Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở việt nam hiện nay

.PDF
171
483
98

Mô tả:

Quá trình phát triển của lịch sử nhân loại đã chứng minh vai trò quan tr ọng của phụ nữ trong quá trình sản xuất vật chất, tinh thần, đặc b i ệt là tái sản xuất con người. Tuy nhiên, nhiều nơi trên thế giới, so với nam giới, phụ nữ vẫn phải chịu những thiệt thòi, chưa được đánh giá đúng v ề vai trò, vị thế trong gia đình và xã h ội
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ GIÁNG HƯƠNG vÊn ®Ò ph¸t triÓn nguån nh©n lùc n÷ chÊt l­îng cao ë ViÖt Nam hiÖn nay Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS Mã số : 62 22 80 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ NGA HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác của các cơ quan chức năng đã công bố. Những kết luận khoa học của luận án là mới và chưa có tác giả công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Nguyễn Thị Giáng Hương MỤC LỤC Trang 1 MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 1.2. Những giá trị của các công trình luận án cần tham khảo và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 6 6 20 Chương 2: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - NHÌN TỪ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN VÀ NHÂN TỐ CHỦ QUAN 2.1. Một số khái niệm cơ bản 2.2. Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay 2.3. Những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan cơ bản tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay 24 24 43 54 Chương 3: NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và nguyên nhân 3.2. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay 68 68 95 Chương 4: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1. Nhóm giải pháp thuộc về điều kiện khách quan cho việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao 4.2. Nhóm giải pháp thuộc về nhân tố chủ quan trong việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 108 108 119 144 146 147 156 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH : Ban Chấp hành BTV : Ban Thường vụ CĐ, ĐH và sau ĐH : Cao đẳng, đại học và sau đại học CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa HĐND : Hội đồng nhân dân NNLNCLC : Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao NNLCLC : Nguồn nhân lực chất lượng cao NNLN : Nguồn nhân lực nữ NNL : Nguồn nhân lực QH : Quốc hội TCCN và TC nghề : Trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề TW Trung ương : DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Phân bố lực lượng lao động phân theo trình độ năm 2010 Bảng 3.2: Phân bố trình đ ộ lực lượng lao động phân theo thành thị 69 - nông thôn năm 2010 70 Bảng 3.3: Phân bố NNLN năm 2010 phân theo vùng và theo trình độ 70 Bảng 3.4: Tỷ lệ NLNCLC phân theo trình độ tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội 71 Bảng 3.5: Tỷ lệ NNLNCLC có học hàm, học vị từ năm 2007 - 2011 73 Bảng 3.6: Tỷ lệ nữ trong Ban Chấp hành (BCH) Đảng ủy các cấp 1991 – 2015 78 Bảng 3.7: Tỷ lệ nhân lực nữ giữ các chức vụ trong các cấp ủy Đảng 79 Bảng 3.8: Tỷ lệ nhân lực nữ giữ các chức danh trong Quốc hội 80 Bảng 3.9: Tỷ lệ nữ trong HĐND các cấp 1989 - 2016 81 Bảng 3.10: Tỷ lệ nhân lực nữ giữ các chức danh trong HĐND các cấp 81 Bảng 3.11: Tỷ lệ nhân lực nữ lãnh đ ạo, quản lý Nhà nước cấp Trung ương Bảng 3.12: Tỷ lệ nhân lực nữ tham gia UBND các cấp 82 84 Bảng 3.13: Một số chỉ tiêu cơ bản liên quan đến chăm sóc thai sản, 2001 – 2009 89 Bảng 3.14: Số giờ làm việc nhà bình quân 1người/ngày của dân số chia theo giới tính và trình độ học vấn Bảng 3.15: Thu nhập bình quân/tháng của NNLCLC 92 104 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình phát triển của lịch sử nhân loại đã chứng minh vai trò quan trọng của phụ nữ trong quá trình sản xuất vật chất, tinh thần, đặc b iệt là tái sản xuất con người. Tuy nhiên, nhiều nơi trên thế giới, so với nam giới, phụ nữ vẫn phải chịu những thiệt thòi , chưa được đánh giá đúng về vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội. Trong thời gian qua, trên quy mô toàn cầu, nhiều quốc gia việc phát triển NNLN đã đạt được nh ững thành tựu đáng khích lệ trên mọi phương diện: Trên bình diện xã hội, phụ nữ ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động của xã hội; Trong gia đình, người phụ nữ cũng đã nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ nam g iới để phát triển và khẳng định bản thân. Tuy nhiên, không thể phủ nhận tình trạng phân biệt đối xử có tính bất công đối với phụ nữ vẫn đang tồn tại với những mức độ khác nhau ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt, đối với các nước nghèo, lạc hậu. Chính v ấn đề này đã làm ảnh hưởng tới khả năng vươn lên khẳng định vị thế, vai trò và đóng góp của phụ nữ vào sự phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới. Dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò, v ị trí, chức năng của phụ nữ, coi phụ nữ là động lực quan trọng của cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nướ c đã có những đường lối, chủ trương , chính sách phát triển và sử dụng sức mạnh to lớn của NNLN cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, để phát triển được NNLNCLC trong điều kiện hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn: Điều kiện xuất phát của đất nước vốn đã lạc hậu ; chịu ảnh hưởng tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” của Nho giáo nên vấn đề phát triển NNLNCLC là một nội dung quan trọng cần được đặc biệt quan tâm, nghiên cứu . Hiện nay, những cơ 2 hội và thử thách đã và đang đặt ra hơn bao giờ hết , mọi tiềm năng quốc gia phải được khai thác hợp lý, trong đó có NNLN, đặc biệt là NNLNCLC. Nguồn nhân lực nữ, bộ phận chiếm phần nửa dân cư trong xã hội, với sức lao động dồi dào, óc sáng tạo phong phú, là nguồn lực to lớn và rất quan trọng có thể khai thác và phát triển nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Trong những thập kỷ gần đây, hiện tượng cần ghi nhận ở nhiều quốc gia, khu vực khác nhau trên thế giới, số lượng phụ nữ nắm giữ các chức vụ chính quyền cấp cao, kể cả cấp cao nhất và bộ phận NNLNCLC ở các lĩnh vực khác nhau tăng lên rõ rệt. Thụy Điển là quốc gia tiêu biểu, “ phụ nữ Thụy Điển có tất cả các quyền bình đẳng tuyệt đối như nam giới, t ừ giáo dục cho đến các quyền thừa kế tài sản. Hiện có ½ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong nghị viện, chính phủ và ban lãnh đạo các địa phương” [31, tr.107]. Mặc dù vậy, NNLNCLC vẫn chưa được khai thác và phát triển đúng với khả năng của nó. Thực tế chứng minh, NNLN không thua kém nam giới - xét trên phương diện trí tuệ, năng lực và những phẩm chất khác. Như vậy, việc phát triển NNLN, đặc biệt NNLNCLC là một trong những vấn đề quan trọng hiện nay. Bởi nếu không ta sẽ đánh mất đi một nửa sức mạnh của đất nước cho phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa, việc giải phóng, phát triển tiềm năng trí tuệ của NNLNCLC là đòi hỏi khách quan và bức thiết c ủa sự phát triển xã hội. Trình độ phát triển xã hội đã tạo điều kiện khách quan cho phép khai thác và phát triển tiềm năng đó ở mức độ cao hơn. Muốn khai thác được tối đa sức mạnh của NNLNCLC thì chúng ta phải biết kết hợp một cách có hiệu quả sự tác động của điều kiện khách q uan và nhân tố chủ quan trong quá trình tác động vào việc phát triển NNLNCLC. Do vậy, NNLNCLC nước ta cần được phát triển như là một bộ phận quan trọng của NNLCLC nói chung trong quá trình phát triển đất nước hiện nay. 3 Vừa là một bộ phận của phụ nữ Việt N am, vừa là một bộ phận của nguồn nhân lực nước ta, NNLNCLC đã và đang say mê lao động sáng tạo với nhiệt tình và khả năng vốn có của mình đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước và sự nghiệp đấu tranh giải phóng phụ nữ. Đồng thời, nguyện vọng tha thiết chung của NNLNCLC là xã hội và gia đình tạo cho họ những điều kiện khách quan thuận lợi để nâng cao trình độ, khả năng nhằm góp phần to lớn hơn vào quá trình phát triển đất nước Việt Nam ngày một giàu mạnh. Với mục đích như vậy, việc nghiên cứu vấn đ ề phát triển NNLNCLC nhìn từ góc độ tác động qua lại giữa điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan và những đóng góp của họ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian qua như thế nào? Trên cơ sở đó tìm ra giải pháp khả thi để phát triển được NNLNCLC đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước là vấn đề bức thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Với suy nghĩ vậy, tôi chọn đề tài “Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ Triết học. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục tiêu của luận án Trên cơ sở làm rõ sự cần thiết và những điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan cơ bản tác động đến việc phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay, đánh giá thực trạng NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNLNCLC đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Thứ nhất, nghiên cứu tổng quan những vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Trên cơ sở đó, kế thừa những giá trị tích cực của các công trình nghiên cứu trước và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai, hệ thống hóa và luận giải những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài; Phân tích tầm quan trọng và những điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan cơ bản tác động tới việc phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay. 4 Thứ ba, phân tích thực trạng, nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra trong việc phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay . Thứ tư, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án tiếp cận từ góc độ triết học nhìn từ mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của vấn đề phát triển NNLNCLC ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về NNLNCLC (trong độ tuổi học tập và lao động) tham gia vào quá trình phát tri ển kinh tế - xã hội từ khi Đảng ta tiến hành đổi mới đất nước. Nghiên cứu thực trạng NNLNCLC và những vấn đề đặt ra trong phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay, qua số liệu thống kê NNLNCLC tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị và khoa học, công nghệ. Với giả thiết là các lĩnh vực khác cũng có điều kiện phát triển giống như các lĩnh vực này. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận : Luận án được nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người, nguồn lực con người, nguồn nhân lực chất lượng cao, vai tr ò của phụ nữ, giải phóng phụ nữ và những nghiên cứu về lao động nữ đã có . 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin làm cơ sở phương pháp luận để luận giải, phân tích vấn đề. Luận án sử dụng các phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa, đối chiếu so sánh, xử lý số liệu thống kê. 5 Ngoài ra còn kết hợp với các phương pháp liên ngành của xã hội học và khoa học về giới…. 5. Đóng góp về mặt khoa học của luận án Luận án góp phần làm rõ thêm về NNLNCLC, phát triển NNLNCLC và tầm quan trọng của việc phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay. Luận án góp phần phân tích thêm một số mâu thuẫn cơ bản từ tiếp cận giới trong việc phát triển NNLNCLC của Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra một số giải pháp thuộc về điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan chủ yếu nhằm phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay. Bước đầu luận án có những tiếp cận mới về vấn đề giới trong chiến lư ợc NNLNCLC nói riêng và NNLCLC của Việt Nam nói chung. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần vào việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về NNLNCLC, bổ sung thêm những cơ sở khoa học có thể tham khảo trong hoạch định chiế n lược và chính sách cụ thể liên quan đến vấn đề phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay. Luận án có thể d ùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về NNLNCLC, về giới và phát triển trong các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực PTS Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (Viện kinh tế thế giới) (1996), Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb CTQG, Hà Nội. Cuốn sách đã giới thiệu khái quát về vai trò của NNL trong nền kinh tế đổi mới và kinh nghiệm phát triển NNL ở khía cạnh phát triển giáo dục ở một số nước trên thế giới. Vận dụng tốt những kinh nghiệm quý báu đó vào việc phát triển NNL ở nước ta sẽ góp phần tạo ra NNLCLC, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Chương trình khoa học - công nghệ cấp Nhà nước KX -07, đề tài KX-0718, PGS.TS Nguyễn Trọng Bảo chủ biên (1996), Gia đình, nhà trường, xã hội với việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡ ng, sử dụng và đãi ngộ người tài, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Cuốn sách giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề “bồi dưỡng nhân tài” mà Đảng ta ghi trong cương lĩnh, Nhà nước ta ghi trong Hiến pháp. Đặc biệt, các tác giả đã tập trung làm rõ vai trò của gia đình, nhà trườn g và xã hội trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài, trên cơ sở đó, đã đưa ra một số giải pháp để phát triển nguồn lực này. GS.PTS Phạm Tất Dong (chủ nhiệm đề tài Khoa học xã hội - 0309) (1999), CNH, HĐH và tầng lớp trí thức. Những định hướng chính sách. Đề tài đã làm rõ những vấn đề đặt ra của đội ngũ trí thức Việt Nam với tư cách là một nguồn lực quan trọng, cơ bản của NNL; vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức 7 Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; thực trạ ng đội ngũ trí thức và chính sách của Đảng đối với đội ngũ trí thức. Trên cơ sở đó, có chính sách chiến lược phát triển đối với đội ngũ trí thức Việt Nam để họ xứng đáng với vai trò là lực lượng trụ cột, bộ phận tinh túy nhất của NNL. TS. Đỗ Minh Cương, P GS.TS Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội. Cuốn sách đã đề cập đến một số nội dung về giáo dục đại học, đồng thời đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển NNL giáo dục đại học, bộ phậ n nhân lực có trình độ cao trong NNL nước ta, để phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH. TS. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát triển, phân bố và sử dụng nguồn lực con người trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; đánh giá thực trạng 15 năm đổi mới lĩnh vực NNL; giới thiệu kinh nghiệm của Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc về vấn đề này; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển, phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta tới năm 2010. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (chủ biên) (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam một số vấn đề l ý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách là tập hợp các bài nghiên cứu, bài viết, bài tham luận tại Hội thảo của Đề tài KX.05.11 thuộc Chương trình khoa học - công nghệ cấp Nhà nước KX.05 (giai đoạn 2001 - 2005), với các vấn đề lý luận, kinh nghiệm và những khuyến nghị chính yếu trong quản lý NNL Việt Nam. Công trình có ý nghĩa quan trọng để Nhà nước ta quản lý hiệu quả NNL Việt Nam, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH và thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. TS. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Tác giả đã làm rõ một số 8 vấn đề chung về CNH, HĐH như: Khái lược quá trình công nghiệp hóa trên thế giới; nội dung, bản chất, tính tất yếu và đặc đ iểm của CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay; đồng thời làm rõ vai trò của nguồn lực con người đó là yếu tố quyết định sự nghiệp CNH, HĐH; thực trạng nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trước yêu cầu CNH, HĐH. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những phương hướng, quan điểm chỉ đạo và những giải pháp cơ bản: nhóm giải pháp về khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn lực con người; nhóm giải pháp về phát triển nguồn lực con người; nhóm giải pháp xây dựng môi trường xã hội thuận lợi nhằm khai thác và phát triển hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Việt Nam. Phạm Thành Nghị (Chủ biên) (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Các tác giả đã trình bày: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản, những nhận thức mới và hiện đại về quản lý NNL như vấn đề vốn con người và phát triển vốn con người; các mô hình quản lý NNL; các yếu tố tác động đến quản lý NNL và các chính sách vĩ mô tác độ ng đến quản lý NNL; Các tác giả trình bày những kinh nghiệm quản lý NNL của các nước phát triển như Hoa Kỳ, Thụy Điển, kinh nghiệm của các nước Đông Á và các nước có nền kinh tế chuyển đổi; Những tư liệu thu thập được từ các cơ quan quản lý cũng như số liệ u điều tra thực tiễn phong phú, có hệ thống và có độ tin cậy cao là những tư liệu có giá trị đánh giá hiện trạng và phát triển những vấn đề trong quản lý NNL ở nước ta. Đặc biệt, các tác giả đã phân tích những khác biệt trong quản lý NNL ở một số lĩnh vực: hành chính nhà nước, sự nghiệp và sản xuất kinh doanh qua kết quả điều tra xã hội học. Đây là những số liệu khá lý thú, phản ánh những khác biệt về tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và phát triển NNL trong các khu vực khác nhau của nền kinh tế; Các tác giả đã kiến nghị áp dụng những mô hình quản lý NNL phù hợp thay thế cho các mô hình đã lạc hậu. Đồng thời cuốn sách cũng đề xuất hệ thống 9 những quan điểm và giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NNL trong ba khu vực: hành chính nhà nước, sự nghiệp và sản xuất kinh doanh. Các đề xuất này khá toàn diện, đồng bộ, có cơ sở khoa học và có tính khả thi. Bộ Kế hoạch và đầu tư (tháng 7 năm 2011), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 -2020. Báo cáo là một công trình khoa học quý báu của các nhà khoa học, đã tập trung làm rõ các nội dung quan trọng sau: Hiện trạng phát triển NNL Việt Nam với những thành tựu cơ bản, những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của nó; Phương hướng phát triển NNL Việt Nam đến năm 2020 và những vấn đề đặt ra; Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 -2020. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực nữ chất lượng cao TS. Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội. Tác giả đã chỉ ra vai trò quan trọng của nguồn lực trí tuệ đối với sự phát triển của xã hội; đồng thời làm rõ đặc điểm, thực trạng phát huy và xu hướng phá t triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam, từ đó khẳng định sự cần thiết phải chăm lo phát triển và phát huy cao độ sức mạnh của nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu như: nâng cao nhận thức của toàn xã hội về sự cần thiết phải phát huy nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới; cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm tạo nguồn cho quá trình phát huy nguồn lực trí tuệ; tạo động lực thúc đẩy quá trình phát huy nguồn lực trí tuệ; xây dựng môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh thúc đẩy sự phát triển cao và bền vững của nguồn lực trí tuệ Việt Nam. Đây là những giải pháp mang tính khả thi để phát triển NNL đỉnh cao trong NNL của đất nước. Công trình có ý nghĩa quan trọn g về mặt lý luận trong việc phát triển và phát huy sức mạnh của nguồn lực trí tuệ, bộ phận quan 10 trọng nhất của NNLCLC, góp phần phát triển nhanh nguồn lực này nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tác giả Lê Thị Hồng Điệp (2005), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam . Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu: Góp phần làm phong phú thêm những lý luận mới về phát triển NNLNCLC để hình thành nền kinh tế tri thức thông qua những phân tích nội dung, tiêu chí và những yếu tố tác động tới quá trình phát triển lực lượng này; Thực hiện việc đánh giá tương đối toàn diện thực trạng phát triển NNLCLC để hình thành nền kinh tế tri thức giai đoạn 2001 - 2007 gắn với những nội dung tiêu chí và những yếu tố tác động đã nêu trên; Đề xuất một số giải pháp phát triển NNLCLC để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong tương lai. Những đề xuất đó góp phần tìm ra con đường và cách thức hiệu quả để phát triển NNLCLC thực sự trở thành lực lượng tiên phong trên hành trình hiện thực hóa nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng, Nxb Thế giới, Hà Nội. Nội dung cuốn sách trình bày những kinh nghiệm trong phát hiện, đào tạo và sử dụng tài năng khoa học - công nghệ sản xuất kinh doanh, quản lý của Mỹ và một số quốc gia châu Âu (Đức, Pháp, Anh), châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số quốc gia châu Á khác). Từ đó tác giả đã đưa ra vấn đề: Việt Nam cần đổi mới các chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn tài năng hiện có. Công trình nghiên cứu của tác giả có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với nước ta trong việc phát hiện, đào tạo, sử dụng tài năng khoa học - công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và công cuộc đổi mới đất nước. Viện Chiến lược phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), đã chủ trì triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ với chủ đề, Nguồn nhân lực chất 11 lượng cao: Hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường . Các tác giả đã nêu ra quan điểm của mình về NNLCLC và tìm hiểu những yếu tố tác động. Đề tài cũng bước đầu đánh giá thực trạng một số nhóm NNLCLC của nước ta và đề xuất những phương hướng, giải pháp để phát triển NNLCLC của Việt Nam trong những năm tiếp theo. PGS.TS Phạm Hồng Tung (chủ biên) (2008), Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội . Cuốn sách giúp chúng ta đánh giá tương đối toàn diện, súc tích về những mặt tốt và hạn chế của thực tiễn đào tạo và sử dụng nhân tài của ông cha ta trong các thời kỳ lịch sử, từ thời kỳ dựng nước, đến thời kỳ Bắc thuộc, trải qua thời kỳ buổi đầu xây dựng Nhà nước quân chủ độc lập từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV và trong lịch sử trung đại Việt Nam cùng với quan niệm dân gian Việt Nam về nhân tài; bên cạnh đó, là quan niệm mới về nhân tài ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và sự xuất hiện của đội ngũ trí thức Tây học. Cuối cùng, tác giả đã làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về việc đào tạo thế hệ nhân tài góp phần xây dựng Đảng cứu nước. Trên cơ sở đó, tác giả đã đúc rút ra bài học kinh nghiệm hữu ích, góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược phát triển, sử dụng, trọng đãi, tôn vinh nhân tài - NNLCLC ở nước ta hiện nay. TS. Nguyễn Thị Thu Phương (chủ biên) (2009), Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay, Nxb CTQG, Hà Nội. Tác phẩm đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở hình thành chiến lược nhân tài của Trung Quốc thông qua khái niệm nhân tài, cơ sở hình thành chiến lược nhân tài của Trung Quốc; chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay. Qua đó, các tác giả đã đánh giá một số thành tựu, hạn chế trong chiến lược nhân tài của Trung Quốc. Trên cơ sở đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho chiến lược phát triển nhân tài của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Công trình của tác giả có ý nghĩa tham khảo cho Đảng và Nhà nước ta trong việc đưa ra những chủ 12 trương, chính sách xây dựng chiến lược tổng thể về nhân tài, là bộ phận nhân lực đỉnh cao của NNL. GS.TS Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2010), Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội. Công trình này là kết quả nghiên cứu, hội thảo của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX.03.22/06 -10 Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI. Bằng cách tiếp cận liên ngành, công trình mong muốn góp phần nhận thức, lý giải một số vấn đề cơ bản về trí tuệ, nguồn lực trí tuệ. Cuốn sách được kết cấu thành bốn phần bao gồm: Phần I: trí tuệ và nguồn lực trí tuệ những vấn đề lý luận chung. Phần II: Nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong lịch sử và hiện tại. Phần III: Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Phần IV: Phát triển và sử dụng nguồn lực trí tuệ tiếp cận từ kinh nghiệm nước ngoài. Cuốn sách có ý nghĩa tham khảo quan trọng về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong việc phát huy nguồn lực trí tuệ của Việt Nam hiện nay, phục vụ yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (2010), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2010, Phát triển NNLCLC đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức. Đề tài đã tập trung làm rõ lý luận về NNLCLC và CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức; đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm thế giới về phát triển NNLCLC và thực trạng NNLCLC của Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra. Trên cơ sở đó, đề tài chỉ ra xu hướng phát triển NNLCLC, đồng thời, đề xuất những giải pháp cơ bản để phát triển nguồn lực này đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức của Việt Nam. PGS.TS. Nguyễn Văn Tài (2010), Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay , Nxb CTQG, Hà Nội. Trên cơ sở quan điểm của 13 Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cuốn sách của tác giả đã đi sâu phân tích, làm rõ những cơ sở lý lu ận và thực tiễn của đường lối, chính sách cán bộ của Đảng ta. Đặc biệt với phương pháp tiếp cận vấn đề một cách có hệ thống, tác giả đã đưa ra những đánh giá sát thực về tình hình cán bộ nước ta hiện nay, đề xuất những giải pháp cụ thể, có tính khả thi để góp phần kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ các cấp. Nguyễn Thị Thanh Dung (2010), Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội. Cuốn sách của tác giả đã phản ánh một cách khái qu át, có hệ thống những nội dung cơ bản của phong cách tư duy Hồ Chí Minh, từ đó đề ra một số giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần xây dựng phong cách tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nước ta hiện nay. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2010), Kinh nghiệm một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức, Nxb CTQG, Hà Nội. Các tác giả đã phân tích chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ với xây dựng đội ngũ trí thức của từng nước, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Bên cạnh những cuốn sách và công trình nghiên cứu tiêu biểu của các nhà khoa học, các nhà quản lý trong nước, còn một số bài báo khoa học cũng đề cập đến vấn đề này đó là: TS Nguyễn Hữu Dũng (2002), Phát triển NNLCLC trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, Tạp chí Lý luận chính trị số 8, T8/2002. Trong bài viết của mình, tác giả đã đưa ra quan niệm về NNLCLC, sơ lược về thực trạng NNLCLC ở nước ta hiện nay, trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát huy nguồn lực này ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. PGS.TS Bùi Thị Ngọc Lan (2007), Một số bổ sung, phát triển trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị 14 T2/2007. Tác giả đã nghiên cứu một cách hệ thống những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về NNL qua các kỳ Đại hội của Đảng; Làm rõ cơ sở lý luận của việc phát triển NNLCLC theo tinh thần của Đại hội X (2006). PGS.TS Phan Thanh Khôi (2008), Đóng góp của đội ngũ trí thức vào chủ trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Lý luận chính trị tháng 3/2008. Qua bài viết của mình tác giả đã làm rõ vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tác giả đã chỉ ra vai trò quan t rọng của đội ngũ trí thức trong việc xây dựng luận cứ khoa học; bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật; đào tạo NNL; góp phần vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Đồng thời, tác giả đã chỉ ra một số những giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong bối cảnh thực hiện CNH, HĐH hiện nay. TS Phạm Công Nhất (2008), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế , Tạp chí Cộng sản số 786 (tháng 4 năm 2008). Tác giả đã phân tích làm rõ thực trạng NNL ở nướ c ta trong giai đoạn hiện nay, về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, điểm nhấn trong bài viết của tác giả chính là chất lượng NNL Việt Nam đang còn nhiều hạn chế, yếu kém, cho dù nước ta có NNL dồi dào. Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng đó, trên cơ sở đó đã đề xuất một số những giải pháp để có thể phát triển NNLCLC đủ mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. PGS.TS Đàm Đức Vượng (2008), Báo cáo khoa học tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba với c hủ đề: Việt Nam, Hội nhập và phát triển, Thực trạng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, T12/2008. Trong báo cáo, tác giả đã đề cập tới thực trạng NNL Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, ở từng bộ phận của NNL như: nông dân, công nhân… Từ đ ó, tác giả đã đưa ra những giải pháp để phát triển NNL ở Việt Nam hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 15 Tác giả Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Văn Dạo “Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện n ay”; Tạp chí Lao động và xã hội , số 329, tháng 2 - 2008. Thông qua bài viết các tác giả đánh giá thực trạng của NNLCLC, chỉ ra những vấn đề bất cập và từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển NNLCLC ở nước ta hiện nay. PGS.TS Phạm Thành Nghị (2009), Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở những quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á, Tạp chí Nghiên cứu con người số 2 (41) năm 2009. Qua bài viết của mình, tác giả đã tập trung làm rõ kinh ngiệm phát triển NNL của Nhật Bản và một số nước Đông Á như: Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan với những nội dung cơ bản, toàn diện: Luôn coi con người, nhân lực là yếu tố quyết định nhất; phát triển NNL theo nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, theo chiến lược đón đầu; kết hợp đào tạo nghề đại cương và đào tạo nghề chuyên sâu; vai trò của Nhà nước và trách nhiệm của doanh nghiệp và khu vực tư nhân; thu hút và trọng dụng nhân tài. Tác giả Nguyễn An Ninh, Lê Thị Ánh Tuyết “Vài kinh nghiệm xây dựng và phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao từ Dung Quất”; Tạp chí Lao động công đoàn, số 436, tháng 9, 2009. Bài viết nêu lên những kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát huy NNLCLC trong những năm qua ở nhà máy lọc dầu Dung Quất như trong việc đào tạo, sử dụng và tạo môi trường thuận lợi…. GS.TS Hoàng Văn Châu (2009), Phát triển NNLCLC cho hội nhập kinh tế - vấn đề cấp bách sau khủng hoảng, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 38/2009. Trong bài viết của mình, ở góc độ tiếp cận NNL có trình độ cao - lực lượng lao động có học vấn, có trình độ chuyên môn cao được đào tạo chủ yếu ở các trường đại học tác giả đã đề cập tới thực trạng thị trường lao động ch ất lượng cao ở Việt Nam; tác động của khủng hoảng tài chính tới thị trường NNLCLC của Việt Nam. Từ đó, đưa ra giải pháp phát triển NNLCLC cho các trường đại học nói chung, trường đại học ngoại thương nói riêng. 16 GS.TS Nguyễn Văn Khánh, TS Hoàng Thu Hương (2010), Đào tạo NNLCLC ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và triển vọng, Tạp chí nghiên cứu con người số 1/2010. Các tác giả đã đưa ra quan niệm về NNLCLC, thực trạng NNLCLC ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, các tác giả đã chỉ ra triển vọng phát triển NNLCLC và một số khuyến nghị để phát triển nguồn lực này phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước. Tác giả Lê Văn Phục “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số nước trên thế giới”; Tạp chí Lý luận Chính trị , số 6, 2010. Bài viết đã nêu lên kinh nghiệm về phát triển NNLCLC ở các nước Tây Âu, Mỹ, các nước Đông Nam Á, Đông Á, từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam trong việc phát triển NNLCLC hiện nay. Thượng tướng, VS.TS Nguyễn Huy Hiệu (2011), Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 6/2011. Theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, trong bài viết của mình, tác giả đã chỉ ra tính cấp thiết trong việc giáo dục - đào tạo NNLCLC trên cơ sở thực trạng việc phát triển NNL ở nước ta trong thời gian qua. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thực trạng trên, từ đó đã đưa ra những giải pháp về giáo dục - đào tạo nhằm phát triển NNLCLC đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. TS Văn Tất Thu (2011), Nhân tài và những vấn đề cơ bản trong sử dụng, trọng dụng nhân tài, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 1/2011. Trên giác độ tiếp cận nhân tài là bộ phận tinh túy nhất trong NNLCLC, tác giả đã đưa ra khái niệm và những đặc điểm của nhân tài, vị trí, vai trò của nhân tài. Từ đó, tác giả đã đưa ra những vấn đề cơ bản trong sử dụng nhân tài; phát hiện nhân tài; trọng dụng, tôn vinh nhân tài và kinh nghiệm về phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài của ông cha ta trong lịch sử. 17 PGS.TS Phan Thanh Khôi, TS Nguyễn Văn Sơn (2011), Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, Tạp chí Tuyên giáo số 7/2011. Các tác giả đã khẳng định vai trò của trí thức lực lượng sáng tạo đặc biệt quan trọng có vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ đó đưa ra những quan điểm mang tín h giải pháp cơ bản nhất để xây dựng đội ngũ trí thức, đặc biệt là việc thực hiện xây dựng đội ngũ trí thức theo nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. PGS.TS Đỗ Thị Thạch (2011), Chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng, Tạp chí Lịch sử Đảng số 7/2011. Trong bài báo của mình, tác giả đã đi sâu phân tích làm rõ chiến lược phát triển NNL trong văn kiện Đại hội XI của Đảng ta. Đồng thời, tác giả cũng chỉ rõ những quan điểm mới trong chiến lược phát triển NNL, từ đó làm rõ quan điểm của Đảng về những giải pháp để phát triển NNL và NNLCLC. Tài liệu nước ngoài: Bên cạnh những công trình nghiên cứu trong nước về vấn đề NNL, NNLCLC đã được nhiều nhà khoa học quốc tế quan tâm nghiên cứu với các góc độ nghiên cứu khác nhau. Tron g đó, đáng chú ý là một số công trình tiêu biểu như: Thẩm Vinh Hoa - Ngô Quốc Diện (chủ biên) (1996), Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nxb CTQG, Hà Nội. Đây là cuốn sách có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước hiện nay. Nội dung cuốn sách nói về tư tưởng nhân tài của Đặng Tiểu Bình - nhà lãnh đạo, tổng công trình sư của công cuộc cải cách, mở cửa xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, là người đã kết hợp những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn Trung Quốc, sáng lập ra lý luận xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Tư tưởng của đồng chí Đặng Tiểu Bình về nhân tài là sự kế thừa và phát triển tư tưởng của Mác - Lênin, Mao Trạch Đông, là bộ phận cấu thành quan trọng trong kho tàng lý luận của Trung Quốc trên con đường xây dựng đất nước XHCN, là kim chỉ nam để làm tốt công tác nhân tài của Trung Quốc. 18 1.1.3. Các công trình đề c ập đến nguồn nhân lực nữ, nữ trí thức và phụ nữ Tác giả Trần Thị Vân Anh - Lê Ngọc Hùng (1996), Phụ nữ, giới và phát triển, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội. Các tác giả đã trình bày: Phần I: Cuốn sách cung cấp một hệ thống những khái niệm cơ bản của phụ nữ học về các vấn đề phụ nữ, giới và phát triển. Qua đ ó, giúp người đọc nắm được những biểu hiện và những xu hướng biến đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình có liên quan đến người phụ nữ; Phần II: Bằng những tư liệu phong phú và những kết quả nghiên cứu mới nhất, hai tác giả đã phác họa bức tranh đa dạng, nhiều vẻ về vị trí, vai trò người phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới kinh tế - xã hội nước ta hiện nay; Phần III: gồm hai chương cuối làm luận cứ khoa học cho việc nâng cao chính sách xã hội đối với phụ nữ ngang tầm đổi mới kinh tế. Tác giả Trầ n Thị Thu (2003), Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Phân tích tại Hà Nội), Nhà xuất bản Lao động - xã hội, Hà Nội. Tác giả đã trình bày: Cơ sở khoa học của tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội trong thời kỳ CNH, HĐH: các khái niệm cơ bản và sự cần thiết tạo việc làm cho lao động nữ; những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ CNH, HĐH; phân tích một số mô hình tạo việc làm cho lao động; kinh nghiệm thu hút, sử dụng lao động và việc làm cho lao động nữ ở một số nước trong khu vực; Thực trạng tạo việc làm cho lao động nữ thời gian qua: những đặc điểm ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội; phân tích thực trạng việc làm và tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội trong thời gian qua; Những quan điểm và giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội trong thời kỳ CNH và HĐH: phương hướng tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội trong thời kỳ CNH, HĐH; những quan điểm về tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội trong thời kỳ CNH, HĐH; những giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội trong thời kỳ CNH, HĐH. 19 Võ Thị Mai (2003), Vai trò của nữ cán bộ quản lý nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa , Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã trình bày về giới quản lý và vấn đề nữ cán bộ quản lý trong bộ máy nhà nước, góp phần làm sáng rõ thực trạng và xu hướng biến đổi vai trò nữ cán bộ quản lý trong quá trình CNH, HĐH đất nước, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vị thế, vai trò của phụ nữ tham gia quản lý lãnh đạo trong bộ máy nhà nước trước những đòi hỏi của yêu cầu quản lý hiện đại. Dương Thị Minh (2004), Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ trong gia đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung công trình tập trung phân tích các yếu tố cơ bản tác động đ ến gia đình và vai trò của phụ nữ Việt Nam trong gia đình, đặc điểm cơ bản của gia đình Việt Nam và xu hướng biến đổi vai trò của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, tác giả nêu ra những vấn đề xây dựng gia đình mới và phát huy vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tác giả Đỗ Thị Thạch (2005), Phát huy nguồn nhân lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã đề cặp đến một số vấn đề sau: Một số vấn đề chung về trí thức và trí thức nữ: quan niệm về trí thức và trí thức nữ; những cơ sở để khẳng định phẩm chất trí tuệ ở người phụ nữ; một số yếu tố tác động đến phẩm chất trí tuệ của người phụ nữ; Đặc điểm, vai trò của đội ngũ trí thức nữ và những vấn đề đặt ra hiện nay: quá trình hình thành, đặc điểm của đội ngũ trí thức nữ và xu hướng biến đổi của những đặc điểm đó trong giai đoạn hiện nay; vai trò của đội ngũ trí thức nữ trong quá trình phát triển đất nước; yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với NNL trí thức nữ; Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy NNL trí thức nữ trong sự nghiệp CNH, HĐH: một số quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nướ c; phương hướng xây dựng NNL trí thức nữ ở nước ta hiện nay; một số giải pháp chủ yếu nhằm xây d ựng và phát huy NNL trí thức nữ trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 20 Nguyễn Đức Hạt (2007), Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách làm sáng tỏ những vấn đề nâng cao vị trí, vai trò, năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ, tăng cường sự tham gia lãnh đạo, quản lý của họ trong bộ máy của Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể ở nước ta trong tình hình mới. Viện Gia đình và Giới (2009), Kết quả nghiên cứu định tính về nữ lãnh đạo khu vực Nhà nước ở Việt Nam. (Báo cáo Dự án Nâng cao năng lực lãnh đạo nữ khu vực Nhà nước EOWP/UNDP). Dự án đã rà soát tài liệu để tìm ra kết quả; phát hiện ra các yếu tố túc đẩy và các trở ngại chính mà phụ nữ tham gia lãnh đạo gặp phải và từ đó nêu ra kinh nghiệm và sáng k iến, kết luận và khuyến nghị cho vấn đề này. Nguyễn Thị Kim Dung (2010), Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh về quyền bình đẳng của phụ nữ , Nhà xuất bản dân trí, Hà Nội. Tác giả nêu: Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh về quyền bình đẳng và sự tiến bộ của phụ nữ; Hồ Chí Minh với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ; Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế năng lực cho phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh; Những tác phẩm của Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng của phụ nữ. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Đại học quốc gia Hà Nội, Hội thảo khoa học, Nữ trí thức Việt Nam đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước . Hội thảo đã tập hợp rất nhiều bài viết có giá trị nói lên những đóng góp to lớn của nữ trí thức trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp phát triển nữ trí thức trong tương lai để tiến kịp sự phát triển của nam giới. 1.2. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH LUẬN ÁN CẦN THAM KHẢO VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Những giá trị của các công trình luận án cần tham khảo Các công trình nghiên cứu ở trên đã có nhiều đóng góp có ý nghĩa về mặt khoa học, làm sáng tỏ nhiều vấn đề như NNL, NNLCLC, nhân tài, trí 21 thức nữ cũng như vị trí, vai trò của nó trong sự phát triển của đất nước. Các tác giả đều đi đến nhận thức chung: Ngu ồn lực trên giữ vai trò quyết định tất cả các nguồn lực khác, trong đó đặc biệt nêu lên được vai trò của đội ngũ trí thức trong thời đại ngày nay và đối với sự nghiệp đổi mới thực hiện CNH, HĐH đất nước. Các tác giả đã bước đầu đưa ra được quan niệm về NN LCLC ở những góc độ định tính hay định lượng nhất định, quan niệm về trí thức nữ, nhà khoa học nữ…. Từ đó chỉ ra được vai trò, tầm quan trọng của NNLCLC trong công cuộc đổi mới và thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Một số tác giả đi phân tích thực trạng NNL nói chung và NNLCLC nói riêng ở Việt Nam trong những năm qua và xu thế phát triển của nó trong tương lai. Đồng thời từ đó bước đầu làm rõ quan điểm của Đảng ta đối với việc phát triển NNL và NNLCLC, từ đó đưa ra một số phương hướng cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNL và NNLCLC phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, phát triển kinh tế tri thức hiện nay. Qua những công trình nghiên cứu trên đây của các tác giả, ta thấy có nhiều cách nhìn khác nhau về NNL, NNLCLC và trí thức nữ của một số nhà khoa học trong thời gian qua. Hầu hết các tác giả đều đã xem xét NNL, NNLCLC, nữ trí thức về mặt số lượng và chất lượ ng nói chung, một số tác giả đã khẳng định được vai trò của lược lượng này trong s ự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Tác giả luận án mong muốn góp phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ về NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay. Những bài viết về NNLN không chỉ góp phần khẳng định tầm quan trọng của NNLN nước ta mà còn hướng vào sự luận chứng giải pháp để phát huy vai trò đó và đã bước đầu nêu lên những kiến nghị có giá trị thực tiễn. Như vậy, những công trình và các đề tài nghiên cứu được đề cập ở trên của các tác giả trong thời gian qua đã có nhiều đóng góp quan trọng về mặt 22 khoa học để cho tác giả l uận án tiếp cận, nghiên cứu, tham khảo phục vụ cho công trình nghiên cứu của tác giả luận án. 1.2.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án Bên cạnh những giá trị to lớn về mặt khoa học mà các công trình nghiên cứu n êu trên đã đạt được, nhưn g vấn đề về NNLCLC còn là những vấn đề lớn, phức tạp, mới cần tập trung yêu cầu nghiên cứu. Đối với NNLNCLC, có thể nêu ra một số vấn đề như sau: Thứ nhất , NNLCLC là vấn đề mới xuất hiện ở cả Việt Nam và trên thế giới nên có nhiều công trình quan tâm nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về NNLCLC theo tinh thần Đại hội XI và dưới góc độ triết học thì còn là mới mẻ cần được nghiên cứu một cách công phu về vấn đề này. Hơn nữa từ trước đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách có hệ thống về NNLNCLC trong quá trình phát triển. Do vậy, vấn đề phát triển NNLNCLC sẽ được tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai, đã có nhiều đề tài, công trình khoa học nghiên cứu về phụ nữ, trí thức nữ ở những góc độ khác nhau. C ác tác giả đã đưa ra những quan điểm của Đảng ta về mục tiêu phát triển phụ nữ nói chung trong công cuộc đổi mới đất nước và sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu đó, tiềm năng của NNLNCLC với tư cách là một nguồn lực quan trọng của quá trình đổi mới phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay còn chưa được đề cập x ứng đáng. Hơn thế nữa, cho đến thời điểm này, chưa có một chuyên khảo nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống tương ứng về v ấn đề phát triển NNLNCLC dưới góc độ triết học, mà chỉ dừng lại ở những bài báo, những tham luận khoa học, những cuốn sách tham khảo và phần nhiều còn dừng lại ở mức độ khái quát những nét chung nhất về các nhà khoa học nữ hay nữ trí thức. Vì vậy, tác giả mong muốn làm sáng tỏ hơn vấn đề phát triển NNLNCLC ở Việt Nam dưới góc độ 23 triết học trong luận án trên cơ sở đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm một cách công bằng về hai giới. Thứ ba, trong thời gian qua, nhiều công trình khoa học đã đề xuất ra nhiều giải pháp để nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong xã hội nói chung và trí thức nữ nói riêng. Theo quan điểm của tác giả luận án thì vai trò của NNLNCLC với tư cách là một lực lượng không thể thiếu trong quá trình phát triển NNLCLC nói chung và những đóng góp lớn lao của họ vào sự phát triển của đất nước thì cần phải có những giải pháp thiết thực, để từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn một cách có hiệu quả nhất nhằm khắc phục sự bất bình đẳng giới, gây lãng phí lớn nguồn chất xám của xã hội. Chính vì vậy, những vấn đề này sẽ được tác giả nghiên cứu tiếp và luận giải trong luận án. 24 Chương 2 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - NHÌN TỪ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN VÀ NHÂN TỐ CHỦ QUAN 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ B ẢN 2.1.1. Nguồn nhân lực, nguồn nhân lực nữ, nguồn nhân lực nữ chất lượng cao 2.1.1.1. Nguồn nhân lực Hiện nay, trong quá trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước , có nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm NNL dưới các góc độ khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt: Nguồn là nơi phát sinh, nơi cung cấp. Nhân lực là sức của con người bao gồm: sức lực cơ bắp (thể lực), trình độ tri thức được vận dụng vào quá trình lao động của mỗi cá nhân (trí lực), những ham muốn, hoài bão của bản thân người lao động hướ ng tới một mục đích xác định (tâm lực ). Nhân lực với ý nghĩa đầy đủ của nó bao gồm ba yếu tố : Thể lực, trí lực và tâm lực. Ba yếu tố đó có quan hệ biện chứng với nhau, trong đó, trí lực giữ vai trò quyết định, nhưng thể lực và tâm lực cũng đóng vai trò quan trọng như điều kiện cần thiết không thể thiếu đối với sự phát triển của NNL. Nguồn nhân lực được hiểu là nơi phát sinh, n guồn cung cấp sức của con người trên đầy đủ các phương diện cho lao động sản xuất và quản lý. Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng” [ 2, tr.3]. Ngân hàng Thế giới cho rằng: Nguồn nhân lực là toàn bộ “vốn người” (thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp...) mà mỗi cá nhân sở hữu. Nguồn lực con người được coi như là một nguồn vốn bên cạnh các nguồn vốn khác như tài chính, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên... 25 Theo Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc cùng các nhà khoa học tham gia chương trình KX - 07: Nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một địa phương nào đó… [29, tr.323]. Như vậy, các khái niệm trên cho thấy NNL không chỉ đơn thuần là lực lượng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể chất, trí tuệ, tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc gia được đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội. Khái niệm nguồn nhân lực" được hiểu như khái niệm nguồn lực con người". Nó được sử dụng như một khái niệm công cụ để điều hành, thực thi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, NNL bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và những ngư ời ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động - hay còn được gọi là nguồn lao động. Bộ phận của nguồn lao động gồm toàn bộ những người từ độ tuổi lao động trở lên có khả năng và nhu cầu lao động được gọi là lực lượng lao động. Như vậy, xem xét dưới các g óc độ khác nhau nên đã có nhiều quan điểm khác nhau về NNL. Tuy nhiên, những quan niệm này đều thống nhất nội dung cơ bản: NNL là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. NNL (theo nghĩa rộng) với tư cách là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, giữ vai trò quan trọng nhất, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự phát triển, là sự tổng hợp của cả số lượng và chất lượng; không chỉ là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động mà là các thế hệ con người với những tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội. Theo nghĩa hẹp, NNL là nguồn lực tham gia vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ 26 thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng th ể các yếu tố về thể lực, trí lực, tâm lực của họ được huy động vào quá trình lao động. Vì vậy, chúng tôi chọn quan điểm cho rằng NNL là tổng thể số lượng và chất lượng con người với các tiêu chí về thể lực, trí lực và tâm lực tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội. Trong quá trình phát triển của đất nước có rất nhiều nguồn lực khác nhau đóng góp vào sự phát triển . Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa các nguồn lực thì NNL đóng vai trò quyết định các nguồn lực khác trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện ở những điểm sau: - Các nguồn lực khác như: vốn, tài nguyên thiên nhiên... tự nó tồn tại dưới dạng tiềm năng, chúng chỉ trở thành động lực c ủa sự phát triển khi có sự kết hợp với NNL, trở thành khách thể chịu sự tác động, cải tạo, khai thác và sử dụng của con người. - Các nguồn lực khác là hữu hạn, có thể bị khai thác cạn kiệt, chỉ có NNL với cốt lõi là trí tuệ mới là nguồn lực có tiềm năng vô hạn, biểu hiện ở chỗ trí tuệ con người không chỉ tự sản sinh về mặt sinh học, mà còn tự đổi mới không ngừng, phát triển về chất trong con người nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý. - Qua thực tiễn phát triển của nhiều nước đã cho thấy thành tự u phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc chủ yếu vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Nhận thức đúng vai trò quyết định của NNL và đầu tư cho chiến lược con người, đặt lên hàng đầu vấn đề nâng cao chất lượng NNL, coi giáo dục - đào tạo là chìa khoá của sự tăng trưởng đã đem lại thành công cho các nước, đặc biệt là các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những quốc gia công nghiệp mới hùng mạnh nhất về kinh tế của thế g iới thứ ba, vượt xa An-giê-ri - quốc gia có cùng điểm xuất phát về trình độ cách đây 40 năm; 27 Nước Nhật đạt được những bước tiến vượt bậc cũng do biết đặt vấn đề con người vào trung tâm của sự phát triển bằng các triết lý nhân sự mang tính dân tộc, biết sử dụng NNL thông qua các thành tựu khoa học công nghệ và đã nhanh chóng bứt lên trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới. Do vậy, không phải ngẫu nhiên các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: lịch sử phát triển chân chính của xã hội là lịch sử phát triển con người, do con người và vì con người. Tiến trình phát triển lịch sử được quyết định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong đó người lao động ngày càng trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhận thức sâu sắc về vai trò của con người trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Sự nghiệp phát triển kinh tế đặt con người vào vị trí trung tâm, thống nhất tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhiều lần khẳng định mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Vì vậy, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, xét về thực chất là chiến lược con người. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng, phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là yếu tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH đất nước" 19, tr.21. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục xác định “ Nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững...” 21, tr.112. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2001) Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng NNL, nhất là NNLCLC là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước” [ 23, tr.41]. 2.1.1.2. Nguồn nhân lực nữ Theo nghĩa rộng, NNLN bao gồm tổng hòa các tiêu chí của bộ phận dân số nữ đang có khả năng tham gia vào quá trình lao động xã hội và các thế hệ phụ nữ nối tiếp sẽ phục vụ xã hội. Nói cách khác, NNLN được hiểu không chỉ đơn 28 thuần là lực lượng lao động nữ đang có và sẽ có, mà còn ba o gồm sức mạnh thể lực, trí lực và tâm lực của các cá nhân nữ trong một cộng đồng, quốc gia được đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội. Theo nghĩa hẹp, NNLN với tư cách là lực lượng lao động của xã hội, bao gồm nhóm phụ nữ trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Pháp luật Việt Nam qui định độ tuổi lao động đối với nữ (nữ từ đủ 15 tuổi đến hết 55 tuổi, nam từ đủ 15 tuổi đến hết 60 tuổi) nên mặc dù dân số nữ thường xuyên cao hơn (chiếm trên 51% dân số), song lực lượng lao động nữ thường chiếm tỷ lệ nhỏ hơn (khoảng trên 40% lao động xã hội). Vì tuổi nghỉ hưu của lao động nữ sớm hơn na m 5 năm nên tỷ lệ lao động nữ luôn thấp hơn nam. 2.1.1.3. Nguồn nhân lực chất lượng cao Về vấn đề này C.Mác đã từng quan niệm: “Vậy thì nền công nghiệp do toàn xã hội thực hiện một cách tập thể và có kế hoạch lại càng cần có những con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống sản xuất” [62, tr.474]. Khi phân loại lao động thành “lao động giản đơn” và “lao động phức tạp”, C.Mác đã đi đến kết luận: lao động phức tạp (lao động được đào tạo) là bội số của lao động giản đơn. Các nhà kinh tế học cũng cho rằng: NNL mà hạt nhân của nó là lao động kĩ thuật là toàn bộ thể lực, trí lực với trình độ chuyên môn, kĩ năng mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập cao trong tương lai. Theo đó, có ba loại nhân lực chủ yếu quyết định sự phát triển là: người lao động thể lực; chuyên gia lành nghề và những người có ý tưởng sáng tạo. Ở Việt Nam cụm từ NNLCLC mới được đề cập nhiều từ khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và chính thức được nhắc đến trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam để khẳng định sự hiện diện c ủa một bộ phận nhân lực đầu tàu trong quá trình phát triển của đất nước: “Thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển NNLCLC, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” [ 22, tr.34]. 29 Đến Đại hội đại bi ểu toàn quốc lần thứ XI Đảng ta lại khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là NNLCLC là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước” [ 23, tr.41]. Từ quan điểm trên cho thấy nhận thức của Đảng ta về NNLCLC ngày càng đầy đủ và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại . Coi phát triển NNLCLC chính là khâu đột phá để đưa Việt Nam sớm thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển và vươn lên trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Cùng với quan điểm của các nhà kinh điển và Đảng Cộng sản Việt Nam, khái niệm NNLCLC hay nhân lực trình độ cao được bàn luận khá sôi nổi. Song, đến nay vẫn chưa có được một khái niệm thống nhất. Mỗ i tác giả, tùy theo góc độ tiếp cận của mình đưa ra các quan niệm khác nhau: Theo GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng: “NNLCLC - một NNL mới, là một lực lượng lao động có học vấn, có trình độ chuyên môn cao và nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất” [8, tr.185]. GS.VS. Phạm Minh Hạc cho rằng: NNLCLC là đội ngũ nhân lực có trình độ và năng lực cao, là lực lượng xung kích tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, sử dụng có hiệu quả việc ứng dụng vào điều kiện nước ta, là hạt nhân đưa lĩnh vực của mình đi vào CNH, HĐH được mở rộng theo kiểu vết dầu loang bằng cách dẫn dắt những bộ phận có trình độ và năng lực thấp hơn, đi lên với tốc độ nhanh [ 28, tr.147-148]. TS. Nguyễn Hữu Dũng cho rằng: NNLCLC là khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề (về chuyên môn kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chu yên môn 30 kỹ thuật nhât định (trên đại học, đại học, cao đẳng, công nhân lành nghề) [15, tr.20]. Tác giả Đỗ Văn D ạo cho rằng: NNLCLC là bộ phận lao động xã hội có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao; có kỹ năng lao động giỏi và có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất; có sức khỏe và phẩm chất tốt, có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức, những kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất, chấ t lượng và hiệu quả cao [24, tr.29-32]. Từ các quan niệm trên, chúng ta có thể thấy các đặc trưng cốt lõi của NNLCLC như sau: Một là, về vai trò và tầm quan trọng: NNLCLC là lực lượng lao động ưu tú nhất, thực hiện vai trò dẫn đường đối với NNL trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Hai là, về số lượng: NNLCLC chỉ là một bộ phận trong tổng số nhân lực quốc gia. Ba là, về chất lượng: NNLCLC được đánh giá thông qua các yếu tố cơ bản sau: (1) Phẩm chất đạo đ ức, (2) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo, (3) Có khả năng thích ứng và sáng tạo trong công việc. 2.1.1.4. Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao Đối với khái niệm NNLNCLC, ở Việt Nam từ trước đến nay chưa có nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề này. Hầu hết, các tác giả mới đưa ra được khái niệm trí thức nữ, tác giả Đỗ Thị Thạch cho rằng: Trí thức nữ là bộ phận quan trọng của đội ngũ trí thức đang tham gia trên tất cả các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, lãnh đạo, quản lý, văn học nghệ thuật; là một bộ phận tiêu biểu của phụ nữ, có những phẩm chất, thiên chức của người phụ nữ như tinh thần cần cù, chịu khó, nhân hậu, đảm đang…và chức năng làm vợ, làm mẹ [ 84, tr.20]. 31 Ngoài quan niệm nêu trên, còn có những thuật ngữ khác nói về khía cạnh nào đó của NNLNCLC như trong lĩnh vực sản xu ất vật chất có những thuật ngữ: Chuyên gia nữ, nghệ nhân nữ, nữ công nhân kỹ thuật lành nghề…hay trong lĩnh vực sản xuất tinh thần có những thuật ngữ: Nhà bác học nữ, khoa học nữ…. Những thuật ngữ trên có nội hàm hẹp hơn và cụ thể hơn để chỉ những người lao động nữ có trình độ, có tri thức, mang lại hiệu quả cao trong các lĩnh vực sản xuất. Trên cơ sở nghiên cứu về NNLCLC nói chung, tác giả có thể đưa ra một cách ngắn gọn về NNLNCLC là một bộ phận ưu tú nhất của nguồn nhân lực nữ, có trình độ học vấn cao, có năng lực sáng tạo, có phẩm chất đạo đức tiêu biểu của nguồn nhân lực nữ, đặc biệt là khả năng thích ứng nhanh, đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn và trong quá trình lao động sản xuất luôn đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Từ quan niệm NNLNCLC như trên , chúng ta có thể xác định các tiêu chí cơ bản của NNLNCLC như sau: Về trí lực, trí lực của NNLNCLC được biểu hiện chủ yếu ở các khía cạnh như: Trình độ học vấn: Những người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Đây được coi là tiêu chí quan trọng nhất, biểu hiện rõ nhất trí lực của NNLNCLC. Bởi vì, khi NNL có trình độ, có sự hiểu biết thì lúc đó họ mới nhận thức và cải tạo tự nhiên - xã hội đạt kết quả c ao, mới có khả năng áp dụng được những tiến bộ khoa học - công nghệ vào trong quá trình lao động sản xuất để đem lại năng xuất, chất lượng và hiệu quả. Năng lực sáng tạo: NNLNCLC là lực lượng lao động có khả năng sáng tạo trong công việc. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, “những cái gì mới và sôi động của ngày hôm qua nhanh chóng trở thành cũ kỹ và tầm thường của ngày hôm nay” [5, tr.2]. Chính vì vậy, nếu con người không liên tục có những ý tưởng sáng tạo thì hoạt động của tổ chức, của một dân tộc sẽ bị tê liệt và trở 32 lên lạc hậu. Tiêu chí này nhằm xác định NNLCLC nói chung, nhưng đặc biệt cần thiết và quan trọng đối với NNLNCLC giữ vai trò lãnh đạo quản lý, các và các nhà khoa học nữ. Bởi vì, lực lượng lao động này phải là những người lao động có trí tuệ phát triển , có nhân cách, có một số phẩm chất nổi bật mà ít người có, giàu tính sáng tạo, tư duy độc đáo, nhạy bén, dịu dàng khôn khéo, có sự hiểu biết sâu rộng về chuyên môn, có kinh nghiệm trong công việc, có tay nghề cao, có khả năng dự báo và giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác mang lại hiệu quả kinh tế cao. Về thể lực, thể lực của NNLNCLC hay còn gọi là sức khỏe và được thể hiện ở tình trạng sức khỏe của người lao động. Tình trạng sức khỏe của NNLNCLC được biểu hiện qua các mặt cụ thể sau: chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, tình hình bệnh tật, cơ sở vật chất, các điều kiện để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như NNL trong tương lai….NNLNCLC có sức khỏe tốt được thể hiện ở: sự nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ, dẻo dai để đáp ứng được yêu cầu của công việc và khả năng chịu đựng sức ép trong công việc mà họ phải vượt qua. Về phẩm chất đạo đức, phẩm chất đạo đức, nhân cách, thái độ và tác phong làm việc cũng được coi là một tiêu chí không thể thiếu tr ong việc đánh giá chất lượng NNL. NNLNCLC phải là lực lượng lao động có đạo đức nghề nghiệp được thể hiện như: yêu nghề, say mê với công việc, có tính kỷ luật và có trách nhiệm với công việc mà mình đảm nhiệm, sẵn sàng vượt qua khó khăn về giới để khẳng đị nh bản thân, vươn lên vì mục tiêu bình đẳng và phát triển. Cao hơn cả đạo đức nghề nghiệp còn thể hiện ở sự mong muốn đóng góp tài năng, trí tuệ, công sức của mình vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước, xóa bỏ rào cản tâm lý tự ty, mặc cảm, định kiến bất bình đẳng về giới của bản thân và xã hội. Đây được xem là tiêu chí mang tính chất nền tảng trong quá trình xây dựng những tiêu chí để xác định đúng về NNLNCLC. Ngày nay, phẩm chất đạo đức của NNLNCLC còn được biểu hiện ở những nội dung mới : thái độ tự tin không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, quyết 33 chí vươn lên làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, hăng say học tập, nghiên cứu khoa học - công nghệ để nâng cao trình độ hiểu biết; biết vươn lên để tạo bình đẳng giới, có khả năng độc lập ứng xử trong lao động, sản xuất kinh doanh cũng như trong mọi hoạt động nghề nghiệp sao cho phù hợp với những chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức trong thời đại mới; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng với lối sống lành mạnh, tôn trọng nhân nghĩa đạo lý, bao dung, đôn hậu coi trọng chữ tín, đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động. Hiện nay, có nhiều cách xác định cấu trúc của NNLCLC khác nhau do quan niệm của từng tác giả ngh iên cứu đưa ra. Chúng tôi, đồng ý với quan điểm trong Văn kiện Đại hội đ ại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) khẳng định: Phát triển và nâng cao chất lượng NNL, nhất là NNLNCLC là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển…. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn [ 23, tr.130]. Dựa trên cơ sở đó, tác giả chỉ xem xét, nghiên cứu và phân tích về cấu trúc NNLNCLC tập trung ở những đối tượng cụ thể sau: Thứ nhất, đội ngũ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi . Đây là bộ phận chủ yếu và ưu tú nhất của NNLNCLC, bởi họ là những người có tri thức và trình độ học vấn cao (chủ yếu được đào tạo trong một hệ thống giáo dục). Họ đóng vai trò tham gia hoạch định chủ trương , đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và lãnh đạo thực hiện những vấn đề được đặt ra . Họ là những đầu tàu dẫn dắt tổ chức, cơ quan, đoàn thể đi đến thành công. Với đặc trưng cơ bản là lao động trí óc phức tạp, sáng tạo, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ có vai trò to lớn trong việc tham gia lãnh đạo, quản lý, điều 34 hành một cơ quan, tổ chức hay một đơn vị. Đồng thời sáng tạo r a các giá trị mới , phát triển lý luận, xây dựng luận cứ khoa học cho các quyết sách kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội…của đảng cầm quyền; chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để phục vụ sản xuất, góp phần to lớn vào quá trình nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, đội ngũ nữ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi và lao động nữ lành nghề Đội ngũ nữ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi - người đứng mũi chịu sào, người chịu trách nhiệm về lĩnh vực mình tham mưu và với sự sống còn của doanh nghiệp nên họ phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và luôn cố gắng học tập nâng cao trình độ để đ áp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường và dẫn dắt doanh nghiệp phát triển. Họ không chỉ có chuyên môn nghiệp vụ cao mà còn có một sức khỏe bền bỉ, mộ t tinh thần mẫn cán, một tâm lý ổn định, vững vàng. Nữ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp có mặt ở tất cả các thành phần kinh tế và các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Quá trình lao động của họ có những đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế và sự phát triển của xã hội. Chính sự phát triển (thành công) của các nữ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi ngày nay đã làm thay đổi phần nào cách nhìn của toàn xã hội về NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng từ trước đến nay. Lao động nữ lành nghề hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mỷ, cẩn thận và sự chuyên nghiệp cao. Lực lượng này có trình độ tay nghề cao chủ yếu thông qua 2 hình thức đào tạo: từ các trường dạy nghề và từ chính trong thực tiễn lao động sản xuất….Đặc biệt, trong bộ phận này có các nghệ nhân có trình độ tay nghề cao, tâm huyết với nghề nghiệp, có k inh nghiệm. Họ có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, bảo lưu, tiếp tục phát triển các làng nghề truyền thống trong bối cảnh xã 35 hội hiện đại, đồng thời quảng bá những giá trị truyền thống, bản sắc của dân tộc đến với cộng đồng quốc tế, góp phần to lớn t rong quá trình đào tạo NNL cho đất nước trong gia đoạn hiện nay . Thứ ba, đội ngũ nữ cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đây là lực lượng lao động trí tuệ trong xã hội có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có khả năng làm chủ, sáng tạo những tri thức và kh oa học, công nghệ vào trong đời sống xã hội. Họ thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường và điều kiện sống. Sản phẩm lao động của đội ngũ này là sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần phục vụ cho sự phát triển của đời sống xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ nữ cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn giữ vai trò quan trọng không thể thiếu của quá trình phát triển NNLCLC và là bộ phận cốt lõi của NNLNCLC. Như vậy, cấu trúc của NNLNCLC rất đa dạng, bao gồm nhiều bộ phận, thành phần khác nhau. Mỗi bộ phận có vai trò khác nhau trong xã hội , nhưng tựu chung lại họ là lực lượng quan trọng trong cơ cấu lại nền kinh tế , chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh t ế và lợi thế cạnh tranh. Lực lượng này là nhân tố bảo đảm cho sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững mà Việt Nam không thể bỏ qua cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay . Vì thế, trong đường lối, chính sách của Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn coi vấn đề phát triển NNLNCLC luôn là hướng ưu tiên và tập trung phát triển trong thời gian tới. 2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực Sự phát triển nói chung được coi là quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Đó là sự biến đổi cả về số lượng và chất lượng của sự vật theo hướng ngày càng hoàn thiện ở trình độ cao hơn. Quan điểm mácxít về sự phát triển, vận dụng vào nghiên cứu con người đã nhấn mạnh yếu tố phát triển con người, lấy con người làm trung tâm. Lịch sử phát triển của nhân 36 loại suy cho cùn g là lịch sử phát triển con người. Phát triển con người vừa là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội, vừa là phương tiện tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển. Phát triển con người hay phát triển NNL ở đây chính là sự gia tăng các giá trị về thể chất, trí tuệ, năng lực của từng cá nhân trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Đó cũng chính là quá trình mở rộng cơ hội lựa chọn nhằm nâng cao năng lực, trí tuệ và cuộc sống của con người, phù hợp với nhu cầu, lợi ích mà họ mong muốn. Ngày nay, người ta nói nhiều đến sự phát triển con người bền vững và có làm được như vậy thì con người mới trở thành động lực phát triển, mục tiêu của phát triển. Tuy nhiên, không dễ gì để thu hút sự chú ý của xã hội, của những nhà quản lý xã hội vào vấn đề phát triển con ngườ i bền vững, nhất là ở những quốc gia mà người dân đã phải sống trong giới hạn của mức tiêu dùng tối thiểu đã từ lâu, từ đó họ đang quan tâm nhiều đến quyền được nhận mức sống cao hơn trong tương lai. Nói cách khác, phát triển con người bền vững cần được hi ểu là sự tiến bộ, thông qua việc cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Để có được chất lượng cuộc sống cao hơn, chúng ta cần c ó tri thức tốt hơn , có những thành tựu khoa học và công nghệ cao, khoa học xã hội và nhân văn phát triển, sự thoải mái và hạnh phúc. Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO): Phát triển nguồn nhân lực được đặc trưng bởi toàn bộ sự lành nghề của dân cư, trong mối quan hệ phát triển của đất nước. Quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Phát triển nguồn nhân lực, bao hàm một phạm vi rộng lớn hơn chứ không chỉ có sự chiếm lĩnh ngành nghề, hoặc ngay cả việc đào tạo nói chung. Quan niệm này dựa trên cơ sở nhận thức rằng, con người có nhu cầu sử dụng năng lực của mình để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như những thoả mãn về nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành 37 nghề được hoàn thiện nhờ bổ sung nâng cao kiến thức trong quá trình sống, làm việc, nhằm đáp ứng kỳ vọng của con người. Liên hợp quốc cho rằng, phát triển NNL bao gồm: giáo dục - đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống. Quan niệm này đã nhấn mạnh khía cạnh xã hội của vấn đề: NNL vừa là một yếu tố của sản xuất, của tăng trưởng kinh tế và là mục tiêu của phát triển. Chú trọng đáp ứng nhu cầu của NNL về văn hóa và tinh thần, mở rộng tầm hiểu biết, cập nhật thông tin, mở rộng các mối liên hệ xã hội, tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của NNL. Chất lượng cuộc sống được cải thiện là khi con người cả m thấy thoải mái và hạnh phúc hơn, họ sẽ làm việc hăng say hơn và tạo ra năng suất lao động cao hơn, góp phần làm cho xã hội phát triển hiệu quả và bền vững. Có quan điểm cho rằng , phát triển nguồn nhân lực: là gia tăng giá trị cho con người, cả giá trị vậ t chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất mới, cao hơn, đáp ứng được những yêu cầu to lớn và ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Một số tác giả khác lại quan niệm: Phát triển là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt: Thể lực, trí lực, tâm lực, đồng thời phân bổ, sử dụng, khai thác và phát huy hiệu quả nhất nguồn nhân lực thông qua hệ thống phân công lao động và giải quyết v iệc làm để phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển NNL được coi “là quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu NNL để ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [15, tr.20]. Quá trình này bao gồm sự phát triển về thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người. Trong đó nền văn hóa, truyền thống lịch sử dân tộc góp phần quan trọng trong việc hun đúc nên bả n lĩnh, ý chí của mỗi người. 38 Như vậy, phát triển NNL là quá trình nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng từng con người lao động (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý - xã hội) đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Các phương diện thể hiện phát triển NNL bao gồm: phát triển về số lượng và chất lượng: Về số lượng được thể hiện ở quy mô dân số, cơ cấu về giới và độ tuổi Về chất lượng là sự phát triển thể hiện ở cả ba phương diện: thể lực, trí lực và nhân cách. Phát triển thể lực là sự gia tăng chiều cao, trọng lượ ng cơ thể, tuổi thọ, sức mạnh , sự dẻo dai cơ bắp và thần kinh. Phát triển trí lực là phát triển năng lực trí tuệ của con người để nhằm đáp ứng yêu cầu của của công việc đặt ra. Phát triển nhân cách là phát triển những phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, lối sống lành mạnh tính tích cực hoạt động, tinh thần trách nhiệm công dân. Ba phương diện trên có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời trong quá trình phát triển NNL. 2.1.3. Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Qúa trình phát triển NNL đòi hỏi tạo ra sự biến đổi về mặt số lượng và chất lượng, một cơ cấu đội ngũ nhân lực hợp lý cần thiết để tham gia một cách có hiệu quả vào quá trình phát triển vì sự tiến bộ kinh tế - xã hội. Khác với đầu tư cho các nguồn lực phi con người, đầu tư cho NNL là sự tác động đến đời sống của các cá nhân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội nói chung. Phát triển NNLNCLC là quá trình tạo điều kiện khơi dậy và phát triển mọi tiềm năng của các cá nhân nữ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vì sự tiến bộ, bình đẳng về kinh tế và xã hội. NNLNCLC muốn phát triển về số lượng và nâng cao về ch ất lượng , tạo sự bình đẳng giới thì cần phải gắn kết được điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Điều kiện khách quan là “những yếu tố tạo nên một hoàn cảnh hiện thực tồn tại bên ngoài, độc lập với chủ thể đang hoạt động ở những thời điểm 39 cụ thể nhất định và có tham gia vào việc qui định kết quả hoạt độn g của chủ thể” [69, tr.16]. Từ đó có thể thấy điều kiện khách quan cho việc phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều yếu tố cấu thành: CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; truyền thống văn hóa, tập quán, tâ m lý dân tộc; gia đình; tiền đề sinh học về phụ nữ nói chung…. tác động đến sự phát triển NNLNCLC đều là những bộ phận cấu thành điều kiện khách quan. Nhân tố chủ quan trong quá trình lịch sử là những khả năng khác nhau của con người mà bằng sự tác động củ a mình, đã đem lại sự biến đổi trong những mặt nhất định của đời sống xã hội. Điều quan trọng nhất cấu thành nhân tố chủ quan là ý thức và nói chung là đời sống tinh thần của con người, những kỹ năng, kỹ xảo và thói quen của họ trong hoạt động sản xuất, ki nh nghiệm xã hội, trình độ văn hóa và đồng thời là những phẩm chất ý chí của họ: Tính tổ chức trong hoạt động của con người có một ý nghĩa to lớn [ 58, tr.20]. Nhân tố chủ quan trong việc phát triển NNLNCLC bao g ồm: ý thức của NNLNCLC biến thành đặc điểm của hành vi; những phẩm chất, những trạng thái thuộc về năng lực thể chất của chủ thể; và rộng hơn là những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra có tác động đến sự phát triển của NNLNCLC. Nhân tố chủ quan ở đây là bản thân NNLNCLC và tổ chức Đảng, Nhà nước. Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan có quan hệ biện chứng với nhau. Trong mối quan hệ đó, điều kiện khách quan đóng vai trò chủ đạo, quyết định nhân tố chủ quan. Điều kiện khách quan quyết định mục đích và tạo ra những tiền đề, khả năng hiện thực cho hoạt động của nhân tố chủ quan. Lênin đã khẳng định: mục đích của con người là do thế giới khách quan sản sinh ra, và lấy thế giới khách quan làm tiền đề. Con người trong hoạt động của mình phải lấy điều kiện khách quan làm căn cứ, tiền đề để đề ra những mục đích, dự định hành động của mình chứ không thể tuỳ tiện đề ra những mục đích theo cảm hứng 40 chủ quan, ảo tưởng. Khi đã đề ra mục đích, dự định rồi, con người phải sử dụng những lực lượng vật chất khách quan, những điều kiện hiện thực để giải quyết chúng. Bản thân nhân tố chủ quan không tác động trực tiếp vào hiện thực khách quan mà phải thông qua những lực lượng vật chất khách quan. Điều kiện khách quan cũng chi phối, quy định phương pháp , cách thức, phương tiện tác động , hoạt động của nhân tố chủ quan. Những biện pháp hành động phù hợp với hiện thực khách quan thì mới thành công, ngược lại nếu bất chấp, bỏ qua các điều kiện khách quan sẽ phải trả giá, thất bại, không đem lại kết quả trong cải tạo hiện thực như mong muốn. Điều kiện khách quan còn qui định sự hình thành và phát triển những mối liên hệ, những đặc điểm, những phẩm chất… của nhân tố chủ quan. Khi điều kiện khách quan thay đổi thì nhân tố chủ quan cũng phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện khách quan mới. Nhân tố chủ quan chịu sự qui định của điều kiện khách quan nhưng không hoàn toàn thụ động, lệ thuộc vào điều kiện khách quan. Trong quá trình tương tác giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan thì nhân tố chủ quan có tính độc lập tương đối, có vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo tác động trở lại điều kiện khách quan. Vai trò tích cực sáng tạo của nhân tố chủ quan thể hiện ở chỗ: Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể vận dụng sáng tạo cái chủ quan của mình để tìm hiểu, nhận thức quy luật vận động của cái khách quan. Trong quá trình cải tạo thế giới, con người ngày càng gia tăng sức mạnh của mình để cải biến các lực lượng tự nhiên (thay đổi kết cấu vật thể, tạo ra những dạng vật chất mới…) phục vụ cho nhu cầu ngày càng gia tăng của mình. Không chỉ tác động vào giới tự nhiên, con người còn tác động lẫn nhau để cải biến các quan hệ xã hội; làm thay đổi, cải biến các chế độ xã hội theo hướng ngày càng tiến bộ, văn minh hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của con người. 41 Trên cơ sở những nhân tố khách quan đã có, con người chủ động tìm ra và tổ chức những nhân tố khách quan mới, đồng thời chuyển hoá bản thân những nhân tố chủ quan đáp ứng đòi hỏi của nhân tố khách quan mới. Trong quá trình tác động trở lại quy luật khách quan, nhân tố chủ quan cũng đồng thời tự nâng cao khả năng nhận thức của mình trong quá trình biến đổi thế giới khách quan. Khi điều kiện khách quan chín muồi cho việc giải quyết một nhiệm vụ nào đó thì nhân tố chủ quan, trước hết là ý thức, tư tưởng sẽ quyết định sự thành bại của con người trong hoạt động, giải quyết nhiệm vụ ấy. Tuy nhiên, nhân tố chủ quan có vai trò to lớn đến đâu, sức sáng tạo đến thế nào thì trong việc xem xét, giải quyết các vấn đề vẫn phải xuất phát từ thực tế khách quan và phải tuân thủ các nguyên tắc khách quan. Hơn nữa, bản thân chủ thể hoạt động cũng là sản phẩm của thế giới khách quan, có nguồn gốc từ thế giới khách quan, toàn bộ cuộc sống, sinh hoạt, lao động, và phát triển của chủ thể đều phản ánh những điều kiện, quy luật của thế giới khách quan. Mọi sự cố gắng của chủ thể trong quá trình phản ánh, nhận thức và cải tạo thế giới cũng là để đáp ứng một cách tốt nhất những mục đích và nhu cầu sống của chính mình. Mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan thì điều kiện khách quan là tính thứ nhất, quy định nhân tố chủ quan cả về nội dung, phương hướn g và tổ chức hoạt động thực tiễn. Nhưng nhân tố chủ quan không bị động trước hoàn cảnh khách quan mà luôn lấy điều kiện khách quan là điểm xuất phát, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Phát hiện, nắm bắt những khả năng khách quan, tạo ra nhữn g tiền đề biến khả năng khách quan thành hiện thực, làm chủ cái khách quan, biến tính tất yếu khách quan thành nội dung hoạt động tự do sáng tạo của mình. Tính biện chứng trong mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan còn thể hiện ở chỗ: đ ể đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn thì bắt buộc nhân tố chủ quan phải vận động, phát triển, tự hoàn 42 thiện những phẩm chất, nâng cao nhận thức, khả năng vận dụng, tổ chức hoạt động thực tiễn của mình cho phù hợp với những quy luật vốn có của thế giới khách quan. Trong quá trình phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay, chúng ta phải tính đến việc tạo những điều kiện khách quan thuận lợi nhất cho phép NNLNCLC có thể tận dụng để phát triển. Đồng thời phải khai thác tính tích cực, sáng tạo vươn lên của NNLNCLC trong điều kiện khách quan hiện nay là vô cùng quan trọng. Qua đó, để thấy được sự phát triển của NNLNCLC trong xã hội là không thể thiếu, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới đất nước. Việc phát triển NNLNCLC gắn liền với sự hoàn thiện, nâng cao chất lượng NNLN, thể hiện ở việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật, chuyên môn, sự sáng tạo, thể lực và tâm lực của người lao động. Muốn phát triển NNLNCLC phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan một cách hợp l ý và có hiệu quả. Trong xu thế phát triển của thời đại, phát triển NNLNCLC là yêu cầu cơ bản, lâu dài của tất cả các quốc gia. Có thể hiểu phát triển NNLNCLC là sự kết hợp giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan nhằm tạo ra sự gia tăng về số lượng, chất lượng và cơ cấu; đồng thời tạo sự bình đẳng về giới để đóng góp ngày càng tốt hơn cho sự phát triển bền vững của đất nước. NNLNCLC là một bộ phận tinh túy nhất của NNLN, về mặt số lượng được thể hiện ở số lượng dân số nữ tốt nghiệp cao đẳng, đại học tr ở lên và đang ở độ tuổi có thể lao động, cống hiến. Phát triển NNLNCLC về mặt chất lượng là sự phát triển cả ba phương diệ n: thể lực, trí lực và tâm lực . Phát triển thể lực là gia tăng chiều cao, trọng lượng cơ thể, tuổi thọ, sức mạnh và độ dẻo dai cơ bắp và thần kinh. Phát triển trí lực là phát triển năng lực trí tuệ; trong đó bao gồm việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sức sáng tạo, kinh nghiệm, kỹ năng...của NNLNCLC. Phát triển tâm lực là phát triển những phẩm chất 43 chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp chuyên nghiệp, tính kỷ luật cao, lối sống lành mạnh, tính chuyên cần chịu khó, nhân hậu, bao dung, tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, có ý chí tự lập, tự cường. Phát triển NNLNCLC về mặt cơ cấu là tạo ra sự bình đẳng giữa hai giới và hiệu quả sử dụng trong quá trình phát triển. Như vậy, trong quá trình phát triển NNLNCLC chúng ta không chỉ tạo ra những điều kiện khách q uan thuận lợi mà còn phải khuyến khích sự năng động, sáng tạo của nhân tố chủ quan trong mỗi điều kiện hoàn cảnh cụ thể đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xu hướng bình đẳng giới ngày càng tăng hiện nay. 2.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định phụ nữ được nhìn nhận như một lực lượng cơ bản của cách mạng và nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào các cuộc đấu tranh cách mạng thì cách mạng không thể thắng lợi được. Xuất phát từ vai trò to lớn của phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định giải phóng phụ nữ là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu của cách mạng Việt Nam Nói phụ nữ là nói nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa" 65, tr.228 Trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề phát triển NNLN đã được Đảng Cộng sản Việt Nam rất coi trọng trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Có thể khẳng định rằng: xuất phát từ nhu cầu khách quan về các nguồn lực, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn coi NNLN là động lực không thể thiếu của mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, để phát triển NNLNCLC, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải có một cách nhìn nhận toàn diện về vai trò mà họ đảm nhiệm, hoàn thành trong gia đình và ngoài xã hội. Nhờ kiên trì quan điểm giải phóng phụ nữ cho nên Đảng Cộng sản Việt Nam đã động viên được rất nhiều 44 thế hệ phụ nữ tham gia phong trào cách mạng, đấu tranh giành độc lậ p cho Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng hùng mạnh. Vai trò và địa vị xã hội của phụ nữ Việt Nam được nâng cao qua từng giai đoạn phát triển. Điều này chứng tỏ rằng, một trình độ mới về tiến bộ xã hội thể hiện ở mức độ bình đẳng giới có thể được tạo lậ p ngay trong điều kiện kinh tế còn kém phát triển. Ngày nay, phát triển NNLNCLC càng có ý nghĩa quyết định đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Tầm quan trọng của việc phát triển NNLNCLC thể hiện ở những điểm cơ bản sau: 2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao có vị trí, vai trò to lớn trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội đất nước, là một trong những yếu tố không thể thiếu cho sự thành công của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế * Phát triển NNLNCLC có vị trí, vai trò to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước NNLN Việt Nam chiếm hơn 50% dân số và trên 40% lực lượng lao động xã hội. Trong lịch sử trước đây NNLN đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước. Ngày nay trong quá trình CNH, HĐH, họ đang sát cánh cùng với nam giới phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Cùng với NNLN, NNLNCLC đã, đang và sẽ có những đóng góp không nhỏ trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, ổn định xã hội. Phát triển NNLNCLC đã góp phần quan trọng làm nên những thành tựu của quá trình đổi mới. Phát triển NNLNCLC đã và đang là nguồn lao động to lớn của đất nước, thực sự là động lực mạnh mẽ trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vì sự giàu mạnh của đất nước và sự bình đẳng, phát triển của NNLN. Đồng thời, để thực hiện thành công quá trình đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta đã xác định vai trò quan trọng của 45 NNL mà đặc biệt NNLCLC nói chung, N NLNCLC nói riêng đóng vai trò không thể thiếu. Sự nghiệp đổi mới, phát triển bền vững của đất nước chỉ có thể thành công khi chúng ta huy động được tất cả các nguồn lực, trong đó có NNLNCLC đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Họ đang hàng ngày, hàng giờ nỗ lực vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống khẳng định mình không thể thiếu trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của cách mạng Việt Nam. Sự phát triển được coi là đúng đắn khi đánh giá được vai trò của NNLNCLC và khẳng định mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển NNLNCLC với phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đồng thời nhấn mạnh vai trò chủ thể của việc phát triển NNLNCLC trong hoạch định, thực hiện và đánh giá các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội đã cho thấy sự phát triển đúng đắn nhất là cho phép NNL NCLC có cơ hội , điều kiện phát triển toàn diện hết năng lực của mình đóng góp vào sự phát triển. Phát triển NNLNCLC giữ vai trò quan trọng trong việc sáng tạo, truyền thụ, giữ gìn và phát triển văn hoá dân tộc. NNLNCLC là những người lưu giữ, truyền thụ có hiệu quả nhất những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng sự hiểu biết của mình qua những lời ru và việc giáo dục đối với thế hệ sau đến những sáng tác do họ sáng tạo ra hoặc họ ghi chép lại cho muôn đời sau khi họ muốn tìm về với quá khứ tốt đẹp, anh hùng của dân tộc. Chính trong cuộc sống đa dạng thường ngày, trong lao động sản xuất, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nuôi dạy con cái, NNLNCLC đã sáng tạo, truyền đạt, lưu giữ và phát triển những giá trị tốt đẹp của văn hoá Việt Nam. Họ đóng góp, làm giàu nền văn hoá đó thông qua những sáng tác của họ như làm thơ, viết chuyện, sáng tác nghệ thuật... Họ bảo vệ nền văn hoá đó trước mọi mưu đồ đồng hoá của các kẻ thù xâm lược. Ngày nay, họ đang bảo vệ nền văn hóa dân tộc để không bị hòa tan, đánh mất bản sắc văn hóa, 46 đánh mất mình trong quá trình hội nhập và phát triển …Trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển NNLNCLC trở thành bình phong ngăn chặn sóng to bão lớn trước âm mưu thâm độc của kẻ thù. Họ đóng vai trò định hướng việc tiếp thu, thanh lọc những giá trị tốt đẹp của văn hóa ở trong quá khứ và tương lai. Nếu không có trình độ, sự hiểu biết liệu NNLN có khả năng làm được điều đó hay không? Nên Họ đã giữ gìn, xây dựng nhân cách con người Việt Nam qua tấm gương sống và làm việc của bản thân 87, tr.56. Qua đó tô thắm thêm trang sử vẻ vang của dân tộc ngày một sáng ngời qua bao thời đại cùng với sự thăng trầm biến cố của lịch sử. Con người Việt Nam đến nay còn lưu giữ được những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp như tinh thần yêu nước, đoàn kết, lòng tự hào dân tộc, lòng nhân ái, ý chí tự lực, tự cường, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động, tình nghĩa chung thuỷ giữa vợ và chồng, lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, lòng kính trọng biết ơn người già, sự tương trợ, đùm bọc nhau trong tình làng nghĩa xóm, nét dịu dàng, bao dung, nhân hậu của người vợ, người mẹ... Ở đây có công lao to lớn của NNLN, đặc biệt là NNLNCLC - người mẹ có kiến thức, nhân cách, văn hóa trong việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái sẽ đóng góp những công dân có ích cho xã hội và đất nước. Họ còn đóng vai trò quan trọng đối với việc xây dựng, củng cố những quan hệ tốt đẹp giữa người với ngườ i, nhờ đó xã hội Việt Nam còn giữ được nếp sống có nghĩa, có tình, có trước, có sau, quan tâm giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn… * Phát triển NNLNCLC là một trong những yếu tố không thể thiếu cho sự thành công của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nh ập quốc tế. Sự nghiệp CNH, HĐH của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những năm qua đã thu được những thành tựu to lớn , từng bước đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội: Kinh tế phát triển với tốc độ cao và ổn định ; Đời sống nhân dân từng bước được cải thi ện, bộ 47 mặt xã hội đã có nh ững thay đổi đáng kể . Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công đó chính là vai trò lãnh đạo của Đảng ta trong việc huy động sự đóng góp không nhỏ của NNLNCLC. Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ở nước ta là NNLCLC, trong đó không thể thiếu sự đóng góp của NNLNCLC. Ta thấy, trong quan hệ với các nguồn lực khác, thì NNLCLC đóng vai trò quyết định nhất đến sự phát triển của các quốc gia trong thời đại ngày nay. Bởi lẽ, các nguồn lực khác dù có phong phú đa dạng đến đâu thì bản thân nó không thể tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội nên chưa trở thành động lực cho sự phát triển. Các nguồn lực đó chỉ có tác dụng và trở thành động lực cho sự phát triển khi có sự tác động của bàn tay, khối óc của con người. Cho nên, chính con người, với sức mạnh và trí tuệ của mình là yếu tố quyết định hiệu quả của việc khai thác, sử dụng và phát triển các nguồn lực khác. Ngày nay, nền kinh tế thế giới đang chuyển dần sang kinh tế tri thức và và hội nhập kinh tế quốc tế thì vai trò của NNLNCLC càng thể hiện rõ hơn . Trên thế giới bất cứ quốc gia nào trong quá trình phát triển cũng đều phải tính đến sự đóng góp không nhỏ của NNLN. Hơn nữa, lợi thế cạn h tranh trong quá trình hội nhập của các quốc gia là NNLCLC nên sự phát triển đó sẽ không thể phát triển được đầy đủ và mạnh mẽ nếu thiếu sự tham gia, đóng góp của NNLNCLC. Ngày nay, NNLNCLC cũng đã tiên phong đi đầu tham gia vào nhiều lĩnh vực khó khăn và mang lại nhiều kết quả tích cực. Chẳng hạn như trong lĩnh vực nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ , lãnh đạo, quản lý. Đây được xem là yếu tố quan trọng quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế bền vững và đánh dấu sự tiến bộ xã hội của đất n ước. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường ra thế giới đòi hỏi phải có NNL với số lượng và chất lượng cao. Cho nên, chúng ta phải khai thác tối đa sức 48 mạnh của NNLCLC, đặc biệt không thể thiếu sự đóng góp của NNLNCLC . Để thực hiện quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện kinh tế thấp kém và xã hội còn lạc hậu thì yêu cầu tất yếu không thể khác là nâng cao chất lượng NNL để có thể tận d ụng được cơ hội có thể đi tắt, đón đầu, kết hợp tuần tự và nhảy vọt. NNLNCLC khi tham gia hội nhập quốc tế sẽ là cầu nối quan trọng để giúp phụ nữ Việt Nam tự tin nhìn ra thế giới để phấn đấu, cống hiến và khẳng định . Điều này giúp cho bạn bè trên toàn thế giới hiểu rõ hơn về phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh đó, NNLNCLC còn là một bộ phận của dân số nên họ còn tham gia vào việc tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Thực tế, NNLNCLC thường có nhu cầu, điều kiện tiêu dùng nhiều hơn NNL nam trong xã hội v ề các loại hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, với tư cách là nguồn lực, NNLNCLC trực tiếp tạo ra cung cho nền kinh tế, còn với tư cách là bộ phận dân số thì họ phải tiêu dùng nên họ đồng thời cũng tạo ra nhu cầu kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển. NNLNCLC đã và luôn là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của CNH, HĐH cũng như quá trình hội nhập quốc tế. 2.2.2. Phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao là nội dung không thể thiếu cho việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo tiến bộ công bằng xã hội và tiến tới bình đẳng giới * Phát triển NNLNCLC là nội dung không thể thiếu cho việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo tiến bộ công bằng xã hội Việc phát triển NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng sẽ tạo động lực phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo tiến bộ công bằng xã hội đã và đang được đặt ra trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia. Vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, người ta chủ yếu đề cập đến mô hình phát triển hướng vào tăng trưởng kinh tế và cho rằng tăng thu nhập quốc dân là biện pháp cần và đủ đối với sự phát triển của một đất nước. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng việc tập trung quá cao cho mục tiêu tăng trưởng đã khiến cho 49 các mục tiêu xã hội, vốn gắn chặt với NNLN như chăm sóc y tế và sức khỏe sinh sản , giáo dục không được đầu tư phát triển một cách tương xứng với tầm quan trọng của nó. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng của NNL và đến lượt nó lại có tác động tiêu cực trở lại đối với tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển kinh tế không mang tính bền vững như các quốc gia mong muốn. Quan điểm mới về phát triển, đòi hỏi trong việc phát triển NNLNCLC không chỉ chú ý đến việc khai thác tối đa tiềm năng của nguồn lực này mà còn phải đồng thời quan tâm đầy đủ đến lợi ích và nhu cầu phát triển của NNLNCLC. Quan điểm khẳng định mối quan hệ hữu cơ giữa NNLNCLC và phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đồng thời nhấn mạnh vai trò chủ thể của NNLNCLC trong quá trình hoạch định, thực hiện và đánh giá các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Được coi là hợp lý trong việc đánh giá vai trò của NNLNCLC. Hiện nay, công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội đang cho thấy: Chỉ có thể nói tới phát triển với nghĩa sâu rộng nhất của từ này nếu phụ nữ có cơ hội phát huy hết năng lực của mình và có điều kiện phát triển một cách toàn diện và bình đẳng với nam giới [ 1, tr.93]. Quốc gia được coi là tiến bộ và phát triển khi quốc gia đó tận dụng được tối đa sự đóng góp của hai giới. Hơn nữa, NNLNCLC là một bộ phận của nửa thế giới không thể tách rời tạo nên sự phát triển cân bằng , ổn định cho xã hội . Khi NNLNCLC được đào tạo và trang bị tốt cùng với đặc tính về giới, họ sẽ tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo không kém nam giới trong mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội . Sự đóng góp của họ ở một số lĩnh vực , ngành nghề đ ặc thù cao hơn rất nhiều so với nam giới. Ngày nay, nhiều lĩnh vực có sự tham gia của NNLNCLC đã tạo nên sự thay đổi lớn mang đến diện mạo mới cho xã hội trong việc n hận thức, đánh giá về vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại. Sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay không chỉ chú ý đến vấn đề số lượng dân số - như một lực lượng lao động chủ yếu, điều quan trọng hơn là 50 nâng cao chất lượng dân số như là mục tiêu của s ự phát triển kinh tế - xã hội. Muốn nâng cao chất lượng dân số thì quan trọng hơn cả là cải thiện, nâng cao chất lượng người mẹ. Chức năng tái sản sinh ra con người ở NNLN, trong đó có NNLNCLC là nhu cầu tự nhiên tất yếu đối với gia đình và xã hội. Chức năng đặc biệt này dành cho NNLN. Trải qua các thời đại, chức năng này ngày càng có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. "Chất lượng của tái sản xuất xã hội được thực hiện thông qua người phụ nữ là yếu tố chủ yếu của phát triển NNL và hơn nữa là nguồn đầu tư đặc biệt dài hạn" 96, tr.26. Điều này đã được chứng minh ở một số quốc gia có nền kinh tế phát triển cao, xã hội ổn định, cuộc sống xã hội tương đối tốt so với các nước trong khu vực và thế giới. Ở Nhật Bản rất quan tâm đến phát triển phụ nữ nên chất lượng dân số của Nhật Bản trong những năm qua đã thay đổi nhanh chóng. Chúng ta đều biết, con người là yếu tố hàng đầu, quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất . Ngày nay, khoa học - công nghệ phát tri ển thì NNL vẫn là quan trọng nhất và lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi mà có NNLCLC. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã đặt con người vào quá trình lao động hết sức phức tạp, đòi hỏi một năng lực sáng tạo, một trình độ kỹ thuật cao và ý thức trách nhiệm rất lớn. Có như vậy, lực lượng vật chất to lớn, đồ sộ của xã hội mới được sử dụng một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Con người lại đạt đến một bước phát triển mới, tăng thêm sức mạnh chinh phục thiên nhiên, tăng thêm động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. * Phát triển NNLNCLC là nội dung không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu bình đẳng giới Hiện nay, NNLNCLC đã có một số vươn lên nắm giữ các cương vị quan trọng của đất nước , một số có địa vị ngang bằng với nam giới , do vậy, họ phải trải qua một quá trình phấn đấu r ất khó khăn để có thể đạt được mục tiêu. Họ 51 phải thực sự không thua kém nam giới, thậm chí còn hơn nam giới (ở mức độ hay khía cạnh nào đấy ) để có được sự tín nhiệm, ủng hộ và thừa nhận của mọi người trong xã hội. Trên thực tế, có khi NNLNCLC phải thể hiện được bản lĩnh phi thường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong những hoàn cảnh rất khó khăn để chứng minh trước x ã hội, cộng đồng và cả người thân trong gia đình về khả năng trí tuệ, sự nhanh nhẹn, mạnh mẽ không thua kém nam giới nhưng vẫn giữ được sự dịu dàng, nết na, đoan trang của phụ nữ Việt Nam. NNLNCLC tham gia vào các lĩnh vực hoạt động xã hội có liên quan nhiều đến trí tuệ. Nhưng, nếu thực sự họ không có khả năng, không có được những phẩm chất trí tuệ thì liệu có đảm đương được những công việc đòi hỏi trí tuệ cao như nghiên cứu khoa học, công nghệ, tham gia lãnh đạo, quản lý hay không? Những đóng góp của NNLNCLC trong các lĩnh vực trên đã khẳng định một điều mà từ trước đến nay không phải người nào cũng thừa nhận, hay còn nghi ngờ, đó là bản thân họ cả về mặt tự nhiên, xã hội đều có thể tham gia bất kỳ công việc nào, bất cứ lĩnh vực nào như nam giới và đều đem lại thành công như nam giới. Hơn thế, NNLNCLC có thể còn phát triển tài năng vượt trội khi có được những điều kiện khách quan thuận lợi, đặc biệt trong các lĩnh vực lãnh đạo, quản lý, khoa học và công nghệ. Bởi vì, bên cạnh phẩm chất trí tuệ, ở họ còn có những phẩm chất trội của giới nữ như lòng kiên trì, tính cần cù, lòng nhân hậu, đức hy sinh, tính cẩn trọng, sự khiêm tốn, khả năng thương thuyết , nét dịu dàng, hấp dẫn.... giúp họ thành công. Đó là nét nổi trội của NNLNCLC làm công tác thuộc lĩnh vực nêu trên. Cho nên, chúng ta không có lý do gì để nghi ngờ về khả năng của NNLNCLC mà phải khẳng định một điề u chắc chắn rằng NNLNCLC là lực lượng không thể thiếu trong quá trình đổi mới. Với ý nghĩa như vậy, NNLNCLC là nguồn lực quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển của đất nước nên cần được quan tâm và khai thác có hiệu quả cao hơn trong thời gian tới cho xứng đáng với khả năng của họ. Trên cơ sở quán triệt đường lối cách mạng trước sau như một 52 của Đảng - giải phóng dân tộc khỏi tình trạng nô dị ch không tách rời việc giải phóng nhân dân lao động khỏi tình trạng áp bức bóc lột và hướng vào mục tiêu giải phóng con người, đồng thời trên cơ sở phân tích nhiều lý thuyết về sự phát triển, khái quát kinh nghiệm của việc thực hiện nhiều mô hình của các nước khác nhau, nước ta đã lựa chọn mô hình phát triển trên tinh thần “tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường” với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” như Nghị quyết Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định. Để thực hiện được mục tiêu đó cần phải phát huy vai trò của NNLNCLC. Từ những lí do trên, cho thấy việc phát triển NNLNCLC ở nước ta hiện nay là rất quan trọng. Nếu chúng ta không có được NNLNCLC về trình độ văn hóa, năng lực tổ chức quản lý, tâm huyết với công việc, thể lực tốt, có ý chí vươn lên khắc phục khó khăn , định kiến về giới thì không thể có những đóng góp lớn lao của họ để góp phần đưa đất nước phát triển đi lên . NNLNCLC còn có khả năng xóa bỏ những quan niệm lạc hậu của xã hội về vị trí, vai trò của NNLN trong đời sống xã hội và hội nhập quốc tế và đi đầu trong sự nghiệp CNH , HĐH và hội nhập quốc tế. Xây dựng được NNLNCLC, họ chính là cầu nối quan trọng, là minh chứng rõ nhất cho bạn bè quốc tế hiểu hơn về đất nước , con người Việt Nam tiến bộ và cũng là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện quyền bình đẳng giới. 2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng nguồ n nhân lực ở Việt Nam Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, việc phát triển NNLNCLC càng cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng NNL. NNLNCLC thường sinh con theo kế hoạch và có kiến thức chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng một cách khoa học và hiệu quả nhất. Họ là một bộ phận dân cư có thu nhập cao hơn NNL không có trình độ hoặc trình độ thấp kém , cho nên họ có khả năng nuôi dưỡng 53 và dạy bảo con tốt. Theo kết quả của Ngân hàng thế giới (WB), người mẹ có học vấn càng cao thì tỷ lệ người mẹ ch ết càng thấp và đứa trẻ do người mẹ đó sinh ra ngày càng khoẻ mạnh. Trình độ học vấn của mẹ ảnh hưởng đến tỷ suất chết của trẻ em nhờ sử dụng các dịch vụ y tế và những thay đổi trong vệ sinh phòng bệnh của gia đình. Những trẻ em có mẹ trình độ học vấn cao thì sẽ có cơ hội đến trường, được học tập cao hơn, có nhân cách, hiểu biết tốt để có thể tham gia vào thị trường nhân lực một cách tốt nhất. Phát triển NNLNCLC sẽ trực tiếp làm tăng chất lượng NNL của xã hội. Bởi người mẹ chính là người thầy đầu tiên của mỗi con người trong cuộc đời nên người mẹ được giáo dục đầy đủ có trình độ học vấn thì người mẹ đ ó có nhiều khả năng cung cấp NNL có chất lượng cho xã hội. NNLNCLC có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng NNL trong tương lai, vì khi người phụ nữ có trình độ, họ có thu nhập độc lập nên họ có quyền quyết định trong việc nuôi dưỡng cải thiện sức khỏe cho các thành viên tron g gia đình và đầu tư cho con học hành một cách tốt nhất. Tuy nhiên, trong dài hạn, các tác động này sẽ làm cho chất lượng NNL được cải thiện v à năng suất lao động trung bình của toàn xã hội sẽ được nâng lên. Người mẹ có học vấn cao sẽ có khả năng chỉ bảo con mình tốt hơn thông qua việc dạy dỗ ở nhà và cách thức sử dụng nhiều tài liệu học tập hơn, cũng như việc khai thác thế mạnh của internet để tiếp thu kiến thức của nhân loại một cách tốt nhất. Đồng thời, khi người phụ nữ có trình độ, hiểu biết, có uy tín và địa vị trong xã hội thì họ sẽ thực sự là những tấm gương về đức hy sinh, nghị lực vươn lên trong lao động và làm chủ c uộc sống để cho con họ noi theo. Người phụ nữ có trình độ cao còn giáo dục để con mình tránh xa với các tệ nạn xã hội trở thành những công dân có ích cho xã hội. Đây vừa là tình yêu của người mẹ đối với con , vừa là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với sự phát triển của thế hệ t ương lai. Trong cuộc sống thường nhật đầy khó khăn, cạm bẫy chúng ta tìm thấy ở những người vợ, người mẹ sự yên tĩnh trong tâm 54 hồn, sự cân bằng bình yên trong cuộc sống, sự chở che vỗ về những khi ta cần điểm tựa. Chính họ đã tiếp sức cho chúng ta vượt qua những khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích và có hiệu quả cao. Xã hội ngày càng phát triển phụ nữ ngày càng có cơ hội nâng cao trình độ học vấn cho nên họ không chỉ làm các công việc gia đình mà còn tham gia vào các hoạt động xã hội, giúp họ có thu nhập cho kinh tế gia đình (đôi khi còn là nguồn thu nhập chính) được nâng cao. Đồng thời, họ lại còn là những người đạo diễn chính trong việc giúp các thành viên trong gia đình hưởng thụ những thành quả lao động của bản thân và gia đình một cách khoa học, hợp lý, bổ ích góp phần tái sản xuất sức lao động và nâng cao chất lượng NNL. Để thực hiện được tốt vai trò đó, không phải NNLN nào cũng có thể làm được mà cần có NNLNCLC đảm nhiệm. Như vậy, theo quan điểm phát triển hiện nay, NNLNCLC luôn tồn tại với hai tư cách: vừa là phụ nữ ; vừa là NNLCLC. Trong thời đại hiện nay, họ không chỉ là lực lượng lao động qua n trọng của xã hội, mà còn là lực lượng tái sản xuất ra sức lao động có chất lượng cho xã hội, là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình đổi mới và th ực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 2.3. NHỮNG ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN VÀ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.3.1. Những điều kiện khách quan cơ bản tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay 2.3.1.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đã tác động tích cực và tiêu cực đến việc phát triển NNLNCLC. Từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế gi ới (WTO) là cơ hội tốt cho đất nước nói chung và NNLNCLC nói riêng, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế giúp cho NNLNCLC có nhiều cơ hội trong việc chọn việc làm, 55 nâng cao thu nhập và cơ hội nâng cao nhận thức . Lợi ích của CNH, HĐH đối với NNLNCLC là có thể thu hút, tiếp nhận những dòng vốn, công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên thiên nhiên và mở rộng hoạt động thương mại ra bên ngoài thông qua hợp tác quốc tế. Từ đó khai thác có hiệu quả nguồn vốn, khoa học công nghệ, trình độ quản lý để chuyển dịch cơ cấu kinh tế đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư giáo dục y tế...nâng cao thu nhập người dân trong đó có NNLNCLC. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho NNLNCLC có cơ hội nâng cao hiểu biết, làm gia tăng các giá trị vô hình cho bản thân. CNH, HĐH đã góp phần nâng cao năng suất lao động của NNLNCLC nhờ việc áp dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại vào trong sản xuất, giải phóng sức lao động của NNLNCLC . Việc gia nhập WTO sẽ đẩy nhanh hơn quá trình CNH, HĐH và tạo ra nhiều việc làm cho NNLNCLC do tham gia vào các tổ chức và hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường giúp cho họ có điều kiện thay đổi công việc, tăng thu nhập và nâng cao nhận thức cho mình. Việc hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện và thúc đẩy việc thiết lập cơ cấu lao động theo định hướng thị trường, đó là cần có những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, trong khi những lao động không có chuyên môn kỹ thuật phải được cắt giảm. Tạo điều kiện cho NNLNCLC tham gia sâu rộng hơn và o phân công và hợp tác lao động quốc tế. Đặt nền móng cho việc tạo việc làm một cách ổn định và bền vững. Điều đó làm tăng năng suất lao động và giảm nhanh đói nghèo, khả năng tham gia giáo dục của NNLNCLC cũng tăng nhanh. Bên cạnh đó CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đòi hỏi NNLNCLC phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao hơn, phát triển một lực lượng lao động có khả năng nắm bắt công nghệ t iên tiến với những chuyển biến nhanh và đa dạng về hình thái của nền kinh tế, cũng như khả năng nắm bắt kịp với tiến bộ và chuyển đổi mang tính toàn cầu. Khi hội nhập đầy đủ và sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới sự cạnh tranh trên thị trường lao động khu vực 56 và quốc tế gay gắt hơn, lợi thế cạnh tranh do tiền công rẻ sẽ mất dần; Yếu thế của lao động Việt Nam nói ch ung và NNLNCLC nói riêng trong cạnh tranh sẽ bộc lộ rõ hơn do trình độ tay nghề, chuyên môn, ngoại ngữ, kỷ luật, tác phong công nghiệp, tính năng động xã hội, trình độ hi ểu biết pháp luật và thể lực còn hạn chế . CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế có nguy cơ đẩy NNLNCLC nếu không tích cực cập nhật cái mới, học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ sẽ bị đào thải, không kiếm được việc làm và rơi vào tình cảnh nghèo khổ, không được tiếp cận với các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe , sức khỏe sinh sản, nước sạch vệ sinh và giáo dục. Cơ chế thị trường và quá trình CNH, HĐH còn nảy sinh nhiều vấn đề xã hội liên quan trực tiếp tới NNLNCLC. Nhân lực nữ chất lượng cao gặp nhiều khó khăn, thách thức khi thực hiện vai trò người mẹ, người thầy đầu tiên của con người trong điều kiện xã hội và gia đình có nhiều thay đổi. CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế có nguy cơ đẩy NNLNCLC ra khỏi thị trường lao động do phong tục truyền thống và do tiến bộ khoa học công nghệ. 2.3.1.2. Truyền thống văn hóa, tâm lý, tập quán của dân tộc Truyền thống văn hoá dân tộc có tác động rất lớn đến sự phát triển NNLNCLC- nhất là về mặt tinh thần. Các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là yếu tố quan trọng, là môi trường lành mạnh để hình thành và phát triển NNL. Một dân tộc, một quốc gia có truyền thống tốt, tập quán lành mạnh, có nền văn hoá phát triển cao thì đó chính là cơ sở điều kiện tốt để xây dựng một NNL vừa có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, vừa có thái độ, tinh thần, tác phong làm việc tốt. Ngược lại, nếu một dân tộc, một quốc gia có những phong tục, tập quán lạc hậu thì sẽ kìm hãm sự vươn lên của chính quốc gia, dân tộc đó . Ngoài ra, những đặc trưng văn hoá - xã hội của một dân tộc còn là cơ sở cho việc sử dụng NNL hợp lý và hiệu quả cao . Điều này đã được thể hiện ở một số quốc gia: Hàn Quốc, Nhật Bản. “Yếu tố văn hoá và truyền 57 thống dân tộc như tinh thần lao động, tính kỷ luật cao, tinh thần học tập và niềm tự hào dân tộc đã đưa Hàn Quốc vươn lên vị trí xứng đáng trong chưa đầy 1/2 thế kỷ qua” 94, tr.125. Chúng ta thường hay nhắc tới truyền thống yêu nước, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động và những phẩm chất anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang... của phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ còn được đề c ao với vai trò sinh thành ra các thế hệ tương lai để duy trì nòi giống. Người Việt xưa đã mơ đến con đàn cháu đống để có khả năng chinh phục các miền đất lạ và Mẹ Âu Cơ với bọc trăm trứng đã trở thành một huyền thoại tâm linh không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt xưa và nay . Người phụ nữ Việt Nam còn được biết đến với phẩm chất anh hùng đấu tranh chống giặc ngoại xâm : Hai Bà Trưng đã từng đánh đuổi quân Nam Hán; Bà Triệu - tài trí hơn cả nam giới và còn một loạt các tướng lĩnh khác mà hiệ n nay vẫn còn đền thờ ở nhiều nơi để ghi nhận công lao đóng góp của họ cho sự sinh tồn của đất nước Việt Nam hôm nay và mai sau. Chính những truyền thống quý báu và phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam đó đã là niềm tự hào của giới nữ, là sức mạnh, là cội nguồn, là điểm tựa tinh thần để NNLNCLC vươn lên khẳng định mình đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Bên cạnh đó, mọi người cần phải loại bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu, lối tư duy theo kiểu “trọng nam, khinh nữ” của Nho giáo, đề cao vai trò của người đàn ông trong gia đình và ngoài xã hội. Chính những định kiến đó, đã ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội qua nhiều thời đại, làm cho NNLN có tư tưởng tự ti, cam chịu, chấp nhận định kiến, phân biệt đó như sự sắp đặt tự nhiên , mà không muốn phấn đấu vươn lên. Ngoài ra, còn có các yếu tố tiêu cực của tôn giáo khác đã kìm hãm sự phát triển tài năng của NNLNCLC. Việt Nam cần tạo điều kiện cho sự phát triển mọi mặt của NNLNCLC vì mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và tiến bộ công bằng xã hội thì mọi 58 người trong xã hội phải xóa bỏ hoàn toàn trong nhận thức và hành động những phong tục, tập quán và tâm lý lạc hậu đó. 2.3.1.3. Tiền đề d i truyền sinh học Một trong các tiền đề có tác động trực tiếp đến sự phát triển thể lực và trí lực của NNLNCLC ở Việt Nam chính là tiền đề di truyền sinh học. Do cấu tạo cơ thể và đặc điểm sinh lý, NNLNCLC thường yếu hơn nam giới về mặt sức khỏe, nhưng lại có những lợi thế hơn nam giới nhờ sự khéo léo, kiên trì, chịu khó, nét dịu dàng , tinh tế… NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng phải đảm nhiệm chức năng sinh con, duy trì sự tồn tại và phát triển nòi giống. Chính vì vậy, chức năng tái sản xuất ra con người trước hết là một hiện tượng di truyền sinh học, song cũng là một hiện tượng xã hội. Việc thực hiện chức năng sinh học đó lại luôn có mối quan hệ và chịu sự tác động của các yếu tố xã hội khác như: gia đình, môi trường kinh tế, giáo dục, phúc lợi xã hội…Do vậ y, không quan tâm đến tiền đề di truyền sinh học của NNLNCLC với tư cách là lực lượng tái sản xuất ra con người sẽ không chỉ mất mát hiện tại về năng suất, hiệu quả lao động, tác động tiêu cực đến việc phát triển NNLNCLC mà còn ảnh hưởng đến một vài thế hệ sau và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Vấn đề phát triển NNLNCLC vì thế cần phải thấy được những đặc điểm riêng về mặt di truyền sinh học đó để làm sao có những giải pháp và chính sách xã hội hợp lý, đảm bảo phát triển được thế mạnh và phù hợp với mặt sinh học của NNLNCLC. Chỉ thực hiện được điều đó khi xã hội chuyển từ nhận thức sang hành động coi vấn đế tái sinh ra con người không chỉ là việc riêng của NNLN mà phải xem đó là nhiệm vụ của xã hội. Có như vậy, mới đánh giá được đúng vai trò và những đóng góp của NNLNCLC trong quá trình phát triển xã hội. Trên cơ sở đó, mới có thể tạo điều kiện thuận lợi cho NNLNCLC phát triển bình đẳng với nam giới. 59 Về mặt trí tuệ và một số phẩm chất khác, phụ nữ không thua kém nam giới, nhưng chúng ta cần thấy được sự khác biệt về giới tính để đánh giá đúng vị trí, vai trò và làm tròn chức năng giới của họ. Ở đây, cần phải hiểu bình đẳng giới không có nghĩa là cân bằng giữa nam giới và nữ giới. V.I. Lênin viết: “Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được hiểu sự bình đẳng là sự cân bằng giữa nam và nữ về năng suất lao động, về những điều kiện lao động” [57]. NNLN có thể bình đẳng với nam giới về khả năng tư duy, về quyền hưởng thụ; nhưng thiên chức và điều kiện phát triển của mỗi giới phải khác nhau. Cái khác nhau ấy sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tạo điều kiện cho nhau hoàn thành tốt cả chức năng gia đình và chức năng xã hội. 2.3.1.4. Gia đình Theo quan điểm duy vật lịch sử, nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội, suy đến cùng là sản xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống xã hội. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt…; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những trật tự xã hội... là do hai loại sản xuất đó quyết đ ịnh: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình 63, tr.44. Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, có tác động to lớn đến sự phát triển của cá nhân và xã hội. Gia đình là nơi thể hiện mối quan hệ thiêng liêng sâu đậm của tình cảm vợ - chồng, cha - con, anh - chị - em máu mủ - đó là những người đồng tâm, đồng cảm, chia ngọt sẻ bùi và nâng đỡ nh au suốt cuộc đời. Có những vấn đề không ở đâu có thể đáp ứn g giải quyết có hiệu quả ngoài môi trường gia đình. Có lẽ nỗi bất hạnh lớn nhất của cuộc đời con người là cảnh sống “vô gia cư”, gia đình tan vỡ… Gia đình vừa là sản phẩm của xã hội, vừa tác động to lớn đến tiến trình phát triển của xã hội. Việc xây dựng gia đình mới đem lại hạnh phúc cho mỗi người , đây là một trong những 60 nhiệm vụ quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Gia đình là tổ chức xã hội đầu tiên có khả năng tốt nhất trong việc chăm lo cho sự phát triển của mỗi con người trên cả ba phương diện: thể chất, trí tuệ và tình cảm tâm lý. Sự tác động của gia đình được diễn ra ngay từ khi đứa trẻ còn trong bào thai đến khi ra đời và sự tác động này tồn tại trong suốt cuộc đời con người. Do NNLNCLC phải thực hiện chức năng sinh và nuôi dưỡng con cái nên họ luôn luôn gắn liền với gia đình. Đề cập đến sự tác động của gia đình đến NNLNCLC cần phải hiểu đây là sự tác động hai chiều. Gia đình là nơi NNLNCLC thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người, nuôi dưỡng NNL cho đất nước và đồng thời là nơi NNL NCLC tiếp nhận những nguồn lực từ gia đình và xã hội cho sự phát triển của chính mình. Không thể nói đến phát triển NNLNCLC chỉ căn cứ vào sự tham gia hoạt động xã hội mà coi nhẹ vai trò to lớn của họ trong gia đình. Cũng như không thể chỉ đề cao vai trò của NNLNCLC trong gia đình mà quên đi trách nhiệm của gia đình trong việc chăm lo cho sự phát triển của NNLNCLC. Gia đình phải có sự nhận thức đầy đủ và đầu tư cho mọi thành viên trong gia đình một cách công bằng không phân biệt nam nữ để họ có cơ hội phát tr iển những tiềm năng của từng cá nhân đóng góp cho xã hội. Khi gia đình tái sản xuất và nuôi dưỡng để có NNLNCLC cũng chính là điều kiện cơ bản để gia đình thực hiện tốt chức năng của mình. NNLNCLC được tạo các điều kiện phát triển toàn diện ngay từ trong g ia đình thì chính gia đình cũng sẽ nhận được những đóng góp tích cực, có hiệu quả của họ cho sự phát triển của gia đình nói riêng và cả xã hội nói chung. 2.3.2. Những nhân tố chủ quan cơ bản tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay 2.3.2.1. Bản thân nguồn nhân lực nữ chất lượng cao Nhân tố chủ quan quan trọng nhất thuộc về bản thân NNLNCLC. NNLNCLC do bị ảnh hưởng của tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” từ ngàn đời nay còn để lại, nên NNLNCLC vẫn còn tư tưởng tự ti, an p hận, cam chịu và 61 thụ động. Điều này đã trở thành lực cản bên trong kìm hãm khả năng độc lập, sáng tạo và cống hiến của chính họ. Về mặt tâm lý truyền thống, NNLNCLC vẫn còn có xu hướng “nhường bước” nam giới từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội. Trong gia đình, người phụ nữ thường nhường việc học tập, phấn đấu công danh sự nghiệp cho nam giới. Ngoài xã hội, nhiều phụ nữ có năng lực, được thụ hưởng một nền giáo dục đầy đủ, có kỹ năng cao vẫn còn có xu hướng chấp nhận địa vị thấp hơn các đồng nghiệp là nam giới. Chính vì tâm lý tự ti, mặc cảm nên rất nhiều NNLNCLC ngại phát biểu ý kiến, ngại tranh luận với nam giới, mặc dù ý kiến của họ có thể là chính xác. Tâm lý tự ti, mặc cảm này đã làm hạn chế vai trò của chính họ. Hơn nữa, hiện nay NNLNCLC trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp còn thấp, nên cơ hội tìm việc làm để nâng cao thu nhập còn gặp nhiều khó khăn. Bản thân NNLNCLC chưa thực sự cố gắng học tập nâng cao trình độ để tìm kiếm cơ hội tốt cho mình, một bộ phận có thói quen an phận, tự bằng lòng với c hính mình làm hạn chế khả năng phát triển của bản thân. Một bộ phận NNLNCLC luôn cần cù, chịu khó, dịu dàng, nhẫn nại, có niềm đam mê cháy bỏng trong công việc, luôn khát khao sáng tạo, đổi mới . Họ sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong một hoàn cảnh khó khăn, nhưng họ vẫn tự lực, tự cường , bền bỉ phấn đấu, chiến thắng chính mình và vượt lên hoàn cảnh để làm thay đổi vị thế của mình trong xã hội . Một bộ phận NNLNCLC đã đấu tranh xóa bỏ tư tưởng an phận, tự bằng lòng với trình độ, bằng cấp của mình , cố gắng học tập nâng cao trình độ để tận dụng điều kiện khách quan thuận lợi khẳng định mình và có địa vị cao trong xã hội . Họ thực sự trở thành những tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, trở thành chỗ dựa tinh thần cho chồng con, đồng nghiệp. Họ đã làm cho chồng con và đồng nghiệp nể phục bởi tài năng , đức hạnh cũng như ý chí , nghị lực của bản thân. 62 2.3.2.2. Nhân tố giáo dục - đào tạo Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại. Đào tạo nói đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người học đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nh ận được một công việc nhất định. Ngày nay, thế giới ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò của giáo dục đào tạo đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và là một trong những biện pháp quan trọng nhất để thực hiện bình đẳng giới và nâng cao trình độ học vấn cho NNLN và trẻ em gái là sự đầu tư tốt và không ngoan nhất. Giáo dục và xóa mù chữ cho các em gái cũng có tác động trực tiếp đến việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, người mẹ và tăng tuổi thọ. Ở Việt Nam, Đảng đ ã khẳng định “giáo dục là quốc sách hàn g đầu”, đồng thời luôn tạo ra những cơ hội và điều kiện để NNLN được học đầy đủ như nam giới. Nội dung và phương pháp giáo dục đúng đắn sẽ tạo điều kiện khơi dậy những tiềm năng sẵn có của NNLNCLC. Ngược lại, nó sẽ kìm hãm khả năng phát triển của NNLNCLC, dẫn đến không khai thác được sức mạnh của một nửa dân tộc đóng góp vào mục tiêu phát triển chung của đất nước. Thông qua giáo dục, trình độ, chuyên môn kĩ thuật, nhân cách, đạo đức và khả năng sáng tạo của NNLNCLC hình thành và phát triển, nhờ đó mà chất l ượng NNLNCLC ngày càng được nâng lên không ngừng. Việc đầu tư cho giáo dục đảm bảo bình đẳng giữa nam và nữ sẽ tích lũy vốn cho con người, là chìa khóa để duy trì sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao thu nhập. 63 Giáo dục còn góp phần vào xóa đói, giảm nghèo. N NLNCLC được giáo dục sẽ giúp họ không còn quan niệm NNLN chỉ quanh quẩn với công việc gia đình, trái lại, họ sẽ tham gia vào các công việc ngoài xã hội, tích cực tr ong chuyên môn, nghiệp vụ để tạo ra năng suất lao động cao, có thu nhập chính đáng đóng góp vào kinh tế của gia đình và xã hội. Đối với NNLNCLC, bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, giáo dục còn giúp NNLNCLC có hiểu biết để nâng cao sức khỏe sinh sản. Nhân lực nữ có trình độ học vấn cao thường kết hôn muộn hơn, thực hiện kế hoạch hoá gia đình tốt hơn và có quy mô gia đình nhỏ hơn so với nhân lực nữ không có trình độ học vấn hoặc trình độ học vấn thấp. NNLNCLC được giáo dục đầy đủ và ở bậc cao thì họ sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con mình tốt hơn sẽ cung cấp NNL có chất lượng cho đất nước. NNLNCLC được giáo dục một cách bài bản trong hệ thống giáo dục quốc dân nên sẽ có khả năng tạo ra thu nhập độc lập và giáo dục cũng đề cao vị trí của NNLN trong cộng đồng qua đó làm cho NNLNCLC tham gia đóng góp, quyết định nhiều hơn trong hoạt động ngoài xã hội và gia đình. Giáo dục sẽ tạo cho NNLN sự hiểu biết cơ bản về quyền và trách nhiệm của mình đối với thế hệ tương lai của đất nước. Vai trò của giáo dục, vai trò của thầy cô trong nhà trường cũng rất quan trọng trong việc giáo dục để xóa bỏ nhữn g tư tưởng lạc hậu , “trọng nam khinh nữ”. Cần có những quan điểm giáo dục đúng đắn để khai thác tối đa tiềm năng trí tuệ của NNLNCLC, khoa học đã chứng minh trí tuệ của người phụ nữ không có gì kém hơn so với đàn ông và đàn ông làm được ở những ngành nghề gì, thành công ra sao thì phụ nữ cũng có thể làm được điều đó. Tóm lại, giáo dục và đào tạo để phát triển NNLNCLC là chìa khóa để nâng cao chất lượng NNL của quốc gia. Việt Nam phải kiên trì thực hiện chủ trương coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàn g đầu thì việc giảm khoảng cách giới trong giáo dục đào tạo (đặc biệt là giáo dục bậc cao) sẽ thúc đẩy sự 64 phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng NNL của đất nước, trong đó có NNLNCLC trước mắt cũng như lâu dài. 2.3.2.3. Chủ trương, chính sách xã hội c ủa Đảng và Nhà nước Chính sách xã hội là các quan điểm, chủ trương được thể chế hóa để tác động vào các quan hệ xã hội nhằm giải quyết những vấn đề xã hội, góp phần thực hiện công bằng xã hội, tiến bộ và phát triển con người. Ngày nay, sự tiến bộ của con người được xem là tiêu chuẩn cao nhất của sự phát triển xã hội. Sự phát triển xã hội đòi hỏi phải đem lại công bằng, bình đẳng cho mọi người, đặc biệt là NNLN. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa - cuộc cách mạng được xem là triệt để nhất trong lịch sử . Trong công cuộc đổi mới , phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, việc chăm lo phát triển nguồn l ực con người là một yếu tố quyết định thành công của công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN ở Việt Nam. Chăm lo phát triển nguồn lực con người hướng vào cả nam và nữ với các tiêu chí: phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tình cảm và đạo đức. Một trong những nhân tố chủ quan quan trọng có tác động trực tiếp đến việc phát triển con người, phát triển NNL, đặc biệt NNLNCLC là chính sách xã hội. Chính sách xã hội là một công cụ không thể thiếu của quản lý nhà nước nhằm thực hiện và điều chỉnh các mối quan hệ của con người xoay quanh mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và xã hội. Chính sách xã hội đúng đắn, phù hợp đảm bảo sự phát triển bình đẳng đối với cả nam và nữ . Nó là động lực to lớn khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của con người, đ ặc biệt của NNLNCLC tạo điều kiện thuận lợi để họ say mê lao động phát triển khả năng sáng tạo của mình đóng góp cho sự phát triển của cá nhân và cộng đồng xã hội. Ngược lại, nếu hệ thống chính sách xã hội không đảm bảo sự phát triển bình đẳng giới, thiếu đồng bộ thì nó sẽ trở thành rào cản kìm hãm năng lực và 65 tư duy sáng tạo của NNLNCLC làm cho họ không có cơ hội được đóng góp sức mình cho sự phát triển của đất nước , nó tạo điều kiện cho sự phát triển thiên lệch của hai giới trong mục tiêu chung. Như vậy, trong đời sống xã hội, việc tạo động lực hoạt động cho NNLNCLC thực chất là thiết lập được môi trường pháp lý thuận lợi, xóa bỏ rào cản tâm lý cũng như những điều kiện thích hợp để NNLNCLC có thể phát triển tối đa tính tích cực và khả năng sáng tạo của mì nh. Do những đặc điểm sinh học và trở ngại về giới tính nên NNLNCLC thường chịu những thiệt thòi hơn so với nam giới về thời gian cống hiến và cơ hội thăng tiến. 2.3.2.4. Quá trình sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực nữ chất lượng cao Sử dụng là một thuật ngữ chung để chỉ quá trình tiếp nhận, phát triển và đánh giá kết quả hoạt động thực tiễn của NNL. Đối với NNLNCLC, quá trình sử dụng được biểu hiện ra là quá trình thu hút và trọng dụng nhằm phát triển tối đa khả năng của lực lượng này. Vấn đề sử dụng và đã i ngộ là hai vấn đề không thể tách rời nhau, nó có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại nhằm phát triển NNLNCLC. Việc sử dụng NNLNCLC là một nhân tố rất quan trọng để phát triển tri thức, kỹ năng và sức sáng tạo của họ . Việc sử dụng NNLNCLC đún g với ngành nghề và trình độ đào tạo , đãi ngộ xứng đáng với năng lực , trình độ, sự đóng góp thì sẽ tạo cho họ động lực , từ đó thúc đẩy họ phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn, tài năng, trí tuệ và ra sức phấn đấu vươn lên về mọi mặt đóng góp cho mục tiêu phát triển. Tuy nhiên, việc sử dụng NNLNCLC không phù hợp, đãi ngộ không hợp lý sẽ làm cho họ bị hạn chế, chán nản, dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám, thậm chí thui chột khả năng sáng tạo và cống hiến. Quá trình sử dụng và đãi ngộ NNLNCLC hợp lý không chỉ đơn thuần dựa vào kỹ năng, trình độ chuyên môn nhằm đạt hiệu quả kinh tế trước mắt mà còn phải đảm bảo được sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bình đẳng giới. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc sử dụng và đãi ngộ 66 NNLNCLC sao cho hợp lý sẽ phát huy được hiệu quả là một trong những vấn đề rất phức tạp nhưng cần được đặt ra và giải quyết thấ u đáo. Có ý kiến cho rằng, nền kinh tế thị trường hãy để cho thị trường lao động quyết định việc lựa chọn, sử dụng và đãi ngộ với các trình độ khác nhau của lao động , có như vậy mới phát huy được hiệu quả cao trong quá trình sử dụng lao động . Ngoài ra, còn có ý kiến đã đặt niềm tin vào sự chi phối của cơ chế thị trường trong việc tự động đem lại sự công bằng xã hội và bình đẳng nam - nữ. Theo chúng tôi, quan điểm trên được hiểu máy móc, lạnh lùng, khó thực hiện, vì trên thực tế bên cạnh chức năng là người lao động như nam giới thì NNLNCLC còn đảm nhận chức năng sinh con , nuôi con. “Khi thực hiện chức năng này người lao động nữ chẳng những ph ải tiêu hao sức vóc, một phần khả năng lao động mà còn mất hàng thập kỷ về thời gian lao động, hơn thế nữa lại là thời gian vàng ngọc, trẻ khoẻ, sung sức nhất” 96, tr.8. Trong quá trình sử dụng và đãi ngộ NNLNCLC phải chú ý đến đặc điểm của phụ nữ, vừa có chức năng lao động như nam giới, vừa có chức năng tái sản xuất dân số và nguồn lao động, phải tính đến tiêu hao sức lực và thời gian của NNLNCLC trong việc thực hiện chức năng thứ hai một cách hợp lý để họ có điểm xuất phát ngang bằng về mặt sức lao động với nam giới trong nền kinh tế thị trường. Trong quá trình sử dụng và đãi ngộ NNLNCLC phải tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát triển ngang bằng với nam giới về cơ hội đóng góp, thăng tiến và thụ hưởng thành quả lao động. Qui trình tuyển dụng, đề bạt bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng sao cho phù hợp đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa nam và nữ. NNLNCLC khi sử dụng phải khai thác tiềm năng sẵn có của họ tránh lãng phí cho gia đình và xã hội. Nói tóm lại , việc phá t triển NNLNCLC luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó phải nói đến những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan cơ bản trên. Mỗi điều kiện và nhân tố tác động ở những khía cạnh nhất định đến NNLNCLC, nhưng đều ảnh hưởng đến sự 67 phát triển của NNLNCLC. Trong đó, điều kiện khách quan có vai trò quan trọng mang tính quyết định, nhưng nhân tố chủ quan cũng có tác động lớn đến việc phát triển NNLNCLC. Vì thế, khi xem xét, đánh giá, xây dựng chiến lược phát triển NNLNCLC cần phải phân tích và đánh giá đầy đủ tất cả các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan để có chiến lược phát triển NNLNCLC phù hợp trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 1. Việc phát triển NNLCLC, trong đó có NNLNCLC là những vấn đề thu hút được đông đảo các nhà nghiên cứu tìm hiểu trong thời gian qua. Hiện nay, phát triển NNLNCLC là vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài để góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nhưng muốn phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay cần phải xem xét cả những điều kiện khách quan v à nhân tố chủ quan. Từ những lí do trên, luận án phân tích và làm rõ các khái niệm về NNL, NNLN, NNLNCLC chỉ ra các tiêu chí để xác định NNLNCLC và cấu trúc của nó. Đồng thời luận án cũng làm rõ khái niệm NNLNCLC, phát triển NNL, phát triển NNLNCLC. 2. Trên cơ sở đó, khẳng định vị trí, vai trò của việc phát triển NNLNCLC không chỉ trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, mà còn là nhân tố không thể thiếu trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đảm bảo tiến bộ công bằng xã hội và góp phần nâng cao chất lượng NNL ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, nếu không phát triển NNLNCLC sẽ gây lãng phí lớn và làm chậm tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia và nhân loại trong tương lai. Luận án đi sâu phân tích tiếp những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan cơ bản tác động đến phát triển NNLNCLC. Trong đó vai trò quan trọng hàng đầu đối với quá trình phát triển của lịch sử xã hội thuộc về các điều kiện khách quan. Tuy nhiên, nhân tố chủ quan nó 68 cũng có t ính độc lập tương đối có thể trong những trường hợp cụ thể làm thay đổi hoàn cảnh, nhưng xét đến cùng nó vẫn bị quyết định bởi các điều kiện khách quan. 69 Chương 3 NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 3.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay 3.1.1.1. Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam có gia tăng về số lượng, cơ cấu song chưa ổn đị nh, không đều Theo kết quả điều tra dân số đến 1/4/2009, Việt Nam có gần 86 triệu người; tăng 9,47 triệu người so với năm 1999. Hiện nay, Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở ASEAN và thứ 13 trên thế giới. Dân số của Việt Nam tăng nhanh, tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 1999 - 2009 là 1,2%/năm. Điều này phản ánh lực lượng lao động ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng của dân số, Việt Nam được coi đang ở giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Bởi vậy, NNLN ở nước ta cũng không ngừng phát triển (chiếm hơn 50% dân số và trên 40% lực lượng lao động xã hội). Với số lượng đông đảo, NNLN Việt Nam tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Từ đó, vị trí, vai trò của họ thay đổi trong xã hội thời gian qua và tương lai. Số lượng NNL đang làm việc ở các ngành có sự khác biệt nhất định. Ở một số ngành, nam và nữ tham gia tương đối đồng đều ở lĩnh vực lao động trình độ thấp. Ví dụ, năm 2010, Nông Lâm Thủy sản, nam chiếm 48,9%, nữ 51,1%; Công nghiệp chế biến, tỷ lệ tương ứng là 47,5 và 52,5%. Ở những ngành có yêu cầu trình độ cao như Khoa học và công nghệ vốn có tỷ lệ nhân lực nữ thấp, lại có xu hướng giảm sút trong giai đoạn 2007 - 2010, cụ thể từ 34,7% năm 2007, xuống 31,1% năm 2010. Hoặc có sự điều chỉnh rất 70 nhỏ như ngành Thông tin và Truyền thông từ 36,1% năm 2007 lên 39,1% năm 2009 và lại giảm xuống còn 37,9% năm 2010. Ở những ngành có tỷ lệ nhân lực nữ cao, như Giáo dục và Đào tạo từ 69,5% năm 2007 xuống 68,5% năm 2010 [92, tr.26], tỷ lệ nhân lực nữ giảm nhẹ, nhưng ngành giáo dục và đào tạo ưu thế thuộc về nữ nên tỷ lệ nhân lực nữ tham gia trong ngành này vẫn chiếm tỷ lệ cao và chưa có sự thay đổi trong những năm tiếp theo. Thực tế, ở ngành giáo dục lương, thu nhập và điểm đầu vào của ngành sư phạm thường thấp hơn so với một số ngành khác. Như vậy, có thể thấy ngành sư phạm nữ nhiều hơn nam cũng có nghĩa chất lượng của ngành sư phạm còn thấp hơn một số ngành khác trong xã hội. Hơn nữa, một thực tế khách quan xã hội vẫn còn tâm lý bất bình đẳng giới, đó là nữ giới vào ngành sư phạm sẽ ổn định và nhu cầu có thu nhập cao không phải bức thiết đối với nữ. Cơ cấu nhân lực nữ chất lượng cao phân theo trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và vùng miền Bảng 3.1: Phân bố lực lượng lao động phân theo trình độ năm 2010 Đơn vị: % Phân bố lực lượng lao động theo trình độ Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật Sơ cấp, TCCN và TC nghề CĐ, ĐH và sau ĐH Không xác định Chung 84.3 7.2 8.1 0.3 Nam 83.1 8.4 8.1 0.3 Nữ 85.7 5.9 8.1 0.3 Nguồn: TCTK: Số liệu thống kê giới ở Việt Nam 2000 - 2010, tr.147. Qua thống kê cho thấy sự phân bố lực lượng lao động có trình độ không đều, tỷ lệ nữ có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học chiếm rất thấp 8,1%, trong khi đó không có trình độ c huyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ khá cao 85,7%. Đây là một thách thức lớn cho việc giải quyết việc làm cho họ. Như vậy, có thể thấy chất lượng NNL nói chung và NNLN nói riêng ở nước ta còn rất thấp, nên việc phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay trở thành đòi hỏi khách quan trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. 71 Bảng 3.2: Phân bố trình độ lực lượng lao động phân theo thành thị nông thôn năm 2010 Đơn vị: % Cả nước Không có trình độ chuyê n môn kỹ thuật Sơ cấp, TCCN và TC nghề CĐ, ĐH và sau ĐH Không xác định Thành thị Chung Nam Nữ 100 100 100 Nông thôn Chung Nam Nữ 100 100 100 68.5 66.9 70.3 90.7 89.7 91.8 11.7 19.5 0.3 13.2 19.6 0.3 17.3 19.4 0.3 5.4 3.5 0.3 6.5 3.4 0.4 96.0 3.6 0.3 Nguồn: TCTK: Số liệu thống kê giới ở Việt Nam 2000 - 2010, tr.147 Năm 2010, tỷ lệ NNLNCLC ở thành thị là 19,4% trong khi đó ở nông thôn chỉ có 3,6%. Qua đó ta thấy, ở thành thị có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, trình độ dân trí cao hơn ở nông thôn nên NNLNCLC ở thành thị có điều kiện phát triển lớn hơn nhiều (gầ n 6 lần) ở nông thôn. Nhưng NNLNCLC ở nông thôn 3,6% nhiều hơn nam 3,4% và ngược lại ở thành thị nữ 19,4% thấp hơn nam 19,6%. Bởi vì, thực tế ở nông thôn nam có điều kiện di cư lớn hơn nên tỷ lệ nam thấp hơn nữ ở nông thôn. Bảng 3.3: Phân bố NNLN năm 2010 phân theo vùng và theo trình độ Đơn vị: % Vùng Đồng bằng Sông Hồng Trung du và MN phía Bắc Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng Sông Cửu Long 80.5 86.4 Sơ cấp, TCCN và TC nghề 8.1 7.0 87.3 5.7 6.8 0.3 88.9 81.6 92.3 4.7 5.7 3.1 6.0 12.5 4.1 0.4 0.3 0.4 Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật CĐ, ĐH và sau ĐH Không xác định 11.2 6.3 0.2 0.3 Nguồn: TCTK: Số liệu thống kê giới ở Việt Nam 2000 - 2010, tr.147 - 149. 72 Sự phân bố NNLNCLC năm 2010 cho thấy có tình trạng mấ t cân đối giữa các vùng miền trong cả nước. Trong đó, Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có tỉ lệ NNLNCLC lớn nhất (trên 10%), trong khi đó Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm tỷ lệ thấp nhất (4,1%). Chính sự mất cân đối giữa các vùng miền như trên đã khẳng định một điều về mặt khách quan tâm lý người dân về vai trò, vị trí của nữ giới nói chung và NNLNCLC vẫn còn khác nhau. Xã hội vẫn chưa có quan niệm đúng đắn về sự cần thiết phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay. Quan niệm phổ biến trong xã hội nữ giới chưa t hực sự được giải phóng để đứng ngang hàng với nam giới và luôn bị phát triển kém hơn nam giới về mọi phương diện. Bảng 3.4: Tỷ lệ NLNCLC phân theo trình độ tham gia vào hoạt độn g kinh tế - xã hội Đơn vị: % Trình độ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Cao đẳng 87.2 86.2 86.9 85.5 ĐH và sau ĐH 88.0 88.6 88.7 88.6 Nguồn: TCTK: Số liệu thống kê giới ở Việt Nam 2000 - 2010, tr.145. Trong những năm qua, tỷ lệ nhân lực nữ chất lượng cao (trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học) có xu hướng tăng. Tuy nhi ên, nhân lực nữ có trình độ cao đẳng tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội lại có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây (giảm từ 87,2% năm 2007 đến năm 2010 chỉ còn 85,5%). Ngược lại, trình độ đại học và sau đại học có xu hướng tăng (năm 2007 chiếm 8 8,0% đến năm 2010 tăng lên 88,6%). Qua số liệu thống kê trên có thể thấy vẫn còn một bộ phận NNLNCLC được đào tạo không tham gia hoạt động kinh tế, vì sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng đa phần NNLNCLC ở độ tuổi sinh sản. Một bộ phận khác vẫn còn tâm lý phụ nữ chỉ dành cho gia đình nên sau khi lập gia đình ở nhà lo việc nội trợ mà không tham gia hoạt động kinh tế - xã hội. Như vậy, có thể thấy NNLNCLC có trình 73 độ cao đẳng, đại học và sau đại học không tham gia hoạt động kinh tế - xã hội còn chiếm tỷ lệ ca o hơn 10%. Đây là sự lãng phí lớn về NNLNCLC cho sự phát triển bền vững của đất nước hiện nay và trong thời gian tới. Xã hội vẫn còn định kiến về sự phát triển và đóng góp của họ, nhưng bản thân NNLNCLC cũng vẫn chưa tự đấu tranh, cố gắng để vượt qua được thiên kiến của xã hội về bản thân nên họ vẫn chấp nhận như một lẽ đương nhiên là phụ nữ trước hết phải dành cho gia đình. Họ được đào tạo đầy đủ xong vẫn c hấp nhận ở nhà lo việc nội trợ dẫn đến lãng phí lớn cho gia đình, xã hội và bản thân. 3.1.1.2. Chất l ượng của nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay Mặt trí lực của nguồn nhân lực nữ chất lượng cao (trình độ học vấn) Với sự cố gắng nỗ lực chung của toàn xã hội trong thời gian qua nên NNLNCLC đã có sự phát triển vượt bậc thể hiện ở tỷ lệ sinh viên nữ được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng so với trước đây (xem phụ lục 1). Năm 2001, tỷ lệ sinh viên nữ chỉ đạt có 44,28% thì đến năm 2010 , tỷ lệ này đã là 49,36% (tăng 5,08%). Với tỷ lệ sinh viên nữ như trên là lực lượng bổ sung vào NNLNCLC nhanh chóng trong những năm tiếp theo. Thực tế, tỷ lệ NNLNCLC có học hàm, học vị ở Việt Nam thấp so với tiềm năng và nam giới. Bởi, tỷ lệ nữ sinh viên và kết quả học tập không kém nam sinh viên, nhưng tỷ lệ NNLNCLC có học hàm, học vị đều thấp . Tỷ trọng NNLNCLC tỷ lệ nghịch với cấp độ học vị và chức danh, có nghĩa tỷ lệ giảm dần tương ứng với mức tăng dần của học vị và chức danh khoa học. Các chức danh đều tăng qua hàng năm nhưng tỷ lệ so với tổng số sinh viên nữ thì quá thấp chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của NNLNCLC. Như vậy, có thể khẳng định NNLNCLC luôn gặp khó khăn về mặt khách quan và chủ quan trong việc học tập nâng cao trình độ và phấn đấu để đạt được các chức danh khoa học . Sau khi tốt nhiệp đại học, cao đẳng đa phần NNLNCLC dành thời gian cho việc thực hiện chức năng sinh con , nuôi con và gia đình, họ không 74 còn thời gian để học tập nâng cao trình độ, trong khi họ vẫn phải tham gia việc ngoài xã hội. Họ phải gánh cùng một lúc nhiều nhiệm vụ, song kinh tế lại khó khăn nên phần lớn họ nhường phần học tập nâng cao trình độ, phấn đấu công danh sự nghiệp cho người chồng (nam giới trong gia đình) và chấp nhận thiệt thòi về mình. Đây là tâm lý chung của đại bộ phận phụ nữ, trong đó có NNLNCLC, dẫn đến mất nhiều cơ hội cho họ bộc lộ khả năn g và khẳng định bản thân đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Nhược điểm chính của NNLNCLC họ luôn luôn chấp nhận thấp kém hơn nam giới, không muốn và khó thể phấn đấu để khẳng định mình để mọi người trong xã hội thừa nhận. Họ luôn tự bằng lòng với cái mà mình có mà ít có quyết tâm phấn đấu để vươn lên khẳng định mình trước những thiên kiến của xã hội từ lâu đã gán cho họ. Họ muốn dựa vào nam giới và coi đó như một điểm tựa cho chính mình mà không muốn đứng ngang hàng với nam giới. Tâm lý đó đã hằn sau và o trong nếp nghĩ cũng như hành động của đại bộ phận phụ nữ trong xã hội, trong đó có NNLNCLC. Bảng 3.5: Tỷ lệ NNLNCLC có học hàm, học vị từ năm 2007 - 2011 Đơn vị tính: % 2000 2004 2007 2009 2011 Giáo sư 4,3 3,1 5,1 - 10,27 Phó giáo sư 7,0 14,6 11,7 - 25,78 Tiến sĩ 14,9 17,5 17,1 21,4 - Thạc sĩ 29,1 39,1 30,53 39,7 - Nguồn: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, năm 2012 Số liệu trong bảng trên phản ánh quá trình phát triển của NNLNCLC ở trình độ trên đại học trong những năm qua có sự thăng trầ m qua từng năm. Tính chung đến năm 2000, toàn bộ NNLNCLC có chức danh Giáo sư, Phó giáo sư chiếm tỷ lệ 11,3%. Đến năm 2011, tỷ lệ này đã lên tới 36,05%, nghĩa là từ đó đến nay đã tăng hơn gấp 3 lần. Tuy nhiên, phân tích sâu hơn có thể 75 thấy, sự phát triển này vẫn chưa phản ánh đúng năng lực và trí tuệ của NNLNCLC. Đối với trình độ tiến sỹ, năm 2004 đạt tỷ lệ 17,5% thì đến năm 2007 còn có 17,1% và tăng trở lại vào năm 2009 là 21,4%. Tương tự chức danh phó giáo sư từ 14,6% năm 2004 xuống còn 11,7% năm 2007 và đến năm 2011 lại tăng lên 25,78%. Học vị thạc sĩ năm 2004 tỷ lệ 39,1% và đạt tỷ lệ 39,7% vào năm 2011. Như vậy, so với năm 2004 thì tỷ lệ thạc sĩ tăng không đáng kể. Qua đó có thể khẳng định, Đảng và Nhà nước chưa có chủ trương, chính sách cụ thể ưu tiên c ho NNLNCLC học tập nâng cao trình độ nên tỷ lệ NNLNCLC có học hàm, học vị còn thấp. Hơn nữa, vẫn còn có những chính sách bất bình đẳng giới xảy ra nên NNLNCLC không muốn phấn đấu học tập nâng cao trình độ. Bởi vì, NNLNCLC sau khi thu xếp được công việc gia đình, bố trí thời gian học nâng cao trình độ thì nhiều người không còn trong độ tuổi qui hoạch, đề bạt, bổ nhiệm. Thực tế hiện nay, tuổi đào tạo, bồi dưỡng, qui hoạch, đề bạt, bổ nhiệm và nghỉ hưu của nữ theo qui định của Nhà nước luôn sớm hơn nam 5 năm. Như vậy, nữ giới luôn phải chấp nhận thiệt thòi hơn nam 10 năm nên họ không muốn học tập lên trình độ cao và nếu có học nên cao được thì cũng khó được đánh giá, sử dụng như nam giới. Hơn nữa, nhiều khi NNLNCLC khi cố gắng vươn lên vượt qua bao khó khăn vứt vả để đạt được học hàm, học vị, công danh sự nghiệp, địa vị cao trong xã hội thì họ lại bị mất rất nhiều thứ, trong đó có gia đình nên họ không muốn đánh đổi điều thiêng liêng đó, dẫn đến hiện tượng càng nên cao tỷ lệ nữ giới càng giảm như trên là một tất yếu xảy ra trong xã hội hiện nay. Chính những qui định về tuổi mang tính chất bất bình đẳng giới này đã làm hạn chế khả năng vươn lên và cống hiến của NNLNCLC. Về thể lực của NNLNCLC: Trong những năm qua do điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn nê n đời sống của người dân nói chung và NNLNCLC nói riêng chưa được đáp ứng đầy đủ về điều kiện vật chất và tinh thần nên thể lực của NNLNCLC còn nhiều hạn chế, tinh thần chưa thực sự 76 thoái mái, áp lực công việc nhiều . Việc chăm sóc sức khỏe thể lực , tinh thần và sức khỏe sinh sản chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến chiều cao, cân nặng của người Việt Nam nói chung và nữ giới nói riêng có tăng nhưng vẫn xếp vào mức trung bình thấp trên thế giới. Theo kết quả công bố của Viện Dinh dưỡng năm 2010 c hiều cao của người trưởng thành ở nam và nữ hiện đạt trung bình 164,4cm và 153,4cm (tăng 3,7cm ở nam và 4cm ở nữ) so với hơn 30 năm trước, chiều cao này có sự cải thiện song còn chậm. Để bằng chuẩn quốc tế về chiều cao người Việt Nam phải tăng thêm 11,7cm đối với nam và 9,8cm đối với nữ. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ Việt Nam đạt 73,2 tuổi, trong khi tuổi thọ trung bình của thế giới chỉ đạt có 69 tuổi . Đây là một tiến bộ và cố gắng lớn của người dân Việt Nam và của ngành y tế trong những năm qua. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe (giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao) cho phụ nữ đã được quan tâm hơn, tình hình sức khỏe của phụ nữ Việt Nam nói chung và NNLNCLC nói riêng đã được cải thiện. Do đó, sức khỏe, độ dẻo dai của thần kinh, cơ bắp của NNLNCLC cũng được nâng lên. Họ lao động với cường độ lớn và chịu được áp lực do công việc đặt ra, mức độ khẩn trương trong công việc được họ làm quen dần làm cho hiệu quả công việc ngày càng tăng. Về những phẩm chất đạo đức - tinh thần Trong lịch sử ngàn năm dựng và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã sinh ra và nuôi dưỡng nhiều “địa linh, nhân kiệt”. Trong quá trình bảo vệ và kiến dựng đất nước luôn có sự đóng góp to lớn của người phụ nữ Việt Nam. Họ luôn mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp được hun đúc từ bao đời , được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong tặng: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Ngoài ra, ở họ còn chứa đựng lòng tự trọng cao, trung thực, thẳng thắn, giàu trí tuệ và coi tr ọng đạo đức hơn tiền bạc, danh lợi. Họ luôn nhạy cảm, lịch sự, tinh tế trong ứng xử giao tiếp; xử lý các mối quan hệ một cách mềm mại, uyển chuyển, cẩn trọng, không thái quá mà hiệu quả cao. 77 Hiện nay, NNLNCLC vừa được kế thừa những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Na m, vừa phát triển, bổ sung những nét đẹp của phụ nữ Việt Nam hiện đại. Đó là tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và sẵn sàng chịu trách nhiệm, bao dung, nhân hậu, dịu dàng, tinh tế, khéo léo, tình cảm thấm đượm tình người và biết vượt qua khó khăn trở ngại để từng bước khẳng định vị trí, tầm quan trọng của bản thân trong gia đình và ngoài xã hội. Đây được xem là những yếu tố tạo nên chất lượng cao của NNLNCLC trong hiện tại và tương lai. Những giá trị đạo đức - tinh thần đó giúp cho NNLNCLC khi tham gia vào quá trình hội nhập và phát triển có thể sáng tạo ra các giá trị kinh tế và văn hóa tinh thần cao, là yếu tố quan trọng cho việc thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của NNLNCLC. Đóng góp to lớn vào sự nghiệp đổi mới đất nước , nhiều phụ nữ đã v ượt qua mọi khó khăn, gian khổ của bản thân và gia đình để vươn lên khẳng định mình và đạt được khát vọng của cá nhân. Nhiều người đã tr ở thành chỗ dựa cả về vật chất và tinh thần không chỉ cho gia đình mà còn cho đồng nghiệp, cơ quan và những người thân. Họ dám ng hĩ, dám làm, dám dấn thân vào những công việc khó kh ăn, hiểm nguy, từ đó đã khích lệ được người thân, đồng nghiệp có thêm nghị lực hăng say, nhiệt tình trong công việc. Họ tạo động lực cho người thân và đồng nghiệp trong đơn vị, cơ quan và tổ chức hoàn thành tốt công việc. Không chỉ cần cù, chịu khó, tỉ mỉ, nhẫn nại vươn lên. NNLNCLC còn luôn là tấm gương sáng thể hiện tinh thần yêu nước, luôn đấu tranh chống lại mọi biểu hiện sai trái, xuyên tạc của thế lực thù địch. Trong công việc và sinh hoạt hàng ngày những giá trị đạo đức giản dị trong lối sống, thạnh bạch trong nhân cách. Tất cả những phẩm chất của NNLNCLC Việt Nam đã tạo nên hình tượng cao đẹp, rạng ngời của người phụ nữ Việt Nam mới trong thế kỷ XXI. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng , Nhà nước và cấp chính quyền, NNLNCLC đã phát huy được sức mạnh đạo đức, phẩm hạnh 78 của mình trong gia đình và trên mọi lĩnh vực công tác. Nhiều người trong họ đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân vinh danh: Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; Nhà giáo nhân dân; Nhà giáo ưu tú; Giáo sư; Phó giáo sư; Chiến sĩ thi đua các cấp... Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhất định của NNLNCLC chịu ảnh hưởng của nếp nghĩ, tác phong làm việc của nền nông nghiệp lúa nước sản xuất nhỏ, kém năng động, thiếu tính kỷ luật, chưa thích ứng được với nền kinh tế thị trường. Do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu “trọng nam, khinh nữ” trong NNLNCLC nên vẫn còn mặc cảm, tự ti, an phận, cam chịu và thụ động, thậm chí còn tuân theo những chuẩn mực cũ, lạc hậu không còn phù hợp với sự tiến bộ của xã hội. Chẳng hạn, có người vẫn còn quan niệm phụ nữ chỉ cần có gia đình mà không cần đến công danh, sự nghiệp. Chính điều này đã không chỉ hạn chế tính tích cực mà còn hạn chế khả năng phấn đấu, cống hiến của NNLNCLC khi tham gia vào nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. 3.1.1.3. Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị còn thấp và không ổn định Nhân lực nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị được thể hiện ở việc tham gia trong các cơ quan Đảng, Quốc Hội, Nhà nước, Mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức chính trị - xã hội… Những thành tựu đã đạt được của công cuộc đổi mới trong suốt hơn 25 năm qua và việc thực hiện chính sách bình đẳng giới của Đảng và Nhà nước đã tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện khách quan để NNLNCLC tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội. Cho đến nay, NNLNCLC đã có đại diện giữ vị trí lãnh đạo các cấp, nhưng đa phần cấp phó trong nhiều ngành, nhiều cấp. Đội ngũ nhân lực nữ chất lượng cao đã trưởng thành về nhiều mặt, góp phần không nhỏ trong công tác lãnh đạo, quản lý đất nước. - Tỷ lệ nhân lực nữ chất lượng cao tham gia trong công tác Đảng ở các cấp còn thấp, chưa đạt tiêu chuẩn đề ra (15%) trừ cấp quận/huyện và xã/phường. 79 Bảng 3.6: Tỷ lệ nữ trong Ban Chấp hành (BCH) Đả ng ủy các cấp 1991 - 2015 Đơn vị tính: % Đảng ủy các cấp KhóaVII 1 (19911995) KhóaVIII (19962000) KhóaIX (20012005) KhóaX (20062010) KhóaXI (20112015) 10,6 8,00 7,5 8,57 9,78 11,30 11,32 11,75 11,30 10,57 11,68 12,89 14,75 15,16 10 11,73 11,88 15,28 18,00 Ban chấp hành TW Đảng Ban chấp hành tỉnh/ thànhủy Ban chấp hành quận/ huyện Ban chấp hành xã/ phường Nguồn: Ban Tổ chức TW Đảng 2001, 2002, 2006 . Tỷ lệ NNLNCLC trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng, BCH tỉnh/ thành ủy không ổn định. Đối với BC H quận/ huyện, tỷ lệ này liên tục tăng từ khóa VII đến khóa XI, nhưng tỷ lệ không cao 4,59%. Riêng BCH xã/phường tăng cao nhất (8%) từ khóa VII đến khóa XI. Tuy nhiên, tỷ lệ cao nhất cũng chỉ đạt có 18% và càng ở cấp cao thì tỷ lệ NNLNCLC tham gia càng thấ p, cấp Trung ương, NNLNCLC chỉ chiếm có 8,57%. Điều này cho thấy, bất bình đẳng giới trong việc tham gia tổ chức Đảng các cấ p vẫn còn tồn tại và minh chứng rõ nhân tố chủ quan chưa được khai thác một cách có hiệu quả, Đảng chưa có giải pháp quyết liệt để t hực hiện bình đẳng giới ngay trong các cơ quan của Đảng. Đồng thời cũng khẳng định được chúng ta chưa có nhận thức đầy đủ về chiến lược bình đẳng giới. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội . Tỷ lệ NNLNCLC tham gia BCH TW Đảng tăng (xem phụ lục 2). Nhưng vai trò, vị trí của NNLNCLC trong BCH TW Đảng chưa được bình đẳng với nam giới, nhiều khi chỉ là chỉ tiêu, cơ cấu. Vì tâm lý của NNLNCLC vẫn còn chấp nhận sự thua kém so với nam giới , đồng thời, sự tín nhiệm của nam giới đối với họ c òn hạn chế. Tỷ lệ nhân lực nữ giữ các chức vụ trong cấp ủy Đảng các cấp đại đa số đều có xu hướng tăng, nhưng tỷ lệ tăng còn rất chậm, dẫn chứng qua 2 nhiệm kỳ: nhiệm kỳ 2006 - 2011 và nhiệm kỳ 2011 - 2015. 80 Bảng 3.7: Tỷ lệ nhân lực nữ giữ các chức vụ trong các cấp ủy Đảng Đơn vị tính: % Nhiệm kỳ 2006 - 2010 STT Chức danh Nhiệm kỳ 2011 - 2015 Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã 1 Bí thư 6,25 4,46 4,59 3,17 4,77 6,18 2 Phó bí thư 3,88 5,54 7,25 9,52 5,82 8,42 3 Ủy viên BTV 7,91 7,83 5,83 8,25 10,19 9,10 4 Ủy viên BCH 11,75 14,74 14,36 11,30 15,16 18,00 Nguồn: Ban Tổ chức Trung ương, 2006; Văn phòng Trung ương Đảng, 2011 . Qua đó ta thấy, tỷ lệ NNLNCLC giữ các chức vụ trong cấp ủy Đảng các cấp thấp so với nam giới và với khả năng của N NLNCLC, cơ cấu còn bất hợp lý và không mang tính ổn định, khóa thì tăng và có khóa lại giảm. Chúng ta chưa có giải pháp quyết liệt để khắc phục tình trạng này. Mặc dù số lượng nhân lực nữ tham gia lãnh đạo ngày càng nhiều, nhưng tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ Đảng đều thấp hơn nhiều so với nam giới. Như vậy, có thể nói NNLNCLC tham gia vào các vị trí quan trọng của Đảng còn hạn chế, tỷ lệ tăng không nhiều và tăng hầu hết ở cấp phó và thành viên còn người đứng đầu thì thấp . Điều này đã chứng minh rõ ràng tâm lý chung của xã hội về vai trò, vị trí của nữ giới vẫn còn hạn chế, chưa tin tưởng vào họ nên chưa giao trọng trách quan trọng cho họ đảm nhiệm. Đây là một cản trở lớn trên con đường đấu tranh xóa bỏ bất bình đẳng giới, điều này bản thân NNLNCLC không tự phấn đấu mà có được. Về nhân lực nữ tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp - Số lượng, chức danh đại biểu nữ Quốc hội Qua các số liệu (xem phụ lục 3) có thể thấy sự “thăng, trầm” về số lượng và tỷ lệ nhân lực nữ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) qua các khóa. Cao nhất là khóa V chiếm 32,31% và giảm mạnh xuống còn 18,48% khóa IX, đến khóa X tỷ lệ đại biểu nữ có xu hướng tăng trở lại đạt 27,31% ở khóa XI, nhưng tiếp 81 tục giảm ở hai khóa tiếp theo (khóa XII tỷ lệ 25,76% và khóa XIII giảm tiếp xuống còn 24,4%). Qua đó cho thấy, tỷ lệ nhân lực nữ là đại biểu quốc hội ở các khoá có sự tăng lên về số lượng nhưng tỷ lệ so với nam đại biểu Quốc hội có xu hướng giảm. Thực trạng t rên đã chỉ ra rằng chúng ta không đạt được mục tiêu, kế hoạch về tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội (từ 30% trở lên giai đoạn 2011-2015) [7]. Điều đó cho thấy, NNLNCLC tham gia Quốc hội còn mang nặng về cơ cấu chứ chưa chý ý đến chất lượng, chức năng và nhiệm vụ mà họ đảm nhiệm trong cơ quan dân cử là gì? Tiếng nói của nữ đại biểu trong Quốc hội còn hạn chế về chiều sâu và uy tín. Chính vì vậy, Việt Nam còn thiếu những giải pháp mang tính đồng bộ, thiết thực, hi ệu quả để nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho phụ nữ trong hiện tại và thời gian tới. Bảng 3.8: Tỷ lệ nhân lực nữ giữ các chức danh trong Quốc hội STT Chức danh Khóa XII (2007 - 2011) Tỷ lệ Nữ (%) 3 16,67 Khóa XIII (2011- 2016) Tỷ lệ Nữ (%) 4 23,54 1 Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH 2 Phó Chủ tịch Quốc hội 1 25,00 2 50,00 3 Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội 2 15,38 1 11,11 4 Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội 5 12,20 4 10,26 5 Lãnh đạo cấp trưởng, phó các đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội 35 25,00 Nguồn: Văn phòng Quốc hội. Qua bảng số liệu thống kê trên, tỷ lệ nhân lực nữ nắm giữ các chức danh trong Quốc hội có xu hướng gia tăng trong hai khóa XII, XIII: Chức danh Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tăng từ 16,67% lên 2 3,54%; Phó Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo cấp trưởng, phó các đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội tăng 25%. - Số lượng, chức danh n hân lực nữ trong Hội đồng nhân dân các cấp 82 Bảng 3.9: Tỷ lệ nữ trong HĐND các cấp 1989 - 2016 Đơn vị tính: % Chức danh Đại biểu HĐND tỉnh Đại biểu HĐND quận/huyện Đại biểu HĐND xã/phường 19891994 12,20 19941999 20,40 Nhiệm kỳ 19992004 22,33 12,26 18,40 20,12 23,01 24,62 13,20 14,39 16,56 19,54 21,71 20042011 23,88 20112016 25,17 Nguồn: Báo cáo Chính phủ qua các năm 199 7, 2001, 2005, 2012. Tỷ lệ nữ trong Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp tăng . Nếu so sánh với 5 khóa gần đây, tỷ lệ nhân lực nữ tham gia ở cả ba cấp đều cao hơn so với nhiệm kỳ trước, tỷ lệ đại biểu nữ tăng 12,97% ở cấp tỉnh, huyện 12,36%, và 8,51% ở cấp xã/phường. Đây là thắng lợi của Việt Nam sau thời kỳ dài phấn đấu vì sự tiến bộ của phụ nữ, và cũng là sự ghi nhận của xã hội về sự đóng góp của NNLN trong xã hội. Song, chất lượng và hiệu quả của nữ đại biểu ở các cấp vẫn chưa cao. Thực trạng này cho thấy, vấ n đề phát triển NNLNCLC vẫn nặng về hình thức, cơ cấu mà không coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ… Do đó, chưa khai thác được những tiềm năng sẵn có của đội ngũ này là điều không thể tránh khỏi. Điều đáng quan tâm là tỷ lệ NNL NCLC giữ vị trí chủ chốt, chủ tịch HĐND các cấp đều tăng lên đáng kể so với nhiệm kỳ trước. Bảng 3.10: Tỷ lệ nhân lực nữ giữ các chức danh trong HĐND các cấp Đơn vị tính: % TT Chức danh 1 2 3 Chủ tịch Phó chủ tịch Thường trực Trưởng, phó các ban của HĐND 4 Nhiệm kỳ 2004 - 2011 Cấp Cấp Cấp xã tỉnh huyện 1,56 3,92 4,09 26,56 19,64 10,61 Nguồn: Bộ Nội vụ, 2007, 2011, 2012. Nhiệm kỳ 2011 - 2016 Cấp Cấp Cấp xã tỉnh huyện 4,76 6,00 5,67 19,05 14,09 13,06 22,22 21,06 83 Cụ thể Chủ tị ch cấp tỉnh đạt 4,76%, huyện 6% và xã 5,67% trong khi khoá trước chỉ đạt tương ứng là 1,56%, 3,92%, 4,04%. Nhưng riêng chức danh Phó chủ tịch không tăng mà lại giảm ở cả hai cấp là tỉnh và huyện, riêng cấp xã lại tăng hơn so với nhiệm kỳ trước. Ngoài ra, các chức danh Thường trực HĐND và Trưởng, phó các ban trong HĐND các cấp có tăng so với các nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên, vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của NNLNCLC và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. - Tỷ lệ nhân lực nữ trong cơ quan quản lý N hà nước các cấp: Bảng 3.11: Tỷ lệ nhân lực nữ lãnh đạo, quản lý Nhà nước cấp Trung ương STT 1 2 3 4 5 Danh mục Năm 2007 Đến 12/2011 Nữ Tỷ lệ (%) Nữ Tỷ lệ (%) Phó Chủ tịch nước Bộ trưởng và tương đương Thứ trưởng và tương đương 1 100 1 100 1 4,50 2 9,09 9 8,40 11 8,27 Vụ trưởng và tương đương Vụ phó và tương đương 61 8,11 54 9,73 240 14,94 287 19,04 Nguồn: Bộ Nội vụ 2007, 2012. NNLNCLC tham gia vào quản lý các cấp từ trước đến nay đều thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, nhân lực nữ là cán bộ chủ c hốt cấp Trung ương ở chức vụ Phó Chủ tịch nước trong nhiều năm qua đều đạt 100%, nhưng chức danh này nhiều khi chỉ là biểu trưng mang tính cố định dành cho nữ chứ chưa thực chất. Một số chức danh khác đạt tỷ lệ thấp và còn giảm như cấp thứ trưởng và tương đương. Chức vụ Bộ trưởng và tương đương thì tỷ lệ tăng nhanh (tăng gấp đôi). Còn các chức vụ Vụ trưởng và tương đương tăng không đáng kể 1,62%, chức vụ Vụ phó và tương đương trong những năm qua tăng khoảng hơn 4%. Ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh đạo chủ chốt là NNLNCLC có tỷ lệ cao nhất là Bộ Y tế chiếm 40% và cơ quan có tỷ lệ thấp nhất là Bộ Quốc phòng đạt 9,09%, trong đó có 18/30 cơ quan không có nhân lực nữ lãnh đạo chủ chốt. Tỷ lệ các cơ quan có nhân lực nữ lãnh đạo chủ 84 chố t là 40% (xem phụ lục 4). Tất cả những số liệu nói trên cho thấy NNLNCLC phát triển được như vậy là nhờ có những nhân tố chủ quan thuận lợi, nhưng kết quả chưa cao là do chúng ta chưa có chính sách, kế hoạch cụ thể đặt ra cho các cơ quan thực hiện như một mệnh lệch bắt buộc. Dẫn đến nhiều nơi chưa đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra và bản thân NNLNCLC cũng chưa được tạo những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi để phát triển khả năng của mình. Tổng số cơ cấu NNLNCLC lãnh đạo chủ chốt trong ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chiếm tỷ lệ quá thấp (8,57%). Tỉnh có tỷ lệ nhân lực nữ lãnh đạo chủ chốt cao nhất là Tuyên Quang (33,33%), các tỉnh, thành khác có lãnh đạo chủ chốt là NNLNCLC đều đạt 20% đến 25%, một số tỉnh đạt thấp khoảng hơn 10% và có tới 39 tỉnh, thành không có NNLNCLC là lãnh đạo chủ chốt. Tổng số các tỉnh/thành phố trực thuộc TW có nhân lực nữ lãnh đạo chủ chốt là 24/63 tỉnh chiếm tỷ lệ 38,10% (xem phụ lục 5). Điều đó đã cho thấy, chúng ta chưa có sự đồng bộ thống nhất trong thực hiện mục tiêu kế hoạch bình đẳng giới, chưa c ó quyết tâm cao trong việc tạo điều kiện, cơ hội cho NNLNCLC vươn lên nắm giữa các chức vụ trong các cơ quan của Nhà nước. Trên hết, chưa có sự đánh giá và tin tưởng vào NNLNCLC nói riêng và phụ nữ nói chung trong xã hội. Đối với cơ cấu NNLNCLC lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan Đảng, Quốc hội, một số cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội đạt tỷ lệ 16,56%. Trong tổng số các cơ quan có NNLNCLC lãnh đạo chủ chốt thì Trung ương Hội Liên hiệp phụ n ữ Việt Nam có tỷ lệ cao nhất (100%), vì đây là cơ quan đặc thù nên có tỷ lệ cao. Tiếp đến là Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (40%), thấp nhất là ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đều chiếm ( 16,67%). NNLNCLC tham gia lãnh đạo đạt tỷ lệ cao chỉ ở một số hoạt động mang tính bề nổi và một số tổ chức như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức 85 chính trị - xã hội. Đặc biệt, vẫn còn có một số cơ quan thì không có NNLNCLC lãnh đạo chủ chốt (xem phụ lục 6). Điều này có thể cho thấy, tâm lý chung của xã hội chưa thực sự tin tưởng vào khả năng của NNLNCLC và trong việc đánh giá chưa khách quan khoa học còn mang nặng hình thức và tư tưởng tập quán lạc hậu ăn sâu bám dễ trong đời sống xã hội khó khăn cho việc xóa bỏ. Chúng ta chưa có cái nhìn toàn diện, đầy đủ, công tâm về sự phát triển của NNLNCLC, tiềm năng thế mạnh của họ chưa được xã hội coi trọng và tôn vinh xứng đáng. NNLNCLC là cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện, xã: Bảng 3.12: Tỷ lệ nhân lực nữ tham gia UBND các cấp (%) Nhiệm kỳ 2 006 - 2011 TT Chức danh Nhiệm kỳ 2011 - 2016 Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã 5,61 1 Chủ tịch 3,13 3,62 3,42 1,59 4,74 2 Phó Chủ tịch 16,08 14,48 8,84 10,43 12,14 Nguồn: Bộ Nội vụ 2007, 2011. Qua số liệu trên, có thể thấy mục tiêu của chúng ta tăng tỷ lệ nhân lực nữ lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo chủ chốt thì thực tế hầu hết lại giảm ở các cấp, cho nên khó đạt được mục tiêu đề ra trong Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020. Tất cả các chức danh đứng đầu ở cả ba cấp đều đạt dưới 5%, duy nhất cấp xã nhiệm kỳ 2011 - 2016 đạt trên 5%. Tóm lại, toàn Đảng, toàn dân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, sự nghiệp đấu tranh giải phóng phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng nam nữ. Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn liền với việc tăng cường vai trò, vị thế của NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng trong xã hội. Tuy nhiên, tốc độ tăng chưa cao và không đồng đều giữa các ngành, các cấp, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính vì vậy, trong thời gian tới chúng ta phải có biện pháp quyết liệt hơn thì mới đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra. 86 3.1.1.4. Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có sự tăng lên về số lượng và chất lượng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và còn thấp so với nam giới NNLNCLC trong lĩnh vực khoa học và công nghệ là những người có năng lực sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học công nghệ, kiến thức sâu rộng về một lĩnh vực nhất định. Trong những năm qu a, số lượng NNLNCLC tham gia và có những đóng góp vào lĩnh vực khoa học, công nghệ không ngừng tăng về số lượng và chất lượng, nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số NNLNCLC và quá thấp so với NNLCLC là nam giới. NNLNCLC đã có nhiều công trình nghiê n cứu làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, ứng dụng vào sản xuất và hoạt động thực tiễn, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực. Năm 2010, NNLNCLC có 22,984 bằng sáng chế chiếm 18% tổng số bằng sáng chế được cấp, tăng 14% so với một thập kỷ trước, 9% vào 20 năm trước và tăng 35% so với 5 năm trước; 19 nữ Anh hùng lao động và nhiều Giải thưởng Kovalépscaia. Như vậy, có thể thấy, tỷ lệ NNLNCLC làm khoa học, công nghệ trong mấy năm gần đây đã tăng nhanh chóng. Theo số liệu thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, từ năm 2000 2010, tỷ lệ nữ làm chủ trì các đề tài khoa học cấp nhà nước chiếm 20%. Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, NNLNCLC đóng vai trò nhất định. Tính riêng trong 3 năm gần đây (2007 - 2009) NNLNCLC đã chủ trì thành công 42 đề tài thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước, 25 đề tài độc lập cấp nhà nước và 18 đề tài, dự án hợp tác quốc tế theo nghị định thư. Với những nghiên cứu của mình, NNLNCLC đã đóng góp ngày càng tích cực vào sự phát triển chung của đất nước. Tu y nhiên, việc đứng chủ trì các đề tài khoa học công nghệ thì NNLNCLC mới chỉ chiếm tỷ lệ 12,1%. Như vậy, có thể nói tỷ lệ còn rất thấp NNLNCLC tham gia nghiên cứu khoa học và công nghệ. Thực tế, vì nghiên cứu khoa học cần thời gian, trí tuệ nhiều, trong kh i đó NNLNCLC luôn gặp khó khăn về th ời gian và Nhà nước ta chưa có sự đãi 87 ngộ xứng đáng cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học . Bản thân NNLNCLC phải tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, học tập nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của công việc nên nhiều chị em từ chối không dám dấn thân vào con đường khó khăn, gian khổ - nghiên cứu khoa học. Ở Việt Nam làm khoa học là phải hy sinh, trong khi đó NNLNCLC phải gánh vác nhiều nhiệm vụ nên họ thường từ chối làm khoa học và giường như nghiên cứu khoa học trở thành một lĩnh vực dành riêng cho nam giới, nếu có thì NNLNCLC đứng đ ằng sau chứ ít làm chủ trì. Số lượng NNLNCLC làm nghiên cứu khoa học - công nghệ độc lập ở Việt Nam vì vậy quá thấp. Nói tới hoạt động khoa học công nghệ không thể không nói tới các sản phẩm khoa học mà số lượng các công trình được công bố trong và ngoài nước là một tiêu chí quan trọng. Vì chưa có số liệu công bố của NNLNCLC trên toàn quốc nên luận án chưa thể đưa ra được bức tranh toàn cảnh. Tuy nhiên, với số liệu 5 năm gần đây của Viện kh oa học xã hội Việt Nam, nơi lực lượng NNLNCLC có số lượng đông đảo trên 800 người chiếm gần 60% đội ngũ cán bộ nghiên cứu toàn viện cũng có thể hình dung được phần nào đóng góp của của NNLNCLC trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Trong toàn bộ các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước, NNLNCLC chiếm 37,4%, trên các tạp chí quốc tế là 3,1%. Trong tổng số sách chuyên khảo đã được công bố, có 14% là sản phẩm của NNLNCLC. Tuy con số này chưa tương xứng với NNLNCLC hùng hậu của Viện, nhưng cũng phản á nh sự cố gắng lớn của họ trong quá trình phát triển. Trên cơ sở những kết quả đó, nhiều tập thể và cá nhân NNLNCLC đã được nhận những phần thưởng xứng đáng. Trong số các giải thưởng quan trọng tặng cho cá nhân và tập thể, có tới 342 cá nhân và 105 tập thể là nữ (xem phụ lục 7). Tóm lại, NNLNCLC tham gia lãnh đạo, quản lý, khoa học và công nghệ đã có sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng, chất lượng, qui mô, cơ cấu trong thời gian qua. Tuy nhiên, với những kết quả đó vẫn còn thấp hơn so với 88 tiềm năng của NNLNCLC, cá biệt có một số lĩnh vực và một số mặt còn rất thấp, so với nam giới như lĩnh vực nghiên cứu khoa học - công nghệ nêu trên. 3.1.2. Nguyên nhân của thực trạng nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay 3.1.2.1. Nguyên nhân của thành tựu Trong những năm qua, NNLNCLC đã có bước tiến bộ vượt bậc, thể hiện qua số liệu cụ thể kể trên. Có được những kết quả như vậy là do các nguyên nhân sau: Thứ nhất, NNLNCLC luôn giành được sự quan tâm, đầu tư và chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và toàn bộ hệ thốn g chính trị trong quá trình xây dựng và phát triển. Đả ng và Nhà nước đã đưa ra nhiều nghị quyết, chủ trương và chính sách phù hợp nhằm phát triển NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng. Trước hết, phải nói đến chủ trương, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian qua, trong đó có NNLN. Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định “coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu”, xác định giáo dục và đào tạo góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Vì vậy, ngân sách chi cho giáo dục không ngừng tăng trong những năm qua. Trong vòng 12 năm (từ 1998 - 2010), Nhà nước tăng đầu tư cho giáo dục và đào tạo từ mức hơn 13% lên 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Với tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo như vậy, Việt Nam thuộc nhóm có tỷ lệ chi giáo dục cao nhất thế giới. Năm 2012, ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục tăng 5,4% so với năm 2011 và đạt gần 5.800 tỷ đồng. Riêng dự toán chi thường xuyên là 4.832.530 triệu đồng, tăng hơn 15% so với năm 2011. Theo Khảo sát của Tổng cục thống kê, mức chi cho giáo dục bình quân một người đi học trong giai đoạn 2004 - 2010 tăng khá nhanh (từ 0,836 triệu đồng năm 2004 tăng lên 3,104 triệu đồng năm 2010) [ 92, tr.43]. Nhằm mục đích năng cao chất lượng NNL, Thủ tướng Chính Phủ đã ra Quyết định số 322/QĐ -TTg ngày 19/4/2000 về việc phê duyệt Đề án "Đào tạo 89 cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước". Sau 11 năm, nước ta đã đưa 2.000 tiến sĩ, trên 10.000 thạc sĩ học tập ở các nước tiên tiến bằng ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, để nâng cao trình độ khoa học công nghệ của đất nước, trong đó tập trung vào các trường đại học, các viện nghiên cứu, Thủ tướng đã ký Quyết định số 911/QĐ -TTg ngày 17/6/2010 phê duyệt Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020”. Đề án xác định đào tạo 10.000 tiến sĩ ở nước ngoài, 10.000 tiến sĩ ở trong nước cho các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, làm nòng cốt cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Ngoài ra, có những chính sách chung không dành riêng cho phụ nữ, song lại có ảnh hưởng tới phụ nữ và có tương quan giữa nam và nữ giới trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn lực, đặc biệt có những chính sách dành riêng cho phụ nữ (ví dụ: trong Bộ luật Lao động có chương “Lao động nữ”), hoặc có thể một chính sách được xây dựng và áp dụng riêng cho một nhóm phụ nữ cụ thể (ví dụ: chính sách đối với cán bộ nữ như chính sách về chế độ thai sản đối với nữ công chức, viên chức và n hững qui định về đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm đối với nữ). Với những chính sách cụ thể đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho NNLNCLC có khả năng phát triển bản thân và đây cũng được xem Việt Nam là nước có tiến bộ trong việc thực hiện bình đẳng giới. Việc phát triển NNLNCLC cần có sự phối hợp và quan tâm của toàn bộ các cấp, ngành và các cơ quan, đoàn thể xã hội trong việc tuyên truyền hỗ trợ, đặc biệt có sự đóng góp quan trọng của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nữ trí thức Việt Nam. Có thể khẳng định, đây được coi là yếu tố quyết định nhất đến việc phát triển NNLNCLC. Thứ hai, hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, Việt Nam đã đ ạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh v ực kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Chính vì vậy, tuổi thọ bình quân của người dân đã tăng lên tương ứng với sự phát triển kinh tế - 90 xã hội và việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, tuổi thọ bình quân ở phụ nữ vẫn cao hơn nam giới (phụ nữ: 73,2 tuổi; nam giới: 70 tuổi). Hơn nữa, đời sống của người dân được tăng lên đây là một trong những yếu tố cơ bản góp phần tạo điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy cho NNLNCLC vươn lên học tập, nâng cao trình độ và khẳng định mình trong xã hội. Thực tế cho thấy, trình độ của NNLNCLC đã tác động không nhỏ đến việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. NNLNCLC ngày càng được nâng cao bao nhiêu thì họ lại có điều kiện chăm sóc sức khỏe sinh sản đầy đủ, có hiểu biết bấy nhiêu dẫn đến c hất lượng dân số sẽ tă ng. NNLNCLC ngày nay đã có hiểu biết, quan tâm và đầu từ hơn đến việc tự chăm sóc sức khỏe khi mang thai. Chúng ta đã có được những kết quả quan trọng trong việc nâng cao chất lượng phục vụ và khả năng chăm sóc sức khỏe cho người dân, trong đó có sức khỏe của NNLNCLC và trẻ em. Bảng 3.1 3: Một số chỉ tiêu cơ bản liên quan đến chăm sóc thai sản, 2001 - 2009 Đơn vị tính: % Năm 1997 2001 2003 2005 2007 2009 Tỷ lệ phụ nữ được tiêm phòng uốn ván 2 lần trở lên 83,5 88,6 91,0 93,0 94.6 93,7 Tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế chăm sóc 95 95,2 95,8 96,1 94,3 94,38 Tỷ lệ tử vong bà mẹ liên qu an đến thai sản 95,0 85,0 80,0 75,0 69 Nguồn: TCTK, số liệu thống kê Giới ở Việt Nam 2000 - 2010, tr.500 Tỷ lệ phụ nữ được tiêm phòng uốn ván 2 lần trở lên luô n tăng hàng năm và có tỷ lệ cao. Năm 1997 là 83,5% thì đến năm 2009 đã tăng lên đến 93,7%. Tỷ lệ phụ nữ sinh được cán bộ y tế chăm sóc đạt đến 94,38% và tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản đã giảm mạnh từ 95,0 năm 2001 thì đến năm 2009 chỉ còn có 69%. Điều này khẳng định xã hội đã quan tâm đến sức khỏe của 91 bà mẹ để có thể có được NNL chất lượng đảm bảo cung cấp cho xã hội. Bởi thực tế, mẹ khỏe, con sẽ khỏe dẫn đến chất lượng NNL được tăng lên. Thành tựu của công cuộc đổi mới đã tạo điều kiện cho k inh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng lên, các gia đình có điều kiện quan tâm, chăm sóc toàn diện hơn tới NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng cả về sức khoẻ, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và đời sống văn hoá tinh thần. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, những quan hệ trong các gia đình đang dần loại bỏ những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu của xã hội phong kiến cản trở sự phát triển của NNLNCLC và bản thân họ ngày càng góp phần quan trọng trong việc khẳng định vị trí, vai trò và tiếng nói củ a mình trong xã hội. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình n gày càng dân chủ, bình đẳng hơn, NNLNCLC đã được chia sẻ hơn trong thực hiện công việc gia đình. Chính điều đó, đã tạo ra cơ hội phát triển tự do cá nhân cho cả nam và nữ , đặc biệt là sự phát triển của NNLNCLC. Khả năng được làm chủ và tự chủ của NNLNCLC trong gia đình và ngoài xã hội được nâng lên không ngừng. Thứ ba, NNLNCLC được thừa hưởng những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng và giữ nước. Trong lịch sử dân tộc đã có tấm gương nữ trí thức cách mạng dám lên án tố cáo chế độ nam quyền, dám dấn thân vào chốn hiểm nguy, hà khắc để có tên trong bảng vàng. Ngoài ra, những giá trị truyền thống cần cù, thông minh, chịu khó, ham học hỏi, ham sáng tạo của dân tộc đã hun đúc, thúc đẩy NNLNCLC ở Việt Nam vươn lên mạnh mẽ và đã đóng góp tích cực trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Đây là yêu tố nội sinh đã được truyền thụ và thấm đẫm vào NNLNCLC ngay từ khi còn nhỏ và còn là một yếu tố tinh thần thúc đẩy NNLNCLC Việt Nam vươn lên viết tiếp những trang sử hào hùng mà biết bao liệt nữ của dân tộc đã ghi. Thứ tư, việc xây dựng phong trào gia đình văn hóa mới và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong những năm qua, gia đình đã và đang tr ở thành 92 điều kiện khách quan thúc đẩy NNLNCLC vươn lên khẳng định tầm quan trọng của mình hơn. NNLNCLC được bình quyền với người chồng trong gia đình, được gia đình động viên, tạo điều kiện vật chất và tinh thần giúp họ vươn lên trong học tập và công tác. Nhiều nữ chất lượng cao đạt được học vị, học hàm rất cao, có tiếng nói quan trọng trong gia đình và xã h ội. Họ góp phần trong việc lên án, tố cáo bất công của xã hội và đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo quyền lợi cho chị em phụ nữ, nhất là nữ chất lượng cao có trình độ chuyên môn tốt vươn lên khẳng định vị trí và tầm quan trọng của mình trong gia đình và xã hội. Thứ năm, trong xu thế toàn cầu hóa, việc mở rộng hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới đã giúp NNLNCLC Việt Nam có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm với NNLNCLC trong khu vực và thế giới. NNLNCLC Việt Nam luôn nhận được sự giúp đỡ quan trọng về vật chất và tinh thần nhằm phát triển đội ngũ của mình mang tính chất bền vững. Qua kinh nghiệm quý báu của các nước có đội ngũ NNLNCLC Canađa; Na Uy; Thụy Điển, Philippin... Thứ sáu, do nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của mình trong quá trình đ ổi mới đất nước và thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. NNLNCLC luôn có sự phấn đấu vươn lên để khẳng định mình - đây là nguyên nhân chủ quan - nguyên nhân quan trọng quyết định đến việc phát triển NNLNCLC trong những năm qua. NNLNCLC không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Nhiều nữ chất lượng cao đã khắc phục mọi khó khăn trong gia đình và công vi ệc: Đi du học ở nước ngoài; cùng một lúc học tập nhiều kỹ năng, văn bằng khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển chung của nhân loại; hăng say nghiên cứu khoa học; ... 3.1.2.2. Nguyên nhân của hạn chế Thứ nhất, do điều kiện kinh tế - xã hội chưa phát triển cao và nhận thức của một bộ phận xã hội về vị trí, vai trò của phụ nữ còn phiến diện là một 93 trong những rào cản kìm hãm sự phát triển NNLNCLC ở Việt Nam. Một bộ phận không nhỏ trong nhân dân còn quan niệm phụ nữ, tro ng đó có NNLNCLC chỉ cần với công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, không muốn NNLNCLC tham gia hoạt động chính trị - xã hội. Vì thế, NNLNCLC chưa nhận được sự ủng hộ từ phía cộng đồn g xã hội, đặc biệt là chồng và những người thân trong gia đình. Vì vậy, việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới còn nhiều bất cập, thiếu những biện pháp cụ thể, thiết thực để giúp cho NNLNCLC cân bằng giữa công việc gia đình và xã hội. Điều đó được thể hiện ở sự bất bình đẳng t rong phân công lao động và quyền quyết định trong gia đình. Bảng 3.1 4: Số giờ làm việc nhà bình quân 1người/n gày của dân số chia theo giới tính và trình độ học vấn Đơn vị tính: giờ Trình độc học vấn Cao đẳng, đạ i học Trên đại học 2002 Nam 1,7 1,6 Nữ 2,4 2,5 2004 Nam 1,6 1,6 Nữ 2,3 2,6 2006 Nam 1,5 1,6 Nữ 2,3 2,6 2008 Nam 1,5 1,3 Nữ 2,3 2,5 Nguồn: Số liệu thống kê giới ở Việt Nam 2000 - 2010, TCTK năm 2012. Qua số liệu trên cho thấy, thời gian làm việc nhà của NNLNCLC luôn cao hơn so với nam giới cùng trình đ ộ. Tính trung bình thời gian làm việc nhà một người/tuần của NNLNCLC thường gấp hơn 2 lần so với nam. Điều này cho thấy, NNLNCLC đã bỏ ra nhiều thời gian cho công việc nhà nên sẽ rất khó khăn cho việc học tập nâng cao trình độ và tạo ra thu nhập, làm cho tiếng nói của họ luôn thấp hơn so với nam giới. Đây là một thiệt thòi lớn và không công bằng trong đánh giá sự đóng góp của NNLNCLC cho sự phát triển nói chung của xã hội . Sự chênh lệch nói trên cho thấy đối với nam giới thời gian có thể không ảnh hưởng đế n các công việc khác nhưng đối với NNLNCLC lại là vấn đề 94 lớn. Để hoàn thành vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất NNL, NNLNCLC buộc phải rút ngắn thời gian nghỉ ngơi, hưởng thụ văn hoá và nâng cao trình độ. Vì vậy, so với NNLNCLC, nam giới có nhiều đ iều kiện thăng tiến hơn trong xã hội, có tiềm lực kinh tế mạnh hơn và trở thành người có tiếng nói quyết định trong gia đình cũng như xã hội. Điều đó cũng lý giải cho thực tế , tuy tỉ lệ NNLNCLC chủ hộ tăng lên từ khi gia đình được khuyến khích trở thành mộ t đơn vị kinh tế, nhưng địa vị chung của NNLNCLC trong gia đình lại không hoàn toàn bình đẳng với nam giới, nhất là việc đư a ra các quyết định trong gia đình. Kết quả khảo sát của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Thủ đô cho thấy hiện nay tiếng nói của phụ nữ trong các quyết định lớn của gia đình là chưa cao: tỷ lệ phụ nữ quyết định các khoản mua sắm lớn là 17%, tỷ lệ này đối với nam giới là 80%; đối với việc học của con, tỷ lệ vợ có tiếng nói cuối cùng là 38%, chồng 52%; đối với vai trò quyết định những công việc lớn trong gia đình của vợ 14% và tiếng nói của chồng lại rất cao 78%. Như vậy, trong khi phải mất nhiều thời gian hơn cho công việc nhà so với nam giới nhưng vai trò quyết định những công việc lớn trong gia đình của NNLNCLC lại chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với nam giới. Đây là hiện tượng bất bình đẳng giới xảy ra trong xã hội, cần phải có giải pháp kịp thời để khắc phục tình trạng nêu trên và khai thác được tiềm năng to lớn của NNLNCLC đóng góp cho sự phát triển xã hội trong tương lai. Thứ hai, hệ thống chính sách xã hội chưa hoàn thiện, còn thiếu quan điểm giới, một số chính sách chưa được quan tâm thực hiện. Chúng ta mới chỉ ban hành chính sách xã hội đối với phụ nữ và lao động nữ nói chung chứ chưa có chính sách cụ thể dành cho NNLNCLC để khuyến khíc h, tạo động lực cho họ phấn đấu và vươn lên trong xã hội. Việc kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện chính sách xã hội đối với phụ nữ chưa đáp ứng yêu cầu. Các chính sách xã hội đối với phụ nữ gần như giao phó hoàn toàn cho phụ nữ, dẫn đến tình trạng chính 95 sách của phụ nữ thì do phụ nữ thực hiện. Tổ chức Hội phụ nữ các cấp vừa kiểm tra, giám sát, vừa trực tiếp chỉ đạo thực hiện lại vừa vận động thuyết phục chính quyền và cấp ủy quan tâm thực hiện các chính sách đối với phụ nữ. Thứ ba, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chưa chủ động tham mưu đề xuất và thực hiện chức năng đại diện quyền dân chủ và bình đẳng của phụ nữ. Hội Nữ trí thức Việt Nam mới thành lập nên chưa thu hút được đông đảo đối tượng tham gia. Thứ tư, cấp uỷ, chính quyền và người đứng đầ u ở một số cơ quan, ban ngành chưa có chiến lược qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng NNLNCLC. Cho nên khi cần đến cơ cấu nữ mới “đốt đuốc” đi tìm và dẫn đến người trẻ tuổi thì chưa qua đào tạo, bồi dưỡng, chưa đủ tiêu chuẩn, không trong cơ cấu, qui hoạch; người đã qua đào tạo, bồi dưỡng, đủ điều kiện, tiêu biểu thì không còn trong độ tuổi đề bạt, bổ nhiệm. Thứ năm, một bộ phận NNLNCLC còn tự ti, an phận, cam chịu, thụ động, thiếu ý chí phấn đấu, rèn luyện. Điều này đã hạn chế đến sự suy nghĩ độc lập, s áng tạo, khả năng cống hiến của chính NNLNCLC, đó chính là nguyên nhân chủ quan kìm hãm họ. Về mặt tâm lý truyền thống, nhìn chung phụ nữ Việt Nam có xu hướng “nhường bước” nam giới trong việc giành những vị trí cao ở nhiều lĩnh vực. Ngay cả NNLNCLC có năng lực, được thụ hưởng một nền giáo dục đầy đủ, có kỹ năng cao vẫn còn có xu hướng chấp nhận địa vị thấp hơn các đồng sự là nam giới. Chính vì tự ti, mặc cảm nên có NNLNCLC ngại phát biểu ý kiến, không bộc lộ chính kiến, ngại tranh luận với nam giới, mặc dù nhiều lúc có thể ý kiến của họ là chính xác, có giá trị. Chính tâm lý này đã làm hạn chế vai trò, trí tuệ chất lượng cao của họ, nếu NNLNCLC vẫn giữ tâm lý tự ti, mặc cảm, an phận thì dù nam giới hay xã hội có tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho họ phát triển thì cũng rất khó phát triển. Thứ sáu, trình độ của NNLNCLC còn hạn chế nên nội lực chưa đủ để đóng góp tốt nhất cho sự phát triển của đất nước. NNLNCLC chưa chủ động học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. 96 3.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.2.1. Mâu thuẫn giữa việc thực hiện chức năng gia đình và công việc xã hội của nguồn nhân lực nữ chất lượng cao trong xã hội hiện đại Hiện nay trong xã hội, NNLNCLC nếu hoàn thành tốt công việc ngoài xã hội thì chính họ lại đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn đòi hỏi giải quyết ở trong gia đình. Bởi vì, họ phải thực hiện cùng một lúc nhiều vai trò như người lao động, người vợ, người mẹ. Đây là những khó khăn chung củ a NNLN và NNLNCLC nói riêng. Do vậy, đứng trước những khó khăn đó NNLNCLC luôn đặt ra cho mình trước sự lựa chọn gia đình hay sự nghiệp? Chọn cái nào? Hy sinh cái nào? Nếu cả hai thì phải phấn đấu ra sao? Đây là những câu hỏi luôn được đặt ra đối với NNLNC LC buộc họ phải lựa chọn tìm hướng đi cho mình vươn lên để khẳng định bản thân và phát triển. Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà nước ”, Ph.Ăngghen đã khẳng định: Người đàn bà nếu làm tròn bổn phận phục vụ riêng cho gia đình lại phải đứng ngoài nền sản xuất xã hội và không thể có được thu nhập nào cả; và nếu họ muốn tham gia công việc doanh nghiệp xã hội và kiếm sống một cách độc lập thì họ lại không có điều kiện để làm tròn nhiệm vụ gia đình [61, tr.118]. Trong nền kinh tế thị trường, dưới tác động tiêu cực của nó đang hàng ngày, hàng giờ dội vào từng gia đình, mà ở đó đời sống tình cảm giữa vợ chồng, chăm sóc giáo dục con cái đang trở thành vấn đề dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Sự phát triển của nền kinh tế với những thành tựu khoa học rực rỡ, đặc biệt là thành tựu của khoa học công nghệ thông tin đã tạo ra thế giới phẳng với sự giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Bên cạnh mặt tiến bộ do các nền văn hóa khác mang lại, Việt Nam cũng như một số nước khác đang phải đối mặt với tình trạng du nhập văn hóa phản tiến bộ, có sức lây lan nhanh chóng và khó cách ly đối với mọi thành viên trong gia 97 đình, đặc biệt đối với giới trẻ. Mặt trái của nền kinh tế thị trường còn làm nghiêm trọng nhiều tệ nạn xã hội như: ngoại tình, cờ bạc, nghiện hút, sử dụng ma túy, lối sống thử, văn hóa phẩm đồi trụy… Tất cả đang rình rập, đe dọa sự an toàn của con trẻ và hạnh phúc của từng gia đình, khiến cho NNLNCLC phải phải lo lắng, căng t hẳng , mất nhiều thời gian hơn cho việc chăm lo gia đình và giải quyết công việc xã hội (xem mục 3.1.2.2). Như vậy, khi mức sống của các gia đình ngày càng được nâng lên rõ rệt thì cũng là lúc báo động đối với gia đình và xã hội về lối sống, đạo đức của một bộ phận các thành viên trong các gia đình, đặc biệt là thanh thiếu niên hiện nay. Chính điều đó đòi hỏi vai trò quan tâm, chia sẻ, giáo dục đầy đủ chặt chẽ của gia đình và xã hội đối với mọi thành viên trong gia đình và thanh thiếu niên mà trước hết là v ai trò của người mẹ, người vợ. Ở đó, lại càng cần đến NNLNCLC mới có thể có đủ khả năng để ngăn chặn những tác động đó, trong khi thời gian dành cho gia đình của họ ngày càng giảm, vì họ phải tham gia công việc ngoài xã hội. Hiện nay trong gia đình, con trẻ hư nhiều khi bắt nguồn từ chính những người lớn trong gia đình như cha, mẹ. Bản thân cha, mẹ phải làm sao để xứng đáng là tấm gương sáng để con cái noi theo. Trong khi đó, một thực trạng nhức nhối chính là hiện tượng ngoại tình xảy ra rất phổ biến trong xã hội. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý của con trẻ, làm chúng thấy chán nản, mất niềm tin, dẫn đến sa vào các tệ nạn xã hội... Trong khi gia đình chính là nền tảng, động lực tinh thần quan trọng thúc đẩy NNLNCLC tham gia vào hoạt động xã hội một cách tốt nhất. Khi gia đình hạnh phúc, con cái chăm ngoan, học giỏi thì NNLNCLC sẽ yên tâm phấn đấu và cống hiến để phát triển bản thân còn nếu không thì ngược lại . Hiện thực trên, đặt ra cho NNLNCLC phải làm sao để gia đình mình không bị những hiện tượng xấu đó tác động. Xã hội ngày càng phát triển, các yếu tố văn hóa, vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phong phú của con người. Chính vì vậy, nhu 98 cầu học và chơi của con trẻ cũng rất đa dạng. Trẻ không chỉ học những kiến thức ở trường mà còn học rất nhiều từ phía gia đình và xã hội. NNLNCLC là những người mẹ, có thuận lợi hơn những phụ nữ khác ở chỗ có kiến thức hiểu biết cao, trình độ chuyên môn sâu. Tuy nhiên, để giáo dục con cái trong điều kiện hiện nay, đòi hỏi N NLNCLC phải có tầm hiểu biết rộng không chỉ chuyên môn mà cả các vấn đề văn hóa - xã hội, những vấn đề tâm sinh lý lứa tuổi… Từ đó, có sự nhận thức đúng đắn những giá trị nhân văn của dân tộc, nhân loại để truyền thụ, giáo dục, định hướng đúng đắn cho con mình học hỏi, phấn đấu và trưởng thành. Trong gia đình, người mẹ chính là người “thầy” đầu tiên có tác động lớn đến giáo dục con trẻ. Sự dạy dỗ chu đáo, có hiểu biết, thương yêu của người mẹ và sự nghiêm khắc của người cha sẽ là những yếu tố tích cực cho việc hình thành nhân cách của con trẻ. Ngày nay, mức sống của các gia đình cũng ngày càng được nâng lên không ngừng, nhu cầu hưởng thụ vật chất, tinh thần đối với mỗi thành viên trong gia đình ngày càng cao, đòi hỏi NNLNCLC bên cạnh việc dạy dỗ con cái, phải cùng với chồng có được sự chọn lựa, định hướng đúng đắn việc hưởng thụ cho gia đình mình sao cho có chất lượng và hiệu quả. Đồng thời, phải tránh việc hưởng thụ nhu cầu vật chất hay tinh thần một cách kém hiểu biết, theo phong trào, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của gia đình và dân tộc. Thực tế, có nhân lực nữ chất lượng cao quá say mê công việc chuyên môn, nghiên cứu khoa học hay công tác quản lý… thì bản thân NNLNCLC sẽ rất dễ xao nhãng, bê trễ công việc gia đình như chăm sóc chồng, dạy dỗ con cái. Trong khi yêu cầu của xã hội hiện nay đối với NNLNCLC ngày càng nhiều, thậm chí gay gắt và ngày càng biến động, đa dạng, phức tạp đòi hỏi họ không chỉ có trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý mà còn cần phải có cả tri thức thực tiễn phong phú, đa dạng. Điều đó đã tạo ra mâu thuẫn gay gắt không những về thời gian mà còn trí tuệ để thực hiện công 99 việc và khả năng kết hợp giữa công việc gia đình và công việc xã hội. Vì vậy, nếu NNLNCLC quá say mê với công việc chuyên môn, nghiên cứu kh oa học hay tham gia lãnh đạo, quản lý thì sẽ không còn tâm trí lo cho công việc của gia đình, dẫn đến con cái không có người quan tâm dạy dỗ, hư hỏng, tình cảm vợ chồng xa cách do không còn thời gian để dành cho nhau, gia đình tan nát, mất hạnh phúc - chỗ dựa, bệ phóng tinh thần không còn. Điều này tác động ngược trở lại đối với công việc ở chỗ: khi hoàn thành công việc xã hội, hoặc hoàn thành với kết quả cao, đứng trên vinh quang của địa vị và danh vọng, nhưng về với gia đình thì NNLNCLC lại không có điểm tựa gia đình buộc họ phải suy nghĩ tạo ra tâm lý buồn bực, chán nản, mất phương hướng. Với tâm lý như vậy, NNLNCLC không còn tâm trạng để phấn đấu hay cống hiến, dẫn đến kết quả công việc xã hội ngày càng kém hiệu quả. Ngược lại, khi gia đình hạnh phúc, mọi người trong gia đình chia sẻ công việc nội trợ, động viên khích lệ nhau phấn đấu trong công việc xã hội thì NNLNCLC sẽ yên tâm, phấn khởi, tự tin phấn đấu để khẳng định mình ngoài xã hội và họ sẽ tích cực hơn đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Trong lịch sử Việt Nam, NNLNCLC có đóng góp to lớn cho đất nước. Để đạt được những thành công cống hiến tốt cho xã hội, đôi khi họ phải hy sinh cả công việc gia đình, cả sức trẻ, tuổi xuân. Đại đa số NNLNCLC do công việc gia đình mà họ chưa phát triển hết được t ài năng của mình đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Trong điều kiện hiện nay, giải quyết hài hòa chức năng gia đình và chức năng xã hội đối với NNLNCLC là một việc hết sức khó khăn, một thử thách đối với họ, đòi hỏi phải có phương pháp làm việc khoa học, có bản lĩnh mới có vượt qua và thành công. 3.2.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao với thực trạng yếu kém về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước nên đầu tư dàn trải 100 Từ việc phân tích thực trạng NNLNCLC ở tr ên ta thấy, sự phát triển của NNLNCLC về số lượng, chất lượng và cơ cấu mất cân đối, không đồng đều chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Hiện nay, Việt Nam đang chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, tập trung vào tái cơ cấu lại nền kinh tế và ph át triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, các ngành có hàm lượng chất xám cao. Hơn nữa, để có thể hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế của thế giới thì chúng ta đang cần phải có một NNLCLC đủ mạnh để có thể cạnh tranh được trong quá trình phát triển. Trong khi đó, mặc dù những năm qua nền kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục có bước phát triển vượt bậc nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều yếu kém so với các nước trên thế giới và khu vực, đang đặt ra những khó khăn không nhỏ cho Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu Thiên nhiên kỷ đó là phát triển NNLN, trong đó có NNLNCLC. Cụ thể: Về kinh tế: Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt khá cao, bình quân trong giai đoạn 2001 - 2010 đạt 7,26%/năm, nhưng chưa thực sự vững chắc, đặc biệt trong những nă m gần đây do chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới nên tăng trưởng chỉ đạt có trên 5% , những ngành kinh tế mũi nhọn phát triển chậm nên thất nghiệp có xu hướng gia tăng. Thu nhập theo đầu người thấp nên không có điều kiện đầu tư cho sự phát triển củ a NNLNCLC. Kết cấu hạ tầng, mặc dù có bước phát triển mạnh mẽ, nhưng mất ổn định nên chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Các thành phần kinh tế, mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực song nhìn chung chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là k inh tế nhà nước… Những yếu kém của nền kinh tế như trên đã gây khó khăn cho việc đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục và đào tạo, tạo việc làm, cũng như việc thay đổi nhận thức của xã hội trong việc nâng cao chất lượng NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng, tr ong khi yêu cầu đòi hỏi rất cao đối với NNLNCLC để được xã hội thừa nhận và đánh giá ngang bằng với nam giới. Theo khảo sát của Tổng cục thống kê, 101 mức sống dân cư, chi cho giáo dục bình quân một người đi học năm 2010 là 3,104 triệu đồng. Chi cho giáo dục b ình quân một người có sự khác biệt nhất định giữa nam và nữ. Năm 2010, mức chi giáo dục bình quân cho nữ thành thị là 5,285 triệu đồng, chi cho nam l à 5,489 triệu đồng, tương ứng nông thôn là 2,070 và 2,159 triệu đồng [ 92, tr.43]. Như vậy, có thể khẳng định sự khác biệt trong đầu tư giáo dục cho nam và nữ nên dẫn đến sự phát triển giữa NNL nam và nữ không đồng đều cũng là một tất yếu khách quan không thể tránh khỏi, việc đầu tư khác nhau nên dẫn đến kết quả cũng khác nhau. Đồng thời việc đầu tư cho giáo dục của Việt Nam không có trọng tâm, trọng điểm, không ưu tiên cho nữ, thường đầu tư dàn trải . Hơn nữa, khi kinh tế khủng hoảng, khó khăn làm cho thu nhập nói chung của người dân hầu hết đều giảm do giá cả leo than g. Chính vì vậy, không có điều kiện để đầu tư cho sự phát triển NNLNCLC đang là m ột thực tế diễn ra. Mỗi gia đình đều phải tính đến việc hạn chế các nhu cầu của các thành viên trong gia đình là lẽ đương nhiên, có điều sự hạn chế bắt đầu từ nhân lực nữ và nhiều nhất cũng ở nhân lực nữ. Ngay cả khi kinh tế không còn khó khăn thì thường ngày NNLNCLC ở Việt Nam vẫn hay nhường nhịn cho chồng con, dành sự thiệt thòi về phía mình, điều này được dư luận xã hội đề cao xem như một giá trị đạo đức - đức hy sinh, tình cảm tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam nói chung và NNLNCLC nói riêng . Về văn hoá: tư tưởng “trọng nam khinh nữ” còn nặng nề, phổ biến từ gia đình cho đến xã hội, từ thế hệ trước đến thế hệ sau, trầm tích “thâm căn cố đế”, di truyền trong nếp nghĩ, tâm lý của ng ười Việt Nam. Tâm lý ấy còn ảnh hưởng khá phổ biến trong xã hội với những biểu hiện phức tạp. Cụ thể, có nhiều trường hợp NNLNCLC chịu trách nhiệm chính trong các công vi ệc gia đình, có thu nhập cao nhưng vẫn còn phụ thuộc vào chồng về việc q uyết định sinh con, cho con học hoặc quyết định những vấn đề khác của gia đình … Ở một số cơ quan, cán bộ lãnh đạo còn định kiến, chưa nhận thức đầy đủ và 102 đánh giá khách quan về năng lực và vai trò của NNLNCLC, do đó đã không tạo điều kiện thuận lợi, không làm tốt công t ác qui hoạch và bổ nhiệm NNLNCLC vào các vị trí xứng đáng để họ có điều kiện phấn đấu, cống hiến và bộc lộ tài năng trí tuệ của bản thân cho chuyên môn của mình. Ở đây, chúng ta có thể thấy một điều nếu tư tưởng trọng nam khinh nữ là sản phẩm đơn thuần của cơ sở kinh tế - xã hội thì việc xóa bỏ nó chắc chắn không quá khó khăn, song vấn đề là mọi người có vẻ thông suốt về tư tưởng, nhưng tâm lý và thói quen cũ thì không thể dễ dàng vứt bỏ được. Vì vậy, ngay từ bé, bài học đầu tiên đứa trẻ đã nhận thức được t rong cách giáo dục nói chung là bé trai mạnh mẽ, dũng cảm, chịu trách nhiệm che chở cho bé gái và có thể làm việc ở những nghề như bác sĩ, kỹ sư, lái xe… còn bé gái thì làm các nghề như giáo viên, nghệ sĩ, nấu ăn… Điều này nó đã tác động trực tiếp vào việc nhận thức của trẻ thơ: mẫu người đàn ông tích cực còn phụ nữ thì thụ động. Ngày nay, trong cách giáo dục, tuyên truyền của xã hội và các gia đình vẫn còn xảy ra tình trạng phân biệt đối xử giữa con trai và con gái. Chẳng hạn, cách giáo dục của cha mẹ như con trai thì phải nhường cho chị (em) gái hoặc chị (em) gái chấp làm gì ? Rồi bạn gái làm lớp trưởng thì các bạn trai trong lớp không phục hoặc coi thường và trong tư duy của các em đều không thừa nhận năng lực của bạn gái, chương trình quảng cáo trên ti vi đưa ra tình huống nhưng lại thể hiện rõ sự bất bình đẳng giới nặng nề khi ông bố gọi “Bin, Na ơi ra giúp mẹ dọn nhà”… Trường hợp khác có cháu nhỏ khoảng 4 đến 5 tuổi đã cảm nhận mặc nhiên trong tư tưởng rằng chủ nhà phải là bố chứ không thể là mẹ được… T ất cả những điều đó cứ ngấm ngầm ăn sâu vào trong tiềm thức của con trẻ và bắt buộc nó phải cảm nhận cái gì của đàn ông là có giá trị và uy quyền trong gia đình và ngoài xã hội. Tất yếu những điều đó sẽ theo con người suốt cả cuộc đời và nó lại được lưu tr uyền. Như vậy, NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng phải có thời gian dài thì mới có thể 103 phát triển được đầy đủ trong một xã hội như vậy? Đây là một khó khăn lớn và không dễ gì có thể xóa bỏ được. Cho nên, việc xóa bỏ tư tưởng “trọng nam khinh nữ” không chỉ là vấn đề kiến thức, sự hiểu biết mà còn phụ thuộc vào thiện chí và trách nhiệm của cả nam và nữ trong xã hội. Về bản thân NNLNCLC còn tâm lý an phận, tư tưởng tự ti, cam chịu và thụ động. Điều này đã trở thành lực cản bên trong kìm hãm khả năng độc lập, sáng tạo và cống hiến của chính NNLNCLC. Về mặt tâm lý truyền th ống, đại bộ phận nữ chất lượng cao có xu hướng “nhường bước” nam giới từ trong gia đình cho đến ng oài xã hội. Trong gia đình, NNLNCLC thường nhường việc học tập, phấn đấu công danh sự nghiệp c ho người nam giới. Ngoài xã hội, NNLNCLC có năng lực, được thụ hưởng một nền giáo dục đầy đủ, có kỹ năng cao vẫn còn có xu hướng chấp nhận địa vị thấp hơn các đồng nghiệp là nam giới. Chính vì tâm lý tự ti, mặc cảm nên có tình trạng NNLNCLC ngại phát biểu ý kiến và tranh luận với nam giới, mặc dù ý kiến của họ có thể là chính xác. Tâm lý tự ti, mặc cảm này đã làm hạn chế vai trò của chính họ. NNLNCLC không dám đứng lên đấu tranh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và thực hiện quyền bình đẳng nam - nữ. Mặt khác, NNLNCLC còn tư tưởng ỷ lại và trông chờ vào chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và xã hội đem lại quyền lợi cho chính mình. Thực tế, có người không chịu học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, làm chủ tri thức, trí tuệ nên họ cũng luôn chấp nhận cuộc sống phụ t huộc, mất tự tin trong gia đình và ngoài xã hội. Họ an phận, tự bằng lòng với trình độ, bằng cấp và cuộc sống mà mình đang có, thậm chí có người còn quan niệm phụ nữ chỉ cần cho gia đình mà không chịu phấn đấu để vươn lên. Hiện nay chính các nhà lãnh đạo, quản lý xã hội cũng chưa có cái nhìn khách quan, bình đẳng khi đánh giá về NNLNCLC và nam giới. Họ thường quan niệm nam giới có năng lực hơn. NNLNCLC không muốn đấu tranh mạnh mẽ để 104 đòi Nhà nước cần thay đổi chính sách liên quan đ ến mình mà chỉ ngồi đợi chính sách mang lại quyền và lợi ích cho giới nữ. Về xã hội: có khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa trung tâm với v ùng sâu, vùng xa, đây cũng là những cản trở cho sự phát triển của NNLNCLC tại các vùng còn khó khăn, lạc hậ u. Cơ sở vật chất và trình độ dân trí giữa các vùng có sự chênh lệch nên ở các vùng điều kiện sống thấp sẽ hạn chế đến việc phát triển của NNLNCLC và kéo theo sự phát triển của NNL nói chung. Chẳng hạn, ở giai đoạn đầu tiên của cuộc đời mỗi con người, ngườ i mẹ có tác động mạnh nhất đến việc nâng cao chất lượng NNL. Do vậy, nếu người mẹ có kiến thức, có trình độ cao bao nhiêu thì lại càng có khả năng chăm sóc thai nhi chu đáo cẩn thận hơn để tái sản xuất ra và nuôi dạy con người khỏe mạnh, cường tráng về thể chất và phát triển cao về trí tuệ. Đồng thời, họ cũng có khả năng giáo dục tốt nhất để những đứa trẻ trưởng thành và cung cấp cho xã hội NNL có chất lượng cao bấy nhiêu. Đây chính là nền tảng vật chất vô cùng quan trọng cho sự phát triển của NNL trong tươ ng lai của xã hội. Nên cần thiết phải quan tâm đến việc phát triển NNLNCLC cũng là một cách đầu tư cho sự phát triển của xã hội tương lai. Ở bất cứ đâu, nơi nào quan tâm chú trọng đến việc phát triển NNLNCLC thì ở đó NNL sẽ được nâng cao. Đơn cử như ở các thành phố lớn, nơi đây có nhiều NNLNCLC nên trẻ em ở nơi đó bao giờ cũng khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng lớn hơn trẻ em ở nông thôn cùng lứa tuổi và các em cũng có cơ hội đi học và phát triển nhiều hơn trẻ em ở nông thôn. Bởi, nông thôn nước ta còn quá khó khăn, lạc hậu, chậm phát triển. Mặt khác khi điều kiện kinh tế chưa p hát triển thì NNLNCLC cũng là đối tượng chịu thiệt thòi nhất trong việc đầu tư để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như năng lực thực tiễn. Trong gia đình, họ thường phải hy sinh để cho nam giới được hưởng thụ cơ hội nhiề u hơn trong mục tiêu học tập, cống hiến và thành đạt. Ở các thành phố, trung tâm bao giờ cũng có NNLNCLC nhiều hơn vùng nông thôn hay vùng sâu, vùng xa. Sự chênh lệch 105 về điều kiện sống là một trong những cản trở cho việc nâng cao chất lượng NNLNCLC ở tại vùng, miền. 3.2.3. Mâu thuẫn giữa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao với hiện thực triển khai trong thực tiễn còn hạn chế Bất bình đẳng giới là sự phân biệt, đối xử theo địa vị, quyền lực và uy tín giữa nam và nữ trong các nhóm, tập thể và xã hội. Sự phân biệt đối xử với NNLN trong xã hội đã được thể chế hóa thành khuôn mẫu bất bình đẳng về giới. Trên thực tế, ở nước ta, ngay cả ở trong các cơ quan Nhà nước, nơi được coi là đại diện cho trí tuệ và ý chí của nhân dân, vẫn tồn tại tình trạng bất bình đẳng giới thông qua thu nhập bình quân và những định kiến trong đào tạo và sử dụng cán bộ. Đây là những định kiến ảnh hưởng tiêu cực đối với NNLNCLC, làm hạn chế khả năng của chính họ và khiến cho họ tự ti, an phận, thiếu tự tin trong cuộc sống. Bảng 3.1 5: Thu nhập bình quân/ tháng của NNLCLC Đơn vị: nghìn đồng CĐ ĐH và SĐH Chung 2.088 2007 Nam 2.235 Nữ 2.004 3.353 3.582 2.954 2009 Chung Nam 2.622 2.902 3.674 3.962 Nữ Chung 2.477 2.835 2010 Nam 3.023 Nữ 2.725 3.308 4.256 3.722 4.018 Nguồn: TCTK: Số liệu thống kê giới ở Việt Nam 2000 - 2010, tr.253. Qua số liệu thống kê trên ta thấy, ở cùng trình độ cao đẳng , đại học và sau đại học thì thu nhập bình quân của NNLNCLC luôn th ấp hơn so với nam giới. Về đào tạo, bồi dưỡng kể cả ngắn hạn và dài hạn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì NNLNCLC luôn gặp những khó khăn khi tham gia. Chẳng hạn quy định về tuổi bổ nhiệm: 106 Qui chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo (Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2003/QĐ -TTg. Ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ). Điều 6. Điều kiện bổ nhiệm: 3. Tuổi bổ nhiệm: A- Cán bộ, công chức bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ; Những quy định này, dù với mục đích nào thì cũng hạn chế, gây khó khăn trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ vào một chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với NNLNCLC so với nam, mặc dù hai đối tượng về cơ bản năng lực như nhau. Hãy so sánh, nếu hai người nam và nữ tốt nghiệp đại học ra công tác và hết thời gian tập sự ở tuổi 25 - 27 thì cơ hội đào tạo tính theo năm là 10 năm đối với nữ và 15 năm đối với nam. Như vậy, cơ hội của NNLNCLC trên thực tế b ằng 2/3 so với nam. Bên cạnh đó, NNLNCLC ở tuổi này còn chịu nhiều tác động khác như: kết hôn, thái độ của vợ/chồng, con nhỏ, gia đình và cộng đồng (xem phụ lục 8). Hơn nữa, các quy định liên quan đến tuổi qui hoạch, đào tạo - bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm… đều xuất phát từ qui định về tuổi nghỉ hưu. Qui định tuổi nghỉ hưu của nam và nữ cũng có sự khác nhau (nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi) là một cản trở đối với NNLNCLC trong quá trình phấn đấu. Hiện nay đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị hay người sử dụng NNL thì trước quy định về tuổi, họ gặp ít nhất ba khó khăn. Thứ nhất, xét đơn thuần từ hiệu quả đầu tư , để bồi dưỡng một cán bộ nữ là không có lợi so với một cán bộ nam, vì thời gian làm việc sau đào tạo của nam dài hơn 5 năm. Thứ hai, xét về số lượng thì càng lê n vị trí quản lý cao số lượng nữ ứng viên cho một vị trí càng ít hơn so nam ứng viên. Càng ít thì càng khó lựa chọn hơn. Thứ ba, xét về tương quan, khi đặt 2 ứng viên nam và nữ cùng kịch bản về tuổi. Thực tế, (ví dụ còn đủ tuổi công tác 5 năm) nữ ứng viên hạn chế hơn nam ứng viên 107 về bề dày kinh nghiệm, đơn giản vì họ trẻ hơn 5 tuổi. Nếu ưu tiên thì hai người bằng nhau phải chọn nữ. Nhưng thực tế thì đa phần lại chọn nam vì độ tuổi của nam cống hiến được nhiều hơn, sức khoẻ cũng tốt hơn và nếu cần thời gian dài cống hiến thì nam cũng có thể có được nhiều hơn nữ. Hiện nay thực chất quy định về tuổi vô hình chung đang đặt nữ giới vào một “cuộc đua” đường dài không cân sức với các điều kiện phân biệt nam nữ và phần th ắng luôn thuộc về nam giới, vì ở chặng cuối nam không còn đối thủ, nữ bị loại trước 5 năm. Trong gia đình, nếu xảy ra tình trạng bất bình đẳng về giới sẽ dẫn tới tình trạng thiếu tôn trọng NNLNCLC, tiếng nói của họ bị hạn chế khi ra các quyết định ngay cả trong gia đình. Ngoài ra, họ cũng p hải đảm nhiệm các công việc khác nhau của gia đình và việc chia sẻ hiếm nhận được từ nam giới trong gia đình, sự cảm thông và hưởng thụ mọi thành quả của lao động sẽ bị kém hơn so với nam giới. Ngoài xã hội, NNLNCLC thường khó khăn trong việc xin đi học tậ p nâng cao trình độ. Vì nhiều khi NNLNCLC thu xếp được công việc gia đình để có thể xin đi học thì đã gần hết tuổi qui hoạch lần đầu đối với nữ nên cơ quan cũng không muốn cho đi học. Đôi khi, bản thân NNLNCLC cũng không muốn và cũng không dễ có thể vượt qua trở ngại để vươn lên khẳng định mình trong việc chinh phục đỉnh cao của tri thức. Bởi vì, trong cùng một thời gian, họ phải làm quá nhiều công việc khác nhau và việc nào cũng đòi hỏi một sự cố gắng hết sức mình mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chính điều này làm cho NNLNCLC nhiều khi cảm thấy quá mệt mỏi dẫn đến họ dễ thỏa hiệp và bằng lòng với cái mà mình đang có hoặc có thể chấp nhận như một lẽ tự nhiên về sự hơn hẳn của nam giới ngay trong cả suy nghĩ và hành động. Hơn nữa, trong công việc họ thườn g bị phân công vào những công việc nhẹ nhàng, giản đơn, kỹ thuật không cao, địa vị kinh tế - 108 xã hội thấp, trong việc tham gia lãnh đạo hầu hết chỉ là cấp phó hạn chế việc đứng đầu trong các cơ quan , đơn vị hay tổ chức . Tư tưởng này dẫn tới tình trạng lời nói và việc làm không đi liền với nhau vẫn còn xảy ra ở một số cơ quan, đơn vị , tổ chức . Vì vậy, chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển NNLNCLC có đề ra nhưng đều chưa đạt được mục tiêu , chưa tương xứng với tiềm năng của nguồn lực này. Nhiều cơ quan, b an ngành đưa chỉ tiêu cho NNLNCLC nhưng đều không đạt và cũng không có ai chịu trách nhiệm trong việc đó. Có cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện được chỉ tiêu về số lượng nhưng lại hạn chế về chất lượng (xem phụ lục 6). Nói chung, việc sử dụng NNLNCLC vào các chức danh lãnh đạo, quản lý và khoa học công nghệ còn chưa tương xứng với tiềm năng của họ . KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 1. Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ vai trò của NNLNCLC đối với sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, luận án đi vào phân tích thực trạng NNLNCLC. Kết quả nghiên cứu cho thấy NNLNCLC ở Việt Nam trong những năm qua đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước. NNLNCLC cũng không ngừng tăng lên về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhưng không ổn định , mất cân đối và không tương xứng với tiềm năng của NNLNCLC, điều đó xảy ra ở hầu hết tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ đó tác giả chỉ ra được những nguyên nhân thành tựu và hạn chế của thực trạng NNLNCLC. 2. Việc phát triển NNLNCLC ở Việt Nam đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị. Chúng ta đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong quá trình hoạch định, phát triển NNLNCLC. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn; Quá trình hội nhập, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, cùng với những tác động mang tính tàn dư của kiến trúc thượng tầng trong xã hội cũ để lại…Tất cả những yếu tố đó 109 đã nảy sinh nhiều vấn đề mâu thuẫn trong việc xây dựng và phát triển NNLNCLC trong thời gian tới. Luận án đã chỉ ra được ba mâu thuẫn cơ bản trong quá trình nghiên cứu vấn đề trên. Từ đó, làm cơ sở nền tảng để tác giả xây dựng giải pháp cho vấn đề phát triển của NNLNCLC chương sau. Chương 4 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nhận thức được tầm quan trọng của NNLCLC, trong đó có NNLNCLC đối với sự phát triển, trong những năm qua Việt Nam đã tạo những điều kiện khách quan và cả nhân tố chủ quan nhằm phát triển NNLNCLC đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, nhờ đó đã đạt được những bước phát triển nhất định trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, để tiếp tục đẩy mạnh quá trình phát triển của phụ nữ theo tinh thần Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị: “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” thì đòi hỏi chúng ta phải không ngừng đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển NNLNCLC. Xuất phát từ yêu cầu đó, cùng với những bất cập, hạn chế, yếu kém trong quá trình phát triển NNLNCLC thời gian qua, trong khuôn khổ của Luận án, tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu có tính chất phương pháp luận với việc phát triển NNLNCLC trong thời gian tới như sau: 4.1. NHÓM GIẢI PHÁP THUỘC VỀ ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN CHO VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO 4.1.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế bền vững nhằm tạo điều kiện khách quan thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao hiện nay Con người muốn tồn tại, lao động sản xuất và sáng tạo thì trước hết, theo C.Mác, phải có ăn, mặc, ở, đi lại, sau đó mới làm chính trị và nghệ thuật. 110 Muốn phát triển NNLNCLC thì trước hết phải đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu ấy, muốn vậy phải phát triển kinh tế. Nhận thức được vấn đề quan trọng đó, Đảng và Nhà nước đã chú ý đến việc đầu tư phát triển kinh tế, tạo điều kiện khách quan thuận lợi để phát triển NNLCLC, trong đó có sự phát triển của NNLNCLC. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, kinh tế giữ được đà tăng trưởng khá và cơ bản ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đầu tư phát triển xã hội tăng nhanh. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta chưa bền vững, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Kinh tế thị trường chậm phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập. Đánh giá tổng quát có thể khẳng định, với sự phát triển của nền kinh tế trong thời gian qua chưa đáp ứng được tốt nhất điều kiện khách quan cho sự phát triển của NNLNCLC, thu nhập bình quân của NNLNCLC cùng trình độ so với nam còn thấp (xem mục 3.2.3) , đời sống kinh tế của một bộ phận NNLNCLC trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, để đáp ứng điều kiện khách quan cho sự phát triển NNLNCLC trong thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển kinh tế. Cụ thể cần tập trung vào những vấn đề sau: Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển kinh tế nhằm khuyến khích việc tham gia và phân bổ NNL công bằng hơn. Phát triể n kinh tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho NNLNCLC, giúp cho họ có cơ hội nâng cao thu nhập và mức sống của bản thân và gia đình. Khi đã có thu nhập độc lập, NNLNCLC sẽ có tiếng nói và quyền quyết định các công việc trong gia đình. Chẳng hạn như việc đầu tư vào mua các vật dụng cần thiết phục vụ cho cuộc sống hay đầu tư vào các phương t iện và dịch vụ trong gia đình nhằm giảm bớt công sức của NNLNCLC khi thực hiện các công việc trong gia đình. Từ đó sẽ có thể giúp họ có thêm thời gian để tham gia vào các hoạt động khác, dù với mục đích tạo thu nhập hay làm công tác xã hội. 111 Điều này cũng tạo điều kiện khách quan thuận lợi ch o việc học tập của NNLNCLC nhằm nâng cao trình độ, phát triển kỹ năng nghề nghiệp góp phần làm thay đổi tư duy của xã hội về họ. Đồng thời khi có thu nhập, NNLNCLC sẽ chủ động trong việc lựa chọn cơ hội học tập nâng cao trình độ, từ đó có điều kiện phát triển bản thân ở mức cao hơn. Thứ hai, đẩy mạnh thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. - Cần tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng lực lượng lao động tron g lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp và giảm ở lĩnh vực nông nghiệp. Tận dụng mọi điều kiện khách quan thuận lợi của đất nước để tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ tạo ra nhiều việc làm và thu hút đông đảo NNLNCLC có cơ hội được tham gia phát triển kinh tế ngày càng tăng, từ đó giúp cho NNLNCLC có thu nhập cao hơn. - Đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường để tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho việc phát triển NNLNCLC. Bên cạnh việc nền kinh tế thị trường tạo ra nhiều ngành nghề và việc làm cho NNLNCLC, được tham gia lựa chọn sao cho phù hợp với năng lực và trình độ, thì nền kinh tế thị trường còn giúp cho việc thay đổi những quan niệm và thói quen cũ, lạc hậu gắn với nền kinh tế tự cung, tự cấp. Cụ thể là quan niệm coi thường phụ nữ và phụ nữ phải dựa vào nam giới chuyển thành sự độc lập, tự chủ của nữ giới tăng lên, thúc đẩy họ tự giác phấn đấu đóng góp sức mình đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới. Đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường sẽ tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho việc thể hiện năng lực, tài năng của mỗi người, trong đó có NNLNCLC. Ngoài ra, Nhà nước cần tiếp tục mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh tế, đồng thời cũng nhằm mục đích tạo ra nhiều việc làm để NNLNCLC có cơ hội được t ham gia, học tập nâng cao trình độ và khả năng 112 quản lý, tạo điều kiện khách quan thuận lợi để NNLNCLC có điều kiện phát triển tốt nhất. Thứ ba, triển khai và thực hiện có hiệu quả cao Quyết định số 2351/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Mục tiêu Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 Tóm lại, việc thực hiện giải pháp kinh tế trên để xóa bỏ tận gốc cơ sở kinh tế của những tâm lý, tập quán, thói quen, lối sống lạc hậu của nền sản xuất nhỏ trong xã hội cũ để lại, tạo ti ền hình thành thói quen, lối sống văn minh, tiến bộ. Đồng thời, việc phát triển kinh tế sẽ tạo ra những điều kiện khách quan thuận lợi, nâng cao điều kiện sống và làm việc cho NNLNCLC. Kinh tế phát triển sẽ từng bước thỏa mãn mức độ nào đó những nhu cầu vật chất và tinh thần của NNLNCLC, thông qua đó mà hấp dẫn, lôi cuốn họ tham gia tích cực vào hoạt động lao động sáng tạo. Đây chính là một yếu tố cơ bản tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho sự phát triển của NNLNCLC trong tương lai. 4.1.2. Xây dựng môi trường xã hội tiến bộ nhằm xóa bỏ tâm lý, tập quán lạc hậu thúc đẩy nguồn nhân lực nữ chất lượng cao phát triển Hiện nay, việc thay đổi nhận thức của xã hội về phát triển NNLNCLC là việc khó khăn, vì tư tưởng “trọng nam khinh nữ” là thói quen được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhiều người trong xã hội và ngay cả bản thân NNLNCLC hầu như cũng đã chấp nhận sự thua kém của mình so với nam từ ngay trong gia đình cho đến ngoài xã hội. Nhiệm vụ của chúng ta, làm thay đổi nhận thức, hành vi ứng xử của mỗi người trong xã hội về vai trò tầm quan trọng của việc cần phát triển NNLNCLC. Cần nâng cao nhận thức về vai trò của NNLNCLC trong phát triển, tạo sự bình đẳng giới, thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Đồng thời , phải phân tích để cho mọi người thấy sự bất bình đẳng giới đang tồn tại với nhiều biểu hiện rất đa dạng, 113 phức tạp, nó để lại hậu quả không tốt cho sự phát triển của đất nước và NNLNCLC trong gia đình và ngoài xã hội. Tuy nhiên, cách làm đối với từng đối tượn g hoàn toàn khác nhau, sao cho phù hợp để mang lại hiệu quả thiết thực, tránh hiện tượng tuyên truyền một cách chung chung, hình thức. Cùng với đó phải có hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát để bảo đảm thực hiện một cách nghiêm túc, nếu xảy ra sai xót gây hậu quả phải có xử phạt nghiêm minh, công khai giúp cho mọi người thấy được trách nhiệm, bổn phận. Từ đó có thể khai thác được tiềm năng, thế mạnh của NNLNCLC tránh để lãng phí do nhận thức chưa đầy đủ về lực lượng này. Do vậy, cần tập trung vào những khía cạnh sau: Thứ nhất, đối với người dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về phát triển NNLNCLC cho mọi người trong xã hội qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức sinh hoạt cộng đồng về bình đẳng giớ i, về vị trí, vai trò của NNLNCLC. Đối với người dân, việc nâng cao nhận thức về phát triển NNLNCLC là việc cần được tiến hành thường xuyên. Bởi vì với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế thì việc trang bị cho họ những kiến thức, thông tin về phát triển NNLNCLC kịp thời là hết sức quan trọng. Cần phân tích để cho người dân thấy được sự bất bình đẳng trên nhiều khía cạnh sẽ là một trong những nguyên nhân khách quan cản trở sự phát triển của chính bản thân NNLNCLC từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội. Mục đích giúp cho người dân nhận thức được vai trò, vị trí của NNLNCLC không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong việc góp phần đề ra chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây c hính là việc người dân thực sự tôn trọng, lắng nghe NNLNCLC và vừa tạo điều kiện khách quan thuận lợi để họ thực hiện được quyền bình đẳng, vừa cho họ đóng góp công sức và trí tuệ xây dựng đất nước giàu mạnh hôm nay. 114 Thứ hai, các thành viên trong các gia đình, đặc biệt là nam giới. Nam giới phải thấy được trách nhiệm của mình trong việc đóng góp vào thành công của NNLNCLC nên họ phải sẵn sàng giúp đỡ, tạo điều kiện và ủng hộ NNLNCLC thăng tiến trong công việc và sự nghiệp. Trong gia đình, nam giới ủng hộ và tôn trọng ý kiến của NNLNCLC thì họ mới có cơ hội được phát triển. Ở cộng đồng dân cư và cơ quan nếu nam gi ới biết tôn trọng và ủng hộ NNLNCLC thì họ mới có cơ hội được tham gia , đóng góp ý kiến, được ủng hộ học tập n âng cao trình độ… Mặt khác, nam giới phải nhận thức được tiềm năng, thế mạnh, năng lực và vai trò của NNLNCLC trong quá trình phát triển của xã hội, thấy được trong quá trình phát triển của xã hội phải có được và không thể thiếu sự đóng góp của NNLNCLC. Khẳng định được vai trò quan trọng của N NLNCLC như một lực lượng tham gia tích cực cùng với nam giới làm thay đổi nhận thức của xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển. Thứ ba, các đối tượng khác (những người có hành vi không đúng với phụ nữ…). Nhà nước phải có chế tài đủ mạnh để răn đe và xử phạt đối với họ khi có hành động coi thường, miệt thị, ngược đãi NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng. Khi đã xử phạt thì phải công khai qua các phương tiện thông tin đại chúng cho mọi người cùng biết, qua đó mà hạn chế tình trạng tương tự xảy ra. Tóm lại, việc phát triển NNLNCLC phụ thuộc rất lớn vào việc nâng cao nhận thức và hành động vì sự bình đẳng giới của xã hội nói chung và gia đình của mỗi cá nhân nam cũng như nữ. Nếu tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nguyên nhân tạo sự bất bình đẳng nam nữ chỉ là sản phẩm đơn thuần của cơ sở kinh tế - xã hội, của hệ tư tưởng Nho giáo thì việc xóa bỏ nó không quá khó khăn, song vấn đề là người ta có thể thông suốt về tư tưởng, nhưng tâm lí và thói quen cũ thì chưa thể xóa bỏ được ngay. Hơn nữa, đây là thói quen từ 115 hàng ngàn năm để lại. Đấu tranh vì sự phát triển của phụ nữ nói chung, NNLNCLC nói riêng là một công việc mang ý nghĩa nhân văn cao cả; nó không chỉ đòi hỏi kiến thức, sự hiểu biết sâu sắc mà còn đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ cũng như sự nỗ lực chung của toàn xã hội. 4.1.3. Xây dựng gia đình văn hóa góp phần phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò t o lớn trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội và cung cấp NNL có chất lượng cho đất nước. NNLNCLC có vai trò rất quan trọng trong xây dựng gia đình văn hóa và gia đình văn hóa chính là điều kiện quan trọng thúc đẩy NNLNCLC phát triển ngày càng cao. Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc và chính gia đình lại tạo điều kiện để NNLNCLC phát triển. Bởi, kinh tế gia đình khó khăn thì NNLNCLC trong mỗi gia đình sẽ không có cơ hội học tập nâng cao trình độ và hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần từ gia đình mang lại. Ngày nay, mục tiêu của chúng ta không chỉ dừng lại ở xóa đói giảm nghèo mà phải vươn lên làm giàu chính đáng để cải thiện và nâng cao mức sống của từng hộ gia đình. Khi kinh tế gia đình phát triển, NNLNCLC không phải đứng trước sự lựa chọn ưu tiên cho những vấn đề như ăn, mặc, ở, học tập, vui chơi, giải trí… có điều kiện phát triển cho tất cả các thành viên trong gia đình, nhất là tận dụng những cơ hội tốt cho sự phát triển của bản thân. Khi kinh tế gia đình ổn định và được nâng cao sẽ tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho NNLNCLC lựa chọn các loại hình dịch vụ gia đình nhằm giảm nhẹ công việc nội trợ, giúp cho họ có thời gian học tập nâng cao trình độ phát triển sự ng hiệp của bản thân. Đồng thời, khi kinh tế gia đình phát triển cũng là tiền đề để xây dựng gia đình êm ấm và gia đình ấm 116 êm sẽ là động lực thúc đẩy NNLNCLC phát triển tài năng và cống hiến tốt nhất cho sự phát triển của xã hội. Thứ hai, đẩy mạnh xây dựng gia đình công bằng giới, tăng cường và mở rộng tuyên truyền khuyến khích nam giới tham gia vào công việc chăm sóc gia đình. Quan hệ vợ chồng bình đẳng và dân chủ hơn là điều kiện khách quan thuận lợi cho NNLNCLC phát triển tốt. Ở đây cần thay đổi định kiến cho rằng việc nội trợ là của phụ nữ, trái lại nam giới phải chia sẻ công việc nhà với vợ và con gái như một trách nhiệm không thể thiếu trong xã hội hiện đại và cũng là tình cảm trọn vẹn dành cho vợ con. Xóa bỏ tận gốc phong trào phụ nữ “giỏi việc nước, đ ảm việc nhà”, vì đây là biểu hiện của bất bình đẳng giới. Thứ ba, có những đánh giá đúng đắn về công việc gia đình và công việc sinh con, nuôi con của NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng. Xã hội cần coi công việc gia đình là công việc tạo ra và mang lại nhiều giá trị lớn lao cho cả gia đình và xã hội nên mọi ngườ i không được coi thường và p hải tính đến giá trị vật chất và tinh thần mà hoạt động quan trọng này mang lại. Công việc sinh con và nuôi con phải được coi có ý nghĩa to lớn và không phải của riêng phụ nữ nên đòi hỏi mọi người phải chia sẻ trách nhiệm, mọi người cùng chung tay gánh vác trọng trách lớn lao đó với NNLNCLC tạo điều kiện khách quan thuận lợi để họ học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thứ tứ, xây dựng gia đình hòa thuận dựa trên cơ sở dân chủ, bình đẳng, vợ chồng, con cái biết thương yêu, tin cậy, quý trọng, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Dân chủ, bình đẳng còn thể hiện ở sự tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc thấu đáo để thống nhất các vấn đề trong đời sống gia đình, không áp đặt ý kiến của người này ch o người kia, khắc phục việc áp đặt ý kiến của chồng đối với vợ. Muốn vậy, trình độ dân trí của vợ chồng phải tương đồng, có sự hiểu biết, tin tưởng nhau trong cuộc sống. 117 Dân chủ, bình đẳng, yêu thương lẫn nhau còn được thể hiện ở sự quan tâm giữa vợ với chồng và ngược lại hay giữa cha mẹ và con cái, đây vừa là trách nhiệm, vừa là tình cảm nguyện vọng được chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình và là cơ sở để tạo lập cuộc sống gia đình hạnh phúc. Khi gia đình hạnh phúc NNLNCLC sẽ có chỗ dựa tinh thần vững chắc - đây là bệ phóng quan trọng để họ yên tâm phấn đấu và khẳng định mình. Bình đẳng giữa vợ và chồng là hạt nhân của bình đẳng giới trong gia đình. Chẳng hạn, suy nghĩ và hành động ứng xử của người chồng đối với n gười vợ trong gia đình có thể ảnh hưởng đến con cái trong quan niệm và hành vi về bình đẳng giới theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nhận thức đầy đủ, đúng về bình đẳng giới, chồng không chỉ tạo ra môi trường gia đình tốt cho bình đẳng mà còn trực tiế p giúp cho vợ vươn lên để phát triển sánh vai cùng với chồng. Người chồng chính là cầu nối tốt nhất giữa vợ với cha mẹ và họ hàng, giúp cho NNLNCLC tự tin phấn đấu vươn lên, xóa bỏ những r ào cản từ ngàn đời phụ nữ chỉ cần có gia đình hạnh phúc là mục đích tối cao. Trong gia đình, người chồng chính là tấm gương trong ứng xử với vợ và các con để định hướng cho con cái biết chia sẻ, tôn trọng, yêu thương, nhất là đối với mẹ hoặc chị, em gái. Hơn nữa, người chồng chính là người bạn đời chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của vợ, chia sẻ công việc gia đình, động viên, khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất để vợ có cơ hội phấn đấu vươn lên về mọi mặt trong cuộc sống. Thứ năm, đẩy mạnh xây dựng gia đình văn hóa mới. Ở đó, nam giới nêu cao tính chủ động, ưu tiên cho NNLNCLC học tập nâng cao trình độ. Nam giới sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NNLNCLC để họ có được cơ hội thăng tiến trên con đường công danh sự nghiệp. Vì thực tế thời gian dành cho NNLNCLC bao giờ cũng ngắn hơn so với nam giới. Nam giới phải thấy tự hào khi NNLNCLC trong gia đình thành công và coi đó như sự thành 118 công của chính mình. Họ thực sự là điểm tựa vững chắc cho NNLNCLC, luôn khuyến khích và động viên kịp thời khi NNLNCLC gặp khó khăn hoặc nhụt ý chí phấn đấu, thậm chí họ còn định hư ớng giúp cho NNLNCLC vươn tới tương lai tốt đẹp. Hơn nữa, gia đình văn hóa phải nâng cao được mức sống và chất lượng cuộc sống, ở đó NNLNCLC được hưởng thụ và đầu tư tốt nhất. 4.1.4. Chăm sóc sức khỏe với việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao Chăm sóc sức khỏe là giải pháp chung của Việt Nam trong việc nâng cao thể lực cho NNL là cải thiện điều kiện dinh dưỡng, nhà ở và môi trường sống. Nội dung chủ yếu là giảm nhanh, tiến tới xỏa bỏ tình trạng suy dinh dưỡng ở NNLNCLC và trẻ em gái, tăng khẩu ph ần dinh dưỡng cho họ, tăng cường tuyên truyền, giáo dục dinh dưỡng, khuyến khích lối sống lành mạnh, tác phong làm việc khoa học, thực hiện công tác theo dõi và chăm sóc sức khỏe định kỳ cho NNLNCLC , đầu tư, nâng cấp, cải thiện môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho NNLNCLC. Nhà nước Việt Nam cần phải thực hiện các chương trình, dự án chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em gái đồng bộ từ cộng động tới gia đình, kết hợp sự quan tâm của Nhà nước với sự quan tâm đúng đắn của các thành viên trong gia đình thông qua việc làm cụ thể và thiết thực. Thể lực NNLNCLC có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội, việc chăm sóc s ức khỏe NNLNCLC có rất nhiều nhân tố liên quan, song, trước hết tập trung vào các nhân tố cơ bản sau: Một là, tập trung chăm sóc sức khỏe bà mẹ và sức khỏe trẻ vị thành niên nữ. Việt Nam cần khẩn trương tập trung củng cố h ệ thống mạng lưới y tế các cấp, đặc biệt ở cơ sở để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe thường xuyên và định kỳ cho bà mẹ và trẻ em gái ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, những vùng kinh tế còn khó khăn. Tăng cường 119 tuyên truyền chăm sóc sức khỏe cho NNLNCLC trong tiếp cận dịch vụ y tế. Tập trung tuyên truyền chăm sóc sức khỏe si nh sản cho NNLNCLC và thực hiện bình đẳng giới trong chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, giả m tỷ lệ nạo hút thai ở NNLNCLC, tăng cường sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình vừa giảm tỷ lệ tăng dân s ố, vừa đảm bảo sức khỏe cho NNLNCLC . Coi việc sử dụng các biện pháp tránh thai là nghĩa vụ của các gia đình chứ kh ông phải nhiệm vụ riêng của NNLNCLC. Mỗi cặp vợ chồng cần căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, sức khỏe của mình mà lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp. Quan tâm thường xuyên đến việc đảm bảo chă m sóc sức khỏe sinh sản cho NNLNCLC để bảo toàn sức lao động cho xã hội và không ngừng nâng cao chất lượng NNL. Mỗi gia đình, đặc biệt là người chồng cần quan tâm đến chế độ làm việc, nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khỏe khi người vợ mang thai và sinh con. Sau khi sinh phải có kiến thức cả về chăm sóc trẻ nhỏ để đảm bảo đứ a trẻ được phát triển một cách tối ưu tránh hiện tượng suy dinh dưỡng như đ ã từng xảy ra. Hai là, tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho NNLNCLC. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu lực công tác thanh tra việc thực hiện chính sách đối với NNLN, trong đó có NNLNCLC. Can thiệp kịp thời để bảo vệ quyền lợi cho họ khi tham gia vào thị trường lao động như vấn đề bảo hộ lao động , bảo hiểm y tế, quyền lợi của họ trước và sau khi sinh và các chế độ ưu đãi khác… Chăm sóc sức khỏe cho NNLNCLC phải kết hợp với tuyên truyền xây dựng lối sống lành mạnh, chăm lo đến các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí phù hợp với NNLNCLC. Coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường sống đặc biệt là giai đoạn chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH. Muốn phát triển bền vững đòi hỏi phải ngăn chặn tận gốc tình trạng gây ô nhiễm môi trường, trước hết là môi trường nước và không khí. Để có môi trường sống tốt đẹp còn phải loại trừ 120 các tệ nạn xã hội hiện nay như mại dâm, rượu chè, cờ bạc, bạo lực… tạo môi trường êm ấm cho mọi người trong gia đình, đặc biệt là NNLNCLC . Ba là, tăng cường thể lực và phát triển toàn diện thể chất NNLNCLC. Một trong yếu điểm của NNLNCLC ở Việt Nam nói riêng và con người Việt Nam nói chung là thể lực nhỏ bé, sức khỏe yếu, sự dẻo dai còn hạn chế. Đây là một cản trở lớn trong thời đại ngày nay, vì quá trình sản xuất đòi hỏi người lao động phải làm việc với cường độ lao động rất cao, cạnh tranh gay gắt nên người lao động phải có sức khỏe tốt. Do vậy, phải “xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi” [22, tr.102]. Đây là điều kiện khách quan thuận lợi cho việc nâng cao thể lực cho NNL, trong đó có NNLNCLC. Để thực hiện được mục tiêu này phải nâng cao năng lượng v à cải thiện cơ cấu dinh d ưỡng bữa ăn cho NNLNCLC, giúp cho họ có chế độ ăn khoa học, hợp lý nhằm nâng cao hơn nữa đến chất lượng con người và chất lượng cuộc sống. Nghĩa là phải nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần của NNLNCLC, bảo đảm có thể lực dồi dào, sự dẻo dai, mềm mại, có trí tuệ minh mẫn. Thứ tư, giảm bớt gánh nặng công việc cho NNLNCLC . Các địa phương cần phải có đủ mạng lưới các trường mầm non, tiểu học đáp ứng đủ nhu cầu của các hộ gia đình để họ yên tâm gửi con, tập trung cao độ cho hiệu quả công việc. Đồng thời, phát triển mạnh mẽ các loại hình dịch vụ gia đình (giúp việc) mang tính chuyên nghiệp để giúp cho NNLNCLC có thời gian chuyên tâm cho công việc chuyên môn và phát triển sự nghiệp. Thứ năm, chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho NNLNCLC. Trong thời đại ngày nay, do áp lực công việc ngày càng tăng trong xã hội, nên ngoài việc chăm sóc sức khỏe thể chất thì còn chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần, giúp cho NNLNCLC không chỉ khỏe mạnh về thể chất mà còn khỏe mạnh cả về tinh thần do công việc và cuộc sống mang lại, biết kiểm soát bản 121 thân và thư giãn để tận hưởng cuộc sống. Tinh thần không được thoải mái, căng thẳng sẽ bị ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc và chất lượng cuộc sống. 4.2. NHÓM GIẢI PHÁP THUỘC VỀ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO 4.2.1. Nguồn nhân lực nữ chất lượng cần cao nâng cao tính chủ động, tích cực phấn đấu vươn lên để tạo sự bình đẳng giới 4.2.1.1. Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao nâng cao tính tích cực, nỗ lực vươn lên vượt qua khó khăn về giới để khẳng định mình Năm 1981, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (C EDAW). Ngày 12/7/1993, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ - TW về “Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”. Quan điểm này tiếp tục được thể hiện trong Chỉ thị 37/CT - TW của Ban Bí thư ngày 16/5/1994 về công tác cán bộ nữ; được cụ thế hóa trong “Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010” do Chính phủ công bố ngày 4/10/1997. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra mục tiêu, phương hướng , nhiệm vụ cụ thể: “Đối với phụ nữ, nâng cao trì nh độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng X, tiếp tục cụ thể hóa quan điểm của Đảng đối với việc thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong thời kỳ mới. Ngày 27/4/2007, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 11/NQ - TW “Về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. NNLNCLC phải khắc phục khó khăn về giới để vươn lên khẳng định mình. Khi các chính sách xã hội và gia đình đ ang cố gắng tạo ra các cơ hội, 122 điều kiện để NNLNCLC vươn lên bì nh đẳng cùng nam giới, điều đó đòi hỏi bản thân NNLNCLC phải tự khẳng định quyền bình đẳng của mình . Nhiều ý kiến nhận định rằng thế kỷ XXI là thế kỷ của phụ nữ. Điều đó cho thấy, xã hội sẽ tạo ra cơ hội, điều kiện phát triển cho phụ nữ. Xong bản thân họ phải hết sức phấn đấu vượt qua khó khăn, gian khổ, phải ra sức học tập, nâng cao trình đ ộ về mọi mặt để rút ngắn và tiến tới xóa bỏ khoảng cách phát triển trên mọi lĩnh vực của họ so với nam giới. Nỗ lực vươn lên, khắc phục khó khăn, cản trở về chủ quan và khách quan được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình phấn đấu để khẳng định mình của bản thân NNLNCLC. Ngay trong bản thân, chị em phải khắc phục tâm lý tự ti, tự đánh giá thấp mình để có lòng tự tin và luôn khiêm tốn học hỏi, khát vọng vươn lên bình đẳng với nam giới. Nếu ở nam giới chỉ cần cố gắng phấn đấu một thì bản thân nữ giới phải cố gắng gấp đôi thì mới có thể đạt được thành công như nam giới. NNLNCLC phải biết cách san xẻ công việc trong gia đình đ ối với nam giới đ ể có thời gian nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phấn đấu làm tốt các công việc ngoài xã hội hoặc dự định kế hoạch đề ra của bản thân; đề cao ý thức trách nhiệm đối với công việc và coi trọng việc xây dựng quan hệ công việc và đồng nghiệp. 4.2.1.2. Bản thân nguồn nhân lực nữ chất lượng cao nêu cao bản lĩnh, khả năng tổ chức tốt công việc gia đình và xã hội Trong xã hội hiện nay, trước tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, NNLNCLC phải có đủ bản lĩnh để đấu tranh với những biểu hiện lệch lạc trong định hướng giá trị đạo đức, nhân cách của một bộ phận NNLNCLC như lối sống hưởng thụ, phụ thuộc, đố kỵ, ghen ghét không muốn đồng nghiệp nữ hơn mình và cũng không muốn ủng hộ nữ đồng nghiệp khi họ tiến bộ. NNLNCLC phải kiên quyết xóa bỏ lối sống chạy theo lợi ích vật chất tầm 123 thường mà chà đạp lên những giá trị tinh thần, làm tha hóa, băng hoại giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam . NNLNCLC muốn phát triển được tốt nhất, phải biết bố trí, sắp xếp công việc một cách khoa học. Về việ c thu xếp công việc gia đình - một công việc vô cùng quan trọng và mất nhiều thời gian công sức mới có thể làm được. NNLNCLC muốn thành công thì phải nỗ lực phấn đấu, dành thời gian thích hợp cho việc nâng cao năng lực và phải biết cách lôi kéo chồng con cùng tham gia chia sẻ, gánh vác công việc gia đình để mình có điều kiện phấn đấu cho công danh, sự nghiệp . Người phụ nữ thông minh là người biết cách huy động mọi thành viên trong gia đình cùng tham gia, giúp mình bớt gánh nặng công việc gia đình, đồng thời tạo điều kiện để mọi thành viên trong gia đình vun đắp tình cảm yêu thương gắn bó với nhau hơn. Có như vậy, NNLNCLC sẽ thực hiện tốt được chức năng làm vợ, làm mẹ. Nếu được nam giới trong gia đình giúp đỡ thường xuyên công việc gia đình thì NNLNCLC mới có cơ hội và yên tâm để học tập nâng cao trình độ , chuyên tâm với công việc chuyên môn. Bởi muốn phấn đấu khẳng định mình thì NNLNCLC không thể nói chờ đến sau khi nuôi con lớn trong khi thời gian không chờ mình. Khi tốt nghiệp cao đẳng, đại học ra trường thường cũng là lúc khó khăn nhất với NNLNCLC vì vừa phải lo kinh tế gia đình, nuôi con nhỏ, lại vừa có nhu cầu học tập nâng cao trình độ để đáp ứng được yêu cầu của công việc và khẳng định mình. Do vậy, điều quan trọng nhất đối với họ lúc này là phải được người thân trong gia đình tạo điều kiện ủng hộ, giúp đỡ về mọi mặt để họ yên tâm phấn đấu cho sự nghiệp. Xây dựng gia đình hạnh phúc là động lực quan trọng thúc đẩy NNLNCLC phấn đấu vươn lên trên con đường sự nghiệp. Điều này phụ thuộc rất lớn vào khả năn g tổ chức và bản lĩnh của NNLNCLC. NNLNCLC luôn phấn đấu hết sức để làm tốt công việc được giao - thể hiện rõ sự nỗ lực, trách nhiệm của mình đối với công việc. Nếu không làm 124 được điều này thì họ sẽ bị tụt hậu so với nam giới và lại càng khó khăn hơn để được đồng nghiệp chấp nhận. Bản thân NNLNCLC phải có ý chí phấn đấu vươn lên, tự nhận thức về khả năng cũng như năng lực của bản thân, ý thức được trách nhiệm của mình trong quá trình tham gia hoạt động xã hội. Đây được coi là yếu tố quyết định thành công trên con đường lập thân, lập nghiệp của NNLNCLC. NNLNCLC phải rèn luyện và xây dựng cho mình phương pháp làm việc khoa học, biết điều tiết, phân công giữa công việc xã hội và công việc gia đình hợp lý để có thời gian học tập nâng cao trình độ chuyên môn, ng hiệp vụ và nâng cao hiệu quả công việc giúp mình không bị tụt hậu trước nam giới và thời cuộc. Đồng thời vẫn phải giữ cho mình những nét đẹp truyền thống củ a phụ nữ Việt Nam như người vợ, người mẹ hiền, dịu dàng, đảm đang , nhân hậu, bao dung luôn yêu thương chồng con một cách chu đáo, là chỗ dựa không thể thiếu của chồng, con. Thực tế, chúng ta đã thấy có những người vợ , người mẹ rất chu đáo trong gia đình nhưng cũng chính họ lại là những nhà khoa học, nhà quản lý, lãnh đạo có uy tín ngoài xã hội hay khi tham gia hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau đều có hiệu quả cao và rất thành công. Bản thân họ cùng một lúc đã phải gánh vác nhiều công việc khác nhau như thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, nuôi dạy và cung cấp những công dân khỏe mạnh cho đất nước đến việc bố trí công việc gia đình hài hòa hợp lý giữa các thành viên sao cho mọi người có được sự sẻ chia và hơn hết là chính NNLNCLC có điều kiện thời gian để dành cho công việc. Có như vậy, NNLNCLC mới có khả năng sáng tạo và thành công. Cho nên, đòi hỏi NNLNCLC phải có nghị lực vượt lên chính mình, với quyết tâm cao độ, một ý chí tiến thủ lớn lao và cả một tấm lòng bao dung, nhân hậu… 4.2.1.3. Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao tích cực đấu tranh để xóa bỏ sự bất bình đẳng giới 125 NNLNCLC là bộ phận tinh túy nhất của NNLN, là những người học c ao, hiểu biết rộng nên có khả năng nhận thức được vai trò, vị trí to lớn của mình đối với gia đình, xã hội và sự tiến bộ giới. Do vậy, hơn bao giờ hết NNLNCLC cần phải tích cực đấu tranh, loại bỏ sự bất bình đẳng giới ra khỏi cuộc sống của chính mình, từ đó nâng cao địa vị xã hội của mình. Họ xứng đáng là những tấm gương tiêu biểu của phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới: năng động, sáng tạo , mềm mại, khôn khéo và tinh tế ; khẳng định được vị trí của bản thân trong gia đình, xã hội và trên trường quốc tế. Muốn làm được điều đó, NNLNCLC phải tự học hỏi bổ sung cho mình kiến thức về mọi mặt và nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng kịp thời yêu cầu đòi hỏi của xã hội. Trên cơ sở đó, NNLNCLC mới bình đẳng đóng góp vào sự phát triển của xã hội. NNLNCLC có kiến thức chuyên môn cao sẽ tự tin trong việc giải quyết công việc từ đó có hiệu quả cao hơn, qua đó góp phần khẳng định vị thế của mình. Tuy nhiên, ý thức xã hội có tính độc lập tương đối trong sự phát triển của mình nên việc nâng cao nhận thức cho NNLNCLC không thể thụ động trông chờ vào sự phát triển kinh tế mà phải tiến hành đồng thời một cuộc cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng nhằm xóa bỏ những tàn tích của tư duy cũ, lạc hậu, những định kiến lỗi thời về phụ nữ. Người ti ến hành cuộc cách mạng này không ai khác trước hết phải chính là NNLNCLC. Vì vậy, NNLNCLC phải nâng cao hiểu biết, năng lực, có trình độ để chủ động trong việc ra các quyết định đúng, quan trọng về mọi mặt trong gia đình và xã hội. Đây sẽ là nhân tố đầu ti ên quyết định để tiến tới sự bình đẳng giới thực sự trong gia đình và ngoài xã hội. Hiện nay, NNLNCLC phải nhận thức được rằng vị thế thấp kém của họ trong xã hội không phải do yếu tố tự nhiên sinh học mà bắt nguồn từ những yếu tố xã hội. Vì vậy, muốn đấu tranh để xóa bỏ sự bất bình đẳng đó trong xã hội, trước hết phải ngay từ chính bản thân NNLNCLC. Bởi vì, họ không có đủ trình độ hiểu biết, năng lực và khả năng đấu tranh để bảo vệ mình thì khó có thể vận 126 động người khác trong xã hội giúp đỡ họ. NNLNCLC ph ải là những tấm gương sáng về ý chí, nghị lực và tài năng sáng tạo không ngừng thì họ sẽ không chỉ thôi thúc bản thân giới nữ noi theo, ủng hộ mà còn góp phần thay đổi những nhận thức chưa đúng và đầy đủ về vị trí và vai trò của phụ nữ nói chung và NNLNCLC nói riêng trong xã hội. NNLNCLC phải hiểu đầy đủ chính xác về luật pháp, những chính sách có liên quan đến bình đẳng giới; biết giữ gìn những phẩm chất đạo đức, truyền thốn g văn hóa tốt đẹp của dân tộc , góp phần nâng cao vị trí của NNLNCLC trong xã hội. 4.2.1.4. Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao nâng cao tính tích cực xã hội của mình Công cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ là sự nghiệp của toàn xã hội, nhưng trước hết phải là sự nghiệp của bản thân phụ nữ. V.I.Lênin đã từng chỉ ra rằng: Phụ nữ chỉ được giải p hóng, được phát triển khi họ tự nhận thức được vị trí, vai trò của mình và có quyết tâm đấu tranh vì sự nghiệp cao cả ấy; việc giải phóng lao động phụ nữ phải là việc của bản thân phụ nữ. Trong bối cảnh hiện nay, xã hội còn định kiến với phụ nữ, công cuộc đổi mới đang đặt ra những yêu cầu cao đối với chất lượng NNL. Trong đó, NNLNCLC phải không ngừng phấn đấu, vươn lên để tự giải phóng mình: Trước tiên, là giải phóng khỏi những định kiến cũ để nhận thức đúng về vị trí, vai trò của NNLNCLC trong gia đình và xã hội hiện đại. Muốn vậy, NNLNCLC phải không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực, trình độ về mọi mặt để có một nền tảng tri thức vững chắc có thể chủ động, tự tin giải quyết các vấn đề của bản thân, gia đình và xã hội; Thứ hai, xã hội ngày nay đã tạo ra những điều kiện và cũng đòi hỏi NNLNCLC phải biết phấn đấu, đóng góp cho cộng đồng và nhân loại. Cho nên, họ không chỉ có kiến thức là đủ mà còn cần phải có kỹ năng cần thiết để có thể tham gia vào các công việc ngoài xã hội và hội nhập quốc tế. Tham gia vào các hoạt động xã hội, 127 NNLNCLC không chỉ nâng cao hiểu biết mà còn có điều kiện để phát triển hoàn thiện bản thân. Tâm lý tự ti, mặc cảm của NNLNCLC chắc chắn sẽ được khắc phục và thay vào đó là tính năng động, sáng tạo, nhạy bén, tinh tế, mềm mại, khéo léo của người phụ nữ trong thời đại mới được thể hiện rõ nét hơn. Có thể khẳng định, công việc và nhiệm vụ cần phải hoàn thiện tốt trong gia đình và ngoài xã hội đòi hỏi NNLNCLC phải luôn chủ động, sáng tạo trong việc tham mưu, đề xuất và ra các quyết định, đ ể từ đó góp phần khẳng định vị thế, vai trò và tầm quan trọng của mình trong mọi mặt của đời sống xã hội. Điều này sẽ làm cho NNLNCLC sẵn sàng, tự tin đứng ngang hàng với nam giới trong tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội. 4.2.2. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các ban ngành, địa phương trong việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ nói chung và NNLNCLC nói riêng, kịp thời đề ra chủ trương chính sách đúng đắn phù hợp với yêu cầu phát triển NNLNCLC trong giai đoạn cách mạng mới; nâng cao năng lực của Nhà nước trong việc thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về giải phóng và phát triển phụ nữ, tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến sự phát triển NNLNCLC đảm bảo sự bình đẳng giới; phát huy vai trò trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, các cấp chính quyền trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp, tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao vai trò, vị trí của NNLNCLC trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Mặc dù việc xây dựng và phát triển NNLNCLC đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, song việc lãnh đạo, chỉ đạo và sự phối hợp giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội còn chưa thực sự hiệu quả và nhịp 128 nhàng. Để thực hiện tốt hơn vấn đề này, Đảng, Nhà nước, ban ngành và các tổ chức chính trị - xã hội cần thực hiện tốt một số vấn đề sau: - Đảng và Nhà nước cần tổ chức nhiều hội thảo khoa học để làm rõ vai trò, tầm quan trọng của NNLNCLC từ đó xây dựng nghị quyết, c hiến lược cụ thể về việc phát triển NNLNCLC. - Đảng, Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách ưu tiên trong đào tạo đối với NNLNCL C; từng cơ quan, đơn vị, tổ chức cần ưu tiên cho NNLNCLC đi đào tạo khi chị em có nguyện vọng trên cơ sở phù hợp với nhu cầu sử dụng của cơ quan, đơn v ị, tổ chức. - Trong công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng cán bộ Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc cần quy định tỷ lệ nữ hợp lý trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Đồng thời cần xây dựng nhiều giải pháp cụ thể, khả thi trong vấn đề này. Đảng và Nhà nước cần “mạnh dạn” trong việc đào tạo, sử dụng NNLNCLC trong nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy Đảng, chính quyền các cấp. - Các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ hoạt động có hiệu quả; Cần quy định trách nhiệm, quyền hạn cụ thể của Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ, Đảng đoàn, Ban Thường vụ, tổ chức Nữ công các cấp được tham gia ở khâu nào trong quy trình công tác cán bộ để phát huy vai trò thực chất của các tổ chức này. - Các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể, đặc biệt là lãnh đạo chủ chốt phải nâng cao nhận thức cả trong suy nghĩ, lời nói và hành động trong các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng, đặc biệt là người đứng đầu (bí thư các cấp ủy đảng và thủ trưởng các cơ quan đơn vị) phải nhận thức sâu sắc, hiểu đầy đủ về bình đẳng giới và tầ m quan trọng của bình đẳng giới, cũng như công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay , phải thể hiện ở trách nhiệm và sự cam kết đối với sự phát triển của NNLNCLC . Kế hoạch đề ra 129 không đạt được trong công tác phụ nữ thì không hoàn thành nhiệm vụ . Họ phải là những người lãnh đạo có hi ểu biết về giới, có tâm, thực sự chăm lo đến sự phát triển của giới nữ để đảm bảo bình đẳng thể hiện ở cách làm việc và đánh giá cán bộ công bằng, khách quan, ứng xử có tính chất kích lệ, động viên kịp thời đối với họ. Đồng thời có khả năng đưa ra cách thức thực hiện mới, phù hợp với tình hình thực tiễn. Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt trong Đảng, chính quyền và đoàn thể phải tập trung vào khâu then chốt là đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ NNLNCLC một cách tốt nhất, phải nhanh chóng xóa bỏ những qui định hành chính cứng nhắc, phải biết vận dụng chính sách vào điều kiện cụ thể một cách linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả. Chính những nhận thức không đúng đang là cản trở lớn trong việc bình đẳng giới khi tham gia, quyết định những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Trong việc bố trí, sắp xếp và bổ nhiệm NNLNCLC ở trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức từ trung ương đến địa phương. Quan niệm phụ nữ là tề gia nội trợ đã ăn sâu bám rễ trong đời sống xã hội đã làm cho NNLNCLC hiện nay chưa được xã hội tôn trọng v à đánh giá đúng mức. Vì vậy, tư tưởng đó ph ải được xóa bỏ ngay từ trong m ỗi gia đình cho đến ngoài xã hội, trước hết là trong tổ chức Đảng, Nhà nước, người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức từ trung ương đến địa phương. 4.2.3. Đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực nữ chất lượng cao Hiện nay, ở Việt Nam công tác đào tạo và sự nghiệp đấu tranh giải phóng NNLN đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của Việt Nam, nhưng lại đang phải đối mặt với tình trạng lạc hậu và trì trệ của tư duy đào tạo. Vì vậy, trong quá trình diễn ra những chuyển biến mang tính bước ngoặt của thời đại, muốn có NNLNCLC có thể làm chủ được quá trình chuyển biến đó, cần phải tiến hành đổi mới liên tục và cơ bản lĩnh vực đào tạo NNLNCLC. Nếu không tiến hành đổi mới hoặc chỉ đổi mới tương ứng với 130 trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta thì sẽ luôn bị lạc hậu hơn so với thế giới, sẽ không phát triển được NNLNCLC như một bước đột phá để đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Thứ nhất, phải t ăng cường đầu t ư cho quá trình đào tạo NNLNCLC góp phần nâng cao chất lượng NNL. Việc tăng cường đầu tư vào đào tạo và xóa bỏ triệt để việc đầ u tư thiên lệch giữa nam và nữ sẽ góp phần nâng cao chất lượng NNL, đặc biệt đối với NNLNCLC. Bởi vì, khi đào tạo được NNLNCLC không chỉ có ý nghĩa đem lại lợi ích riêng cho NNLNCLC mà còn đem lại lợi ích cho toàn thể cộng đồng và xã hội. Hơn nữa, NNLNCLC vừa có vai trò tái sản xuất ra con người, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Đào tạo được một người mẹ tốt, sẽ có những đứa con tốt. Thực tế , người mẹ có trình độ học vấn cao, có địa vị trong xã hội sẽ có phương pháp giáo dục con một cách tốt nhất và là tấm gương về nghị lực vượt khó để thành công nên cũng sẽ là động lực kích thích những đứa tr ẻ của bà mẹ đó chăm học và học tốt. Về phương diện y tế, khi người mẹ có trình độ học vấn thường biết c ách chăm lo sức khỏe cho con (ngay từ khi còn trong bào thai), bản thân và gia đình mình. Đây là những yếu tố rất quan trọng cho việc duy trì hạnh phúc g ia đình. Người mẹ khỏe mạnh, giàu tri thức sẽ cung cấp cho xã hội những công dân cường tráng về sức khỏe , giỏi về tri thức , đẹp về nhân cách và tâm hồn . Chính vì vậy, sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng NNL của đất nước. Thứ hai, đào tạo NNLNCLC không chỉ kiến thức về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, chuyên môn nghề nghiệp mà còn bao gồm cả những kiến thức về văn hoá, nhân văn, những ph ẩm chất đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam: có lòng yêu nước, có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, khéo léo, nhạy bén, có lối sống văn hóa và lòng nhân hậu, nhằm xây 131 dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chu ẩn mực trong thời đại mới. Cùng với kiến thức cơ bản trang bị cho NNLCLC tương lai, nhà trường cần trang bị cho NNLNCLC những kiến thức về tình yêu, hôn nhân, gia đình, nuôi dạy con khỏe mạnh , thông minh, nữ công gia chánh, nhân cách, đức hạnh… để sau này NNLNCLC khi ra trường sẽ thực hiện tốt chức năng gia đình và xã hội. Có như vậy mới tạo ra được một con người có đầy đủ, hoàn thiện cả tài và đức, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Chúng ta đừng nhầm tưởng rằng CNH, HĐH chỉ cần khoa học - kỹ thuật, công nghệ hiện đại là đủ, mà chính đạo đức, nhân phẩm của con người cũ ng là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của CNH, HĐH. Thứ ba, tăng cường đào tạo và bồi dưỡng NNLNCLC trong các lĩnh vực của đời sống xã hội làm nòng cốt cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình đào tạo họ cần quan tâm đến những vấn đề sa u: - Xây dựng chiến lược đào tạo NNLNCLC theo từng lĩnh vực, từ đó cụ thể hóa kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo NNLNCLC, bổ sung, hoàn thiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ NNLNCLC tham gia đào tạo. - Cùng với đào tạo trong nước, cần lựa chọn NNLNCLC có triển vọng đưa đi đào tạo tại nước ngoài với số lượng cơ cấu, ngành nghề phù hợp, đặc biệt là những ngành, lĩnh vực mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội. - Tiến hành lựa chọn và đào tạo thông qua hoạt động thực tiễn nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong sản xuất và quản lý. Tuy nhiên, tài năng vẫn là quan trọng nhất nhưng phải chú ý đến đặc điểm về giới, không áp dụng một tiêu chuẩn duy nhất cho cả hai giới nam và nữ khi đánh giá năng lực cán bộ. - Quan tâm đào tạo NNLNCLC trong các lĩnh vực của đời sống xã hội đảm bảo đạt được Mục tiêu Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 mà Chính phủ đã đề ra . Hiện nay, phải có qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ để họ thực sự đảm đương đư ợc nhiệm vụ, 132 tránh chủ nghĩa cơ cấu đơn thuần và hình thức . Cần đầu tư nhiều hơn nữa cho các sinh viên nữ để bổ sung vào sự phát triển NNLNCLC trong tương lai. Thứ tư, đổi mới quá trình đào tạo NNLNCLC. Đào tạo cơ bản để trang bị kiến thức, kỹ năng tối th iểu cho phù hợp với công việc đang đảm nhiệm. Đào tạo nâng cao để NNLNCLC làm việc nâng cao hiệu quả. Đào tạo phải linh hoạt, thiếu kiến thức ở lĩnh vực nào thì đào tạ o, bồi dưỡng kiến thức đó, tránh đào tạo tràn lan kém hiệu quả. Ngoài ra, cần phải chú ý đào tạo, bồi dưỡng trong thực tiễn. - Khuyến khích NNLNCLC học tập nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức khác nhau và phải có chính sách ưu tiên cho phù hợp từng khu vực, vùng miền để nhằm đảm bảo NNL cho từng địa phương tránh thiếu hụt ở một số nơi, đồn g thời có chính sách hỗ trợ kinh phí cho quá trình học đối với NNLNCLC học ở trình độ cao nhằm đào tạo ra NNLNCLC có chất lượng. - Các trường và các cơ sở đào tạo phải trang bị cho sinh viên nói chung và sinh viên nữ nói riêng những kiến thức về chính trị, xã hội giúp họ nhận thức đúng đắn về những vấn đề xảy ra xung quanh trong xã hội hiện đại góp phần làm cho một bộ phận sinh viên, trong đó có nữ sinh viên khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão… Có làm được như vậy, sinh viên nữ mới có đủ phẩm chất, năng lực, hoài bão, lòng tự tin bước vào tham gia NNLNCLC phục vụ sự nghiệp CNH , HĐH của đất nước có hiệu quả cao. - Phải lồng ghép kiến thức về giới vào trong chương trình giảng dạy ở các trường phổ thông, trung học, cao đẳng, đại học hiện nay. - Thành lập các Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ cho sinh viên nữ cần được khuyến khích mở rộng nhằm thu hút sự tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân vì hiền tài của đất nước và vì sự phát triển của NNLNCLC; đồng thời 133 tạo ra động lực thúc đẩy, giúp đỡ sinh viên nữ có ý chí vươn lên trong học tập, nhất là sinh viên nữ nghèo có tinh thần vượt khó. 4.2.4. Đổi mới chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực nữ chất lượng cao Theo hướng xây dựng và thực hiện phương pháp tuyển dụng cạnh tranh, công khai, bình đẳng giữa nam và nữ, khách quan, chính xác, tăng khả năng lựa chọn để nâng cao chất lượng NNLNCLC và tuyển dụng được những người thực sự có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu của công việc và c hức danh tuyển dụng đặt ra ngay từ những ngày đầu. Thứ nhất, có cơ chế chính sách tuyển dụng cụ thể, rõ ràng, minh bạch. Để tuyển dụng được chính xác và hợp lý, chức danh tuyển dụng phải được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, ch ính xác về yêu cầu và vị trí cần tuyển để qua đó tuyển dụng được đúng người cần tuyển và người có năng lực thì có cơ hội được bộc lộ tài năng của mình cho công việc, đặc biệt đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý hay khoa học công nghệ càng cần thiết phải thi tuyển trong điều kiện hiện nay, tránh hiện tượng thừa hoặc thiếu một cách giả tạo, gây nên sự lãng phí chất xám hoặc quá trình sử dụng không đúng người, đúng việc. Hàng năm, tổ chức thi nâng ngạch bằng hình thức cạnh tranh cho các đối tượng đủ t iêu chuẩn. Qui trình tổ chức thi phải chặt chẽ, minh bạch, khắc phục tiêu cực . Thứ hai, khi tuyển dụng phải đảm bảo cân bằng giữa nam và nữ. Tuyển dụng cán bộ , công chức , viên chức trong các cơ quan quản lý hành chính , sự nghiệp của Nhà nước, các thành phần kinh tế cần có những quy định đảm bảo số lượng nam giới và nữ giới cân bằng tương đối trong mọi thời điểm. Cần có những quy định cụ thể riêng cho từng giới đảm bảo sự phù hợp cho từng ngành trong quá trình tuyển dụng, phải khắc phục hoàn toàn việc không tuyển 134 dụng và không được đặt ra những điều kiện khắt khe, bất lợi cho NNLNCLC dưới bất kỳ lý do và hình thức nào. Thứ ba, nội dung tuyển dụng toàn diện đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Hiện nay, thi tuyển phải đầy đủ tất cả các kiến thức cần thiết trong quá trình sử dụng và được coi như điều kiện bắt buộc. Nội dung thi tuyển phải vừa toàn diện, vừa cụ thể, phải bao quát được những vấn đề chung của quản lý nhà nước và riêng của công việc cụ thể mà NNLNCLC phải đảm nhiệm trong tương lai. Yêu cầu bắt buộc phải sử dụng ngoại ngữ và có kiến thức đủ để phát triển kinh tế tri thức và hội nhập. 4.2.5. Đổi mới chính sách sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực nữ chất lượng cao Hiệu quả trong sử dụng NNLNCLC phụ thuộc chủ yếu vào hai vấn đề là trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng và thái độ của NNLNCLC đối với công việc. Vì vậy, điều mà chúng ta có thể và cần phải làm ngay là khơi dậy, nuôi dưỡng và phát huy tính tích cực, siêng lăng, chịu khó của NNLNCLC, lôi cuốn họ nỗ lực thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” thông qua việc đổi mới kịp thời những chính sách sử dụng NNLNCLC hiện nay. Đơn vị sử dụng lao động phải b ố trí NNLNCLC hợp lý dựa trên cơ sở năng lực, trình độ, bằng cấp, xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh công việc, đồng thời phải chính xác để làm cơ sở x ác định nhu cầu sử dụng NNLNCLC. Việc xây dựng tiêu chuẩn phù hợp sẽ làm căn cứ để trả lương chính xác cho NNLNCLC, sẽ là động lực để họ phấn đấu và cống hiến xứng đáng với cái mình được hưởng. Cải tiến các chính sách liên quan đến việc sử dụng NNLNCLC như sau: Đảng và Nhà nước cần có những chủ trương chính sách cụ thể quy định 135 tuổi quy hoạch của nữ, đặc biệt là NNLNCLC nên qui định sớm và kéo dài bằng nam, vì nữ ở gia i đoạn đầu phát triển trước nam và giai đoạn sau thời gian của nữ ngắn hơn nam. Đối với tuổi nghỉ hưu của NNLNCLC cần qui định sao cho linh hoạt. Không nên quy định tất cả phụ nữ đều nghỉ hưu ở tuổi 55. Có thể một số chức danh nên để tuổi nghỉ hưu của nữ bằng với nam giới. Chẳng hạn các chức danh như: Vụ trưởng, Vụ Phó và tương đương; những người có trình độ cao: GS, PGS, TS và chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp trở lên (trừ những người không đủ sức khỏe thì được nghỉ hưu theo nguyện vọng của cá nhân). Làm như vậy sẽ khai thác được những thế mạnh của họ để đóng góp vào sự phát triển của đất nước và không gây lãng phí (đặc biệt chất xám) cho xã hội. Bởi vì, trên thực tế ở độ tuổi đã chín đội ngũ NNLNCLC như trên mới có nhiều thời gian, có vốn tri thức lớn và kinh nghiệm của chuyên gia cho công việc và lĩnh vực ngành nghề mình nghiên cứu. Khi đó trình độ chuyên môn ở mức cao và sâu họ sẽ có khả năng sáng tạo lớn. Hơn nữa , lúc này con họ đã trưởng thành, gia đình ổn định có nhiều điều kiện thuận lợi hơn dành cho chuyên môn. Do đó, tuổi nghỉ hưu của đội ngũ nêu trên nên bằng với nam giới là 60 tuổi. Nếu thực hiện được giải pháp này sẽ tận dụng được sự đóng góp không nhỏ của một bộ phận NNLNCLC có tài năng và thể chế hóa được tư tưởng về bình đẳng giới của Đảng và Nhà nước. Mỗi năm , Việt Nam có hàng mấy chục ngàn NNLNCLC tốt nghiệp các loại hình đào tạo khác nhau như cử nhân , thạc sĩ , tiến sĩ. Nếu chúng ta có chính sách trọng dụng hợp lý thì có thể tuyển chọn được lực lượng lao động chất lượng cao cho các tổ chức, các ngành, tuyển chọn được nhân tài và xây dựng được NNLNCLC hùng mạnh ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Việt Nam đã và đang cố gắng đề ra và thực hiện các chính sách thu hút nhân tài nhằm nâng cao 136 chất lượng NNL đẩy nh anh tốc độ phát triển kinh tế , thúc đẩy tiến bộ xã hội. Mặc dù vậy, trên thực tế các chính sách đó chưa phát huy được hiệu quả, kết quả thực hiện chưa đạt được yêu cầu đề ra. Vấn đề không chỉ cần có cơ chế hợp lý , có nhận thức đúng, có kế hoạch lựa chọn và đào tạo mà điều quan trọng là phải quyết tâm bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm, tin tưởng vào NNLNCLC trẻ, tạo động lực kích thích tính chủ động, sáng tạo của họ. Phải sử dụng đúng sở trường, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, nghiêm cấm việc sắp xếp công việc trái ngành nghề đào tạo có như vậy thì mới đem lại được hiệu quả cao. NNLN và NNLNCLC có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, nên bên cạnh công tác giáo dục - đào tạo thì công tác sử dụng, quản lý cũng cần có sự quan tâm thỏa đáng thì mới có thể khai thác và phát triển được NNL cho phát triển. Nên cần phải chú ý những vấn đề sau: - Phải đặt mục tiêu phát triển NNLNCLC và trọng dụng họ trong chiến lược phát triển NNLCLC nói chung của đất nước; có tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể với từng vùng miền, từng đối tượng, ngành nghề. Công tác qui hoạch sử dụng NNLNCLC phải được tiến hành thường xuyên và được quan tâm một cách đầy đủ của các cấp, các ngành, nhưng không vì đáp ứng yêu cầu về cơ cấu tham gia của NNLN mà xem nhẹ chất lượng. Trái lại, phải có sự chuẩn bị NNLNCLC cả về số lượng và không ngừng nâng cao về chất lượng cả trước mắt cũng như lâu dài. - Trong việc sử dụng NNLNCLC và sắp xếp bố trí, luân chuyển phải tính đến đặc điểm giới, t ạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho họ phấn đấu, rèn luyện, thể hiện năng lực, sở trường để phát triển. Lựa chọn, đề bạt NNLNCLC đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới thì việc đề cao các tiêu chuẩn về bằng cấp là cần thiết nhưng cũng không cứng nhắc mà làm cho việc 137 lựa chọn NNLNCLC gặp nhiều trở ngại, dẫn đến việc tạo nguồn cán bộ nữ gặp khó khăn, việc phát hiện tài năng nữ không được quan tâm thỏa đáng. - Các cấp ủy Đảng có trách nhiệm lãnh đạo xây dựng quy hoạch NNLNCLC trong quy hoạch tổng thể về cán bộ của Đảng ở từng cấp, từng ngành và từng địa phương. Đồng thời cùng với việc quy hoạch, phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng để chủ động về nhân sự; đề bạt, bổ nhiệm cần bảo đảm tiêu chuẩn của từng chức danh, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, phát huy được thế mạnh, ưu điểm của NNLNCLC. Thực hiện nguyên tắc qui hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm của nữ sớm hơn so với nam về độ tuổi. Chủ động bố trí NNLNCLC đã được rèn luyện, thử thách, được đào tạo và hội đủ các tiêu chuẩn đặt ra. Trong trường hợp nam và nữ có đủ tiêu chuẩn và điều kiện như nhau thì phải ưu tiên cho nữ trước. Trong qui hoạch phải đảm bảo tính ổn đinh, kế thừa và phát triển của NNLNCLC một cách vững chắc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức. - Xây dựng, sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện tốt các chính sách nhằm phát triển NNLNCLC trong nghiên cứu khoa học - công nghệ, trong lãnh đạo, quản lý. Có chính sách cụ thể về qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển đối với họ cho phù hợp. - Có chế độ chính sách phù hợp cho NNLNCLC, nhất là ở cơ sở, để thu hút được NNLNCLC đ ã qua đào tạo về công tác tại địa phương, bảo vệ hợp pháp quyền và lợi ích chính đáng của họ. Muốn làm được đó, Đảng và Nhà nước cần phải tạo điều kiện, môi trường làm việc cho NNLNCLC: Có nhiều biện pháp khuyến khích, nhân rộng những tấm gương thuộc về NNLNCLC điển hình, tích cực, có nhiều thành tích trong học tập, nghiên cứu, trong công tác; Hỗ trợ vật chất, tinh thần để họ vươn lên trong khoa học, công tác; Chính sách đãi ngộ, khuyến khích cho NNLNCLC công tác vùng sâu, xa, hoặc vùng đặc biệt khó khăn... 138 - Đảng, Nhà nước cần có nhiều biện pháp tạo điều kiện cho NNLNCLC có điều kiện hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với NNLNCLC các nước trong khu vực và thế giới: Học tập kinh nghiệm về phát triển bền vững lực lượng; trao đổi khoa học và n hiệm vụ trong mọi lĩnh vực... Ngoài ra, cần phải xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển các ngành, các hình thức dịch vụ gia đình. Xã hội ngày càng phát triển thì thường đặt NNLNCLC vào tình trạng khó khăn, bởi họ phải gánh vác trách nhiệm nặng nề trong việc tái sản xuất sức lao động cho xã hội và duy trì nòi giống. Chính sách giảm nhẹ gánh nặng công việc gia đình cho NNLN, đặc biệt là NNLNCLC để họ có thể chuyên tâm, dành nhiều thời gian cho chuyên môn phát triển sự nghiệp, khai thác được khả n ăng của họ. Điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua việc các tổ chức hỗ trợ phát triển các dịch vụ gia đình theo quan điểm coi lao động nội trợ là một bộ phận của lao động xã hội và có đóng góp cho sự phát triển kinh tế. Những hỗ trợ kịp thời đó sẽ tác động đến việc giảm gánh nặn g về công việc gia đình cho NNLNCLC để họ có thời gian học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển sự nghiệp. Trong quá trình sử dụng các loại lao động thì lao động trí tuệ có vị trí quan trọng hàng đầu và nó cũng tạo ra giá trị lớn nhất. Vì vậy, cần có chính sách đãi ngộ một cách thỏa đáng thì mới khai thác được tiềm năng của NNLNCLC ở cả trong và ngoài nước đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh hôm nay. Thứ nhất, phải giúp cho NNLNCLC có việc làm, trả lương phải hợp lý giúp họ sống được bằng nghề. Để động viên có hiệu quả tính tích cực của NNLNCLC thì vấn đề quan trọ ng nhất là tạo điều kiện để NNLNCLC có việc làm, có thu nhập cao và thậm chí phải làm giàu được bằng nghề của mình. Thực tế chứng minh, yếu tố lương có tác động mạnh nhất đến thái độ, động cơ, khả năng sáng tạo và trình độ 139 chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc của hầu hết NNLNCLC trong cơ chế thị trường. Nó giúp cho việc giải bài toán NNLNCLC được đào tạo có thu nhập thấp phải từ bỏ công việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ để sang làm việc không liên quan hoặc có liên quan ít đến chuyên môn, nghiệp vụ, nhằm mục đích có thu nhập cao hơn, gây ra hiện tượng lãng phí “chất xám” trong xã hội hiện nay. Do đó, nguyên tắc trả lương phải hợp lý, hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường có như vậy ta mới tuyển dụng được NNLNCLC có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Nếu không làm được điều đó sẽ kìm hãm sự phát triển của bản thân NNLNCLC và sự phát triển của đất nước. Thứ hai, nguyên tắc trả lương phải tương xứng với năng lực, trình độ và bằng cấp. Chúng ta cần nâng bậc lương của nữ Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ đã làm việc cống hiến thời gian từ 20 - 25 năm thì được xếp bậc lương cao nhất trong thang bảng lương của Nhà nước và trả theo trình độ học vị cho phù hợp với vai trò tầm quan trọng của họ trong kinh tế tri thức. Những người có trình độ, làm khoa học dù không giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo thì phải được kính trọng và xã hội thừa nhận tôn vinh. Đồng thời, làm như vậy cũn g là sự thể hiện tinh thần Nghị quyết các Đại hội VII, VIII của Đảng “giáo dục, đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”, là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH. Làm được điều này thì NNLCLC nói chung và NNLNCLC nói riêng mới có thể sống bằng nghề, yêu nghề và yên tâm công tác để phục vụ tốt nhất cho sự phát triển của xã hội. Khắc phục tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” vì NNLNCLC đã được đào tạo nhưng không có hoặc thiếu việc làm hoặc không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài chẳng những làm giảm sức cạnh tranh của NNLNCLC trên thị trường mà còn gây nên lãng phí lớn cho nhà nước, gia đình. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải có chiến lược phát triển 140 NNLCLC nói chung và NNLNCLC nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, hội nhập để phát triển kinh tế tri thức hiện nay. Đối với các nhà khoa học, công nghệ để khai thác được khả năng tích cực, sáng tạo ở họ, nhất là những tài năng đỉnh cao, phải có sự tài trợ đủ mạnh về tài chính để có thể gắn khoa học, công nghệ với thực tiễn. Tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho NNLNCLC như cung cấp thông tin, trang thiết bị phương tiện thí nghiệm hiện đại, các cơ sở triển khai, ứng dụng nhanh kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Mặt khác, cũng phải giải quyết thỏa đáng các loại lợi ích vật chất và tinh thần cho các nhà nghiên cứu, sáng chế, phát minh, ứng dụng khoa học, công nghệ hiệu quả. Nhà nước phải có trách nhiệm tổ chức, quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sáng tạo của NNLCLC nói chung và NNLNCLC nói riêng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ, tạo ra bầu không khí thoải mái nhất cho hoạt động sáng tạo… Như vậy, chúng ta sẽ khai thác được hiệu quả tối ưu của NNLNCLC. Trên cơ sở đó, chúng ta hoạch định cụ thể trong việc sử dụng và đãi ngộ đối với NNLNCLC: - Đối với NNLNCLC trẻ mới ra trường, Nhà nước và địa phương cần có chính sách cụ thể khuyến khích, động viên sao cho xứng đáng để họ yên tâm công tác, cống hiến và tích cực học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của công việc. - Tạo ra những điều kiện, cơ hội bằng nhau cho cả nam và nữ, đồng thời phải đáp ứng những đòi hỏi mang tính đặc thù giới tính, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của NNLNCLC. Tránh tình trạng phân biệt đối xử trong đào tạo và sử dụng NNLNCLC. Thứ ba, đánh giá, đãi ngộ và tôn vinh NNLNCLC phải công bằng. Việc đánh giá của Đảng và Nhà nước, xã hội một cách khách quan năng lực của NNLNCLC và căn cứ vào sự cống hiến của họ để có sự đãi ngộ 141 tương xứng là một nguồn động viên rất lớn, khuyến khích NNLNCLC say mê công việc và có chí vươn lên. Một vấn đề mà các nhà khoa học nữ hiện nay đang rất cần đó là sự công bằng, dân chủ trong việc đánh giá, đãi ngộ. Vấn đề này đang đặt ra và đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần quan tâm, xem xét giải quyết sao cho thỏa đáng. Sự công bằng ở đây không phải sự “bình quân, chiếu cố” mà là sự tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo, xã hội và gia đình cho NNLNCLC có cơ hội được thể hiện trí tuệ của mình một cách tốt nhất. Vì vậy, cần có các chính sách cụ thể khuyến khích phát triển tài năng sáng tạo của NNLN CLC như tạo điều kiện cho họ thực hiện các dự án, đề tài khoa học; mạnh dạn và tin tưởng giao cho họ làm việc đi đôi với hướng dẫn, kèm cặp để bản thân họ vừa học tập, vừa nâng cao trình độ, vừa chủ động, sáng tạo đóng góp sức lực vào c ác lĩnh vực nghiên cứu, có thêm thu nhập... là việc làm cấp bách của các cấp quản lý và lãnh đạo. Bên cạnh đó phải có sự ưu tiên tuyển chọn đối với NNLNCLC trẻ học giỏi, có nguyện vọng học lên cao thì có ưu tiên về kinh phí, thời gian. Có các hình thức khe n thưởng bằng vật chất, tinh thần thích đáng, kịp thời đối với những thành công của NNLNCLC; hình thành tâm lý xã h ội trân trọng những thành quả đạt được trong hoạt động trí tuệ của NNLNCLC để khích lệ lòng tự tin, sự phấn đấu vươn lên trong hoạt động trí tuệ của họ. Để cả hai giới được phát triển như nhau, có những đóng góp xứng đáng vào tiến trình phát triển của toàn xã hội là nguyện vọng to lớn không chỉ của riêng NNLNCLC, mà còn là của toàn xã hội, của nhân loại. Sức mạnh của NNLNCLC sẽ tăng lên gấp bội khi họ có một đội ngũ chuyên gia đầu đàn, các nhà khoa học nữ tài năng và đức độ, các nhà q uản lý giỏi, tài ba… Vì vậy, việc coi trọng và đãi ngộ hợp lý lực lượng này sẽ là một động lực thúc đẩy NNLNCLC đi sau tham gia vào các lĩnh vực hoạt động trí tuệ cao. Đối với các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ là nữ thì ngoài các 142 chính sách đãi ngộ chung như một trí thức, Đảng và Nhà nước cần quan tâm, ưu đãi hơn , đặc biệt đ ối với những tài năn g đã có cống hiến xuất sắc cho đất nước và cho sự tiến bộ của phụ nữ. Đản g và Nhà nước coi trọng các hình thức động viên về chính trị và tinh thần, các hình thức tôn vinh NNLNCLC có cống hiến xuất sắc: thực hiện có nền nếp việc xét các chức danh khoa học và trao các giải thưởng quốc gia về văn hóa, khoa học; tặng thưởng huân ch ương, tuyên dương công trạng đối với NNLNCLC có công... góp phần giáo dục truyền thống của dân tộc: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia . Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao. Nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy, các bậc thánh đế, minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí là việc đầu tiên " [26, tr.3]. Vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phấn đấu và vươn lên của NNLN nói chung trong đó có NNLNCLC nói riêng. Hội phải xây dựng các điển hình, các phong trào tôn vinh NNLNCLC. Với tính chất là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của phụ nữ, Hội Liên hiệp phụ nữ phải tiếp tục tạo ra nhiều hoạt động hơn nữa góp phần nâng cao kiến thức và năng lực cho NNLNCLC, qua đó giúp họ có những hiểu biết đúng đắn về bình đẳng giới, nhận thức rõ khả năng, năng lực và cả những hạn chế của bản thân , trên cơ sở đó có hướng đi phù hợp hoặc khắc phục hạn chế để đi đến thành côn g. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam mà trực tiếp là Hội trí thức nữ Việt Nam phải là cầu nối giữa NNLNCLC cả nước với Đảng, Chính phủ và bạn bè quốc tế, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của NNLNCLC với Đảng và Nhà nước, đồng thời tham mưu đề xuất những chính sách, giả i pháp nhằm phát triển NNLNCLC đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Hội Nữ trí thức cần có một giải thưởng dành cho các nhà khoa học nữ xuất sắc trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực khoa học Xã hội và nhân 143 văn. Theo tác giả, hiện nay giải thưởng Côv alepxkaia - do nước ngoài tài trợ là sự động viên, khuyến khích rất lớn dành cho các nhà khoa học nữ Việt Nam, đồng thời nó cũng tạo ra sự cách biệt lớn giữa các nhà khoa học nữ trên lĩnh vực tự nhiên, kỹ thuật với các nhà khoa học nữ trên các lĩnh vực x ã hội, nhân văn và ở các lĩnh vực khác. NNLNCLC trên các lĩnh vực này, nhiều chị em rất xuất sắc, có nhiều tài năng nhưng chưa nhận được sự động viên, khuyến khích kịp thời từ phía Nhà nước, xã hội và các tổ chức quốc tế. Một giải thưởng dành cho các nhà khoa học xuất sắc trên các lĩnh vực này từ phía Nhà nước sẽ là nguồn cổ vũ lớn lao, một sự động viên tinh thần cũng như vật chất quan trọng đối với họ. Đó cũng chính là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng. Cải tiến cá c chế độ bảo hiểm xã hội và tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bình đẳng giới để mở rộng sự tham gia và bảo đảm lợi ích hợp pháp cho NNLNCLC. Thứ tư, tạo môi trường tâm lý - xã hội thu ận lợi để kích thích tính tích cực, sáng tạo của NNLNCLC. Môi trường tâm lý - xã hội chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: quan hệ giữa các đồng nghiệp, triết lý sống, quan hệ trên dưới, phong tục tập quán và nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, tinh thần khác… Để tạo môi trường tâm lý - xã hội thuận lợi cho việc động viên tính tích cực, sáng tạo của NNLNCLC, điều quan trọng nhất phải đưa ra những chính sách kinh tế - xã hội đúng đắn, vừa phù hợp với điều kiện và khả năng hiện thực của xã hội, vừa kịp thời đáp ứng những nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng. Hiện nay trong điều kiện cụ thể của nước ta, để tạo tâm lý an tâm, phấn khởi, tích cực, sáng tạo của NNLNCLC cần phải chú ý đến nhu cầu chính đáng của họ: việc làm và có thu nhập cao, bình đẳng giới và công bằng xã hội, nhu cầu nâng cao hiểu biết, có cơ hội được thăng tiến để khẳng định b ản thân và 144 được xã hội tôn vinh,…Việc thỏa mãn những nhu cầu này sẽ tác động trực tiếp, tích cực đến thái độ của NNLNCLC đối với công việc. Nói tóm lại, đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ NNLNCLC là một vấn đề lớn và bức thiết hiện nay. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi có quan điểm đúng đắn và sự hiểu biết đầy đủ khả năng, nhu cầu thực tiễn của NNLNCLC nước ta, nhằm tạo ra và phát triển tài nguyên trí tuệ của đất nước, phải có tầm nhìn chiến lược đối với sự nghiệp "trồng người" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi. Chính sách đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ đối với NNLNCLC vừa phải thống nhất với chính sách thuộc các lĩnh vực đó đối với NNLCLC nói chung, vừa phải đáp ứng những đòi hỏ i đặc thù của NNLNCLC. Chính sách đó không đơn thuần là quyền lợi cho họ mà còn có quan hệ đến sự hưng thịnh của cả dân tộc, có liên quan đến nhịp độ phát triển của đất nước. Trong thời đại ngày nay, khi thế giới bước vào kỷ nguyên văn minh trí tuệ, NNLCLC nói chung, NNLNCLC nói riêng của mỗi quốc gia sẽ có mặt trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống xã hội, tham gia vào việc quản lý và điều hành đất nước. Do vậy, chính sách đối với NNLNCLC là chính sách tạo ra sức mạnh trí tuệ của cả dân tộc; coi chất xám là thứ vốn quý nhất của đất nước, cần phải giữ gìn, trân trọng và phát triển. Nhưng, một xã hội tiến bộ, ưu việt phải là xã hội tạo được những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi để NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng đều có cơ hội phát triển tài năng, góp phần phát triển đất nước. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 1. NNLNCLC là một trong những bộ phận cốt yếu nhất của NNLN, nó có vai trò, vị trí quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững của đất nước. Việt Nam là một quốc gia còn chậm phát triển, đời sống kin h tế - xã hội và khoa học - công nghệ còn gặp nhiều khó khăn. Cho nên, việc tranh thủ, tận 145 dụng sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý... trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế có ý nghĩa quan trọng để tăng tốc và rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và thế giới. 2. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và có sự quyết tâm cao của toàn bộ hệ thống chính trị nên NNLNCLC ở nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhi ên, việc phát triển chưa xứng tầm, đồng bộ và chưa đáp ứng đư ợc yêu cầu của việc xây dựng kinh tế tri thức và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay. Việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhằm đưa ra đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm huy động được những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan cho quá trình phát triển NNLNCLC là vô cùng quan trọng. Việc chỉ ra được các nhóm giải pháp khách quan và chủ quan là cơ sở lý luận giúp cho Đảng và Nhà nước tiếp tục hoạch định ra phương hướng và chiến lược cho việc phát triể n NNLNCLC trong thời gian tới tốt hơn. 146 KẾT LUẬN Quá trình toàn cầu hóa, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển, xong cũng phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ. Để đi tắt, đón đầu trong bối cảnh đó thì cần phải huy động tất cả các nguồn lực khác nhau, trong đó NNLCLC là yếu tố hàng đầu và quan trọng nhất. Nhưng NNLCLC chỉ phát triển trọn vẹn và đầy đủ khi có sự đóng góp của NNLNCLC. Hiện nay, NNLNCLC chiếm một số lượng không nhỏ trong tổng số NNLCLC, là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của NNLCLC trong quá trình phát triển của đất nước. NNLNCLC là một bộ phận tinh túy nhất của NNLN, có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao, có năng lực sáng tạo đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn, biết vận dụng tri thức, kỹ năng vào trong quá trình lao động sản xuất nhằm đem lại hiệu quả cao, có phẩm chất tiêu biểu của NNLN. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định việc giải phóng phụ nữ là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu của cách mạng Việt Nam: “Phụ nữ là nói phần nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người . Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa” [65, tr.222]. Để quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước thành công thì phải phát triển NNLNCLC, phải huy động sự đóng góp tốt nhất của lực lượng này trong quá trình đó. Nhận thức rõ được vai trò, tầm quan trọng của NNLNCLC, Đảng và Nhà nước phải xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách nhằm phát triển phụ nữ trong mỗi thời kỳ cách mạng. Trên cơ sở đánh giá về sự tác động giữ a điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đến NNLNCLC, Luận án đã đánh giá thực trạng NNLNCLC ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, Luận án nhận thấy, NNLNCLC đã có bước phát triển mạnh về nhiều mặt, có những đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước, đặc biệt là trong lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị và khoa học, công nghệ như luận án đã phân tích ở trên. Những đóng góp to lớn của NNLNCLC không chỉ khẳng định tiềm năng trí tuệ của NNLNCLC, mà còn khẳng định sự quan tâm to lớn 147 của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, khẳng định sự vươn lên không ngừng của bản thân NNLNCLC. Đồng thời những thành tích đạt được là minh chứng cho trí tuệ của nữ giới không kém so với nam giới trong gia đình và xã hội. Bên cạnh những ưu thế của NNLNCLC như thông minh, dịu dàng, khéo léo, cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm… NNLNCLC ở nước ta còn nhiều hạn chế, yếu kém: ít về số lượng; yếu về chất lượng; cơ cấu, phân bố, quản lý, sử dụng và đãi ngộ còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn phát triển đất nước. Từ đó, tác giả luận án đã bước đầu nêu ra và luận giải những mâu thuẫn cơ bản trong việc phát triển NNLNCLC. Điều đó, đòi hỏi NNLNCLC phải có quyết tâm cao vươn lên không ngừng để giải quyết mâu thuẫn đặt ra và không bị tụt hậu. Đây là một thử thách rất lớn có tính lâu dài đối với NNLNCLC đòi hỏi không chỉ sự vươn lên của bản thân, mà còn rất cần sự quan tâm, động viên, khích lệ của xã hội và gia đình. Trong thời gian tới, để phát triển với tốc độ nhanh và bền vững, đồng thời huy động được toàn bộ NNLCLC đóng góp vào sự phát triển của đất nước đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 đã được đưa ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2011 - 2020). Vì thế, chúng ta cần phải có chiến lược phát triển NNLNCLC, một cách phù hợp và có hiệu quả cao hơn. Trên cơ sở đánh giá những nhân tố tác động (điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan), Luận án đã đề xuất hai nhóm giải pháp nhằm phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới. Với chủ trương coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, nên mục đích phát triển NNLNCLC phải được thể hiện sinh động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: Từ phát triển kinh tế - xã hội đến đổi mới giáo dục - đào tạo; Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách; Chăm lo sức khỏe; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng… Những lĩnh vực này đã được đề cặp đến trong luận án chắc chắn là chưa đầy đủ, nhưng tác giả đã cố gắng để đưa ra những giải pháp có tính khả thi hơn trong việc phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA NCS CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Giáng Hương (2010), "Giáo dục đạo đức cho sinh viên nhằm phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay" , Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông , (số 6), tr.46 - 50. 2. Nguyễn Thị Giáng Hương (2010), "Phát huy nguồn lực con người trong giáo dục - đào tạo đại học" , Tạp chí Lý luận chính trị, (số 7), tr.55- 59. 3. Nguyễn Thị Giáng Hương (2011), "Phụ nữ học tập nâng cao trình độ Những khó khăn, trở ngại và giải pháp" , Tạp chí Lao động và xã hội , (số 405 ), tr.26 - 28. 4. Nguyễn Thị Giáng Hương (2011), "Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành giáo dục hiện nay - Một số vấn đề cần quan tâm", Tạp chí Giáo dục, (số 270 ), tr.1- 3. 5. Nguyễn Thị Giáng Hương (thành viên, 2012), Phát triển nền giáo dục Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XXI theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Giáng Hương - Nguyễn Thị Huệ (đồng tác giả) (2012), “Phụ nữ Việt Nam tiến tới mục tiêu bình đẳng giới” trong Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa với bình đẳn g giới ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.249- 259. 7. Nguyễn Thị Giáng Hương (2012), "Phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (số 12), tr.16-22. 8. Nguyễn Thị Giáng Hương (2013), "Phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở nước ta và những vấn đề đặt ra", Tạp chí Cộng sản, (số 74), tr.51-54. 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Vân Anh - Lê Ngọc Hùng (2000), Phụ nữ, giới và phát triển, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 2. Ban Nữ công Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Phát huy nguồn lao động nữ ở ngoại thành Hà Nội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu khoa học, Hà Nội. 3. Hoàng Chí Bảo (2006), Văn hóa và con người Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội . 4. Nguyễn Trọng Bảo (chủ biên, 1996), Gia đình, nhà trường, xã hội với việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài, Chương trình khoa học - công nghệ cấp Nhà nước KX 07, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Tony Buzan (2007), Bản đồ tư duy trong công việc, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội . 6. Hoàng Văn Châu (2009), "Phát triển NNLCLC cho hội nhập kinh tế - vấn đề cấp bách sau khủng hoảng", Tạp chí Kinh tế đối ngoại, (số 38). 7. Chính phủ (2011), Mục tiêu chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, Hà Nội. 8. Chương trình Khoa học - Công nghệ cấp Nhà nước KX05 (2003), Nghiên cứu văn hóa, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Hà Nội. 9. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Phạm Tất Dong (1995), Trí thức Việt Nam - thực tiễn và triển vọng , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Phạm Tất Dong (chủ nhiệm đề t ài Khoa học xã hội - 0309) (1999), CNH, HĐH và tầng lớp trí thức. Những định hướng chính sách. 150 12. Phạm Tất Dong (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Nguyễn Thị Kim Dung (2010), Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh về quyền bình đẳng của phụ nữ , Nxb Dân trí, Hà Nội. 14. Nguyễn Thị Thanh Dung (2010), Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Nguyễn Hữu Dũng (2002), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Lý luận chính trị , (8), tr.25-30. 16. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 17. Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Văn Đạo (2008), “Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lao động và xã hội, (số 329). 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư B an Chấp hành TW khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành TW khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội . 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 151 24. Đỗ Văn Dạo (2009), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay", Tuyên giáo, (10), tr.29-32. 25. Lê Thị Hồng Điệp (2005), Phát triển nguồn nhân lực cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam , Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 26. Trần Hồng Đức (1999), Các trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam , Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 27. Trương Thị Bích Hà (2002) “Vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế tri thức”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (3), tr.24-26. 28. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiêp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Nguyễn Đức Hạt (chủ biên , 2007), Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Nguyễn Đức Hạt (2009), Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Lương Thị Thu Hằng (2004), “Vị thế của phụ nữ và nam giới trong hưởng dụng đất hi ện nay”, Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, (10), tr.21- 29. 33. Nguyễn Huy Hiệu (2011), "Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI", Tạp chí Tổ chức Nhà nước, (số 6). 34. Trương Mỹ Hoa (1995), “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và tham gia quản lý đất nước và định hướng đến năm 2000”, Tạp chí Cộng sản, 10- 1995, tr.14-15. 152 35. Nguyễn Phương Hoa (2004), “Khó khăn, thuận lợi tron g công việc và cuộc sống của người phụ nữ ngày nay”, Tạp chí Công tác tư tưởng: Lý luận - Thực tiễn, (10), tr.27- 30. 36. Thẩm Vĩnh Hoa - Ngô Quốc Diệu (1996), Tôn trọng trí thức tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội . 37. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2008), Khoa học giới - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 38. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (2010), Phát triển NNLCLC đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức , Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2010 . 39. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Đại học quốc gia Hà Nội, Nữ trí thức Việt Nam đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước , Hội thảo khoa học. 40. Lê Ngọc Hùng (1999), Công bằng xã hội và hội nhập xã hội đối với phụ nữ: Một số vấn đề thực tiễn và phương pháp tiếp cận", Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (4), tr.14-20. 41. Lê Ngọc Hùng - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (đồng chủ biên) (2003), Xã hội học về giới - và phát triển, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 42. Nguyễn Đắc Hưng (2008), Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2010), Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 45. Nguyễn Văn Khánh, Hoàng Thu Hương (2010), "Đào tạo NNLCLC ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và triển vọng", Tạp chí Nghiên cứu con người, (số 1). 153 46. Nguyễn Văn Khánh (2010), Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội . 47. Nguyễn Linh Khiếu (2003), Nghiên cứu phụ nữ, giới và gia đình , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 48. Phan Thanh Khôi (2008), "Đóng góp của đội ngũ trí thức vào chủ trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Lý luận chính trị. 49. Phan Thanh Khôi, Nguyễn Văn Sơn (2011), "Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước", Tạp chí Tuyên giáo, (số 7). 50. Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. Bùi Thị Ngọc Lan (2007), "Một số bổ sung, phát triển trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam", Tạp chí Lý luận chính trị. 52. Lê Ngọc Lan, Nguyễn Linh Khiếu, Đỗ Thị Bình (2002), Số liệu điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và ngườ i phụ nữ trong gia đình thời k ỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Khu vực miền Bắc) , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 53. Lê Ngọc Lan - Trần Đình Long (2005), Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam và vai trò của truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ, Nxb Thế giới, Hà Nội. 54. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo kinh nghiệm Đông Á , Nxb khoa học xã hội, Hà Nội. 55. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 1, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 56. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 57. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 58. Dương Thị Liễu (1996), Tác động của điều kiện khách quan v à nhân tố chủ quan đối với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta, Luận án PTS, Hà Nội. 154 59. Phạm Quý Long (2008), Quản lý nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho doanh nhân Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội . 60. Trần Hồng Lưu (2009), Vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. C.Mác - Ph.Ăngghen (1984), Tuyển tập, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội. 62. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 63. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập , tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 64. Võ Thị Mai (2003), Vai trò của nữ cán bộ quản lý nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 65. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 66. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 67. Dương Thị Minh (2004), Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ trong gia đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 68. Nguyễn Hữu Minh - Trần Thị Vân Anh (2009), Nghiên cứu gia đình và giới thời kỳ đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 69. Phạm Ngọc Minh (2000), Vấn đề nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn , Luận án Tiến sĩ, Viện Triết học. 70. Nghiên cứu tác động giới trên con đường chức nghiệp của công chức Việt Nam, Dự án “Nâng cao năng lực lồng ghép giới và nghiên cứu giới tại Học viện Hành chính quốc gia” (2005), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 71. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (chủ biên) (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 72. Phạm Thành Nghị (Chủ biên) (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 155 73. Phạm Thành Nghị (2009), "Kinh nghiệm phát tri ển nguồn nhân lực ở những quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á", Tạp chí Nghiên cứu con người, (số 2). 74. Phạm Công Nhất (2008), "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế" , Tạp chí Cộng sản, (số 786). 75. Nguyễn An Ninh, Lê Thị Ánh Tuyết (2009), “Vài kinh nghiệm xây dựng và phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao từ Dung Quất” , Tạp chí Lao động công đoàn, (số 436). 76. Lê Văn Phục (2010), “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 6). 77. Nguyễn Thị Thu Phương (chủ biên) (2009), Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 78. Nguyễn Thị Minh Phước (2012), "Phát triển nguồn nhân lực: kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới", Tạp chí điện tử Cộng sản , ngày 7/10/2012. 79. Lê Thị Quý (2005), Mấy suy nghĩ về vấn đề Giới trong xã hội hiện nay , Hà Nội. 80. Nguyễn Văn Sơn (2002), Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 81. Nguyễn Văn Tài (2010), Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 82. Nguyễn Đình Tấn (2005), Các quan điểm về tăng cường năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội, Hà Nội. 83. Phan Thị Thanh (2001), Tiến bộ về bình đẳng giới ở Việt Nam, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội. 84. Đỗ Thị Thạch (2005), Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 85. Đỗ Thị Thạch (2011), "Chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng", Tạp chí Lịch sử Đảng, (số 7 ). 156 86. Phạm Minh Thảo, Dự báo xu thế phụ nữ thế kỷ XXI, Nxb Lao động, Hà Nội. 87. Lê Thi (2004), "Nghiên cứu về người phụ nữ, về vấn đề giới và sự tham gia của các khoa học xã hội nhân văn Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Con người , (5/14), tr.52-58. 88. Hoàng Bá Thịnh (2002), Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 89. Hoàng Bá Thịnh (2005), Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam và vai trò của truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát phụ nữ , Nxb Thế giới, Hà Nội . 90. Trần Thị Thu (2003), Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Phân tích tại Hà Nội), Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội. 91. Văn Tất Thu (2011), "Nhân tài và những vấn đề cơ bản trong sử dụng, trọng dụng nhân tài", Tạp chí Tổ chức nhà nước , (số 1). 92. Tổng cục thống kê (2010), Số liệu thống kê giới ở Việt Nam 2000 - 2010, Hà Nội. 93. Phạm Hồng Tung (chủ biên, 2008), Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội. 94. Trần Văn Tùng - Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực - Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 95. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng, Nxb Thế giới, Hà Nội. 96. Uỷ ban Quốc gia các vấn đề xã hội của Quốc hội (1995), Vai trò giới và nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Kỷ yếu hội th ảo, Hà Nội. 97. Viện Chiến lược phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Nguồn nhân lực chất lượng cao: Hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường, Đề tài khoa học cấp Bộ. 157 98. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2010), Kinh nghiệm một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 99. Đàm Đức Vượng (2008), Báo cáo khoa học tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba với chủ đề: Việt Nam, Hội nhập và phát triển, Thực trạng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam. 158 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Sinh viên cao đẳng, đại học chia theo giới tính, 2001 - 2010 Đơn vị tính: % STT Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nam Số lượng 542796 533953 559935 689109 690610 688120 732792 872623 970006 1094800 Nữ Tỷ lệ 55,72 55,58 54,23 52,21 50,66 44,68 45,70 50,75 50,11 50,64 Số lượng 431323 426739 472505 630645 672557 852081 870692 846876 965733 1067306 Tỷ lệ 44,28 44,42 45,77 47,79 49,34 55,32 54,30 49,25 49,89 49,36 Nguồn: Niên giám thông kê 2011, TCTK. Phụ lục 2 Tỷ lệ nhân lực nữ tham gia BCH TW Đảng Đơn vị tính: % Khóa X TT 1 2 3 4 Danh mục Ủy viên Bộ Chính trị BCH TW Đảng Bí thư TW Đảng Ủy viên chính thức BCH TW Đảng Ủy viên dự khuyết BCH TW Đảng Nữ Số lượng Khóa XI Nữ Nam Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng 0 0 14 100 1 12,5 7 13 8,13 3 14,29 Nam Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 7,15 13 92,85 87,5 2 20,0 8 80,0 147 91,87 15 8,57 160 91,43 18 85,71 3 12,0 22 88,0 Nguồn: Báo cáo đánh giá nhiệm kỳ 2007 - 2012, phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2012 - 2017 của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (tại Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ XI) 159 Phụ lục 3 Số lượng và tỷ lệ nữ đ ại biểu Quốc hội 1946 - 2016 Đơn vị tính: % Nữ đại biểu 10 49 62 125 137 132 108 88 73 118 136 127 122 Khóa Khóa I (1946 - 1960) Khóa II (1960 - 1964) Khóa III (1964 - 1971) Khóa IV (1971 - 1975) Khóa V (1975 - 1976) Khóa VI (1976 - 1981) Khóa VII (1981 - 1987) Khóa VIII (1987- 1992) Khóa IX (1992- 1997) Khóa X (1997- 2002) Khóa XI (2002- 2007) Khóa XII (2007- 2011) Khóa XIII (2011- 2016) Tổng số đại biểu 333 362 366 420 424 492 496 496 395 450 498 493 500 Tỷ lệ nữ (%) 3,00 13,54 16,94 29,76 32,31 26,83 21,77 17,74 18,48 26,22 27,31 25,76 24,40 Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Phụ lục 4 Cơ cấu lãnh đạo chủ chốt trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ năm 2012 TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Cơ quan Bộ Công an Bộ Công thương Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Giao thông Vận tải Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ Ngoại giao Bộ Nội vụ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tổng số lãnh đạo chủ chốt 6 10 Nữ lãnh đạo chủ chốt Số Tỷ lệ lượng (%) 0 0,00 1 10,00 Nam lãnh đạo chủ chốt Số Tỷ lệ lượng (%) 6 100,00 9 90,00 Cơ quan có lãnh đạo chủ chốt x 5 1 20,00 4 80,00 x 7 0 0,00 7 100,00 5 0 0,00 5 100,00 7 0 0,00 7 100,00 7 1 14,29 6 85,71 x 8 6 1 1 12,50 16,67 7 5 87,50 83,33 x x 11 1 9,09 10 90,91 x 160 TT 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Cơ quan Bộ Quốc phòng Bộ tài chính Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ Tư pháp Bộ thông tin và Truyền thông Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bộ Xây dựng Bộ Y tế Văn phòng Chính phủ Ngân hàng nhà nước Việt Nam Thanh tra Chính phủ Ủy ban Dân tộc Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đài tiếng nói Việt Nam Đài truyền hình Việt Nam Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh Thông tấn xã Việt Nam Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam Tổng số Tổng số cơ quan có lãnh đạo chủ chốt là nữ Tỷ lệ các cơ quan có lãnh đạo chủ chốt là nữ Tổng số lãnh đạo chủ chốt 7 10 Nữ lãnh đạo chủ chốt Số Tỷ lệ lượng (%) 0 0,00 2 20,00 Nam lãnh đạo chủ chốt Số Tỷ lệ lượng (%) 7 100,00 8 80,00 8 0 0,00 8 100,00 6 1 16,67 5 83,33 6 0 0,00 6 100,00 4 0 0,00 4 100,00 6 5 8 0 2 0 0,00 40,00 0,00 6 3 8 100,00 60,00 100,00 5 0 0,00 5 100,00 7 5 1 0 14,20 0,00 6 5 85,71 100,00 2 0 0,00 2 100,00 5 1 20,00 4 80,00 4 0 0,00 4 100,00 4 0 0,00 4 100,00 4 1 25,00 3 75,00 3 0 0,00 3 100,00 3 0 0,00 3 100,00 3 0 0,00 3 100,00 177 14 7,91 163 92,09 Nguồn: Chính phủ nước CHXHCNVN năm 2012. Cơ quan có lãnh đạo chủ chốt x x x x x 12 40% 161 Phụ lục 5 Cơ cấu lãnh đạo chủ chốt trong ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2012 TT Tỉnh/Thành phố trực thuộc TW 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 TP Hà Nội TP Hồ Chí Minh TP Hải phòng TP Đà Nẵng TP Cần Thơ Cao Bằng Lạng Sơn Lai Châu Điện Biên Hà Giang Sơn La Tuyên Quang Yên Bái Lào Cai Bắc Kạn Thái Nguyên Phú Thọ Vĩnh Phúc Bắc Giang Bắc Ninh Hòa Bình Quảng Ninh Hải Dương Hưng Yên Thái Bình Hà Nam Nam Định Ninh Bình Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên Huế Quảng Nam Tổng số lãnh đạo chủ chốt 7 6 5 4 5 4 4 5 5 4 5 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 4 4 4 4 4 5 6 6 5 4 5 4 5 Nữ lãnh đạo chủ chốt Nam lãnh đạo chủ chốt Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 1 1 1 0 1 0 1 1 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 14,29 16,67 0,00 0,00 20,00 0,00 0,00 0,00 20,00 0,00 20,00 33,33 25,00 25,00 0,00 25,00 0,00 25,00 25,00 0,00 0,00 20,00 25,00 0,00 25,00 25,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 6 5 5 4 4 4 4 5 4 4 4 2 3 3 4 3 4 3 3 4 4 4 3 4 3 3 4 5 6 6 5 4 5 4 5 85,71 83,33 100,00 100,00 80,00 100,00 100,00 100,00 80,00 100,00 80,00 66,67 75,00 75,00 100,00 75,00 100,00 75,00 75,00 100,00 100,00 80,00 75,00 100,00 75,00 75,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Tỉnh/Thành phố trực thuộc TW có nữ lãnh đạo chủ chốt x x x x x x x x x x x x x x x 162 TT 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 Tỉnh/Thành phố trực thuộc TW Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Ninh Thuận Bình Thuận Gia Lai Kon Tum Đắc Lắk Đắk Nông Lâm Đồng Đồng Nai Bà Rịa - Vũng Tàu Long An Tây Ninh Bình Dương Bình Phước Tiền Giang Bến Tre Hậu Giang Sóc Trăng Đồng Tháp Vĩnh Long Trà Vinh An Giang Kiên Giang Bạc Liêu Cà Mau Tổng cộng Tổng các tỉnh/thành phố trực thuộc TW có nữ lãnh đạo chủ chốt Tỷ lệ (%) các tỉnh/thành phố trực thuộc TW có nữ lãnh đạo chủ chốt Tổng số lãnh đạo chủ chốt 5 4 4 4 4 4 5 5 5 4 4 5 4 5 4 4 5 4 4 5 4 4 4 4 5 5 5 3 280 Nữ lãnh đạo chủ chốt Nam lãnh đạo chủ chốt Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 1 0 24 20,00 25,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 20,00 0,00 25,00 0,00 20,00 0,00 0,00 25,00 0,00 0,00 25,00 0,00 0,00 0,00 25,00 0,00 0,00 0,00 0,00 20,00 0,00 8,57 5 3 4 4 4 4 5 5 5 3 4 5 4 5 3 4 5 3 4 5 4 3 4 4 5 5 4 3 256 80,00 75,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 80,00 100,00 75,00 100,00 80,00 100,00 100,00 75,00 100,00 100,00 75,00 100,00 100,00 100,00 75,00 100,00 100,00 100,00 100,00 80,00 100,00 91,43 Nguồn: Chính phủ nước CHXHCNVN năm 2012. Tỉnh/Thành phố trực thuộc TW có nữ lãnh đạo chủ chốt x x x x x x x x x 24 38,10 163 Phụ lục 6 Cơ cấu lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan Đảng, Quốc hội, một số cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội năm 2012 TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Cơ quan Văn phòng TW Đảng Ban Dân vận TW Ban Đối ngoại TW Ban Tổ chức TW Ban Tuyên giáo TW Đảng ủy ngoài nước Ủy ban Kiểm tra TW Văn phòng Quốc hội Hội đồng dân tộc của Quốc hội Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Ủy ban kinh tế của Quốc hội Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Ủy ban pháp luật của Quố c hội Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Tổng số lãnh đạo chủ chốt Nữ lãnh đạo chủ chốt Nam lãnh đạo chủ chốt Cơ có quan lãnh đạo nữ chủ chốt Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 11 2 18,18 9 81,82 x 7 3 7 2 0 0 28,57 0,00 0,00 5 3 7 71,43 100,00 100,00 x 9 1 11,11 8 88,89 x 3 0 0,00 3 100,00 9 2 22,22 7 77,78 7 0 0,00 7 100,00 7 2 28,57 5 71,43 x 5 2 40,00 3 60,00 x 4 0 0,00 4 100,00 5 0 0,00 5 100,00 5 0 0,00 5 100,00 5 1 20,00 4 80,00 4 0 0,00 4 100,00 5 0 0,00 5 100,00 6 1 16,67 5 83,33 x x x 164 TT 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Cơ quan Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Kiểm toán nhà nước Văn phòng Chủ tịch nước Tòa án nhân dân tối cao Viện kiểm sát nhân dân tối cao Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam TW Đoàn TNCS HCM TW Hội LHPNVN TW Hội nông dân Việt Nam Tổng cộng Tổng số cơ quan có lãnh đạo chủ chốt là nữ Tỷ lệ các cơ quan có lãnh đạo chủ chốt là nữ Tổng số lãnh đạo chủ chốt Nữ lãnh đạo chủ chốt Nam lãnh đạo chủ chốt Cơ có quan lãnh đạo nữ chủ chốt Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 5 1 20,00 4 80,00 6 0 0,00 6 100,00 3 0 0,00 3 100,00 7 0 0,00 7 100,00 6 1 16,67 5 83,33 X 9 2 22,22 7 77,78 X 6 1 16,67 5 83,33 X 6 2 33,33 4 66,67 X 8 8 100,00 0 0,00 X 5 0 0,00 5 100,00 163 27 16,56 136 83,34 Nguồn: Chính phủ nước CHXHCNVN năm 2012 x 14 51,85 165 Phụ lục 7 Số lượng các giải thưởng KHCN quan trọng đã được trao cho nhân lực nữ chất lượng cao Tập thể STT Tên giải thưởng Cá nhân 1 Giải thưởng quốc tế cho nhà KH xuất sắc (Do tổ chức WIPO, LHQ) trao tặng 2 2 Giải thưởng Hồ Chí Minh 2 8 10 3 Giải thưởng Nhà nước 13 0 13 4 Giải thưởng Kovalevskaya 34 15 49 5 Giải thưởng Vifotec 48 34 82 6 Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 42 23 65 7 Giải thưởng môi trường 2 2 8 Giải thưởng Báo chí quốc gia 58 58 9 Giải thưởng Bông Hồng vàng 131 131 10 Giải thưởng Tài năng sáng tạo nữ 6 11 Giải thưởng Vinh danh đất Việt (dành cho nữ trí thức Việt Kiều) 4 Tổng 342 Nguồn: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Tổng 2 25 31 4 105 447 166 Phụ lục 8 Các yếu tố tác động đến cơ hội đào tạo/bồi dưỡng của nam và nữ Các yếu tố Quy định được cử đi đào tạo sau 3-5 năm công tác (26-28 tuổi) Nam - Không tác động vì không chịu áp lực về tuổi kết hôn thích hợp Kết hôn - Không ảnh hưởng - Dễ dàng kết hôn và đi học mà không phải lựa chọn Thái độ của vợ/chồng - Thường ủng hộ, khuyến khích - Người vợ nếu muốn cũng không thể cản việc đi học của chồng - Không ảnh hưởng nhiều Con nhỏ Gia đình và cộng đồng Khả năng chi trả cho việc học Nơi công tác trong trường hợp chỉ tiêu hạn chế Không có nhà trẻ hay lớp mẫu giáo cho con học viên tại cơ sở đào tạo - Khuyến khích tiếp tục nâng cao trình độ - Không đặt ra giới hạn đối với việc học tập - Đầu tư vào việc học là một ưu tiên - Là khoản đầu tư hợp lý - Cống hiến dài hơn sau khi học (đến 60) - có lợi hơn việc cử nữ - Không bị công việc gia đình ảnh hưởng - Không ảnh hưởng đến nam học viên Nữ - Tác động rõ rệt vì nữ được trông chờ kết hôn sớm hơn nam - Áp lực này đặc biệt lớn khi được coi là đã ổn định công việc - Không dễ kết hợp - Đi học hay cưới chồng là việc phải lựa chọn - Thường muốn vợ ở nhà lo gia đình, sinh em bé - Người chồng nếu muốn có thể ngăn cản việc đi học của vợ - Tập trung nuôi con - Khó tham gia các khóa đào tạo lâu ngày, xa nhà - Không khuyến khích tiếp tục học cao hơn - Đặt ra giới hạn cụ thể, coi có bằng đại học là đủ - Đầu tư vào việc học đứng ở thứ tự cuối, sau chồng, con… - Là khoản đầu tư không hoàn toàn hợp lý - Thời gian cống hiến ngắn, không có lợi bằng việc cử nam - Có thể bị công việc gia đình làm ảnh hưởng - Không thể mang con theo - Ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tham gia của nữ khi con còn nhỏ Nguồn: Viện Gia đình và Giới, Kết quả nghiên cứu định tính về nữ lãnh đạo khu vực Nhà nước ở Việt Nam, năm 2009 .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan