệu khoa học để có được cái nhìn tổng quan hơn về hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay, là cơ sở cho việc áp dụng sử dụng biện pháp hóa học hợp lý và các biện pháp IPM vào sản xuất nông sản sạch - an toàn, là cơ sở để chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có định hướng kế hoạch hợp lý, lâu dài trong việc quản lý buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đào tạo tập huấn sản xuất an toàn cho người dân và kiểm soát chất lượng nông sản từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ trên thị trường. Mặt khác, giúp người nông dân thấy được thực trạng của chính họ, giúp họ nâng cao nhận thức và đưa ra những khuyến cáo để họ biết cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý và an toàn hơn. Huyện Hatsayfong nằm ở phía đông nam thủ đô Viêng Chăn. Đây là một huyện đã nổi tiếng là làng rau chuyên canh với diện tích khá lớn, là nơi cung cấp rau chủ yếu cho thủ đô Viêng Chăn và các vùng lân cận. Nhu cầu thị hiếu của người dân về rau ngày càng gia tăng, rau bán trên thị trường trước hết phải có mẫu mã đẹp, xanh, ngon, mà không bị sâu bệnh. Vì vậy, đòi hỏi người sản xuất cần phải tăng hàm lượng sử dụng thuốc BVTV, diệt trừ hết sâu bệnh để đảm bảo rau của mình dễ dàng được người dân sử dụng. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thực sự của rau cũng như chất lượng môi trường do dư lượng các hóa chất BVTV này, qua đó ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Do vậy, việc tìm hiểu thực trạng sản xuất rau trong khu vực, thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau và dư lượng của nó trong đất, rau là điều rất quan trọng và cần thiết. Để từ đó đưa ra được những biện pháp quản lý và kiểm soát cũng như các biện pháp kỹ thuật phù hợp trong sản xuất rau vừa đáp ứng được nhu cầu rau trong khu vực, vừa đảm bảo được chất lượng rau cũng như chất lượng môi trường xung quanh. Xuất phát từ lý do trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: "Vấn đề sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất rau ở huyện Hatsayfong, thủ đô Viêng Chăn, Lào". 2 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng quản lý và sử dụng thuốc bảo vê thực vật trong sản xuất rau tại huyện Hatsayfong, thủ đô Viêng Chăn, Lào. - Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau, đất ở vùng sản xuất rau tại huyện Hatsayfong, thủ đô Viêng Chăn, Lào. - Đề xuất ra các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật, nâng cao ý thức người dân địa phương cũng như hiệu quả công tác quản lý hóa chất bảo vệ thực vật tại địa phương. 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về hóa chất bảo vệ thực vật Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học dùng để phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, loài gặm nhấm... gây hại cho cây trồng ngoài đồng ruộng, nông sản trong kho bảo quản và được gọi chung là sinh vật gây hại trồng và nông sản (Lê Huy Bá, 2008) [8]. Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp (2014) nói với thuốc BVTV là một loại hóa chất độc dùng để bảo vệ thực vật mà làm gây hại cho sản phẩm sản xuất, chế biến, kho bảo quản thực phẩm, sản phẩm nông nghiệp... Thuốc BVTV còn bao gồm những hóa chất nhàm mục đích điều hòa sự tăng trưởng của loại thực vật. Ngoài ra còn bao gồm những hóa chất mà sử dụng cho thực vật trong giai đoạn trước và sau gặt hái để bảo quản suy giảm hiệu quả trong giai đoạn bảo quản và vận chuyển [2]. Thuốc BVTV là những hợp chất độc được sử dụng trong việc loại bỏ cỏ dại ngoài ra nó cũng được sử dụng để phòng trừ sâu. [7]. Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng…), những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại…) (Lê Huy Bá, 2008)[8]. Thuốc BVTV có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện rộng và chặn đứng những trận dịch trong thời gian ngắn mà các biện pháp khác không thể thực hiện được. Là biện pháp hóa học đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, bảo vệ được năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản và mang lại hiệu quả kinh tế; lại dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau, đem lại hiệu quả ổn định và nhiều khi là biện pháp phòng trừ duy nhất… [15]. 4 Ngay từ khi mới ra đời thuốc BVTV đã được đánh giá cao và được coi là một trong những thành tựu lớn của khoa học kỹ thuật. Đến nay, thuốc BVTV đã để lại những dấu ấn quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của nền nông nghiệp hiện đại. Mặc dù ngày nay khoa học đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt như sinh thái học dịch hại, miễn dịch thực vật… nhiều biện pháp phòng trừ dịch hại được áp dụng có hiệu quả như lại tạo các giống chống chịu sâu bệnh, tạo giống sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mo, các biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật, quản lý dịch hại tổng hợp… nhưng thuốc bảo vệ thực vật vẫn có vai trò to lớn trong việc kiểm soát dịch bệnh trong nông nghiệp. Đặc biệt, đối với người nông dân, sử dụng thuốc BVTV được coi là phương pháp đơn giản và được áp dụng thường xuyên [15]. 1.2. Vai trò và phân loại hóa chất bảo vệ thực vật 1.2.1. Vị trí và vai trò của thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp Muốn hay không ta cũng không thể phủ nhận sự cần thiết của hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Chúng ta đều rõ, hóa chất BVTV nếu sử dụng đúng sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho người sản xuất như [15]: - Tiêu diệt dịch hại nhanh, triệt để và chắc chắn. - Chặn đứng được dịch hại, nhất là những trường hợp dịch hại phát sinh thành dịch, đe dọa nghiêm trọng đến năng suất cây trồng mà các biện pháp khác không thể ngăn cản nổi. - Trong một thời gian rất ngắn có thể sử dụng trên diện tích rộng với các phương tiện rải thuốc tiên tiến nhất. - Mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ năng suất, giá trị thẩm mĩ của nông sản. Nước CHDCND Lào là một nước nông nghiệp nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa, khí hậu ven biển và là nước có nền nông nghiệp rất đa dạng về cơ cấu cây trồng, giống, nhiều chế độ luân canh, xen canh, gối vụ, nhiều mùa vụ, với những phương thức canh tác khác nhau. Nhiều biến động xảy ra do khí hậu, thời tiết dẫn đến biến động trong các hệ sinh thái nông nghiệp, đặc biệt là các quần thể sinh vật 5 hại, nấm gây bệnh cho cây trồng. Vì vậy, người nông dân luôn phải ứng phó với những khó khăn không những về biến đổi thời tiết, khí hậu mà còn phải bảo vệ cây trồng, mùa màng khỏi bị dịch bệnh, sâu hại, cỏ dại và chuột phá hoại. Vai trò của công tác BVTV, trong đó thuốc BVTV là công cụ, phương tiện quan trọng đắc lực của nông dân nhằm đảm bảo được năng suất cao, mùa màng bội thu, tránh được sâu hại phá hoại mùa màng. Trong quá khứ đã có những mùa vụ mất trắng, do sâu bệnh phá hoại, đời sống của nhiều hộ nông dân bị thiếu đói, đây cũng là tâm lý chung của nhiều nông dân “càng phun thuốc nhiều lần thì càng tốt” khi họ chưa có hiểu biết nhiều về kiến thức sử dụng hoá chất BVTV [11]. Vấn đề đặt ra hiện nay đối với vai trò, vị trí của công tác BVTV nói chung và vị trí của thuốc BVTV nói riêng trong sản xuất nông nghiệp là phải tiếp cận nhanh với những tiến bộ của Khoa học- Công nghệ Thế giới, áp dụng vào thực tiễn, nâng cao nhận thức, hiểu biết của nông dân trong việc quản lý và sử dụng thuốc BVTV kết hợp với các biện pháp canh tác tổng hợp để khắc phục những ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ con người và môi trường [14]. 1.2.2. Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật 1.2.2.1. Phân loại theo tính độc Các nhà sản xuất hóa chất BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại, đơn vị đo lường được biểu thị dưới dạng LD50 (Lethal Dose 50) và tính bằng mg/kg cơ thể. Các loại hóa chất BVTV được chia mức độ độc như sau [15]: Bảng 1.1: Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại (theo quy định của WHO) Trị số LD50 của thuốc (mg/kg) Dạng lỏng Qua miệng Qua da Rất độc Độc Độc trung bình Ít độc Dạng rắn Qua miệng Qua da ≤ 20 ≤ 40 ≤5 ≤ 10 20 - 200 40 - 400 5 - 50 10 – 100 200 - 2000 400 - 4000 50 - 500 100 – 1000 > 2000 > 4000 > 500 > 1000 (Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs) [15] 6 Trong đó: - LD50. Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm, giá trị LD50 càng nhỏ, chứng tỏ chất độc đó càng mạnh. - Liều 5mg/kg thể trọng tương đương một số giọt uống hay nhỏ mắt. - Liều 5-50mg/kg thể trọng tương đương một thìa cà phê. - Liều 50-500mg/kg thể trọng tương đương hai thìa súp. Bảng 1.2: Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại Nguy hiểm (I) Nhóm độc Báo động (II) Cánh báo (III) Cánh báo (IV) LD50 qua miệng (mg/kg) < 50 50 - 500 500 - 5.000 > 5.000 < 200 200 - 2.000 2.000 - 20.000 > 20.000 <2 02 - 2 2 - 20 > 20 Gây hại niêm Đục màng sừng Gây hại niêm Không gây mạc, màng, mắt và gây ngứa mạc ngứa niêm LD50 qua da (mg/kg) LD50 qua hô hấp (mg/l) Phản ứng niêm mạc mắt sừng mắt kéo niêm mạc 7 ngày mạc dài > 7 ngày Mẩn ngứa da Mẩn ngứa 72 giờ Mẩn ngứa nghẹ Phản ứng da 72 giờ kéo dài Phản ứng nghẹ 72 giờ (Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs) [15] 1.2.2.2. Phân loại theo đối tượng phòng chống Có rất nhiều cách phân loại khác nhau và được phân ra như sau: Thuốc trừ sâu (insecticide): Gồm các chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi trường. Chúng được dùng để diệt trừ hay ngăn ngừa tác hại của côn trùng đến cây trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con người [12]. 7 Trong thuốc trừ sâu dựa vào khả năng gây độc cho từng giai đoạn sinh trưởng người ta còn chia ra: Thuốc trừ trứng, thuốc trừ sâu non [12].. Thuốc trừ bệnh (Fungicide): Thuốc trừ bệnh bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hóa học (vô cơ hoặc hữu cơ), sinh học, có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lý giống và xử lý đất… Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng trước khi bị các loài vi sinh vật gây hại tấn công. Thuốc trừ bệnh bao gồm cả thuốc trừ nấm (Fungicides) và trừ vi khuẩn (Bactericides) [12]. Thuốc trừ chuột (Rodenticide): Là những hợp chất vô cơ, hữu cơ, hoặc có nguồn gốc sinh học có hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau, được dùng để diệt chuột gây hại trên ruộng, trong nhà và các loài gậm nhấm. Chúng tác động đến chuột chủ yếu bằng con đường vị độc và xông hơi [12]. Thuốc trừ nhện (Acricide): Những chất được dùng chủ yếu để trừ nhện hại cây trồng và các loài thực vật khác, đặc biệt là nhện đỏ. Hầu hết các thuốc trừ nhện hiện nay đều có tác dụng tiếp xúc [12]. Thuốc trừ tuyến trùng (Nematocide): Các chất xông hơi và nội hấp được dùng để xử lý đất trước tiên trừ tuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt giống và cả trong cây [12]. Thuốc trừ cỏ (Herbicide): Các chất được dùng để trừ các loài thực vật cản trở sự sinh trưởng cây trồng, các loài thực vật mọc hoang dại, trên đồng ruộng, quanh các công trình kiến trúc, sân bay, đường sắt… [12]. 1.2.2.3. Phân loại dựa theo con đường xâm nhập Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên (2007) [14] phân loại như sau: - Thuốc có tác dụng tiếp xúc: là những loại thuốc có thể gây độc cho cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập qua da. - Thuốc có tác dụng vị độc: gây độc cho cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập qua con đường tiêu hóa. - Thuốc xông hơi: là thuốc có khả năng bốc hơi đầu độc bầu không khí bao quanh dịch hại và xâm nhập vào cơ thể sinh vật qua hệ hô hấp. 8 - Thuốc nội hấp: là những thuốc có khả năng xâm nhập vào cây qua thân, lá hoặc rễ và được dịch chuyển trong cây. - Thuốc có tác dụng thấm sâu: là những thuốc có khả năng xâm nhập qua biểu bì lá cây và thấm sâu vào lớp tế bào nhu mô. 1.2.2.4. Phân loại dựa vào nguồn gốc hoá học Thuốc có nguồn gốc thảo mộc : bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây cỏ hay các sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại [15]. Thuốc có nguồn gốc sinh học: gồm các loài sinh vật (các loài ký sinh thiên ñịch), các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật ( như các loài kháng sinh...) có khả năng tiêu diệt dịch hại [15]. Thuốc có nguồn gốc vô cơ : bao gồm các hợp chất vô cơ (như dung dịch lưu huỳnh và lưu huỳnh vôi....) có khả năng tiêu diệt dịch hại [15]. Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có khả năng tiêu diệt dịch hại (như các hợp chất clo hữu cơ, lân hữu cơ, cacbamat...) [15]. Gần đây, do nhiều dịch hại ñã hình thành tính chống nhiều loại thuốc có cùng một cơ chế, nên người ta ñã phân loại theo cơ chế tác ñộng của các loại thuốc ( như thuốc kìm hãm men cholinesterase, GABA, kìm hãm hô hấp...) hay theo phương thức tác ñộng (thuốc ñiều khiển sinh trưởng côn trùng, thuốc triệt sản, chất dẫn dụ, chất xua ñuổi hay chất gây ngán). Phân chia theo các dạng thuốc ( thuốc bột, thuốc nước...) hay phương pháp sử dụng (thuốc dùng ñể phun lên cây, thuốc xử lý giống...) [15]. Ngoài cách phân loại chủ yếu trên, tuỳ mục ñích nghiên cứu và sử dụng, người ta còn phân loại thuốc BVTV theo nhiều cách khác nữa [15]. Không có sự phân loại thuốc BVTV nào mang tính tuyệt ñối, vì một loại thuốc có thể trừ ñược nhiều loại dịch hại khác nhau, có khả năng xâm nhập vào cơ thể dịch hại theo nhiều con đường khác nhau, có cùng lúc nhiều cơ chế tác ñộng khác nhau; trong thành phần của thuốc có các nhóm hay nguyên tố gây ñộc khác nhau... nên các thuốc có thể cùng lúc xếp vào nhiều nhóm khác nhau. Ngoài 3 cách phân loại trên còn có nhiều cách phân loại khác nhằm phục vụ cho mục đích sử dụng hay nghiên cứu [15]. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất