Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước (1986-2010)...

Tài liệu Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước (1986-2010)

.PDF
213
848
58

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ MẬU NHIỆM VAI TRÕ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ĐẤT NƢỚC (1986-2010) Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 92 29 013 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN NHẬT HÀ NỘI, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tư liệu, số liệu được sử dụng trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Lê Mậu Nhiệm MỤC LỤC MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................................. 7 1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết ............................................................................................................. 21 Chƣơng 2 ĐƢỜNG LỐI ĐỔI MỚI ĐẤT NƢỚC VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ............................................................................. 24 2.1. Vai trò của các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất trong lịch sử ..................... 24 2.2. Sự nghiệp đổi mới đất nƣớc và yêu cầu mới đối với mặt trận dân tộc thống nhất 31 2.3. Chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam trong thời kỳ mới ............................ 40 Chƣơng 3 MỞ RỘNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, GÓP PHẦN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, BẢO ĐẢM QUỐC PHÕNG VÀ AN NINH............................................................................................................................... 47 3.1. Mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân .................................................................... 47 3.2. Tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh .............................................................................................................. 58 Tiểu kết chƣơng 3 ......................................................................................................................... 81 Chƣơng 4 THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC........................ 82 4.1. Góp phần hoàn thiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc ....................................................................................................................... 82 4.2. Góp phần xây dựng tổ chức bộ máy nhà nƣớc và giám sát hoạt động của bộ máy nhà nƣớc ................................................................................................................ 86 Chƣơng 5 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ................................... 101 5.1. Nhận xét về vai trò của MTTQ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc (1986-2010) ................................................................................................................. 101 5.2. Một số bài học kinh nghiệm ................................................................................ 123 KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 152 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHTW Ban Chấp hành Trung ƣơng CT-XH Chính trị - xã hội CNXH Chủ nghĩa xã hội CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐCT Đoàn Chủ tịch HĐND Hội đồng nhân dân HĐTV Hội đồng tƣ vấn KT-XH Kinh tế-xã hội MTTQ Mặt trận Tổ quốc MTTQVN Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nxb. Nhà xuất bản UBND Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc trƣớc đây và trong công cuộc đổi mới đất nƣớc hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đều nhất quán: Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, là đƣờng lối chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam. Đây là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại đoàn kết toàn dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tƣơng đồng, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hƣớng tới tƣơng lai. Đại đoàn kết dân tộc là đƣờng lối chiến lƣợc cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, song MTTQ Việt Nam có vai trò rất quan trọng, đó là: củng cố, tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nƣớc, góp phần tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân. Công cuộc đổi mới đất nƣớc hiện nay đứng trƣớc nhiều thời cơ và vận hội nhƣng cũng phải đƣơng đầu với nhiều nguy cơ, thách thức. Để đƣa sự nghiệp cách mạng nƣớc ta tiến lên giành thêm những thành tựu mới to lớn hơn, bền vững hơn. Để tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc, hợp tác và hội nhập quốc tế bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng là 1 nhiệm vụ rất nặng nề, lâu dài, khó khăn và phức tạp đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta phải tăng cƣờng đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vƣợt bậc mới hoàn thành đƣợc nhiệm vụ lịch sử vẻ vang đó. Vai trò của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị đã đƣợc Hiến pháp nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật MTTQ Việt Nam xác định: “MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài” [43]. Vai trò và tầm quan trọng của MTTQ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đã đƣợc khẳng định trong thực tế. Thông qua nhiều hình thức tổ chức và vận động quần chúng, MTTQ Việt Nam đã góp phần cùng với Đảng, Nhà nƣớc giải quyết những khó khăn, bức xúc, tạo điều kiện và môi trƣờng thuận lợi để các tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, khơi dậy và phát huy những giá trị đạo đức - văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc nhƣ sự tƣơng thân, tƣơng ái, tình dân tộc, nghĩa đồng bào. Trong công cuộc đổi mới, nền dân chủ ngày càng phát triển, vai trò của MTTQ Việt Nam ngày càng quan trọng, nhiệm vụ càng nặng nề hơn. Mặt trận có nhiệm vụ tiếp tục tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp ngày càng rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, phát huy tinh thần yêu nƣớc, ý chí tự lực tự cƣờng và quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững kỷ cƣơng và ổn định xã hội, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội, thực hiện CNH, HĐH đất nƣớc, đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm tốt vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, cầu nối vững chắc giữa nhân dân với Đảng và Nhà nƣớc, tăng cƣờng đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nƣớc. 2 Tình hình chính trị, kinh tế, an ninh khu vực và quốc tế diễn biến phức tạp, khó lƣờng. Bên cạnh đó những tác động tiêu cực của quá trình biến đổi khí hậu; nhiều loại dịch bệnh mới xuất hiện khó kiểm soát; sự chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp đổi mới; sự suy thoái về tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí cùng với những hạn chế, yếu kém trong quản lý, điều hành trên một số lĩnh vực kinh tế, xã hội... kìm hãm, cản trở sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc. Với tình hình quốc tế và trong nƣớc hiện nay, tăng cƣờng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nƣớc. Do vậy, việc nâng cao vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội là một yêu cầu khách quan, có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm cho sự phát triển vững chắc của đất nƣớc. Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Vai trò của MTTQ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước (19862010)” để làm luận án tiến sĩ Sử học, chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận giải rõ vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong gần 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nƣớc (1986-2010) và đúc rút các kinh nghiệm lịch sử để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nƣớc hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, nhiệm vụ của luận án bao gồm: - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ; 3 - Nghiên cứu khái quát sự tiếp nối truyền thống lịch sử Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam của MTTQ Việt Nam trong hoàn cảnh thống nhất đất nƣớc, cả nƣớc quá độ lên CNXH; - Luận giải rõ bối cảnh lịch sử và các hoạt động chủ yếu của MTTQ Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010 nhằm làm sáng tỏ hơn vai trò của MTTQ Việt Nam sự nghiệp đổi mới đất nƣớc trong giai đoạn này; - Đánh giá, nhận xét về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đúc rút các kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động MTTQ Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010, qua đó đề xuất các nhiệm vụ nhằm phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong tình hình mới hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3. 1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của MTTQ Việt Nam trong thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới (1986-2010). 3. 2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: MTTQ Việt Nam là bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, có vai trò quan trọng trong vận động, tập hợp, tổ chức quần chúng tham gia xây dựng Đảng, xây dựng, tăng cƣờng và củng cố Nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nƣớc đi đến thành công. Chức năng, nhiệm vụ và vai trò MTTQ Việt Nam là rất to lớn. Trong khuôn khổ luận án, tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu, trình bày vai trò của MTTQ Việt Nam trên một số lĩnh vực chính, nổi bật là: Mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nƣớc. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu các vấn đề nói trên chủ yếu trong khoảng thời gian gần 25 năm, khi đổi mới đất nƣớc từ năm 1986 đến năm 4 2010 và đề cập ở mức độ nhất định đến các sự kiện lịch sử trƣớc và sau giai đoạn 1986-2010. - Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu về MTTQ Việt Nam ở cấp Trung ƣơng, bên cạnh đó, có đề cập ở mức độ nhất định đến một số tổ chức thành viên và Uỷ ban MTTQ địa phƣơng. 4. Cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý thuyết Luận án đƣợc tiến hành trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm hiện nay của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề đoàn kết dân tộc, về vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam trong công cuộc đổi mới. 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là thực tiễn những thập niên đầu của sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, thực tiễn tổ chức bộ máy và hoạt động của MTTQ Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu nhƣ sau: - Phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phƣơng pháp lôgic: đƣợc sử dụng xuyên suốt trong công trình nghiên cứu này để phân tích mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử; nghiên cứu và luận giải các các vấn đề thông qua các sự kiện cụ thể trong quá trình lịch sử cũng đòi hỏi tuân theo trật tự logic chặt chẽ mang tính liên kết. - Phƣơng pháp so sánh: đƣợc sử dụng nhằm đƣa ra những kết luận, nhận xét, đánh giá trong luận án đƣợc khách quan và chính xác hơn. - Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp: đƣợc sử dụng nhằm luận giải vai trò của MTTQ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới từ 1986 đến 2010. 5 - Phƣơng pháp tổng kết thực tiễn: đƣợc sử dụng để đúc rút các kinh nghiệm lịch sử nhằm phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới từ 1986 đến 2010. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Một là, nghiên cứu có hệ thống về vai trò của MTTQ Việt Nam trong gần 25 năm đất nƣớc tiến hành công cuộc đổi mới (1986-2010). - Hai là, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của MTTQ Việt Nam trong việc củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cƣờng đồng thuận xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nƣớc, góp phần vào thành tựu chung của đất nƣớc trong công cuộc đổi mới; - Ba là, đúc rút các kinh nghiệm nhằm phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong tình hình mới hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần vào việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn làm cơ sở khoa học cho việc đổi mới nhận thức và phƣơng thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trong tình hình mới. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy cho cán bộ dân vận, Mặt trận và các đoàn thể trong công tác vận đồng quần chúng nhân dân trong tình hình mới ở các cơ sở đào tạo. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án đƣợc kết cấu 5 chƣơng, 11 tiết. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lịch sử Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, quyển III (1975-2004) do PGS.TS Trần Hậu chủ biên (Uỷ ban Trung ƣơng MTTQ Việt Nam, 2007) [138], đây là một trong ba tập về lịch sử của Mặt trận đƣợc tiến hành với mục tiêu tái hiện một cách chân thực, khoa học quá trình hình thành và phát triển Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam; quyển III đã phản ánh hoạt động của MTTQ Việt Nam thời kỳ 1975-2004 – thời kỳ Mặt trận có nhiều cố gắng tự vƣơn lên tìm tòi, khai thác, thể nghiệm và xác định nội dung, mô hình đổi mới, góp phần giữ vững ổn định CT-XH, tăng cƣờng sự đoàn kết nhất trí của toàn dân để vƣợt qua cuộc khủng hoảng KT-XH, kiên định con đƣờng quá độ lên CNXH, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc; cuốn sách đã đề cập vai trò của MTTQ Việt Nam góp phần thực hiện đƣờng lối đổi mới toàn diện đất nƣớc, thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc. Công trình khoa học này tuân thủ nguyên tắc tôn trọng sự thật lịch sử, không chỉ phản ánh những thành tựu, ƣu điểm mà còn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm về tổ chức bộ máy và hoạt động của Mặt trận. Đóng góp lớn về mặt khoa học của công trình này không chỉ là khẳng định những truyền thống lịch sử vẻ vang của Mặt trận mà còn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. 7 Biên niên sự kiện lịch sử Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, tập III (1975-2000) do PGS.TS Trần Hậu chủ biên (Uỷ ban Trung ƣơng MTTQ Việt Nam, 2004) [122], gồm những sự kiện phản ánh hoạt động của Mặt trận từ sau khi giải phóng hoàn toàn Việt Nam, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc trong cả nƣớc cho đến hết năm 2000, kết thúc thế kỷ XX, một thế kỷ có những chuyển biến vô cùng to lớn của đất nƣớc ta. Đây là một trong ba tập Biên niên sự kiện lịch sử Mặt trận phản ánh lịch sử Mặt trận do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo diễn ra trên phạm vi cả nƣớc và hoạt động của kiều bào ở nƣớc ngoài mấy chục năm qua; phản ảnh lịch sử khối đại đoàn kết dân tộc, ghi chép các sự kiện theo năm, tháng, có tính đến những mốc lịch sử lớn. Quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm 1976-1994, luận án tiến sĩ Lịch sử của tác giả Hoàng Thị Điều, (1999) [31]. Luận án đã đánh giá thực trạng việc thực hiện chiến lƣợc đại đoàn kết dân tộc của Đảng trong thời kỳ cả nƣớc quá độ lên CNXH, chỉ rõ những vấn đề bức xúc cần giải quyết; trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm bƣớc đầu nhằm gợi mở cho việc củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn cách mạng hiện nay, một yêu cầu và nhiệm vụ quan trọng đƣợc Đảng quan tâm; luận án đã nêu mối quan hệ giữa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và quá trình thực hiện chiến lƣợc đại đoàn kết dân tộc để tìm ra ƣu điểm, khuyết điểm, rút ra một số kinh nghiệm và phân tích, giải đáp những vấn đề còn chƣa sáng tỏ. Đề tài cấp bộ “Kế thừa và phát triển truyền thống đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay” (2004), Chủ nhiệm: TS Nguyễn Quốc Bảo, Viện Lịch sử Đảng, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [5]. Đề tài đã phân tích những cơ sở hình thành truyền thống đại đoàn kết dân tộc; nội dung và biểu hiện cụ thể; Vai trò của khối truyền thống đại đoàn kết trong tiến trình phát triển lịch sử dân tộc. Đề tài nêu và phân tích một 8 số định hƣớng, giải pháp cho việc kế thừa, phát triển truyền thống đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc đổi mới. Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam: Quá khứ và hiện tại của Trần Hậu [42] trên cơ sở phân tích về lịch sử và truyền thống của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam; những thành tựu, kinh nghiệm của Mặt trận; một số vấn đề cần nghiên cứu đổi mới hoạt động của MTTQ Việt Nam nhằm phát huy hơn nữa sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tăng cƣờng sự đồng thuận xã hội, góp phần đƣa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Các công trình trên viết về Mặt trận Dân tộc Thống nhất, trình bày lịch sử tổ chức bộ máy và hoạt động của Mặt trận. Ở những mức độ khác nhau, các công trình, báo cáo trên đã đề cập đƣợc vị trí, vai trò và hoạt động của Mặt trận Dân tộc Thống nhất trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc; trong đó làm sáng tỏ nội dung và phƣơng thức hoạt động của MTTQ Việt Nam, tiến trình đổi mới về nội dung và phƣơng thức hoạt động của MTTQ Việt Nam. Ở các công trình, các báo cáo, kỷ yếu nêu trên, những thành công cơ bản trong hoạt động của Mặt trận đƣợc nêu khá rõ nét; chƣa đề cập cụ thể hoặc có đề cập nhƣng còn mờ nhạt, chƣa đầy đủ về vai trò của Mặt trận Dân tộc Thống nhất trong thời kỳ đổi mới. 1.1.2. Nhóm các công trình về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và vai trò của MTTQ Việt Nam trong tình hình mới Các công trình về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và vai trò của MTTQ Việt Nam trong tình hình mới tiêu biểu nhƣ: Đại đoàn kết dân tộc phát huy nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước của Vũ Oanh [83] đã tập hợp nhiều bài của tác giả xoay quanh chủ đề: khơi dậy và phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trên cơ sở 9 củng cố khối liên minh giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức dƣới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng cuộc sống xã hội có văn hóa, đạo đức, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất [109]. Nhiều tác giả có bài tham luận đã khẳng định tƣ tƣởng đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất của Hồ Chí Minh là một tƣ tƣởng lớn, cơ bản và xuyên suốt của cuộc đời hoạt động cách mạng của Ngƣời, có tác dụng to lớn trong việc tập hợp sức mạnh của cả dân tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và xây dựng cuộc sống mới trên đất nƣớc ta; các bài viết cũng khẳng định vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc góp phần quan trọng thu đƣợc trong gần 10 năm đổi mới của đất nƣớc. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đ ng g p vào vào sự nghiệp tăng cường đoàn kết quốc tế vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đề tài KH.MT.02 do Trần Hậu, làm chủ nhiệm, 2004 [124] đã luận giải hệ thống những lý luận của hoạt động đối ngoại mang tính nhân dân, trong đó có hoạt động đoàn kết quốc tế của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; phân tích vai trò và thực trạng hoạt động quốc tế của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua các thời kỳ, rút ra những kinh nghiệm và những vấn đề cần nghiên cứu để tăng cƣờng vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động đoàn kết quốc tế; đồng thời, đề xuất những giải pháp để tăng cƣờng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đóng góp vào sự nghiệp quốc tế của nhân dân ta trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Hiền Oanh (2005) [84]. Tác giả nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn 10 về Mặt trận và công tác Mặt trận ở Việt Nam hiện nay, trong đó đi sâu nghiên cứu về vai trò của MTTQ Việt Nam đối với việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; phƣơng hƣớng, giải pháp để MTTQ Việt Nam phát huy đƣợc quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc. - Vai trò của MTTQ Việt Nam trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2005-2010 do Vũ Trọng Kim chủ nhiệm dự án, 2012 [150] là dự án điều tra cơ bản để nghiên cứu vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thiết thực vào việc tiếp tục mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta và phục vụ tổng kết việc thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn giai đoạn 2005 - 2010; xác định các yêu cầu khách quan, xây dựng hệ thống quan điểm lý luận, phƣơng hƣớng và giải pháp tiếp tục thực hiện tốt hơn vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp giải pháp tiếp tục thực hiện tốt hơn vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ở nƣớc ta. Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam của Nguyễn Thọ Ánh, 2012, [1] đã nêu rõ vị trí, vai trò và chức năng giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam đối với quá trình thực thi dân chủ; nêu rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra cũng nhƣ khẳng định hoạt động giám sát và phản biện của MTTQ Việt Nam là đòi hỏi cấp bách và tất yếu của việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 11 Đại đoàn kết dân tộc - động lực chủ yếu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [118] đã làm rõ quan điểm lớn của Đảng và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công tác Mặt trận, về phát huy truyền thống yêu nƣớc, xây dựng khối đại đoàn kết giữa các giai cấp, dân tộc, tôn giáo, các tầng lớp xã hội, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài; về chăm lo củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; những vấn đề liên quan đến chủ trƣơng, chính sách, pháp luật có tác động đến khối đại đoàn kết toàn dân; những vấn đề liên quan đến phát huy vai trò của hệ thống chính trị đối với tăng cƣờng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của MTTQ Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và việc phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng MTTQ Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh [129], các tác giả là các vị lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, MTTQ Việt Nam; các nhà khoa học, các chuyên gia đã tiếp tục khẳng định những nội dung cơ bản trong hệ thống tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nói chung và việc quán triệt, vận dụng và phát triển tƣ tƣởng của Ngƣời vào việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thấy rõ ƣu điểm, khắc phục những khuyết điểm và đƣa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò MTTQ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc. Phát huy truyền thống Mặt trận thống nhất Việt Nam nâng cao vai trò MTTQ Việt Nam trong thời kỳ mới [136] đây là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả khẳng định quá trình 75 năm qua, lịch sử vẻ vang và truyền thống của Mặt trận thống nhất Việt Nam luôn gắn với lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam; nhiều bài viết nêu ra phát huy truyền thống đó, làm thế nào để có thể phát huy vai trò, vị trí của Mặt trận trong đời sống xã hội, 12 làm sao để Mặt trận, những nghị quyết và chƣơng trình hành động của Mặt trận đƣợc xây dựng một cách thiết thực, phù hợp và đi vào cuộc sống. Mặt trận Dân tộc Thống nhất, những chặng đường vẻ vang [149]. Đây là cuốn sách gồm nhiều bài viết của các vị lão thành cách mạng, các vị nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, MTTQ Việt Nam, các chuyên gia nhà khoa học nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2010) đã nêu bật ý nghĩa to lớn của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất trong các giai đoạn cách mạng Việt Nam; phân tích về sự ra đời, quá trình phát triển và những đóng góp to lớn của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong 80 năm qua; những bài học lịch sử và kinh nghiệm; làm rõ vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị nƣớc ta; phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc hoạch định và thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, pháp luật nhằm tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động của MTTQ Việt Nam hiện nay. Cuốn sách “Thực hiện đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của các tác giả Nguyễn Viết Thảo và Dƣơng Trung Ý, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2014 [97]. Các tác giả nêu và phân tích cơ sở lý luận về thực hiện đại đoàn kết dân tộc, từ quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc về đại đoàn kết và thực hiện đại đoàn kết dân tộc; thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm và vấn đề đặt ra trong thực hiện đại đoàn kết dân tộc; những yếu tố tác động và quan điểm, giải pháp tăng cƣờng thực hiện đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 13 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng sự đồng thuận xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước, của tác giả Nguyễn Thị Lan [55]. Tác giả tập trung làm rõ vai trò của MTTQ Việt Nam trong xây dựng đồng thuận xã hội. Phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động của MTTQ Việt Nam trong việc xây dựng sự đồng thuận xã hội, làm rõ những hạn chế và nguyên nhân, đồng thời đề xuất một số giải pháp đổi mới tổ chức, hoạt động của MTTQ Việt Nam nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ xây dựng sự đồng thuận xã hội. Đề tài cấp bộ “Đồng thuận xã hội và đoàn kết dân tộc trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay” (2015), Chủ nhiệm: TS Nguyễn Dƣơng Hùng, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [51]. Đề tài nghiên cứu, làm rõ bản chất, nội dung, thực trạng, xu hƣớng biến đổi và những vấn đề đặt ra từ đồng thuận xã hội và đoàn kết dân tộc trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế ở Việt Nam; trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm góp phần xây dựng đồng thuận xã hội và đoàn kết dân tộc ở nƣớc ta trong thời gian tới. Đề tài đề cập đến vai trò của MTTQ Việt Nam đối với xây dựng đồng thuận xã hội và đại đoàn kết dân tộc trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. Bài viết về Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của tác giả Trần Hậu trong cuốn Việt Nam 20 năm đổi mới (2006) [158] đã nêu rõ trong thời kỳ mới, đổi mới và phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam là một giải pháp quan trọng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; muốn củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không thể không tăng cƣờng hoạt động của Mặt trận; để làm đƣợc sứ mệnh cao cả là tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, MTTQ Việt Nam cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trên nhiều phƣơng diện, cả về lý luận và thực tiễn, làm cho Mặt trận thực sự trở thành một số chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức và các cá nhân tiêu biểu của các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo và 14 ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, là cầu nối giữa Đảng và các tầng lớp nhân dân, thực hiện tốt chức năng đoàn kết, tập hợp, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới. Bài “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với công tác người Việt Nam ở nước ngoài” của tác giả Hoàng Hải [35]. Tác giả đã nói lên đƣợc cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài có khoảng 4 triệu ngƣời, cƣ trú tại hơn 70 quốc gia thuộc cả 5 châu lục. Cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài là một bộ phận dân cƣ của Việt Nam, có tiềm năng về tài chính, tri thức rất cần cho sự phát triển, đổi mới của đất nƣớc và hội nhập kinh tế thế giới. Chính sách của Nhà nƣớc Việt Nam về ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài đƣợc thể hiện trong nhiều văn bản, để thực hiện tốt vai trò của mình trong công tác vận động ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, MTTQ Việt Nam đã có nhiều hoạt động rất thiết thực, MTTQ Việt Nam còn tham gia cùng Nhà nƣớc xây dựng các văn bản pháp luật, làm cơ sở pháp lý thuận lợi cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài. MTTQ Việt Nam thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc và đại biểu dân cử liên quan đối với ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài để kiến nghị xử lý đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật. Bên cạnh việc phát huy Hội Liên lạc với ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, trên cơ sở Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá VII), Nghị quyết số 36NQ/TW, ngày 26-3-2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với ngƣời việt nam ở nƣớc ngoài và các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X và từ thực tiễn công tác ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài có thể xác định 4 phƣơng hƣớng chủ yếu. Bài “Công tác Mặt trận phải thực sự g p phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc” của Nguyễn Văn Thanh [95]. Tác giả nhấn mạnh: Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc, đại đoàn kết các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam không chỉ là phát huy truyền thống, 15 mà còn là một nhu cầu cháy bỏng nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đƣa đất nƣớc ta nhanh chóng tiến lên “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nghị quyết Đại hội X của Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lƣợc lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nƣớc ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc”. Với chức năng nhiệm vụ của mình, MTTQ Việt Nam đã tích cực tham gia thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, trong đó có chủ trƣơng, chính sách dân tộc và công tác dân tộc, góp phần quan trọng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc. MTTQ Việt Nam đã có 8 đóng góp quan trọng trong công tác dân tộc mà tác giả đã nêu lên. Bài “Mấy suy nghĩ về công tác dân tộc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” của Lù Văn Que [88]. Tác giả đã đƣa ra quan điểm công tác dân tộc là công việc của Đảng, Nhà nƣớc, của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và toàn thể cán bộ, đảng viên nói chung. Theo quy định của Luật MTTQ Việt Nam và Điều lệ của MTTQ Việt Nam thì MTTQ Việt Nam có vai trò to lớn trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cụ thể: MTTQ Việt Nam muốn tập hợp, xây dựng đƣợc khối đại đoàn kết toàn dân thật rộng rãi, thật vững chắc thì phải nắm đƣợc dân; vấn đề có ý nghĩa quyết định, là phải làm cho các dân tộc sống trên đất nƣớc Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ; vận động đồng bào các dân tộc tham gia các cuộc 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan