Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của pháp luật đối với phát triển bền vững ở nước ta trong giai đoạn hiện...

Tài liệu Vai trò của pháp luật đối với phát triển bền vững ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

.PDF
254
256
84

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI VÕ HẢI LONG VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành : LÝ LUẬN & LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC & PHÁP LUẬT Mã số : 60 . 38 . 01 . 01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. LÊ MINH TÂM Hà Nội - 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác./. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Võ Hải Long MỤC LỤC Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU............................................................................................................ Chương 1 Cơ sở lý luận về vai trò của pháp luật đối với phát triển bền vững 1.1. 1.2. 1.3. 1.4. Khái niệm, nội dung và các điều kiện bảo đảm phát triển bền vững Khái niệm, đặc trưng và các biểu hiện cơ bản về vai trò của pháp luật đối với phát triển bền vững……...………………….................. Những nhân tố ảnh hưởng và điều kiện bảo đảm vai trò của pháp luật đối với phát triển bền vững………...………….…………......... Kinh nghiệm phát huy vai trò của pháp luật trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển bền vững trên thế giới…………...... Chương 2 Đánh giá vai trò của pháp luật đối với phát triển bền vững ở nước ta thời kỳ đổi mới 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. Đánh giá vai trò của pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ kinh tế cơ bản………………………….………………………................... Đánh giá vai trò của pháp luật đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội cơ bản…………………………………………..…............... Đánh giá vai trò của pháp luật về điều chỉnh một số nội dung chủ yếu trong lĩnh vực môi trường……............................................ Đánh giá chung về vai trò của pháp luật đối với phát triển bền vững ở nước ta……………………………………...……...…......... Chương 3 Những quan điểm và giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của pháp luật đối với phát triển bền vững ở nước ta trong giai đoạn hiện nay 3.1. 3.2. 3.3. Sự cần thiết phải phát huy vai trò pháp luật đối với phát triển bền vững………………………………………....……………............... Những quan điểm chủ yếu về phát huy vai trò của pháp luật đối với phát triển bền vững ở nước ta…………….…….….............…... Những giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của pháp luật đối với phát triển bền vững ở nước ta………………………...……............. KẾT LUẬN....................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 9 9 25 55 64 79 79 104 127 138 147 147 151 159 205 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT I. Các từ viết tắt BHXH CNH-HĐH CNXH CTNS21(A21) Bảo hiểm xã hội Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chủ nghĩa xã hội Chương trình Nghị sự 21 Agenda 21 HĐND Hội đồng nhân dân LHQ (UN) Liên Hợp quốc The United Nations PTBV Phát triển bền vững Sustainable Development UBND Uỷ ban nhân dân UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội XHCN Xã hội chủ nghĩa II. Tên các tổ chức, chương trình quốc tế, tiếng nước ngoài CSD Commission Sustainable Development Uỷ ban Phát triển bền vững ECOSOC Economic Social Council Hội đồng Kinh tế-Xã hội Liên Hợp quốc ILO International Labour Orgnisation Tổ chức Lao động quốc tế IUCN International Union for Conservation of Nature Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Thế giới NSDS National Sustainable Development Strategy Chiến lược PTBV quốc gia UNEP United Nations Environment Program Chương trình môi trường Liên hợp quốc UNESCO United Nations Education, Science, Culture Orgnisatoin Tổ chức Văn hoá Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc WCED World Committee on Environment and Development Uỷ ban Thế giới về môi trường và phát triển WTO World Trade Orgnization Tổ chức Thương mại Thế giới MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển là quyền cơ bản, đồng thời là ước vọng mang tính nhân văn sâu sắc của mọi quốc gia, dân tộc và ở mọi thời đại. Trong thời gian dài, phát triển chỉ được hiểu với ý nghĩa là tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở sự gia tăng mặt lượng giá trị tổng sản phẩm quốc dân, chưa chú trọng giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Trong thực tiễn, việc thực hiện mô hình phát triển này bên cạnh ưu điểm cơ bản là tạo ra sự giàu có cho xã hội, song bên cạnh đó là nguy cơ dẫn đến những hậu quả xấu, ngoài dự tính, như: bùng nổ dân số, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, v.v.. đe doạ sự tồn tại và phát triển của xã hội. Bài học lớn được rút ra là trong quá trình phát triển con người cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người, xã hội với tự nhiên, mà bản chất của nó là sự “đồng tiến hoá” và con đường đó chỉ có thể là phát triển bền vững (PTBV). Kể từ Báo cáo Tương lai chung của chúng ta (1987) đến Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển (1992) và nhất là sau Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về PTBV (2002), PTBV đã trở thành Chương trình nghị sự của thế kỷ 21 (Agenda 21), thu hút sự quan tâm sâu rộng của nhiều chính khách, nhà khoa học có uy tín trên thế giới. Tuy nhiên trong đời sống quốc tế, PTBV thực sự mới chỉ nhận được sự đồng thuận trên những vấn đề chung, cơ bản, có tính nguyên tắc. Do tính chất liên ngành, phức tạp, nhiều vấn đề về PTBV đến nay còn chưa được giải quyết thoả đáng, nhận thức thống nhất, từ những vấn đề lý luận như bản chất, các điều kiện bảo đảm đến những vấn đề thực tiễn như khả năng, mức độ áp dụng đối với các nước đang phát triển, v.v.. cần được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ. Ở Việt Nam, hơn hai mươi năm qua, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, hội nhập quốc tế và khu vực. Phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, vấn đề PTBV đã được đặt ra ngay từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, song chỉ đến khi tiến trình này đi vào chiều sâu, thì nó mới thực sự trở nên cấp bách, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội. Thực tiễn đó, đòi hỏi phải có sự nhận thức sâu sắc hơn về khả năng, điều kiện, biện pháp bảo đảm 1 PTBV ở nước đang phát triển như Việt Nam, làm sao để có thể kết hợp hợp lý, hài hoà giữa phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Trước thực trạng và yêu cầu phát triển đất nước, vấn đề đặt ra là phải sớm hoàn thiện chính sách phát triển, trong đó chú trọng những giải pháp với những công cụ, phương tiện tổ chức thực hiện hiệu quả, một mặt tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực nhằm tiếp tục duy trì, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, mặt khác tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tăng cường công tác bảo vệ và từng bước nâng cao chất lượng môi trường. Có như vậy, mục tiêu phát triển đất nước mới đạt được, định hướng XHCN mới được giữ vững. Đồng hành với sự đổi mới toàn diện đất nước, tư duy pháp lý có tiến bộ rõ nét, pháp luật đã trở thành công cụ đặc biệt quan trọng trong tổ chức và quản lý đời sống xã hội. Hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện, là một trong những thành tựu chủ yếu của công cuộc đổi mới. Pháp luật tạo cơ sở pháp lý hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo hành lang pháp lý hình thành, phát triển các quan hệ xã hội mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từng bước giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Tuy nhiên, đây chỉ là những kết quả bước đầu, hệ thống pháp luật ở nước ta nhìn chung còn phức tạp, chất lượng, tính khả thi còn thấp, nhiều vấn đề phát triển nảy sinh chưa được giải quyết về mặt pháp lý, chưa thực sự phát huy tốt vai trò đối với sự phát triển đất nước. Đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới, thực hiện định hướng PTBV với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới, phát huy vai trò của pháp luật đối với PTBV là nhu cầu cấp thiết, nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém, bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu phát triển. Nhu cầu này đặt ra cho công tác nghiên cứu lý luận pháp lý hàng loạt vấn đề cần đi sâu nghiên cứu. Khoa học pháp lý cần thiết phải triển khai những nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các thành tựu mới, tiếp tục củng cố, hoàn thiện tư duy pháp lý, xây dựng hệ thống các quan điểm pháp lý phù hợp với đường lối phát 2 triển đất nước, góp phần xây dựng đời sống pháp luật dân chủ, lành mạnh. Trong hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý ấy, vấn đề vị trí, vai trò, giá trị của pháp luật trong các quan hệ đời sống kinh tế - xã hội, bảo đảm PTBV đang nổi lên như một vấn đề vừa mang tính lý luận cấp thiết, vừa mang tính thực tiễn, đòi hỏi phải được nghiên cứu cơ bản, xây dựng và bổ sung các luận cứ khoa học phục vụ cho công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật ở nước ta, bảo đảm kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường trong từng bước, từng chính sách phát triển. Từ những luận chứng trên đây có thể khẳng định rằng, Đề tài “Vai trò của pháp luật đối với PTBV ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” là vấn đề cấp thiết cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, cần được nghiên cứu cơ bản, làm sáng tỏ trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu PTBV được các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu; số lượng công trình, bài viết lớn, nội dung rất phong phú. Các công trình, báo cáo có thể coi là tiền đề lý luận của PTBV phải kể đến là: J. Coomer với tác phẩm “The Nature of the Quest for Sustainable Socienty” (Bản chất của sự tìm kiếm xã hội bền vững); Hội bảo tồn thiên nhiên thế giới với “The World Conservation Strategy” (Chiến lược bảo tồn thiên nhiên thế giới), v.v.. Lý luận về PTBV tiếp tục được phát triển bởi các tác giả, thông qua các bài viết, công trình như: E. Barbier với bài viết “The concept of Sustainable Economic Development” (Khái niệm về PTBV kinh tế); Mustafa Tolba với tác phẩm “Sustainable Development Constrains and Opportunites” (PTBV - Các hạn chế và cơ hội); Hội bảo tồn thiên nhiên thế giới với “Caring for the Earth” (Chăm sóc cho Trái đất); Johan Holmberg (chủ biên) với “Making Development Sustainable” (Làm cho phát triển trở nên bền vững); Ted Trzyna (chủ biên) với “A Sustainable World: Defining and Measuring Sustainable Development” (Thế giới bền vững: Định nghĩa và trắc lượng PTBV); Susan Murcott víi “Definitions of Sustainable Development” (Các định nghĩa PTBV), v.v.. Kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển (1992), ở Việt Nam đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu về PTBV nhằm làm rõ khái niệm, định lượng PTBV ở Việt Nam, tiêu biểu là những công trình trong khuôn khổ Dự án Vie01/021, như: “Nghiên cứu Tổng hợp các mô hình phát triển bền 3 vững ở Việt Nam” (11/2005), “Ngưỡng phát triển và quan điểm phát triển đối với Việt Nam” (3/2002); các tham luận trong Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc về PTBV (2006); Đề tài cấp bộ “Phát triển bền vững từ quan niệm đến hành động” do PGS. TS. Hà Huy Thành làm Chủ nhiệm, v.v.. Ngoài ra, còn một số bài viết về các khía cạnh PTBV, như: “Phát triển bền vững: tiền đề lịch sử và nội dung khái niệm” (Nguyễn Đức Chiện, Viện Xã hội học); “Phát triển bền vững và hài hoà: Những vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu hiện nay” (Lương Đình Hải), “Phát triển bền vững nhìn từ góc độ xã hội và văn hoá” (Trần Hữu Dũng) v.v.. Những công trình, bài viết này đã phân tích, khái quát một số vấn đề lý luận về PTBV, như lịch sử hình thành, khái niệm, đặc trưng của PTBV ở những nội dung, mối quan hệ cụ thể, làm rõ sự cần thiết, những yêu cầu đặt ra đối với PTBV, tuy nhiên chưa đề cập, phân tích rõ các điều kiện bảo đảm PTBV, nhất là đối với những nước có điều kiện kinh tế-xã hội, trình độ phát triển còn thấp, để chứng minh tính khả thi của mô hình này. Trong lĩnh vực pháp lý, trên bình diện pháp luật quốc tế, Tác phẩm “Sustainable Development law - Principles, Practices and Prospects” (Pháp luật phát triển bền vững - Nguyên tắc, thực tiễn và triển vọng) của Merie - Claire Condonier Segger và Ashfaq Khalfan trình bày về các nguyên tắc về phát triển, PTBV qua các Hội nghị của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển, và thực tiễn pháp luật quốc tế trên các lĩnh vực; Tác phẩm “The law of sustainable development - General principles” (Pháp luật về PTBV- những nguyên tắc chung) của Uỷ ban Châu Âu phân tích lý thuyết pháp lý cũng như 12 nguyên tắc chung của pháp luật về PTBV như: nguyên tắc về sự đa dạng, nguyên tắc về khả năng đáp ứng, nguyên tắc về di sản tự nhiên chung, v.v.. Như vậy, các công trình này mới chủ yếu đề cập đến PTBV từ phương diện pháp luật quốc tế và thực tiễn của các nước phát triển. Ở Việt Nam, những vấn đề lý luận về vai trò của pháp luật trong đời sống kinh tế - xã hội, về mối quan hệ giữa pháp luật với phát triển, về thực trạng của pháp luật trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta đã được nhiều nhà khoa học pháp lý, kinh tế, các nhà nghiên cứu xã hội học nghiên cứu dưới các góc độ, khía cạnh khác nhau. Nghiên cứu về Nhà nước và pháp luật trong thời kỳ đổi mới, nổi bật là các tác phẩm khoa học: “Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong thời kỳ đổi mới” (NXB KHXH, 1997) của GS. TSKH. Đào Trí Úc; “Xây dựng và hoàn thiện Hệ thống pháp luật Việt Nam - Những vấn đề lý luận và 4 thực tiễn” của GS. TS. Lê Minh Tâm (NXB CAND, 2004); Bài viết của GS.TS Hoàng Văn Hảo “Tìm hiểu vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường”; bài viết của PGS. TS. Lê Minh Thông “Vấn đề hoàn thiện pháp luật phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội, nhiều công trình, bài viết nghiên cứu công phu và chuyên sâu, đề cập, phân tích những khía cạnh về nhu cầu đổi mới pháp luật trong nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN ở nước ta. Trong số các công trình khoa học này có thể kể đến: Dự án VIE/94/003 “Tăng cường năng lực pháp luật tại Việt Nam” với đề tài nghiên cứu “Đánh giá chung về khung pháp luật kinh tế hiện hành và xác định chiến lược tổng thể hoàn thiện khung pháp luật đối với hoạt động kinh tế và bảo vệ môi trường” giữa Bộ Tư pháp - Dự án VIE/94/003 và Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh; PGS. TS Trần Ngọc Đường “Pháp luật trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”, Đề tài cấp Nhà nước “Hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước nhằm tăng cường hiệu lực quản lý các vấn đề chính sách xã hội” do PGS. TS Trần Trọng Hựu làm chủ nhiệm, v.v.. Nhìn chung, những công trình này đã nêu bật được vai trò và yêu cầu đổi mới pháp luật nói chung, pháp luật trên từng lĩnh vực nói riêng, cung cấp các luận cứ lý luận và thực tiễn phục vụ cho công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ quá trình phát triển đất nước. Tuy nhiên, phần lớn những công trình này được thực hiện trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, nên ít nhiều có một số hạn chế về mặt lịch sử, chưa thực sự xác định rõ định hướng PTBV và yêu cầu của nó đối với công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực hiện pháp luật. Ngoài ra, cũng có một số bài viết, đề tài đề cập đến vai trò của pháp luật đối với PTBV, nhưng không phải là nội dung nghiên cứu chính, như: “Pháp luật và sự phát triển bền vững” (Vũ Duy Khang); “Phát triển bền vững và sự tham gia của xã hội dân sự” (Nguyễn Duy Linh); Đề tài cấp bộ “Bảo đảm yêu cầu PTBV trong hoạt động xây dựng pháp luật” do PGS. TS. Nguyễn Văn Động làm Chủ nhiệm, v.v.. Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống, tổng quát vai trò của pháp luật đối với PTBV. Luận án là công trình khoa học đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu toàn diện, khái quát các cơ sở lý luận và thực tiễn “Vai trò của pháp luật trong mối quan hệ với phát triển bền vững” phù hợp với đối tượng nghiên cứu, phương pháp luận của Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật. 5 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của Luận án là xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc khẳng định, xác định những yếu tố, điều kiện tác động và ảnh hưởng, tìm kiếm những giải pháp hữu ích cho việc phát huy vai trò của pháp luật đối với PTBV ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Những kết luận của Luận án có ý nghĩa đối với công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. - Đối tượng nghiên cứu của Luận án là nội dung vai trò của pháp luật đối với PTBV ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Các khía cạnh nội dung của vai trò pháp luật được phân tích, đánh giá thông qua pháp luật thực định trong các lĩnh vực cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam, là: pháp luật về kinh tế, pháp luật về các vấn đề xã hội, pháp luật về môi trường. - Vai trò của pháp luật đối với PTBV có nội hàm rất rộng. Phù hợp với đối tượng nghiên cứu của Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật, Luận án tập trung phân tích những quan hệ pháp luật cơ bản trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có chú ý đến yêu cầu tổng thể, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chính để phát huy vai trò của pháp luật trong giai đoạn hiện nay. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu, Luận án tập trung nghiên cứu, phân tích, làm rõ những nội dung sau: - Do PTBV là vấn đề lý luận phức tạp, hiện còn nhiều quan niệm khác nhau nên Luận án tập trung hệ thống, phân tích, phát triển một số vấn đề lý luận cơ bản như khái niệm, nội dung, các điều kiện bảo đảm PTBV, làm cơ sở cho sự phân tích vai trò của pháp luật. - Phân tích, làm rõ khái niệm, đặc trưng, các điều kiện bảo đảm vai trò của pháp luật đối với PTBV, và biểu hiện cơ bản của nó trên các lĩnh vực chủ yếu là: (1) Bảo đảm tăng trưởng kinh tế liên tục, ổn định; (2) Giải quyết tốt các vấn đề xã hội; (3) Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. - Đánh giá, phân tích pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, qua đó xác định mức độ vai trò của pháp luật phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm định hướng PTBV ở nước ta hiện nay. 6 - Từ thực trạng vai trò của pháp luật và định hướng phát triển đất nước, Luận án đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của pháp luật đối với PTBV ở nước ta hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa MácLênin. Luận án sử dụng những quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ, những quan điểm về PTBV, xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp, v.v.. những kết luận của các công trình khoa học có giá trị làm cơ sở phương pháp luận cho Luận án. Các phương pháp nghiên cứu: hệ thống-cấu trúc, phân tích, tổng hợp, so sánh, sử dụng kết quả điều tra xã hội học, tổng hợp số liệu, v.v.. được sử dụng để hoàn thành luận án. Cụ thể: - Phương pháp nghiên cứu hệ thống được áp dụng để phân tích tổng quan các quan niệm về PTBV, nội dung của PTBV cũng như trong việc trình bày các nội dung đánh giá vai trò của pháp luật đối với PTBV. - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng phổ biến, để phân tích, tổng hợp từng vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp so sánh được áp dụng trong việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về PTBV, so sánh pháp luật giữa các thời kỳ, làm rõ các hiện tượng pháp lý có đặc điểm tương tự. - Phương pháp xã hội học, tổng hợp những số liệu chính thức được công bố để minh hoạ, chứng minh cho những luận điểm, những kết luận trong nghiên cứu, giải quyết những nhiệm vụ của luận án. 6. Những kết quả mới của Luận án Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên, nghiên cứu toàn diện, có hệ thống vai trò của pháp luật đối với PTBV ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, theo phương pháp luận của khoa học Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật. Những kết quả, đóng góp mới của Luận án được thể hiện ở những nội dung chính sau: - Trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận, Luận án đã xây dựng khái niệm, phân tích các điều kiện bảo đảm, các đặc trưng và những biểu hiện cơ bản về vai trò của pháp luật đối với PTBV, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của pháp luật đối với PTBV và đề xuất cần coi pháp luật là yếu tố thứ tư của PTBV, bên cạnh các 7 yếu tố đã được thừa nhận rộng rãi là phát triển kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường. Đồng thời ở mức độ nhất định, Luận án đã so sánh, khái quát kinh nghiệm phát huy vai trò của pháp luật trong việc xây dựng và thực hiện Chiến lược PTBV của một số quốc gia trên thế giới. - Luận án đề xuất một phương pháp tiếp cận mới để đánh giá vai trò của pháp luật trong thực tiễn, đó là cách tiếp cận thông qua các chức năng đặc thù của pháp luật. Trên cơ sở lý luận được khái quát và với cách tiếp cận này, Luận án đã triển khai phân tích, đánh giá về thực trạng vai trò của pháp luật đối với PTBV ở nước ta, khẳng định những thành tựu đã đạt được, cũng như các hạn chế, khuyết điểm, đồng thời phân tích, làm rõ các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. - Luận án đề xuất một số kiến nghị về quan điểm, chính sách và giải pháp nhằm phát huy vai trò của pháp luật đối với PTBV ở nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong đó có các kiến nghị chủ yếu như: Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học pháp lý về PTBV; hoàn thiện pháp luật bảo đảm PTBV, tập trung hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường và có chính sách bảo đảm PTBV hệ thống pháp luật; đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, nâng cao trình độ văn hóa pháp lý và trách nhiệm đạo đức đối với PTBV; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác thi hành pháp luật, v.v.. 7. Kết cấu của Luận án Luận án bao gồm: Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò của pháp luật đối với phát triển bền vững; Chương 2: Đánh giá vai trò của pháp luật đối với phát triển bền vững ở nước ta trong thời kỳ đổi mới; Chương 3: Những quan điểm và giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của pháp luật đối với phát triển bền vững ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Kết luận Tài liệu tham khảo và Phụ lục. 8 CHƯƠNG 1 C¬ së lý luËn vÒ vai trß cña ph¸p luËt ®èi víi ph¸t triÓn bÒn v÷ng ------------------1.1 kh¸I niÖm, néi dung, c¸c ®iÒu kiÖn b¶o ®¶m ph¸t triÓn bÒn v÷ng 1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững Những tư tưởng về phát triển bền vững (PTBV) đã xuất hiện từ rất sớm, phát triển trải qua các giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ mới thực sự được đặt ra, khi loài người phải trực tiếp đối mặt với các nguy cơ có tính chất và mức độ ngày càng phức tạp, đe doạ sự tồn tại của mình như: sự bùng nổ dân số; sự suy thoái về môi trường, sự biến đổi khí hậu; sự xuất hiện những đại dịch thế kỷ, v.v.. Việc hình thành ý tưởng đến khái niệm và phong trào hành động PTBV, khởi đầu từ các phong trào bảo vệ môi trường, gắn với vai trò của tổ chức và các cơ quan Liên hợp quốc (LHQ), nhất là từ những năm 50 (thế kỷ XX). Các cơ quan của tổ chức này đã có nhiều hành động thể hiện sự quan tâm với những vấn đề về môi trường và phát triển. Đặc biệt, LHQ đã triệu tập một số hội nghị quan trọng liên quan trực tiếp đến vấn đề này. Năm 1972, Hội nghị LHQ về môi trường con người (UNCHE) được tổ chức tại Stockholm (Thuỵ Điển) với sự tham gia của 113 quốc gia, nhằm đối phó với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng ở các nước công nghiệp phát triển. Hội nghị đã ra Tuyên bố về môi trường con người (Tuyên bố Stockholm) gồm 26 nguyên tắc; thảo thuận về chương trình hành động quốc tế rộng lớn, thành lập Chương trình môi trường của LHQ (UNEP), Quỹ môi trường và Ban Thư ký thường trực về môi trường. Hội nghị thống nhất những quan điểm chính về mối quan hệ giữa cuộc sống của con người với môi trường, giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn tài nguyên, v.v.. Tiếp theo Hội nghị Stockholm, các Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), UNEP và Quỹ Bảo vệ thiên nhiên thế giới đã đưa ra "Chiến lược bảo tồn thế giới" (1980) hối thúc xây dựng chiến lược bảo tồn tài nguyên sinh học quốc gia, với ba mục tiêu chính: duy trì những hệ sinh thái cơ bản, những hệ hỗ trợ sự sống; bảo đảm sử dụng bền vững các loài, các hệ sinh thái. Trong Chiến 9 lược này, thuật ngữ PTBV lần đầu tiên được sử dụng, song chủ yếu là bền vững về sinh thái. Năm 1983, LHQ thành lập Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển (WCED) gồm 21 thành viên, được lựa chọn từ các nước có chế độ kinh tế, chính trị khác nhau, với nhiệm vụ nghiên cứu các xung đột tiềm tàng giữa môi trường và tăng trưởng kinh tế. Trong báo cáo của mình (4/1987), Uỷ ban đã đưa ra khái niệm PTBV có nội dung bao quát, không bị giới hạn về chuẩn mực, có thể xem như sự dung hoà giữa "phát triển có giới hạn" và "phát triển hợp môi sinh”, nên được nhiều nước chấp nhận. Năm 1992, LHQ quyết định triệu tập Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển tại Rio de Janerio (Braxin) với sự tham gia của 179 nước (trong đó có 115 người đứng đầu nhà nước). Đây là hội nghị lớn nhất của LHQ cả về quy mô và mối quan tâm với môi trường. Hội nghị đã thông qua 5 văn kiện: "Tuyên bố Rio về môi trường và phát triển" gồm 27 nguyên tắc; “Tuyên bố những nguyên tắc chung về rừng”; “Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu”; “Công ước về đa dạng sinh học” và đặc biệt “Chương trình Nghị sự 21” Ch­¬ng tr×nh nghÞ sù 21 (CTNS 21), bản kế hoạch chi tiết gồm 800 trang với 2500 khuyến nghị về các hành động quốc tế trong thế kỷ thứ XXI. CTNS21 vạch ra bộ kế hoạch tổng hợp với những chiến lược, chương trình để chấm dứt, khắc phục những ảnh hưởng của suy thoái môi trường và thực thi PTBV ở tất cả các quốc gia. Ngoài lời tựa, CTNS21 toàn cầu gồm 4 phần: “Những khía cạnh kinh tế và xã hội”, “Bảo tồn và quản lý các nguồn lực phát triển”, “Tăng cường vai trò của nhóm chính”, “Các phương tiện thực hiện”. [102,21] N¨m 2002, Héi nghÞ Th­îng ®Ønh ThÕ giíi vÒ PTBV ®­îc tæ chøc t¹i Johanesburg (Céng hoµ Nam Phi) víi ®¹i diÖn tõ 196 quèc gia tham dù. Héi nghÞ kh¼ng ®Þnh PTBV lµ trung t©m cña CTNS 21 vµ tiÕp tôc thóc ®Èy hµnh ®éng toµn cÇu nh»m gi¶m sù ®ãi nghÌo vµ b¶o vÖ m«i tr­êng... §Æc biÖt, kh¸i niÖm vÒ PTBV ®· ®­îc cñng cè, më réng, nhÊn m¹nh quan hÖ gi÷a nghÌo ®ãi, m«i tr­êng vµ khai th¸c, sö dông tµi nguyªn thiªn nhiªn. Héi nghÞ ®· th«ng qua Tuyªn bè Johanesburg vµ KÕ ho¹ch thùc hiÖn PTBV, tiÕp tôc cam kÕt thùc hiÖn ®Çy ®ñ CTNS21 vÒ PTBV. Sau Héi nghÞ, PTBV trë thµnh chiÕn l­îc toµn cÇu. 1.1.1.1 Tổng quan về phát triển bền vững 10 Theo các tài liệu về PTBV, hiện có hơn 70 khái niệm được sử dụng, giải thích, định hướng xây dựng chỉ số về PTBV[86,28]. Theo Ann P. Hawkins và Frederick H. Buttel, PTBV được hiểu trong 4 phạm vi vai trò của nó, là: (1) Phạm trù lý thuyết; (2) Hệ tư tưởng của phong trào môi trường; (3) Sự hướng dẫn để thiết kế, đánh giá các chương trình, chính sách phát triển; (4) Xu thế phát triển nhất thời, biểu tượng trung tâm của xung đột về chính sách phát triển. JeanGuy Vaillancourt cho rằng PTBV vừa mang tính khoa học (phạm trù lý thuyết) vừa là một phần tư tưởng (hệ tư tưởng, chính sách)[92,84]. Xét về phương diện lý thuyết, PTBV phong phú, đa dạng cả về nội dung và cách tiếp cận. Bằng phương pháp nghiên cứu hệ thống-cấu trúc, các quan niệm về PTBV có thể được khái quát như sau: - Tiếp cận PTBV xuất phát từ điều kiện phát triển mỗi nước, hay điểm xuất phát của quá trình phát triển. Theo đó, điểm xuất phát, điều kiện kinh tế-xã hội là cơ sở để xác định chính sách, các bước đi, hướng ưu tiên trong từng giai đoạn phát triển của mỗi nước. Một số nhà kinh tế phát triển cho rằng PTBV chỉ đặt ra với các nước thuộc thế giới thứ ba. Và trong nhiều trường hợp khái niệm nước đang phát triển được sử dụng đồng nghĩa với “thế giới thứ ba”[3,28]. Chẳng hạn, tác giả E. Barbier viết “Khái niệm phát triển kinh tế bền vững vì được áp dụng đối với Thế giới thứ ba... bởi vậy trực tiếp liên quan đến việc nâng cao mức sống vật chất của người nghèo đạt mức tối thiểu”[105, iv]. Trên cơ sở lý thuyết tân cổ điển, một số nhà kinh tế học theo thuyết hội tụ (điển hình là R. Solow) lại cho rằng, cả nước phát triển và đang phát triển, tốc độ tăng trưởng sẽ hội tụ ở mức bền vững (bởi các nước phát triển phải đầu tư theo chiều rộng, tức là đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư khoa học công nghệ; các nước đang phát triển theo chiều sâu). Để đạt được sự phát triển, PTBV, nhiều lý thuyết, mô hình phát triển được đưa ra, bổ sung, thay thế nhau. Trong đó, tiêu biểu là Lý thuyết các giai đoạn của Walt Rostow (1916-2003), các quan điểm về con đường phát triển, như: công nghiệp hoá, hiện đại hoá (thay đổi về cơ cấu), phúc lợi xã hội, phát triển con người, hoặc phát triển có sự tham gia [19,67-97]. - Tiếp cận phát triển bền vững từ những yếu tố cấu thành,“lát cắt ngang” của sự phát triển 11 Theo đó, PTBV là một đại quá trình do một loạt quá trình nhánh hợp thành, hội tụ về các mặt, là: phát triển kinh tế; phát triển xã hội; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường. Các mặt, yếu tố hay quá trình nhánh này được xem xét trong mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, PTBV không chỉ bao gồm nội dung kinh tế mà còn bao hàm nội dung xã hội và môi trường. Về kinh tế, cách hiểu phổ biến coi PTBV là bước phát triển kế tiếp của tư duy về tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế thể hiện 3 nội dung: (1) Sự tăng lên của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và GDP tính theo đầu người; (2) Sự biến đổi về cơ cấu kinh tế, quan trọng nhất là tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp tăng lên, tỷ trọng nông nghiệp ngày một giảm xuống; (3) Sự tăng lên của thu nhập thực tế người dân được hưởng. Trong mối quan hệ với các vấn đề môi trường, các quan niệm tập trung vào tính giới hạn tuyệt đối hoặc tương đối của tài nguyên, đầu vào của sản xuất. Theo nghĩa tuyệt đối, nếu duy trì mô hình phát triển truyền thống thì sớm hay muộn cũng dẫn đến sụp đổ của hệ thống toàn cầu. Theo nghĩa tương đối, khi tài nguyên trở lên khan hiếm, một mặt con người sẽ tìm ra tài nguyên khác để thay thế, và sử dụng có hiệu quả tài nguyên sẵn có (Charles S. Colgan, 1997)[21,15-16]. Với các vấn đề xã hội, việc nghiên cứu tập trung phân tích những thất bại của thị trường, xác định vai trò của chính phủ. Mặt xã hội, phát triển xã hội hay các yếu tố phi kinh tế trong một thời gian dài ít được đề cập trong các nghiên cứu về phát triển và thường được coi là hệ quả của phát triển kinh tế. Nhận thức về mặt xã hội đến nay còn chưa thống nhất. Tìm kiếm trên mạng... xã hội với sự khác biệt dễ nhận thấy nhất trong việc mô tả trụ cột xã hội. (...) Biến thể thứ nhất đơn giản là một mục tiêu xã hội phi kinh tế tổng quát, mà sử dụng những thuật ngữ như “xã hội” “phát triển xã hội” và “tiến bộ xã hội”. Biến thể thứ hai nhấn mạnh vào việc phát triển con người tương phản với việc phát triển kinh tế: “phát triển con người” “sức khoẻ con người” hay chỉ “con người”. Biến thể thứ ba tập trung vào vấn đề công lý và công bằng: “công lý xã hội” “công bằng” và “giảm nghèo”. [101] Phát triển xã hội thường được nghiên cứu trong mối liên hệ với các vấn đề kinh tế và phát triển con người. Trong Báo cáo phát triển con người đầu tiên (1990), Mahbub ul Haq tiếp cận theo hướng xác định cái thứ nhất chỉ là phương tiện, phát triển con người là mục tiêu tối cao của sự phát triển [19,73]. Ở một khía 12 cạnh khác, theo R. Beregon sự giàu có, thịnh vượng chưa hẳn đã là phát triển, thậm chí còn là “phản phát triển” [3,9]. Trong những năm 90 thế kỷ XX, một số nhà xã hội học nghiên cứu về vốn xã hội, như James Coleman, Putman Robert, v.v.. cho rằng cấu trúc các quan hệ xã hội, những vấn đề về lòng tin, mạng lưới và các quy tắc ứng xử, hay các chuẩn mực của cộng đồng ảnh hưởng, có thể tác động tích cực và tiêu cực đến sự phát triển. Oakerson J. Ronald chỉ ra 4 bộ thuộc tính quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, trong đó vốn xã hội tác động đến hai bộ thuộc tính, là: tổ chức ra quyết định (gồm các quy tắc quyết định các hành vi của cá nhân và sự lựa chọn tập thể); mẫu hình tương tác (là kết quả trực tiếp từ sự lựa chọn chiến lược của các thành viên trong nhóm sử dụng tài nguyên; hỗ trợ lẫn nhau được xem như là cấu trúc của mẫu hình tương tác)[78]. Các tác giả trong các nghiên cứu về xã hội tập trung nhiều vào các vấn đề như nhu cầu cơ bản của con người, sự bình đẳng giới và mở rộng ra là sự bình đẳng giữa các quốc gia, khu vực, v.v.. Mặt môi trường trong quá trình phát triển ngày càng được nhận thức đầy đủ, không chỉ về những nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, mà còn những vấn đề về ô nhiễm môi trường, ban đầu là do hoạt động sản xuất, sau đó bao hàm cả việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Muốn PTBV cần phải chú trọng bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học; tuân thủ những nguyên lý sử dụng thông minh, hợp lý, bảo đảm sự tái tạo, không để cạn kiệt, suy thoái tài nguyên thiên nhiên và môi trường; đó là việc sử dụng công nghệ sạch trong sản xuất, thay đổi cách thức trong sinh hoạt và tiêu dùng của người dân. Theo Herman Daly, một thế giới bền vững là một thế giới không sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên tái sinh và tạo tiền đề tái sinh (như nước, thổ những, sinh vật) nhanh hơn quá trình tìm ra những loại thay thế chúng, và không thải ra môi trường các chất độc hại nhanh hơn quá trình trái đất hấp thụ và vô hiệu hoá chúng[17,72].Trong các nghiên cứu gần đây, vấn đề môi trường bao gồm hai mặt là bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. - Tiếp cận PTBV từ mục tiêu của phát triển Theo quan niệm này, sự khác biệt giữa PTBV với sự phát triển thông thường ở mục tiêu phát triển. Mục tiêu PTBV trong định nghĩa của Uỷ ban Bruntland, đó là "sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến việc đáp ứng của các thế hệ tương lai". Tại Hội nghị Johanesburg, mục tiêu 13 này được hiểu là mục đích lâu dài, còn mục đích trước mắt là "sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường". Ngân hàng phát triển Châu Á đã đưa ra định nghĩa cụ thể hơn: PTBV là một loại hình phát triển mới, lồng ghép một quá trình sản xuất với bảo toàn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. PTBV cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ trong tương lai.[21,43] - Tiếp cận PTBV từ công tác tổ chức thực hiện Xuất phát từ quan điểm PTBV không phải là mục tiêu chính xác, mà là một tiêu chuẩn đối với quan điểm và hành động, David Munro cho rằng PTBV: “Một quá trình tiếp diễn, có tính lặp đi, lặp lại, thông qua kinh nghiệm trong việc quản lý các hệ thống phức hợp, được tích lũy lại, được đánh giá và được vận dụng”[86,19]. Trong khi đó, Stephan Viederman lại xác định: “Bền vững không phải là vấn đề kỹ thuật cần giải quyết, mà là một tầm nhìn vào tương lai, bảo đảm cho chúng ta một lộ trình và giúp tập trung chú ý vào một tập hợp các giá trị và những nguyên tắc mang tính luân lý và đạo đức để hướng dẫn hành động của chúng ta”[86,19]. PTBV là một dự án lớn, để thực hiện phải có kế hoạch, lộ trình và theo tầm nhìn dài hạn nhằm hướng tới những mục tiêu nhất định. Trong lý luận và thực tiễn, vai trò của thể chế (nhất là pháp luật) đối với phát triển, PTBV ngày càng quan trọng. Xuất phát từ việc xem xét vai trò của Nhà nước trong “tam giác quản trị quốc gia”, tác giả Nguyễn Thu Linh đề xuất cơ chế: “Nhà nước tạo môi trường chính trị và pháp lý thuận lợi. Khu vực tư tạo việc làm và thu nhập. Xã hội dân sự tạo điều kiện cho giao lưu chính trị-xã hội, giám sát tính chịu trách nhiệm của các cơ quan công quyền”[49,58]. Xã hội là tổng thể các quan hệ kinh tế, quan hệ giữa các giai tầng tạo nên “tấm vải” xã hội, trong đó mỗi cá nhân, tổ chức là những điểm nút, sự ràng buộc lẫn nhau là cơ sở cho sự vận hành của hệ thống, do vậy để PTBV cần thiết lập hệ thống quy tắc xử sự chung, phản ánh các quy luật khách quan, định hướng sự vận động của hệ thống kinh tế-xã hội thông qua hành vi hợp pháp của các chủ thể. - Tiếp cận PTBV theo quan điểm Chủ nghĩa Mác-Lênin Trong học thuyết Mác-Lênin, tuy thuật ngữ PTBV chưa được sử dụng, song nhiều vấn đề về phát triển, PTBV đã được đề cập. Trong các tác phẩm của 14 mình, các ông đã bàn đến những nội dung về PTBV, như: phát triển kinh tế, phát triển xã hội, mối quan hệ giữa con người với xã hội và tự nhiên; luận giải khoa học, biện chứng mối quan hệ thống nhất giữa con người, xã hội và tự nhiên. C. Mác khẳng định giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người”, “con người sống bằng giới tự nhiên” “đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn khăng khít với giới tự nhiên, nói như thế chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền khăng khít với bản thân giới tự nhiên, bởi con người là một bộ phận của giới tự nhiên”[14,474]. Con người là “động vật xã hội”. Xã hội không phải bao gồm các cá nhân, mà là biểu hiện tổng số những mối liên hệ giữa các cá nhân đối với nhau, giữa lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội có mối liên hệ mật thiết. “Có thể xem xét lịch sử dưới hai mặt, có thể chia thành lịch sử tự nhiên và lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, hai mặt đó không tách rời nhau. Chừng nào mà loài người còn tồn tại, thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn nhau”[15,25]. Theo các ông, nền sản xuất của xã hội là phương thức trao đổi chất giữa xã hội và tự nhiên. Mối quan hệ giữa con người với “những cá nhân con người sống” và “phần còn lại của tự nhiên”; đó chính là dân số và môi trường. Từ đó, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên. Về phát triển xã hội, C. Mác đưa ra khái niệm hình thái kinh tế-xã hội với những đặc trưng về chất và coi “sự thay thế các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”. Để phát triển xã hội, có thể là cách mạng xã hội tạo bước ngoặt về chất, hoặc thay đổi theo hướng tuần tự, như: tiến hoá xã hội hoặc cải cách xã hội. Giữa tiến hoá xã hội, cải cách xã hội và cách mạng xã hội có mối quan hệ chặt chẽ. Bên cạnh các cách tiếp cận nêu trên, PTBV còn được tiếp cận ở góc độ luân lý, đạo đức hoặc theo không gian phát triển. Chẳng hạn, R. Norgaard cho rằng mỗi khu vực, vùng không thể tự thân có sự phát triển bền lâu mà gắn bó chặt chẽ với khu vực, vùng khác, thậm chí cả những yếu tố mang tính toàn cầu, v.v..[105] Việc tổng hợp, phân tích, phân loại các quan điểm về PTBV theo quan điểm hệ thống cho phép tiếp cận tổng quan, khoa học về PTBV. “Bức tranh” về phát triển, PTBV được trình bày trên đây, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, chưa thật sự hoàn hảo, song đã bao hàm khá đầy đủ những “mảng, khối lớn”, phản ánh PTBV ở các vị trí, vai trò, khía cạnh khác nhau, là những 15 mục tiêu, giá trị, tiêu chuẩn nhận thức và hành động... của sự phát triển. Trong quá trình hình thành và phát triển, các quan điểm này song song tồn tại, hoặc thay thế, thậm chí đối lập, loại trừ lẫn nhau, song nhìn tổng quát, đây là sự bổ sung, hỗ trợ cần thiết, là cơ sở để nhận thức toàn diện và hệ thống hơn về PTBV. Sự khác biệt giữa chúng, như C. Mác viết trong thư trả lời L. Cughenman năm 1868: Lịch sử của lý luận chắc chắn chỉ rõ rằng quan niệm về quan hệ giá trị bao giờ cũng là một, chỉ có cái là quan niệm đó rõ hơn hay mờ hơn, hay bị những ảo tưởng bao phủ nhiều hơn hay được xác định một cách khoa học hơn. Vì chính bản thân quá trình tư duy lớn lên từ những quan hệ nhất định, chính bản thân nó là một quá trình tự nhiên, nên tư duy hiểu được một cách hiện thực, bao giờ cũng chỉ là một, và chỉ có thể biến đổi dần dần khác đi, theo trình độ chín muồi của sự phát triển, và đặc biệt là của sự phát triển của khí quan tư duy.[19,78] 1.1.1.2 Khái niệm phát triển bền vững Trong lý luận và thực tiễn, PTBV còn có nhiều quan niệm rất khác nhau. Xuất phát từ mục đích, phạm vi nghiên cứu đề tài, để nhận thức PTBV, theo chúng tôi cần quan tâm làm rõ một số vấn đề như sau: Một là về yêu cầu, phương pháp xác định nội dung khái niệm. PTBV là cách dùng quy ước của PTBV xã hội (hệ thống kinh tế-xã hội) và có thể được xem xét ở nhiều cấp độ: địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu. PTBV là khái niệm đa diện, phức tạp, được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp tùy thuộc vào việc xác định đối tượng của nó theo mục đích, phạm vi nghiên cứu. Trong từng trường hợp cụ thể, đối tượng của PTBV cần được xác định hợp lý, khoa học, vừa bảo đảm tính toàn diện, vừa phù hợp với yêu cầu nghiên cứu và thực tiễn áp dụng. Việc xác định khái niệm cần vận dụng cách tiếp cận tổng hợp, kết hợp hợp lý, khắc phục những hạn chế khu biệt trong cách tiếp cận của từng chuyên ngành, bộ môn khoa học cụ thể. Trong khoa học pháp lý, khái niệm PTBV phải vừa khái quát được những đặc điểm cơ bản của PTBV, vừa nêu bật được vị trí, vai trò của pháp luật, các vấn đề pháp lý trong mối tương quan với những đặc điểm cơ bản đó. Hai là về xác định đối tượng của PTBV. Theo chúng tôi, đối tượng của PTBV cần được hiểu là cơ sở hạ tầng trong mối quan hệ với kiến trúc thượng tầng. Tuy nhiên, ở đây cơ sở hạ tầng cần được hiểu theo nghĩa toàn diện, là tổng 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất