Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ từ thực tiễn thành p...

Tài liệu Vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ từ thực tiễn thành phố đà nẵng

.PDF
89
336
62

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN MINH HIẾU VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN MINH HIẾU VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. KIỀU THANH NGA HÀ NỘI, năm 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, các khoa, phòng và quý thầy, cô trong Học viện Khoa học Xã hội đã tận tình và tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Kiều Thanh Nga, người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài cho tôi với tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng, Chi cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng, Trung tâm Khuyến ngư nông lâm thành phố, Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang Đà Nẵng, các phòng chức năng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bạn bè, đồng nghiệp, luôn quan tâm, tạo điều kiện, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Kiều Thanh Nga. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Trần Minh Hiếu MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ TẠI ĐÀ NẴNG .......................................................................................................................8 1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ ..........................................................................................................................8 1.2. Cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề chính sách hỗ trợ khai thác hải sản xa bờ tại Đà Nẵng ....................................................................................................................23 CHƢƠNG 2. VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ Ở ĐÀ NẴNG .................................................................................30 2.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển khai thác hải sản xa bờ của Đà Nẵng ...................30 2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ tại Đà Nẵng từ năm 2010 đến năm 2016................................................................................................30 2.3. Biện pháp thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ tại Đà Nẵng...............................................................................................................................40 2.4. Đánh giá vấn đề chính sách hỗ trợ khai thác hải sản xa bờ tại Đà Nẵng ...............50 CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................63 3.1. Định hướng, mục tiêu về phát triển khai thác hải sản xa bờ của Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ...............................................................................63 3.2. Định hướng hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ...............................................................................65 3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ...........................................................................................69 3.4. Một số kiến nghị, đề xuất .......................................................................................76 KẾT LUẬN ..................................................................................................................79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng Trang 1.1. Dân số trung bình, giai đoạn 2010 – 2016 26 1.2. Năng lực và sản lượng khai thác thành phố Đà Nẵng 27 2.1. Tổng hợp nghề lưới rê 3 lớp tau cá Đà Nẵng hiện nay 39 2.2. Tổng hợp nghề lưới kéo qua các năm 39 2.3. Số liệu đóng mới tàu theo Quyết định số 47/2014/QĐUBND 51 2.4. Số liệu thực hiện đóng mới tàu theo Nghị định số 67 51 2.5. Hỗ trợ nhiêu liệu theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg 53 2.6. Kết quả thực hiện Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg 55 3.1. Quy hoạch một số chỉ tiêu khai thác hải sản 64 3.2. 3.3. Quy hoạch khai thác hải sản theo các địa phương đến năm 2020 Quy hoạch nghề khai thác của thành phố (không tính thúng máy) 65 65 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Đà Nẵng là một trong số 28 tỉnh thành ven biển của cả nước có 6/8 quận, huyện tiếp giáp với biển (trong đó có huyện đảo Hoàng Sa được thành lập từ tháng 01/1997, là một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lý (khoảng 315 km), gồm các đảo: đảo Hoàng Sa, đảo Đá Bắc, đảo Hữu Nhật, đảo Đá Lồi, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn, đảo Cây, đảo Bắc, đảo Giữa, đảo Nam, đảo Phú Lâm, đảo Linh Côn, đảo Quang Hòa, Cồn Bông Bay, Cồn Quan Sát, Cồn Cát Tây, Đá Chim Yến và Đá Tháp, với diện tích: 305 km2, chiếm 23,76% diện tích thành phố Đà Nẵng [31]), chiều dài bờ biển Đà Nẵng trên 89km, có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông đường thủy, bộ, hàng không (có cảng nước sâu Tiên Sa, Liên Chiểu, nhà ga xe lửa, sân bay quốc tế, hạ tầng đường bộ rộng đẹp). Đà Nẵng có khu vực biển nam Hải Vân, nam bán đảo Sơn Trà với các hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao như rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển, các loài thủy sản đặc trưng của vùng rạn san hô phục vụ cho phát triển du lịch và kinh tế xã hội của thành phố. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá ở Đà Nẵng đã và đang được đầu tư đồng bộ, có khu công nghiệp thủy sản tập trung (cảng cá, chợ cá, âu thuyền, nhà máy chế biến, chợ hậu cần, cửa hàng vật tư, thiết bị tàu cá, cơ sở dầu, nước đá, cơ sở đóng sửa tàu, dịch vụ ăn uống, giải trí). Trong đó có Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng, mỗi năm Âu thuyền Cảng cá Thọ Quang tiếp nhận trên 19.200 lượt tàu khai thác hải sản của Đà Nẵng và các tỉnh bạn như: Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa thiên Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh,....; Đồng thời định hướng phát triển ngành thủy sản thành phố Đà Nẵng theo hướng Trung tâm nghề cá khu vực miền Trung và cả nước. Tính đến ngày 31/12/2016 tổng số tàu cá của thành phố Đà Nẵng có 1.650 chiếc, trong đó, thúng máy 474 chiếc, tàu công suất dưới 90cv có 726 chiếc, tàu công suất từ 90cv trở lên có 450 chiếc, ngư trường khai thác chủ yếu ở Quần đảo Hoàng Sa, biển miền Trung và Vịnh Bắc Bộ. Sản lượng khai thác thủy sản 5 năm 2011-2015 đạt 168.422 tấn, bình quân là 33.684 tấn/năm và năm 2016 đạt 34.500 tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của thành phố năm 2016 đạt trên 165 triệu USD. Với tiềm năng và lợi thế về khai thác hải sản, việc thực hiện các chính sách hỗ 1 trợ phát triển khai thác hải sản được Đà Nẵng hết sức quan tâm. Thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ. Trong những năm qua, chính quyền thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp quản lý, tăng cường năng lực và hiệu quả khai thác hải sản xa bờ, hạn chế khai thác gần bờ để tái tạo nguồn lợi thủy sản đang bị cạn kiệt nói chung, khai thác hải sản xa bờ nói riêng. Phát triển khai thác hải sản xa bờ là hướng phát triển tất yếu trong quá trình phát triển từ nghề cá truyền thống sang nghề cá hiện đại, là chương trình lớn được triển khai thực hiện từ Trung ương đến các địa phương, nhằm gắn phát triển kinh tế với an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biển Đảo. Đối với Trung ương, Chính phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ khai thác hải xa bờ như Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010, Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014,… đây là những chính sách được đông đảo bà con ngư dân ủng hộ, phù hợp với thực tiễn phát triển ngành thủy sản của Việt Nam. Đối với Đà Nẵng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Trung ương, UBND thành phố đã có chính sách riêng, đặc thù nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực khai thác hải sản xa bờ như: Quyết định số 7068/QĐ-UBND ngày 29/8/2012 về một số chính sách hỗ trợ ngư dân thành phố Đà Nẵng đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ, Quyết định số 47/2014/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 về Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ đóng mới tàu khai thác hải sản và tàu dịch vụ khai thác hải sản cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thay thế Quyết định số 7068/QĐ-UBND, Quyết định số 43/2014/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2014 ban hành quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục phê duyệt đối tượng được hưởng chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,... Nhờ thực hiện những chính sách này, hoạt động khai thác hải sản xa bờ ở Đà Nẵng đã được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển nghề cá theo hướng vươn khơi, hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn còn những khó khăn, hạn chế trong chính sách và việc thực hiện chính sách ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động khai thác hải sản ở Đà Nẵng. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ ở Đà Nẵng là rất cần thiết nhằm phân tích, đánh giá một cách toàn diện về nội dung chính sách, việc thực thi chính sách 2 cũng như kết quả, tìm ra những tồn tại, hạn chế trong nội tại của chính sách và nguyên nhân của nó để đưa ra các giải pháp phù hợp hơn và hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy hoạt động khai thác hải sản xa bờ ở Đà Nẵng, nâng cao đời sống ngư dân và đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng. Vì vậy, qua thời gian công tác tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tôi quyết định chọn đề tài: “Vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề chính sách phát triển khai thác hải sản xa bờ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, đã được thể hiện một cách cụ thể trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã có điều kiện tiếp cận một số công trình nghiên cứu và các bài viết như sau: - Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ (2010). Chiến lược này đã xác định tầm quan trọng của ngành thủy sản Việt Nam trong những năm tới, đề ra lộ trình, mục tiêu phát triển ngành thủy sản một cách đồng bộ từ khâu khai thác, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ,… đào tạo nguồn nhân lực…. Chiến lược của Chính phủ là cơ sở để các Bộ, ngành, UBND các tỉnh/thành phố cụ thể hóa chiến lược ở từng địa phương trong thời gian tới. - Báo cáo Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và Dự án “Khai thác hải sản của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Viện Kinh tế Quy hoạch thủy sản (2012, Hà Nội). Hai dự án đã đánh giá tình hình khai thác hải sản Việt Nam trong những năm qua; hiện trạng về tàu thuyền, mùa vụ khai thác, cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá,….; đồng thời đề ra kế hoạch phát triển ngành khai thác hải sản thời gian tới. - Thủ tướng Chính phủ (2013) “Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, mục tiêu là ngành thủy sản cơ bản được công nghiệp hóa vào năm 2020, hiện đại hóa vào năm 2030 và tiếp tục phát triển toàn diện, hiệu quả bền vững, trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế quốc tế, từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của nông, ngư dân; đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn lợi thủy sản và góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc. 3 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017), “Dự thảo Tờ trình ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP này 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản”. Đây là nội dung rất quan trọng trong việc sửa đổi, điều chỉnh một số nội dung chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xa bờ thời gian qua triển khai chưa hiệu quả, chưa thực hiện được, cụ thể như là: về chính sách đầu tư; về chính sách tín dụng hỗ trợ lãi suất vốn vay đóng mới, nâng cấp tàu cá, chính sách bảo hiểm hay chính sách ưu đãi thuế,... - Đối với bài viết của Ninh Thị Thu Thủy về “Chính sách hỗ trợ khai thác thủy sản xa bờ của thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Kinh tế- xã hội Đà Nẵng số 60/2014, tác giả của bài viết đã trình bày tổng quan về phát triển khai thác thủy sản xa bờ, đánh giá thực trạng các nguồn lực cho khai thác thủy sản xa bờ, đồng thời nêu tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ khai thác thủy sản xa bờ tại Đà Nẵng giai đoạn 2010-2014. - Trung Kiên, “Tích cực triển khai thực hiện chính sách khai thác hải sản xa bờ” trên Trang thông tin điện tử của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, trong bài viết nêu một cách khai quát thực trạng thực hiện chính sách khải sản hải sản xa bờ của Việt Nam từ những năm 1997 đến 2016. - Lê Thanh Sơn (2017), Luận án tiến sĩ kinh tế: “Chính sách phát triển kinh tế biển và hải sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu”, luận án đề xuất các giải pháp chủ yếu, có căn cứ khoa học rõ ràng nhằm hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu định hướng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. - Phan Thị Thu (2015), Luận văn thạc sĩ kinh tế “Phát triển khai thác thủy sản xa bờ tại thành phố Đà Nẵng”, đánh giá thực trạng về phát triển khai thác thủy sản xa bờ và một số giải pháp để phát triển khai thác thủy sản xa bờ của thành phố Đà Nẵng. - Nguyễn Văn Lâm (2013), Luận văn thạc sĩ kinh tế “Phát triển tổ hợp tác khai thác hải sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”, luận văn đánh giá thực trạng phát triển tổ đội khai thác hải sản nhằm tương trợ trong quá trình khai thác, giúp đỡ nhau trong tìm kiếm ngư trường và cứu nạn, cứu hộ trên biển khi có sự cố xảy ra. - Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2008) “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”, trong đó nêu ra một số giải pháp, định hướng phát triển ngành nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2010 - 2020. - Dự thảo điều chỉnh “Quy hoạch tổng thể ngành Nông nghiệp và Phát triển 4 nông thôn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (2017). - UBND thành phố Đà Nẵng (2011) “Đề án chuyển đổi cơ cấu nghề, cơ cấu tàu thuyền trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo hướng phát triển bền vững”, đây là Đề án chuyển dịch cơ cấu tàu thuyền, số lượng tàu cá có công suất nhỏ từ 20 – 90CV giảm dần, tăng số lượng tàu thuyền có công suất lớn, tức là tăng số tàu có công suất 400CV trở lên. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016) “Báo cáo đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu nghề, cơ cấu tàu thuyền trên địa bàn thành phố theo hướng phát triển bền vững (2011-2016)”. - UBND thành phố Đà Nẵng (2017), “Báo cáo Việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố”, đây là báo cáo đánh giá thực trạng triển khai thực thi các chính sách về hỗ trợ ngư dân trên địa bàn thành phố. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng (2017) “Báo cáo tham dự diễn đàn phát triển đô thị lần thứ 6 tại Yokohama, Nhật Bản”, nội dung báo cáo này giới thiệu tổng quan về hiện trạng nghề cá Đà Nẵng, thực trạng và giải pháp môi trường của Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang. - Chi cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng (2017) “Báo cáo tình hình đóng mới tàu cá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, nội dung báo cáo tập trung đánh giá việc dịch chuyển tàu cá theo hướng có lợi, đóng mới tàu thuyền có công suất lớn, cải hoán nâng cấp tàu có công suất nhỏ lên tàu có công suất lớn, ngư dân mua các tàu có công suất từ 90cv trở lên ở các địa phương khác về hoạt động, trang bị thêm trang thiết bị máy móc để vươn khơi đánh bắt, nâng hiệu quả kinh tế vừa tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển theo đúng định hướng của ngành. - Trung tâm Khuyến ngư nông lâm thành phố Đà Nẵng (2016) “Báo cáo chuyển đổi cơ cấu nghề và ứng dụng các trang thiết bị khai thác trên tàu khai thác xa bờ tại thành phố Đà Nẵng”, đây là nội dung liên quan đến công tác bảo quản sản phẩm sau thu hoạch của ngư dân, sử dụng phương tiện, máy móc hiện đại vào trong khai thác hải sản, chuyển đổi một số nghề cấm khai thác, vươn khơi khai thác. Các công trình trên chủ yếu là các chính sách được ban hành hoặc báo cáo, quy hoạch về phát triển khai thác thủy sản, có rất ít công trình nghiên cứu về khai thác hải sản xa bờ. Đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện từ 5 lý luận đến thực tiễn về vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ ở Đà Nẵng. Tìm hiểu thực trạng thực thi chính sách, những kết quả đạt được, làm rõ nguyên nhân của những tồn tài, hạn chế. Để từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách và biện pháp thực hiện phù hợp, hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ ở Đà Nẵng. Đề tài này sẽ góp phần giải quyết những nội dung còn trống đó. Mong rằng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào việc hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ ở thành phố Đà Nẵng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá những kết quả, phát hiện ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong nội tại của chính sách, biện pháp thực hiện chính sách hỗ trợ khai thác hải sản xa bờ ở Đà Nẵng, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách và thực thi chính sách hỗ trợ khai thác hải sản xa bờ hiệu quả hơn đảm bảo theo định hướng phát triển khai thác hải sản xa bờ trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ ở Đà Nẵng; - Nghiên cứu vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ thông qua phân tích, đánh giá chính sách và thực trạng thực thi chính sách này ở Đà Nẵng; - Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ một cách hiệu quả hơn ở Đà Nẵng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề chính sách và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ ở Đà Nẵng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi không gian: Các chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ và tình hình thực hiện chính sách này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Về phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2016, năm 2010 là năm bắt đầu triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ khai thác hải sản xa bờ tại Đà Nẵng. 6 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật hiện thực kết hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước và tình hình thực tiễn của địa phương để giải quyết các vấn đề đặt ra. Đây cũng là cơ sở để vận dụng các phương pháp chuyên môn trong quá trình nghiên cứu của đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp định tính và sử dụng số liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu mô tả và phân tích đặc điểm, thông tin toàn diện về các điều kiện kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố phục vụ cho quá trình nghiên cứu. - Sử dụng phương pháp phân tích đánh giá, so sánh thực chứng, phân tích chuẩn tắc trong phân tích kinh tế và các phương pháp thống kê với sự trợ giúp của các phần mềm Excel. - Sử dụng một số phương pháp khác: Phương pháp thu thập thông tin; khảo cứu tài liệu để tổng hợp, lượng hóa các số liệu, thông tin một cách chính xác, khách quan nhằm phân tích, đánh giá phục vụ cho suốt quá trình nghiên cứu luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về lý luận: Đóng góp bổ sung hoàn thiện những vấn đề lý luận về chính sách chuyên ngành là chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ ở nước ta hiện nay. 6.2. Về thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá, phân tích tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ; nhằm tiếp tục duy trì, phát huy những ưu điểm, cách làm mới, hay mang lại hiệu quả thiết thực; khắc phục những tồn tại, hạn chế và đề ra giải pháp để tổ chức thực hiện tốt hơn chính sách hỗ trợ khai thác hải sản xa bờ ở Đà Nẵng. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ tại thành phố Đà Nẵng Chương 2. Vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ tại Đà Nẵng Chương 3. Định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ tại thành phố Đà Nẵng 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ TẠI ĐÀ NẴNG 1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ 1.1.1. Các khái niệm - Khai thác hải sản xa bờ: Là việc khai thác các nguồn lợi hải sản ở vùng biển giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế (từ 24 hải lý) được trang bị bởi tàu thuyền có công suất từ 90 CV trở lên. - Phát triển khai thác hải sản xa bờ: Là phát triển hệ thống tàu thuyền, hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá, các nguồn lực vật chất tham gia như: vốn, lao động, khoa học công nghệ đánh bắt hải sản,… trong hoạt động khai thác hải sản đảm bảo nó được phát triển ổn định bằng tổng thể các phương pháp, biện pháp khai thác nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ, sử dụng hợp lý các nguồn lực để gia tăng kết quả, hiệu quả khai thác, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường và xã hội. - Chính sách công là tập hợp những quyết định mang tính chính trị nhằm vạch ra những đường hướng hành động ứng xử cơ bản của chủ thể quản lí với các vấn đề, hiện tượng tồn tại trong đời sống để thúc đẩy và quản lí sự phát triển nhằm đạt tới những mục tiêu nhất định cho trước. Khái niệm chính sách công được William Jenkins (năm 1978) đưa ra định nghĩa như sau: “Chính sách công là tập hợp các quyết định liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và các giải pháp để đạt được mục tiêu nào đó”. Ở Việt Nam chính sách công được khái niệm trên Tạp chí lý luận chính trị số 1/2014, “Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan nhằm lựa chọn mục tiêu cụ thể và lựa chọn các giải pháp, các công cụ nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định”. - Chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ: Từ quan niệm về “chính sách công”, “khai thác hải sản xa bờ” và “phát triển khai thác hải sản xa bờ” nêu trên, chúng ta có thể định nghĩa về chính sách phát triển khai thác hải sản xa bờ như sau: “Chính sách phát triển khai thác hải sản xa bờ là tập hợp các quyết định chính trị8 pháp lý có liên quan nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết các vấn đề của tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khai thác hải sản xa bờ như cho vay ưu đãi đóng mới tàu thuyền công suất lớn (từ 400 cv trở lên), hỗ trợ bảo hiểm, hỗ trợ chi phí xăng dầu khai thác hải sản xa bờ,... theo mục tiêu tổng thể của chính sách đã được xác định”. Dẫu ra đời từ rất sớm, nhưng nghề cá Việt Nam cho đến những năm giữa thế kỷ trước vẫn mang đậm dấu ấn của một loại hình hoạt động kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, trình độ sản xuất còn lạc hậu và thủ công, tàu thuyền đánh bắt hải sản công suất nhỏ và chủ yếu đánh bắt gần bờ. Hoạt động nghề cá chỉ được xem như một nghề phụ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Từ sau những năm 1950, đánh giá được vị trí ngày càng đáng kể và sự đóng góp mà nghề cá có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta đã bắt đầu quan tâm phát triển nghề cá và hình thành các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, đánh dấu, một cách nhìn nhận mới đối với nghề cá. Từ đó, ngành Thuỷ sản đã dần hình thành và phát triển như một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò và đóng góp ngày càng lớn cho đất nước. Quá trình phát triển có thể phân chia một cách tương đối thành 3 giai đoạn chính [32]: - Giai đoạn 1954 - 1960: kinh tế thuỷ sản bắt đầu được chăm lo phát triển để manh nha một ngành kinh tế kỹ thuật. Đây là thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc. Trong thời kỳ này, với sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa, các tổ chức nghề cá công nghiệp như các tập đoàn đánh cá với đoàn tàu đánh cá Hạ Long, Việt - Đức, Việt - Trung, nhà máy cá hộp Hạ Long được hình thành. Đặc biệt, phong trào hợp tác hoá được triển khai rộng khắp trong nghề cá. - Giai đoạn 1960 – 1980, ngành Thuỷ sản có những giai đoạn phát triển khác nhau gắn với diễn biến của lịch sử đất nước. - Giai đoạn những năm 1960 - 1975, đánh dấu bằng việc thành lập Tổng cục Thủy sản năm 1960. Đây là thời điểm ra đời của ngành Thủy sản Việt Nam như một chỉnh thể ngành kinh tế-kỹ thuật của đất nước. Tuy nhiên, đây là giai đoạn đất nước có chiến tranh, cán bộ và ngư dân ngành thuỷ sản “vững tay lưới, chắc tay súng”, hăng hái thi đua lao động sản xuất với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, cùng cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đánh 9 thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam”. Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển có công sức lớn của ngư dân. - Những năm 1976 – 1980, đất nước thống nhất, ngành Thủy sản bước sang giai đoạn phát triển mới trên phạm vi cả nước. Tầm cao mới của ngành được đánh dấu bằng việc thành lập Bộ Hải sản năm 1976. Thực hiện 10 năm Di chúc Bác Hồ, ngành đã phát động thành công phong trào “Ao cá Bác Hồ” rộng khắp trong cả nước, đem lại tác dụng rất lớn. Do hậu quả nặng nề của chiến tranh, nền kinh tế đất nước đang trong giai đoạn phục hồi. Mặt khác, cơ chế quản lý lúc này chưa phù hợp, tiêu thụ theo cách giao nộp sản phẩm, đánh giá kết quả theo khối lượng hàng hoá, không chú trọng giá trị sản phẩm. Điều này đã làm giảm động lực thúc đẩy sản xuất thủy sản, kinh tế thủy sản sa sút nghiêm trọng vào cuối những năm 1980. Giai đoạn 1981 đến nay, Bộ Hải sản được tổ chức lại thành Bộ Thủy sản sau đó sáp nhập với Bộ Nông nghiệp thành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành Thủy sản bước vào giai đoạn phát triển toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu, đặc biệt những năm gần đây việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong khai thác hải sản xa bờ đã góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế, mở rộng hợp tác quốc tế để giữ vững nhịp độ tăng trưởng, đồng thời bảo vệ được chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đối với Đà Nẵng, thành phố trực thuộc Trung ương kể từ ngày 01/01/1997 được chia tách từ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, cùng với sự phát triển chung của thành phố về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, dịch vụ, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, ngành thủy sản cũng dần được phát triển qua từng năm và đạt được những kết quả đáng kể trong nền kinh tế của thành phố. Để phát triển khai thác hải sản xa bờ, Đà Nẵng đã đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá đáp ứng nhu cầu của người dân, áp dụng tiến bộ khoa học hiện đại trong khai thác, đảm bảo an toàn, an ninh trên biển, góp phần nâng cao thu nhập của người dân ven biển. 1.1.2. Mục đích, yêu cầu của chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ 1.1.2.1. Mục đích Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác hải sản xa bờ có điều 10 kiện vay vốn để đóng mới, cải hoán tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, hỗ trợ chi phí xăng dầu chuyển biển khai thác ở vùng biển xa, trang bị kiến thức hàng hải, kỹ thuật đánh bắt hải sản hiện đại, … nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, phát triển kinh tế, đồng thời hiện diện của người dân tại các vùng biển, đảo của Việt Nam, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. 1.1.2.2. Yêu cầu Trên cơ sở hệ thống văn bản của đảng và nhà nước ban hành, các cấp chính quyền, tổ chức cá nhân liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, nâng cao năng lực đánh bắt hải sản để phát triển khai thác hải sản ở các vùng biển xa, góp phần bảo vệ môi trường, tái tạo nguồn lợi thủy sản ven bờ và gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. 1.1.3. Đặc điểm, vai trò và sự cần thiết của chính sách hỗ trợ khai thác hải sản xa bờ 1.1.3.1. Đặc điểm của khai thác hải sản xa bờ [22] - Khai thác hải sản xa bờ là hoạt động đánh bắt hải sản ở vùng biển ngoài khơi xa, ngư trường khai thác của các ngư dân tính từ 30 m độ sâu nước biển, ở khu vực miền Trung là 50 m; - Tính chất đặc thù của hoạt động khai thác hải sản xa bờ là thời gian khai thác dài ngày (trung bình một chuyển biển ra khơi của ngư dân thường kéo dài từ 1 - 2 tháng, nếu thời tiết thuận lợi, trúng vụ thì tối thiểu cũng mất từ 7 - 10 ngày); - Thời tiết quyết định rất lớn đến thời gian hoạt động trên biển của ngư dân; - Do bám biển dài ngày như vậy nên hoạt động khai thác hải sản xa bờ tiềm ẩn rất nhiều yếu tố rủi ro như rủi ro thời tiết, rủi ro an toàn vệ sinh lao động, điều kiện sống và sinh hoạt của ngư dân. 1.1.3.2. Vai trò của khai thác hải sản xa bờ Nước ta là một trong số ít quốc gia được thiên nhiên ban phát tài nguyên biển phong phú và đa dạng. Nằm phía tây Thái Bình Dương, bờ biển Việt Nam có chiều dài hơn 3.260km cùng hơn 1 triệu km² vùng biển đặc quyền kinh tế. Với 28 tỉnh thành có biển là điều kiện cho phép khai thác nhiều lợi thế về kinh tế biển khác nhau. Bên cạnh đó, Biển Đông của chúng ta nằm ở vị trí trung tâm vùng kinh tế Đông Á phát triển năng động, cũng là một trong những đường hàng hải quan trọng và nhộn 11 nhịp thuộc loại nhất thế giới. Vị trí này không chỉ quan trọng về kinh tế mà cả về an ninh, nhất là khi chúng ta có cảng Cam Ranh là mơ ước của các cường quốc quân sự. Trong một thời gian dài, ngư dân Việt Nam chủ yếu đánh bắt cá ven bờ, chưa coi trọng việc đánh bắt xa bờ mặc dù sở hữu vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Thế nhưng những năm gần đây, tình hình đã đổi khác, đánh bắt hải sản xa bờ giữ một vai trò quan trọng đối với Việt Nam cả về khía cạnh thu nhập quốc gia (chiếm 7% GDP) và tạo công ăn việc làm cho người dân. Theo báo cáo được công bố vào năm 2014 của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), Việt Nam đứng vị trí thứ 9 trên toàn thế giới năm 2012 về sản lượng cá đánh bắt được, với hơn 2,418 triệu tấn [1]. Như đa số các quốc gia ven Biển Đông, từ một thập niên qua, Việt Nam đã ghi nhận tăng trưởng mạnh về khai thác hải sản. Hơn nữa, từ khi “Đổi mới”, những chuyển đổi quan trọng đã được thực hiện như chuyển hướng từ sản xuất sang khai thác (Việt Nam là nước đứng thứ 4 về xuất khẩu cá và hải sản xa bờ), phát triển mạnh lĩnh vực nuôi thủy hải sản, tăng số lượng ngư dân và cuối cùng là hướng về đánh bắt thủy hải sản xa bờ [1]. Trong tình hình căng thẳng trên Biển Đông, thời gian gần đây do các hành vi ngang ngược của Trung Quốc, cũng như việc Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan Hải Dương - 981 trái phép trên vùng biển của Việt Nam (năm 2014), gây khó khăn cho hoạt động đánh bắt của ngư dân, chính vị vậy việc chú trọng đánh bắt hải sản xa bờ có tầm quan trọng trong bảo vệ chủ quyền biển đào. Đồng thời với mục đích gìn giữ nguồn lợi hải sản ven bờ vốn đã được triệt để khai thác lâu nay khiến sản lượng ngày càng thấp, Chính phủ tích cực ủng hộ việc khai thác hải sản xa bờ. Đà Nẵng là một thị trường tiêu thụ thủy sản rộng lớn, khu công nghiệp chế biến và dịch vụ thủy sản Thọ Quang được xem là một mắt xích quan trọng trong tổ hợp đưa Đà Nẵng trở thành Trung tâm nghề cá lớn của khu vực miền Trung. Về thị trường xuất khẩu, cánh cửa hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động khai thác thủy sản Đà Nẵng. Ngoài ra, Đà Nẵng có vị trí chiến lược về công tác quốc phòng, quân sự của đất nước. 1.1.3.3. Sự cần thiết của chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ Với đặc điểm và vai trò hết sức quan trọng của khai thác hải sản xa bờ, nên 12 chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ rất cần thiết đối với các nước có biển như Việt Nam, hay như Đà Nẵng nói riêng. Một số chính sách phát triển thủy sản được xem như một chương trình mang tính đột phá trong việc phát triển ngành khai thác hải sản của Việt Nam. Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg, Nghị định 67/2017/NĐ-CP; Thành phố ban hành Quyết định 7068/QĐ-UBND, Quyết định 47/2014/QĐ-UBND,… liên quan đến những chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm, chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác nhằm phát triển ngành thuỷ sản, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Như vậy, theo văn bản quy định của Trung ương, nhà nước sẽ hỗ trợ đóng mới tàu thuyền, bảo hiểm thân tàu và ngư lưới cụ trên mỗi tàu theo giải công suất máy chính. Chính sách mới này đã mang đến cơ hội cho các ngư dân xây dựng đội tàu đánh cá lớn, mạnh, phát triển mạnh mẽ ngành khai thác thuỷ sản, làm giàu cho ngư dân, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Nhằm giảm bớt gánh nặng do giá cả đầu vào tăng mạnh, giá cả đầu ra không ổn định, chính sách hỗ trợ chi phí xăng dầu chuyến biển cho ngư dân, đây là việc làm kịp thời và hiệu quả nhằm giúp bà con ngư dân vượt qua khó khăn, vươn khơi bám biển. Một trong những ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước là phải đẩy mạnh kinh tế biển, làm giàu từ biển. Trong đó ngành công nghiệp đóng tàu được ưu tiên phát triển, vừa phục vụ phát triển kinh tế, bảo đảm cuộc sống của ngư dân nhưng cũng vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ. Với những chính sách hỗ trợ, Chính phủ ưu tiên cao nhất đối với việc đóng mới các tàu dịch vụ hậu cần vỏ sắt, chuyên cung cấp các nhu yếu phẩm, nước, dầu và thu mua hải sản ngay trên biển; hình thành các đội tàu đánh bắt xa bờ lớn, hiện đại, vươn khơi xa, bám biển dài ngày. Đồng thời tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, các khu cảng, neo đậu, trú tránh bão. 1.1.4. Những yêu cầu cơ bản đối với việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ 1.1.4.1. Yêu cầu thực hiện đúng mục tiêu chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ Chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ được Đảng và Nhà nước ta xác định là mục tiêu tiên quyết và xuyên suốt, thể hiện trong các nghị quyết của Đảng, 13 được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật từ Trung ương đến địa phương, vì vậy, cần phải tuân thủ triệt để mục tiêu này. Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, có những biến động khó lường về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng thì có thể thay đổi biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện, nhưng không được làm thay đổi mục tiêu của chính sách. 1.1.4.2. Yêu cầu bảo đảm tính hệ thống trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ đòi hỏi có sự tham gia, phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp, từ Trung ương đến địa phương; có sự thống nhất chỉ đạo, hành động của các cơ quan, đơn vị liên quan; trên cơ sở đó hình thành nên các mối quan hệ đan xen; vì vậy, trong quá trình thực hiện chính sách phải đảm bảo nguyên tắc tính hệ thống. Thứ nhất là theo tính thứ bậc trên, dưới theo phân cấp quản lý theo cấp hành chính; cấp dưới phải phục tùng sự chỉ đạo, điều hành của cấp trên trong thực hiện chính sách đảm bảo chính sách được thực hiện thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Thứ hai là tính hệ thống theo chiều ngang, có sự phối hợp thực hiện giữa các ngành, các cơ quan, các tổ chức chính trị – xã hội trong cùng cấp; sự tham gia của các doanh nghiệp và cá nhân trong hoạt động lĩnh vực thủy sản, đảm bảo việc thực hiện chính sách được sâu rộng và chặt chẽ, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. Thứ ba là tính thống nhất của các loại chính sách trong hệ thống chính sách, sự thống nhất giữa mục tiêu chính sách với mục tiêu chung, thống nhất giữa mục tiêu chính sách và biện pháp chính sách; giữa chính sách với các công cụ quản lý khác. Có như vậy mới đảm bảo sự vận hành trơn tru, thống nhất cao trong nội bộ hệ thống chính sách, tránh sự mâu thuẫn, xung đột trong hệ thống chính sách. 1.1.4.3. Yêu cầu bảo đảm tính pháp lý, khoa học, hợp lý trong thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ Tính pháp lý trong thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện chính sách này. Tính pháp lý trong thực hiện hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng trong phạm vi toàn quốc, tất cả các cơ quan Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở phải thực hiện đúng; trong đó quy định rõ 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan