Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò trung gian của yếu tố cảm nhận đối với thái độ và ý định đóng góp tri th...

Tài liệu Vai trò trung gian của yếu tố cảm nhận đối với thái độ và ý định đóng góp tri thức trên diễn đàn trực tuyến

.PDF
105
1
116

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -------------------- LÊ NGỌC UYÊN VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA YẾU TỐ CẢM NHẬN ĐỐI VỚI THÁI ĐỘ VÀ Ý ĐỊNH ĐÓNG GÓP TRI THỨC TRÊNDIỄN ĐÀN TRỰC TUYẾN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2015 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học :Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tuân Cán bộ chấm nhận xét 1 : ........................................................................... Cán bộ chấm nhận xét 2 : ........................................................................... Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . . Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. .............................................................. 2. .............................................................. 3. .............................................................. 4. .............................................................. 5. .............................................................. Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có). CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA QLCN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Lê Ngọc Uyên .................................. MSHV:13170773 ........... Ngày, tháng, năm sinh: 25-03-1985 .............................Nơi sinh: Lâm Đồng ............. Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh ......................... I. TÊN ĐỀ TÀI: Vai trò trung gian của yếu tố cảm nhận đối với thái độ và ý định đóng góp tri thức trên diễn đàn trực tuyến................................................ II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Đo lường các yếu tố vốn xã hội và yếu tố từ lý thuyết U&G (Sử dụng và hài lòng) lên thái độ và từ đó lên cảm nhận đối với diễn đàn trực tuyến của người dùng. Đo lường tác động của yếu tố cảm nhận lên ý định đóng góp tri thức trên diễn đàn trực tuyến của người dùng. Đo lường vai trò trung gian của yếu tố cảm nhận đối với thái độ và ý định đóng góp tri thức trên diễn đàn trực tuyến. ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 09/02/2015 IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 01-07-2015 V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tuân Tp. HCM, ngày 17. tháng 07 năm 2015 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Họ tên và chữ ký) CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO (Họ tên và chữ ký) TRƯỞNG KHOA QLCN (Họ tên và chữ ký) i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình từ Thầy Cô, Gia đình, Đồng nghiệp và Bạn bè. Tôi trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ này. Đầu tiên, tôi muốn gởi lời cảm ơn đặc biệt đến TS. Nguyễn Mạnh Tuân, giảng viên khoa Quản Lý Công Nghiệp, trường Đại Học Bách Khoa, Đại Học Quốc Gia TP. HCM đã có những sự quan tâm, hướng dẫn tận tình và chu đáo để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy Cô của khoa Quản lý Công nghiệp trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn kiến thức chuyên ngành bổ ích cho tôi trong suốt khoá học để làm nền tảng cho nghiên cứu của mình. Tiếp theo, tôi muốn gởi lời cảm ơn đến tất cả các bạn cùng khoá MBA 2013, các đồng nghiệp, bạn bè, những người đã chia sẻ và đóng góp ý kiến, giúp đỡ tận tình trong việc thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Kính chúc Thầy Cô, Gia đình, Bạn bè và đồng nghiệp sức khỏe và thành công. Đà Lạt, tháng 07 năm 2015 Lê Ngọc Uyên Học viên cao học Khoa Quản Lý Công Nghiệp Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh ii TÓM TẮT Nghiên cứu “Vai trò trung gian của yếu tố cảm nhận đới với thái độ và ý định đóng góp tri thức trên diễn đàn trực tuyến” có 3 mục tiêu chính là: Đo lường các yếu tố vốn xã hội và yếu tố từ lý thuyết U&G (Sử dụng và hài lòng) lên thái độ và từ đó lên cảm nhận đối với diễn đàn trực tuyến của người dùng. Đo lường tác động của yếu tố cảm nhận lên ý định đóng góp tri thức trên diễn đàn trực tuyến của người dùng.Đo lường vai trò trung gian của yếu tố cảm nhận đối với thái độ và ý định đóng góp tri thức trên diễn đàn trực tuyến. Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai bước là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính dùng phương pháp thảo luận tay đôi để hiệu chỉnh lại thang đo cho phù hợp. Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi với 147 mẫu sau khi được chọn lọc và loại bỏ. Dữ liệu thu thập được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, đánh giá độ giá trị bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích mô hình cấu trúc đa nhóm (SEM) và kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu gồm 6 yếu tố độc lập và 5 yếu tố phụ thuộc. Trong 6 yếu tố độc lập có 3 yếu tố thuộc lý thuyết vốn xã hội, 3 yếu tố thuộc lý thuyết sử dụng và hài lòng; yếu tố phụ thuộc là Thái độ, 3 yếu tố thuộc thành phần cảm nhận bao gồm: Tính thành viên, tính ảnh hưởng, tính đam mê; ý định đóng góp tri thức. Kết quả phân tích CFA, phân tích mô hình cấu trúc đa nhóm và kiểm định giả thuyết cho thấy: Có 4 yếu tố tác động thuận chiều lên Thái độ đó là: Nhu cầu giải trí và nhu cầu thông tin, Vốn nhận thức, Vốn quan hệ. Thái độ tác động thuận chiều lên Tính ảnh hưởng và Tính đam mê trong thành phần cảm nhận về diễn đàn. Có 3 yếu tố tác động thuận chiều lên ý định đóng góp tri thức trên diễn đàn của người tham gia là: Vốn quan hệ, Tính ảnh hưởng và Tính đam mê. iii Có sự tương quan thuận giữa Vốn cấu trúc đến Vốn nhận thức và Vốn quan hệ. Có sự tương quan mạnh giữa Tính thành viên đến Tính ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản trị diễn đàn hiểu rõ hơn về những yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến ý định đóng góp tri thức khi tham gia của những thành viên. Từ đó có thể hoạch định và điều chỉnh cách thức, chính sách quản trị để thúc đẩy các thành viên gia tăng việc đóng góp kinh nghiệm, kiến thức và hiểu biết, nâng cao chất lượng của diễn đàn. Ngoài ra nghiên cứu còn góp phần vào việc bổ sung cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến ý định đóng góp tri thức trên diễn đàn trực tuyến tại Việt Nam. iv ABSTRACT The study "The mediating role of sense of virtual community (SOVC) factors with the attitude and intention to contribute knowledge on online forums" have three main objectives: Measuring social capital factors and elements from theory U & G (use and pleased) to attitude and from there to feel for the online forum of users. Measure the impact of factors perceived to intend to contribute knowledge on online forums. Do measure mediating role of perceived factors for the attitude and intention to contribute knowledge on forum online. The study was conducted by two steps is qualitative research and quantitative research. Qualitative research using bilateral discussions methods to calibrate the scale. Quantitative research using questionnare survey with 147 samples after being selected and discarded. The collected data is used to assess the reliability of the scale by analyzing the coefficient Cronbach's Alpha, assess the validity of scale by exploratory factor analysis EFA, confirmed CFA factor analysis, analytical model multi-group structure (SEM) and testing of model assumptions studied. Research model includes 6 independent factors and 5 dependent factors. In 6 independent factors has 3 elements of social capital theory, 3 elements of use and satisfaction theory; dependent factor is attitude, three component factors of SOVC include: As members, influential, immersion; intention to contribute knowledge. Result CFA analysis, analyzed multiple group structural models and hypothesis testing showed that: There are four factors that impact positively on the attitude that is: entertainment needs and information needs, cognitive capital, relational capital. Attitudes impact positively on influence and immersion in SOVC. v There are three factors that positively impact on the intention to contribute knowledge on forum participants were: relational capital, influence and immersion There is a positive correlation between capital structure and relations capital, capital structure and cognitive capital. There is a strong correlation between membership to Count Up influence. The research results help administrators better understand forums factors and levels affecting the intent to contribute the knowledge of the participating members. Since it can plan and regulate how, management policy to motivate members to increase contributions of experience, knowledge and understanding, improve the quality of the forum. Also research has contributed to additional theoretical basis of the factors affecting the intention to contribute knowledge on online forums in Vietnam. vi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện luận văn vii MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................ 1 1.1 Lý do hình thành đề tài: .................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 1.4 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ................................................................... 3 1.5 Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................. 5 2.1 Tổng quan về cộng đồng ảo, diễn đàn trực tuyến ............................................ 5 2.1.1 Khái niệm cộng đồng ảo ........................................................................... 5 2.1.2 Sự hình thành và phát triển cộng đồng ảo ................................................. 5 2.1.3 Các loại hình cộng đồng ảo – Diễn đàn trực tuyến.................................... 6 2.1.4 Lợi ích và hạn chế của diễn đàn trực tuyến ............................................. 10 2.2 Ý định đóng góp tri thức............................................................................... 11 2.3Lý thuyết sử dụng và hài lòng (Uses & Gratifications Theory) ...................... 12 2.3.1 Định nghĩa ............................................................................................. 12 2.3.2 Các thành phần của lý thuyết U&G ........................................................ 13 2.3.3 Thuyết U&G và sự hình thành thái độ .................................................... 14 2.4 Vốn xã hội.................................................................................................... 15 2.4.1 Khái niệm vốn xã hội: ............................................................................ 15 2.4.2 Bản chất hai mặt của vốn xã hội ............................................................. 16 2.4.3 Thành phần của vốn xã hội ..................................................................... 18 2.5 Cảm nhận về cộng đồng trực tuyến (SOVC) ................................................. 21 2.5.1 Cảm nhận về cộng đồng (Sense of community) ...................................... 21 2.5.2 Cảm nhận về cộng đồng ảo (SOVC) ....................................................... 22 2.6 Thái độ đối với diễn đàn ............................................................................... 24 2.7 Mô hình nghiên cứu tham khảo .................................................................... 25 2.8 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 25 2.8.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 25 viii 2.8.2 Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu ............................................................. 26 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 28 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 28 3.2 Xây dựng thang đo ....................................................................................... 29 3.3 Nghiên cứu sơ bộ ......................................................................................... 31 3.4 Nghiên cứu định lượng ................................................................................. 34 3.4.1 Thiết kế bảng câu hỏi chính thức ............................................................ 34 3.4.2 Thiết kế mẫu .......................................................................................... 34 3.4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................... 35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 38 4.1 Đặc điểm mẫu khảo sát................................................................................. 38 4.2 Kiểm định thang đo ...................................................................................... 39 4.2.1 Độ tin cậy của thang đo .......................................................................... 39 4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................... 42 4.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ...................................................... 44 4.2.4 Kiểm định mô ........................................................................................ 53 4.2.5 Ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap ........................................ 56 4.2.6 Thảo luận về kết quả .............................................................................. 57 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 61 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu .......................................................................... 61 5.2 Kết quả chính của nghiên cứu ....................................................................... 62 5.3 Đóng góp mới về lý thuyết ........................................................................... 63 5.4 Hàm ý quản trị.............................................................................................. 65 5.5 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 67 PHỤ LỤC 1: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ........................................................ 73 PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ..................................................... 76 PHỤ LỤC 3: BẢNG KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ................................................... 80 ix DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Thang đo đã được hiệu chỉnh và mã hóa ................................................. 32 Bảng 4.1: Các đặc trưng của mẫu .......................................................................... 38 Bảng 4.2 Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo ..................................................... 40 Bảng 4.3 Kết quả phân tích khám phá EFA lần cuối .............................................. 43 Bảng 4.4 Trọng số hồi quy chuẩn hóa .................................................................... 47 Bảng 4.5 Hệ số hồi quy của các mối quan hệ ......................................................... 54 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định giả thuyết .................................................................. 55 Bảng 4.7 Kết quả ước lượng bằng Bootstrap......................................................... 56 x DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................. 27 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 29 Hình 4.1 Kết quả CFA chuần hóa của mô hình tới hạn lần cuối ............................. 46 Hình 4.2 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ............................................................... 53 Hình 4.3 Kết quả mô hình SEM với các hệ số ước lượng chuẩn hóa ...................... 54 Hình 4.4. Kết quả chuẩn hóa của mô hình.............................................................. 57 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Lý do hình thành đề tài: Cùng với sự phát triển của Web 2.0, Internet không chỉ là công cụ tìm kiếm thông tin hiệu quả mà nó đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi người trên toàn thế giới.Từ nền tảng Internet sinh ra thế giới ảo, cộng đồng ảo, trên đó mọi người có thể cảm nhận, chia sẻ kiến thức, cảm xúc chứ không đơn thuần thụ động tiếp nhận thông tin. Rheingold (1993) đã mô tả những cộng đồng ảo là một mạng lưới xã hội của các cá nhân khác nhau tương tác qua trung gian máy tính. Thông qua mạng lưới này, mọi người có thể tự do giao tiếp và trao đổi thông tin với nhau, có khả năng vượt qua những ranh giới địa lý và chính trị để theo đuổi lợi ích hay mục tiêu chung. Diễn đàn là một hình thức của cộng đồng ảo, nơi thảo luận trực tuyến của người tham gia, chứa chuyên mục, chủ đề, bài viết của những cá nhân có cùng mối quan tâm trong cuộc sống như công nghệ, du lịch, trò chơi, sức khỏe… Diễn đàn cho phép người dùng tương tác với nhau trong một niềm đam mê chung, đem lại cho các thành viên những cơ hội để chia sẻ ý kiến, quan điểm, kinh nghiệm của mình với nhau thông qua rất nhiều dạng thông tin khác nhau bao gồm văn bản, hình ảnh, ghi âm, đoạn phim….(Dearstyne, 2007). Diễn đàn là một phương tiện lý tưởng cho việc phát triển các loại quan hệ bởi thông tin có thể dễ dàng được đăng tải và thời gian đáp ứng có thể rất nhanh. Ngoài ra, các loại cộng đồng này có thể cung cấp cho người dùng cảm giác là một thành viên và như mình thuộc về cộng đồng đó. Người dùng có thể đóng góp sự hỗ trợ và nhận hỗ trợ, tất cả được thực hiện một cách đơn giản với chi phí thấp. Một trong những lợi ích quan trọng nhất mà các diễn đàn mang lại là lượng tri thức dồi dào để giải quyết vấn đề (Mathwick và cộng sự, 2008). Ku và Fan (2009) đã chỉ ra rằng chia sẻ tri thức là một phương tiện quan trọng để tạo ra giá trị. Đứng trên góc độ tri thức kinh tế, nhiều tổ chức đã nhận ra rằng tri thức chính là nguồn lực vô hình rất quý giá nắm giữ chìa khóa của lợi thế cạnh tranh do đó họ đã 2 bắt đầu ủng hộ cho việc phát triển các diễn đàn trực tuyến chuyên ngành để đạt được mục tiêu của tổ chức (R.M Grant, 1996). Tuy nhiên, trước bối cảnh Việt Nam hiện nay, chất lượng và số lượng người tham gia diễn đàn ngày càng giảm, để tăng tính cạnh tranh, những nhà đầu tư website tìm mọi cách kích thích người tham gia đóng góp kiến thức của họ để tăng giá trị của diễn đàn và phát triển bền vững. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc đóng góp thông tin cho sự phát triển của diễn đàn, và tìm hiểu những nguyên nhân nào thúc đẩy các thành viên muốn chia sẻ tri thức. Tôi chọn đề tài “Vai trò trung gian của yếu tố cảm nhận đối với thái độ và ý định đóng góp tri thức trên diễn đàn trực tuyến”. Nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến ý định chia sẻ tri thức trên các diễn đàn trực tuyến, dựa trên lý thuyết về sự cảm nhận đối với cộng đồng ảo. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề sau: - Đo lường các yếu tố vốn xã hội (vốn cấu trúc, vốn nhận thức, vốn quan hệ) và yếu tố nhu cầu (Nhu cầu giải trí, nhu cầu thông tin, nhu cầu xã hội) từ lý thuyết U&G (Sử dụng và hài lòng) lên thái độ và từ đó lên cảm nhận đối với diễn đàn trực tuyến của người dùng. - Đo lường tác động của yếu tố cảm nhận (Tính thành viên, tính ảnh hưởng, tính đam mê) lên ý định đóng góp tri thức trên diễn đàn trực tuyến của người dùng. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là người Việt Nam đang tham gia và có đóng góp tri thức các diễn đàn trực tuyến - Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian: Phạm vi nghiên cứu trên toàn quốc, khảo sát những người đang tham gia truy cập tìm kiếm và chia sẻ thông tin trên diễn đàn trực tuyến Về mặt thời gian: Dữ liệu được thu thập từ trong khoảng tháng 03/20156/2015, cộng thêm nguồn nội bộ là các bài viết được lưu trữ trên diễn đàn. Nguồn bên ngoài là các bài báo, bài viết về diễn đàn trực tuyến và hành vi của người sử dụng. 3 1.3 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sẽ được thực hiện qua 2 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. - Nghiên cứu sơ bộ là bước thực hiện bao gồm phỏng vấn sâu, thảo luận tay đôi giữa người nghiên cứu với 10 người được chọn để thu thập thông tin và khoảng 50 mẫu khảo sát theo thang đo ban đầu. Bước nghiên cứu này nhằm khảo sát, điều chỉnh và bổ sung các thang đo, hiệu chỉnh thuật ngữ thang đo phù hợp với môi trường Việt Nam, xây dựng bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng tiếp theo. - Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng việc thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua bảng khảo sát được gửi đến từng đối tượng được chọn để lấy mẫu, đối tượng là các thành viên tham gia và có đóng góp tri thức trên các diễn đàn trực tuyến, nhằm thu thập thông tin, phân tích dữ liệu khảo sát, ước lượng và kiểm định các mô hình. - Thông tin thu thu thập sẽ được đo bằng phần mềm SPSS, AMOS. Thang đo được đánh giá độ tin cậy bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình SEM để kiểm định. 1.4 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Từ việc kiểm tra sự tương quan giữa các yếu tố động lực, vốn xã hội, thái độ, cảm nhận về diễn đàn, đề tài xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định đóng góp tri thức trên diễn đàn trực tuyến. Từ kết quả thu được, nghiên cứu này có thể làm tư liệu tham khảo cho các nhà quản trị mạng đi đến những đề xuất, điều chỉnh, thay đổi phù hợp trong nội dung, chính sách cũng như hình thức của diễn đàn, ổn định và gia tăng sự đóng góp của người tham gia, nhằm tăng tính cạnh tranh và phát triền bền vững diễn đàn. 1.5 Cấu trúc luận văn Nghiên cứu này dự kiến gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan - Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và kết cấu của đề tài. 4 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu - Lý luận tổng quan về các yếu tố tác động đến hành vi, ảnh hường trực tiếp và gián tiếp lên ý định đóng góp tri thức của người tham gia. Các mô hình nghiên cứu có liên quan. Mô hình nghiên cứu. Các lý thuyết, giả thuyết về mối tương quan của các yếu tố trong mô hình. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu - Quy trình nghiên cứu, cách thức xây dựng thang đo, phương pháp chọn mẫu, quá trình thu thập thông tin, công cụ xử lý dữ liệu và các kỹ thuật phân tích thống kê được sử dụng trong nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Kết quả của nghiên cứu định lượng chính thức, bao gồm các kết quả phân tích thống kê mô tả mẫu, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, CFA và mô hình SEM. Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Trình bày những kết quả đáng chú ý thu được từ công trình nghiên cứu này, đồng thời đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thu hút ý định đóng góp tri thức của người tham gia truy cập diễn đàn trực tuyến. Đề nghị hướng thực hiện cho các nghiên cứu tiếp theo. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 1 đã giới thiệu các vấn đề tổng quan về đề tài, chương 2 sẽ trình bày thông tin về diễn đàn trực tuyến trong cộng đồng ảo, hệ thống lý thuyết Vốn Xã Hội, lý thuyết Sử Dụng và Hài Lòng, lý thuyết về Yếu Tố Cảm Nhận, các nghiên cứu đã được thực hiện liên quan đến đề tài, các cơ sở lý thuyết, đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết của mô hình. 2.1 Tổng quan về cộng đồng ảo, diễn đàn trực tuyến 2.1.1 Khái niệm cộng đồng ảo Thuật ngữ cộng đồng ảo (virtual community) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1987 trong một bài viết của Howard Rheingold trên tạp chí The Whole Earth Review. Sau đó trong quyển sách The Virtual Community (1993) của mình, ông mở rộng bài viết của mình và đưa ra khái niệm về cộng đồng ảo như sau: Cộng đồng ảo là một tập hợp xã hội của những người sử dụng mạng lưới máy tính, khi có đủ số lượng người thực hiện những cuộc thảo luận công cộng đủ lâu, với đầy đủ các cảm giác của con người để hình thành nên những mạng lưới các mối quan hệ cá nhân trong không gian mạng. Từ đó cho đến nay đã có thêm những định nghĩa khác về cộng đồng ảo như: Cộng đồng ảo là một nhóm những người có lợi ích chung hay mục tiêu chung, tương tác với nhau bằng giao tiếp điện tử (Dennis, Pootheri, và Natarajan, 1998). Cộng đồng ảo là các nhóm đối tượng thường xuyên gặp gỡ để thảo luận về một chủ đề mà tất cả các thành viên quan tâm đến (Figallo, 1998). Cộng đồng ảo là những mạng lưới trong đó những người sử dụng máy tính trực tuyến chia sẻ những sở thích chung và tương tác với nhau một cách tự nguyện để trao đổi thông tin (Gu và cộng sự, 2007) 2.1.2 Sự hình thành và phát triển cộng đồng ảo Cộng đồng đầu tiên của những cá nhân kết nối thông qua máy tính đã được tạo nên vào năm 1968 bởi J.C.R Licklider và Robert Taylor, họ là những nhà quản 6 trị nghiên cứu cho Cơ quan nghiên cứu dự án quốc phòng tiên tiến của Mỹ (DARPA), họ đã thiết lập các nghiên cứu và kết quả trong đó là tạo nên một cộng đồng APRANET, là tiền thân của Internet. Đầu thế kỷ 21, bốn nút máy tính tại Trường Đại Học California tại Los Angeles, SRI, Trường Đại Học California tại Santa Barbara và Trường Đại Học Utah đã tạo nên cộng đồng APRANET trong năm 1969. Cộng đồng này đã mở rộng ra bao gồm một tỷ người sử dụng Internet (Theo http://en.wikipedia.org) Cộng đồng Well (http://www.well.com) được hình thành năm 1985, cộng đồng nhóm tin Usenet hình thành năm 1979 được xem là những cộng đồng ảo đầu tiên trên internet. Những hoạt động trên mạng lưới Internet đã mở rộng ra rất nhiều kể từ khi Rheinghold mô tả về Hệ thống bảng thông báo (BBS), phòng trò chuyện (chat rooms), danh sách thư điện tử…vào năm 1993. Trong thế kỷ 21, con người gặp gỡ, vui chơi, thảo luận, kinh doanh và tổ chức các hoạt động tập thể thông qua tin nhắn tức thời, blog, trang mạng xã hội, trang mạng chia sẻ hình ảnh và truyền thông… 2.1.3 Các loại hình cộng đồng ảo – Diễn đàn trực tuyến 2.1.3.1 Phân loại cộng đồng ảo dựa trên hai cấp độ (Tạp chí ComputerMediated Communication) Cấp độ thứ nhất: phân loại dựa trên thành viên khởi xướng và tổ chức tài trợ. Cộng đồng ảo thành viên là những cộng động mà được thành lập và quản lý bởi các thành viên. Cộng đồng tổ chức tài trợ là các cộng đồng được tài trợ bởi một tổ chức thương mại hoặc phi thương mại, ví dụ như chính phủ, phi lợi nhuận (Lauden & Traver, 2003). Cấp độ thứ hai: phân loại dựa trên định hướng mối quan hệ chung của cộng đồng. Định hướng mối quan hệ liên quan đến các loại mối quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên của cộng đồng. Cộng đồng thành viên bắt đầu thúc đẩy các mối quan hệ xã hội hoặc quan hệ về chuyên môn giữa các thành viên. Các tổ chức tài trợ nuôi dưỡng các mối quan hệ giữa cả các thành viên và giữa các cá nhân thuộc về các tổ chức tài trợ này (ví dụ: khách hàng, nhân viên). 7 Markus (Markus, 2002) phân loại các cộng đồng ảo dựa trên định hướng xã hội, định hướng nghề nghiệp và định hướng thương mại. Trong các cộng đồng ảo định hướng xã hội thì các mối quan hệ cá nhân có tính chất không chuyên nghiệp được bồi dưỡng. Thông thường, các cộng đồng này phát triển xung quanh hoạt động giải trí, sở thích hoặc các quan tâm về các vấn đề không chuyên nghiệp khác (Ví dụ: Facebook). Trong cộng đồng chuyên nghiệp, các mối quan hệ thành viên được hình thành xung quanh việc chia sẻ các lợi ích về vấn đề chuyên môn. Các cộng đồng này bao gồm các mạng kiến thức chuyên môn và dựa trên cộng đồng học tập của học sinh, sinh viên (Ví dụ: caohockinhte.info). Cộng đồng định hướng thương mại được tài trợ bởi các tổ chức thương mại hoặc phi thương mại, ví dụ như chính phủ, phi lợi nhuận (Lauden & Traver, 2003). 2.1.3.2 Phân loại theo đặc điểm chức năng của trang web Phòng trò chuyện trực tuyến (Online chat rooms) Ngay sau khi có sự gia tăng về mối quan tâm trong bảng tin và các diễn đàn, mọi người bắt đầu muốn có một cách để giao tiếp với cộng đồng của họ trong thời gian thực. Nhược điểm của bảng tin là mọi người sẽ phải chờ đợi cho đến khi một người dùng khác gửi bài trả lời của họ, trong đó có tất cả mọi người trên toàn thế giới trong các khung thời gian khác nhau, nên có thể mất một thời gian chờ đợi. Sự phát triển của các phòng trò chuyện trực tuyến cho phép mọi người nói chuyện với bất cứ ai đã đăng nhập cùng một lúc với họ. Bằng cách này, các thông điệp được gửi đi và người sử dụng trực tuyến ngay lập tức có thể trả lời lại. Tổ chức đầu tiên phát triển loại hình này là CompuServe CB, họ tổ chức ra bốn mươi kênh, trong đó người dùng có thể nói chuyện với nhau trong thời gian thực. Ý tưởng về bốn mươi kênh khác nhau dẫn đến ý tưởng lập các phòng trò chuyện với các chủ đề khác nhau. Người dùng có thể chọn để tham gia một phòng chat đã tồn tại mà họ thấy thú vị, hoặc bắt đầu một phòng chat mới nếu họ không tìm thấy chủ đề yêu thích. Hiện nay, các phòng trò chuyện có rất nhiều chủ đề để mọi người có thể nói chuyện với những người khác có sở thích tương tự. Phòng chat hiện đang được cung cấp bởi Internet Relay Chat (IRC) và các trang web cá nhân khác như Yahoo, MSN và AOL.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan