Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam trong hệ thống chính trị quận 7, thành phố...

Tài liệu Vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam trong hệ thống chính trị quận 7, thành phố hồ chí minh

.PDF
103
114
60

Mô tả:

MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................... 2 2.1. Các công trình nghiên cứu về công tác tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị nước ta .................................................. 3 2.2. Các công trình nghiên cứu về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ............. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài......................................................... 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................... 10 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 10 6. Đóng góp mới của luận văn ................................................................................. 11 7. Ý nghĩa của lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 11 8. Cấu trúc luận văn.................................................................................................. 11 Chương 1 CƠ SỞ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VỀ VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 1.1 Một số vấn đề lý luận chung về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .......... 13 1.1.1 Quá trình hình thành - phát triển và những chức năng cơ bản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .................................................................................................... 13 1.1.2 Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ................................................................................................... 19 1.2 Cơ sở pháp lý về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị của Việt Nam ....................................................................................................... 22 1.2.1 Quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các thành viên trong hệ thống chính trị ............................................................ 22 1.2.2 Quy định pháp luật về vị trí, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị tại Việt Nam ............................................................................... 27 1.2.3 Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị ở Việt Nam theo quy định của pháp luật...................................................................................... 29 Chương 2 VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Một số nét khái quát về tình hình kinh tế xã hội quận 7, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 33 2.1.1 Khái quát về kinh tế xã hội quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ........................ 33 2.1.2 Khái quát về cơ cấu tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh..................................................................................................... 35 2.2 Thực trạng vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với hệ thống chính trị Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh............................................................................ 38 2.2.1 Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh trong Chương trình, kế hoạch của cấp ủy và chính quyền địa phương ............................ 42 2.2.2 Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt nam quận 7 trong việc phối hợp chặt chẽ với các tổ chức ban ngành trên địa bàn quận xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. ............................................................................................................... 43 2.2.3 Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận 7 trong việc tổ chức nhân dân thực hiện quyền làm chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. ............................ 45 2.2.4 Vai trò của Mặt trận Tổ quốc quận 7 trong công tác giám sát và phản biện Xã hội, góp phần xây dựng sự đồng thuận xã hội ở địa phương. ............................ 50 2.3 Những kết quả đạt được và hạn chế của hoạt động Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị ở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ..................... 53 2.3.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân ....................................................... 53 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 59 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ QUẬN 7 3.1 Quan điểm chỉ đạo của cấp ủy đảng về việc nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị quận 7 giai đoạn hiện nay. ....................... 64 3.2. Giải pháp nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị quận 7 ......................................................................................................... 65 3.2.1. Nhóm giải pháp về đổi mới nhận thức về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị quận 7 ................................................. 66 3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách ........................................................... 67 3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Mặt trận Tổ quốc quận 7 đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới ........................................................ 69 3.2.4. Nhóm giải pháp đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận 7 ........................................................................................ 70 3.2.5. Đổi mới tổ chức của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong Quận 7 ...................................................................................................................... 72 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 78 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 81 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBCC : Cán bộ công chức CQ : Chính quyền HĐND : Hội đồng nhân dân HTCT : Hệ thống chính trị MT : Mặt trận MTTQ : Mặt trận Tổ quốc MTTQVN : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam MTTW : Mặt trận Trung ương Nxb : Nhà xuất bản QCDC : Quy chế dân chủ TNXH : Tệ nạn xã hội TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh UBMTTQVN : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 2.1 Các hình thức tuyền truyền về quy chế dân chủ do MTTQVN quận 7 thực hiện trong năm 2017 ........................................................................................ 40 Bảng 2.1 Các phong trào, cuộc vận động do MTTQVN Quận 7 phối hợp với các tổ chức khác thực hiện trong năm 2017 ............................................................ 41 Biểu đồ 2.2 Mức độ hài lòng của người dân về công tác bầu cử do MTTQVN quận 7 phối hợp tổ chức ......................................................................................... 44 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) do Đảng Cộng Sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, được thành lập ngày 18/11/1930. Trải qua các thời kỳ cách mạng với những tên gọi khác nhau, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, có những đóng góp to lớn vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc và cùng Đảng, Nhà nước hợp thành những trụ cột cơ bản trong hệ thống chính trị nước ta. Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay, tổ chức và hoạt động của MTTQVN là phương thức độc đáo của cách mạng nước ta để tập hợp, đoàn kết mọi lực lượng trong xã hội phục vụ các nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng, đã và đang góp phần to lớn vào chiến thắng chung của dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã thực hiện xong, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, với những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội chuyển sang ở tầm mức, yêu cầu cao hơn thì vai trò, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam lại càng cao hơn, mới hơn. Đó là tập hợp sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo thành lực lượng thống nhất xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, chống mọi âm mưu chống phá của kẻ thù góp phần xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, MTTQ còn có chức năng giám sát và phản biện xã hội đối với Đảng và Nhà nước, góp phần làm hạn chế những nhược điểm do chế độ một đảng đem lại, làm mạnh tổ chức Đảng và Nhà nước. Do vậy, thực tiễn và lý luận đều khẳng định vai trò đó vẫn còn có ý nghĩa hết sức cần thiết trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, nó gắn liền với nền dân chủ ngày càng phát triển, với nền kinh tế nhiều thành phần, với nền văn hoá phát huy những giá trị nhân văn cao quý của dân tộc và nhân loại. Chính vì vậy, Đảng ta đã xác định MTTQVN và các đoàn thể nhân dân ở nước ta bao gồm rộng rãi các giai cấp, các tầng lớp tạo thành cơ sở chính trị, chỗ dựa vững chắc của Nhà nước. Hiến pháp sửa đổi năm 2013 nêu rõ: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [8]. Hiến định này cho thấy MTTQVN là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống chính trị nước ta. Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh là quận có quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và mạnh, đang được chính quyền thành phố chú trọng xây dựng và phát triển. Tuy nhiên, một nét đặc thù của quận là tăng trưởng dân số nhanh, chủ yếu là dân nhập cư. Thực tế này đã làm cho công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi tổ chức và hoạt động của tổ chức MTTQVN quận 7 phải vững mạnh, hiệu quả, gần dân, sát dân, hiểu dân để tăng cường xây dựng sự đoàn kết trong nhân dân. Trong thời gian qua, mặc dù đã cố gắng để thực hiện tốt vai trò của mình nhưng công tác của MTTQ quận 7 vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết vai trò trò của tổ chức trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc cũng như xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Việc nghiên cứu, phân tích để tìm ra những nguyên nhân của mặt mạnh và mặt còn yếu kém, đồng thời đề xuất những biện pháp nhằm tháo gỡ, để tăng cường hơn nữa vai trò của MTTQVN trong hệ thống chính trị quận 7 đáp ứng được với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hiện nay là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị quận 7, thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Chính trị học của mình. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đề cập vai trò của MTTQVN trong hệ thống chính trị hiện nay đang là một vấn đề lớn, được đặt ra do yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của địa phương quận 7. Trong những năm qua, đã có rất nhiều công trình, đề tài nghiên cứu có liên quan đến vai trò, tổ chức hoạt động của MTTQVN trong hệ thống chính trị nhằm đánh giá thực trạng, phân tích các nguyên nhân và đề xuất giải pháp. Việc tổng quan các công trình nghiên cứu giúp tác giả hiểu rõ hơn những vấn đề gì đã và đang được nghiên cứu? tác giả kế thừa, học hỏi được gì về nội dung và phương pháp và đề tài này sẽ lấp khoảng trống nào từ những kết quả nghiên cứu đó. 2.1. Các công trình nghiên cứu về công tác tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Cho đến nay, các công trình lớn, tiêu biểu viết về tổ chức, hoạt động của MTTQVN trong tình hình mới nói chung và MTTQVN trong việc tham gia xây dựng chính quyền nhân dân nói riêng có thể liệt kê tới những công trình sau: Đầu tiên là tác phẩm Lịch sử Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, quyển III (1975-2004) (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007). Đây là tác phẩm có giá trị lý luận và thực tiễn rất lớn về lịch sử Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. Trải qua 85 năm với nhiều hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam đều đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của mỗi thời kỳ và có những cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng nước nhà, tập hợp mọi tầng lớp xã hội trong và ngoài nước thành một lực lượng hùng mạnh, góp phần đánh đuổi bọn thực dân, đế quốc, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc Việt Nam. Kỷ yếu Phát huy sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học-thực tiễn, Hà Nội, 2005) tập hợp rất nhiều bài viết có giá trị của các tác giả. Nội dung chính của cuốn Kỷ yếu đã làm rõ khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được mở rộng, củng cố và tăng cường trong bối cảnh đất nước có nhiều khó khăn, thách thức. MTTQVN và các đoàn thể nhân dân đã đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động, phát huy ngày càng tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; cùng Đảng, Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tham gia xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội; thường xuyên tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước góp phần vào những thành tựu chung của đất nước. Cùng chủ đề này, đáng chú ý có tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận Dân tộc thống nhất của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996). Cuốn sách đã dựa trên cơ sở phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc: mục tiêu, vai trò, động lực, cơ sở xã hội, yêu cầu, hình thức thể hiện của đại đoàn kết dân tộc qua các thời kỳ cách mạng, làm rõ sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta đối với tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh thông qua đổi mới nhận thức về sự thống nhất giữa các loại lợi ích như là cơ sở cho đại đoàn kết dân tộc trong điều kiện mới. Qua đó, nội dung tác phẩm nhấn mạnh phân tích mục tiêu, yêu cầu, phương hướng và giải pháp củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận Dân tộc thống nhất trong sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay. Tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn công tác Mặt trận của tác giả Vũ Trọng Kim (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2009) cũng là một tài liệu hữu ích cho tác giả khi tìm hiểu về những vấn đề lý luận về công tác Mặt trận; Nghiên cứu chủ trương, đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận Dân tộc thống nhất. Đề tài khoa học cấp bộ Những căn cứ lý luận và thực tiễn sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Giáo sư Lưu Văn Đạt làm chủ nhiệm đề tài, Hà Nội, 7/2009 là một công trình nghiên cứu được giới chuyên môn đánh giá cao về giá trị khoa học của đề tài. Những nội dung mà tác giả quan tâm nhất tập trung những quy định đã tạo cơ sở pháp lý để Mặt trận hoạt động trong suốt những năm qua. Tuy nhiên, có nhiều nội dung về Mặt trận còn chưa được thể hiện rõ và đầy đủ (như chưa bóc tách giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội gây hiểu lẫn lộn vị trí, chức năng của các tổ chức này; quy định gộp “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân” là không chuẩn xác vì chỉ có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nói chung) mới là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, còn các tổ chức thành viên khác thì không phải tất cả đều là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; chưa quy định vai trò tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận mà chỉ quy định vai trò xây dựng chính quyền nhân dân…). Hơn nữa, trong thời kỳ mới của đất nước Mặt trận Tổ quốc có thêm nhiều chức năng nhiệm vụ mới cần được quy định như vai trò“đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [9, 46]. Trong khi đó, việc quy định về các tổ chức chính trị - xã hội trong Hiến pháp chỉ có quy định về Công đoàn (Điều 10); chưa có quy định riêng về các tổ chức xã hội khác mà chỉ được xác định “ẩn” trong quy định về Mặt trận Tổ quốc (các thành viên khác) và trong pháp luật về các tổ chức đó (ví như Nghị định về Hội là chưa phù hợp). 2.2. Các công trình nghiên cứu về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị nước ta Tác giả Phan Xuân Sơn (chủ biên) với tác phẩm Vai trò của các đoàn thể nhân dân trong việc đảm bảo dân chủ ở cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 đã trình bày tương đối hệ thống quá trình hình thành, phát triển, nội dung, phương thức hoạt động của các đoàn thể nhân dân nhằm thực hiện chức năng chính trị là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; bảo vệ lợi ích và thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, đặc biệt là việc bảo đảm dân chủ ở cấp xã trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Bên cạnh khẳng định những thành tựu, cuốn sách cũng chỉ ra những vấn đề bức xúc, yếu kém trong hoạt động của các đoàn thể nhân dân theo hướng hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta. Đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn to lớn, có tính thời sự cấp bách. Tác giả Nguyễn Đức Bình, chủ nhiệm chương trình KX. 05.10 với tên đề tài Vị trí và tính chất hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò của Mặt trận và cơ chế chính trị về quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận, đó là, khẳng định vị trí, vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân ngày càng quan trọng, càng được mở rộng với nền dân chủ ngày càng phát triển, với nền kinh tế nhiều thành phần, với nền văn hoá phát huy những giá trị nhân văn cao quí của dân tộc và nhân loại. “Nhà nước phải dựa vào MTTQ và các đoàn thể nhân dân, tôn trọng và tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp hoặc thông qua Mặt trận, đoàn thể của mình tham gia xây dựng, quản lý, giám sát và bảo vệ Nhà nước. Cải cách bộ máy nhà nước còn bao hàm một nội dung quan trọng là tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước với Mặt trận và các đoàn thể nhân dân” [11, 62]. Nhà nước phải dựa vào Mặt trận và các đoàn thể. Đó cũng chính là sức mạnh của chính bản thân Nhà nước để phát huy quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của nhân dân. Tác giả Đặng Đình Tân dành nhiều tâm huyết với đề tài Nhân dân lao động thực thi quyền lực chính trị thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức công đoàn trong hệ thống chính trị Việt Nam từ 1945 đến nay. Nội dung đề tài đã nhấn mạnh trải qua 87 năm xây dựng và phát triển, MTTQVN luôn là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính trị của nước ta, có vai trò phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân tộc, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của nhân dân. Tổ chức và hoạt động của Mặt trận chính là một trong những phương thức thực thi quyền lực chính trị - xã hội của nhân dân lao động, là một kênh quan trọng trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đề tài Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh của tác giả Nguyễn Văn Pha cũng là một nguồn tài liệu hữu ích cho tác giả. Kết quả nghiên cứu đề tài khẳng định vai trò giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN. Tác giả đề tài cũng chỉ ra những hạn chế trong công tác giám sát và phản biện xã hội như: “nhiều nơi lúng túng trong lựa chọn nội dung giám sát và phản biện xã hội; chưa đưa ra được tiêu chí để lựa chọn nội dung phù hợp; kết quả giám sát và phản biện xã hội chưa đều, phản biện còn ít; một số nơi làm hình thức, thụ động; còn biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm; kỹ năng, năng lực trình độ cán bộ còn hạn chế; việc theo dõi thực hiện sau giám sát và phản biện nhiều nơi làm chưa tốt” [22, 39]. Những hạn chế này do phạm vi giám sát và phản biện xã hội rộng, yêu cầu cao trong khi nguồn lực con người và điều kiện vật chất của MTTQ Việt Nam có hạn; nhận thức của cán bộ Mặt trận và đối tượng được giám sát, của cấp ủy, chính quyền còn nhiều biểu hiện chưa đúng, chưa đầy đủ về nhiệm vụ này. Đề tài khoa học cấp bộ Phát huy vai trò của MTTQ trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được triển khai dưới dạng đề án để đáp ứng nhu cầu chỉ đạo thực tiễn của MTTQVN và hướng dẫn công tác hàng ngày của MTTQ cơ sở trong việc tham gia thực hiện quy chế trên cơ sở kết quả tổng kết 3 năm việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC). Đề tài này đã bước đầu giải quyết những vấn đề sau: quan điểm của Đảng ta đối với việc MTTQ tham gia thực hiện QCDC, thực trạng 3 năm MTTQ tham gia thực hiện quy chế và một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò của MTTQ trong việc thực hiện QCDC. Hai tác giả Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên) cuốn sách có tựa đề Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007. Trong cuốn sách, các tác giả đã phân tích khá sâu sắc cơ sở lý luận và thực tiễn để làm rõ những quan niệm về các tổ chức chính trị - xã hội, điều kiện ra đời, vị trí, vai trò, đặc điểm, chức năng, phương thức tổ chức, hoạt động và những ảnh hưởng của nó trong xã hội. Qua đó, khẳng định tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trò của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, cũng như việc đổi mới tư duy về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Đặc biệt, các tác giả đề cập đến thực trạng tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ khi thành lập đến nay và khẳng định hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua các phong trào, các cuộc vận động từ cơ sở đã góp phần tích cực vào việc huy động sức mạnh của toàn dân tộc, khơi dậy được tiềm năng sáng tạo trong các tầng lớp nhân dân, mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội trong những năm đổi mới vừa qua. Các tác giả đã luận chứng vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhưng chưa khảo sát nghiên cứu sâu như là một công trình chuyên biệt về chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay của Nguyễn Thị Hiền Oanh, 2005 đã nhấn mạnh đến vai trò làm chủ của nhân dân thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, những tổ chức đại diện cho lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động. Tuy luận án không nghiên cứu chức năng phản biện xã hội nhưng đã bước đầu đề cập đến vấn đề này như là một yếu tố cấu thành phương thức thực thi quyền làm chủ của nhân dân thông qua MTTQVN. Luận án Tiến sỹ năm 2008, Nguyễn Thị Lan lựa chọn vấn đề Mặt trận Tổ quốc với việc xây dựng sự đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay để bàn luận và làm rõ hơn vai trò của MTTQVN trong việc xây dựng sự đồng thuận trong xã hội. Luận án đã khẳng định, đồng thuận xã hội là nhân tố quan trọng để phát huy sức mạnh toàn dân tộc nhằm phát triển đất nước. Luận án cũng đã làm rõ, trong thời gian tới, để khẳng định vai trò của mình trong quá trình xây dựng sự đồng thuận xã hội, Mặt trận cần có sự đổi mới về nhận thức, về tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động và nội dung hoạt động. Để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng sự đồng thuận xã hội, Mặt trận cần có đội ngũ cán bộ có tâm huyết, trí tuệ, năng lực. Đội ngũ này sẽ là những người nòng cốt lôi cuốn quần chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ. Ngoài những điều kiện đó, Mặt trận phải được tự chủ về nguồn tài chính chứ không phải lệ thuộc vào ngân sách Nhà nước như hiện nay. Luận văn Thạc sỹ năm 2007 của Vũ Thị Thu Hà với tựa đề Vai trò của MTTQ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay đã đề cập, làm rõ vai trò của Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng Nhà nước với các hoạt động cụ thể như : Tham gia xây dựng pháp luật, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và vận động nhân dân thực hiện pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân thực hiện giám sát, phản biện xã hội.. Với giới hạn nghiên cứu về vai trò của MTTQVN thành phố Đà Nẵng, tác giả Đỗ Thành Nhân đã chọn tên đề tài cho Luận văn Thạc sỹ năm 2013 Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Đà Nẵng trong việc thực hiện Pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Những cố gắng của tác giả đã khẳng định vai trò của MTTQVN trong việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cụ thể là ở cấp xã, phường, thị trấn ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua được thể hiện ở những mặt thành tựu cũng như những hạn chế nhất định. Tác giả cũng đề xuất những giải pháp đặc trưng trong điều kiện tình hình chính trị, xã hội thành phố Đà Nẵng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQVN trong thời gian tới. Ngoài ra, trên các tạp chí khoa học, các tác giả cũng dành nhiều tâm huyết, chuyên môn để nghiên cứu về vai trò của MTTQVN tham gia xây dựng chính quyền nhân dân, xây dựng phong trào nông thôn mới, v.v… Tác giả xin liệt kê các bài viết tiêu biểu như: Mặt trận với việc bảo tồn và phát triển làng nghề góp phần tăng cường đoàn kết xây dựng nông thôn mới, Vũ Quốc Tuấn, Tạp chí Mặt trận số 77. Hội nông dân Việt Nam phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư nông thôn, Nguyễn Thị Vân Anh, Tạp chí Mặt trận số 77. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với phong trào thi đua "cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", Vũ Trọng Kim, Tạp chí Mặt trận số 93. Mặt trận các cấp ở Hà Tĩnh với việc xây dựng nông thôn mới, Bùi Nhân Sâm và Lê Thanh Nghị, Tạp chí Mặt trận số 105. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình, Nguyễn Hồng Chương, Tạp chí Mặt trận số 107. Vai trò Mặt trận và các đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Vũ Quang, Bùi Nhân Sâm và Lê Thanh Nghị, Tạp chí Mặt trận số 109. Có thể nói, những công trình nghiên cứu trên đã trình bày một cách hệ thống các vấn đề đặt ra những vấn đề rất cơ bản cả về lý luận lẫn thực tiễn, đề ra những phương hướng và giải pháp để phát huy vai trò của MTTQVN trong hệ thống chính trị nước ta. Các công trình này đã góp phần làm rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của MTTQVN trong từng giai đoạn cách mạng. Từ các tổng hợp và phân tích trên cho thấy khoảng trống trong các công trình nghiên cứu tập trung ở sự thiếu vắng một nghiên cứu có tính hệ thống và chuyên sâu, toàn diện về vai trò, nhiệm vụ của MTTQVN gắn với những vấn đề thực tiễn của Hệ thống chính trị ở cấp quận, huyện hiện nay. Trên tinh thần học hỏi, kế thừa phương pháp nghiên cứu, tham khảo kết quả thực nghiệm từ các nghiên cứu trước, tác giả luận văn mong muốn những nội dung của đề tài này sẽ đánh giá khách quan thực trạng và đề xuất những giải pháp mang tính khả thi góp phần nâng cao vai trò của MTTQVN trong hệ thống chính trị tại quận 7, TPHCM hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về vai trò của MTTQVN trong hệ thống chính trị nước ta, luận văn làm rõ thực trạng và đề xuất một số quan điểm chỉ đạo của cấp ủy đảng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQVN ở quận 7 trong thời gian tới, góp phần làm rõ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp địa phương hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Khái quát quá trình hình thành – phát triển, vai trò của MTTQVN trong HTCT nước ta trong các giai đoạn cách mạng và hiện nay. - Phân tích, đánh giá thực trạng về vai trò của MTTQVN trong hệ thống chính trị quận 7, TPHCM thời gian qua: những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. - Đề xuất quan điểm chỉ đạo của cấp ủy đảng Quận 7 và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường vai trò của MTTQVN trong hệ thống chính trị quận 7, TPHCM trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị của quận 7, TPHCM, tập trung nghiên cứu vai trò và nhiệm vụ của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong Quận 7. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Hệ thống chính trị quận 7, TPHCM - Thời gian và các số liệu sử dụng khảo sát, điều tra tính trong giai đoạn từ 2010 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ trương, chương trình hành động của MTTQVN về đại đoàn kết dân tộc, về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Đặc biệt, Luận văn nhấn mạnh sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được các yêu cầu đặt ra đối với Luận văn, việc nghiên cứu đề tài được tiến hành dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, luật học, phân tích - tổng hợp, logic - lịch sử, so sánh. Một số phương pháp chuyên ngành như mô hình hóa, khảo sát, phân tích, tổng hợp dựa vào thông số từ nghiên cứu thực tiễn ở cơ sở để xây dựng những luận cứ đánh giá khách quan thực trạng và đề xuất những giải pháp có cơ sở khoa học, sát với thực tiễn. 6. Đóng góp mới của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu tâm huyết của tác giả với hy vọng nghiên cứu một cách tương đối hệ thống, chuyên sâu về vai trò của MTTQVN trong hệ thống chính trị nói chung và ở quận 7, TPHCM nói riêng, góp phần làm rõ tầm quan trọng về vai trò của MTTQVN ở cấp địa phương. 7. Ý nghĩa của lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: Luận văn làm rõ vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị ở địa phương (cấp quận, huyện) trên cơ sở quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về MTTQVN. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc phát triển, hoàn thiện các căn cứ khoa học và thực tiễn để hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về vai trò của MTTQVN trong hệ thống chính trị (HTCT) nói chung, MTTQVN ở cấp quận, huyện nói riêng, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Về mặt thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp các tổ chức, cán bộ trong HTCT ở quận 7 nghiên cứu, vận dụng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQVN. Đồng thời đây cũng là tài liệu để tham khảo phục vụ cho việc hoạch định chính sách, chỉ đạo hoạt động của MTTQVN và các đoàn thể trong HTCT ở các địa phương. Luận văn này có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, nghiên cứu ở trường Đảng, trường Luật, trường Hành chính. Những kết quả nghiên cứu của Luận văn cũng có thể là những hướng gợi mở phục vụ các cuộc trao đổi, thảo luận theo chủ đề hoặc đề xuất các hướng nghiên cứu khác sâu hơn của các tác giả có quan tâm đến chủ đề nghiên cứu này. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn có kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1 CƠ SỞ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VỀ VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 1.1 Một số vấn đề lý luận chung về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 1.1.1 Quá trình hình thành - phát triển và những chức năng cơ bản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã chủ trương đoàn kết mọi lực lượng dân tộc và dân chủ trong một mặt trận thống nhất để cùng nhau chống kẻ thù chung vì độc lập tự do của Tổ quốc. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - một hình thức tổ chức, hiện thân của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, là tổ chức liên minh chính trị rộng lớn, một bộ phận của HTCT nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập và lãnh đạo. Từ khi ra đời đến nay, tổ chức MTTQVN đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một trong những nhân tố làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. MTTQVN đã trải qua nhiều thời kỳ với nhiều tên gọi khác nhau cho phù hợp với nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng, nhưng mục tiêu của MTTQVN là nơi tập hợp các giai tầng trong xã hội đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, xây dựng khối đại đoàn toàn dân tộc phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là không thay đổi. Quá trình hình thành và phát triển của MTTQVN qua các giai đoạn lịch sử được tổng hợp như sau: - Ngày 18/11/1930, Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương - Hội Phản đế đồng minh hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất được thành lập trên cơ sở quan điểm của Đảng: giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì cuộc cách mạng đó cũng khó thành công. Về nguyên tắc, Hội Phản đế đảm bảo tính chất công nông song đồng thời phải mở rộng tới các thành phần trong dân tộc để Mặt trận thật sự là nơi tập hợp sức mạnh của toàn dân. Vì vậy, Hội Phản đế Đồng minh“hấp thụ các tầng lớp trí thức dân tộc, tư sản dân tộc, họ ở tầng lớp trên hay ở tầng lớp giữa cũng vậy và cho tới cả những người địa chủ, có đầu ốc oán ghét đế quốc Pháp, mong muốn độc lập quốc gia, để đưa tất cả tầng lớp và cá nhân đó vào trong hàng ngũ chống đế quốc Pháp... ” [40, tr.42]. - Tháng 3 năm 1935, Đại hội Đảng Cộng sản Đông dương lần thứ nhất đã thông qua nghị quyết về công tác Phản đế liên minh, quyết định thành lập và thông qua điều lệ của tổ chức nhằm tập hợp tất cả các lực lượng phản đế toàn Đông dương. Điều lệ của Phản đế liên minh rộng và linh hoạt hơn Điều lệ Hội phản đế đồng minh: Bất kỳ người hoặc đoàn thể nào thừa nhận nghị quyết, Điều lệ và thường xuyên nộp hội phí thì được thừa nhận là hội viên. - Ngày 30/10/1936, chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân Phản đế được phổ biến qua tài liệu chung quanh vấn đề chính sách mới để khắc phục những sai lầm trong nhận thức và hành động trong quá trình thực hiện liên minh thời kỳ trước. Việc tập hợp lực lượng trong Mặt trận được công khai qua bức thư ngỏ của Đảng Cộng sản Đông Dương gửi cho Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp bày tỏ sự đồng minh với nhân dân Pháp, kêu gọi ban hành một số quyền tự do dân chủ cơ bản cho nhân dân Đông Dương và hô hào "tất cả các đảng phái chính trị, tất cả các tầng lớp nhân dân Đông Dương tham gia Mặt trận nhân dân Đông Dương". Tháng 6 năm 1938, Đảng ta với chủ trương việc lập Mặt trân Dân chủ Đông Dương phải rộng rãi, bao hàm được đại đa số nhân dân (cả người bản xứ và người Pháp), chung quanh một bản chương trình hành động tối thiểu. Đảng ta chủ trương cần cổ động các đảng phái công khai (như Đảng Lập hiến, Đảng Dân chủ), các đoàn thể công khai (Lương Hữu, Ái Hữu, Liên đoàn báo giới) của dân chúng, v.v… để đoàn kết những lực lượng dân chủ lại, quy tụ vì mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc. Đảng đề ra chủ trương: không chủ trương đánh đổ một giai cấp hay một đảng phái nào của người bản xứ, có như vậy mới có thể đoàn kết được lực lượng rộng rãi. Trong Mặt trận, Đảng phải tôn trọng và khuyến khích mọi sáng kiến của các hạn đồng minh. Đảng Cộng sản chủ trương: hoạt động của Mặt trận không nên bó hẹp trong quần chúng công nông mà phải tranh thủ cả những phần tử tiến bộ ở Đông Dương như người nước ngoài, giai cấp tư sản dân tộc, v.v… giữ họ trong Mặt trận và thúc đẩy họ hành động, khi cần thiết cô lập họ về chính trị nhưng tránh để họ đứng ngoài Mặt trận; Đảng phải tỏ ra là bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Địa vị lãnh đạo của Đảng giành được phải bằng chính năng lực của Đảng thể hiện trong thực tế đấu tranh hàng ngày. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động, việc tập hợp lực lượng mới chủ yếu ở công nhân, nông dân mà thiếu chiến sỹ hoạt động ở trong giới trí thức. Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động của Mặt trận dân chủ trong việc góp phấn đấu tranh chống Thực dân Pháp có phần còn hạn chế. Đó chính là lý do để Đảng ta tiếp tục nghiên cứu đổi tên cũng như sửa đổi tiêu chí hoạt động của tổ chức này. - Tháng 11/1939, để tập trung lực lượng đánh đổ đế quốc, Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, tạm thay khẩu hiệu lập chính quyền Xô Viết công nông binh bằng khẩu hiệu chính quyền cộng hoà dân chủ và Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương ra đời nhằm tập trung hết thảy những lực lượng phản đế ở Đông Dương, không phân biệt đảng phái, giai cấp dân tộc, tôn giáo. Dùng hết thảy những lực lượng ấy, dù nhỏ, dù yếu, liên hiệp các lực lượng ấy lại thành Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế, cùng Đảng tổ chức nhân dân tiến lên võ trang bạo động. Mặt trận phải trực tiếp võ trang cho dân chúng, cùng Đảng tổ chức nhân dân tiến hành cách mạng, trực tiếp tham gia điều khiển bạo động. Như vậy, từ sự chỉ đạo chuyển hướng chiến lược về hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng, Đảng đã quyết định chuyển hướng về nội dung và hình thức tổ chức, hoạt động của Mặt trận. Cũng chính trong thời gian này, Đảng đã ra nghị quyết nêu rõ: Giai cấp công nhân vô sản phải lãnh đạo được cách mạng và lãnh đạo được Mặt trận, nếu giai cấp vô sản không cầm được quyền lãnh đạo trong Mặt trận, lực lượng chỉ huy của Mặt trận yếu thì cách mạng dân quyền tư sản không thể giải quyết được nhiệm vụ theo phương pháp vô sản. - Đến tháng 5/1941, tại Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương, Đảng xác định nhiệm vụ cách mạng hiện tại là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Phải đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết, do vậy phải liên hiệp sức mạnh của toàn dân, thống
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan