Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vẫn đề sản xuất bản tin thời sự trên kênh vtv1 theo lộ trình số hóa...

Tài liệu Vẫn đề sản xuất bản tin thời sự trên kênh vtv1 theo lộ trình số hóa

.PDF
83
246
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN VƢƠNG LONG VẤN ĐỀ SẢN XUẤT BẢN TIN THỜI SỰ TRÊN KÊNH VTV1 THEO LỘ TRÌNH SỐ HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN VƢƠNG LONG VẤN ĐỀ SẢN XUẤT BẢN TIN THỜI SỰ TRÊN KÊNH VTV1 THEO LỘ TRÌNH SỐ HÓA Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 60.32.01.01 Người hướng dẫn khoa học PGS.TS . Vũ Quang Hào Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Trần Vương Long, học viên cao học lớp Báo chí K16, chuyên ngành Báo chí học, khoá 2012-2014. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ ‘‘Vấn đề sản xuất Bản tin Thời sự trên kênh VTV1 theo lộ trình số hóa’’ là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu nghiên cứu thu được từ thực nghiệm và không sao chép. Luận văn có sử dụng tài liệu và tham khảo một số tư liệu trích nguồn rõ ràng. Học viên Trần Vƣơng Long LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn này thực hiện khảo sát tại Ban Thời sự VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam. Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Vũ Quang Hào đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình. Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua. Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban Thời sự VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Học viên Trần Vƣơng Long MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 5 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .......................................................... 7 7. Kết cấu đề tài ................................................................................................. 7 CHƢƠNG 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỐ HÓA TRUYỀN HÌNH .............................................................................................. 8 1.1. Khái niệm chung ....................................................................................... 8 1.1.1. Số hóa dữ liệu truyền hình ...................................................................... 8 1.2. Mục tiêu và nội dung lộ trình số hóa của Chính phủ Viêṭ Nam .......... 8 1.2.1. Mục tiêu số hóa Truyền hình nói chung.................................................. 8 1.2.2. Mục tiêu số hóa Truyền hình của Chính phủ Viê ̣t Nam .......................... 9 1.2.3 Kế hoạch số hóa ..................................................................................... 10 1.2.4. Nhóm giải pháp để thực hiện lộ trình số hóa........................................ 11 1.3. Bản tin Thời sự ....................................................................................... 12 1.4. Truyền hình Kỹ thuật số ....................................................................... 19 1.5. Vai trò và nhu cầu số hóa dữ liệu Truyền hình ................................... 27 1.5.1. Vai trò số hóa Truyền hình ................................................................... 27 1.5.2. Nhu cầu số hóa Truyền hình ................................................................. 27 1.5.3. Truyền thông số-xu hướng tất yếu của truyền thông đại chúng ........... 28 1.5.4. Ý nghĩa, hiệu quả thực tiễn khi thực hiện lộ trình số hóa của Chính phủ...... 30 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 32 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỐ HÓA TRUYỀN HÌNH Ở ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM (VTV) ........................................................... 33 2.1. Chuyển đổi từ hệ thống DVB-T sang DVB-T2 ở một số quốc gia ..... 33 2.1.1. Các yêu cầu của chuẩn DVB-T2 ........................................................... 33 2.1.2. Các chiến lược triển khai DVB-T2........................................................ 35 2.1.3. Hiện trạng (thử nghiệm, thông báo triển khai dịch vụ) ........................ 37 2.2. Triển khai thực hiện lộ trình số hóa từ năm 2011 đến năm 2013 của các Đài Phát thanh -Truyền hình ở Việt Nam ............................................ 40 2.2.1. Truyền hình An Viên (AVG) .................................................................. 40 2.2.2. Truyền hình Kỹ thuật số VTC ................................................................ 42 2.2.3. Đài truyền hình Việt Nam (VTV) ........................................................... 42 2.3. Bản tin Thời sự trên kênh VTV1 và lộ trình số hóa ........................... 46 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 49 CHƢƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP SỐ HÓA TRUYỀN HÌNH TRONG SẢN XUẤT BẢN TIN THỜI SỰ TRÊN KÊNH VTV1 ............. 50 3.1. Những khó khăn cần khắc phục khi thực hiện lộ trình số hóa cho công tác sản xuất Bản tin Thời sự ............................................................... 50 3.1.1. Khó khăn về phương tiện thu xem của người dân ................................ 50 3.1.2.Khó khăn khi dừng sóng truyền hình tương tự tại các tỉnh, thành phố khi quy định dừng sóng theo địa giới hành chính ................................................. 50 3.1.3.Khó khăn về an toàn bảo mật thông tin ................................................. 51 3.2. Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác ........................................... 51 3.2.1. Kinh nghiệm bảo đảm nguồn lực kỹ thuật và thành công trong quá trình số hóa truyền hình ở Nhật Bản ....................................................................... 51 3.2.2.Kinh nghiệm bảo đảm nguồn lực kỹ thuật trong quá trình số hóa truyền hình ở Kênh KBS WORLD - Hàn Quốc .......................................................... 55 3.2.3. Kinh nghiệm bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật trong quá trình số hóa truyền hình của Đài truyền hình BBC - Anh Quốc ......................................... 56 3.2.4.Bài học từ Thái Lan về triển khai số hóa cơ hội và thách thức ............. 57 3.2.5. Bài học từ Hàn Quốc ............................................................................. 60 3.2.6. Chuyển đổi từ analog sang truyền hình kỹ thuật số Bức tranh lớn ở khu vực Ả Rập ........................................................................................................ 64 3.3. Kiến nghị và đề xuất............................................................................... 68 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 69 KẾT LUẬN .................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. AVG Đài Truyền hình An Viên 2. HD Thuật ngữ chỉ chương trình truyền hình kỹ thuật số độ nét cao 3. KBS Kênh truyền hình Hàn Quốc của Korean Broadcasting System 4. NHK Đài phát thanh truyền hình của Nhật Bản 5. VTC Đài truyền hình Kỹ thuật số 6. VTV Đài Truyền hình Việt Nam 7. VTV1 Ban Thời sự Đài – Truyền hình Việt Nam 8. VTV3 Ban Thể thao giải trí và thông tin kinh tế - Đài truyền hình Việt Nam MỞ ĐẦU “Lộ trình số hóa của Chính phủ” là một thuật ngữ được giới truyền thông nhắc tới khá nhiều trong thời gian qua. Ở các nước phát triển, truyền thông đều trải qua lộ trình số hóa như là một sự tất yếu. Sự phát triển về khoa học kỹ thuật, kinh tế và chính trị xã hội đã tạo điều kiện để cho ra đời và phát triển công nghệ số. Nhu cầu và nhận thức về truyền thông của con người ngày càng tăng cao theo chất lượng đời sống, có những mong muốn của con người chỉ có thể được đáp ứng bởi công nghệ số mà thôi. Vậy nên, số hóa là việc làm hết sức cấp thiết, có ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam nói riêng và đối với các quốc gia đã và đang phát triển trên thế giới nói chung. Sản xuất được những Bản tin Thời sự tốt, hay để phục vụ khán giả trong nước và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài và phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội là mục tiêu của những người làm công tác sản xuất Bản tin Thời sự hàng ngày. Được toàn xã hội biết đến và ủng hộ những tin, bài, bản tin thời sự cũng là mục tiêu hàng đầu của đội ngũ các ê kíp sản xuất Bản tin Thời sự trên kênh VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam. Để có được những điều này, bên cạnh việc nâng cao chất lượng về mặt nội dung thì áp dụng công nghệ số vào sản xuất Bản tin Thời sự là rất quan trọng. Có rất nhiều phương thức sản xuất Bản tin Thời sự trên truyền hình hiện nay, việc cập nhật thông tin và không ngừng học hỏi áp dụng những công nghệ mới để sản xuất chương trình chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn là một trong những đòi hỏi tất yếu đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng: thực hiện lộ trình số hóa của Chính phủ là một trong những chiến lược phát triển tạo bước đột phá mạnh mẽ cho truyền hình Việt Nam nói chung và Ban Thời sự VTV1 nói riêng. Từ năm 2011 đến nay (2013), Đài truyền hình Việt Nam đã thực hiện những thay đổi mang tính chất quyết liệt của một cuộc cách mạng, đó là cuộc cách mạng số hóa. Tất cả các Ban, các Trung tâm thường trú của VTV tại các 1 khu vực trong và ngoài nước đều từng bước đổi mới theo lộ trình số hóa. Tuy nhiên quá trình thay đổi phương thức cũ sang phương thức mới nào cũng vậy, đều gặp phải những vấn đề khó khăn nhất định. Nguyên nhân thì có rất nhiều: khó khăn về tài chính, nhân lực, sự phối hợp giữa các bộ phận… Các Đài truyền hình và các kênh truyền hình nổi tiếng trên thế giới như CNN của Mỹ, BBC của Anh, KBS của Hàn Quốc và NHK của Nhật Bản… đều đã sử dụng chuẩn số hóa trong sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình. Xu hướng số hóa truyền hình không phải mang tính nhất thời chạy đua công nghệ mà là tính tất yếu trong quá trình phát triển cả về chất và lượng của VTV. Bởi chỉ có số hóa mới giúp VTV tăng được số lượng, chất lượng các chương trình trong đó có chương trình Thời sự phát trên kênh VTV1 - chương trình đã đang và sẽ có lượng khán giả theo dõi nhiều nhất. Nhìn lại lịch sử phát triển của VTV, chỉ những năm gần đây VTV mới tăng được số lượng, thời lượng và chất lượng chương trình phát sóng trong ngày. Vì những năm gần đây VTV mới thực hiện lộ trình số hóa vào sản xuất và phát sóng chương trình Thời sự trên kênh VTV1. Làm thế nào để lộ trình số hóa được thực hiện đúng mục tiêu, đúng quy trình, đúng tiến độ thực hiện? Làm thế nào để Bản tin Thời sự trên kênh VTV1 có chất lượng tốt nhất? Làm thế nào để vấn đề sản xuất Bản tin Thời sự theo lộ trình số hóa không chỉ mang lại hiệu quả về văn hóa xã hội mà còn mang lại hiệu quả về kinh tế cho đơn vị sản xuất? Tác giả rất hy vọng luận văn này sẽ giải quyết được những vấn đề trên một cách tối ưu nhất và rất mong nhận được sự đóng góp chia sẻ của các nhà khoa học, các đồng nghiệp để có được một công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về đề tài đã lựa chọn. 1. Lý do chọn đề tài Ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 2451/QĐ-TTg về “Phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020”. 2 Theo đó, mục tiêu của Quyết định là: Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số theo hướng hiện đại, hiệu quả; Từng bước mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất nhằm phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao; hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất nhằm thu hút các nguồn lực xã hội; tạo điều kiện để tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các đài phát thanh, truyền hình trên phạm vi cả nước theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp. Sở dĩ số hoá mặt đất là do hiện nay các máy phát hình Analog ở các địa phương đã cũ kĩ, lạc hậu nhưng vẫn còn hoạt động do đã tốn quá nhiều tiền để đầu tư trước đó, sóng analog chất lượng thấp, rất muỗi, mỗi máy phát chỉ phát được một kênh, tốn điện, tốn tài nguyên tần số cần số hoá để nâng cao chất lượng. Máy phát hình số dùng công nghệ mạng đơn tần có các ưu điểm: độ sắc nét của hình ảnh cao hơn analog; Một kênh truyền hình số ghép được nhiều chương trình (thông thường là 8) nên tiết kiệm được tài nguyên tần số. Phát sóng số thu bằng các thiết bị di động rất tốt. Người xem dù đi trên ôtô, tàu hỏa vẫn xem được các chương trình truyền hình; Thu số không còn hiện tượng “bóng ma” do các tia sóng phản xạ từ nhiều hướng đến máy thu; Điều rất quan trọng đó là khi thực hiện xong lộ trình số hóa thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều năng lượng, chi phí khai thác lại thấp mà chất lượng dịch vụ lại tăng. Hiện nay, đã có rất nhiều quốc gia chuyển hẳn sang truyền hình số như: Mỹ, Pháp, Hy Lạp, Hàn Quốc… Số hóa là vấn đề mang tính thời sự bức thiết tại Việt Nam hiện nay, vấn đề này cũng là tương đối mới với những quốc gia đang phát triển. Cho nên, tại Việt Nam cũng chưa có nhiều đề tài nghiên cứu sâu về đề tài mà tác giả lựa chọn. Vì vậy, việc có một công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề sản xuất Bản tin Thời sự theo lộ trình số hóa của Chính phủ là hết sức mang tính thời sự và cần thiết. 3 Tác giả chủ quan cho rằng, để có một công trình nghiên cứu khoa học về lộ trình số hóa một cách chi tiết, chính xác và hấp dẫn thì cần có những phương pháp nghiên cứu và tư liệu khảo sát phải sâu rộng, cách tiếp cận đề tài phải mới mẻ. Truyền thông số hóa là một xu thế phát triển mang tính tất yếu về khoa học kỹ thuật cũng như nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng. Lịch sử truyền thông của các nước phát triển đều trải qua lộ trình số hóa. Tuy nhiên, ở Việt Nam lộ trình số hóa mới được triển khai nên còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu. Đề tài số hóa là một đề tài cần được đầu tư thời gian, công sức và trải nghiệm thực tiễn để nghiên cứu đúng tầm một luận văn thạc sĩ báo chí học. Ban Thời sự (VTV1) - Đài truyền hình Việt Nam là một trong những đơn vị sản xuất bản tin Thời sự hàng đầu Việt Nam cả về chất lượng và số lượng. Từ năm 2011 đến năm 2013, VTV1 đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong quá trình sản xuất bản tin thời sự theo lộ trình số hóa của Chính phủ. Số hóa làm cho các chương trình truyền hình có được chất lượng cao hơn về âm thanh, hình ảnh. Truyền hình HD hay Tivi 3D đã không còn xa lạ với khán giả Việt Nam trong những năm gần đây. Làm thế nào để truyền hình chất lượng tốt nhất? Có khi nào chúng ta đi trên xe ô tô hay trên tàu hỏa… mà vẫn xem được Bản tin Thời sự HD trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam hay không? Đây cũng chính là một trong những lý do mà tác giả lựa chọn “Vấn đề sản xuất Bản tin Thời sự trên kênh VTV1 theo lộ trình số hóa”. (Khảo sát từ năm 2011 – 2013) làm đề tài nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, hiện nay tôi đang công tác tại Ban Thời sự, Đài truyền hình Việt Nam, được làm việc trực tiếp với các ê kíp sản xuất chương trình, đây sẽ là điều kiện thuận lợi giúp tôi tìm hiểu sâu sắc và sưu tầm nguồn tư liệu phong phú về đề tài đã chọn. Với những lý do trên, tác giả hy vọng đề tài sẽ góp một phần nhỏ bé trong việc nhìn lại vai trò và hiệu quả của lộ trình số hóa đối với việc sản xuất 4 Bản tin Thời sự trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam, đồng thời đưa ra giải pháp thiết thực để thực hiện tốt hơn lộ trình số hóa của Chính phủ, từ đó tạo nên dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển truyền hình nước nhà. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng ngành Báo chí học với đề tài Xã hội hóa các chương trình truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam, tác giả Lê Thị Thu Hòa, thực hiện năm 2008. Tác giả đã đề cập đến vệc liên kết sản xuất giữa các đơn vị ngoài Đài và Đài truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên tác giả chưa đi sâu về vấn đề nâng cao chất lượng truyền hình bằng công nghệ số. Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng ngành Báo chí học với đề tài Báo chí với việc nâng cao hiệu quả chiến dịch truyền thông, tác giả Nguyễn Thị Phương thực hiện năm 2008. Tác giả chủ yếu thực hiện khảo sát trên loại hình báo in chứ không đi sâu vào lĩnh vực truyền hình. Qua khảo sát, tìm hiểu lịch sử vấn đề, chúng tôi khẳng định: Đề tài “Vấn đề sản xuất Bản tin Thời sự trên kênh VTV1 theo lộ trình số hóa” (Khảo sát từ năm 2011 – 2013) là một đề tài hoàn toàn mới, chưa từng được nghiên cứu từ trước đến nay. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả của việc thực hiện lộ trình số hóa của Chính phủ vào việc sản xuất Bản tin Thời sự trên kênh VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam. Từ đó, tác giả khái quát hóa quá trình thực hiện lộ trình số hóa được triển khai trong sản xuất bản tin Thời sự của VTV nhằm đánh giá tính khả thi thực hiện lộ trình số hóa của Chính phủ. Căn cứ vào yêu cầ u thời gian thực hiê ̣n đề án số hóa truyề n hình của Chính phủ nói chung và VTV nói riêng tác giả nghiên cứu đề tài này nhằ m đưa ra những kiế n nghi ̣ , giải pháp thực hiện để đáp ứng được tiến độ triển khai đề án số hóa truyề n hiǹ h. 5 Tác giả rút ra bài học kinh nghiệm từ các nước trong khu vực khi thực hiê ̣n số hóa truyề n hiǹ h để vâ ̣n du ̣ng vào thực tiễn Viê ̣t Nam triể n khai lô ̣ triǹ h số hóa của Chin ́ h phủ và lô ̣ triǹ h số hóa của VTV. 3.2. Nhiệm vụ nhiên cứu Để đạt được mục đích đặt ra, chúng tôi xác định những nhiệm vụ cụ thể sẽ phải giải quyết như sau: Phân tích làm rõ vai trò, hiệu quả của việc thực hiện lộ trình số hóa của Chính phủ vào sản xuất Bản tin Thời sự kênh VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam từ góc nhìn khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội… Phân tích tác động giữa lộ trình số hóa và thực tiễn triển khai về nội dung, cấu trúc và cách thức thể hiện Bản tin Thời sự; hiệu quả mang lại và những hạn chế; nguyên nhân của những thuận lợi khó khăn khi thực hiện. Làm rõ sự khác biệt trong quy trình sản xuất, cách thức tổ chức sản xuất, chất lượng, thời lượng, tần suất bản tin Thời sự từ khi chưa áp dụng số hóa cho tới khi áp dụng số hóa. Khảo sát bài bản kỹ lưỡng về việc sản xuất bản tin Thời sự trên kênh VTV1 trong lộ trình số hóa. Khi chuyển đổi từ công nghệ tương tự (analog) sang công nghệ số (digital) thì việc sản xuất nội dung của VTV có gì thay đổi và thay đổi thế nào cho kịp với sự thay đổi về công nghệ. Sự thay đổi này kéo theo sự thay đổi về sự đầu tư vào máy móc thiết bị, vào nguồn nhân lực…của VTV ra sao? Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vấn đề sản xuất Bản tin Thời sự trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam theo lộ trình số hóa của Chính phủ. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề sản xuất Bản tin Thời sự trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam theo lộ trình số hóa của Chính phủ. 6 Phạm vi nghiên cứu: Các bản tin Thời sự trên kênh VTV1 được sản xuất, phát sóng trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam từ năm 2011 đến nay (2013). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng phương pháp luận; đồng thời, vận dụng những kiến thức về lý luận truyền thông, truyền hình để làm căn cứ chung cho quá trình nghiên cứu đề tài này. Khảo sát và phân tích vấn đề sản xuất các Bản tin thời sự trên kênh VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam từ năm 2011 đến nay. Thu thập thông tin dữ liệu, nghiên cứu văn bản của Chính phủ ban hành về lộ trình số hóa. Khảo sát thông tin thực hiện lộ trình số hóa của các đơn vị sản xuất Bản tin Thời sự trong và ngoài Đài từ năm 2011 đến nay. Phỏng vấn, thu nhận ý kiến từ các nhà chức trách, đại diện các cơ quan tổ chức, những người trực tiếp tổ chức sản xuất Bản tin Thời sự trên kênh VTV1 theo lộ trình số hóa của Chính phủ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Lần đầu tiên, công trình nghiên cứu, khảo sát ấn đề sản xuất Bản tin Thời sự trên kênh VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam (khảo sát từ năm 2011 – 2013) với những tư liệu có liên quan mật thiết lộ trình số hóa của Chính phủ. Các kết qủa nghiên cứu đưa ra là hoàn toàn mới. Lần đầu tiên, công trình hướng tới những giải pháp khả thi, toàn diện và sát thực nhằm nâng cao vai trò hiệu quả của việc triển khai lộ trình số hóa của Chính phủ. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu hữu ích để các đơn vị sản xuất Bản tin Thời sự cũng như các ê kíp sản xuất chương trình truyền hình cùng tham khảo, tiến tới liên kết, để hoạt động sản xuất các Bản tin Thời sự trên sóng VTV đạt hiệu quả tốt hơn. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương. 7 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỐ HÓA TRUYỀN HÌNH 1.1. Khái niệm chung 1.1.1. Số hóa dữ liệu truyền hình Định nghĩa số hóa dữ liệu Thông thường, các dữ liệu dạng chữ, hình ảnh, âm thanh… sử dụng trên máy tính và được máy tính nhận biết đúng định dạng, được gọi chung là dữ liệu số. Quá trình chuyển các dạng dữ liệu truyền thống như các bản viết tay, bản in trên giấy, hình ảnh… sang chuẩn dữ liệu trên máy tính và được máy tính nhận biết được gọi là số hoá dữ liệu. Số hoá dữ liệu là hình thức chuyển đổi các dữ liệu truyền thống bên ngoài thành dạng dữ liệu số mà máy tính có thể hiểu được. Như vậy, số hoá dữ liệu truyền hình là hình thức chuyển đổi các dữ liệu truyền hình truyền thống (băng từ…) bên ngoài thành dạng dữ liệu số mà máy tính có thể hiểu được. 1.2. Mục tiêu và nội dung lộ trình số hóa của Chính phủ Viêṭ Nam 1.2.1. Mục tiêu số hóa Truyền hình nói chung - Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số theo hướng hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, nâng cao hiệu quả sử dụng tần số truyền hình, đồng thời giải phóng một phần tài nguyên tần số để phát triển các dịch vụ thông tin di động và vô tuyến băng rộng. - Từng bước mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số nhằm phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của người dân 8 và đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước. - Hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số nhằm thu hút các nguồn lực của xã hội để phát triển hạ tầng kỹ thuật truyền hình, trên cơ sở đảm bảo sự quản lý thống nhất, có hiệu quả của Nhà nước. - Tạo điều kiện để tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các đài phát thanh, truyền hình trên phạm vi cả nước theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, hoạt động hiệu quả và phân định rõ hoạt động về nội dung thông tin với hoạt động về truyền dẫn, phát sóng. 1.2.2. Mục tiêu số hóa Truyền hình của Chính phủ Viê ̣t Nam Ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 2451/QĐ-TTg về “Phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020”. Theo đó, mục tiêu của Quyết định là: Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số theo hướng hiện đại, hiệu quả; từng bước mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất nhằm phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao; hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất nhằm thu hút các nguồn lực xã hội; tạo điều kiện để tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các đài phát thanh, truyền hình trên phạm vi cả nước theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp. Một số mục tiêu cụ thể đến 2015 và 2020 có nội dung như sau: Đến năm 2015: Đảm bảo 80% hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, trong đó truyền hình số mặt đất chiếm khoảng 55% các phương thức truyền hình; Phủ sóng truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị tới 60% dân cư; áp dụng thống nhất tiêu chuẩn truyền hình số mặt 9 đất trên cơ sở tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất trên cơ sở tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T và các phiên bản tiếp theo; áp dụng thống nhất tiêu chuẩn mã hóa hình ảnh và âm thanh. Đến năm 2020: Đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, trong đó, truyền hình số mặt đất chiếm 45% các phương thức truyền hình; Phủ sóng truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị tới 80% dân cư… 1.2.3 Kế hoạch số hóa Theo đề án, lộ trình của việc chuyển đổi sẽ căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện truyền sóng, khả năng phân bổ tần số. Trong đó, các tỉnh thành trên cả nước sẽ được chia thành 4 nhóm để thực hiện lộ trình số hóa theo từng giai đoạn cụ thể: - Nhóm I: gồm Hà Nội (cũ), thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ (sẽ thực hiện số hóa ngay từ năm 2012 và chuyển hoàn toàn sang phát sóng truyền hình số mặt đất trước ngày 31/12/2015). - Nhóm II: Hà Nội (mở rộng) Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang (từ 2013 đến 31/12/2016). - Nhóm III: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang (từ 2015 đến 31/12/2018). - Nhóm IV: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông (từ 2017 đến 31/12/2020). 10 1.2.4. Nhóm giải pháp để thực hiện lộ trình số hóa - Nhóm giải pháp về thông tin tuyên truyền; - Nhóm giải pháp về thị trường và dịch vụ: theo đó sẽ có không quá 03 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn quốc và 05 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên phạm vi vùng. Giải pháp này cùng quy định các doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ khi phủ sóng truyền hình mặt đất và cung cấp dịch vụ ở địa phương nào thì phải dành dung lượng để truyền tải các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu, đảm bảo trên địa bàn có ít nhất môt mạng truyền dẫn, phát sóng số chuyển tải các kênh chương trình này; - Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy, đào tạo và nguồn nhân lực; - Nhóm giải pháp về công nghệ và tiêu chuẩn: Từ ngày 01/01/2013 tất cả các máy thu hình sản xuất và nhập khẩu vào Việt Nam phải tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG-4 (có hỗ trợ thu MPEG 2 đến 31/12/2015). - Nhóm giải pháp về tài chính: Được biết, đề án này có 4 dự án trọng điểm được thực hiện từ nay đến năm 2020 với tổng kinh phí là 3.946 tỷ đồng. Trong đó, 1.710 tỷ đồng dành để hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất; 50 tỷ đồng dành để thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về việc số hóa truyền hình, 2.114 tỷ đồng để xây dựng mạng truyền hình số mặt đất toàn quốc và dành 70 tỷ đồng để điều tra phương thức thu xem truyền hình và đối tượng hỗ trợ. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao phải nghiên cứu lộ trình số hóa của Chính phủ? - Phải nghiên cứu lộ trình số hóa của Chính phủ bởi VTV là cơ quan trực thuộc chính phủ. Nếu không có sự nghiên cứu VTV sẽ không thể thực hiện theo lộ trình của Chính phủ. 11 - VTV cũng đã thành lập và phát huy cao vai trò của Ban chỉ đạo số hóa gắn với Ban chỉ đạo số hóa Quốc gia, Cục Tần số vô tuyến điện - Bộ Thông tin và Truyền thông… 1.3. Bản tin Thời sự Để hiểu rõ được khái niệm bản tin Thời sự trước hết ta phải hiểu được khái niệm “bản tin” hay “tin” là gì. Mặc dù “tin là thể loại ra đời sớm, có thể coi là loại hình đầu tiên của báo chí” (Dương Xuân Sơn, Giáo trình báo chí truyền hình – tr.128) tuy nhiên đến nay vẫn chưa có quan niệm chung, thống nhất về khái niệm này. Quan niệm về tin của mỗi nước, mỗi học giả và bản thân khán giả là khác nhau (Boyd, Andrew. Stewart, Peter. Alexander, Ray Broadcast Journalism – tr.14). Người Mỹ có quan niệm về tin: “Khi chó cắn người, thì đó không phải là tin. Nhưng khi người cắn chó thì đó là tin” nghĩa là, tin phải mang yếu tố mới và lạ. Còn Napoleon Bonaparte đại đế cho rằng “cho dù tin tức không chi tiết, dù tốt hay xấu, thì sự hiểu biết thực sự về sự việc trước quân thù sẽ mang lại thắng lợi trên chiến trường”. Như vậy, tin trong quan niệm này phải mang yếu tố nhanh và chính xác. Nhà báo, phóng viên, tiểu thuyết gia nổi tiếng của Anh George Orwell lại đơn thuần quan niệm rằng “tin tức là sự tương tác của con người lẫn nhau” nghĩa là mọi sự kiện do con người tương tác trong cuộc sống tạo ra các giá trị, tốt hay xấu đều là tin tức. Trong chuyên ngành báo chí, “tin được định nghĩa là một trong những thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí, trong đó thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác và nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người, có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định”(Đinh Văn Hường - Bài giảng về thể loại tin tại Khoa Báo chí). Như vậy, tuy có nhiều quan niệm, cách nói khác nhau về tin nhưng đều toát lên một số yếu tố tương đối thống nhất là: Tin là mới, ngắn gọn, súc tích, nhanh chóng, có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định. Ngày nay, với sự phát 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan